Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lệ Phụng Hiểu
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
77


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lệ Phụng Hiểu


Đời Lý, ở vùng Thanh-hóa có Lê Phụng Hiểu. Nhà Hiểu ở gần một hòn núi nhỏ nhô lên ở giữa cánh đồng gọi là núi Bơng (Băng-sơn) nên người ta cũng gọi Hiểu là ông Bơng. Hiểu là người to lớn khỏe mạnh. Mẹ chàng lúc trước khi lên núi trông thấy dấu chân to lạ thường. Bà ướm chân mình vào thử, không ngờ tự nhiên cảm động mà có thai, về sau sinh ra Hiểu.

Thuở nhỏ, Hiểu không học chữ, chỉ thích tập ném đao, đánh gậy, cử tạ, múa quyền. Chàng thường dùng một hòn đá tròn ở trên núi làm quả tạ để luyện tập. Hòn đá đó nặng tám người khiêng mới nổi. Năm Hiểu hai mươi tuổi, những tay đô vật trong vùng hết dám tỷ thí với chàng. Hiểu có thể chỉ một nắm đấm vật ngã một con bò mộng.

Thuở ấy, ở vùng Đông-sơn có ông Tuấn tục gọi là ông Vồm, sức khỏe vô địch lại rất giỏi vật. Nghe tiếng Hiểu là tay đô vật mới nổi lên, Vồm tìm đến Băng-sơn đòi thử sức. Vồm đến gặp lúc Hiểu đang đi kiểm củi vắng. Mẹ Hiểu bảo:

– Ông cần hỏi gì cháu thì rán chờ một lát. Nó sắp gánh củi về rồi đấy!

Mới nhìn thấy Hiểu từ đằng xa do mẹ chàng chỉ cho thì Vồm đã giật mình kinh sợ. Bởi vì bóng Hiểu hiện ra giữa con đường núi là một gã to lớn quảy hai bó củi to như đụn rạ một, chạy vùn vụt như bay. Thấy thế Vồm không đợi nữa, thác kế cáo từ đi thẳng.

Hiểu vừa bước vào trong ngõ nghe mẹ nói có khách chờ mình lúc nãy, rồi vội quẳng ngay gánh củi bắn tung ra đầy sân rồi đuổi theo Vồm. Chả mấy chốc chàng đã theo kịp. Hai bên bắt đầu làm quen với nhau bằng một cuộc tỷ thí dữ dội trên hòn Băng-sơn. Đất bay rào rào, cây cối xiêu vẹo vì những cái quật kinh người. Trong keo vật lần thứ mười tám, không chịu được cái móc của Hiểu, Vồm bị chẹt giữa hai tảng đá lớn.

Gần miền lúc đó có hai thôn Đàm-xá và Cổ-bi tranh nhau một bãi đất. Dân Đàm-xá đông gấp hai Cổ-bi lại thêm lúc này có Tá Lực vốn là hào hùng mới ở kẻ Chợ về tự khoe là giỏi võ, nên họ quyết lấy thịt đè người để chiếm lâu dài bãi đất kia.

Không nói thì ai cũng biết bên Cổ-bi nắm chắc thất bại. Thất bại nhưng họ vẫn không chịu để mất đất. Hai bên đánh nhau tròn tháng. Bọn trai tráng Đàm-xá dưới sự điều khiển của Tá Lực ngày ngày cầm gậy tày tay thước tiến sang đất Cổ-bi che chở cho một bọn khác trồng tre đắp bờ ngăn hẳn bài bồi làm đất của mình, Hễ bên Cổ-bi thò ra người nào thì người đấy chúng xúm lại đuổi đánh. Không kể số sứt đầu mẻ tai, những người bị thương nặng nằm la liệt cả một đình làng. Tá Lực vẫn thỉnh thoảng đứng trên gò cao nói vọng vào những câu khiêu khích.

Bấy giờ Lê Phụng Hiểu có việc đi ngang qua đó. Nghe rõ câu chuyện, chàng bừng bừng nổi giận. Hiểu vung tay áo nói với mấy vị phu lão Cổ-bi:

– Nó cong, ta thẳng, không thể ỷ chúng hiếp cô như vậy được.

Rồi chỉ vào ngực mình:

– Chỉ một mình tôi có thể đánh tan được bọn nhãi.

Các cụ mừng lắm sau dọn mâm cỗ mời ăn. Một mình Hiểu tỳ tỳ chén hết một dãy hai mươi cỗ cơm.

Ăn xong Hiểu vỗ bụng đứng dậy, tay không xông thẳng vào trận trên mình chỉ còn mỗi chiếc khố.

Trước hết, Hiểu rẽ vào lùm tây nhổ những cây gỗ vừa tầm để thành từng đống. Rồi cầm lấy cả những cành cả rễ, Hiểu vụt túi bụi vào đám đông địch thủ đang sấn tới trước mặt mình. Cây này gãy chàng thay cây khác. Cứ thế Hiểu đã quật ngã không biết bao nhiêu người. Nghề võ của Tá Lực và ngọn côn của y không trụ nổi những đòn bằng trời giáng của Hiểu. Chưa xong một hiệp. Tá Lực đã ngã quay lơ xuống đất, các tay võ khác và dân đình Đàm-xá còn sót đều chạy thục mạng Hiểu quay lại giẫm chân lên ngực Tá Lực, bắt hắn phải nhận điều kiện trả lại ruộng đát cho dân Cổ-bi rồi mới chịu cho khiêng về.

Từ đấy tiếng tăm của Hiểu được truyền đi khắp nơi. Ngày đó, vua Lý kén người khỏe mạnh sung vào quân túc vệ. Chỉ một cuộc tỷ thí đầu tiên, Hiểu đã được vua triệu vào bệ kiến và cho chỉ huy một đội quân toàn những tay lực sĩ. Chẳng bao lâu Hiểu được vua cất lên làm tướng người ta gọi là Võ vệ tướng quân.

Chưa được mấy năm thì vua thăng hà. Triều thần theo di chiếu định tôn hoàng thái tử lên ngôi báu trước khi làm lễ phát tang. Nhưng lễ đăng quang của ông vua mới chưa được cử hành thì ngoài thành cấm đã thấy ồn ào tiếng người ngựa. Quân canh cho biết ba hoàng tử: Võ Đức Vương, Đông Chính Vương và Dực Thánh vương đem quân ba phủ vây thành đòi chia sẻ ngôi báu với hoàng thái tử.

Bấy giờ trong thành kinh động. Vệ binh được phái đi các nơi phòng thủ. Hoàng thái tử vướng tình máu mủ chưa giải quyết. Lê Phụng Hiểu nghe chuyện, không nhịn được nữa, bèn đi tìm hoàng thái tử đòi một hai sống mái với quân phản nghịch. Chàng vỗ gươm tâu:

– Trước tình thế này xin cho cây gươm này của hạ thần ra nói chuyện với chúng.

Rồi đó, Hiểu phi ngựa tiến đến cửa Quảng phúc, tuốt gươmg xông vào chỉ mặt Võ Đức Vương quát:

– Chúng bay cả gan muốn cướp ngôi ư? Đồ bất hiếu bất mục. Tao cho chúng bay nếm lưỡi gươm này.

Võ Đức Vương kinh sợ không dám giao phong, quay ngựa toan chạy, nhưng nhát gươm thứ nhất của Hiểu đã làm cho ngựa ngã khuỵu xuống và nhát thứ hai xả đôi người Võ Đức Vương. Thế rồi lưỡi gươm của Hiểu múa tít giữa đám quân ba phủ bấy giờ đã chạy toán loạn. Vệ quân của Hiểu được thể mặc sức chém giết. Hai hoàng tử kia chạy trốn biệt tích.

Trận đó, ông vua mới cảm ơn Hiểu vô hạn. Hiểu được vua ban tước hầu với chức Đô thống đại tướng quân, coi như quản hết quân sĩ trong nước.

Lần đánh giặc thắng trận trở về triều, nhà vua định phong thưởng thêm nữa, nhưng Hiểu tâu vua:

– Hạ thần không muốn lĩnh tước. Nhà hạ thần ở dưới chân núi Bơng. Hạ thần chỉ muốn bệ hạ ban cho một số ruộng đất bằng cách đứng trên núi ném dao xuống, hể đao cắm đến đâu hạ thần xin lĩnh số đất ấy để lập nghiệp.

Vua đáp:

– Tưởng là khanh muốn thế nào, chứ đã muốn ruộng đất thì phải ném dao làm gì cho mệt!

Nhưng Lê Phụng Hiểu thì chỉ muốn ném dao. Vua không đợi nói nhiều, bằng lòng ngay. Ngày hôm sau lễ ném dao, mọi người đổ tới xem như đám hội. Trên hòn Băng-sơn chưa khi nào có chiêng trống cờ quạt và quan dân đi lại rộn rịp như vậy.

Dứt tiếng trống, Hiểu cởi trần đóng khố, cầm dao xoay mấy vòng lấy đà, rồi phóng đi. Chiếc dao bay bổng lên như một con chim được thả. Mọi người ngạc nhiên và say sưa nhìn nó bay mãi như một chiếc dấu chấm ở lưng chừng trời, xa đến mười dặm rồi mới chịu hạ xuống. Mũi dao chọc xuống địa phận của làng Đa-mỹ. Các quan hầu hết đi đo đạc đóng mốc, trở về cho biết từ chân núi cho tới chỗ ném dao xuống quy vuông lại được hơn mười ngàn mẫu. Vua nhà Lý y ước ban cho Hiểu làm hương hỏa truyền cho con cháu và tha không đóng thuế.

Từ đó, những ruộng thưởng cho công thần, người ta quen gọi là ruộng thác đao[1].

KHẢO DỊ

Về tình tiết đánh giúp cho làng Cổ-bi để giành địa giới, nhân dân ta còn có nhiều truyện giống với truyện trên. Ở đây chỉ kể hai truyện:

  1. Truyện Ông tổ họ Hoàng giúp làng Thượng-nguyên:

Làng Tĩnh-thạch và làng Thượng-nguyên (đều thuộc Hà-tĩnh) cách nhau một con sông, hai bên tranh nhau một bãi bồi, kiện tụng đã lâu đời. Quan nào cũng không xử được vì mỗi lần xử, dân làng Tĩnh-thạch ỷ thế mạnh kéo nhau lên làm ầm ỹ cả công đường, một hai quyết liều mạng. Sau cùng quan phán: “Thôi bên nào mạnh thì cho bên đó được!” Dân làng Thượng-nguyên sức yếu phải nhờ đến ông tổ họ Hoàng, một người ở làng Phan-xá bên cạnh đến đây đi làm thuê. Ông này chỉ xin làng Thượng-nguyên cho một vài người đàn bà đi theo, mỗi người mang một ít tro để tung vào kẻ địch. Đến ngày hẹn chờ ngọn gió nồm thổi lên, ông tay không tiến ra bãi, nhổ hết cây tre này sang cây tre khác dùng làm gậy quật tới tấp vào đối phương đông như kiến, nhưng bị bụi tro làm cho mù mắt. Cuối cùng bên Tĩnh-thạch đành chịu nhường bãi cho làng Thượng-nguyên. Ngày nay cánh đồng ấy còn gọi là đồng Ông-vụ (vụ: tung ra, vãi ra, tiếng Nghệ – Tĩnh)[2].

  1. Truyện Đô Hùng đại tướng quân còn có nhiều tình tiết liên quan xa gần tới những truyện cổ tích khác, ngoài truyện Lê Phụng Hiểu:

Ở làng Thiên-mỗ (Hà-đông) có một nhân vật sức khỏe tuyệt trần, người ta gọi là ông Đô Hùng. Nhà nghèo đi làm thuê, mỗi lần đi cày một tay ông cắp trâu, một tay cắp cày bừa, bừa xong bồng trâu xuống sông Nhuệ khỏa chân (xem truyện Ông Ồ số 70, tập II) rồi lại cắp trâu và cày bừa về nhà.

Làng có giếng khơi trên có vành đá làm bờ, phải mấy chục người khiêng mới nổi. Ông vác ra đặt cách đấy vài trượng để đùa chơi. Cả làng ra hè nhau khiêng về rất chật vật, sau phải nhờ ông vác hộ.

Làng Ỷ-la mở hội có giải vật, một gã lực sĩ giữ giải luôn mấy ngày. Ông tới, chỉ một keo bốc nổi gã ném ra ngoài vòng rồi cho gã giải vật để về nhà làm tiền thuốc.

Thi với Quản tượng dùng gậy bảy đánh vào một mô đất. Quản tượng chỉ đánh lở một ít. Ông đánh sạt dài vài trượng. Ngày nay mô đất vẫn còn gọi là Đống Mẻ.

Dân làng Phùng và làng Hiệp tranh nhau bãi bồi, kiện kéo đã lâu mà không phân thắng bại. Cuối cùng họ xin quan cho phép đánh nhau, ai thắng thì được. Dân làng Phùng biết thế yếu, vì vốn quen nghề nuôi tằm, bèn đến thuê Đô Hùng đánh giúp. Ông chỉ đòi công một gánh tơ nặng. Cũng như truyện Lê Phụng Hiểu, ông bảo dân làng sắp sẵn cho mình nhiều tre chắc, mỗi cây dài ước trượng, để thành từng đống ở bãi. Khi đánh, ông cầm tre vụt đối phương, gãy cây này lấy cây khác, cuối cùng giành phần thắng cho dân làng Phùng. Đến khi trả công, dân làng đưa ra một gánh tơ nặng, ông chỉ dùng một ngón tay nhấc lên như bỡn, rồi buộc dân làng phải đưa nhiều tơ nữa mới đủ sức gánh. Dân làng bóp bụng đem tơ ra mắc vào hai bên đòn tre trên vai Đô Hùng, nhưng mắc đến khi cả làng đã cạn tơ mà gánh vẫn chưa nặng. Sau cùng ông phải cho thôi, rồi gánh tơ về (xem Khảo dị, truyện số 63 tập II).

Tiếc của, dân làng kiện quan rằng ông lấy trộm tơ của họ. Quan sai lính về vây bọc, Đô Hùng sợ phép quan trốn vào bụi cây. Lính thọc giáo vào các bụi bờ, có mũi trúng phải Đô Hùng, Ông cắn răng chịu đau lấy áo lau mũi giáo trước khi bọn chúng rút giáo ra (xem truyện Lê Lợi số 99, tập III). Sau đó, căm giận dân làng Phùng ông chạy tới toan trị tội, nhưng máu ra nhiều quá nên đến thôn Trung-thắng thì té xỉu ở gò đất, gắng về tới làng thì chết. Dân làng lập đền thờ ở gò đất gọi là miếu Đức Ông[3].

[1] Theo Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập và báo Tràng-an.

[2] Theo lời kể của người Hà-tĩnh (trong Văn học dân gian sưu tầm ở xã Ích-hậu, chưa xuất bản).

[3] Theo Công Nông Thương (1939)

Đời Lý, ở vùng Thanh-hóa có Lê Phụng Hiểu. Nhà Hiểu ở gần một hòn núi nhỏ nhô lên ở giữa cánh đồng gọi là núi Bơng (Băng-sơn) nên người ta cũng gọi Hiểu là ông Bơng. Hiểu là người to lớn khỏe mạnh. Mẹ chàng lúc trước khi lên núi trông thấy dấu chân to lạ thường. Bà ướm chân mình vào thử, không ngờ tự nhiên cảm động mà có thai, về sau sinh ra Hiểu.

Thuở nhỏ, Hiểu không học chữ, chỉ thích tập ném đao, đánh gậy, cử tạ, múa quyền. Chàng thường dùng một hòn đá tròn ở trên núi làm quả tạ để luyện tập. Hòn đá đó nặng tám người khiêng mới nổi. Năm Hiểu hai mươi tuổi, những tay đô vật trong vùng hết dám tỷ thí với chàng. Hiểu có thể chỉ một nắm đấm vật ngã một con bò mộng.

Thuở ấy, ở vùng Đông-sơn có ông Tuấn tục gọi là ông Vồm, sức khỏe vô địch lại rất giỏi vật. Nghe tiếng Hiểu là tay đô vật mới nổi lên, Vồm tìm đến Băng-sơn đòi thử sức. Vồm đến gặp lúc Hiểu đang đi kiểm củi vắng. Mẹ Hiểu bảo:

– Ông cần hỏi gì cháu thì rán chờ một lát. Nó sắp gánh củi về rồi đấy!

Mới nhìn thấy Hiểu từ đằng xa do mẹ chàng chỉ cho thì Vồm đã giật mình kinh sợ. Bởi vì bóng Hiểu hiện ra giữa con đường núi là một gã to lớn quảy hai bó củi to như đụn rạ một, chạy vùn vụt như bay. Thấy thế Vồm không đợi nữa, thác kế cáo từ đi thẳng.

Hiểu vừa bước vào trong ngõ nghe mẹ nói có khách chờ mình lúc nãy, rồi vội quẳng ngay gánh củi bắn tung ra đầy sân rồi đuổi theo Vồm. Chả mấy chốc chàng đã theo kịp. Hai bên bắt đầu làm quen với nhau bằng một cuộc tỷ thí dữ dội trên hòn Băng-sơn. Đất bay rào rào, cây cối xiêu vẹo vì những cái quật kinh người. Trong keo vật lần thứ mười tám, không chịu được cái móc của Hiểu, Vồm bị chẹt giữa hai tảng đá lớn.

Gần miền lúc đó có hai thôn Đàm-xá và Cổ-bi tranh nhau một bãi đất. Dân Đàm-xá đông gấp hai Cổ-bi lại thêm lúc này có Tá Lực vốn là hào hùng mới ở kẻ Chợ về tự khoe là giỏi võ, nên họ quyết lấy thịt đè người để chiếm lâu dài bãi đất kia.

Không nói thì ai cũng biết bên Cổ-bi nắm chắc thất bại. Thất bại nhưng họ vẫn không chịu để mất đất. Hai bên đánh nhau tròn tháng. Bọn trai tráng Đàm-xá dưới sự điều khiển của Tá Lực ngày ngày cầm gậy tày tay thước tiến sang đất Cổ-bi che chở cho một bọn khác trồng tre đắp bờ ngăn hẳn bài bồi làm đất của mình, Hễ bên Cổ-bi thò ra người nào thì người đấy chúng xúm lại đuổi đánh. Không kể số sứt đầu mẻ tai, những người bị thương nặng nằm la liệt cả một đình làng. Tá Lực vẫn thỉnh thoảng đứng trên gò cao nói vọng vào những câu khiêu khích.

Bấy giờ Lê Phụng Hiểu có việc đi ngang qua đó. Nghe rõ câu chuyện, chàng bừng bừng nổi giận. Hiểu vung tay áo nói với mấy vị phu lão Cổ-bi:

– Nó cong, ta thẳng, không thể ỷ chúng hiếp cô như vậy được.

Rồi chỉ vào ngực mình:

– Chỉ một mình tôi có thể đánh tan được bọn nhãi.

Các cụ mừng lắm sau dọn mâm cỗ mời ăn. Một mình Hiểu tỳ tỳ chén hết một dãy hai mươi cỗ cơm.

Ăn xong Hiểu vỗ bụng đứng dậy, tay không xông thẳng vào trận trên mình chỉ còn mỗi chiếc khố.

Trước hết, Hiểu rẽ vào lùm tây nhổ những cây gỗ vừa tầm để thành từng đống. Rồi cầm lấy cả những cành cả rễ, Hiểu vụt túi bụi vào đám đông địch thủ đang sấn tới trước mặt mình. Cây này gãy chàng thay cây khác. Cứ thế Hiểu đã quật ngã không biết bao nhiêu người. Nghề võ của Tá Lực và ngọn côn của y không trụ nổi những đòn bằng trời giáng của Hiểu. Chưa xong một hiệp. Tá Lực đã ngã quay lơ xuống đất, các tay võ khác và dân đình Đàm-xá còn sót đều chạy thục mạng Hiểu quay lại giẫm chân lên ngực Tá Lực, bắt hắn phải nhận điều kiện trả lại ruộng đát cho dân Cổ-bi rồi mới chịu cho khiêng về.

Từ đấy tiếng tăm của Hiểu được truyền đi khắp nơi. Ngày đó, vua Lý kén người khỏe mạnh sung vào quân túc vệ. Chỉ một cuộc tỷ thí đầu tiên, Hiểu đã được vua triệu vào bệ kiến và cho chỉ huy một đội quân toàn những tay lực sĩ. Chẳng bao lâu Hiểu được vua cất lên làm tướng người ta gọi là Võ vệ tướng quân.

Chưa được mấy năm thì vua thăng hà. Triều thần theo di chiếu định tôn hoàng thái tử lên ngôi báu trước khi làm lễ phát tang. Nhưng lễ đăng quang của ông vua mới chưa được cử hành thì ngoài thành cấm đã thấy ồn ào tiếng người ngựa. Quân canh cho biết ba hoàng tử: Võ Đức Vương, Đông Chính Vương và Dực Thánh vương đem quân ba phủ vây thành đòi chia sẻ ngôi báu với hoàng thái tử.

Bấy giờ trong thành kinh động. Vệ binh được phái đi các nơi phòng thủ. Hoàng thái tử vướng tình máu mủ chưa giải quyết. Lê Phụng Hiểu nghe chuyện, không nhịn được nữa, bèn đi tìm hoàng thái tử đòi một hai sống mái với quân phản nghịch. Chàng vỗ gươm tâu:

– Trước tình thế này xin cho cây gươm này của hạ thần ra nói chuyện với chúng.

Rồi đó, Hiểu phi ngựa tiến đến cửa Quảng phúc, tuốt gươmg xông vào chỉ mặt Võ Đức Vương quát:

– Chúng bay cả gan muốn cướp ngôi ư? Đồ bất hiếu bất mục. Tao cho chúng bay nếm lưỡi gươm này.

Võ Đức Vương kinh sợ không dám giao phong, quay ngựa toan chạy, nhưng nhát gươm thứ nhất của Hiểu đã làm cho ngựa ngã khuỵu xuống và nhát thứ hai xả đôi người Võ Đức Vương. Thế rồi lưỡi gươm của Hiểu múa tít giữa đám quân ba phủ bấy giờ đã chạy toán loạn. Vệ quân của Hiểu được thể mặc sức chém giết. Hai hoàng tử kia chạy trốn biệt tích.

Trận đó, ông vua mới cảm ơn Hiểu vô hạn. Hiểu được vua ban tước hầu với chức Đô thống đại tướng quân, coi như quản hết quân sĩ trong nước.

Lần đánh giặc thắng trận trở về triều, nhà vua định phong thưởng thêm nữa, nhưng Hiểu tâu vua:

– Hạ thần không muốn lĩnh tước. Nhà hạ thần ở dưới chân núi Bơng. Hạ thần chỉ muốn bệ hạ ban cho một số ruộng đất bằng cách đứng trên núi ném dao xuống, hể đao cắm đến đâu hạ thần xin lĩnh số đất ấy để lập nghiệp.

Vua đáp:

– Tưởng là khanh muốn thế nào, chứ đã muốn ruộng đất thì phải ném dao làm gì cho mệt!

Nhưng Lê Phụng Hiểu thì chỉ muốn ném dao. Vua không đợi nói nhiều, bằng lòng ngay. Ngày hôm sau lễ ném dao, mọi người đổ tới xem như đám hội. Trên hòn Băng-sơn chưa khi nào có chiêng trống cờ quạt và quan dân đi lại rộn rịp như vậy.

Dứt tiếng trống, Hiểu cởi trần đóng khố, cầm dao xoay mấy vòng lấy đà, rồi phóng đi. Chiếc dao bay bổng lên như một con chim được thả. Mọi người ngạc nhiên và say sưa nhìn nó bay mãi như một chiếc dấu chấm ở lưng chừng trời, xa đến mười dặm rồi mới chịu hạ xuống. Mũi dao chọc xuống địa phận của làng Đa-mỹ. Các quan hầu hết đi đo đạc đóng mốc, trở về cho biết từ chân núi cho tới chỗ ném dao xuống quy vuông lại được hơn mười ngàn mẫu. Vua nhà Lý y ước ban cho Hiểu làm hương hỏa truyền cho con cháu và tha không đóng thuế.

Từ đó, những ruộng thưởng cho công thần, người ta quen gọi là ruộng thác đao[1].

KHẢO DỊ

Về tình tiết đánh giúp cho làng Cổ-bi để giành địa giới, nhân dân ta còn có nhiều truyện giống với truyện trên. Ở đây chỉ kể hai truyện:

Làng Tĩnh-thạch và làng Thượng-nguyên (đều thuộc Hà-tĩnh) cách nhau một con sông, hai bên tranh nhau một bãi bồi, kiện tụng đã lâu đời. Quan nào cũng không xử được vì mỗi lần xử, dân làng Tĩnh-thạch ỷ thế mạnh kéo nhau lên làm ầm ỹ cả công đường, một hai quyết liều mạng. Sau cùng quan phán: “Thôi bên nào mạnh thì cho bên đó được!” Dân làng Thượng-nguyên sức yếu phải nhờ đến ông tổ họ Hoàng, một người ở làng Phan-xá bên cạnh đến đây đi làm thuê. Ông này chỉ xin làng Thượng-nguyên cho một vài người đàn bà đi theo, mỗi người mang một ít tro để tung vào kẻ địch. Đến ngày hẹn chờ ngọn gió nồm thổi lên, ông tay không tiến ra bãi, nhổ hết cây tre này sang cây tre khác dùng làm gậy quật tới tấp vào đối phương đông như kiến, nhưng bị bụi tro làm cho mù mắt. Cuối cùng bên Tĩnh-thạch đành chịu nhường bãi cho làng Thượng-nguyên. Ngày nay cánh đồng ấy còn gọi là đồng Ông-vụ (vụ: tung ra, vãi ra, tiếng Nghệ – Tĩnh)[2].

Ở làng Thiên-mỗ (Hà-đông) có một nhân vật sức khỏe tuyệt trần, người ta gọi là ông Đô Hùng. Nhà nghèo đi làm thuê, mỗi lần đi cày một tay ông cắp trâu, một tay cắp cày bừa, bừa xong bồng trâu xuống sông Nhuệ khỏa chân (xem truyện Ông Ồ số 70, tập II) rồi lại cắp trâu và cày bừa về nhà.

Làng có giếng khơi trên có vành đá làm bờ, phải mấy chục người khiêng mới nổi. Ông vác ra đặt cách đấy vài trượng để đùa chơi. Cả làng ra hè nhau khiêng về rất chật vật, sau phải nhờ ông vác hộ.

Làng Ỷ-la mở hội có giải vật, một gã lực sĩ giữ giải luôn mấy ngày. Ông tới, chỉ một keo bốc nổi gã ném ra ngoài vòng rồi cho gã giải vật để về nhà làm tiền thuốc.

Thi với Quản tượng dùng gậy bảy đánh vào một mô đất. Quản tượng chỉ đánh lở một ít. Ông đánh sạt dài vài trượng. Ngày nay mô đất vẫn còn gọi là Đống Mẻ.

Dân làng Phùng và làng Hiệp tranh nhau bãi bồi, kiện kéo đã lâu mà không phân thắng bại. Cuối cùng họ xin quan cho phép đánh nhau, ai thắng thì được. Dân làng Phùng biết thế yếu, vì vốn quen nghề nuôi tằm, bèn đến thuê Đô Hùng đánh giúp. Ông chỉ đòi công một gánh tơ nặng. Cũng như truyện Lê Phụng Hiểu, ông bảo dân làng sắp sẵn cho mình nhiều tre chắc, mỗi cây dài ước trượng, để thành từng đống ở bãi. Khi đánh, ông cầm tre vụt đối phương, gãy cây này lấy cây khác, cuối cùng giành phần thắng cho dân làng Phùng. Đến khi trả công, dân làng đưa ra một gánh tơ nặng, ông chỉ dùng một ngón tay nhấc lên như bỡn, rồi buộc dân làng phải đưa nhiều tơ nữa mới đủ sức gánh. Dân làng bóp bụng đem tơ ra mắc vào hai bên đòn tre trên vai Đô Hùng, nhưng mắc đến khi cả làng đã cạn tơ mà gánh vẫn chưa nặng. Sau cùng ông phải cho thôi, rồi gánh tơ về (xem Khảo dị, truyện số 63 tập II).

Tiếc của, dân làng kiện quan rằng ông lấy trộm tơ của họ. Quan sai lính về vây bọc, Đô Hùng sợ phép quan trốn vào bụi cây. Lính thọc giáo vào các bụi bờ, có mũi trúng phải Đô Hùng, Ông cắn răng chịu đau lấy áo lau mũi giáo trước khi bọn chúng rút giáo ra (xem truyện Lê Lợi số 99, tập III). Sau đó, căm giận dân làng Phùng ông chạy tới toan trị tội, nhưng máu ra nhiều quá nên đến thôn Trung-thắng thì té xỉu ở gò đất, gắng về tới làng thì chết. Dân làng lập đền thờ ở gò đất gọi là miếu Đức Ông[3].

[1] Theo Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập và báo Tràng-an.

[2] Theo lời kể của người Hà-tĩnh (trong Văn học dân gian sưu tầm ở xã Ích-hậu, chưa xuất bản).

[3] Theo Công Nông Thương (1939)

Gần miền lúc đó có hai thôn Đàm-xá và Cổ-bi tranh nhau một bãi đất. Dân Đàm-xá đông gấp hai Cổ-bi lại thêm lúc này có Tá Lực vốn là hào hùng mới ở kẻ Chợ về tự khoe là giỏi võ, nên họ quyết lấy thịt đè người để chiếm lâu dài bãi đất kia.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN