Kể chuyện về kim loại - Au - "Vua của các kim loại" - kim loại của các vua
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
168


Kể chuyện về kim loại


Au - "Vua của các kim loại" - kim loại của các vua


Vàng! … Trong lịch sử hàng ngàn năm của loài người, chưa từng có một kim loại nào khác lại đóng vai trò tàn ác đến thế. Để giành giật quyền chiếm hữu vàng mà nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu đã diễn ra, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc đã bị tiêu diệt, biết bao hành vi tội ác đã được thực hiện. Kim loại có màu vàng đẹp đẽ này đã gieo rắc cho con người biết bao nỗi đau khổ, đắng cay …

Có lẽ vua Miđat của xứ Phrygia là người đầu tiên phải chịu đựng những nỗi phiền muộn và lo âu do vàng đem lại. Một huyền thoại cổ Hy Lạp đã kể về điều đó.

Một hôm, con trai của thần Zơt là Đionit – vị thần của rượu vàng và hoan lạc, cùng đông đảo thuộc hạ của mình dạo chơi trên đất Phrygia tuyệt đẹp. Đoàn người huyên náo cứ đi, dần dần để rơi lại cụ Silen say mèm – đó là vị gia sư đáng yêu của thần Đionit. Những người nông dân Phrygia thấy vậy liền lấy dây đeo đầy hoa buộc cụ lại rồi dẫn đến cho vua Miđat. Nhà vua nhận ra ngay ông cụ silen hiền hậu đang say, đã đón tiếp cụ trong cung điện và mở tiệc khoản đãi để tỏ lòng tôn kính vị khách quý. Đến ngày thứ mười, Miđat thân hành dẫn cụ Silen về với Đionit. Vị thần này rất mừng rỡ và hứa sẽ thực hiện mọi mong ước của vua Miđat.

Vua xứ Phrygia sung sướng kêu lên : “ Hỡi thần Đionit vĩ đại, ngài hãy phán truyền những gì tôi chạm đến đều hoá thành vàng lấp lánh”. Ước mong “bình dị” này đã được thực hiện, và Miđat hớn hở trở về cung. Dọc đường, ông ta bẻ một cành sồi xanh, lập tức nó biến thành vàng; nhà vua chạm tay vào những bông lúa trên đồng ruộng, tức thì, những hạt lúa liền biến thành những hạt vàng; ông ta hái một quả táo, lập tức, nó toả ánh vàng sáng chói; ông ta định rửa tay thì nước trong lòng bàn tay chảy ra thành những tia vàng. Miđat vui mừng khôn xiết. Nhưng khi nhà vua ngồi vào bàn ăn thì chợt hiểu rằng, mình đã cầu xin Đionit một món quà thật khủng khiếp. Cứ mỗi lần đụng đến là tất cả mọi thứ – cả bánh mì, rượu nho, thức ăn – đều biến thành vàng. Đang bị cái chết vì đói và khát đe doạ, nhà vua hoảng sợ và đành phải chắp tay lên trời và kêu nài: “Hãy động lòng thương, hỡi thần Đionit! Hãy tha thứ cho tôi, cầu xin ngài thương tình. Xin ngài hay thu hồi món quà này!”. Theo lệnh Đionit, Miđat đã đến sông Pacton. Nước sạch đã rửa hết món quà mà lão ta không xơi nổi.

Nếu vua xứ Phrygia đã đảm nhận vai trò không lấy gì làm vinh hạnh là mở đầu danh sách những nạn nhân của sự sùng bái vàng, thì ở thời đại của chúng ta cũng có một bà nào đó tuổi tác đã cao, đúng là dùng răng vạch tên mình vào cuốn sách này. Sự thể như sau.

Tại một khách sạn sang trọng nhất của Nhật Bản, một công ty kinh doanh du lịch đã đặt một bồn tắm bằng vàng nguyên chất. Mặc dầu giá đắt ghê người, song vẫn rất nhiều kẻ muốn tắm trong cái bồn đó. Thu nhập của công ty này tăng lên vùt vụt. Nhưng những lo lắng mỗi ngày một tăng. Thậm chí phải thuê cả một đội thám tử, vì một số khách khi đi vào phòng tắm đã đem theo những cái đục dấu kín trong khăn mặt và cố gắng đục đẽo dù chỉ lấy một ít vàng thôi “để kỉ niệm”. Những vệ binh cảnh giác đã không để cho các nhà sưu tập “vật lưu niệm” mang theo bất cứ vật dụng gì. Bây giờ, khách hàng đành phải trông cậy vào bản thân mình mà thôi. Thế là chính cái bà mà chúng ta vừa nói đến ấy đã quyết định … dùng răng gặm mép bồn tắm bằng vàng khi thời gian tắm của bà ta sắp hết. Nhưng quả hồ đào không dễ mà nhá được, chỉ mấy ngày sau, bà ta đành phải đi tậu một hàm răng giả.

Người ta đồn rằng, hình như công ty này đang phấn chấn vì sự phát đạt nên không muốn dừng lại ở mức đã đạt được, và còn định đặt những cái chậu hố xí bằng vàng trong hố xí các khách sạn sang trọng nhất của mình.

Ý định đó tự nó không có gì là mới. Ngay từ năm 1921, để diễn đạt một cách cường điệu sự khinh bỉ của mình đối với thần tượng màu vàng, V. I. Lênin đã viết : “Sau khi chúng ta chiến thắng trên quy mô thế giới, tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ làm các hố xí công cộng bằng vàng trên các đường phố của một số thành phố lớn nhất trên thế giới”. Và Người còn nói thêm: “Còn bây giờ, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô – viết liên bang Nga, cần phải giữ vàng, bán nó thật đắt và dùng nó để mua hàng hoá thật rẻ”.

Lịch sử của vàng đó là lịch sử của nền văn minh. Những hạt vàng đầu tiên đã lọt vào tay người từ vài ngàn năm nay, và ngay từ lúc bấy giờ, nó đã được đặt vào hàng kim loại quý. Ai Cập được coi là nước giàu vàng nhất trong thế giới cổ đại. Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuộc khai quật các lăng mộ của giới quyền quý Ai Cập, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ trang sức và những đồ dùng khác bằng vàng. Một trong những người tham gia cuộc xâm nhập đầu tiên vào ngôi mộ của một faraon mà chưa ai biết tên, được tìm thấy hồi năm 1907 ở “Thung lũng của vua chúa” gần Thebes ở tả ngạn sông Nin đã viết : “Tia sáng đầu tiên vừa mới rọi vào, ánh vàng đã sáng ngời lên khắp mọi chỗ … Vàng trên sàn nhà, vàng trên các bức tường, vàng ở đằng kia, ở góc xa nhất, nơi có chiếc quan tài đặt cạnh bức tượng. Vàng sáng ngời rực rỡ như vừa mới ra khỏi bàn tay của những người thợ vàng lành nghề …”.

Mười lăm năm sau cũng tại đây, nhà khảo cổ học người Anh Hovar Catơ (Howard Carter) đã phát hiện được ngôi mộ của faraon Tutankhamen từng trị vì hồi thế kỷ XIV trước công nguyên. Những tác phẩm vô giá của nghệ thuật cổ đại đã được bảo tồn hàng ngàn năm ở đây, trong số đó có nhiều thứ bằng vàng nguyên chất. Xác ướp của vị faraon trẻ tuổi yên nghỉ trong chiếc quan tài bằng vàng nặng 110 kilôgam. Chiếc mặt nạ của Tutankhamen đẹp cực kỳ, nó được làm bằng vàng và các thứ ngọc đủ mọi màu sắc, chạm trổ rất khéo.

Nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong vô vàn của cải từng bao quanh vị vua thời cổ này khi còn sống được đem theo xuống mồ và nhà mồ. Chẳng hạn, theo truyền thuyết, muốn được thần linh phù hộ, nữ hoàng Semiramit xứ Assyria đã đúc những bức tượng thần khổng lồ bằng vàng nguyên chất. Một bức tượng như vậy cao 12 mét, cân nặng một ngàn talant Babilon (khoảng 30 tấn). Bức tượng nữ thần Rea còn đồ sộ hơn nhiều: để làm bức tượng này, phải tốn tám ngàn talant vàng nguyên chất (ngót 250 tấn). Tượng nữ thần ngự toạ trên ngai vàng, hai con sư tử lớn bằng vàng làm “vệ sĩ” đứng hai bên.

Những đồng tiền vàng đầu tiên đã xuất hiện khoảng hai ngàn năm trăm năm trước đây. Quê hương của chúng là Lyđia – một quốc gia chiếm hữu nô lệ hùng mạnh nằm ở phần phía tây Tiểu Á. Lyđia buôn bán rộng rãi với Hy Lạp và các nước láng giềng phương đông của mình. Để tiện việc giao dịch buôn bán, người Lyđia đã cho lưu hành tiền đúc bằng vàng, gọi là stater, trên đó in hình con cáo đang chạy – biểu tượng của thần Basarea, vị thần chính của xứ Lyđia.

Sau khi Lyđia bị vua Kyros của nước Ba Tư chinh phục, các nước khác thuộc vùng Cận Đông và Trung Đông cũng bắt đầu đúc tiền vàng. Chẳng hạn, đồng đaric – tiền của vua Đarius nước Ba Tư, trên đó in hình nhà vua đang bắn cung, đã được lưu hành rộng rãi.

Trong số các vua chúa cũng có những vị đã bổ sung tiền vàng cho ngân khố của mình một cách rất độc đáo. Năm 1285, Philip IV với biệt danh là Hào hoa đã trở thành vua nước Pháp. Ông ta có thực sự là người tốt hay không, điều đó thật khó nói, nhưng có rất nhiều sự việc chứng tỏ rằng, ông ta là một nhà cầm quyền xảo quyệt và tham lam. Vì muốn mở rộng quyền lực của mình, ông ta đã dấy lên những cuộc chiến tranh liên miên, tốn rất nhiều tiều của. Thường xuyên cảm thấy những khó khăn về tài chính, mà có lẽ không chịu được sự chi tiêu quá dè xẻn nên nhà vua đã dùng đến sự lừa gạt và mọi thủ đoạn xảo trá. Theo mật lệnh của ông ta, những đồng tiền vàng cướp bóc được đều phải qua một cuộc “phẫu thuật” tại xưởng đúc tiền: chúng đã bị gọt dũa, rồi những mạt vàng ấy lại phải đúc thành những đồng tiền mới. Phương pháp “sản sinh” tiền như vậy đã cho phép cứ 100 đồng tiền thì làm ra được110 – 115 đồng tiền khác, còn nếu cố gắng thì có thể làm được nhiều hơn. Philip IV đích thân giám sát việc sản xuất tiền mới, và thật khốn khổ cho người nào không ủng hộ việc làm của nhà vua.

Thời trung cổ, nghề giả kim thuật rất thịnh hành, nó trở thành niềm say mê của tất cả mọi người, từ già đến trẻ. Từ xa xưa, những ý đồ biến các kim loại khác thành vàng đã được thực thi, nhưng trước đó chưa có lúc nào chúng mang tính chất quần chúng đến thế. Ngày cũng như đêm, trong các căn hầm của các lâu đài tối tăm bằng đá, ngọn lửa trong lò của các nhà giả kim thuật toả sáng, các chất lỏng huyền bí trong các bình cổ cong sôi lên sùng sục trên ngọn lửa và toả ra đủ mọi màu sắc cầu vồng, khói ngột ngạt bốc lên từ các nồi hơi và nồi nung.

Tin tưởng vào khả năng tìm ra “hòn đá mầu nhiệm” để nhờ nó mà thu được vàng, các nhà giả kim thuật và những người bảo trợ họ tìm mọi cách vượt lên trên các đối thủ của mình. Từ đó đã nảy sinh mối nghi kỵ lẫn nhau, đã xuất hiện những nguyên cớ cho những lời buộc tội độc ác để khép nhau vào những tội trạng tưởng như là có thật. Chẳng hạn, năm 1440, thống chế Pháp Jin đơ Lavan (Jill de Laval) (nam tước đơ Retz) – con người từng đi vào lịch sử với cái tên gớm ghiếc là “Râu xanh”, bị gán tội đã giết chết hàng trăm thiếu nữ, mà theo lời lẽ của nhà thờ, ông ta cùng với bạn mình là nhà giả kim thuật Franxoa Prelati (Francois Prelatti) đã lấy máu của các thiếu nữ để làm ra vàng. Theo yêu cầu của giám mục xứ Nantơ, nam tước đơ Retz và Prelati đã bị trao vào tay toà án của giáo hội và ngay sau đó, đã bị thiêu trên giàn lửa. Gần năm thế kỷ sau, năm 1925, dưới đống đá vụn nát của toà lâu đài mà xưa kia nam tước đơ Retz đã sống người ta phát hiện ra những mảnh thạch anh chứa vàng mà từ đó Prelati đã khai thác vàng cho “Râu xanh”.

Đầu thế kỷ XVI, khi mà những khát vọng giả kim thuật còn sôi sục ở châu Âu, bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tìm ra một phương thức tìm vàng chóng thu lợi hơn: chúng tổ chức những cuộc cướp bóc dã man tại các quốc gia ở châu Mỹ mà Crixtop Colong (Christoph Colomb) đã phát hiện ra năm 1492. Vàng do các bộ tộc người Aztec, người Inka, người Maya và các bộ tộc khác ở Tân đại lục tích luỹ qua nhiều thế kỷ đã ùn ùn đổ về châu Âu.

Bọn thực dân không còn phải mơ tưởng những kho của quý huyền bí nữa, những kho của quý đã hiện ra trước mắt chúng trên đất châu Mỹ. Năm 1915, Ernan Coctec đổ bộ lên cảng Veracuz, thổ dân da đỏ vốn không ngờ kẻ da trắng mới đến này đã chuẩn bị sẵn cho họ một số phận bi thảm nên đã mang quà đến tăng y; ngoài vô số đồ trang sức, có hai cái đĩa to tướng bằng bánh xe ngựa, làm bằng vàng và bạc. Hai cái đĩa này tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.

Ở các dân tộc xưa kia từng cư trú trên đất Mỹ La tinh, vàng được coi là thứ kim loại thiêng liêng, là kim loại của thần mặt trời. Các nhà quyền quý và các vị pháp sư của họ đã nghĩ đến khá nhiều nghi lễ để chứng tỏ mối liên quan không thể phá vỡ được giữa quyền lực của những kẻ mạnh ở thế giới này và sự giàu có mà các vị thần đã ban cho họ dưới dạng vàng. Trong số các nghi lễ như vậy, có nghi lễ sau đây. Vào giờ trước lúc rạng đông, các tù trưởng của người Aztec xoa dầu thơm lên thân thể, sau đó, họ rắc bột vàng lên người theo tín hiệu của vị pháp sư tối cao. Vị tù trưởng “thếp vàng” ngồi chễm chệ trên một chiếc bè cói giữa đám tuỳ tùng rồi khởi hành trên mặt hồ, hướng về phía mặt trời mọc. Khi vầng thái dương đỏ rực nhô lên khỏi núi thì bắt đầu tiến hành trọng thể lễ tắm gội của tù trưởng. Trong lễ này, các vị pháp sư rắc nhẫn, vòng xuyến, quả lắc và những đồ trang sức khác từ những cốc chén bằng vàng lên mình vị tù trưởng. Sau nghi lễ này, không ai còn nghi ngờ về việc vị chúa tể của họ là con của mặt trời.

Trong các đền đài cũng tích tụ những lượng vàng rất lớn. Trần của một ngôi đền được gắn những ngôi sao bằng vàng, những con chuồn chuồn, bươm bướm, chim chóc bằng vàng, tưởng như chúng đang bay lượn trên đầu mọi người, đẹp đến nỗi gây nên cảm giác mê ly tuyệt diệu ở tất cả những ai có dịp vào thăm ngôi đền này.

Franxixco Pixaro (Francisco Pisarro) là một trong những kẻ cầm đầu cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha. Hồi đầu những năm 30 của thế kỷ XVI, y đã đặt chân lên đất đai của người Inka, nơi mà lúc bấy giờ đang diễn ra những cuộc cấu xé nhau trong bộ tộc của họ. Lúc đầu, bản thân sự xuất hiện của những người xa lạ không báo trước một tai hoạ gì đối với người Inka. Trái lại, thủ lĩnh của họ là Atauanpa – vị “Inka vĩ đại”, đã quả quyết rằng, đó là các vị thần hiện ra để giúp ông ta kết thúc cuộc chiến tranh một cách thắng lợi.

Pixaro đã mời vị Inka vĩ đại đến dự tiệc. Atauanpa đã đến một cách đắc chí, trên chiếc kiệu vàng trang điểm bằng lông chim. Ông ta cũng như bọn tuỳ tùng đều không mang vũ khí. Tên thực dân nham hiểm chỉ cần có thế. Theo ám hiệu của y, bọn Tây Ban Nha đã xông vào các vị khách, đánh tan tác lũ tuỳ tùng và bắt vị thủ lĩnh để cầm tù.

Sau khi giam giữ Atauanpa được vài ngày dưới sự canh phòng cẩn mật, Pixaro hứa sẽ trả lại tự do cho ông ta nếu trong vòng hai tháng kịp chất đầy vàng trong căn phòng lớn nơi ông ta bị giam giữ, đến chiều cao ngang tay người với tới. Vị “Inka vĩ đại” đã chấp nhận điều kiện chuộc mạng kỳ quái đó. Các sứ giả của Atauanpa được phái đi khắp cả nước, và chẳng bao lâu, những đoàn người khuân vác, còng lưng dưới sức nặng của chai lọ vàng, tượng vàng, đồ trang sức và những vật phẩm khác bằng vàng lũ lượt kéo về nơi ông bị giam cầm. Đống vàng đã cao dần, tuy vậy, khi hai tháng đã trôi qua, căn phòng vẫn chưa chứa vàng cao như đã thoả thuận. Mặc dù vị thủ lĩnh của người Inka đã thuyết phục Pixaro rằng, hãy chờ ít lâu nữa thôi, nhưng tên này đã quyết định giết ông ta, vì bọn thực dân Tây Ban Nha nghĩ rằng, vị Inka vĩ đại có thể là kẻ thù nguy hiểm đối với chúng.

Khi biết tin về cái chết của Atauanpa thì các đoàn lạc đà trở vàng đang trên đường đi. Người Inka vội vàng đi chuộc vị thủ lĩnh của mình, nhưng sau khi biết rằng ông đã bị bọn thực dân Tây Ban Nha giết chết, họ liến cất giấu toàn bộ số đồ quý giá đó trong núi Azangar (nghĩa là “nơi xa xôi nhất”). Trong số những của cải tuột khỏi tay bọn xâm lược, có một chuỗi xích đồ xộ bằng vàng, mà theo truyền thuyết thì phải hơn hai trăm người mới nhấc nổi.

Nhưng người Inka không thể cất giấu hết mọi của cải của mình. Người Tây Ban Nha đã chiếm cứ và cướp bóc Cuxco – một trong những thành phố giàu có nhất Pêru. Đền mặt trời lợp vàng là công trình trang trí của thành phố này. Các bức tường và trần của phòng giữa ngôi đền được trang điểm bằng những tấm vàng, còn ở phía đông có một đĩa vàng toả vầng hào quang, đó là bộ mặt của vị thần, có cặp mắt bằng ngọc quý nhô lên. Khi những tia nắng đầu tiên của mặt trời ban mai chiếu vào đĩa này thì cặp mắt huyền bí của vị thần rực lên những ngọn lửa muôn màu. Một khu vườn bằng vàng nằm sát ngôi đến. Cây cối, bụi rậm, chim chóc – mọi thứ đều được làm bằng vàng rất khéo. Trong vườn có những chiếc ngai bằng vàng, các pho tượng của các vị Inka vĩ đại – con của mặt trời – ngự toạ trên đó.

Chỉ qua vài tuần lễ sau khi Pixaro đến đây, thành Cuxco thiêng liêng đã bị cướp bóc đến tận nền. Bọn thực dân Tây Ban Nha đã tàn nhẫn huỷ diệt nền văn hoá lâu đời do người Inka sáng tạo nên sau nhiều thế kỷ. Chúng đã nấu chảy những công trình nghệ thuật quý giá nhất của các nghệ nhân cổ xưa để đúc thành những thỏi vàng tiện lợi cho việc vận chuyển qua đại dương.

Trong suốt hai trăm năm, các đoàn tàu chở vàng hàng năm rời bờ biển Tân đại lục hướng về bán đảo Pyrene. Nhưng dường như để trả thù bọn ăn cướp, đại dương đã nhiều lần giật khỏi tay chúng những thứ của mà chúng ăn cướp được rồi giấu kỹ dưới đáy những vực thẳm.

Năm 1622, cách bờ biển Floriđa không xa, hai tàu biển “Santa Margarita” và “Nuestra Senora de Atocha” đã bị đắm vì không chịu được bão lớn khủng khiếp, chúng đã mang một lượng vàng rất lớn cùng nhiều thứ đồ quý giá khác xuống đáy biển. Hai chục năm sau đó, một cơn bão dữ dội đã đánh đắm mười sáu chiếc tàu của “Hạm đội vàng” khi chúng trên đường về cảng Sevila của Tây Ban Nha. Các tư liệu lịch sử trong các kho lưu trữ cho biết rằng, tổng giá trị hàng hoá của những chiếc tàu này (mà chủ yếu, chúng trở vàng) vào khoảng vài chục triệu đô la. Đại dương đã “nuốt chửng” mười bốn chiếc tàu của “Hạm đội vàng” ở bờ biển châu Mỹ vào mùa xuân năm 1715 khi ở đây nổi lên một cơn bão có sức phá hoại chưa từng thấy.

Theo ước tính của các nhà sử học, chỉ riêng trên biển Caribê đã có khoảng một trăm xác tàu đang yên nghỉ. Cũng khoảng ngần ấy chiếc tàu đã chìm đắm ở vùng biển đông nam Floriđa. Các quần đảo Bahama và Becmuđa là nghĩa địa của hơn sau mươi chiếc tàu Tây Ban Nha. Cuối cùng, khoảng bảy mươi chiếc tàu còn nằm dưới đáy vịnh Mêxico. Tất cả những chiếc tàu ấy đều có thể gọi là những chiếc tàu bằng vàng mà không phải là nói ngoa, vì mỗi chiếc tàu chở hàng đống của cải quý báu. Chỉ cần nêu một dẫn chứng cũng đủ rõ. Chỉ riêng một trong những chiếc tàu đó – tàu “Santa Roza”, đã kéo theo nó xuống đáy biển hàng đống vàng và các kho của quý khác từ cung điện của Montezuma nổi tiếng. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, đại dương đã “giữ hộ” con người nhiều vàng, bạc và những của quý khác trị giá hàng trăm tỷ đô la.

Bao thế kỷ nay, những món tiền khổng lồ không thể tưởng tượng nổi ấy đã kích động tâm trí của những người đi tìm của cải. Trong thời gian gần đây, các cuộc truy tìm kho tàng dưới đáy biển đã có quy mô to lớn. Ở nhiều nước đã xuất bản những cuốn sách, những tập bản đồ, alat, trong đó chỉ dẫn toạ độ chính xác và toạ độ giả định của từng con tàu chứa đầy của quý bị đắm. Mỗi năm, hàng trăm đoàn thám hiểm xuất hành ra biển để tìm kiếm vàng bạc. Thỉnh thoảng, vận may cũng đến với những người mò của dưới đáy biển, nhưng nỗi thất vọng vẫn chờ đón họ nhiều hơn. Tuy vậy, đại dương vẫn tiếp tục vẫy gọi hàng ngàn người đi tìm của báu.

Bởi vì các cuộc tìm kiếm vàng dưới đáy đại dương gắn liền với vô vàn khó khăn, cho nên, những ý đồ khám phá thứ kim loại quý này trên cạn bao giờ cũng mang tính chất quần chúng hơn nhiều. Khi ở một nơi nào đó trên trái đất vừa mới tìm thấy một nắm đất chứa vàng, thì lập tức, hàng ngàn hàng vạn người ùn ùn kéo đến đó để tìm kiếm hạnh phúc, họ bị lên “cơn sốt vàng” – một chứng bệnh không hề được nói đến trong các sách tra cứu y học, nhưng lại được mô tả một cách thần tình trong các truyện ngắn của Jac Lonđon (Jack London) và của Bret – Harta (Bret – Harte).

Chỉ vài gam cát chứa vàng mà người ta quên hết tính người, con giết cha, anh em giết nhau. Cảnh như thế đã diễn ra hồi đầu thế kỷ XVIII, khi vừa mới phát hiện ra những mỏ vàng ở Braxin. Nó cũng diễn giữa thế kỷ trước, khi từng đoàn người tìm vàng xô đẩy nhau đến vùng California nóng bỏng, rồi vài năm sau lại ùn ùn kéo nhau đến sa mạc châu Uc. Cảnh như thế đã xảy ra trong những năm 80 của thế kỷ XIX, khi mà cặp mắt của bọn hám lợi rực sáng bốc lên ánh điên dại mỗi lần nghe nói đến Tranxvaan. Cảnh như thế cũng đã diễn ra mấy chục năm sau đó, khi mà xứ Clonđaic băng giá và miền Alaxca tuyết phủ (mà trước kia chính phủ Nga hoàng đã bán cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với giá mấy đồng xu) đã trở thành trung tâm của cơn sốt này.

Hiện còn giữ được các bức ảnh “những con rắn đen” rẽ lối qua những đỉnh núi đầy băng tuyết của vùng địa cực. Đó là những chuỗi người vô tận, lếnh thếch đeo túi hành lý trên vai hoặc kéo trên xe trượt tuyết – niềm ước mơ trở về nhà với những chiếc bị đầy vàng đã lôi cuốn họ. Nhưng tiếc thay đối với đa số những người đi tìm vàng bằng, ước mơ đó không mấy khi thực hiện được.

Trong thế kỷ vừa qua, các mỏ vàng đã được phát hiện ở Xibia, trên bờ sông Lêna. Nhưng lịch sử của vàng nước Nga còn đi ngược về những thời đại sớm hơn.

Ngay từ đầu thế kỷ XVII đã xuất hiện những đồng tiền vàng đầu tiên của nước Nga – đồng mười côpech và đồng năm côpech do Vasili Suixki phát hành.

Dưới thời nữ hoàng Elizaveta Petropna đã xuất hiện đồng tiền vàng lớn, trị giá 10 rúp. Để phù hợp với người nắm quyền bính cao nhất nước Nga, người ta đã gọi những đồng tiền này là “hoàng kim”. Có lẽ Elizaveta Petropna là người không thờ ơ với vàng: sau khi bà ta qua đời, trong hoàng cung còn lại một di sản kếch sù gồm vô số hòm lớn hòm nhỏ đầy ắp tiền vàng.

Các viên đại thần đạo mạo cũng cố gắng để không lạc hậu so với bậc đế vương. Chẳng hạn, năm 1711, công tước Gagarin đã quyết định làm cho thiên hạ “lác mắt” vì sự giàu có của mình nên đã làm một cỗ xe lộng lẫy, đệm nhồi bằng tơ nước ngoài. Ông ta ra lệnh bọc bánh xe bằng bạc, đóng móng cho tám con ngựa bằng vàng nguyên chất, ngụ ý nói : thấy chưa ! ta cũng biết ăn chơi đấy chứ.

Việc khai thác vàng ở nước Nga đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII sau khi người nông dân Erofei Markop phát hiện được mỏ vàng đầu tiên trên bờ sông Berezopka ở Uran vào năm 1745 trong lúc đi tìm thạch anh cho tu viện Ba ngôi. Xứ Uran đã trở thành cái nôi của công nghiệp vàng nước Nga.

Cũng ở Uran đã tìm được khối vàng tự sinh lớn nhất trong nước, nặng 36 kilôgam. Một người thợ của nhà máy Mias tên là Nikifor Xiutkin đã tìm thấy nó ở lưu vực sông Mias vào năm 1842. Ngay sau đó, vật quý này đã được đưa về Petecbua ; ở đây, nó đã gây nên cảnh huyên náo khác thường. Khối vàng tự sinh lớn nhất nước Nga, đâu phải là chuyện thường! Viên giám thị mỏ được thưởng huân chương Xtanixlap, viên quản đốc xưởng được hưởng phụ cấp một năm. Còn nhân vật chính của lễ mừng thì sao? Một tạp chí cũ đã viết rằng, Xiutkin “uống rượu say mèm, sọm hẳn người, bắt đầu đi làm muộn, và cứ như thế cho đến khi, theo lệnh của chủ mỏ, người ta đuổi anh đi, mặt mày sưng húp, áo quần rách bươm, tay chân bị trói chặt và bị một trận đòn nhừ tử trước mặt các nhân viên của mỏ tụ tập lại khi nghe tiếng trống”.

Dưới thời Sa hoàng, điều kiện làm việc tại các mỏ vàng vô cùng nặng nhọc. Từ sáng sớm đến khuya, những người phu mỏ vàng bị ruồi muỗi ăn thịt, còng lưng đãi hàng tấn cát trên những cái máng rất thô sơ. Không phải ngẫu nhiên mà lúc thì nơi này, khi thì nơi khác, đã nổ ra những cuộc đình công. Trong số đó, vang dội nhất là cuộc đình công nổ ra năm 1912 tại các mỏ sa khoáng dọc sông Lêna, từng đi vào lịch sử của phong trào cách mạng Nga.

Sau cách mạng, kỹ thuật mới, trật tự mới đã được đưa đến các mỏ vàng. Từ một nghề nửa thủ công, khai thác vàng đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất. Hiện nay chỉ có thể nhìn thấy chiếc khay đãi vàng trong các viện bảo tàng. Bây giờ, vàng được khai thác bằng những tàu cuốc – đó là những cỗ máy cao bằng cả toà nhà bốn tầng, được trang bị các cơ cấu tự động, các khí cụ điều khiển từ xa, các bộ phận truyền hình công nghiệp. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, một tàu cuốc cỡ lớn chỉ cần vài người điều khiển, có thể thay thế chân tay nặng nhọc của mười hai ngàn người đãi vàng.

Sau khi được tách khỏi đất đá, những hạt vàng nhỏ li ti lại được xử lý tiếp để biến thành những thỏi vàng nhỏ. Song cũng hay gặp kim loại này ở dạng các khối tự nhiên, tức là những khối vàng tự sinh. Chúng ta đã nói đến một khối như vậy – khối vàng tự sinh lớn nhất nước Nga. Các khối vàng tự sinh lớn nhất thế giới đã được tìm thấy ở châu Úc hồi thế kỷ trước. Năm 1869, đã diễn ra cuộc gặp gỡ với “người khách lạ đáng mong” nặng 71 kilôgam. Ba năm sau đã tìm thấy “phiến Honterman”; cùng với đất đá xen lẫn thì khối này nặng 285 kilôgam, trong đó, riêng vàng nặng chừng 100 kilôgam. Những món quà hiếm có này của thiên nhiên nay đều không còn nữa: Cả hai khối vàng tự sinh này đã bị nấu lại để đúc thành thỏi.

Đôi khi vàng có ở những chỗ rất bất ngờ. Gần Băng Cốc – thủ đô Thái Lan, có một pho tượng phật rất lớn mà không ai biết là nó đã được chở đến đây từ bao giờ. Nửa thế kỷ trước đây, người ta đã quyết định xây dựng một nhà máy cưa lớn ở chỗ này, do đó, cần phải chuyển pho tượng đi nơi khác. Khi nhấc pho tượng lên khỏi bệ, mặc dầu đã dùng những biện pháp rất thận trọng, pho tượng Phật bán thân bằng đá vẫn bị nứt, và tận trong kẽ nứt lộ ra cái gì óng ánh. Những người chỉ đạo công việc đã quyết định bóc lớp vỏ ngoài bức tượng. Tức thì trước mắt những người có mặt lúc đó hiện lên một ông phật bằng vàng nguyên chất, nặng 5,5 tấn. Các chuyên gia đã xác định rằng, pho tượng cổ ấy không kém bảy trăm tuổi. Cõ lẽ, trong những năm chiến tranh phong kiến giữa các phe phái, để đề phòng bất trắc, những người chủ của pho tượng Phật bằng vàng đã mặc cho ngài bộ “cà sa” bằng đá, rồi một điều gì đó đã cản trở họ cởi bộ y phục ấy ra. Hiện nay, pho tượng này đang được bảo tồn tại Chùa Vàng nổi tiếng ở Băng Cốc.

Trong toàn bộ lịch sử của mình, loài người đã khai thác không quá 100 nghìn tấn vàng. Như vậy có nhiều không? Có lẽ không nhiều. Để xác nhận điều này, xin đưa ra một thí dụ trực quan: nếu lượng vàng này được biểu thị bởi một khối lập phương thì mỗi chiều của nó chỉ mới được 17 mét, mà theo ước tính của các nhà địa chất thì chỉ riêng trong vỏ trái đất thôi, đã có đến 100 tỉ tấn vàng (!) Trữ lượng kim loại này, mà trên thực tế là không thể cạn kiệt, đã hoà tan trong nước của các đại dương và biển trên hành tinh của chúng ta. Các “kho vàng” trong đại dương được bổ xung thường xuyên : các con sông chảy qua những vũng chứa vàng, xói rửa kim loại này ra khỏi đất đá và mang ra biển.

Những ý đồ lấy vàng từ nước biển đã được thực thi nhiều lần. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà hoá học Đức Fritx Habe (Fritz Haber) là một trong những người đầu tiên làm công việc này với ý định gánh đỡ cho Đức khoản tiền bồi thường chiến tranh. Năm 1920, với khoản tiền trợ cấp của ngân hàng và của phòng bảo chứng Franfuôt, một uỷ ban hoàn toàn bí mật đã được thành lập ở Đalem nhằm tìm cách lấy vàng từ nước biển. Sau tám năm tìm tòi liên tục, Habe đã hoàn chỉnh những phương pháp phân tích chính xác nhất cho phép phát hiện vàng khi hàm lượng của nó chỉ bằng 0, 000 000 000 1 gam trong một lít, và cả những phương pháp làm cho hàm lượng nguyên tố này trong nước tăng lên 10 ngàn lần. Tưởng như thành công đến nơi rồi. Nhưng … (chính tại thời điểm cuối cùng lại hay xuất hiện cái “nhưng” bất ngờ này), các phép phân tích được tiến hành rất cẩn thận đã đính chính lại rằng, hàm lượng vàng trong nước biển ít hơn khoảng một ngàn lần so với dự tính của Habe. Rõ là “một tiền gà, ba tiền thóc”.

Với trình độ kỹ thuật hiện đại thì vấn đề như vậy không phải là không giải quyết được. Hiện nay, nhiều hãng nước ngoài đang tiến hành các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực này, và ai biết được rằng, có thể trong những năm sắp tới, đại dương sẽ trở thành những mỏ vàng vô tận.

Còn một hướng nữa cũng rất đáng chú ý mà các nhà bác học Pháp và Liên Xô đang theo đuổi. Đây muốn nói đến các quá trình luyện kim vi sinh học. Cách đây chưa lâu lắm, khoa học đã biết những vi khuẩn “ăn vàng’. Một số biến chủng của các loại nấm mốc dường như có khả năng hút vàng khỏi dung dịch rồi được bao phủ bởi một lớp màng nhuốm vàng. Đem sấy khô màng nấm và nung lên thì thu được vàng, nhưng thực ra, chỉ với một lượng rất nhỏ bé. Phương pháp này vẫn chưa ra khỏi bốn bức tường của phòng thí nghiệm, nhưng các nhà bác học tin chắc rằng, hoàn toàn có thể sử dụng được hoạt động sinh hoá mãnh liệt của nhiều vi khuẩn vào thực tiễn để lấy vàng ra khỏi đất đá.

Ngay nay, cũng có thể thu được vàng từ các loại khác. Các bạn sẽ hỏi : “ Xin lỗi, phải chăng ước mơ ngàn năm của các nhà giả kim thuật đã được thực hiện, và cuối cùng, đã tìm ra được “hòn đá mầu nhiệm” rồi ư ?” Công việc ở đây không phải là nhờ “hòn đá mầu nhiệm” mà môn vật lý hạt nhân đã thay thế nó một cách có kết quả. Khi dùng nơtron để bắn phá các nguyên tử iriđi, platin, thuỷ ngân, tali trong các lò phản ứng nguyên tử, các nhà bác học “khai thác” được các đồng vị phóng xạ của vàng. Có thể sử dụng các máy gia tốc (loại máy gia tốc vòng của máy gia tốc tuyến tính) vào mục đích này. Ở đây, điện trường và từ trường được sử dụng để làm cho các hạt tích điện đạt tốc độ rất lớn.

Nói cho vui thì chúng ta nhận thấy rằng, các nhà vật lý học người Anh hiện nay có lẽ đã nhiều lần vi phạm sắc lệnh mà vua Henry IV đã ký từ đầu thế kỷ XIV: “Bất cứ ai, dù đó là người nào, đều không được phép biến đổi các loại bình thường thành vàng”. Sau đó mấy trăm năm, chưa một ai có thể trở thành người vi phạm luật đó mặc dù rất nhiều người muốn làm được như thế, và mãi đến thế kỷ XX, sắc luật của nhà vua mới bị các nhà bác học “chà đạp”.

Thế là các bạn đã quen với lịch sử của vàng và với việc khai thác vàng. Nhưng, kim loại này là cái gì vậy ? Hiện nay nó được sử dụng ra sao?

Vàng là một trong những kim loại nặng nhất. Chính tính chất này đã giúp cho Acsimet vạch trần trò bịp bợm của bọn thợ kim hoàn trong hoàng cung của vua Hiero xứ Siracusa khi chúng làm chiếc vương miện bằng vàng theo yêu cầu của ông vua này. Nhà vua đã yêu cầu nhà bác học cho biết rõ, cái vương miện này có được làm bằng vàng nguyên chất hay không, hay là một phần vàng đã bị thay thế bởi kim loại khác. Trong thời đại chúng ta, bài toán này chỉ vừa tầm hiểu biết của một em học sinh nhỏ. Nhưng ở thế kỷ trước công nguyên, ngay cả Acsimet vĩ đại cũng phải vắt óc để tìm câu trả lời cho nhà vua. Nhà bác học đã làm như sau: ông cân chiếc vương miện, sau đó, dìm vào nước và xác định thể tích của nó bị choán chỗ. Lấy khối lượng của vương miện chia cho thể tích, ông không thu được con số 19,3 (ứng với mật độ của vàng) mà được một số nhỏ hơn. Điều đó có nghĩa là bọn thợ kim hoàn đã “cuỗm” một phần vàng và thay vào đó một thứ kim loại nhẹ hơn.

Vàng nguyên chất là một kim loại rất mềm và rất dẻo. Có thể kéo một mẩu nhỏ vàng bằng đầu que diêm thành một sợi dây dài vài kilomet hoặc dát thành một lá mỏng trong suốt hơi xanh có diện tích chừng 50 mét vuông.

Nếu lấy móng tay vạch lên vàng nguyên chất thì sẽ còn lại dấu vết trên đó. Vì vậy, trong nghề kim hoàn, người ta thường pha thêm đồng, bạc, niken, cađimi, palađi và các kim loại khác vào vàng để làm cho nó bền hơn. Còn trong các trường hợp gia công vàng nguyên chất, một lượng vàng khá lớn sẽ biến thành bụi.

Cuối thế kỷ trước, ở Mỹ đã xảy ra một sự việc kỳ khôi. Cách xưởng đúc tiền ở Philađenphia không xa có một ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ. Một hôm, khi người ta chuẩn bị sửa chữa lại nó thì một người trong thành phố đến yêu cầu bán cho anh ta cái mái nhà rách nát vô dụng ấy với giá khá đắt – những ba ngàn đô la ! Cả xóm đạo kháo nhau rằng, anh này mất trí rồi, nhưng khi mà tiền đã đến tay mà không hứng lấy thì cũng có lỗi. Hoá ra các chức sắc nhà thờ mới là những người ngốc. Anh chàng tinh khôn này đã cạo sạch lớp bụi bẩn ở mái nhà, rồi đốt nó – trong tro có khoảng tám kilôgam vàng mà giá trị của nó vượt xa số tiền mà anh ta đã bỏ ra để trả cho xóm đạo. Thì ra qua nhiều năm, bụi vàng bay qua ống khói lò nung của xưởng đúc tiền và lắng xuống mọi vật xung quanh, nhưng nhiều nhất là trên mái nhà thờ.

Một anh thủ quỹ của một ngân hàng lớn ở châu Âu cũng tỏ ra không kém tinh khôn. Sự việc được kể ở đây đã xảy ra trước chiến tranh thế giới thứ nhất, khi mà tiền vàng còn lưu hành ở đa số các nước. Mỗi ngày, hàng ngàn đồng tiền vàng chảy vào các quầy thu tiền của các ngân hàng; ở đó, chúng được đếm lại, phân loại và niêm phong. Thông thường, các công việc này được thực hiện trên những chiếc bàn gỗ chuyên dụng. Nhưng một hôm, trước khi bắt đầu làm việc, một người thủ quỹ đã trải lên bàn một tấm nỉ mang từ nhà rồi bày tiền lên đó để đếm. Người phụ trách rất vui lòng vì tính cẩn thận như vậy và trong thời gian dài đã lấy người thủ quỹ này để nêu gương cho những người khác. Mỗi buổi sáng, anh ta nhẹ nhàng rút tấm nỉ của mình từ ngăn kéo ra và trải lên bàn và khi hết ngày làm việc thì gấp lại cẩn thận cất vào ngăn bàn. Cứ đến chiều thứ bảy, người thủ quỹ mang miếng nỉ về nhà và sáng thứ hai lại mang một miếng nỉ mới. Sự việc cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi người giúp việc của nhà anh ta bép xép kể rằng, cứ mỗi tối thứ bảy, ông chủ của anh ta đặt miếng nỉ lên chảo rồi đốt. Bụi vàng bám vào các sợi nỉ bị nóng chảy và biến thành hạt vàng nhỏ.

Tính bền vững hoá học rất cao là một trong những tính chất quan trọng nhất của vàng. Các axit và các chất kiềm đều không tác động đến vàng. Chỉ riêng nước cường toan (hỗn hợp của axit nitric và axit clohiđric) đáng sợ là có thể hoà tan vàng. Có một lần Nin Bo – nhà vật lý học nổi tiếng người Đan Mạch, người từng đoạt giải thưởng Noben, đã sử dụng tính chất này. Năm 1934, khi thoát khỏi tay bọn Đức quốc xã, ông rời khỏi Copenhagen. Nhưng trong tay ông còn hai huy chương Noben – vàng của các bạn đồng nghiệp là các nhà vật lý học chống phát xít người Đức – Jeim Franc (James Franck) và Macx fon Laue (Max Laue) (huy chương của bản thân Bo thì đã được đưa ra khỏi Đan Mạch từ trước). Không muốn liều mang các huy chương này theo mình, nhà bác học đã hoà tan chúng trong nước cường toan và đặt cái chai không có gì đáng chú ý này vào một xó trên sàn nhà, nơi có nhiều chai lọ đựng các chất lỏng khác nhau mà bụi bặm bám đầy. Sau chiến tranh, khi trở về phòng thí nghiệm của mình, trước tiên, Bo đã tìm lại cái chai quý báu ấy. Theo yêu cầu của Bo, những người cộng sự của ông đã tách vàng ra khỏi dung dịch, rồi làm lại hai tấm huy chương.

Vàng thường được gọi là “vua của các kim loại”; nó được bao bọc bằng vầng hào quang của niềm vinh hạnh; người ta quý trọng nó, tôn sùng nó. Tuy nhiên, số phận của nó chẳng có gì đáng thèm khát, bởi vì chẳng khác gì một “người tù chung thân”. Thật vậy, vừa được moi lên khỏi lòng đất, vàng rơi vào tay con người, rồi con người lại đưa nó vào nơi giam cầm – những chiếc tủ sắt kiên cố, những hầm ngầm bọc sắt hoặc bằng bê tông cốt sắt. Chẳng hạn pháo đài Nox – nơi có các kho vàng dự trữ của Mỹ, đằng sau nhiều lớp dây thép gai mang dòng điện với điện áp năm ngàn vôn là những thứ như thế. Các lối đến pháo đài này từ xa được bảo vệ bằng mười tháp canh có trang bị khí cụ quan trắc vô tuyến điện tử hiện đại nhất. Súng liên thanh và đại bác cực nhanh túc trực trong các tháp canh sẵn sàng tự động nhả đạn vào mục tiêu. Pháo đài được ngăn thành từng phần, có những khoang chứa đầy nước. Chỉ trong vài phút, tất cả các phòng trong pháo đài có thể tràn ngập trong khí độc thừa sức tiêu diệt mọi sinh vật một cách nhanh chóng. Chính giữa pháo đài, trong một khối bê tông cốt sắt đặc biệt được đóng kín mít bằng một cánh cửa nặng hai chục tấn với những ổ khoá tinh xảo cực kỳ, là nơi cất dấu vàng của nước Mỹ. Những con mắt điện tử không một giây phút nào lơ đễnh. Máy bay lên thẳng thường xuyên tuần tiễu trên pháo đài. Không một tù nhân nào trên thế giới lại bị canh giữ cẩn mật đến thế.

Hiện nay, trong số lượng vàng đã khai thác, chỉ một phần tương đối ít được dùng để làm đồ kim hoàn và làm răng giả. Một điều thú vị là, vàng đã được dùng làm răng giả từ thời thượng cổ. Hồi đầu những năm 50, tại nơi mai táng trong kim tự tháp của faraon Chephren của nước Ai Cập cổ xưa, các nhà bác học đã tìm được một xác ướp trong miệng có ba chiếc răng được gia cố bằng sợi dây vàng . Tuổi của chúng tính ra là đã hơn bốn ngàn rưỡi năm. Các nhà phẫu thuật cổ xưa đã sử dụng đến vàng. Chẳng hạn, trong các cuộc khai quật được tiến hành ở Nam Mỹ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hộp xương sọ của một thủ lĩnh người Inka. Hộp sọ này đã khiến các nhà y học phải chú ý, vì lúc sinh thời, vị “chủ nhân”đầy quyền thế của chiếc xương sọ này đã trải qua một cuộc mổ xẻ : trên xương sọ hiện vẫn còn dấu vết của việc khoan xương do những bàn tay thiện nghệ tiến hành, ngoài ra, lỗ khoan còn lại trên mô xương đã được nhà phẫu thuật cổ xưa bịt lại rất kỹ lưỡng bằng một mảnh vàng mỏng.

Cách đây chưa lâu lắm, lượng vàng dùng cho các nhu cầu kỹ thuật chỉ nhiều hơn chút ít so với lượng vàng dùng để làm răng giả. Trong những năm gần đây, công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến vàng nhiều hơn. Kỹ thuật điện tử ngày càng “ngốn” nhiều vàng để làm vật liệu cho các tranzito và điôt. Từ các hợp kim của vàng với platin, người ta làm ra các chi tiết của thiết bị sản xuất sợi tổng hợp, bởi vì những điều kiện sản xuất ở đây đòi hỏi chúng phải có tính bền vững rất cao đối với tác động của các hoá chất.

Trong kỹ thuật chân không, người ta cũng sử dụng vàng nguyên chất về mặt kỹ thuật. Ở mức độ chân không rất cao, vàng “bám chặt” với đồng khi hai kim loại này tiếp xúc với nhau. Các nguyên tử của kim loại này xâm nhập vào kim loại kia, thêm vào đó, sự khuyếch tán qua lại như vậy xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của mỗi kim loại hoặc bất cứ hợp kim nào của chúng. Trong kỹ thuật, những mối ghép nối khá bền tạo ra nhờ sự trao đổi như vậy được gọi là những “con dấu vàng”.

Từ vàng, người ta làm ra các vòng chèn kín và vòng đệm cho các khâu quan trọng trong máy gia tốc các hạt tích điện; các chỗ giáp nối khác nhau trong các ống và trong buồng máy gia tốc cũng được hàn bằng vàng. Vàng bịt kín các lỗ thoát không khí, vì vậy mà giữ được độ chân không cực kỳ cao trong các thiết bị (với độ chân không nhỏ hơn áp suất khí quyển hàng tỉ lần). Độ chân không trong buồng gia tốc càng cao thì các hạt cơ bản “sống” trong đó càng lâu.

Các kỹ sư từng đặt dây cáp điện thoại qua Đại Tây Dương hồi những năm 50 đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của vàng. Nếu như các bức điện báo vẫn được truyền giữa châu Mỹ và châu Âu từ hơn một trăm năm nay, thì các cuộc nói chuyện bằng điện thoại qua Đại Tây Dương vẫn là một niềm mơ ước tưởng như không thể thực hiện được. Khó khăn chủ yếu là dòng điện truyền theo dây cáp điện thoại bị suy yếu rất nhanh. Làm thế nào để khắc phục điều đó? Muốn duy trì cường độ dòng điện, có thể đặt những thiết bị khuyếch đại cách nhau một khoảng nào đó trên suốt chiều dài dây cáp. Để bảo vệ các thiết bị này khỏi tác động phá huỷ của nước biển, nhiều chi tiết của chúng đã được mạ bằng vàng. Thế là giải quyết được một vấn đề kỹ thuật phức tạp, và năm 1956 đã diễn ra cuộc nói chuyện đầu tiên bằng điện thoại qua Đại Tây Dương đầu tiên trong lịch sử.

Không còn phải nghi ngờ gì nữa, vàng còn góp phần to lớn vào việc chinh phục không gian vũ trụ. Đặc biệt, các vệ tinh nhân tạo “Prospero” và “Ariel” dùng để nghiên cứu tầng ion đều không phải là những vệ tinh bình thường mà là những vệ tinh “bằng vàng”; chúng được mạ một lớp vàng rất mỏng. Sở dĩ như vậy là vì “vua của các kim loại” bảo đảm sự điều chỉnh nhiệt độ rất tốt cho lớp bọc bên ngoài các vệ tinh, vì nó không bị oxi hoá, cho phép các ion và các hạt tích điện khác đi qua dễ dàng, nhờ vậy mà ngăn chặn được sự tích tụ của chúng – một điều có thể dẫn đến những sự “trục trặc quá đáng” ngoài dự tính. Gần 41 kilôgam vàng đã được dùng vào việc chế tạo các chi tiết trên con tàu vũ trụ “Columbia” của Mỹ.

Nhu cầu về vàng đối với công nghiệp mỗi năm một tăng. Có lẽ, sớm hay muộn thì kim loại quý báu nhất này sẽ từ giã các tủ sắt để đi vào các nhà máy và các phòng thí nghiệm, những nơi mà lúc nào nó cũng có thể tìm được những công việc thích thú hơn.

Vàng! … Trong lịch sử hàng ngàn năm của loài người, chưa từng có một kim loại nào khác lại đóng vai trò tàn ác đến thế. Để giành giật quyền chiếm hữu vàng mà nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu đã diễn ra, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc đã bị tiêu diệt, biết bao hành vi tội ác đã được thực hiện. Kim loại có màu vàng đẹp đẽ này đã gieo rắc cho con người biết bao nỗi đau khổ, đắng cay …

Có lẽ vua Miđat của xứ Phrygia là người đầu tiên phải chịu đựng những nỗi phiền muộn và lo âu do vàng đem lại. Một huyền thoại cổ Hy Lạp đã kể về điều đó.

Một hôm, con trai của thần Zơt là Đionit – vị thần của rượu vàng và hoan lạc, cùng đông đảo thuộc hạ của mình dạo chơi trên đất Phrygia tuyệt đẹp. Đoàn người huyên náo cứ đi, dần dần để rơi lại cụ Silen say mèm – đó là vị gia sư đáng yêu của thần Đionit. Những người nông dân Phrygia thấy vậy liền lấy dây đeo đầy hoa buộc cụ lại rồi dẫn đến cho vua Miđat. Nhà vua nhận ra ngay ông cụ silen hiền hậu đang say, đã đón tiếp cụ trong cung điện và mở tiệc khoản đãi để tỏ lòng tôn kính vị khách quý. Đến ngày thứ mười, Miđat thân hành dẫn cụ Silen về với Đionit. Vị thần này rất mừng rỡ và hứa sẽ thực hiện mọi mong ước của vua Miđat.

Vua xứ Phrygia sung sướng kêu lên : “ Hỡi thần Đionit vĩ đại, ngài hãy phán truyền những gì tôi chạm đến đều hoá thành vàng lấp lánh”. Ước mong “bình dị” này đã được thực hiện, và Miđat hớn hở trở về cung. Dọc đường, ông ta bẻ một cành sồi xanh, lập tức nó biến thành vàng; nhà vua chạm tay vào những bông lúa trên đồng ruộng, tức thì, những hạt lúa liền biến thành những hạt vàng; ông ta hái một quả táo, lập tức, nó toả ánh vàng sáng chói; ông ta định rửa tay thì nước trong lòng bàn tay chảy ra thành những tia vàng. Miđat vui mừng khôn xiết. Nhưng khi nhà vua ngồi vào bàn ăn thì chợt hiểu rằng, mình đã cầu xin Đionit một món quà thật khủng khiếp. Cứ mỗi lần đụng đến là tất cả mọi thứ – cả bánh mì, rượu nho, thức ăn – đều biến thành vàng. Đang bị cái chết vì đói và khát đe doạ, nhà vua hoảng sợ và đành phải chắp tay lên trời và kêu nài: “Hãy động lòng thương, hỡi thần Đionit! Hãy tha thứ cho tôi, cầu xin ngài thương tình. Xin ngài hay thu hồi món quà này!”. Theo lệnh Đionit, Miđat đã đến sông Pacton. Nước sạch đã rửa hết món quà mà lão ta không xơi nổi.

Nếu vua xứ Phrygia đã đảm nhận vai trò không lấy gì làm vinh hạnh là mở đầu danh sách những nạn nhân của sự sùng bái vàng, thì ở thời đại của chúng ta cũng có một bà nào đó tuổi tác đã cao, đúng là dùng răng vạch tên mình vào cuốn sách này. Sự thể như sau.

Tại một khách sạn sang trọng nhất của Nhật Bản, một công ty kinh doanh du lịch đã đặt một bồn tắm bằng vàng nguyên chất. Mặc dầu giá đắt ghê người, song vẫn rất nhiều kẻ muốn tắm trong cái bồn đó. Thu nhập của công ty này tăng lên vùt vụt. Nhưng những lo lắng mỗi ngày một tăng. Thậm chí phải thuê cả một đội thám tử, vì một số khách khi đi vào phòng tắm đã đem theo những cái đục dấu kín trong khăn mặt và cố gắng đục đẽo dù chỉ lấy một ít vàng thôi “để kỉ niệm”. Những vệ binh cảnh giác đã không để cho các nhà sưu tập “vật lưu niệm” mang theo bất cứ vật dụng gì. Bây giờ, khách hàng đành phải trông cậy vào bản thân mình mà thôi. Thế là chính cái bà mà chúng ta vừa nói đến ấy đã quyết định … dùng răng gặm mép bồn tắm bằng vàng khi thời gian tắm của bà ta sắp hết. Nhưng quả hồ đào không dễ mà nhá được, chỉ mấy ngày sau, bà ta đành phải đi tậu một hàm răng giả.

Người ta đồn rằng, hình như công ty này đang phấn chấn vì sự phát đạt nên không muốn dừng lại ở mức đã đạt được, và còn định đặt những cái chậu hố xí bằng vàng trong hố xí các khách sạn sang trọng nhất của mình.

Ý định đó tự nó không có gì là mới. Ngay từ năm 1921, để diễn đạt một cách cường điệu sự khinh bỉ của mình đối với thần tượng màu vàng, V. I. Lênin đã viết : “Sau khi chúng ta chiến thắng trên quy mô thế giới, tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ làm các hố xí công cộng bằng vàng trên các đường phố của một số thành phố lớn nhất trên thế giới”. Và Người còn nói thêm: “Còn bây giờ, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô – viết liên bang Nga, cần phải giữ vàng, bán nó thật đắt và dùng nó để mua hàng hoá thật rẻ”.

Lịch sử của vàng đó là lịch sử của nền văn minh. Những hạt vàng đầu tiên đã lọt vào tay người từ vài ngàn năm nay, và ngay từ lúc bấy giờ, nó đã được đặt vào hàng kim loại quý. Ai Cập được coi là nước giàu vàng nhất trong thế giới cổ đại. Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuộc khai quật các lăng mộ của giới quyền quý Ai Cập, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ trang sức và những đồ dùng khác bằng vàng. Một trong những người tham gia cuộc xâm nhập đầu tiên vào ngôi mộ của một faraon mà chưa ai biết tên, được tìm thấy hồi năm 1907 ở “Thung lũng của vua chúa” gần Thebes ở tả ngạn sông Nin đã viết : “Tia sáng đầu tiên vừa mới rọi vào, ánh vàng đã sáng ngời lên khắp mọi chỗ … Vàng trên sàn nhà, vàng trên các bức tường, vàng ở đằng kia, ở góc xa nhất, nơi có chiếc quan tài đặt cạnh bức tượng. Vàng sáng ngời rực rỡ như vừa mới ra khỏi bàn tay của những người thợ vàng lành nghề …”.

Mười lăm năm sau cũng tại đây, nhà khảo cổ học người Anh Hovar Catơ (Howard Carter) đã phát hiện được ngôi mộ của faraon Tutankhamen từng trị vì hồi thế kỷ XIV trước công nguyên. Những tác phẩm vô giá của nghệ thuật cổ đại đã được bảo tồn hàng ngàn năm ở đây, trong số đó có nhiều thứ bằng vàng nguyên chất. Xác ướp của vị faraon trẻ tuổi yên nghỉ trong chiếc quan tài bằng vàng nặng 110 kilôgam. Chiếc mặt nạ của Tutankhamen đẹp cực kỳ, nó được làm bằng vàng và các thứ ngọc đủ mọi màu sắc, chạm trổ rất khéo.

Nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong vô vàn của cải từng bao quanh vị vua thời cổ này khi còn sống được đem theo xuống mồ và nhà mồ. Chẳng hạn, theo truyền thuyết, muốn được thần linh phù hộ, nữ hoàng Semiramit xứ Assyria đã đúc những bức tượng thần khổng lồ bằng vàng nguyên chất. Một bức tượng như vậy cao 12 mét, cân nặng một ngàn talant Babilon (khoảng 30 tấn). Bức tượng nữ thần Rea còn đồ sộ hơn nhiều: để làm bức tượng này, phải tốn tám ngàn talant vàng nguyên chất (ngót 250 tấn). Tượng nữ thần ngự toạ trên ngai vàng, hai con sư tử lớn bằng vàng làm “vệ sĩ” đứng hai bên.

Những đồng tiền vàng đầu tiên đã xuất hiện khoảng hai ngàn năm trăm năm trước đây. Quê hương của chúng là Lyđia – một quốc gia chiếm hữu nô lệ hùng mạnh nằm ở phần phía tây Tiểu Á. Lyđia buôn bán rộng rãi với Hy Lạp và các nước láng giềng phương đông của mình. Để tiện việc giao dịch buôn bán, người Lyđia đã cho lưu hành tiền đúc bằng vàng, gọi là stater, trên đó in hình con cáo đang chạy – biểu tượng của thần Basarea, vị thần chính của xứ Lyđia.

Sau khi Lyđia bị vua Kyros của nước Ba Tư chinh phục, các nước khác thuộc vùng Cận Đông và Trung Đông cũng bắt đầu đúc tiền vàng. Chẳng hạn, đồng đaric – tiền của vua Đarius nước Ba Tư, trên đó in hình nhà vua đang bắn cung, đã được lưu hành rộng rãi.

Trong số các vua chúa cũng có những vị đã bổ sung tiền vàng cho ngân khố của mình một cách rất độc đáo. Năm 1285, Philip IV với biệt danh là Hào hoa đã trở thành vua nước Pháp. Ông ta có thực sự là người tốt hay không, điều đó thật khó nói, nhưng có rất nhiều sự việc chứng tỏ rằng, ông ta là một nhà cầm quyền xảo quyệt và tham lam. Vì muốn mở rộng quyền lực của mình, ông ta đã dấy lên những cuộc chiến tranh liên miên, tốn rất nhiều tiều của. Thường xuyên cảm thấy những khó khăn về tài chính, mà có lẽ không chịu được sự chi tiêu quá dè xẻn nên nhà vua đã dùng đến sự lừa gạt và mọi thủ đoạn xảo trá. Theo mật lệnh của ông ta, những đồng tiền vàng cướp bóc được đều phải qua một cuộc “phẫu thuật” tại xưởng đúc tiền: chúng đã bị gọt dũa, rồi những mạt vàng ấy lại phải đúc thành những đồng tiền mới. Phương pháp “sản sinh” tiền như vậy đã cho phép cứ 100 đồng tiền thì làm ra được110 – 115 đồng tiền khác, còn nếu cố gắng thì có thể làm được nhiều hơn. Philip IV đích thân giám sát việc sản xuất tiền mới, và thật khốn khổ cho người nào không ủng hộ việc làm của nhà vua.

Thời trung cổ, nghề giả kim thuật rất thịnh hành, nó trở thành niềm say mê của tất cả mọi người, từ già đến trẻ. Từ xa xưa, những ý đồ biến các kim loại khác thành vàng đã được thực thi, nhưng trước đó chưa có lúc nào chúng mang tính chất quần chúng đến thế. Ngày cũng như đêm, trong các căn hầm của các lâu đài tối tăm bằng đá, ngọn lửa trong lò của các nhà giả kim thuật toả sáng, các chất lỏng huyền bí trong các bình cổ cong sôi lên sùng sục trên ngọn lửa và toả ra đủ mọi màu sắc cầu vồng, khói ngột ngạt bốc lên từ các nồi hơi và nồi nung.

Tin tưởng vào khả năng tìm ra “hòn đá mầu nhiệm” để nhờ nó mà thu được vàng, các nhà giả kim thuật và những người bảo trợ họ tìm mọi cách vượt lên trên các đối thủ của mình. Từ đó đã nảy sinh mối nghi kỵ lẫn nhau, đã xuất hiện những nguyên cớ cho những lời buộc tội độc ác để khép nhau vào những tội trạng tưởng như là có thật. Chẳng hạn, năm 1440, thống chế Pháp Jin đơ Lavan (Jill de Laval) (nam tước đơ Retz) – con người từng đi vào lịch sử với cái tên gớm ghiếc là “Râu xanh”, bị gán tội đã giết chết hàng trăm thiếu nữ, mà theo lời lẽ của nhà thờ, ông ta cùng với bạn mình là nhà giả kim thuật Franxoa Prelati (Francois Prelatti) đã lấy máu của các thiếu nữ để làm ra vàng. Theo yêu cầu của giám mục xứ Nantơ, nam tước đơ Retz và Prelati đã bị trao vào tay toà án của giáo hội và ngay sau đó, đã bị thiêu trên giàn lửa. Gần năm thế kỷ sau, năm 1925, dưới đống đá vụn nát của toà lâu đài mà xưa kia nam tước đơ Retz đã sống người ta phát hiện ra những mảnh thạch anh chứa vàng mà từ đó Prelati đã khai thác vàng cho “Râu xanh”.

Đầu thế kỷ XVI, khi mà những khát vọng giả kim thuật còn sôi sục ở châu Âu, bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tìm ra một phương thức tìm vàng chóng thu lợi hơn: chúng tổ chức những cuộc cướp bóc dã man tại các quốc gia ở châu Mỹ mà Crixtop Colong (Christoph Colomb) đã phát hiện ra năm 1492. Vàng do các bộ tộc người Aztec, người Inka, người Maya và các bộ tộc khác ở Tân đại lục tích luỹ qua nhiều thế kỷ đã ùn ùn đổ về châu Âu.

Bọn thực dân không còn phải mơ tưởng những kho của quý huyền bí nữa, những kho của quý đã hiện ra trước mắt chúng trên đất châu Mỹ. Năm 1915, Ernan Coctec đổ bộ lên cảng Veracuz, thổ dân da đỏ vốn không ngờ kẻ da trắng mới đến này đã chuẩn bị sẵn cho họ một số phận bi thảm nên đã mang quà đến tăng y; ngoài vô số đồ trang sức, có hai cái đĩa to tướng bằng bánh xe ngựa, làm bằng vàng và bạc. Hai cái đĩa này tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.

Ở các dân tộc xưa kia từng cư trú trên đất Mỹ La tinh, vàng được coi là thứ kim loại thiêng liêng, là kim loại của thần mặt trời. Các nhà quyền quý và các vị pháp sư của họ đã nghĩ đến khá nhiều nghi lễ để chứng tỏ mối liên quan không thể phá vỡ được giữa quyền lực của những kẻ mạnh ở thế giới này và sự giàu có mà các vị thần đã ban cho họ dưới dạng vàng. Trong số các nghi lễ như vậy, có nghi lễ sau đây. Vào giờ trước lúc rạng đông, các tù trưởng của người Aztec xoa dầu thơm lên thân thể, sau đó, họ rắc bột vàng lên người theo tín hiệu của vị pháp sư tối cao. Vị tù trưởng “thếp vàng” ngồi chễm chệ trên một chiếc bè cói giữa đám tuỳ tùng rồi khởi hành trên mặt hồ, hướng về phía mặt trời mọc. Khi vầng thái dương đỏ rực nhô lên khỏi núi thì bắt đầu tiến hành trọng thể lễ tắm gội của tù trưởng. Trong lễ này, các vị pháp sư rắc nhẫn, vòng xuyến, quả lắc và những đồ trang sức khác từ những cốc chén bằng vàng lên mình vị tù trưởng. Sau nghi lễ này, không ai còn nghi ngờ về việc vị chúa tể của họ là con của mặt trời.

Trong các đền đài cũng tích tụ những lượng vàng rất lớn. Trần của một ngôi đền được gắn những ngôi sao bằng vàng, những con chuồn chuồn, bươm bướm, chim chóc bằng vàng, tưởng như chúng đang bay lượn trên đầu mọi người, đẹp đến nỗi gây nên cảm giác mê ly tuyệt diệu ở tất cả những ai có dịp vào thăm ngôi đền này.

Franxixco Pixaro (Francisco Pisarro) là một trong những kẻ cầm đầu cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha. Hồi đầu những năm 30 của thế kỷ XVI, y đã đặt chân lên đất đai của người Inka, nơi mà lúc bấy giờ đang diễn ra những cuộc cấu xé nhau trong bộ tộc của họ. Lúc đầu, bản thân sự xuất hiện của những người xa lạ không báo trước một tai hoạ gì đối với người Inka. Trái lại, thủ lĩnh của họ là Atauanpa – vị “Inka vĩ đại”, đã quả quyết rằng, đó là các vị thần hiện ra để giúp ông ta kết thúc cuộc chiến tranh một cách thắng lợi.

Pixaro đã mời vị Inka vĩ đại đến dự tiệc. Atauanpa đã đến một cách đắc chí, trên chiếc kiệu vàng trang điểm bằng lông chim. Ông ta cũng như bọn tuỳ tùng đều không mang vũ khí. Tên thực dân nham hiểm chỉ cần có thế. Theo ám hiệu của y, bọn Tây Ban Nha đã xông vào các vị khách, đánh tan tác lũ tuỳ tùng và bắt vị thủ lĩnh để cầm tù.

Sau khi giam giữ Atauanpa được vài ngày dưới sự canh phòng cẩn mật, Pixaro hứa sẽ trả lại tự do cho ông ta nếu trong vòng hai tháng kịp chất đầy vàng trong căn phòng lớn nơi ông ta bị giam giữ, đến chiều cao ngang tay người với tới. Vị “Inka vĩ đại” đã chấp nhận điều kiện chuộc mạng kỳ quái đó. Các sứ giả của Atauanpa được phái đi khắp cả nước, và chẳng bao lâu, những đoàn người khuân vác, còng lưng dưới sức nặng của chai lọ vàng, tượng vàng, đồ trang sức và những vật phẩm khác bằng vàng lũ lượt kéo về nơi ông bị giam cầm. Đống vàng đã cao dần, tuy vậy, khi hai tháng đã trôi qua, căn phòng vẫn chưa chứa vàng cao như đã thoả thuận. Mặc dù vị thủ lĩnh của người Inka đã thuyết phục Pixaro rằng, hãy chờ ít lâu nữa thôi, nhưng tên này đã quyết định giết ông ta, vì bọn thực dân Tây Ban Nha nghĩ rằng, vị Inka vĩ đại có thể là kẻ thù nguy hiểm đối với chúng.

Khi biết tin về cái chết của Atauanpa thì các đoàn lạc đà trở vàng đang trên đường đi. Người Inka vội vàng đi chuộc vị thủ lĩnh của mình, nhưng sau khi biết rằng ông đã bị bọn thực dân Tây Ban Nha giết chết, họ liến cất giấu toàn bộ số đồ quý giá đó trong núi Azangar (nghĩa là “nơi xa xôi nhất”). Trong số những của cải tuột khỏi tay bọn xâm lược, có một chuỗi xích đồ xộ bằng vàng, mà theo truyền thuyết thì phải hơn hai trăm người mới nhấc nổi.

Nhưng người Inka không thể cất giấu hết mọi của cải của mình. Người Tây Ban Nha đã chiếm cứ và cướp bóc Cuxco – một trong những thành phố giàu có nhất Pêru. Đền mặt trời lợp vàng là công trình trang trí của thành phố này. Các bức tường và trần của phòng giữa ngôi đền được trang điểm bằng những tấm vàng, còn ở phía đông có một đĩa vàng toả vầng hào quang, đó là bộ mặt của vị thần, có cặp mắt bằng ngọc quý nhô lên. Khi những tia nắng đầu tiên của mặt trời ban mai chiếu vào đĩa này thì cặp mắt huyền bí của vị thần rực lên những ngọn lửa muôn màu. Một khu vườn bằng vàng nằm sát ngôi đến. Cây cối, bụi rậm, chim chóc – mọi thứ đều được làm bằng vàng rất khéo. Trong vườn có những chiếc ngai bằng vàng, các pho tượng của các vị Inka vĩ đại – con của mặt trời – ngự toạ trên đó.

Chỉ qua vài tuần lễ sau khi Pixaro đến đây, thành Cuxco thiêng liêng đã bị cướp bóc đến tận nền. Bọn thực dân Tây Ban Nha đã tàn nhẫn huỷ diệt nền văn hoá lâu đời do người Inka sáng tạo nên sau nhiều thế kỷ. Chúng đã nấu chảy những công trình nghệ thuật quý giá nhất của các nghệ nhân cổ xưa để đúc thành những thỏi vàng tiện lợi cho việc vận chuyển qua đại dương.

Trong suốt hai trăm năm, các đoàn tàu chở vàng hàng năm rời bờ biển Tân đại lục hướng về bán đảo Pyrene. Nhưng dường như để trả thù bọn ăn cướp, đại dương đã nhiều lần giật khỏi tay chúng những thứ của mà chúng ăn cướp được rồi giấu kỹ dưới đáy những vực thẳm.

Năm 1622, cách bờ biển Floriđa không xa, hai tàu biển “Santa Margarita” và “Nuestra Senora de Atocha” đã bị đắm vì không chịu được bão lớn khủng khiếp, chúng đã mang một lượng vàng rất lớn cùng nhiều thứ đồ quý giá khác xuống đáy biển. Hai chục năm sau đó, một cơn bão dữ dội đã đánh đắm mười sáu chiếc tàu của “Hạm đội vàng” khi chúng trên đường về cảng Sevila của Tây Ban Nha. Các tư liệu lịch sử trong các kho lưu trữ cho biết rằng, tổng giá trị hàng hoá của những chiếc tàu này (mà chủ yếu, chúng trở vàng) vào khoảng vài chục triệu đô la. Đại dương đã “nuốt chửng” mười bốn chiếc tàu của “Hạm đội vàng” ở bờ biển châu Mỹ vào mùa xuân năm 1715 khi ở đây nổi lên một cơn bão có sức phá hoại chưa từng thấy.

Theo ước tính của các nhà sử học, chỉ riêng trên biển Caribê đã có khoảng một trăm xác tàu đang yên nghỉ. Cũng khoảng ngần ấy chiếc tàu đã chìm đắm ở vùng biển đông nam Floriđa. Các quần đảo Bahama và Becmuđa là nghĩa địa của hơn sau mươi chiếc tàu Tây Ban Nha. Cuối cùng, khoảng bảy mươi chiếc tàu còn nằm dưới đáy vịnh Mêxico. Tất cả những chiếc tàu ấy đều có thể gọi là những chiếc tàu bằng vàng mà không phải là nói ngoa, vì mỗi chiếc tàu chở hàng đống của cải quý báu. Chỉ cần nêu một dẫn chứng cũng đủ rõ. Chỉ riêng một trong những chiếc tàu đó – tàu “Santa Roza”, đã kéo theo nó xuống đáy biển hàng đống vàng và các kho của quý khác từ cung điện của Montezuma nổi tiếng. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, đại dương đã “giữ hộ” con người nhiều vàng, bạc và những của quý khác trị giá hàng trăm tỷ đô la.

Bao thế kỷ nay, những món tiền khổng lồ không thể tưởng tượng nổi ấy đã kích động tâm trí của những người đi tìm của cải. Trong thời gian gần đây, các cuộc truy tìm kho tàng dưới đáy biển đã có quy mô to lớn. Ở nhiều nước đã xuất bản những cuốn sách, những tập bản đồ, alat, trong đó chỉ dẫn toạ độ chính xác và toạ độ giả định của từng con tàu chứa đầy của quý bị đắm. Mỗi năm, hàng trăm đoàn thám hiểm xuất hành ra biển để tìm kiếm vàng bạc. Thỉnh thoảng, vận may cũng đến với những người mò của dưới đáy biển, nhưng nỗi thất vọng vẫn chờ đón họ nhiều hơn. Tuy vậy, đại dương vẫn tiếp tục vẫy gọi hàng ngàn người đi tìm của báu.

Bởi vì các cuộc tìm kiếm vàng dưới đáy đại dương gắn liền với vô vàn khó khăn, cho nên, những ý đồ khám phá thứ kim loại quý này trên cạn bao giờ cũng mang tính chất quần chúng hơn nhiều. Khi ở một nơi nào đó trên trái đất vừa mới tìm thấy một nắm đất chứa vàng, thì lập tức, hàng ngàn hàng vạn người ùn ùn kéo đến đó để tìm kiếm hạnh phúc, họ bị lên “cơn sốt vàng” – một chứng bệnh không hề được nói đến trong các sách tra cứu y học, nhưng lại được mô tả một cách thần tình trong các truyện ngắn của Jac Lonđon (Jack London) và của Bret – Harta (Bret – Harte).

Chỉ vài gam cát chứa vàng mà người ta quên hết tính người, con giết cha, anh em giết nhau. Cảnh như thế đã diễn ra hồi đầu thế kỷ XVIII, khi vừa mới phát hiện ra những mỏ vàng ở Braxin. Nó cũng diễn giữa thế kỷ trước, khi từng đoàn người tìm vàng xô đẩy nhau đến vùng California nóng bỏng, rồi vài năm sau lại ùn ùn kéo nhau đến sa mạc châu Uc. Cảnh như thế đã xảy ra trong những năm 80 của thế kỷ XIX, khi mà cặp mắt của bọn hám lợi rực sáng bốc lên ánh điên dại mỗi lần nghe nói đến Tranxvaan. Cảnh như thế cũng đã diễn ra mấy chục năm sau đó, khi mà xứ Clonđaic băng giá và miền Alaxca tuyết phủ (mà trước kia chính phủ Nga hoàng đã bán cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với giá mấy đồng xu) đã trở thành trung tâm của cơn sốt này.

Hiện còn giữ được các bức ảnh “những con rắn đen” rẽ lối qua những đỉnh núi đầy băng tuyết của vùng địa cực. Đó là những chuỗi người vô tận, lếnh thếch đeo túi hành lý trên vai hoặc kéo trên xe trượt tuyết – niềm ước mơ trở về nhà với những chiếc bị đầy vàng đã lôi cuốn họ. Nhưng tiếc thay đối với đa số những người đi tìm vàng bằng, ước mơ đó không mấy khi thực hiện được.

Trong thế kỷ vừa qua, các mỏ vàng đã được phát hiện ở Xibia, trên bờ sông Lêna. Nhưng lịch sử của vàng nước Nga còn đi ngược về những thời đại sớm hơn.

Ngay từ đầu thế kỷ XVII đã xuất hiện những đồng tiền vàng đầu tiên của nước Nga – đồng mười côpech và đồng năm côpech do Vasili Suixki phát hành.

Dưới thời nữ hoàng Elizaveta Petropna đã xuất hiện đồng tiền vàng lớn, trị giá 10 rúp. Để phù hợp với người nắm quyền bính cao nhất nước Nga, người ta đã gọi những đồng tiền này là “hoàng kim”. Có lẽ Elizaveta Petropna là người không thờ ơ với vàng: sau khi bà ta qua đời, trong hoàng cung còn lại một di sản kếch sù gồm vô số hòm lớn hòm nhỏ đầy ắp tiền vàng.

Các viên đại thần đạo mạo cũng cố gắng để không lạc hậu so với bậc đế vương. Chẳng hạn, năm 1711, công tước Gagarin đã quyết định làm cho thiên hạ “lác mắt” vì sự giàu có của mình nên đã làm một cỗ xe lộng lẫy, đệm nhồi bằng tơ nước ngoài. Ông ta ra lệnh bọc bánh xe bằng bạc, đóng móng cho tám con ngựa bằng vàng nguyên chất, ngụ ý nói : thấy chưa ! ta cũng biết ăn chơi đấy chứ.

Việc khai thác vàng ở nước Nga đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII sau khi người nông dân Erofei Markop phát hiện được mỏ vàng đầu tiên trên bờ sông Berezopka ở Uran vào năm 1745 trong lúc đi tìm thạch anh cho tu viện Ba ngôi. Xứ Uran đã trở thành cái nôi của công nghiệp vàng nước Nga.

Cũng ở Uran đã tìm được khối vàng tự sinh lớn nhất trong nước, nặng 36 kilôgam. Một người thợ của nhà máy Mias tên là Nikifor Xiutkin đã tìm thấy nó ở lưu vực sông Mias vào năm 1842. Ngay sau đó, vật quý này đã được đưa về Petecbua ; ở đây, nó đã gây nên cảnh huyên náo khác thường. Khối vàng tự sinh lớn nhất nước Nga, đâu phải là chuyện thường! Viên giám thị mỏ được thưởng huân chương Xtanixlap, viên quản đốc xưởng được hưởng phụ cấp một năm. Còn nhân vật chính của lễ mừng thì sao? Một tạp chí cũ đã viết rằng, Xiutkin “uống rượu say mèm, sọm hẳn người, bắt đầu đi làm muộn, và cứ như thế cho đến khi, theo lệnh của chủ mỏ, người ta đuổi anh đi, mặt mày sưng húp, áo quần rách bươm, tay chân bị trói chặt và bị một trận đòn nhừ tử trước mặt các nhân viên của mỏ tụ tập lại khi nghe tiếng trống”.

Dưới thời Sa hoàng, điều kiện làm việc tại các mỏ vàng vô cùng nặng nhọc. Từ sáng sớm đến khuya, những người phu mỏ vàng bị ruồi muỗi ăn thịt, còng lưng đãi hàng tấn cát trên những cái máng rất thô sơ. Không phải ngẫu nhiên mà lúc thì nơi này, khi thì nơi khác, đã nổ ra những cuộc đình công. Trong số đó, vang dội nhất là cuộc đình công nổ ra năm 1912 tại các mỏ sa khoáng dọc sông Lêna, từng đi vào lịch sử của phong trào cách mạng Nga.

Sau cách mạng, kỹ thuật mới, trật tự mới đã được đưa đến các mỏ vàng. Từ một nghề nửa thủ công, khai thác vàng đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất. Hiện nay chỉ có thể nhìn thấy chiếc khay đãi vàng trong các viện bảo tàng. Bây giờ, vàng được khai thác bằng những tàu cuốc – đó là những cỗ máy cao bằng cả toà nhà bốn tầng, được trang bị các cơ cấu tự động, các khí cụ điều khiển từ xa, các bộ phận truyền hình công nghiệp. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, một tàu cuốc cỡ lớn chỉ cần vài người điều khiển, có thể thay thế chân tay nặng nhọc của mười hai ngàn người đãi vàng.

Sau khi được tách khỏi đất đá, những hạt vàng nhỏ li ti lại được xử lý tiếp để biến thành những thỏi vàng nhỏ. Song cũng hay gặp kim loại này ở dạng các khối tự nhiên, tức là những khối vàng tự sinh. Chúng ta đã nói đến một khối như vậy – khối vàng tự sinh lớn nhất nước Nga. Các khối vàng tự sinh lớn nhất thế giới đã được tìm thấy ở châu Úc hồi thế kỷ trước. Năm 1869, đã diễn ra cuộc gặp gỡ với “người khách lạ đáng mong” nặng 71 kilôgam. Ba năm sau đã tìm thấy “phiến Honterman”; cùng với đất đá xen lẫn thì khối này nặng 285 kilôgam, trong đó, riêng vàng nặng chừng 100 kilôgam. Những món quà hiếm có này của thiên nhiên nay đều không còn nữa: Cả hai khối vàng tự sinh này đã bị nấu lại để đúc thành thỏi.

Đôi khi vàng có ở những chỗ rất bất ngờ. Gần Băng Cốc – thủ đô Thái Lan, có một pho tượng phật rất lớn mà không ai biết là nó đã được chở đến đây từ bao giờ. Nửa thế kỷ trước đây, người ta đã quyết định xây dựng một nhà máy cưa lớn ở chỗ này, do đó, cần phải chuyển pho tượng đi nơi khác. Khi nhấc pho tượng lên khỏi bệ, mặc dầu đã dùng những biện pháp rất thận trọng, pho tượng Phật bán thân bằng đá vẫn bị nứt, và tận trong kẽ nứt lộ ra cái gì óng ánh. Những người chỉ đạo công việc đã quyết định bóc lớp vỏ ngoài bức tượng. Tức thì trước mắt những người có mặt lúc đó hiện lên một ông phật bằng vàng nguyên chất, nặng 5,5 tấn. Các chuyên gia đã xác định rằng, pho tượng cổ ấy không kém bảy trăm tuổi. Cõ lẽ, trong những năm chiến tranh phong kiến giữa các phe phái, để đề phòng bất trắc, những người chủ của pho tượng Phật bằng vàng đã mặc cho ngài bộ “cà sa” bằng đá, rồi một điều gì đó đã cản trở họ cởi bộ y phục ấy ra. Hiện nay, pho tượng này đang được bảo tồn tại Chùa Vàng nổi tiếng ở Băng Cốc.

Trong toàn bộ lịch sử của mình, loài người đã khai thác không quá 100 nghìn tấn vàng. Như vậy có nhiều không? Có lẽ không nhiều. Để xác nhận điều này, xin đưa ra một thí dụ trực quan: nếu lượng vàng này được biểu thị bởi một khối lập phương thì mỗi chiều của nó chỉ mới được 17 mét, mà theo ước tính của các nhà địa chất thì chỉ riêng trong vỏ trái đất thôi, đã có đến 100 tỉ tấn vàng (!) Trữ lượng kim loại này, mà trên thực tế là không thể cạn kiệt, đã hoà tan trong nước của các đại dương và biển trên hành tinh của chúng ta. Các “kho vàng” trong đại dương được bổ xung thường xuyên : các con sông chảy qua những vũng chứa vàng, xói rửa kim loại này ra khỏi đất đá và mang ra biển.

Những ý đồ lấy vàng từ nước biển đã được thực thi nhiều lần. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà hoá học Đức Fritx Habe (Fritz Haber) là một trong những người đầu tiên làm công việc này với ý định gánh đỡ cho Đức khoản tiền bồi thường chiến tranh. Năm 1920, với khoản tiền trợ cấp của ngân hàng và của phòng bảo chứng Franfuôt, một uỷ ban hoàn toàn bí mật đã được thành lập ở Đalem nhằm tìm cách lấy vàng từ nước biển. Sau tám năm tìm tòi liên tục, Habe đã hoàn chỉnh những phương pháp phân tích chính xác nhất cho phép phát hiện vàng khi hàm lượng của nó chỉ bằng 0, 000 000 000 1 gam trong một lít, và cả những phương pháp làm cho hàm lượng nguyên tố này trong nước tăng lên 10 ngàn lần. Tưởng như thành công đến nơi rồi. Nhưng … (chính tại thời điểm cuối cùng lại hay xuất hiện cái “nhưng” bất ngờ này), các phép phân tích được tiến hành rất cẩn thận đã đính chính lại rằng, hàm lượng vàng trong nước biển ít hơn khoảng một ngàn lần so với dự tính của Habe. Rõ là “một tiền gà, ba tiền thóc”.

Với trình độ kỹ thuật hiện đại thì vấn đề như vậy không phải là không giải quyết được. Hiện nay, nhiều hãng nước ngoài đang tiến hành các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực này, và ai biết được rằng, có thể trong những năm sắp tới, đại dương sẽ trở thành những mỏ vàng vô tận.

Còn một hướng nữa cũng rất đáng chú ý mà các nhà bác học Pháp và Liên Xô đang theo đuổi. Đây muốn nói đến các quá trình luyện kim vi sinh học. Cách đây chưa lâu lắm, khoa học đã biết những vi khuẩn “ăn vàng’. Một số biến chủng của các loại nấm mốc dường như có khả năng hút vàng khỏi dung dịch rồi được bao phủ bởi một lớp màng nhuốm vàng. Đem sấy khô màng nấm và nung lên thì thu được vàng, nhưng thực ra, chỉ với một lượng rất nhỏ bé. Phương pháp này vẫn chưa ra khỏi bốn bức tường của phòng thí nghiệm, nhưng các nhà bác học tin chắc rằng, hoàn toàn có thể sử dụng được hoạt động sinh hoá mãnh liệt của nhiều vi khuẩn vào thực tiễn để lấy vàng ra khỏi đất đá.

Ngay nay, cũng có thể thu được vàng từ các loại khác. Các bạn sẽ hỏi : “ Xin lỗi, phải chăng ước mơ ngàn năm của các nhà giả kim thuật đã được thực hiện, và cuối cùng, đã tìm ra được “hòn đá mầu nhiệm” rồi ư ?” Công việc ở đây không phải là nhờ “hòn đá mầu nhiệm” mà môn vật lý hạt nhân đã thay thế nó một cách có kết quả. Khi dùng nơtron để bắn phá các nguyên tử iriđi, platin, thuỷ ngân, tali trong các lò phản ứng nguyên tử, các nhà bác học “khai thác” được các đồng vị phóng xạ của vàng. Có thể sử dụng các máy gia tốc (loại máy gia tốc vòng của máy gia tốc tuyến tính) vào mục đích này. Ở đây, điện trường và từ trường được sử dụng để làm cho các hạt tích điện đạt tốc độ rất lớn.

Nói cho vui thì chúng ta nhận thấy rằng, các nhà vật lý học người Anh hiện nay có lẽ đã nhiều lần vi phạm sắc lệnh mà vua Henry IV đã ký từ đầu thế kỷ XIV: “Bất cứ ai, dù đó là người nào, đều không được phép biến đổi các loại bình thường thành vàng”. Sau đó mấy trăm năm, chưa một ai có thể trở thành người vi phạm luật đó mặc dù rất nhiều người muốn làm được như thế, và mãi đến thế kỷ XX, sắc luật của nhà vua mới bị các nhà bác học “chà đạp”.

Thế là các bạn đã quen với lịch sử của vàng và với việc khai thác vàng. Nhưng, kim loại này là cái gì vậy ? Hiện nay nó được sử dụng ra sao?

Vàng là một trong những kim loại nặng nhất. Chính tính chất này đã giúp cho Acsimet vạch trần trò bịp bợm của bọn thợ kim hoàn trong hoàng cung của vua Hiero xứ Siracusa khi chúng làm chiếc vương miện bằng vàng theo yêu cầu của ông vua này. Nhà vua đã yêu cầu nhà bác học cho biết rõ, cái vương miện này có được làm bằng vàng nguyên chất hay không, hay là một phần vàng đã bị thay thế bởi kim loại khác. Trong thời đại chúng ta, bài toán này chỉ vừa tầm hiểu biết của một em học sinh nhỏ. Nhưng ở thế kỷ trước công nguyên, ngay cả Acsimet vĩ đại cũng phải vắt óc để tìm câu trả lời cho nhà vua. Nhà bác học đã làm như sau: ông cân chiếc vương miện, sau đó, dìm vào nước và xác định thể tích của nó bị choán chỗ. Lấy khối lượng của vương miện chia cho thể tích, ông không thu được con số 19,3 (ứng với mật độ của vàng) mà được một số nhỏ hơn. Điều đó có nghĩa là bọn thợ kim hoàn đã “cuỗm” một phần vàng và thay vào đó một thứ kim loại nhẹ hơn.

Vàng nguyên chất là một kim loại rất mềm và rất dẻo. Có thể kéo một mẩu nhỏ vàng bằng đầu que diêm thành một sợi dây dài vài kilomet hoặc dát thành một lá mỏng trong suốt hơi xanh có diện tích chừng 50 mét vuông.

Nếu lấy móng tay vạch lên vàng nguyên chất thì sẽ còn lại dấu vết trên đó. Vì vậy, trong nghề kim hoàn, người ta thường pha thêm đồng, bạc, niken, cađimi, palađi và các kim loại khác vào vàng để làm cho nó bền hơn. Còn trong các trường hợp gia công vàng nguyên chất, một lượng vàng khá lớn sẽ biến thành bụi.

Cuối thế kỷ trước, ở Mỹ đã xảy ra một sự việc kỳ khôi. Cách xưởng đúc tiền ở Philađenphia không xa có một ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ. Một hôm, khi người ta chuẩn bị sửa chữa lại nó thì một người trong thành phố đến yêu cầu bán cho anh ta cái mái nhà rách nát vô dụng ấy với giá khá đắt – những ba ngàn đô la ! Cả xóm đạo kháo nhau rằng, anh này mất trí rồi, nhưng khi mà tiền đã đến tay mà không hứng lấy thì cũng có lỗi. Hoá ra các chức sắc nhà thờ mới là những người ngốc. Anh chàng tinh khôn này đã cạo sạch lớp bụi bẩn ở mái nhà, rồi đốt nó – trong tro có khoảng tám kilôgam vàng mà giá trị của nó vượt xa số tiền mà anh ta đã bỏ ra để trả cho xóm đạo. Thì ra qua nhiều năm, bụi vàng bay qua ống khói lò nung của xưởng đúc tiền và lắng xuống mọi vật xung quanh, nhưng nhiều nhất là trên mái nhà thờ.

Một anh thủ quỹ của một ngân hàng lớn ở châu Âu cũng tỏ ra không kém tinh khôn. Sự việc được kể ở đây đã xảy ra trước chiến tranh thế giới thứ nhất, khi mà tiền vàng còn lưu hành ở đa số các nước. Mỗi ngày, hàng ngàn đồng tiền vàng chảy vào các quầy thu tiền của các ngân hàng; ở đó, chúng được đếm lại, phân loại và niêm phong. Thông thường, các công việc này được thực hiện trên những chiếc bàn gỗ chuyên dụng. Nhưng một hôm, trước khi bắt đầu làm việc, một người thủ quỹ đã trải lên bàn một tấm nỉ mang từ nhà rồi bày tiền lên đó để đếm. Người phụ trách rất vui lòng vì tính cẩn thận như vậy và trong thời gian dài đã lấy người thủ quỹ này để nêu gương cho những người khác. Mỗi buổi sáng, anh ta nhẹ nhàng rút tấm nỉ của mình từ ngăn kéo ra và trải lên bàn và khi hết ngày làm việc thì gấp lại cẩn thận cất vào ngăn bàn. Cứ đến chiều thứ bảy, người thủ quỹ mang miếng nỉ về nhà và sáng thứ hai lại mang một miếng nỉ mới. Sự việc cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi người giúp việc của nhà anh ta bép xép kể rằng, cứ mỗi tối thứ bảy, ông chủ của anh ta đặt miếng nỉ lên chảo rồi đốt. Bụi vàng bám vào các sợi nỉ bị nóng chảy và biến thành hạt vàng nhỏ.

Tính bền vững hoá học rất cao là một trong những tính chất quan trọng nhất của vàng. Các axit và các chất kiềm đều không tác động đến vàng. Chỉ riêng nước cường toan (hỗn hợp của axit nitric và axit clohiđric) đáng sợ là có thể hoà tan vàng. Có một lần Nin Bo – nhà vật lý học nổi tiếng người Đan Mạch, người từng đoạt giải thưởng Noben, đã sử dụng tính chất này. Năm 1934, khi thoát khỏi tay bọn Đức quốc xã, ông rời khỏi Copenhagen. Nhưng trong tay ông còn hai huy chương Noben – vàng của các bạn đồng nghiệp là các nhà vật lý học chống phát xít người Đức – Jeim Franc (James Franck) và Macx fon Laue (Max Laue) (huy chương của bản thân Bo thì đã được đưa ra khỏi Đan Mạch từ trước). Không muốn liều mang các huy chương này theo mình, nhà bác học đã hoà tan chúng trong nước cường toan và đặt cái chai không có gì đáng chú ý này vào một xó trên sàn nhà, nơi có nhiều chai lọ đựng các chất lỏng khác nhau mà bụi bặm bám đầy. Sau chiến tranh, khi trở về phòng thí nghiệm của mình, trước tiên, Bo đã tìm lại cái chai quý báu ấy. Theo yêu cầu của Bo, những người cộng sự của ông đã tách vàng ra khỏi dung dịch, rồi làm lại hai tấm huy chương.

Vàng thường được gọi là “vua của các kim loại”; nó được bao bọc bằng vầng hào quang của niềm vinh hạnh; người ta quý trọng nó, tôn sùng nó. Tuy nhiên, số phận của nó chẳng có gì đáng thèm khát, bởi vì chẳng khác gì một “người tù chung thân”. Thật vậy, vừa được moi lên khỏi lòng đất, vàng rơi vào tay con người, rồi con người lại đưa nó vào nơi giam cầm – những chiếc tủ sắt kiên cố, những hầm ngầm bọc sắt hoặc bằng bê tông cốt sắt. Chẳng hạn pháo đài Nox – nơi có các kho vàng dự trữ của Mỹ, đằng sau nhiều lớp dây thép gai mang dòng điện với điện áp năm ngàn vôn là những thứ như thế. Các lối đến pháo đài này từ xa được bảo vệ bằng mười tháp canh có trang bị khí cụ quan trắc vô tuyến điện tử hiện đại nhất. Súng liên thanh và đại bác cực nhanh túc trực trong các tháp canh sẵn sàng tự động nhả đạn vào mục tiêu. Pháo đài được ngăn thành từng phần, có những khoang chứa đầy nước. Chỉ trong vài phút, tất cả các phòng trong pháo đài có thể tràn ngập trong khí độc thừa sức tiêu diệt mọi sinh vật một cách nhanh chóng. Chính giữa pháo đài, trong một khối bê tông cốt sắt đặc biệt được đóng kín mít bằng một cánh cửa nặng hai chục tấn với những ổ khoá tinh xảo cực kỳ, là nơi cất dấu vàng của nước Mỹ. Những con mắt điện tử không một giây phút nào lơ đễnh. Máy bay lên thẳng thường xuyên tuần tiễu trên pháo đài. Không một tù nhân nào trên thế giới lại bị canh giữ cẩn mật đến thế.

Hiện nay, trong số lượng vàng đã khai thác, chỉ một phần tương đối ít được dùng để làm đồ kim hoàn và làm răng giả. Một điều thú vị là, vàng đã được dùng làm răng giả từ thời thượng cổ. Hồi đầu những năm 50, tại nơi mai táng trong kim tự tháp của faraon Chephren của nước Ai Cập cổ xưa, các nhà bác học đã tìm được một xác ướp trong miệng có ba chiếc răng được gia cố bằng sợi dây vàng . Tuổi của chúng tính ra là đã hơn bốn ngàn rưỡi năm. Các nhà phẫu thuật cổ xưa đã sử dụng đến vàng. Chẳng hạn, trong các cuộc khai quật được tiến hành ở Nam Mỹ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hộp xương sọ của một thủ lĩnh người Inka. Hộp sọ này đã khiến các nhà y học phải chú ý, vì lúc sinh thời, vị “chủ nhân”đầy quyền thế của chiếc xương sọ này đã trải qua một cuộc mổ xẻ : trên xương sọ hiện vẫn còn dấu vết của việc khoan xương do những bàn tay thiện nghệ tiến hành, ngoài ra, lỗ khoan còn lại trên mô xương đã được nhà phẫu thuật cổ xưa bịt lại rất kỹ lưỡng bằng một mảnh vàng mỏng.

Cách đây chưa lâu lắm, lượng vàng dùng cho các nhu cầu kỹ thuật chỉ nhiều hơn chút ít so với lượng vàng dùng để làm răng giả. Trong những năm gần đây, công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến vàng nhiều hơn. Kỹ thuật điện tử ngày càng “ngốn” nhiều vàng để làm vật liệu cho các tranzito và điôt. Từ các hợp kim của vàng với platin, người ta làm ra các chi tiết của thiết bị sản xuất sợi tổng hợp, bởi vì những điều kiện sản xuất ở đây đòi hỏi chúng phải có tính bền vững rất cao đối với tác động của các hoá chất.

Trong kỹ thuật chân không, người ta cũng sử dụng vàng nguyên chất về mặt kỹ thuật. Ở mức độ chân không rất cao, vàng “bám chặt” với đồng khi hai kim loại này tiếp xúc với nhau. Các nguyên tử của kim loại này xâm nhập vào kim loại kia, thêm vào đó, sự khuyếch tán qua lại như vậy xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của mỗi kim loại hoặc bất cứ hợp kim nào của chúng. Trong kỹ thuật, những mối ghép nối khá bền tạo ra nhờ sự trao đổi như vậy được gọi là những “con dấu vàng”.

Từ vàng, người ta làm ra các vòng chèn kín và vòng đệm cho các khâu quan trọng trong máy gia tốc các hạt tích điện; các chỗ giáp nối khác nhau trong các ống và trong buồng máy gia tốc cũng được hàn bằng vàng. Vàng bịt kín các lỗ thoát không khí, vì vậy mà giữ được độ chân không cực kỳ cao trong các thiết bị (với độ chân không nhỏ hơn áp suất khí quyển hàng tỉ lần). Độ chân không trong buồng gia tốc càng cao thì các hạt cơ bản “sống” trong đó càng lâu.

Các kỹ sư từng đặt dây cáp điện thoại qua Đại Tây Dương hồi những năm 50 đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của vàng. Nếu như các bức điện báo vẫn được truyền giữa châu Mỹ và châu Âu từ hơn một trăm năm nay, thì các cuộc nói chuyện bằng điện thoại qua Đại Tây Dương vẫn là một niềm mơ ước tưởng như không thể thực hiện được. Khó khăn chủ yếu là dòng điện truyền theo dây cáp điện thoại bị suy yếu rất nhanh. Làm thế nào để khắc phục điều đó? Muốn duy trì cường độ dòng điện, có thể đặt những thiết bị khuyếch đại cách nhau một khoảng nào đó trên suốt chiều dài dây cáp. Để bảo vệ các thiết bị này khỏi tác động phá huỷ của nước biển, nhiều chi tiết của chúng đã được mạ bằng vàng. Thế là giải quyết được một vấn đề kỹ thuật phức tạp, và năm 1956 đã diễn ra cuộc nói chuyện đầu tiên bằng điện thoại qua Đại Tây Dương đầu tiên trong lịch sử.

Không còn phải nghi ngờ gì nữa, vàng còn góp phần to lớn vào việc chinh phục không gian vũ trụ. Đặc biệt, các vệ tinh nhân tạo “Prospero” và “Ariel” dùng để nghiên cứu tầng ion đều không phải là những vệ tinh bình thường mà là những vệ tinh “bằng vàng”; chúng được mạ một lớp vàng rất mỏng. Sở dĩ như vậy là vì “vua của các kim loại” bảo đảm sự điều chỉnh nhiệt độ rất tốt cho lớp bọc bên ngoài các vệ tinh, vì nó không bị oxi hoá, cho phép các ion và các hạt tích điện khác đi qua dễ dàng, nhờ vậy mà ngăn chặn được sự tích tụ của chúng – một điều có thể dẫn đến những sự “trục trặc quá đáng” ngoài dự tính. Gần 41 kilôgam vàng đã được dùng vào việc chế tạo các chi tiết trên con tàu vũ trụ “Columbia” của Mỹ.

Nhu cầu về vàng đối với công nghiệp mỗi năm một tăng. Có lẽ, sớm hay muộn thì kim loại quý báu nhất này sẽ từ giã các tủ sắt để đi vào các nhà máy và các phòng thí nghiệm, những nơi mà lúc nào nó cũng có thể tìm được những công việc thích thú hơn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN