Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
26


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi


Tác phẩm gồm nhiều tập này (trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961) có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Hăng-ri Pua-ra (Henri Pourra) đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa (Kho tàng cổ tích (Trésor des contes), Nhà xuất bản Ga-li-ma (Gallimard)).

Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt-nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt-nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt-nam. Hiện nay, chúng tôi chưa phân tích được phần thứ ba trong tác phẩm của Nguyễn Đổng Chi, phần đề cập đến ý nghĩa, giá trị và những đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam, xét từ quan niệm nghệ thuật văn chương và tư tưởng triết học: phần thứ ba ấy thuộc tập cuối, tập sẽ được công bố sau. Như vậy, ta hãy phân tích những gì đã được công bố – phần thứ nhất và một phần của phần thứ hai.

Phần thứ hai của tác phẩm gồm khối lượng những truyện cổ do tác giả chọn ra, theo những tiêu chuẩn qua đó có thể phân biệt một cách khá rõ cổ tích với các thể loại khác trong văn chương truyền miệng. Các tập I và II chứa 80 truyện cổ, không phải được phân loại, mà được tập hợp lại dưới một số tiêu đề, để tạo điều kiện dễ dàng cho trình tự trước – sau trong khi đọc: những truyện giải thích “nguồn gốc sự vật”; những truyện giải thích gốc gác các thắng cảnh danh tiếng trong nước (truyền thuyết về địa thế và địa danh); những truyện được rút ra từ các câu chuyện có thực (và đã trở nên mẫu mực để phân biệt chính với tà, đồng thời đã đẻ ra một số thành ngữ mang chất ngạn ngữ và tính ẩn dụ); truyền thuyết tán dương sức mạnh, đạo đức hay trí thông minh của các nhân vật lịch sử hoặc á-lịch sử.

Phần thứ hai này của tác phẩm, tuy mới được công bố có một phần, lại rất đáng lưu ý vì mang nhiều ưu điểm, mà thoạt tiên, khi tác giả kể chuyện, là văn phong giản dị, linh lợi, vọt lên một mạch, khi thì hài hước, khi lại hiện thực, hoàn toàn phù hợp với tích truyện được kể. Về mặt này, phải công nhận ưu thế của Nguyễn Đổng Chi so với các tác giả đương đại khác cũng viết sưu tập truyện cổ. Ông có năng khiếu của một nhà văn biết cách diễn dịch lại một cách trung thành lòng nhiệt hứng, tính chân chất và nỗi rung cảm của những người kể chuyện và nhà thơ dân gian. Dưới ngòi bút của ông, một số truyện cổ đã hoàn toàn trở thành những kiệt tác nho nhỏ, trong đó thi cảm và hiện thực cuộc sống hoà hợp vào nhau thành một thể thống nhất về ý vị (xem: truyền thuyết về đá Bà-rầu, I, tr. 205 – 207; truyền thuyết về đứa cháu vô đạo bị biến thành chim, I, tr. 80 – 82). Một số truyện cổ khác lại tuyệt vời, vì tính buồn cười và phẩm chất hài hước nảy sinh từ các hoàn cảnh nguy cấp của một hiện thực đầy rẫy những sự biến cấp tập, hoặc mang tính bi kịch, hoặc vừa bi vừa hài (xem truyền thuyết giải thích vết sẹo dưới cổ loài trâu, I, tr. 136 – 138; truyền thuyết giải thích gốc gác của loại ruộng “thác đao” mà nghĩa đen là ruộng ném dao; truyền thuyết về người anh hùng dân gian và nông dân mang tên Chang Lia, II, tr.125 – 132).

Cũng đáng lưu ý là tính phong phú đa dạng của hệ tư liệu tham khảo đã cung cấp cho Nguyễn Đổng Chi chất liệu của các cổ tích. Hệ tư liệu ấy thoạt tiên dựa trên các nguồn truyền miệng mà tác giả trực tiếp thu thập tại nhiều vùng từ Bắc chí Nam của đất nước, và cả tại một vài dân tộc thiểu số, chẳng hạn người Tiền Đông-dương[1] trên các cao nguyên miền Trung Việt-nam. Tiếp đó, hệ tư liệu ấy còn dựa trên các văn bản viết bằng chữ Nho (Bội văn vận phủ, Thiếu vị thông giám, Dân gian văn nghệ tuyển tập), cũng như bằng tiếng Việt (các công trình của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Ngọc) và tiếng Pháp (các côg trình của Cô-xcanh (Cosquin), Lăng-đờ (Landes), Xét-xbrông (Cesbron), Jê-ni-bren (Génibrel; Duy-mu-chi-ê (Dumoutier)…).

Một trong những ưu điểm lớn của tác giả Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam: ông là người đầu tiên đã sắp xếp, sau văn bản của từng truyện, một loạt “dị bản”, cũng như các mặt đối chiếu và điểm bổ sung, trích ra không chỉ từ lĩnh vực truyện cổ Việt-nam, mà cả từ lĩnh vực ấy của nhiều tộc ở Cựu Thế giới: Trung-hoa, Ấn-độ, Áp-ga-ni-xtăng (Afghanistan), châu Phi, Ma-đa-gát-xca (Madagascar), Xi-xin (Cicile), Nga, Ả-rập (Arabie). Công việc này nối dài những nghiên cứu của Cô-xcanh (Cosquin), của Prơ-di-luyt-xki (Przyluski), v.v… về mối quan hệ bà con giữa các truyện ấy, về con đường truyền bá các truyện ấy từ lục địa này qua lục địa kia, hay từ tiểu lục địa này qua tiểu lục địa kia, lần đầu tiên được đem ra áp dụng vào truyện cổ tích Việt-nam, và như thế là đã vượt qua giai đoạn phân tích chỉ liên quan đến chủ đề, có thể nói là giai đoạn hình thái học. Công việc nghiên cứu đó, về ngọn nguồn và gốc gác của truyện cổ sẽ rất có ích và có lẽ là cần thiết nữa, để hiểu biết sự hình thành và phát triển của nền văn minh Việt-nam, một nền văn minh có nhiều nguồn gốc bác tạp.

Trước phần thứ hai của tác phẩm, phần chứa văn bản các truyện xưa mà ta vừa phân tích một cách tóm tắt, cả văn phong, việc sưu khảo tư liệu và cách giới thiệu, còn có một phần mở đầu quan trọng mang tên Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt-nam, trong đó số trang dành cho các nhận xét lý thuyết và tổng quát là rất kiềm chế, nếu ta so chúng với những nhận xét đặc thù về bản chất, nguồn gốc và quá trình phát triển của truyện cổ tích Việt-nam (1, tr.7 – 64).

Sau khi đã lọc ra được các đặc điểm trên của truyện cổ, tác giả đề xuất một hệ phân loại gồm ba loại: truyện cổ tích hoang đường; truyện cổ tích lịch sử; và truyện cổ tích thế sự.

Thực ra mà nói, việc sưu tầm truyện cổ đã mở ra từ dưới triều Trần, với tác giả của Việt điện u linh tập. Nhưng các tác giả thời xưa quan tâm đến công việc này không phải vì bản thân truyện cổ là chính mà chủ yếu vì tư liệu lịch sử và tôn giáo. Nguyễn Đổng Chi đưa ra một danh sách có vẻ đã cùng kiệt về mọi bộ sưu tập mà ta thừa hưởng từ truyền thống lâu dài của những nhà sưu tầm tuân phục đạo Nho, từ Lý Tế Xuyên đến Phạm Đình Dục (1, tr. 54 – 58). Cuối cùng, ông nhắc đến vài tác giả đương đại đã ra sức bảo vệ gia tài văn hoá dân gian Việt-nam bằng cách thu thập và công bố cổ tích và truyền thuyết (I, tr. 63). Việt làm của các tác giả đầy thiện chí ấy, tuy nhiên, vẫn để lộ ra những nhược điểm xuất phát từ phương pháp nghiên cứu của họ, và từ những tiêu chuẩn họ đề xuất trong việc đánh giá truyện cổ, cả về hình thức lẫn nội dung. Các tác giả ấy là những người đi tiên phong. Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của mình, Nguyễn Đổng Chi đã cố gắng bổ khuyết các thiếu sót của những người đi trước, bằng cách đề xuất lần đầu tiên một phần dẫn luận khá phát triển về những vấn đề có liên quan đến nguồn gốc và cuộc tiến hoá của thể loại văn chương bình dân này.

Phần dành cho việc đánh giá ý nghĩa và các giá trị của truyện cổ rồi đây sẽ ra mắt. Nhưng với việc công bố hai tập đầu của tác phẩm dài hơi này, khoa học nghiên cứu truyện cổ tích Việt-nam đã ghi lại một bước tiến rõ rệt.

LÊ VĂN HẢO

Tập san Trường Viễn Đông bác cổ

/B.E.F.E.O/, Số 1 – 1964, Tr. 275-278.

NGUYỄN TỪ CHI dịch

[1] Các tác giả Pháp, hay viết bằng tiếng Pháp, thường dùng từ “Tiền Đông-dương” (proto – Indochinois) để chỉ những tộc hiện nay ta quen gọi là Thượng (người dịch).

Tác phẩm gồm nhiều tập này (trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961) có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Hăng-ri Pua-ra (Henri Pourra) đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa (Kho tàng cổ tích (Trésor des contes), Nhà xuất bản Ga-li-ma (Gallimard)).

Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt-nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt-nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt-nam. Hiện nay, chúng tôi chưa phân tích được phần thứ ba trong tác phẩm của Nguyễn Đổng Chi, phần đề cập đến ý nghĩa, giá trị và những đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam, xét từ quan niệm nghệ thuật văn chương và tư tưởng triết học: phần thứ ba ấy thuộc tập cuối, tập sẽ được công bố sau. Như vậy, ta hãy phân tích những gì đã được công bố – phần thứ nhất và một phần của phần thứ hai.

Phần thứ hai của tác phẩm gồm khối lượng những truyện cổ do tác giả chọn ra, theo những tiêu chuẩn qua đó có thể phân biệt một cách khá rõ cổ tích với các thể loại khác trong văn chương truyền miệng. Các tập I và II chứa 80 truyện cổ, không phải được phân loại, mà được tập hợp lại dưới một số tiêu đề, để tạo điều kiện dễ dàng cho trình tự trước – sau trong khi đọc: những truyện giải thích “nguồn gốc sự vật”; những truyện giải thích gốc gác các thắng cảnh danh tiếng trong nước (truyền thuyết về địa thế và địa danh); những truyện được rút ra từ các câu chuyện có thực (và đã trở nên mẫu mực để phân biệt chính với tà, đồng thời đã đẻ ra một số thành ngữ mang chất ngạn ngữ và tính ẩn dụ); truyền thuyết tán dương sức mạnh, đạo đức hay trí thông minh của các nhân vật lịch sử hoặc á-lịch sử.

Phần thứ hai này của tác phẩm, tuy mới được công bố có một phần, lại rất đáng lưu ý vì mang nhiều ưu điểm, mà thoạt tiên, khi tác giả kể chuyện, là văn phong giản dị, linh lợi, vọt lên một mạch, khi thì hài hước, khi lại hiện thực, hoàn toàn phù hợp với tích truyện được kể. Về mặt này, phải công nhận ưu thế của Nguyễn Đổng Chi so với các tác giả đương đại khác cũng viết sưu tập truyện cổ. Ông có năng khiếu của một nhà văn biết cách diễn dịch lại một cách trung thành lòng nhiệt hứng, tính chân chất và nỗi rung cảm của những người kể chuyện và nhà thơ dân gian. Dưới ngòi bút của ông, một số truyện cổ đã hoàn toàn trở thành những kiệt tác nho nhỏ, trong đó thi cảm và hiện thực cuộc sống hoà hợp vào nhau thành một thể thống nhất về ý vị (xem: truyền thuyết về đá Bà-rầu, I, tr. 205 – 207; truyền thuyết về đứa cháu vô đạo bị biến thành chim, I, tr. 80 – 82). Một số truyện cổ khác lại tuyệt vời, vì tính buồn cười và phẩm chất hài hước nảy sinh từ các hoàn cảnh nguy cấp của một hiện thực đầy rẫy những sự biến cấp tập, hoặc mang tính bi kịch, hoặc vừa bi vừa hài (xem truyền thuyết giải thích vết sẹo dưới cổ loài trâu, I, tr. 136 – 138; truyền thuyết giải thích gốc gác của loại ruộng “thác đao” mà nghĩa đen là ruộng ném dao; truyền thuyết về người anh hùng dân gian và nông dân mang tên Chang Lia, II, tr.125 – 132).

Cũng đáng lưu ý là tính phong phú đa dạng của hệ tư liệu tham khảo đã cung cấp cho Nguyễn Đổng Chi chất liệu của các cổ tích. Hệ tư liệu ấy thoạt tiên dựa trên các nguồn truyền miệng mà tác giả trực tiếp thu thập tại nhiều vùng từ Bắc chí Nam của đất nước, và cả tại một vài dân tộc thiểu số, chẳng hạn người Tiền Đông-dương[1] trên các cao nguyên miền Trung Việt-nam. Tiếp đó, hệ tư liệu ấy còn dựa trên các văn bản viết bằng chữ Nho (Bội văn vận phủ, Thiếu vị thông giám, Dân gian văn nghệ tuyển tập), cũng như bằng tiếng Việt (các công trình của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Ngọc) và tiếng Pháp (các côg trình của Cô-xcanh (Cosquin), Lăng-đờ (Landes), Xét-xbrông (Cesbron), Jê-ni-bren (Génibrel; Duy-mu-chi-ê (Dumoutier)…).

Một trong những ưu điểm lớn của tác giả Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam: ông là người đầu tiên đã sắp xếp, sau văn bản của từng truyện, một loạt “dị bản”, cũng như các mặt đối chiếu và điểm bổ sung, trích ra không chỉ từ lĩnh vực truyện cổ Việt-nam, mà cả từ lĩnh vực ấy của nhiều tộc ở Cựu Thế giới: Trung-hoa, Ấn-độ, Áp-ga-ni-xtăng (Afghanistan), châu Phi, Ma-đa-gát-xca (Madagascar), Xi-xin (Cicile), Nga, Ả-rập (Arabie). Công việc này nối dài những nghiên cứu của Cô-xcanh (Cosquin), của Prơ-di-luyt-xki (Przyluski), v.v… về mối quan hệ bà con giữa các truyện ấy, về con đường truyền bá các truyện ấy từ lục địa này qua lục địa kia, hay từ tiểu lục địa này qua tiểu lục địa kia, lần đầu tiên được đem ra áp dụng vào truyện cổ tích Việt-nam, và như thế là đã vượt qua giai đoạn phân tích chỉ liên quan đến chủ đề, có thể nói là giai đoạn hình thái học. Công việc nghiên cứu đó, về ngọn nguồn và gốc gác của truyện cổ sẽ rất có ích và có lẽ là cần thiết nữa, để hiểu biết sự hình thành và phát triển của nền văn minh Việt-nam, một nền văn minh có nhiều nguồn gốc bác tạp.

Trước phần thứ hai của tác phẩm, phần chứa văn bản các truyện xưa mà ta vừa phân tích một cách tóm tắt, cả văn phong, việc sưu khảo tư liệu và cách giới thiệu, còn có một phần mở đầu quan trọng mang tên Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt-nam, trong đó số trang dành cho các nhận xét lý thuyết và tổng quát là rất kiềm chế, nếu ta so chúng với những nhận xét đặc thù về bản chất, nguồn gốc và quá trình phát triển của truyện cổ tích Việt-nam (1, tr.7 – 64).

Sau khi đã lọc ra được các đặc điểm trên của truyện cổ, tác giả đề xuất một hệ phân loại gồm ba loại: truyện cổ tích hoang đường; truyện cổ tích lịch sử; và truyện cổ tích thế sự.

Thực ra mà nói, việc sưu tầm truyện cổ đã mở ra từ dưới triều Trần, với tác giả của Việt điện u linh tập. Nhưng các tác giả thời xưa quan tâm đến công việc này không phải vì bản thân truyện cổ là chính mà chủ yếu vì tư liệu lịch sử và tôn giáo. Nguyễn Đổng Chi đưa ra một danh sách có vẻ đã cùng kiệt về mọi bộ sưu tập mà ta thừa hưởng từ truyền thống lâu dài của những nhà sưu tầm tuân phục đạo Nho, từ Lý Tế Xuyên đến Phạm Đình Dục (1, tr. 54 – 58). Cuối cùng, ông nhắc đến vài tác giả đương đại đã ra sức bảo vệ gia tài văn hoá dân gian Việt-nam bằng cách thu thập và công bố cổ tích và truyền thuyết (I, tr. 63). Việt làm của các tác giả đầy thiện chí ấy, tuy nhiên, vẫn để lộ ra những nhược điểm xuất phát từ phương pháp nghiên cứu của họ, và từ những tiêu chuẩn họ đề xuất trong việc đánh giá truyện cổ, cả về hình thức lẫn nội dung. Các tác giả ấy là những người đi tiên phong. Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của mình, Nguyễn Đổng Chi đã cố gắng bổ khuyết các thiếu sót của những người đi trước, bằng cách đề xuất lần đầu tiên một phần dẫn luận khá phát triển về những vấn đề có liên quan đến nguồn gốc và cuộc tiến hoá của thể loại văn chương bình dân này.

Phần dành cho việc đánh giá ý nghĩa và các giá trị của truyện cổ rồi đây sẽ ra mắt. Nhưng với việc công bố hai tập đầu của tác phẩm dài hơi này, khoa học nghiên cứu truyện cổ tích Việt-nam đã ghi lại một bước tiến rõ rệt.

LÊ VĂN HẢO

Tập san Trường Viễn Đông bác cổ

/B.E.F.E.O/, Số 1 – 1964, Tr. 275-278.

NGUYỄN TỪ CHI dịch

[1] Các tác giả Pháp, hay viết bằng tiếng Pháp, thường dùng từ “Tiền Đông-dương” (proto – Indochinois) để chỉ những tộc hiện nay ta quen gọi là Thượng (người dịch).

Trước phần thứ hai của tác phẩm, phần chứa văn bản các truyện xưa mà ta vừa phân tích một cách tóm tắt, cả văn phong, việc sưu khảo tư liệu và cách giới thiệu, còn có một phần mở đầu quan trọng mang tên Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt-nam, trong đó số trang dành cho các nhận xét lý thuyết và tổng quát là rất kiềm chế, nếu ta so chúng với những nhận xét đặc thù về bản chất, nguồn gốc và quá trình phát triển của truyện cổ tích Việt-nam (1, tr.7 – 64).

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN