Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
156


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công


Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì màu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tý chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng nghiu, thật khó coi hết sức. Một hôm Quạ bảo Công:

– Đằng kia có người thợ vẽ có thuốc đủ các màu, chúng ta hãy ăn trộm về mà tô chuốt cho nhau, sửa lại bộ cánh cho đẹp.

Công gật gù nhận lời. Hôm ấy, người thợ đang vẽ dở cho người ta một bô tứ bình, thuốc vẽ còn bỏ lăn lóc bốn bên người. Thừa dịp người thợ ngủ ngày, hai con vật lần lượt mò vào lấy trộm bút lông và thuốc vẽ đưa ra một gò con ở giữa hồ gần đấy. Lần thứ ba chúng nó toan vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mục tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo:

– Thôi được, ta cứ bắt đầu vẽ cho nhau đi!

Nói đoạn, Quạ bắt Công nằm xuống cho mình tô điểm. Quạ vốn khéo tay, thoạt tiên nó dùng màu xanh tô vào đầu vào cổ và mình Công. Tô đến đâu, rắc kim nhũ đến đấy. Đến cái đuôi, Quạ bắt Công phải cố xoè ra như cánh quạt cho mình vẽ được kỹ lưỡng. ở mỗi lông đuôi Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu và kim nhũ rất đẹp.

Tô xong đắc ý, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô.

Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó màu xanh và kim nhũ đã cạn.

Giữa lúc Công chưa biết trang sức cho Quạ như thế nào thì bỗng có Quạ khoang ở đâu bay đến. Quạ khoang vốn có họ với nhà Quạ. Hồi ấy màu lông của nó trắng toát như vôi. Chưa đỗ xuống, nó đã giục tíu tít:

– Anh Quạ! Anh làm gì đó? Mau đi về phương Đông!

– Để làm gì?

– Có tin cho biết rằng phía đó mới có một trận đánh nhau to, thây chết như rạ. Thật là một dịp may hiếm có.

Quạ nghe nói đến thịt người thì sự thèm muốn làm cho nó không tự chủ được nữa. Quạ bảo Quạ khoang:

– Thế à? Nhưng để nó tô điểm cho tao cái đã. Chịu khó chờ tý nhé!

– Không được. Phải đến trước ban đêm… Ngày mai mới đến thì người ta chôn hết còn gì nữa.

Quạ nóng nảy, giục Công:

– Thế thì phải làm gấp lên mới được!

Quạ khoang thấy Công đẹp nên cũng muốn có một bộ cánh tươm tất. Nó xen vào:

– Anh Quạ! Anh làm ơn cho tôi một tý với. Tôi cũng cần ăn mặc tử tế một chút.

Quạ vui lòng chia sẻ phần thuốc vẽ của mình cho người em họ. Công nhân lúc Quạ vội nên chả cần ngắm nghía gì lôi thôi, trút một nửa số mực tàu lên đầu Quạ. Mực chảy đến đâu, người Quạ đen đến đó. Công còn hữu ý bôi cả vào mỏ vào chân làm cho toàn bộ người Quạ đen nhánh như cột nhà cháy.

Đến lượt tô cho Quạ khoang, Công cũng đổ số mực còn lại lên người nó. Khi nước mực rót xuống đâu, Quạ khoang hơi ngại vội rụt cổ lại, thành thử cổ của nó có một cái ngấn không bị mực thấm đến.

Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ khoang, Quạ mới biết là mình dại, không dưng lại để cho một kẻ vụng về trang điểm. Nhưng việc đã lỡ còn biết làm gì được nữa. Tức mình quá hai anh em nhà Quạ chỉ còn biết mắng cho Công một trận rồi bỏ đi. Từ đó Quạ không chơi với Công nữa.

Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài Công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu chúng nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang: “Cuông[1] tốt! Cuông tốt! . Trái lại, dòng dõi loài Quạ thì bộ cánh đen thui như mực, trong đó có Quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở xung quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên Quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: “Quạ xấu hổ! Quạ xấu hổ!”[2].

KHẢO DỊ

Người Lào cũng có một truyện cổ tích tương tự với truyện của ta. Đại khái trước kia Quạ xanh biêng biếc, Công đen. Một hôm hai con quyết định mỗi con rút màu sắc ở lông của mình luyện thành thuốc vẽ để tô lại cho nhau. Màu thuốc của Quạ rất đẹp mà Quạ lại khéo tay nên tô đến đâu bộ cánh của Công rực rỡ đến đó. Lúc Công sắp tô cho Quạ thì vừa có Diều đến rủ Quạ đi ăn thịt trâu. Quạ háu ăn, bảo Công trút cả thuốc vào cho mình. Vì thế người Quạ đen như mực[3].

Trong sách của Lăng-đờ (Landes) có truyện Quạ và Bìm bịp. Truyện này có lẽ chỉ lưu hành ở miền Nam, trong đó cũng có tình tiết phần nào giống với truyện vừa kể:

Xưa Quạ và Bìm bịp đều là đầy tớ hầu hạ đức Thánh. Một hôm đức Thánh dùng một trăm thợ đóng một chiếc tàu lớn. Khi tàu đã đóng xong, đức Thánh sai Quạ ra bờ sông xem nước bao giờ lên để hạ thủy. Quạ ra sông thấy ở gần đấy có một cái ao cạn, tôm cá nhiều lắm, bắt rất dễ và ăn rất ngon, bèn lội xuống bắt ăn, say mê quên cả về.

Thấy Quạ đi lâu quá, đức Thánh sốt ruột, sai Bìm bịp đi tìm Quạ. Quạ vừa thấy Bìm bịp đến, đã bảo: – “Ở đây tôm cá nhiều lắm, xuống bắt đi mày, không đi đâu mà vội!”. Bìm bịp nghe bùi tai bèn cũng xuống bắt cá, quên cả phận sự đức Thánh giao cho.

Đức Thánh lại sai Bồ câu ra sông để tìm Quạ và Bìm bịp. Bồ câu đi qua ao thấy họ đang mải bắt cá ăn, bèn trở về báo với chủ. Đức Thánh giận vô cùng, quyết định hạ thủy tàu ra đi, không cần đợi Quạ và Bìm bịp nữa.

Quạ và Bìm bịp ăn no mới nhớ đến phận sự. Cả hai đều sợ chủ trị tội nên không dám về. Chúng nó dắt nhau đến nhà Nhị tỳ gần đó. Ở đây có một bọn học trò mượn ngôi nhà công làm nơi trọ học, nghiên mực và son của họ bỏ đầy cả gậm giường. Quạ nghĩ ra được một kế bèn bảo Bìm bịp: – “Chúng ta hãy lấy mực bôi khắp cả người cho lạ đi. Như thế lúc về, đức Thánh trông thấy chúng ta sẽ buồn cười mà không quở nữa”. Nói rồi Quạ lấy mực bôi khắp cả mình. Bìm bịp cũng bắt chước Quạ, bôi vào người, mới bôi được cái đầu và cổ thì mực đã cạn. Nó bèn lấy son bôi thêm cho trọn phần dưới.

Đoạn cả hai vội đi về hầu chủ. Đức Thánh bật cười rồi tha đánh cho cả hai. Nhưng khi tàu sắp nhổ neo thì đức Thánh bắt chúng hóa làm chim, bắt ở lại không cho theo nữa.

Vì thế mà ngày nay chúng ta thấy bộ lông của Quạ đen thui như mực, còn chim Bìm bịp thì đỏ nâu như màu son, trừ đầu và cổ màu đen.

(Xem thêm truyện Sự tích con Bìm Bịp ở Khảo dị, truyện số 13).

Đồng bào Xrê (Xré) ở Tây-nguyên cũng có một truyện nói về bộ lông đen nhưng khác với truyện của ta: có nhân vật Dinh Dang, lúc xuống cõi âm tìm thấy hai chất thuốc nhuộm đen và đỏ, bèn trao cho Quạ là tên có phận sự giao thông với cõi trần. Một hôm Quạ vô ý để bình thuốc đen đổ cả vào người nên từ đó lông Quạ không còn trắng nữa. Cũng vì thế, lúc Quạ lên cõi trần truyền lại cho người nghề nhuộm thì thiếu mất chất đen. Người ta đành phải dùng lá cây nhuộm thành một màu xanh sẫm tức màu chàm.

Còn truyện của đồng bào Ba-na (Bahnar) thì giống truyện của người Lào ở trên.

Người Miến-điện (Myanmar) có truyện Ba quả trứng rồng cũng có nói đến sự tích bộ lông Quạ:

Ngày xưa lông Quạ trắng như tuyết. Công chúa Rồng sai Quạ đi báo tin cho người yêu là mình đã đẻ được ba quả trứng. Người yêu của công chúa Rồng giao cho Quạ một viên ngọc đó. Quạ bọc vào trong gói đưa về. Dọc đường. Quạ đói bụng bèn giấu ngọc ở một lùm cây để tìm thức ăn. Không ngờ ngọc bị một người lái buôn trộm mất và thay vào đó một cục cứt trâu. Công chúa Rồng vì thế giận buồn mà chết. Thần mặt trời trị tội Quạ bằng cách đốt sém lông thành màu đen. Trứng Rồng không nở được bị nước sông la-ra-oa-đi cuốn trôi về sau biến thành ngọc đỏ[4].

Một truyện của ta Vì sao chúc mào đỏ đít cũng có liên quan đến câu chuyện thuốc nhuộm:

Có hai vợ chồng nhà nghèo làm nghề nhuộm điều. Một năm mất mùa không ai tới nhuộm cả, hai vợ chồng không biết làm nghề gì mà ăn, sinh ra bực bội đánh nhau, bao nhiêu thuốc nhuộm lăn lóc cả sân. Vợ bị chồng đánh ngồi vấy ngồi vá nên thuốc nhuộm dính đỏ cả đít. Vì thế vợ chết hóa thành chim chúc mào, lông đít của nó bao giò cũng đỏ[5].

Một truyện khác nói về nguồn gốc màu lông các giống chim như sau:

Xưa, Trời mới sinh các giống chim, con nào màu lông cũng trắng toát như vôi. Có giống chim Tối mắt làm bậy mắc tội. Thiên lôi được lệnh Trời xuống trị tội, nhưng vì chim nào chim ấy đều trắng như nhau làm cho Thiên lôi nhầm lẫn. Các giống chim đem việc đó kiện lên Trời. Để dễ phân biệt, Trời bèn sai Long thần thổ địa tô điểm cho mỗi giống mỗi màu sắc khác nhau. Chỉ có giống Cò là lọt lưới. Mãi sau Long thần cũng tóm được, nhưng vì hết mất màu nên chỉ đánh cho một dấu riêng ở mỏ[6].

[1] Cuông : công, tiếng Nghệ – Tĩnh.

[2] Theo lời kể của người miền Bắc, Tờ-ri-e (Triaire) và Trịnh Thục Oanh trong Con rùa vàng đã tiểu thuyết hóa truyện này, khiến cho câu chuyện khác với truyện kể trong nhân dân.

[3] Theo Bren-gờ (Brengues). Cổ tích và truyền thuyết Lào.

[4] Theo Truyện dân gian Miến-điện.

[5] Theo Bản khai sách Hữu-lập. Sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp, tập II.

[6] Theo Nguyễn Văn Ngọc, sách đã dẫn.

Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì màu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tý chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng nghiu, thật khó coi hết sức. Một hôm Quạ bảo Công:

– Đằng kia có người thợ vẽ có thuốc đủ các màu, chúng ta hãy ăn trộm về mà tô chuốt cho nhau, sửa lại bộ cánh cho đẹp.

Công gật gù nhận lời. Hôm ấy, người thợ đang vẽ dở cho người ta một bô tứ bình, thuốc vẽ còn bỏ lăn lóc bốn bên người. Thừa dịp người thợ ngủ ngày, hai con vật lần lượt mò vào lấy trộm bút lông và thuốc vẽ đưa ra một gò con ở giữa hồ gần đấy. Lần thứ ba chúng nó toan vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mục tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo:

– Thôi được, ta cứ bắt đầu vẽ cho nhau đi!

Nói đoạn, Quạ bắt Công nằm xuống cho mình tô điểm. Quạ vốn khéo tay, thoạt tiên nó dùng màu xanh tô vào đầu vào cổ và mình Công. Tô đến đâu, rắc kim nhũ đến đấy. Đến cái đuôi, Quạ bắt Công phải cố xoè ra như cánh quạt cho mình vẽ được kỹ lưỡng. ở mỗi lông đuôi Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu và kim nhũ rất đẹp.

Tô xong đắc ý, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô.

Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó màu xanh và kim nhũ đã cạn.

Giữa lúc Công chưa biết trang sức cho Quạ như thế nào thì bỗng có Quạ khoang ở đâu bay đến. Quạ khoang vốn có họ với nhà Quạ. Hồi ấy màu lông của nó trắng toát như vôi. Chưa đỗ xuống, nó đã giục tíu tít:

– Anh Quạ! Anh làm gì đó? Mau đi về phương Đông!

– Để làm gì?

– Có tin cho biết rằng phía đó mới có một trận đánh nhau to, thây chết như rạ. Thật là một dịp may hiếm có.

Quạ nghe nói đến thịt người thì sự thèm muốn làm cho nó không tự chủ được nữa. Quạ bảo Quạ khoang:

– Thế à? Nhưng để nó tô điểm cho tao cái đã. Chịu khó chờ tý nhé!

– Không được. Phải đến trước ban đêm… Ngày mai mới đến thì người ta chôn hết còn gì nữa.

Quạ nóng nảy, giục Công:

– Thế thì phải làm gấp lên mới được!

Quạ khoang thấy Công đẹp nên cũng muốn có một bộ cánh tươm tất. Nó xen vào:

– Anh Quạ! Anh làm ơn cho tôi một tý với. Tôi cũng cần ăn mặc tử tế một chút.

Quạ vui lòng chia sẻ phần thuốc vẽ của mình cho người em họ. Công nhân lúc Quạ vội nên chả cần ngắm nghía gì lôi thôi, trút một nửa số mực tàu lên đầu Quạ. Mực chảy đến đâu, người Quạ đen đến đó. Công còn hữu ý bôi cả vào mỏ vào chân làm cho toàn bộ người Quạ đen nhánh như cột nhà cháy.

Đến lượt tô cho Quạ khoang, Công cũng đổ số mực còn lại lên người nó. Khi nước mực rót xuống đâu, Quạ khoang hơi ngại vội rụt cổ lại, thành thử cổ của nó có một cái ngấn không bị mực thấm đến.

Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ khoang, Quạ mới biết là mình dại, không dưng lại để cho một kẻ vụng về trang điểm. Nhưng việc đã lỡ còn biết làm gì được nữa. Tức mình quá hai anh em nhà Quạ chỉ còn biết mắng cho Công một trận rồi bỏ đi. Từ đó Quạ không chơi với Công nữa.

Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài Công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu chúng nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang: “Cuông[1] tốt! Cuông tốt! . Trái lại, dòng dõi loài Quạ thì bộ cánh đen thui như mực, trong đó có Quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở xung quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên Quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: “Quạ xấu hổ! Quạ xấu hổ!”[2].

KHẢO DỊ

Người Lào cũng có một truyện cổ tích tương tự với truyện của ta. Đại khái trước kia Quạ xanh biêng biếc, Công đen. Một hôm hai con quyết định mỗi con rút màu sắc ở lông của mình luyện thành thuốc vẽ để tô lại cho nhau. Màu thuốc của Quạ rất đẹp mà Quạ lại khéo tay nên tô đến đâu bộ cánh của Công rực rỡ đến đó. Lúc Công sắp tô cho Quạ thì vừa có Diều đến rủ Quạ đi ăn thịt trâu. Quạ háu ăn, bảo Công trút cả thuốc vào cho mình. Vì thế người Quạ đen như mực[3].

Trong sách của Lăng-đờ (Landes) có truyện Quạ và Bìm bịp. Truyện này có lẽ chỉ lưu hành ở miền Nam, trong đó cũng có tình tiết phần nào giống với truyện vừa kể:

Xưa Quạ và Bìm bịp đều là đầy tớ hầu hạ đức Thánh. Một hôm đức Thánh dùng một trăm thợ đóng một chiếc tàu lớn. Khi tàu đã đóng xong, đức Thánh sai Quạ ra bờ sông xem nước bao giờ lên để hạ thủy. Quạ ra sông thấy ở gần đấy có một cái ao cạn, tôm cá nhiều lắm, bắt rất dễ và ăn rất ngon, bèn lội xuống bắt ăn, say mê quên cả về.

Thấy Quạ đi lâu quá, đức Thánh sốt ruột, sai Bìm bịp đi tìm Quạ. Quạ vừa thấy Bìm bịp đến, đã bảo: – “Ở đây tôm cá nhiều lắm, xuống bắt đi mày, không đi đâu mà vội!”. Bìm bịp nghe bùi tai bèn cũng xuống bắt cá, quên cả phận sự đức Thánh giao cho.

Đức Thánh lại sai Bồ câu ra sông để tìm Quạ và Bìm bịp. Bồ câu đi qua ao thấy họ đang mải bắt cá ăn, bèn trở về báo với chủ. Đức Thánh giận vô cùng, quyết định hạ thủy tàu ra đi, không cần đợi Quạ và Bìm bịp nữa.

Quạ và Bìm bịp ăn no mới nhớ đến phận sự. Cả hai đều sợ chủ trị tội nên không dám về. Chúng nó dắt nhau đến nhà Nhị tỳ gần đó. Ở đây có một bọn học trò mượn ngôi nhà công làm nơi trọ học, nghiên mực và son của họ bỏ đầy cả gậm giường. Quạ nghĩ ra được một kế bèn bảo Bìm bịp: – “Chúng ta hãy lấy mực bôi khắp cả người cho lạ đi. Như thế lúc về, đức Thánh trông thấy chúng ta sẽ buồn cười mà không quở nữa”. Nói rồi Quạ lấy mực bôi khắp cả mình. Bìm bịp cũng bắt chước Quạ, bôi vào người, mới bôi được cái đầu và cổ thì mực đã cạn. Nó bèn lấy son bôi thêm cho trọn phần dưới.

Đoạn cả hai vội đi về hầu chủ. Đức Thánh bật cười rồi tha đánh cho cả hai. Nhưng khi tàu sắp nhổ neo thì đức Thánh bắt chúng hóa làm chim, bắt ở lại không cho theo nữa.

Vì thế mà ngày nay chúng ta thấy bộ lông của Quạ đen thui như mực, còn chim Bìm bịp thì đỏ nâu như màu son, trừ đầu và cổ màu đen.

(Xem thêm truyện Sự tích con Bìm Bịp ở Khảo dị, truyện số 13).

Đồng bào Xrê (Xré) ở Tây-nguyên cũng có một truyện nói về bộ lông đen nhưng khác với truyện của ta: có nhân vật Dinh Dang, lúc xuống cõi âm tìm thấy hai chất thuốc nhuộm đen và đỏ, bèn trao cho Quạ là tên có phận sự giao thông với cõi trần. Một hôm Quạ vô ý để bình thuốc đen đổ cả vào người nên từ đó lông Quạ không còn trắng nữa. Cũng vì thế, lúc Quạ lên cõi trần truyền lại cho người nghề nhuộm thì thiếu mất chất đen. Người ta đành phải dùng lá cây nhuộm thành một màu xanh sẫm tức màu chàm.

Còn truyện của đồng bào Ba-na (Bahnar) thì giống truyện của người Lào ở trên.

Người Miến-điện (Myanmar) có truyện Ba quả trứng rồng cũng có nói đến sự tích bộ lông Quạ:

Ngày xưa lông Quạ trắng như tuyết. Công chúa Rồng sai Quạ đi báo tin cho người yêu là mình đã đẻ được ba quả trứng. Người yêu của công chúa Rồng giao cho Quạ một viên ngọc đó. Quạ bọc vào trong gói đưa về. Dọc đường. Quạ đói bụng bèn giấu ngọc ở một lùm cây để tìm thức ăn. Không ngờ ngọc bị một người lái buôn trộm mất và thay vào đó một cục cứt trâu. Công chúa Rồng vì thế giận buồn mà chết. Thần mặt trời trị tội Quạ bằng cách đốt sém lông thành màu đen. Trứng Rồng không nở được bị nước sông la-ra-oa-đi cuốn trôi về sau biến thành ngọc đỏ[4].

Một truyện của ta Vì sao chúc mào đỏ đít cũng có liên quan đến câu chuyện thuốc nhuộm:

Có hai vợ chồng nhà nghèo làm nghề nhuộm điều. Một năm mất mùa không ai tới nhuộm cả, hai vợ chồng không biết làm nghề gì mà ăn, sinh ra bực bội đánh nhau, bao nhiêu thuốc nhuộm lăn lóc cả sân. Vợ bị chồng đánh ngồi vấy ngồi vá nên thuốc nhuộm dính đỏ cả đít. Vì thế vợ chết hóa thành chim chúc mào, lông đít của nó bao giò cũng đỏ[5].

Một truyện khác nói về nguồn gốc màu lông các giống chim như sau:

Xưa, Trời mới sinh các giống chim, con nào màu lông cũng trắng toát như vôi. Có giống chim Tối mắt làm bậy mắc tội. Thiên lôi được lệnh Trời xuống trị tội, nhưng vì chim nào chim ấy đều trắng như nhau làm cho Thiên lôi nhầm lẫn. Các giống chim đem việc đó kiện lên Trời. Để dễ phân biệt, Trời bèn sai Long thần thổ địa tô điểm cho mỗi giống mỗi màu sắc khác nhau. Chỉ có giống Cò là lọt lưới. Mãi sau Long thần cũng tóm được, nhưng vì hết mất màu nên chỉ đánh cho một dấu riêng ở mỏ[6].

[1] Cuông : công, tiếng Nghệ – Tĩnh.

[2] Theo lời kể của người miền Bắc, Tờ-ri-e (Triaire) và Trịnh Thục Oanh trong Con rùa vàng đã tiểu thuyết hóa truyện này, khiến cho câu chuyện khác với truyện kể trong nhân dân.

[3] Theo Bren-gờ (Brengues). Cổ tích và truyền thuyết Lào.

[4] Theo Truyện dân gian Miến-điện.

[5] Theo Bản khai sách Hữu-lập. Sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp, tập II.

[6] Theo Nguyễn Văn Ngọc, sách đã dẫn.

Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó màu xanh và kim nhũ đã cạn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN