Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Đồng tiền Vạn Lịch
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
196


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Đồng tiền Vạn Lịch


Ngày xưa có người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm…. không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ dùng toàn bằng vàng bạc.

Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng ly từng tý làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm.

Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố, mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.

Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:

– Hắn bảo tôi dan díu với anh. Âu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.

Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.

*

Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chằng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:

– Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?

Chồng đáp gọn lỏn:

– Chả biết.

– Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.

– Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.

Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị.

Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời.

Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: – “Đã chơi được với ai chưa?” – “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: – “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.

Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tình về làm lễ tạ. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:

– Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?

Hắn đáp:

– Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.

– Thế bây giờ có dựng lên được không?

– Làm gì mà chả được.

Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.

Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.

Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn:

Biết rằng anh vẫn đi buôn,

Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.

Dù anh buôn bán xa gần,

Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ.

Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát:

Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,

Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu[1].

KHẢO DỊ

Theo người khác kể thì truyền trên còn có một đoạn đầu như sau:

Vạn Lịch người đời Tống nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên giàu có lớn. Nhưng khi làm nên, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, rồi truyện tiếp diễn cũng như trên vừa kể, trừ một vài tình tiết đại đồng tiểu dị[2].

Người Nghệ-an kể truyện này như sau:

Một người làm nghề câu cá hàng ngày đứng câu ở chỗ núi đá cửa biển. Ở đó có hòn đá to cao hình người gọi là đá Tượng Bụt. Lúc nào câu xong ra về, người ấy cũng chào tượng đá: – “Kính ông ở lại”. Có vợ một người buôn mành giàu có, nhân thuyền đỗ gần đấy thấy anh câu đói rét nên thương hại, bị chồng đạp ngã xuống nước đuổi đi. Người đàn bà đành phải lấy người đi câu (nhưng không có chuyện được vàng). Từ đấy làm ăn khấm khá, cho là tượng Bụt giúp.

Ai ngờ Bụt đá mà thiêng,

Nhờ ơn đặt gánh đặt triêng[3] cho mình.

Lúc đã giàu có, nhờ ơn tượng Bụt, anh câu mới bảo vợ làm bữa rượu thết. Đoạn rồi cũng: – “Kính ông ở lại”. Không ngờ đá say ngã xuống nước và cũng “động” đến nhà vua. Vua cũng hứa phong chức quan cho kẻ nào dựng được đá dậy. Người đi câu lại làm bữa rượu nữa đưa đến: – “Ông say đã tỉnh chưa, mời dậy uống với tôi”. Đá tự nhiên trở lại chỗ cũ. Người đi câu được làm quan trấn thủ, rồi hai vợ chồng cũng gặp người chồng cũ vào nạp thuế, v. v…[4]

Một truyện khác Thiên lực không phải nhân lực có nội dung tương tự nhưng chủ đề thì hầu như trái ngược. Đây là một truyện có bàn tay của nhà nho nhằm đề cao chủ nghĩa định mệnh:

Có một người làm quan lớn trong triều. Hắn cho rằng sở dĩ mình làm nên là nhờ ở sức mình chứ không nhờ ai cả. Vì thế hắn có làm một cái biển đề hai chữ “Nhân lực” treo ở giữa nhà. Người vợ bé của hắn không cho là đúng, chờ lúc chồng đi vắng mới viết vào hai nét ở chữ “nhân” thành chữ “thiên”. Chồng về hỏi vợ. Vợ nói: – “Người ta sinh ra mệnh hệ ở trời, mọi sự nhờ trời, chứ không phải sức người mà được”. Chồng tức mình, nói: – “Tao đây cực khổ từ bé tới lớn, học hành hết hơi hết sức mới được như vầy, có thấy trời giúp gì đâu. Mày đã nói thế để coi sức trời giúp cho mày thế nào”. Bèn đuổi vợ đi.

Vợ bèn khấn: – “Hễ chính ngọ ra đường gặp người đàn ông nào, sẽ lấy người đó làm chồng”. Sau đó nàng kết duyên với một người đi câu cá. Từ đây câu chuyện giống với truyện trên nhưng không có việc được vàng. Vợ lấy tiền riêng sắm ăn sắm mặc cho chồng; lại bảo đi chơi với người ta cho hiểu việc đời. Chồng và chùa đánh bạn với tượng Phật. Câu chuyện cũng kết thúc bằng việc xô ngã tượng Phật và sau đây trong vùng trong sinh ra ôn dịch. Vua ra lệnh ai dựng được tượng lên sẽ cho làm quan to. Chồng dựng lên được. Lúc hai vợ chồng trẩy kinh thì gặp người chồng cũ[5].

Truyện thứ hai gần giống với cả hai truyện trên:

Một ông quan huyện một hôm hỏi bà vợ xem họ nhờ ai. Khác với câu trả lời của hai người vợ trước, người vợ thứ ba cho là nhờ trời. Cũng như hai truyện trên, người vợ thứ ba bị đuổi và sau đó kết duyên với một người đánh giậm. Khi hai vợ chồng trở nên khá giả (không có chuyện được vàng), vợ khuyên chồng nên tìm người hiền – người không hay nói – mà kết bạn. Chồng kết bạn với phỗng, cho phỗng uống rượu say, xô ngã phỗng và chỉ mình anh ta mới làm cho phỗng đứng dậy được. Đoạn kết có thêm tình tiết là: Về sau có giặc, vua hạ chiếu cầu hiền. Vợ giục chồng ứng mộ. Nhờ phỗng giúp ngầm, chồng thắng được giặc; vua bắt dân di đón cả hai vợ chồng về triều. Nhìn thấy võng kiệu của người vợ cũ đi qua, quan huyện đâm đầu xuống sông tự tử[6].

Một truyện khác do người Hà-tĩnh kể nhan đề là Người đốt than:

Một phú ông một hôm hỏi ba cô con gái: – “Các con nhờ vả ai nhiều nhất?”. Chỉ có cô con gái út trả lời:

Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha,

Một mai khôn lớn nhờ ra lộc chồng.

Phú ông tức lắm, định gả con gái út cho một người nào nghèo đói nhất để xem nó nhờ cậy vào đâu. Gặp một người ăn mày, phú ông hỏi cuộc sống sướng khổ thế nào? Người ăn mày đáp:

Bị cắp nách, gậy cầm tay,

Trăm nghề không gì sướng bằng ăn mày.

Phú ông cho là còn sướng, không gả. Gặp một người đốt than, hỏi, thì anh ta đáp:

Nhờ trời cứ nắng chang chang,

Cha con kiếm củi dệt than no lòng.

Trời làm một trận mưa giông,

Cha con đắp chiếu nằm không suốt ngày.

Bèn gả con gái cho người ấy. Bà mẹ thương con cho giấu một quà cau bằng vàng. Một hôm vợ đi vắng, chồng ở nhà chơi với con. Thấy con khóc, chồng lấy quả cau vàng cho con chơi. Không ngờ con đánh rơi mất. Bị vợ nhiếc móc, chồng cho biết trên rừng có một chỗ không thiếu gì thứ của ấy. Kết quả hai vợ chồng trở nên giàu có như các truyện trên. Phú ông thấy con giàu tới thăm, con nói:

Vàng cha, cha để trên đền,

Vàng con, con để ngoài thềm đốt than.

Phú ông thẹn chết ngay giữa sân[7].

Người Khơ-me (Khmer) có truyện Mê-a-dơng, cũng là một dị bản của truyện Đồng tiền Vạn Lịch:

Một người đánh cá thật thà và nghèo khó có một người vợ rất đẹp nhưng tham và lười. Một hôm hai vợ chồng đi kiếm cá nhưng không được gì cả. Cạnh đấy là có một chiếc thuyền của hai vợ chồng người nhà giàu. Thấy họ bắt mãi không được cá, người vợ tỏ ý thương hại. Chồng bảo: – “Mày thương thì đi với nó, tao đổi mày lấy người đàn bà kia!”. Nói rồi hắn làm ngay, gọi người đánh cá lại, đòi đổi vợ và buộc phải đổi vì hắn thấy vợ người kia đẹp.

Và người nhà giàu tay không về với chồng mới, nhưng chẳng bao lâu nàng đã làm cho chồng trở nên khá giả. Có tiền, nàng kiếm cho chồng một chân lính hầu ở triều đình. Một hôm, vua đi săn, người chồng theo hầu vua. Vợ sắm sửa thức ăn cho chồng mang theo và dặn nếu vua có lạc đường thì cố đi theo mà bảo vệ. Quả nhiên vua bị lạc, anh ta lẽo đẽo đi theo xa xa, vua gọi anh là Mê-a-đong (chú kia). Anh chạy tới quỳ dâng cơm rồi nước, trầu mời vua ăn, vua ăn mỗi thức đều khen ngon. Vua ngủ ở một ngôi đền của một hung thần, hung thần bàn với bộ hạ báo thù vua. Anh đánh cá nghe được lời bàn của họ, vội đánh thức vua dậy, đưa vua về. Nhờ anh, vua thoát được ba cái nạn lớn do hung thần gây ra. Nạn thứ ba mà anh cứu là giết một con rắn hổ mang bò vào toan cắn vua. Thấy máu rắn bắn lên ngực hoàng hậu, anh không dám chùi chỉ dùng lưỡi liếm trong khi hoàng hậu ngủ. Hoàng hậu tỉnh dậy hô hoán, vua lập tức truyền đao phủ đưa anh ra pháp trường xử tử, nhưng vì đêm khuya, dắt ra bốn cửa thành đều bị quân canh ngăn trở (ở đây có thêm ba câu chuyện và một bài thuyết lý của bốn người gác cổng đều ngụ ý nói về việc giết oan kẻ vô tội, sau ăn năn thì đã muộn). Giữa lúc ấy nhà vua nghĩ lại công lao của anh, vội truyền lệnh cho đao phủ ngừng chém. Thoát chết, Mê-a-dong và vợ trở thành người có quyền thế giàu sang. Trong khi đó thì người nhà giàu và vợ cũ của người đánh cá phung phí hết của cải, phải đi ăn xin. Một hôm, đến ăn xin ở nhà Mê-a-dong, bị vợ chồng nhà này nhận mặt, cả hai xấu hổ vô cùng[8].

Người Ba-na (Bahnar) có truyện Bi-a Nát giống với truyện Người đốt than của ta:

Hai vợ chồng nhà giàu có tám con gái. Một hôm mẹ hỏi các con muốn lấy ai? Ai nấy đều nói ước muốn của mình là làm vợ một người giàu có quyền thế, chỉ riêng cô út thích lấy người đốt than. Mẹ giận, cho một cục vàng và đuổi di. Bi-a Nát lên rừng, tìm mãi, cuối cùng mới gặp được một anh đốt than nghèo khổ, ngờ nghệch và “đen như lông quạ”. Họ ăn ở như vợ chồng. Một hôm chồng lấy cục vàng của vợ ném gà. Khi bị vợ la, anh chỉ cho vợ chỗ lắm vàng. Từ đó hai người trở nên giàu có. Anh đốt than còn được tiên ông bày cách làm cho thân mình trở nên trắng trẻo, đẹp đẽ. Anh mặc áo khố đẹp cưỡi ngựa về làng vợ, mời bố vợ và cả nhà lên dự lễ cưới. Lễ cưới tổ chức bảy ngày bảy đêm. Nghe con gái nói chồng mình làm nghề đốt than, bà mẹ hối hận và xấu hổ vô kể[9].

Người Xơ-dăng có truyện Bốc Cơ-lốc cũng giống với truyện trên nhưng có phát triển thêm một số hình tượng khác: Một tù trưởng một hôm hỏi bảy con gái: – “Thích ở với bố mẹ hay thích theo chồng?”. Chỉ có cô gái thứ tư trả lòi thích ở với chồng, bị bố đuổi di. Mẹ thương con, dúi cho con một hạt vàng. Cô gái lấy anh chàng đốt than tên là Cơ-lốc. Thế rồi chồng cũng ném vàng cho gà ăn vì không biết giá trị của vàng, nhưng sau đó lại mách cho vợ một chỗ có nhiều vàng. Khi giàu có, vợ muốn làm ngôi nhà bằng vàng bèn sai chồng về kinh thành mua khuôn đúc. Dọc đường, trong khi trọ ở nhà hàng, Cơ-lốc đã dùng mưu trộm được đôi giày thần và chiếc gậy thần của một con quỷ. Với chiếc gậy thần, anh đã giết quỷ và cứu người; với đôi giày thần, anh bay lên trời rồi về kinh. Anh đã đổi đôi giày cho vua lấy một ngàn con trâu và đưa đàn trâu ấy về bằng cách nhổ mỗi con một cái lông nhét vào đục đạc, rồi khi đến nhà lắc đục đạc, mỗi chiếc lông tung ra biến thành một con trâu. Từ ngày trở nên giàu có, vợ Cơ-lốc mời bố mẹ mình đến chơi. Tù trưởng bắt phải làm một con đường lát bằng nồi đồng. Khi đến thấy con giàu có hơn mình, tù trưởng phát tức mà chết[10].

Một truyện khác của người miền Bắc cùng một kết cấu với các truyện trên nhưng đã được nho sĩ tô điểm để đề cao việc học hành thi cử.

Xưa ở Phủ-lý (Thanh-hóa) có một người con thầy chùa nhà nghèo, tuổi đã ba mươi không được đi học. Cùng làng có một cô gái con phú ông có nhan sắc, nhiều nơi hỏi mà không chịu lấy. Phú ông một hôm mắng con và bảo: – “Bao nhiêu đám môn đăng hộ đối không lấy, phải chăng muốn lấy con thầy chùa?”. Con gái đáp: – “Cha mẹ đặt đâu, con xin ngồi đấy!”. Bố giận lắm, lập tức gọi con thầy chùa đến gả ngay, không cho một tý hồi môn nào cả, trừ người mẹ có dấm dúi cho ít nhiều.

Khi về nhà chồng, cô gái đòi ở riêng một mình và buộc chồng phải đi học, mình sẽ dệt vải nuôi chồng. Nghe có thượng thư Lê Văn Hưu về hưu mở trường dạy học, cô tới hỏi thầy: – “Thiếp có thóc cũ 30 năm có thể làm giống được chăng?”. Thầy chưa hiểu nhưng cũng đáp: -“Miễn là lúa tốt!”. Người con thầy chùa vốn người thông tục, học một biết mười, về sau, đậu tiến sĩ[11].

Truyện Tống Trân-Cúc Hoa cũng phần nào giống với truyện vừa kể. Có lẽ tác giả là nhà văn bình dân đã dựa vào cốt truyện cổ tích để hư cấu thêm:

Tống Trân nhà nghèo dắt mẹ vào nhà phú ông ăn mày. Một trong ba cô gái của phú ông – Cúc Hoa – đem cho một đấu gạo. Đang trò chuyện thì bị phú ông bắt gặp. Nổi giận, phú ông đem cô gái gả ngay cho Tống Trân. Cúc Hoa đem nén vàng của mẹ cho nuôi chồng ăn học. Tống Trân học giỏi, đi thi đậu trạng. Ở đây phú ông không chết thẹn mà xun xoe nhận chàng rể, người mà trước đây hắn hắt hủi.

Ở đoạn sau, truyện phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ của truyện cổ tích: Vì không chịu lấy công chúa, nên Tống Trân phải đi sứ Trung-quốc mười năm. Ở đây chàng lại đậu trạng lần nữa, lại một lần nữa từ chối đề nghị kết hôn của con vua Trung-quốc. Nhờ tài trí chàng đã thoát chết mấy lần và mấy lần xử kiện tài tình[12] làm cho người nước ngoài kính phục.

Ở nhà, chờ mãi không thấy rể về, phú ông bắt Cúc Hoa gả cho đình trưởng. Cúc Hoa nhờ sơn thần liên lạc được với Tống Trân, nhờ đó chàng được giảm hạn năm tháng. Giữa hôm đình trưởng làm lễ cưới Cúc Hoa thì Tống Trân về. Chàng trị tội người bố vợ bất lương, sau khi đã cải trang giả làm ăn mày đến với từng người để tìm hiểu sự thực[13].

Người Nùng có truyện A Sún Phàng Khim: cũng cùng một chủ đề nhưng có chỗ hơi khác về hình tượng.

Phăng Khim nhà nghèo, mồ côi bố mẹ, ở với bà nội. Bà cháu chung nhau một cái quần, thay nhau mặc khi phải ra chợ. Sau góp tiền đi củi mua được một cái quần, một con dao. Vì bắt con tinh rái cá cứu người, anh bị mất cả quần lẫn áo. Sau đó đi làm nghề nhặt phân, ngủ ở vỉa hè nhà một ông quan tên là Dèn Vản. A Sún, cô con gái Dèn Vản thấy anh rét muớt thì thương tình bèn lấy áo đắp cho, không ngờ lấy nhầm phải áo mới. Sáng dậy Dèn Vải bắt được anh, tưởng có tình ý với con gái, toan chém. Cô gái nhân lúc vắng, cởi trói cho anh, rồi cả hai rủ nhau đi trốn, và kết làm vợ chồng. Vợ có dắt lưng được 2 thoi vàng. Khi hết lương ăn, vợ giao vàng cho chồng đi mua bán, chồng đem ném chó làm mất vàng. Bị vợ mắng, anh nói có một chỗ có rất nhiều thứ đó. Bèn dẫn vợ đến một cái hang. Và lần lượt nhặt về nhưng không cho chồng biết. Giàu có, vợ thuê thợ làm nhà. Nhà làm xong nhưng không có cửa nào vừa cả. Phàng Khim ngủ ở phiến đá, phiến đá báo mộng bảo đưa đá về lắp thi vừa. Anh làm theo. Không ngờ từ đấy mỗi lần mở cửa, vàng bay vào rào rào. Vợ phải đóng chặt kẻo sợ vàng về nhiều quá. Một hôm hai vợ chồng mời bố mẹ vợ đến nhà. Dèn Vản đòi có chiếu hoa trải đường mới đi. Đến nơi còn đòi mở cửa chính mới vào. Cửa mở ra, vàng rơi vào đầu, Vản chết. Mẹ vợ vui vẻ ở lại với chàng rể và con gái[14].

Giống với các truyện của ta, người Triều-tiên có truyện Vợ người nô lệ:

Một quan thuợng có cô con gái đẹp cấm cung, không ngờ tới tuổi biết yêu, cô lại yêu một nô lệ. Hay tin, quan xử tử người nô lệ và đuổi cô ra khỏi nhà. Thấy con không chịu đi, quan bèn sai lính đi tìm một người nghèo nhất. Lính đưa về một người kiếm củi. Quan hỏi: – “Có muốn lấy con ta không? Người kia trả lời: – “Có”. Bèn gả ngay, bắt đưa vợ về rừng. Đến nhà chồng cô thấy trống rỗng. Ba mẹ bảo cô hàng ngày gánh củi đi đổi lấy kê. Một hôm vợ phát hiện thấy móng tường toàn đắp bằng vàng khối, bèn bảo chồng gỡ một hòn ra tỉnh bán. Chồng mang về được nhiều tiền. Từ đấy bán tất cả. Vợ nuôi thầy dạy chồng học. Sau mười năm chồng trở nên giỏi hơn cả bố vợ. Vợ lại mua cho chồng một chân thượng thư. Sau đó bố vợ phải muối mặt đến mừng chàng rể[15].

Người Mèo có truyện Hòn gạch nên vợ chồng:

Có hai bố con nhà nghèo sáng đi làm thuê tối ngủ nhờ ngoài hè nhà người. Con đã lớn nhưng chưa vợ vì con gái không ai thèm lấy. Khi bố sắp chết, dặn con chôn mình tại một gò nọ, hễ thấy gì lạ thì mang về mà sinh sống. Thoạt đầu, mộ mọc cỏ rất tốt, anh cắt về bán cho các nhà nuôi ngựa. Sau đó hết cỏ, trên mộ lại mọc lên một đống gạch màu vàng. Anh lấy một hòn để gối đầu. Con gái lão nhà giàu cấm cung, thấy chàng trai ngủ nhờ ở hè có phát ánh sáng, bèn lấy áo từ trên lầu quẳng xuống cho đắp. Sáng dậy, cô hỏi tung tích hòn gạch gối đầu. Anh chỉ nơi có ngôi mộ, đến xem thì chỉ là những hòn gạch bình thường. Tuy vậy cô cũng xin bố cho lấy anh chàng. Người bố can không được, đuổi đi.

Hai vợ chồng đưa nhau đi nơi khác ở. Lần lượt họ đưa đống gạch về xây được chín gian nhà. Gạch còn thừa bỏ lại một đống chỉ ít lâu hóa thành vàng bạc. Hai vợ chồng giàu có, đưa vàng bạc về cho bố mẹ vợ chở lên lưng 3 con ngựa. Thấy anh đến từ đàng xa, người bố vợ sai đóng cửa lại thật chặt vì ngỡ rằng rể đến đòi tiền. Vợ chồng thấy cửa đóng, phá cửa vào đặt bạc ở bàn rồi đi. Bố mẹ hoa cả mắt, nhưng từ đấy ăn tiêu phung phí, dần dần trở nên nghèo đói, phải cải trang làm người Xạ Phang đi làm thuê kiếm ăn mỗi người một phương. Còn vợ chồng con gái thì ngày một giàu có, bản làng ngày một đông vui. Ba năm sau một bà Xạ Phang đến làm thuê. Ba năm sau nữa lại một ông già Xạ Phang đến làm thuê. Họ nhận ra nhau là vợ chồng nhưng lại không nhận ra nơi ấy là nhà của con gái mình. Về phía con gái cũng không biết là bố mẹ. Sau đó một thời gian họ mới nhận ra nhau. Bố vợ xấu hồ quá ăn lá ngón mà chết[16].

Người Ấn-độ có một truyện nội dung tuy khác nhưng cũng là một dị bản của các truyện trên:

Một ông vua sinh được bảy công chúa. Một hôm, vua hỏi: – “Các con yêu cha ra làm sao?”. Sáu công chúa trả lời: – “Ngọt như đường”, trừ một công chúa út trả lời là: – “Như muối”. Vua giận sai người cáng bỏ vào rừng sâu.

Công chúa đi lần mò bỗng gặp một tòa lâu đài, bạo dạn tiến vào thì thấy có một người nằm bất động, xem lại thấy bị kim đâm khắp cơ thể. Công chúa bèn ngồi xuống nhổ kim ra, và làm việc đó quên ăn quên ngủ suốt một tuần. Vừa khi có một người bán một nữ tỳ, công chúa lấy vòng vàng ra mua người nữ tỳ cho có bạn. Lại nhổ trong hai tuần nữa mới hết kim, nhưng không biết rằng trong con mắt còn có kim chưa nhổ hết. Cho là đã xong hẳn, công chúa bảo nữ tỳ tắm cho người ấy. Trong khi tắm thì người nữ tì phát hiện ra kim ở mắt, bèn nhổ nốt. Nhổ vừa xong người đó liền ngồi dậy thì ra là một vị vua. Vua hỏi – “Ai cứu ta?”. Nữ tỳ đáp: – “Tôi”. Vua cảm ơn và lấy nữ tỳ làm vợ. Khi công chúa vào, nữ tỳ bảo vua đó là nữ tỳ của mình.

Một hôm, vua sắp sửa đi đổi gió, bảo vợ cần gì để mình mang về. Vợ bảo: – “Mang về cho tôi áo xống và trang sức đẹp!”. Vua lại hỏi nữ tỳ (tức công chúa) muốn gì. Nữ tỳ đáp: – “Cái mà tôi muốn, vua không thể tìm được đâu, nên tôi không xin” – “Cứ xin đi, cái gì ta cũng có thể lấy được”. – “Vậy thì cho tôi xin một hộp nữ trang của mặt trời”.

Vua đi khắp nơi không tìm được vật người nữ tỳ cần, cuối cùng nhờ phép của một đạo sĩ, và sự giúp đỡ của một nàng tiên mà có hộp nữ trang của mặt trời.

Khi được hộp, nàng vào rừng, nửa đêm mở hộp ra. Từ trong hộp có bảy nàng tiên nhảy ra: người thì chải tóc, người sửa áo, người hát, người múa, trong khi đó, nàng khóc sướt mướt suốt đêm. Sáng dậy, các nàng tiên hỏi vì sao mà khóc. Nàng kể lại sự việc người nữ tỳ tranh công và thay đối địa vị. Các nàng tiên an ủi rồi chui vào hộp.

Đêm sau, nàng lại đi. Sự việc diễn ra như đêm hôm qua. Nhưng không ngờ trên ngọn cây có một người hái củi vì về muộn nên trèo lên nghỉ ở đó. Người hái củi nghe và thấy mọi việc. Đêm sau nữa lại thấy như thế, nên chàng vào cung mách vua. Vua được người tiều phu đưa đi nấp trên ngọn cây, tận mắt thấy sự thật, bèn xuống cây, bảo nàng: – “Ta vốn ngờ nàng là công chúa không phải là nữ tỳ”. Lại hỏi nàng có muốn làm vợ vua không? Nàng đáp: – “Có”.

Lúc cử hành lễ cưới, công chúa cho mời bố mẹ và các chị tới dự. Cả một tuần liền, nàng chỉ dọn cho họ ăn những món ăn nấu với đường làm họ ngấy hết sức. Sau đó dọn một món ăn nấu với muối, mọi người cảm thấy ngon lành. Vua cha bấy giờ mới hiếu rõ ý nghĩa câu con gái nói ngày xưa: Công chúa yêu cha mặn mà vì muối là một vật mà người ta không thể nào bỏ được.

Người Bec-be-rơ (Beberes) Ở Ma-rốc (Maroc) cũng có truyện nói về một ông vua hỏi ba con gái xem có thương mình không. Câu trả lời của cô thứ nhất là: – “Con yêu cha như vàng”. Cô thứ hai: – “Yêu như kim cương”. Cô thứ ba: – ” Yêu như muối”. Vua cũng đuổi con đi, bảo: – “Cút ngay! Mày không phải con tao!”

Cô gái đi lang thang, cuối cùng vào làm việc rửa bát cho một ông vua khác và học nghề nấu ăn, dần dần thành người nấu ăn cho vua.

Một hôm vua này mở hội mời vua láng giềng, cha cô gái, tới ăn. Cô này xin được nấu ăn cho khách và không bỏ muối vào thức ăn. Dọn đĩa ra, cô bỏ nhẫn của mình vào, bưng lên cho khách. Vua ăn lấy làm ngạc nhiên vì quá nhạt. Xem lại đĩa, thì tìm thấy chiếc nhẫn, vua nói: – “Dẫn cô gái nấu đĩa thức ăn này ra đây” – Nhận ra con, vua ôm lấy âu yếm và đưa về nhà[17].

Cái ngốc của anh chàng đánh giậm hay của anh chàng câu cá ở hai truyện trên kia cũng có phần giống với cái ngốc kể trong một loạt truyện cổ tích có tính chất khôi hài sau đây:

Truyện Jăng, thằng ngốc của Pháp:

Một chàng ngốc được mẹ sai ra tỉnh bán một tấm vải và dặn mua một cái kiềng ba chân. Dọc đường, hắn vào quỳ trong nhà thờ thánh Jăng. Thấy pho tượng, hắn cho là ông ta rét run, bèn quàng tấm vải vào cho tượng. Gần tượng ấy có một tượng khác có điệu bộ giơ tay mà một người đàn bà nào đó đã bỏ vào lòng bàn tay một đồng xu. Tưởng là tượng ấy trả tiền hộ hắn bèn nhận lấy. Khi về, qua một hiệu bán đồ sắt, hắn chọn một cái kiềng, quẳng lại đồng xu, rồi chạy. Trèo lên một đoạn đường dốc, hắn mệt quá nói: – “Mình ngu quá, hắn (cái kiềng) có những ba chân, mà mình thì chỉ có hai, tội gì mà phải khiêng nó”. Nói rồi bỏ kiềng ở giữa đường mà về không.

Truyện của người Nga:

Một người trẻ tuổi đi bán một con bò. Qua một cây cổ thụ, bỗng có một trận gió rung. Anh ta tưởng cây hỏi mua bò, bèn để con vật lại, mai sẽ đến lấy tiền. Mai đến thì bò đã mất, đòi nợ cây, cây không trả lời. Tức mình anh cầm búa chặt cây thì không ngờ trong gốc cây có cả một kho của mà một bọn trộm giấu trong đó.

Truyện kể trong sách Pen-ta-mơ-ron (Pentameron):

Một người mẹ bảo con tên là Jăng ngốc mang vải ra chợ nhưng dặn đừng bán cho những người lắm lời. Con đáp: – “Mẹ cứ yên trí”. Thế là bao nhiêu người đến hỏi mua, hắn không bán vì cho rằng ai cũng lắm lời cả. Xách vải về đến nhà thờ thấy có một tượng đá, hắn đến gần giơ vải ra hỏi: – “Có mua không?”. Nhờ gió thổi làm cho đầu tượng đá hơi đưa đi đưa lại, hắn tưởng là người đó bằng lòng mua, bèn đặt vải vào tay, rồi về kể chuyện cho mẹ hay và nói: – “Con bán cho ông ấy vì ông ấy không hay nói”. Mẹ bảo hắn chạy ngay đi lấy vải về. Hắn chạy đến thấy vải vẫn còn ở tay pho tượng bèn nói: – “Trả mau”. Lúc này gió lay đầu hơi lắc về phía trái làm cho hắn tưởng là tượng không muốn trả – “À, không trả à”. Hắn nói thế, rồi cầm gậy vụt túi bụi vào tượng, đoạn cướp lấy vải chạy về.

Chàng ngốc trong truyện do người miền Buốc-gô-nhơ (Bourgogne) kể, thì sau khi bán vải cho tượng, trở lại đòi tiền không được, hắn đập vỡ pho tượng, không ngờ thấy ở đế tượng có một kho vàng.

Truyện của người Brơ-tông (Breton) cũng tượng tự nhưng còn thêm một đoạn kết: Mẹ Vac-di-en-lô sợ con ngu ngốc làm lộ chuyện tìm thấy kho vàng ở đế tượng, sẽ bị quan trên tịch thu, bèn nghĩ ra một mẹo. Sau khi lấy kho vàng về, bà bảo con ngồi chơi trước cửa nhà rồi đứng nấp từ trên cao,vãi xuống những quả vả và nho khô cho nó nhặt.

Sau con quả làm lộ chuyện, việc mang đến trước quan án. Người ta tra vấn đứa con tìm được vàng vào hôm nào? Nó đáp: – “Vào hôm trời mưa ra nho khô và vả”. Người ta tưởng nó điên nên không tra gạn nữa[18].

Truyện của Việt-nam Ngốc buôn mắm tôm:

Một chàng ngốc vô công rồi nghề, mẹ bảo đi buôn. Ngốc ta nghe nói buôn mắm tôm có lãi bèn đi mua về một gánh. Rao khắp nơi chẳng ai gọi. Qua một ruộng khoai môn, sau khi cất tiếng rao thấy lá khoai môn đung đưa, Ngốc hỏi: – “Mua hả?”. Lá vẫn đung đưa như kiểu gật đầu. Ngốc tưởng là bằng lòng liền múc cho mỗi lá một muôi. Múc xong, hỏi: – “Tiền?”. Thấy lá đung đưa Ngốc hỏi: – “Chịu hả?” bèn quảy gánh về. Sáng dậy. Ngốc đến ruộng đòi tiền: – “Giả tiền đây!” Lá đung đưa như kiểu lắc đầu. – “À chúng mày quỵt hả?”. Nói đoạn cầm đòn gánh vụt cho tan tác. Bất đồ người chủ ruộng khoai môn đi qua thấy vậy, bèn nắm lấy áo Ngốc bắt bồi thường[19].

Về tình tiết làm đổ tượng không nâng dậy được, xem thêm truyền Vua Heo (số 104. tập III).

[1] Theo Nước non tuần báo.

[2] Theo Lê Doãn Vỹ. Sách của trẻ nhỏ (1941).

[3] Triêng đòn gánh, tiếng Nghệ – Tĩnh.

[4] Theo Bản khai xã Vĩnh-an.

[5] Theo Trương Vĩnh Ký. Sách đã dẫn.

[6] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập III.

[7] Theo lời kể của người Hà- tĩnh và Cổ tích và tiểu dẫn (bản thảo của Mạnh Sào Quan) Xem thêm truyện Trạng Ếch ở Khảo dị truyện Lê Như Hổ (số 63)

[8] Pa-vi (Pavie). Truyện dân gian Căm pu-chia, Lào và Thái-lan.

[9] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập IV.

[10] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập III.

[11] Theo tạp -chí Nam phong (phần chữ Hán) (1929).

[12] Xem truyện Kiện ngành da (số 57)

[13] Theo Tống Trân – Cúc Hoa.

[14] Theo tạp chí Nghiên cứu văn học số 10 (1961).

[15] Theo Ga-rin ( Garine). Truyện cổ tích Triều-tiên.

[16] Theo Doãn Thanh Thương, Nguyễn Hoàng Thao. Truyện cổ dân tộc Mèo.

[17] Theo Cô-xcanh (Cosquin). Những truyện cổ tích Ấn-độ và phương Tây.

[18] Theo Cơ- xcanh (Cosquin). Truyện cổ tích dân gian miền Lo-ren.

[19] Theo lời kể của người Nam- định.

Ngày xưa có người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm…. không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ dùng toàn bằng vàng bạc.

Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng ly từng tý làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm.

Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố, mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.

Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:

– Hắn bảo tôi dan díu với anh. Âu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.

Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.

*

Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chằng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:

– Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?

Chồng đáp gọn lỏn:

– Chả biết.

– Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.

– Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.

Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị.

Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời.

Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: – “Đã chơi được với ai chưa?” – “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: – “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.

Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tình về làm lễ tạ. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:

– Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được?

Hắn đáp:

– Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.

– Thế bây giờ có dựng lên được không?

– Làm gì mà chả được.

Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.

Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng.

Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn:

Biết rằng anh vẫn đi buôn,

Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.

Dù anh buôn bán xa gần,

Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ.

Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát:

Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,

Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu[1].

KHẢO DỊ

Theo người khác kể thì truyền trên còn có một đoạn đầu như sau:

Vạn Lịch người đời Tống nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên giàu có lớn. Nhưng khi làm nên, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, rồi truyện tiếp diễn cũng như trên vừa kể, trừ một vài tình tiết đại đồng tiểu dị[2].

Người Nghệ-an kể truyện này như sau:

Một người làm nghề câu cá hàng ngày đứng câu ở chỗ núi đá cửa biển. Ở đó có hòn đá to cao hình người gọi là đá Tượng Bụt. Lúc nào câu xong ra về, người ấy cũng chào tượng đá: – “Kính ông ở lại”. Có vợ một người buôn mành giàu có, nhân thuyền đỗ gần đấy thấy anh câu đói rét nên thương hại, bị chồng đạp ngã xuống nước đuổi đi. Người đàn bà đành phải lấy người đi câu (nhưng không có chuyện được vàng). Từ đấy làm ăn khấm khá, cho là tượng Bụt giúp.

Ai ngờ Bụt đá mà thiêng,

Nhờ ơn đặt gánh đặt triêng[3] cho mình.

Lúc đã giàu có, nhờ ơn tượng Bụt, anh câu mới bảo vợ làm bữa rượu thết. Đoạn rồi cũng: – “Kính ông ở lại”. Không ngờ đá say ngã xuống nước và cũng “động” đến nhà vua. Vua cũng hứa phong chức quan cho kẻ nào dựng được đá dậy. Người đi câu lại làm bữa rượu nữa đưa đến: – “Ông say đã tỉnh chưa, mời dậy uống với tôi”. Đá tự nhiên trở lại chỗ cũ. Người đi câu được làm quan trấn thủ, rồi hai vợ chồng cũng gặp người chồng cũ vào nạp thuế, v. v…[4]

Một truyện khác Thiên lực không phải nhân lực có nội dung tương tự nhưng chủ đề thì hầu như trái ngược. Đây là một truyện có bàn tay của nhà nho nhằm đề cao chủ nghĩa định mệnh:

Có một người làm quan lớn trong triều. Hắn cho rằng sở dĩ mình làm nên là nhờ ở sức mình chứ không nhờ ai cả. Vì thế hắn có làm một cái biển đề hai chữ “Nhân lực” treo ở giữa nhà. Người vợ bé của hắn không cho là đúng, chờ lúc chồng đi vắng mới viết vào hai nét ở chữ “nhân” thành chữ “thiên”. Chồng về hỏi vợ. Vợ nói: – “Người ta sinh ra mệnh hệ ở trời, mọi sự nhờ trời, chứ không phải sức người mà được”. Chồng tức mình, nói: – “Tao đây cực khổ từ bé tới lớn, học hành hết hơi hết sức mới được như vầy, có thấy trời giúp gì đâu. Mày đã nói thế để coi sức trời giúp cho mày thế nào”. Bèn đuổi vợ đi.

Vợ bèn khấn: – “Hễ chính ngọ ra đường gặp người đàn ông nào, sẽ lấy người đó làm chồng”. Sau đó nàng kết duyên với một người đi câu cá. Từ đây câu chuyện giống với truyện trên nhưng không có việc được vàng. Vợ lấy tiền riêng sắm ăn sắm mặc cho chồng; lại bảo đi chơi với người ta cho hiểu việc đời. Chồng và chùa đánh bạn với tượng Phật. Câu chuyện cũng kết thúc bằng việc xô ngã tượng Phật và sau đây trong vùng trong sinh ra ôn dịch. Vua ra lệnh ai dựng được tượng lên sẽ cho làm quan to. Chồng dựng lên được. Lúc hai vợ chồng trẩy kinh thì gặp người chồng cũ[5].

Truyện thứ hai gần giống với cả hai truyện trên:

Một ông quan huyện một hôm hỏi bà vợ xem họ nhờ ai. Khác với câu trả lời của hai người vợ trước, người vợ thứ ba cho là nhờ trời. Cũng như hai truyện trên, người vợ thứ ba bị đuổi và sau đó kết duyên với một người đánh giậm. Khi hai vợ chồng trở nên khá giả (không có chuyện được vàng), vợ khuyên chồng nên tìm người hiền – người không hay nói – mà kết bạn. Chồng kết bạn với phỗng, cho phỗng uống rượu say, xô ngã phỗng và chỉ mình anh ta mới làm cho phỗng đứng dậy được. Đoạn kết có thêm tình tiết là: Về sau có giặc, vua hạ chiếu cầu hiền. Vợ giục chồng ứng mộ. Nhờ phỗng giúp ngầm, chồng thắng được giặc; vua bắt dân di đón cả hai vợ chồng về triều. Nhìn thấy võng kiệu của người vợ cũ đi qua, quan huyện đâm đầu xuống sông tự tử[6].

Một truyện khác do người Hà-tĩnh kể nhan đề là Người đốt than:

Một phú ông một hôm hỏi ba cô con gái: – “Các con nhờ vả ai nhiều nhất?”. Chỉ có cô con gái út trả lời:

Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha,

Một mai khôn lớn nhờ ra lộc chồng.

Phú ông tức lắm, định gả con gái út cho một người nào nghèo đói nhất để xem nó nhờ cậy vào đâu. Gặp một người ăn mày, phú ông hỏi cuộc sống sướng khổ thế nào? Người ăn mày đáp:

Bị cắp nách, gậy cầm tay,

Trăm nghề không gì sướng bằng ăn mày.

Phú ông cho là còn sướng, không gả. Gặp một người đốt than, hỏi, thì anh ta đáp:

Nhờ trời cứ nắng chang chang,

Cha con kiếm củi dệt than no lòng.

Trời làm một trận mưa giông,

Cha con đắp chiếu nằm không suốt ngày.

Bèn gả con gái cho người ấy. Bà mẹ thương con cho giấu một quà cau bằng vàng. Một hôm vợ đi vắng, chồng ở nhà chơi với con. Thấy con khóc, chồng lấy quả cau vàng cho con chơi. Không ngờ con đánh rơi mất. Bị vợ nhiếc móc, chồng cho biết trên rừng có một chỗ không thiếu gì thứ của ấy. Kết quả hai vợ chồng trở nên giàu có như các truyện trên. Phú ông thấy con giàu tới thăm, con nói:

Vàng cha, cha để trên đền,

Vàng con, con để ngoài thềm đốt than.

Phú ông thẹn chết ngay giữa sân[7].

Người Khơ-me (Khmer) có truyện Mê-a-dơng, cũng là một dị bản của truyện Đồng tiền Vạn Lịch:

Một người đánh cá thật thà và nghèo khó có một người vợ rất đẹp nhưng tham và lười. Một hôm hai vợ chồng đi kiếm cá nhưng không được gì cả. Cạnh đấy là có một chiếc thuyền của hai vợ chồng người nhà giàu. Thấy họ bắt mãi không được cá, người vợ tỏ ý thương hại. Chồng bảo: – “Mày thương thì đi với nó, tao đổi mày lấy người đàn bà kia!”. Nói rồi hắn làm ngay, gọi người đánh cá lại, đòi đổi vợ và buộc phải đổi vì hắn thấy vợ người kia đẹp.

Và người nhà giàu tay không về với chồng mới, nhưng chẳng bao lâu nàng đã làm cho chồng trở nên khá giả. Có tiền, nàng kiếm cho chồng một chân lính hầu ở triều đình. Một hôm, vua đi săn, người chồng theo hầu vua. Vợ sắm sửa thức ăn cho chồng mang theo và dặn nếu vua có lạc đường thì cố đi theo mà bảo vệ. Quả nhiên vua bị lạc, anh ta lẽo đẽo đi theo xa xa, vua gọi anh là Mê-a-đong (chú kia). Anh chạy tới quỳ dâng cơm rồi nước, trầu mời vua ăn, vua ăn mỗi thức đều khen ngon. Vua ngủ ở một ngôi đền của một hung thần, hung thần bàn với bộ hạ báo thù vua. Anh đánh cá nghe được lời bàn của họ, vội đánh thức vua dậy, đưa vua về. Nhờ anh, vua thoát được ba cái nạn lớn do hung thần gây ra. Nạn thứ ba mà anh cứu là giết một con rắn hổ mang bò vào toan cắn vua. Thấy máu rắn bắn lên ngực hoàng hậu, anh không dám chùi chỉ dùng lưỡi liếm trong khi hoàng hậu ngủ. Hoàng hậu tỉnh dậy hô hoán, vua lập tức truyền đao phủ đưa anh ra pháp trường xử tử, nhưng vì đêm khuya, dắt ra bốn cửa thành đều bị quân canh ngăn trở (ở đây có thêm ba câu chuyện và một bài thuyết lý của bốn người gác cổng đều ngụ ý nói về việc giết oan kẻ vô tội, sau ăn năn thì đã muộn). Giữa lúc ấy nhà vua nghĩ lại công lao của anh, vội truyền lệnh cho đao phủ ngừng chém. Thoát chết, Mê-a-dong và vợ trở thành người có quyền thế giàu sang. Trong khi đó thì người nhà giàu và vợ cũ của người đánh cá phung phí hết của cải, phải đi ăn xin. Một hôm, đến ăn xin ở nhà Mê-a-dong, bị vợ chồng nhà này nhận mặt, cả hai xấu hổ vô cùng[8].

Người Ba-na (Bahnar) có truyện Bi-a Nát giống với truyện Người đốt than của ta:

Hai vợ chồng nhà giàu có tám con gái. Một hôm mẹ hỏi các con muốn lấy ai? Ai nấy đều nói ước muốn của mình là làm vợ một người giàu có quyền thế, chỉ riêng cô út thích lấy người đốt than. Mẹ giận, cho một cục vàng và đuổi di. Bi-a Nát lên rừng, tìm mãi, cuối cùng mới gặp được một anh đốt than nghèo khổ, ngờ nghệch và “đen như lông quạ”. Họ ăn ở như vợ chồng. Một hôm chồng lấy cục vàng của vợ ném gà. Khi bị vợ la, anh chỉ cho vợ chỗ lắm vàng. Từ đó hai người trở nên giàu có. Anh đốt than còn được tiên ông bày cách làm cho thân mình trở nên trắng trẻo, đẹp đẽ. Anh mặc áo khố đẹp cưỡi ngựa về làng vợ, mời bố vợ và cả nhà lên dự lễ cưới. Lễ cưới tổ chức bảy ngày bảy đêm. Nghe con gái nói chồng mình làm nghề đốt than, bà mẹ hối hận và xấu hổ vô kể[9].

Người Xơ-dăng có truyện Bốc Cơ-lốc cũng giống với truyện trên nhưng có phát triển thêm một số hình tượng khác: Một tù trưởng một hôm hỏi bảy con gái: – “Thích ở với bố mẹ hay thích theo chồng?”. Chỉ có cô gái thứ tư trả lòi thích ở với chồng, bị bố đuổi di. Mẹ thương con, dúi cho con một hạt vàng. Cô gái lấy anh chàng đốt than tên là Cơ-lốc. Thế rồi chồng cũng ném vàng cho gà ăn vì không biết giá trị của vàng, nhưng sau đó lại mách cho vợ một chỗ có nhiều vàng. Khi giàu có, vợ muốn làm ngôi nhà bằng vàng bèn sai chồng về kinh thành mua khuôn đúc. Dọc đường, trong khi trọ ở nhà hàng, Cơ-lốc đã dùng mưu trộm được đôi giày thần và chiếc gậy thần của một con quỷ. Với chiếc gậy thần, anh đã giết quỷ và cứu người; với đôi giày thần, anh bay lên trời rồi về kinh. Anh đã đổi đôi giày cho vua lấy một ngàn con trâu và đưa đàn trâu ấy về bằng cách nhổ mỗi con một cái lông nhét vào đục đạc, rồi khi đến nhà lắc đục đạc, mỗi chiếc lông tung ra biến thành một con trâu. Từ ngày trở nên giàu có, vợ Cơ-lốc mời bố mẹ mình đến chơi. Tù trưởng bắt phải làm một con đường lát bằng nồi đồng. Khi đến thấy con giàu có hơn mình, tù trưởng phát tức mà chết[10].

Một truyện khác của người miền Bắc cùng một kết cấu với các truyện trên nhưng đã được nho sĩ tô điểm để đề cao việc học hành thi cử.

Xưa ở Phủ-lý (Thanh-hóa) có một người con thầy chùa nhà nghèo, tuổi đã ba mươi không được đi học. Cùng làng có một cô gái con phú ông có nhan sắc, nhiều nơi hỏi mà không chịu lấy. Phú ông một hôm mắng con và bảo: – “Bao nhiêu đám môn đăng hộ đối không lấy, phải chăng muốn lấy con thầy chùa?”. Con gái đáp: – “Cha mẹ đặt đâu, con xin ngồi đấy!”. Bố giận lắm, lập tức gọi con thầy chùa đến gả ngay, không cho một tý hồi môn nào cả, trừ người mẹ có dấm dúi cho ít nhiều.

Khi về nhà chồng, cô gái đòi ở riêng một mình và buộc chồng phải đi học, mình sẽ dệt vải nuôi chồng. Nghe có thượng thư Lê Văn Hưu về hưu mở trường dạy học, cô tới hỏi thầy: – “Thiếp có thóc cũ 30 năm có thể làm giống được chăng?”. Thầy chưa hiểu nhưng cũng đáp: -“Miễn là lúa tốt!”. Người con thầy chùa vốn người thông tục, học một biết mười, về sau, đậu tiến sĩ[11].

Truyện Tống Trân-Cúc Hoa cũng phần nào giống với truyện vừa kể. Có lẽ tác giả là nhà văn bình dân đã dựa vào cốt truyện cổ tích để hư cấu thêm:

Tống Trân nhà nghèo dắt mẹ vào nhà phú ông ăn mày. Một trong ba cô gái của phú ông – Cúc Hoa – đem cho một đấu gạo. Đang trò chuyện thì bị phú ông bắt gặp. Nổi giận, phú ông đem cô gái gả ngay cho Tống Trân. Cúc Hoa đem nén vàng của mẹ cho nuôi chồng ăn học. Tống Trân học giỏi, đi thi đậu trạng. Ở đây phú ông không chết thẹn mà xun xoe nhận chàng rể, người mà trước đây hắn hắt hủi.

Ở đoạn sau, truyện phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ của truyện cổ tích: Vì không chịu lấy công chúa, nên Tống Trân phải đi sứ Trung-quốc mười năm. Ở đây chàng lại đậu trạng lần nữa, lại một lần nữa từ chối đề nghị kết hôn của con vua Trung-quốc. Nhờ tài trí chàng đã thoát chết mấy lần và mấy lần xử kiện tài tình[12] làm cho người nước ngoài kính phục.

Ở nhà, chờ mãi không thấy rể về, phú ông bắt Cúc Hoa gả cho đình trưởng. Cúc Hoa nhờ sơn thần liên lạc được với Tống Trân, nhờ đó chàng được giảm hạn năm tháng. Giữa hôm đình trưởng làm lễ cưới Cúc Hoa thì Tống Trân về. Chàng trị tội người bố vợ bất lương, sau khi đã cải trang giả làm ăn mày đến với từng người để tìm hiểu sự thực[13].

Người Nùng có truyện A Sún Phàng Khim: cũng cùng một chủ đề nhưng có chỗ hơi khác về hình tượng.

Phăng Khim nhà nghèo, mồ côi bố mẹ, ở với bà nội. Bà cháu chung nhau một cái quần, thay nhau mặc khi phải ra chợ. Sau góp tiền đi củi mua được một cái quần, một con dao. Vì bắt con tinh rái cá cứu người, anh bị mất cả quần lẫn áo. Sau đó đi làm nghề nhặt phân, ngủ ở vỉa hè nhà một ông quan tên là Dèn Vản. A Sún, cô con gái Dèn Vản thấy anh rét muớt thì thương tình bèn lấy áo đắp cho, không ngờ lấy nhầm phải áo mới. Sáng dậy Dèn Vải bắt được anh, tưởng có tình ý với con gái, toan chém. Cô gái nhân lúc vắng, cởi trói cho anh, rồi cả hai rủ nhau đi trốn, và kết làm vợ chồng. Vợ có dắt lưng được 2 thoi vàng. Khi hết lương ăn, vợ giao vàng cho chồng đi mua bán, chồng đem ném chó làm mất vàng. Bị vợ mắng, anh nói có một chỗ có rất nhiều thứ đó. Bèn dẫn vợ đến một cái hang. Và lần lượt nhặt về nhưng không cho chồng biết. Giàu có, vợ thuê thợ làm nhà. Nhà làm xong nhưng không có cửa nào vừa cả. Phàng Khim ngủ ở phiến đá, phiến đá báo mộng bảo đưa đá về lắp thi vừa. Anh làm theo. Không ngờ từ đấy mỗi lần mở cửa, vàng bay vào rào rào. Vợ phải đóng chặt kẻo sợ vàng về nhiều quá. Một hôm hai vợ chồng mời bố mẹ vợ đến nhà. Dèn Vản đòi có chiếu hoa trải đường mới đi. Đến nơi còn đòi mở cửa chính mới vào. Cửa mở ra, vàng rơi vào đầu, Vản chết. Mẹ vợ vui vẻ ở lại với chàng rể và con gái[14].

Giống với các truyện của ta, người Triều-tiên có truyện Vợ người nô lệ:

Một quan thuợng có cô con gái đẹp cấm cung, không ngờ tới tuổi biết yêu, cô lại yêu một nô lệ. Hay tin, quan xử tử người nô lệ và đuổi cô ra khỏi nhà. Thấy con không chịu đi, quan bèn sai lính đi tìm một người nghèo nhất. Lính đưa về một người kiếm củi. Quan hỏi: – “Có muốn lấy con ta không? Người kia trả lời: – “Có”. Bèn gả ngay, bắt đưa vợ về rừng. Đến nhà chồng cô thấy trống rỗng. Ba mẹ bảo cô hàng ngày gánh củi đi đổi lấy kê. Một hôm vợ phát hiện thấy móng tường toàn đắp bằng vàng khối, bèn bảo chồng gỡ một hòn ra tỉnh bán. Chồng mang về được nhiều tiền. Từ đấy bán tất cả. Vợ nuôi thầy dạy chồng học. Sau mười năm chồng trở nên giỏi hơn cả bố vợ. Vợ lại mua cho chồng một chân thượng thư. Sau đó bố vợ phải muối mặt đến mừng chàng rể[15].

Người Mèo có truyện Hòn gạch nên vợ chồng:

Có hai bố con nhà nghèo sáng đi làm thuê tối ngủ nhờ ngoài hè nhà người. Con đã lớn nhưng chưa vợ vì con gái không ai thèm lấy. Khi bố sắp chết, dặn con chôn mình tại một gò nọ, hễ thấy gì lạ thì mang về mà sinh sống. Thoạt đầu, mộ mọc cỏ rất tốt, anh cắt về bán cho các nhà nuôi ngựa. Sau đó hết cỏ, trên mộ lại mọc lên một đống gạch màu vàng. Anh lấy một hòn để gối đầu. Con gái lão nhà giàu cấm cung, thấy chàng trai ngủ nhờ ở hè có phát ánh sáng, bèn lấy áo từ trên lầu quẳng xuống cho đắp. Sáng dậy, cô hỏi tung tích hòn gạch gối đầu. Anh chỉ nơi có ngôi mộ, đến xem thì chỉ là những hòn gạch bình thường. Tuy vậy cô cũng xin bố cho lấy anh chàng. Người bố can không được, đuổi đi.

Hai vợ chồng đưa nhau đi nơi khác ở. Lần lượt họ đưa đống gạch về xây được chín gian nhà. Gạch còn thừa bỏ lại một đống chỉ ít lâu hóa thành vàng bạc. Hai vợ chồng giàu có, đưa vàng bạc về cho bố mẹ vợ chở lên lưng 3 con ngựa. Thấy anh đến từ đàng xa, người bố vợ sai đóng cửa lại thật chặt vì ngỡ rằng rể đến đòi tiền. Vợ chồng thấy cửa đóng, phá cửa vào đặt bạc ở bàn rồi đi. Bố mẹ hoa cả mắt, nhưng từ đấy ăn tiêu phung phí, dần dần trở nên nghèo đói, phải cải trang làm người Xạ Phang đi làm thuê kiếm ăn mỗi người một phương. Còn vợ chồng con gái thì ngày một giàu có, bản làng ngày một đông vui. Ba năm sau một bà Xạ Phang đến làm thuê. Ba năm sau nữa lại một ông già Xạ Phang đến làm thuê. Họ nhận ra nhau là vợ chồng nhưng lại không nhận ra nơi ấy là nhà của con gái mình. Về phía con gái cũng không biết là bố mẹ. Sau đó một thời gian họ mới nhận ra nhau. Bố vợ xấu hồ quá ăn lá ngón mà chết[16].

Người Ấn-độ có một truyện nội dung tuy khác nhưng cũng là một dị bản của các truyện trên:

Một ông vua sinh được bảy công chúa. Một hôm, vua hỏi: – “Các con yêu cha ra làm sao?”. Sáu công chúa trả lời: – “Ngọt như đường”, trừ một công chúa út trả lời là: – “Như muối”. Vua giận sai người cáng bỏ vào rừng sâu.

Công chúa đi lần mò bỗng gặp một tòa lâu đài, bạo dạn tiến vào thì thấy có một người nằm bất động, xem lại thấy bị kim đâm khắp cơ thể. Công chúa bèn ngồi xuống nhổ kim ra, và làm việc đó quên ăn quên ngủ suốt một tuần. Vừa khi có một người bán một nữ tỳ, công chúa lấy vòng vàng ra mua người nữ tỳ cho có bạn. Lại nhổ trong hai tuần nữa mới hết kim, nhưng không biết rằng trong con mắt còn có kim chưa nhổ hết. Cho là đã xong hẳn, công chúa bảo nữ tỳ tắm cho người ấy. Trong khi tắm thì người nữ tì phát hiện ra kim ở mắt, bèn nhổ nốt. Nhổ vừa xong người đó liền ngồi dậy thì ra là một vị vua. Vua hỏi – “Ai cứu ta?”. Nữ tỳ đáp: – “Tôi”. Vua cảm ơn và lấy nữ tỳ làm vợ. Khi công chúa vào, nữ tỳ bảo vua đó là nữ tỳ của mình.

Một hôm, vua sắp sửa đi đổi gió, bảo vợ cần gì để mình mang về. Vợ bảo: – “Mang về cho tôi áo xống và trang sức đẹp!”. Vua lại hỏi nữ tỳ (tức công chúa) muốn gì. Nữ tỳ đáp: – “Cái mà tôi muốn, vua không thể tìm được đâu, nên tôi không xin” – “Cứ xin đi, cái gì ta cũng có thể lấy được”. – “Vậy thì cho tôi xin một hộp nữ trang của mặt trời”.

Vua đi khắp nơi không tìm được vật người nữ tỳ cần, cuối cùng nhờ phép của một đạo sĩ, và sự giúp đỡ của một nàng tiên mà có hộp nữ trang của mặt trời.

Khi được hộp, nàng vào rừng, nửa đêm mở hộp ra. Từ trong hộp có bảy nàng tiên nhảy ra: người thì chải tóc, người sửa áo, người hát, người múa, trong khi đó, nàng khóc sướt mướt suốt đêm. Sáng dậy, các nàng tiên hỏi vì sao mà khóc. Nàng kể lại sự việc người nữ tỳ tranh công và thay đối địa vị. Các nàng tiên an ủi rồi chui vào hộp.

Đêm sau, nàng lại đi. Sự việc diễn ra như đêm hôm qua. Nhưng không ngờ trên ngọn cây có một người hái củi vì về muộn nên trèo lên nghỉ ở đó. Người hái củi nghe và thấy mọi việc. Đêm sau nữa lại thấy như thế, nên chàng vào cung mách vua. Vua được người tiều phu đưa đi nấp trên ngọn cây, tận mắt thấy sự thật, bèn xuống cây, bảo nàng: – “Ta vốn ngờ nàng là công chúa không phải là nữ tỳ”. Lại hỏi nàng có muốn làm vợ vua không? Nàng đáp: – “Có”.

Lúc cử hành lễ cưới, công chúa cho mời bố mẹ và các chị tới dự. Cả một tuần liền, nàng chỉ dọn cho họ ăn những món ăn nấu với đường làm họ ngấy hết sức. Sau đó dọn một món ăn nấu với muối, mọi người cảm thấy ngon lành. Vua cha bấy giờ mới hiếu rõ ý nghĩa câu con gái nói ngày xưa: Công chúa yêu cha mặn mà vì muối là một vật mà người ta không thể nào bỏ được.

Người Bec-be-rơ (Beberes) Ở Ma-rốc (Maroc) cũng có truyện nói về một ông vua hỏi ba con gái xem có thương mình không. Câu trả lời của cô thứ nhất là: – “Con yêu cha như vàng”. Cô thứ hai: – “Yêu như kim cương”. Cô thứ ba: – ” Yêu như muối”. Vua cũng đuổi con đi, bảo: – “Cút ngay! Mày không phải con tao!”

Cô gái đi lang thang, cuối cùng vào làm việc rửa bát cho một ông vua khác và học nghề nấu ăn, dần dần thành người nấu ăn cho vua.

Một hôm vua này mở hội mời vua láng giềng, cha cô gái, tới ăn. Cô này xin được nấu ăn cho khách và không bỏ muối vào thức ăn. Dọn đĩa ra, cô bỏ nhẫn của mình vào, bưng lên cho khách. Vua ăn lấy làm ngạc nhiên vì quá nhạt. Xem lại đĩa, thì tìm thấy chiếc nhẫn, vua nói: – “Dẫn cô gái nấu đĩa thức ăn này ra đây” – Nhận ra con, vua ôm lấy âu yếm và đưa về nhà[17].

Cái ngốc của anh chàng đánh giậm hay của anh chàng câu cá ở hai truyện trên kia cũng có phần giống với cái ngốc kể trong một loạt truyện cổ tích có tính chất khôi hài sau đây:

Truyện Jăng, thằng ngốc của Pháp:

Một chàng ngốc được mẹ sai ra tỉnh bán một tấm vải và dặn mua một cái kiềng ba chân. Dọc đường, hắn vào quỳ trong nhà thờ thánh Jăng. Thấy pho tượng, hắn cho là ông ta rét run, bèn quàng tấm vải vào cho tượng. Gần tượng ấy có một tượng khác có điệu bộ giơ tay mà một người đàn bà nào đó đã bỏ vào lòng bàn tay một đồng xu. Tưởng là tượng ấy trả tiền hộ hắn bèn nhận lấy. Khi về, qua một hiệu bán đồ sắt, hắn chọn một cái kiềng, quẳng lại đồng xu, rồi chạy. Trèo lên một đoạn đường dốc, hắn mệt quá nói: – “Mình ngu quá, hắn (cái kiềng) có những ba chân, mà mình thì chỉ có hai, tội gì mà phải khiêng nó”. Nói rồi bỏ kiềng ở giữa đường mà về không.

Truyện của người Nga:

Một người trẻ tuổi đi bán một con bò. Qua một cây cổ thụ, bỗng có một trận gió rung. Anh ta tưởng cây hỏi mua bò, bèn để con vật lại, mai sẽ đến lấy tiền. Mai đến thì bò đã mất, đòi nợ cây, cây không trả lời. Tức mình anh cầm búa chặt cây thì không ngờ trong gốc cây có cả một kho của mà một bọn trộm giấu trong đó.

Truyện kể trong sách Pen-ta-mơ-ron (Pentameron):

Một người mẹ bảo con tên là Jăng ngốc mang vải ra chợ nhưng dặn đừng bán cho những người lắm lời. Con đáp: – “Mẹ cứ yên trí”. Thế là bao nhiêu người đến hỏi mua, hắn không bán vì cho rằng ai cũng lắm lời cả. Xách vải về đến nhà thờ thấy có một tượng đá, hắn đến gần giơ vải ra hỏi: – “Có mua không?”. Nhờ gió thổi làm cho đầu tượng đá hơi đưa đi đưa lại, hắn tưởng là người đó bằng lòng mua, bèn đặt vải vào tay, rồi về kể chuyện cho mẹ hay và nói: – “Con bán cho ông ấy vì ông ấy không hay nói”. Mẹ bảo hắn chạy ngay đi lấy vải về. Hắn chạy đến thấy vải vẫn còn ở tay pho tượng bèn nói: – “Trả mau”. Lúc này gió lay đầu hơi lắc về phía trái làm cho hắn tưởng là tượng không muốn trả – “À, không trả à”. Hắn nói thế, rồi cầm gậy vụt túi bụi vào tượng, đoạn cướp lấy vải chạy về.

Chàng ngốc trong truyện do người miền Buốc-gô-nhơ (Bourgogne) kể, thì sau khi bán vải cho tượng, trở lại đòi tiền không được, hắn đập vỡ pho tượng, không ngờ thấy ở đế tượng có một kho vàng.

Truyện của người Brơ-tông (Breton) cũng tượng tự nhưng còn thêm một đoạn kết: Mẹ Vac-di-en-lô sợ con ngu ngốc làm lộ chuyện tìm thấy kho vàng ở đế tượng, sẽ bị quan trên tịch thu, bèn nghĩ ra một mẹo. Sau khi lấy kho vàng về, bà bảo con ngồi chơi trước cửa nhà rồi đứng nấp từ trên cao,vãi xuống những quả vả và nho khô cho nó nhặt.

Sau con quả làm lộ chuyện, việc mang đến trước quan án. Người ta tra vấn đứa con tìm được vàng vào hôm nào? Nó đáp: – “Vào hôm trời mưa ra nho khô và vả”. Người ta tưởng nó điên nên không tra gạn nữa[18].

Truyện của Việt-nam Ngốc buôn mắm tôm:

Một chàng ngốc vô công rồi nghề, mẹ bảo đi buôn. Ngốc ta nghe nói buôn mắm tôm có lãi bèn đi mua về một gánh. Rao khắp nơi chẳng ai gọi. Qua một ruộng khoai môn, sau khi cất tiếng rao thấy lá khoai môn đung đưa, Ngốc hỏi: – “Mua hả?”. Lá vẫn đung đưa như kiểu gật đầu. Ngốc tưởng là bằng lòng liền múc cho mỗi lá một muôi. Múc xong, hỏi: – “Tiền?”. Thấy lá đung đưa Ngốc hỏi: – “Chịu hả?” bèn quảy gánh về. Sáng dậy. Ngốc đến ruộng đòi tiền: – “Giả tiền đây!” Lá đung đưa như kiểu lắc đầu. – “À chúng mày quỵt hả?”. Nói đoạn cầm đòn gánh vụt cho tan tác. Bất đồ người chủ ruộng khoai môn đi qua thấy vậy, bèn nắm lấy áo Ngốc bắt bồi thường[19].

Về tình tiết làm đổ tượng không nâng dậy được, xem thêm truyền Vua Heo (số 104. tập III).

[1] Theo Nước non tuần báo.

[2] Theo Lê Doãn Vỹ. Sách của trẻ nhỏ (1941).

[3] Triêng đòn gánh, tiếng Nghệ – Tĩnh.

[4] Theo Bản khai xã Vĩnh-an.

[5] Theo Trương Vĩnh Ký. Sách đã dẫn.

[6] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập III.

[7] Theo lời kể của người Hà- tĩnh và Cổ tích và tiểu dẫn (bản thảo của Mạnh Sào Quan) Xem thêm truyện Trạng Ếch ở Khảo dị truyện Lê Như Hổ (số 63)

[8] Pa-vi (Pavie). Truyện dân gian Căm pu-chia, Lào và Thái-lan.

[9] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập IV.

[10] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt nam, tập III.

[11] Theo tạp -chí Nam phong (phần chữ Hán) (1929).

[12] Xem truyện Kiện ngành da (số 57)

[13] Theo Tống Trân – Cúc Hoa.

[14] Theo tạp chí Nghiên cứu văn học số 10 (1961).

[15] Theo Ga-rin ( Garine). Truyện cổ tích Triều-tiên.

[16] Theo Doãn Thanh Thương, Nguyễn Hoàng Thao. Truyện cổ dân tộc Mèo.

[17] Theo Cô-xcanh (Cosquin). Những truyện cổ tích Ấn-độ và phương Tây.

[18] Theo Cơ- xcanh (Cosquin). Truyện cổ tích dân gian miền Lo-ren.

[19] Theo lời kể của người Nam- định.

*

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN