Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam
Người ả đảo với giặc Minh
Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát hay, hầu hết đều làm nghề ả đào.
Vào hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiêm nước ta. Sau mấy năm hành binh, chúng đặt đồn đóng quân khắp nước. Riêng thôn ấy cũng có một đồn lớn. Đồn rất kiên cố, xây bên một cái ngòi. Đây là một vùng đầm lầy lắm muỗi mà quân Minh thì rất sợ muỗi. Theo thói quen chúng bắt dân nộp vải rồi mỗi người may một cái túi kín, miệng túi có dây rút. Tối lại, toán quân ở trong đồn mỗi người chui vào túi của mình, chỉ để một kẻ thức ở ngoài thắt dây túi khi chúng đi ngủ và cởi dây khi chúng trở dậy.
Quân Minh đi đến đâu chó gà vắng đến đấy. Chúng tha hồ cướp bóc và chém giết. Chúng bắt đàn bà con gái vào đồn hầu hạ và làm đồ chơi cho chúng. Trong thôn bấy giờ có một người ả đào nhan sắc rất đẹp. Nàng hát hay múa khéo nổi tiếng một vùng. Quân Minh vừa đến đã bắt được nàng. Chúng rất thích: thường bắt hát để mua vui. Nàng khéo chiều chuộng, dần dần chiếm được lòng tin cậy của giặc. Mãi về sau. chúng giao cho nàng công việc thắt miệng túi hộ, lúc nào dậy lại nhờ cởi ra.
Bấy giờ vì nạn giặc Minh nên những trai tráng trong thôn đều bỏ trốn hết, chỉ còn lại có bảy người. Một hôm nàng bàn với họ mưu kế giết giặc. Nàng sẽ tìm cách làm cho họ lọt vào đồn rồi nhân lúc chúng ngủ say trong túi, khiêng ra ném xuống ngòi chết trôi ra sông Cái là mất tích.
Và từ hôm ấy nàng cùng mấy người làng cứ theo cách đó đêm nào cũng giết được một số giặc. Họ làm cho quân giặc đến đóng ở đồn chết dần chết mòn mà chúng vẫn không biết gì cả. Lâu ngày mấy tên tướng chỉ huy thấy số quân có phần hao hụt nên chúng phải đắp bên cạnh đồn một cái đấu để đong quân. Từ khi có đấu, chúng mới biết quân mình ngày một vợi dần. Chúng ngờ có quỷ thần ám hại nên dời đồn đi một nơi khác. Người dân vùng ấy nhờ vậy mà được thoát nạn[1].
KHẢO DỊ
Tương tự như truyện trên, sách U linh lục có chép truyện một bà Lương ở làng Chuế-cầu, huyện Ý-yên (Nam-định). Hồi ấy quân Minh đóng ở thành Cổ-lộng. Bà lập tâm dựng một ngôi hàng bên thành, dùng sắc đẹp để dò tình hình giặc báo cho nghĩa quân. Giặc Minh sợ rét, chúng thường ngủ trong túi vải lớn thắt miệng lại bằng một nút dây, sáng dậy đạp tung cho tuột nút ra. Bấy giờ bà được lòng các tướng sĩ nên chúng thường nhờ thắt nút. Khi biết rõ tình hình dịch, bà bí mật tin cho vua Lê. Ngày hẹn, bà làm rượu thịt mời chúng ăn uống no say; chúng ngủ ngon bên cạnh những cô gái do bà mới đưa về. Tối lại bà thắt túi hai ba nuộc thật chặt, cho bọn con gái ra mở cửa thành cho quân mai phục ùa vào. Thế là tướng soái Minh đành chịu nằm trong túi, phó cho nghĩa quân mặc sức tiêu diệt. Bà Lương sau đó được vua khen thưởng.
Cũng nên kể thêm ở đây một truyện ở Bắc-bộ tuy không phải dị bản của truyện trên nhưng có phần gần gũi:
Hồi ấy có tên tướng Đăng Diên ở phương Bắc đem hơn một trăm tàu chiến vượt biển sang đánh ta. Mỗi tàu của chúng có đại bác bắn lên bờ rất lợi hại. Triều đình sai Ninh quận công đi đánh, có Vũ Duy Hài đi theo làm tham mưu. Duy Hài kén độ 300 ả đào nhan sắc xinh đẹp chia nhau bơi thuyền nhỏ ra các tàu giặc làm bộ lả lơi, nhưng mỗi người đều có thủ sẵn một vuông vải đỏ thừa dịp đêm tối thấm ướt nước rồi vắt nước cho chảy vào miệng súng. Sau đó họ tìm cách lên bờ trở về. Sáng hôm sau, quân ta bày trận thành hàng chữ nhất bắn xuống tàu giặc. Đại bác giặc bị ướt thuốc không bắn trả được phát nào bị đại bác ta nhận chìm rất nhiều, chúng hoảng sợ kéo buồm rút lui[2].
[1] Theo Vũ Phương Đề. Sách đã dẫn.
[2] Theo Xôm-xthay (Sombsthay). Ba mươi cổ tích và truyền thuyết của người Bắc-kỳ.
Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát hay, hầu hết đều làm nghề ả đào.
Vào hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiêm nước ta. Sau mấy năm hành binh, chúng đặt đồn đóng quân khắp nước. Riêng thôn ấy cũng có một đồn lớn. Đồn rất kiên cố, xây bên một cái ngòi. Đây là một vùng đầm lầy lắm muỗi mà quân Minh thì rất sợ muỗi. Theo thói quen chúng bắt dân nộp vải rồi mỗi người may một cái túi kín, miệng túi có dây rút. Tối lại, toán quân ở trong đồn mỗi người chui vào túi của mình, chỉ để một kẻ thức ở ngoài thắt dây túi khi chúng đi ngủ và cởi dây khi chúng trở dậy.
Quân Minh đi đến đâu chó gà vắng đến đấy. Chúng tha hồ cướp bóc và chém giết. Chúng bắt đàn bà con gái vào đồn hầu hạ và làm đồ chơi cho chúng. Trong thôn bấy giờ có một người ả đào nhan sắc rất đẹp. Nàng hát hay múa khéo nổi tiếng một vùng. Quân Minh vừa đến đã bắt được nàng. Chúng rất thích: thường bắt hát để mua vui. Nàng khéo chiều chuộng, dần dần chiếm được lòng tin cậy của giặc. Mãi về sau. chúng giao cho nàng công việc thắt miệng túi hộ, lúc nào dậy lại nhờ cởi ra.
Bấy giờ vì nạn giặc Minh nên những trai tráng trong thôn đều bỏ trốn hết, chỉ còn lại có bảy người. Một hôm nàng bàn với họ mưu kế giết giặc. Nàng sẽ tìm cách làm cho họ lọt vào đồn rồi nhân lúc chúng ngủ say trong túi, khiêng ra ném xuống ngòi chết trôi ra sông Cái là mất tích.
Và từ hôm ấy nàng cùng mấy người làng cứ theo cách đó đêm nào cũng giết được một số giặc. Họ làm cho quân giặc đến đóng ở đồn chết dần chết mòn mà chúng vẫn không biết gì cả. Lâu ngày mấy tên tướng chỉ huy thấy số quân có phần hao hụt nên chúng phải đắp bên cạnh đồn một cái đấu để đong quân. Từ khi có đấu, chúng mới biết quân mình ngày một vợi dần. Chúng ngờ có quỷ thần ám hại nên dời đồn đi một nơi khác. Người dân vùng ấy nhờ vậy mà được thoát nạn[1].
KHẢO DỊ
Tương tự như truyện trên, sách U linh lục có chép truyện một bà Lương ở làng Chuế-cầu, huyện Ý-yên (Nam-định). Hồi ấy quân Minh đóng ở thành Cổ-lộng. Bà lập tâm dựng một ngôi hàng bên thành, dùng sắc đẹp để dò tình hình giặc báo cho nghĩa quân. Giặc Minh sợ rét, chúng thường ngủ trong túi vải lớn thắt miệng lại bằng một nút dây, sáng dậy đạp tung cho tuột nút ra. Bấy giờ bà được lòng các tướng sĩ nên chúng thường nhờ thắt nút. Khi biết rõ tình hình dịch, bà bí mật tin cho vua Lê. Ngày hẹn, bà làm rượu thịt mời chúng ăn uống no say; chúng ngủ ngon bên cạnh những cô gái do bà mới đưa về. Tối lại bà thắt túi hai ba nuộc thật chặt, cho bọn con gái ra mở cửa thành cho quân mai phục ùa vào. Thế là tướng soái Minh đành chịu nằm trong túi, phó cho nghĩa quân mặc sức tiêu diệt. Bà Lương sau đó được vua khen thưởng.
Cũng nên kể thêm ở đây một truyện ở Bắc-bộ tuy không phải dị bản của truyện trên nhưng có phần gần gũi:
Hồi ấy có tên tướng Đăng Diên ở phương Bắc đem hơn một trăm tàu chiến vượt biển sang đánh ta. Mỗi tàu của chúng có đại bác bắn lên bờ rất lợi hại. Triều đình sai Ninh quận công đi đánh, có Vũ Duy Hài đi theo làm tham mưu. Duy Hài kén độ 300 ả đào nhan sắc xinh đẹp chia nhau bơi thuyền nhỏ ra các tàu giặc làm bộ lả lơi, nhưng mỗi người đều có thủ sẵn một vuông vải đỏ thừa dịp đêm tối thấm ướt nước rồi vắt nước cho chảy vào miệng súng. Sau đó họ tìm cách lên bờ trở về. Sáng hôm sau, quân ta bày trận thành hàng chữ nhất bắn xuống tàu giặc. Đại bác giặc bị ướt thuốc không bắn trả được phát nào bị đại bác ta nhận chìm rất nhiều, chúng hoảng sợ kéo buồm rút lui[2].
[1] Theo Vũ Phương Đề. Sách đã dẫn.
[2] Theo Xôm-xthay (Sombsthay). Ba mươi cổ tích và truyền thuyết của người Bắc-kỳ.
Tương tự như truyện trên, sách U linh lục có chép truyện một bà Lương ở làng Chuế-cầu, huyện Ý-yên (Nam-định). Hồi ấy quân Minh đóng ở thành Cổ-lộng. Bà lập tâm dựng một ngôi hàng bên thành, dùng sắc đẹp để dò tình hình giặc báo cho nghĩa quân. Giặc Minh sợ rét, chúng thường ngủ trong túi vải lớn thắt miệng lại bằng một nút dây, sáng dậy đạp tung cho tuột nút ra. Bấy giờ bà được lòng các tướng sĩ nên chúng thường nhờ thắt nút. Khi biết rõ tình hình dịch, bà bí mật tin cho vua Lê. Ngày hẹn, bà làm rượu thịt mời chúng ăn uống no say; chúng ngủ ngon bên cạnh những cô gái do bà mới đưa về. Tối lại bà thắt túi hai ba nuộc thật chặt, cho bọn con gái ra mở cửa thành cho quân mai phục ùa vào. Thế là tướng soái Minh đành chịu nằm trong túi, phó cho nghĩa quân mặc sức tiêu diệt. Bà Lương sau đó được vua khen thưởng.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!