Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Sự tích hồ Ba bể
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
87


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Sự tích hồ Ba bể


Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội “vô già” cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim.v.v… để cầu phúc trong mấy ngày hội.

Hôm ấy, xuất hiện ở đám hội một bà già ăn mày. Người ta không biết mụ ta từ đâu đi lại. Bộ dạng thật là gớm ghiếc: những mảnh vải vá víu của mụ không đủ che tấm thân gầy còm và lở loét. Mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu, mụ cũng thều thào mấy câu: – “Đói lắm các ông các bà ơi!”. Rồi cầm cái rá, mụ giơ ra khắp bốn phía, đầy vẻ cầu khẩn

Nhưng mãi đến chiều, người đàn bà đó vẫn chả được tý gì. Đến đâu mụ cũng bị xua đuổi. Đám trẻ tuổi nhất là các cô gái cho mụ là hủi nên trốn như trốn dịch. Hễ thấy mụ đâu là họ xô nhau chạy đi chỗ khác. Mấy bà đang lễ thì rất bực tức. Họ ngừng những tiếng “Nam mô Phật” lại và quay ra mắng xả vào mụ sao dám đi sát vào người. Cuối cùng bọn hương lý sai tuần phu đuổi mụ đi. Mụ không thể kiên gan trước những trận mưa roi của bọn tuần, đành phải lê mình ra khỏi đám hội.

Sau khi ra khỏi đám hội, người đàn bà ấy thất thểu bước vào xóm. Cũng như ở đám hội, vào nhà nào mụ cũng bị nghi là hủi và bị đuổi. Mấy nhà giàu có đóng chặt cửa lại và thả chó ra. May sao đến ngã ba, mụ gặp hai mẹ con bà góa vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn mày tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà lấy cơm nguội cho ăn.

Khuya hôm đó hai mẹ con đang ngủ thì người đàn bà ấy lại gọi cửa. Mụ xin ngủ ngờ một đêm vì mọi chỗ, người ra đều cấm cửa không cho vào. Hai mẹ con vui lòng đón người ấy vào nhà, lấy cơm cho ăn và trải chiếu ở một cái chõng cho mụ ngả lưng. Còn mẹ con thì nằm tạm ở một chỗ khác.

Người đàn bà vừa nằm ngủ liền, tiếng mụ ngáy như sấm. Hai mẹ con nhìn ra thấy chõng sáng rực lên trong bóng tối. Đây không phải là một mụ ăn mày già yếu lở loét nữa mà là một con giao long đang cuộn mình lù lù một đống, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Người mẹ rụng rời kinh hãi, nhưng vì chỗ ở của mình cách biệt với làng xóm, không biết kêu cứu ai, đành trùm chăn kín mít, phó mặc cho may rủi.

Nhưng đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả. Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và sắp sửa ra đi. Trước khi từ biệt, mụ bỗng lên tiếng:

– Chúng nó thờ Phật mà kỳ thực là buôn Phật. Chúng nó xứng đáng phải chịu trầm luân. Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng. Hãy cầm lấy gói tro này, nhớ rắc xung quanh chỗ ở và nội trong đêm hôm nay chớ đi đâu cả. Hoặc nếu có đi thì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh.

Người mẹ băn khoăn hỏi thêm:

– Nhưng làm thế nào để cứu mọi người được?

Người đàn bà ấy ngần ngừ hồi lâu rồi lấy từ trong áo một hạt thóc ra cắn tách đôi vỏ trấu đưa cho hai mẹ con và nói:

– Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con ngươi làm việc thiện.

Người mẹ toan hỏi thêm thì vụt một cái đã không thấy người đàn bà hủi đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ nghe nói chỉ mỉm cười cho là một chuyện bâng quơ.

Quả nhiên tối hôm đó giữa đám hội náo nhiệt, lúc thiện nam tín nữ đang tấp nập lễ bái thì bất ngờ có một dòng nước từ dưới đất phun lên chính giữa đàn tràng. Nước càng phun càng mạnh làm lở dần đất xung quanh. Người ta ngơ ngác không hiểu thế nào, tưởng là phép Phật hiển hiện nên càng vái lấy vái để. Nhưng dòng nước mỗi lúc một mạnh nuốt hết người và vật. Chỉ trong nháy mắt đã ngập bằng một cái ao. Thấy thế mọi người hoảng hốt bỏ cả lễ bái đua nhau chạy. Nhưng họ không thể chạy được nữa. Ở dưới chân họ đất nứt nẻ, rung động hất họ ngã xuống. Bỗng chốc một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá, nhà cửa, người vật đều chỉm nghỉm, nước tung tóe mù trời. Một con giao long to lớn từ mặt nước nhô lên bay vòng quanh xã Nam-mẫu. Trong khi đó thì nền nhà, chuồng lợn, chuồng gà của mẹ con người đàn bà từ thiện kia mỗi lúc một nâng cao hơn mực nước.

Đau xót trước cảnh nước lụt, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, họ bỗng thấy hai mảnh vỏ biến ngay thành hai chiếc thuyền. Thế rồi, mặc gió mặc mưa, họ chèo đi mọi nơi cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt ấy ngày nay là hồ Ba-bể ở Bắc cạn, còn cái nền nhà ấy tức là một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ mà người địa phương gọi là Pò-già-mải[1].

KHẢO DỊ

Truyện trên có lẽ bắt nguồn từ truyện Sự tích hồ Ba-bể của dân tộc Tày, sơ lược như sau:

Xưa, ở xã Nam-mẫu có một con suối con. Ở đó có một Thủy thần ngự trị. Một lần con trâu của Thủy thần lạc trên trần, chạy rông khắp nơi. Một số người đuổi theo đánh chết trâu, lôi về làm thịt.

Thủy thần thấy mất trâu liền lên trần, hóa thành một người bộ dạng nghèo khổ đi tìm. Qua xã Nam-mẫu, Thủy thần gặp một bà lão nghèo sống trong một túp lều, bèn lên tiếng xin ăn. Thấy có người đói rách hơn mình, bà lão lấy cơm cho ăn rồi nói: “Tôi nghèo lắm không có gì. Gần đây người ta vừa bắt được một con trâu đang xả thịt ăn. Vậy nên đến đấy mà xin”.

Thủy thần lần đến đám mổ trâu xin ăn nhưng bị mọi người đuổi không cho dự. Thủy thần bèn trở lại gặp bà lão dặn lấy trấu rắc xung quanh nền nhà. Đêm ấy, Thủy thần dâng nước ào ào ngập cả xã Nam-mẫu, người, vật đều biến mất, duy chỉ miếng đất của bà lão là còn nguyên cho đến ngày nay, người ta gọi đó là Pò-già-mải[2].

Truyện Sự tích hồ Hai-bể của người Mán (Dao) do Trịnh Như Tấu kể trong sách Từ Hà Nội đến hồ Ba-bể cũng giống với hai truyện trên những nét lớn. Mặt khác, nội dung truyện này lại có một số chi tiết phần nào tương tự với truyện Sự tích cây nêu ngày Tết (số 23):

Trước kia, trên miếng đất bây giờ là hồ Ba-bể và hồ Hai-bể[3] có làng Nam-mẫu rất đông dân cư. Trong số dân làng có một chàng thiếu niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Không có nơi nương tựa, hắn phải đi ở chăn trâu bò cho người ta. Lớn lên, hắn có sức khỏe, lại biết làm ruộng nhưng không có bò cày. Thấy hắn đói khổ người ta ngại chả ai dám giao trâu bò cho thuê mượn.

Nghe nói có đức Phật ở gần đấy giàu có nhất vùng, có nhiều trâu bò, hắn bèn đến kêu nài xin thuê một con. Điều kiện thuê của Phật đặt ra là người thuê bò phải nộp ngọn cho chủ có bò, còn mình thì ăn gốc. Nhưng hắn ta đem trồng khoai sọ tất cả. Khi thấy hoa lợi chỉ là một đống lá, Phật tức mình nên năm sau bắt nộp gốc cho ngọn. Hắn lại đổi sang trồng ngô. Năm đó Phật không được hưởng gì cả, tức quá bèn đòi bò về không cho thuê nữa.

Không có bò, hắn lập tâm ăn trộm của Phật. Chờ khi Phật đi vắng, hắn lén vào chuồng dắt bò ra. Để đánh lừa Phật, hắn nắm đuôi bò kéo ngược cho bò đi lùi ra ngoài xa rồi mới dắt đi. Khi Phật về thấy mọi dấu chân bò đều hướng về chuồng nên không để ý gì cả.

Hắn đem bò về cày bừa xong rồi muốn làm cho phi tang bèn ngả bò ra giết thịt. Thứ để ăn, thứ đãi họ hàng làng xóm, thứ biếu họ ngoại ở xã Bản-vài, dụng ý của hắn là để mọi người đừng mách cho Phật biết.

Mãi về sau Phật mới biết mất bò, bèn sai người đi khắp nơi tìm kiếm. Không may cho hắn, lúc ấy có một người đàn bà góa vốn người ngay thẳng đem việc đó nói ra.

Để trị tội bọn người tham lam, Phật bèn làm cho xã Nam-mẫu sụt xuống thành Ba-bể và hai xóm. Bản-vài sụt xuống thành Hai-bể, cuốn theo tất cả mọi người đã có dự vào việc ăn thịt bò của Phật. Những người nào không dự đều được Phật báo trước cho lánh đi nơi khác. Vì thế ngày nay có câu “Nam-ti-ni Nam-môn” nghĩa là ở xóm Nam-ti lánh sang Nam-môn. Riêng đối với nhà người đàn bà góa có công với mình, Phật sai rắc tro xung quanh nhà trước khi làm sụt đất thành bể. Vì vậy sau đó, nhà người đàn bà ấy vẫn còn nguyên trên cái gò Pò-già-mải.

Theo chúng tôi, truyện vừa kể nếu không phải là kết quả của một sự lắp ghép truyện này vào truyện khác, thì người kể cũng đã làm cho sai lạc, vì chủ đề trước và sau mâu thuẫn, mạch truyện không thống nhất; nhưng nó vẫn cho ta thấy giữa truyện của người Dao và truyện của người Việt có sự gần gũi, và có lẽ từ một nguồn gốc mà ra.

Truyện của đồng bào Thái Đồi Chiềng-on hóa thành ao sâu cũng tương tự và có lẽ cùng một nguồn gốc với các truyện trên:

Ngày xưa thần Băng Uông cai trị thủy phủ, một hôm sai bộ hạ Thuồng luồng đi làm một công việc trên mặt đất. Thuồng luồng hóa thành một con hoẵng, chạy qua các bản đến đồi Chiềng-on. Dân Xá ở đây tuy biết hoẵng là vật của thần nhưng cũng cứ kẻ giáo người lao kéo nhau đi săn. Cuối cùng họ săn được hoẵng làm thịt chia nhau mỗi gia đình một phần. Mọi người đều ăn thịt, chỉ có mẹ con một bà góa đi vắng, phần thịt chia cho treo ở vách không đụng đến. Thấy bộ hạ bị giết, vua Thủy thần nổi giận, liền ra lệnh dâng nước lên cho chết hết bọn người ăn thịt hoẵng để báo thù.

Bộ hạ vua Thủy thần bèn dâng nước lên cao. Những người ăn thịt hoẵng chạy đến đâu đất sụt đến đó. Có một người ở vùng Nà-tiếng đến Chiềng-on tìm người yêu. Thấy nước dâng hắn bỏ chạy đưa cả người yêu chạy theo, nhưng đất cứ sụp dưới chân cô gái làm anh ta có nguy cơ chết theo. Cô gái nắm lấy đuôi khố anh không rời. Một con chim ở rừng bảo anh: “Hãy cắt đuôi khố thì không chết”. Anh không muốn rời cô gái ra, nhưng sau cùng nguy quá, đành phải bỏ. Song anh lại không có dao để cắt đuôi khố. Mãi sau anh mới cắn đôi ống sáo tước thành mảnh sắc, cắt được khố. Cô gái rơi lại sau, bị thuồng luồng bắt.

Cả vùng Chiềng-on bị sụt thành ao Món. Chỉ có nhà bà góa không việc gì, nay thành hòn đảo.

Người Thanh-hóa có một truyện dường như cũng là dị bản của các truyện nói trên:

Hồi ấy vào đời Trần có một trận lụt to. Lúc mới đổ mưa, dân xã Cổ-linh cũng ra đắp đê ngăn lụt. Tự nhiên có một con cá gáy lớn như con voi giạt vào địa phận của làng. Dân làng kinh sợ, nhưng cũng đưa về đình làm thịt đánh chén, còn lại bao nhiêu chia cho trai gái 500 người mỗi người một xâu thịt. Có hai gia đình bà già không ăn, đem treo lên ở xà nhà. Đêm ấy, hai gia đình nằm mộng thấy một ông lão râu tóc bạc phơ tới mượn cái mai và nói: “Ta thấy hai người đều treo cá lên không ăn, điều đó rất tốt, đáng được hưởng phúc. Vậy hãy lấy một đôi đũa cả cắm ở giữa nhà, và hai đôi đũa con cắm mỗi góc nhà một chiếc. Đoạn kê giường lên cho thật cao mà ngủ”. Rồi ông lão biến mất. Hai gia đình vừa làm xong thì nước dâng lên rất cao, đê vỡ tứ tung cuốn phăng nhà cửa và dân cư chỉ chừa có hai cái nền nhà của hai bà già xung quanh có ánh hào quang, là không lụt. Mỗi bà có một cô gái, hai người này trở thành bà tổ của hai họ Trịnh và Nguyễn ở xã Cổ-linh[4].

Người Tây nguyên cũng có truyện Bà chúa Ya Nôm (của đồng bào Ja-rai) trong đó cũng có hình ảnh của một con vật của thần bị người giết thịt:

Ngày xưa ở vùng người Ja-rai ở là nơi thần linh ngự trị, ở đó có bà chúa Ya Nôm cai quản. Một hôm Ya Nôm đi chơi gặp một con lợn còn bé, bèn bỏ vào sọt mang về nuôi. Nhưng cho ăn gì nó cũng không thích, chỉ thích ăn cát. Bà bèn dùng cát nuôi lợn, lợn chóng lớn, không bao lâu đã bằng con trâu. Buổi ấy có vua Rốc đến nhà Ya Nôm chơi thấy con lợn béo bèn bắt về làm thịt ăn, không biết đấy là lợn của thần linh. Thấy lợn của mình bị giết, thần bèn báo thù bằng cách làm cho khu đất nhà vua sụt xuống thành hồ. Riêng khu nhà của bà chúa Ya Nôm thì không việc gì, nhưng bà này sợ quá, trèo lên đỉnh núi, nay là núi Ya Nôm. Vua Rốc may cưỡi voi bà chúa phóng lên núi khỏi chết. Nhưng giữa đường, voi mệt quá không đi được nữa. Vua nhảy xuống chém lấy đầu. Đầu hóa đá ở sườn núi. Vua cắt đôi ngà định mang đi bán cho người Chàm, nhưng nửa đường nặng quá, vứt lại cũng hóa đá, nay là núi Ngà voi.

Một trong những người em gái của Ya Nôm là Y-tia-un vốn là phù thủy được vua Rốc biếu một miếng thịt lợn liền mời làng đến chén. Nhưng đang nướng thịt thì đất đã sụt thành vực sâu, mụ và mọi người đều chết. Hồn mụ sau này thường lang thang trên các đỉnh núi kiếm ăn[5].

Tương tự với các truyện trên của ta, người Tây Phi châu ở miền Pho Banh-jê (Fort-Binger) có truyện Sự tích núi thần:

Ở vùng núi Ni-ê-nô-cu-ê (Niénokoué) bây giờ, lúc đó còn là một miền đồng bằng dân cư sinh tụ đông đúc. Một hôm tự nhiên thấy có một con voi chết, tất cả mọi người đua nhau đến đó xả thịt nấu nướng ăn với nhau.

Trong khi ai nấy đang chăm chú ăn thịt voi thì chợt có một bà già ở đâu đi đến xin một miếng thịt. Họ đều lắc đầu từ chối, có người lại xô đẩy không cho bà già len vào. Duy chỉ có một chàng trai tên là U-ô-rô (Ouoro) lấy giấu cho bà già một miếng thịt.

Đêm hôm đó, bữa tiệc vẫn chưa tàn. Mọi người vẫn xúm quanh xác con voi. Bỗng bà già lén tới, dắt U-ô-rô ra một nơi bảo: “Ta là nữ thần xứ này. Thấy nhà ngươi tử tế, ta bảo cho biết để tránh một tai nạn khủng khiếp. Ngay từ bây giờ nhà ngươi hãy mau lánh khỏi chỗ này, nếu chậm sẽ không kịp”. U-ô-rô chỉ còn biết chạy vội về nhà dắt vợ con cứ nhắm hướng Đông mà chạy miết. Khi anh vừa đi khỏi thì trời giáng mưa như trút, liên miên không ngớt. Nước dâng lên rất cao, khắp miền ngập lụt. Mọi người đều chết hết, nhà cửa súc vật trôi nổi chả còn một tý gì. Sau khi ngớt cơn mưa lụt, đất ầm ầm chuyển động rồi nổi lên một quả núi lớn. Người ta gọi núi ấy là núi thần Ni-ê-nô-cu-ê. Từ xưa đến nay không ai dám lên núi, cũng không ai dám đưa đường cho người nào lên núi cả.

Cũng nên kể thêm dưới đây một vài truyện cắt nghĩa nguồn gốc thần bí của những cái hồ, nhưng với những tình tiết khác nhau và khác các truyện trên. Hai truyện của châu Phi:

Sự tích hồ I-kim-ba của người Hay-a giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là do thần Nước trừng phạt sự tò mò của phụ nữ. Ngày xưa có một người đàn bà nổi tiếng hào hiệp vì bất cứ khách nào đến chơi cũng được bà đãi ăn cá ngon. Cá ấy do thần Nước cho tại một cái giếng sau nhà, muốn bao nhiêu cũng có, nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật. Một hôm bà đi vắng, con dâu bà vì thiếu thức ăn đãi khách nên lục lọi chỗ giếng bà mẹ chồng thường cấm đoán. Thấy tiết lộ thiên cơ, thần Nước bèn cho nước giếng thần phun lên thành một vòi nước khổng lồ cuốn phăng người, vật. v.v… thành hồ ngày nay[6].

Sự tích hồ Ki-vu của người Công-gô (Congo) giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là do thần trừng phạt người đàn bà không giữ bí mật. Nguyên vùng ấy không có bò đực, thần bèn ban ơn riêng cho hai vợ chồng nhà nọ bằng cách đêm đến cho bò thần xuất hiện truyền giống cho bò cái của họ để tăng đàn gia súc, nhưng phải tuyệt đối giữ kín. Một hôm chồng đi vắng, vợ ở nhà tiết lộ bí mật với nhân tình. Thế là sau một tiếng nổ kinh khủng, nước phun lên trong chớp mắt thành một hồ nước[7].

Truyện Cô gái thương người được cứu thoát nạn lụt do Duy-mu-chiê (Dumoutier) kể trong Cổ tích truyền thuyết Trung-Việt:

Một cô gái nhặt được một em bé bị bỏ rơi trong một ruộng dâu. Nàng bế về nhà nuôi trong hai năm, coi như em ruột. Một hôm đứa bé bỗng nói với cô gái: “Cám ơn chị cứu sống bấy lâu. Nay xin mách chị để tránh một tai nạn sắp xảy ra. Khi nào thấy một dòng nước từ dưới cối giã gạo phun lên thì chạy mau về phía Đông mới thoát khỏi”. Nói xong em bé biến mất.

Sau đó ít lâu, một hôm cô gái bỗng thấy nước lênh láng cả nhà. Nàng tìm xem thì thấy nước từ dưới cối phun lên mỗi lúc một mạnh. Nhớ lời em bé dặn, nàng bỏ chạy một mạch về phía Đông. Lúc trèo lên một ngọn đồi, nàng ngoảnh cổ lại thì thấy tất cả xóm làng đều ngập thành một hồ nước mênh mông. Sau đó chỉ có một mình nàng là sống sót[8].

Đồng bào Thổ Bắc-cạn kể truyện thần thoại Ông Tài Ngào cũng có nói đến nguồn gốc hình thành hồ Ba-bể:

Có hai ông bà Tài Ngào là nhân vật anh hùng hồi tạo thiên lập địa. Họ có thân thể khổng lồ, tay có thể với lên đến trời. Họ chuyên giúp dân giải quyết những khó khăn trong đời sống. Một hôm trời rét căm căm, hai ông bà định lấy lửa ở mặt trời cho dân chúng sưởi. Nhưng mặt trời đã lên cao quá. Họ cầm một bó nứa khô châm lửa, nhưng dù đã kiễng chân cũng không với tới. Tức mình, họ moi ngay đá dưới đất đắp lên một đống cao, rồi trèo lên quả châm được. Nơi hai ông bà moi đá, ngày nay là hồ Ba-Bể.

Đống đá mà ông Tài Ngào đứng lên châm là núi Pi-a Bi-oóc[9].

[1] Theo Thực nghiệp dân báo và lời kể của dân Bắc-cạn, Pò-già-mải hay Pé-già-mải, tiếng Tày có nghĩa là gò bà góa hay biển bà góa.

[2] Theo Địa dư các tỉnh Bắc-kỳ.

[3] Người Dao gọi Hai-bể là Pé-vài và Pé-nan , gọi Ba-bể là Pé-lù, Pé-lắm và Pé-leng cũng như người Tày.

[4] Theo Trịnh thị gia phả (do Lê Đình Sỹ sưu tầm).

[5] Theo Mét-tơ-rơ (Maitre), sách đã dẫn và Truyện cổ Tây-nguyên.

[6] Theo tạp chí Nhân loại (Anthropos), đã dẫn, XXIV (1929).

[7] Theo tạp chí Nhân loại (Anthropos), đã dẫn, XIV-XV (1919-20).

[8] Trong Tạp chí Đông-dương (1907).

[9] Theo Thiên lôi bị đòn, và theo lời kể của người Bắc-cạn.

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội “vô già” cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim.v.v… để cầu phúc trong mấy ngày hội.

Hôm ấy, xuất hiện ở đám hội một bà già ăn mày. Người ta không biết mụ ta từ đâu đi lại. Bộ dạng thật là gớm ghiếc: những mảnh vải vá víu của mụ không đủ che tấm thân gầy còm và lở loét. Mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu, mụ cũng thều thào mấy câu: – “Đói lắm các ông các bà ơi!”. Rồi cầm cái rá, mụ giơ ra khắp bốn phía, đầy vẻ cầu khẩn

Nhưng mãi đến chiều, người đàn bà đó vẫn chả được tý gì. Đến đâu mụ cũng bị xua đuổi. Đám trẻ tuổi nhất là các cô gái cho mụ là hủi nên trốn như trốn dịch. Hễ thấy mụ đâu là họ xô nhau chạy đi chỗ khác. Mấy bà đang lễ thì rất bực tức. Họ ngừng những tiếng “Nam mô Phật” lại và quay ra mắng xả vào mụ sao dám đi sát vào người. Cuối cùng bọn hương lý sai tuần phu đuổi mụ đi. Mụ không thể kiên gan trước những trận mưa roi của bọn tuần, đành phải lê mình ra khỏi đám hội.

Sau khi ra khỏi đám hội, người đàn bà ấy thất thểu bước vào xóm. Cũng như ở đám hội, vào nhà nào mụ cũng bị nghi là hủi và bị đuổi. Mấy nhà giàu có đóng chặt cửa lại và thả chó ra. May sao đến ngã ba, mụ gặp hai mẹ con bà góa vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn mày tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà lấy cơm nguội cho ăn.

Khuya hôm đó hai mẹ con đang ngủ thì người đàn bà ấy lại gọi cửa. Mụ xin ngủ ngờ một đêm vì mọi chỗ, người ra đều cấm cửa không cho vào. Hai mẹ con vui lòng đón người ấy vào nhà, lấy cơm cho ăn và trải chiếu ở một cái chõng cho mụ ngả lưng. Còn mẹ con thì nằm tạm ở một chỗ khác.

Người đàn bà vừa nằm ngủ liền, tiếng mụ ngáy như sấm. Hai mẹ con nhìn ra thấy chõng sáng rực lên trong bóng tối. Đây không phải là một mụ ăn mày già yếu lở loét nữa mà là một con giao long đang cuộn mình lù lù một đống, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Người mẹ rụng rời kinh hãi, nhưng vì chỗ ở của mình cách biệt với làng xóm, không biết kêu cứu ai, đành trùm chăn kín mít, phó mặc cho may rủi.

Nhưng đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả. Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và sắp sửa ra đi. Trước khi từ biệt, mụ bỗng lên tiếng:

– Chúng nó thờ Phật mà kỳ thực là buôn Phật. Chúng nó xứng đáng phải chịu trầm luân. Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng. Hãy cầm lấy gói tro này, nhớ rắc xung quanh chỗ ở và nội trong đêm hôm nay chớ đi đâu cả. Hoặc nếu có đi thì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh.

Người mẹ băn khoăn hỏi thêm:

– Nhưng làm thế nào để cứu mọi người được?

Người đàn bà ấy ngần ngừ hồi lâu rồi lấy từ trong áo một hạt thóc ra cắn tách đôi vỏ trấu đưa cho hai mẹ con và nói:

– Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con ngươi làm việc thiện.

Người mẹ toan hỏi thêm thì vụt một cái đã không thấy người đàn bà hủi đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ nghe nói chỉ mỉm cười cho là một chuyện bâng quơ.

Quả nhiên tối hôm đó giữa đám hội náo nhiệt, lúc thiện nam tín nữ đang tấp nập lễ bái thì bất ngờ có một dòng nước từ dưới đất phun lên chính giữa đàn tràng. Nước càng phun càng mạnh làm lở dần đất xung quanh. Người ta ngơ ngác không hiểu thế nào, tưởng là phép Phật hiển hiện nên càng vái lấy vái để. Nhưng dòng nước mỗi lúc một mạnh nuốt hết người và vật. Chỉ trong nháy mắt đã ngập bằng một cái ao. Thấy thế mọi người hoảng hốt bỏ cả lễ bái đua nhau chạy. Nhưng họ không thể chạy được nữa. Ở dưới chân họ đất nứt nẻ, rung động hất họ ngã xuống. Bỗng chốc một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá, nhà cửa, người vật đều chỉm nghỉm, nước tung tóe mù trời. Một con giao long to lớn từ mặt nước nhô lên bay vòng quanh xã Nam-mẫu. Trong khi đó thì nền nhà, chuồng lợn, chuồng gà của mẹ con người đàn bà từ thiện kia mỗi lúc một nâng cao hơn mực nước.

Đau xót trước cảnh nước lụt, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, họ bỗng thấy hai mảnh vỏ biến ngay thành hai chiếc thuyền. Thế rồi, mặc gió mặc mưa, họ chèo đi mọi nơi cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt ấy ngày nay là hồ Ba-bể ở Bắc cạn, còn cái nền nhà ấy tức là một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ mà người địa phương gọi là Pò-già-mải[1].

KHẢO DỊ

Truyện trên có lẽ bắt nguồn từ truyện Sự tích hồ Ba-bể của dân tộc Tày, sơ lược như sau:

Xưa, ở xã Nam-mẫu có một con suối con. Ở đó có một Thủy thần ngự trị. Một lần con trâu của Thủy thần lạc trên trần, chạy rông khắp nơi. Một số người đuổi theo đánh chết trâu, lôi về làm thịt.

Thủy thần thấy mất trâu liền lên trần, hóa thành một người bộ dạng nghèo khổ đi tìm. Qua xã Nam-mẫu, Thủy thần gặp một bà lão nghèo sống trong một túp lều, bèn lên tiếng xin ăn. Thấy có người đói rách hơn mình, bà lão lấy cơm cho ăn rồi nói: “Tôi nghèo lắm không có gì. Gần đây người ta vừa bắt được một con trâu đang xả thịt ăn. Vậy nên đến đấy mà xin”.

Thủy thần lần đến đám mổ trâu xin ăn nhưng bị mọi người đuổi không cho dự. Thủy thần bèn trở lại gặp bà lão dặn lấy trấu rắc xung quanh nền nhà. Đêm ấy, Thủy thần dâng nước ào ào ngập cả xã Nam-mẫu, người, vật đều biến mất, duy chỉ miếng đất của bà lão là còn nguyên cho đến ngày nay, người ta gọi đó là Pò-già-mải[2].

Truyện Sự tích hồ Hai-bể của người Mán (Dao) do Trịnh Như Tấu kể trong sách Từ Hà Nội đến hồ Ba-bể cũng giống với hai truyện trên những nét lớn. Mặt khác, nội dung truyện này lại có một số chi tiết phần nào tương tự với truyện Sự tích cây nêu ngày Tết (số 23):

Trước kia, trên miếng đất bây giờ là hồ Ba-bể và hồ Hai-bể[3] có làng Nam-mẫu rất đông dân cư. Trong số dân làng có một chàng thiếu niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Không có nơi nương tựa, hắn phải đi ở chăn trâu bò cho người ta. Lớn lên, hắn có sức khỏe, lại biết làm ruộng nhưng không có bò cày. Thấy hắn đói khổ người ta ngại chả ai dám giao trâu bò cho thuê mượn.

Nghe nói có đức Phật ở gần đấy giàu có nhất vùng, có nhiều trâu bò, hắn bèn đến kêu nài xin thuê một con. Điều kiện thuê của Phật đặt ra là người thuê bò phải nộp ngọn cho chủ có bò, còn mình thì ăn gốc. Nhưng hắn ta đem trồng khoai sọ tất cả. Khi thấy hoa lợi chỉ là một đống lá, Phật tức mình nên năm sau bắt nộp gốc cho ngọn. Hắn lại đổi sang trồng ngô. Năm đó Phật không được hưởng gì cả, tức quá bèn đòi bò về không cho thuê nữa.

Không có bò, hắn lập tâm ăn trộm của Phật. Chờ khi Phật đi vắng, hắn lén vào chuồng dắt bò ra. Để đánh lừa Phật, hắn nắm đuôi bò kéo ngược cho bò đi lùi ra ngoài xa rồi mới dắt đi. Khi Phật về thấy mọi dấu chân bò đều hướng về chuồng nên không để ý gì cả.

Hắn đem bò về cày bừa xong rồi muốn làm cho phi tang bèn ngả bò ra giết thịt. Thứ để ăn, thứ đãi họ hàng làng xóm, thứ biếu họ ngoại ở xã Bản-vài, dụng ý của hắn là để mọi người đừng mách cho Phật biết.

Mãi về sau Phật mới biết mất bò, bèn sai người đi khắp nơi tìm kiếm. Không may cho hắn, lúc ấy có một người đàn bà góa vốn người ngay thẳng đem việc đó nói ra.

Để trị tội bọn người tham lam, Phật bèn làm cho xã Nam-mẫu sụt xuống thành Ba-bể và hai xóm. Bản-vài sụt xuống thành Hai-bể, cuốn theo tất cả mọi người đã có dự vào việc ăn thịt bò của Phật. Những người nào không dự đều được Phật báo trước cho lánh đi nơi khác. Vì thế ngày nay có câu “Nam-ti-ni Nam-môn” nghĩa là ở xóm Nam-ti lánh sang Nam-môn. Riêng đối với nhà người đàn bà góa có công với mình, Phật sai rắc tro xung quanh nhà trước khi làm sụt đất thành bể. Vì vậy sau đó, nhà người đàn bà ấy vẫn còn nguyên trên cái gò Pò-già-mải.

Theo chúng tôi, truyện vừa kể nếu không phải là kết quả của một sự lắp ghép truyện này vào truyện khác, thì người kể cũng đã làm cho sai lạc, vì chủ đề trước và sau mâu thuẫn, mạch truyện không thống nhất; nhưng nó vẫn cho ta thấy giữa truyện của người Dao và truyện của người Việt có sự gần gũi, và có lẽ từ một nguồn gốc mà ra.

Truyện của đồng bào Thái Đồi Chiềng-on hóa thành ao sâu cũng tương tự và có lẽ cùng một nguồn gốc với các truyện trên:

Ngày xưa thần Băng Uông cai trị thủy phủ, một hôm sai bộ hạ Thuồng luồng đi làm một công việc trên mặt đất. Thuồng luồng hóa thành một con hoẵng, chạy qua các bản đến đồi Chiềng-on. Dân Xá ở đây tuy biết hoẵng là vật của thần nhưng cũng cứ kẻ giáo người lao kéo nhau đi săn. Cuối cùng họ săn được hoẵng làm thịt chia nhau mỗi gia đình một phần. Mọi người đều ăn thịt, chỉ có mẹ con một bà góa đi vắng, phần thịt chia cho treo ở vách không đụng đến. Thấy bộ hạ bị giết, vua Thủy thần nổi giận, liền ra lệnh dâng nước lên cho chết hết bọn người ăn thịt hoẵng để báo thù.

Bộ hạ vua Thủy thần bèn dâng nước lên cao. Những người ăn thịt hoẵng chạy đến đâu đất sụt đến đó. Có một người ở vùng Nà-tiếng đến Chiềng-on tìm người yêu. Thấy nước dâng hắn bỏ chạy đưa cả người yêu chạy theo, nhưng đất cứ sụp dưới chân cô gái làm anh ta có nguy cơ chết theo. Cô gái nắm lấy đuôi khố anh không rời. Một con chim ở rừng bảo anh: “Hãy cắt đuôi khố thì không chết”. Anh không muốn rời cô gái ra, nhưng sau cùng nguy quá, đành phải bỏ. Song anh lại không có dao để cắt đuôi khố. Mãi sau anh mới cắn đôi ống sáo tước thành mảnh sắc, cắt được khố. Cô gái rơi lại sau, bị thuồng luồng bắt.

Cả vùng Chiềng-on bị sụt thành ao Món. Chỉ có nhà bà góa không việc gì, nay thành hòn đảo.

Người Thanh-hóa có một truyện dường như cũng là dị bản của các truyện nói trên:

Hồi ấy vào đời Trần có một trận lụt to. Lúc mới đổ mưa, dân xã Cổ-linh cũng ra đắp đê ngăn lụt. Tự nhiên có một con cá gáy lớn như con voi giạt vào địa phận của làng. Dân làng kinh sợ, nhưng cũng đưa về đình làm thịt đánh chén, còn lại bao nhiêu chia cho trai gái 500 người mỗi người một xâu thịt. Có hai gia đình bà già không ăn, đem treo lên ở xà nhà. Đêm ấy, hai gia đình nằm mộng thấy một ông lão râu tóc bạc phơ tới mượn cái mai và nói: “Ta thấy hai người đều treo cá lên không ăn, điều đó rất tốt, đáng được hưởng phúc. Vậy hãy lấy một đôi đũa cả cắm ở giữa nhà, và hai đôi đũa con cắm mỗi góc nhà một chiếc. Đoạn kê giường lên cho thật cao mà ngủ”. Rồi ông lão biến mất. Hai gia đình vừa làm xong thì nước dâng lên rất cao, đê vỡ tứ tung cuốn phăng nhà cửa và dân cư chỉ chừa có hai cái nền nhà của hai bà già xung quanh có ánh hào quang, là không lụt. Mỗi bà có một cô gái, hai người này trở thành bà tổ của hai họ Trịnh và Nguyễn ở xã Cổ-linh[4].

Người Tây nguyên cũng có truyện Bà chúa Ya Nôm (của đồng bào Ja-rai) trong đó cũng có hình ảnh của một con vật của thần bị người giết thịt:

Ngày xưa ở vùng người Ja-rai ở là nơi thần linh ngự trị, ở đó có bà chúa Ya Nôm cai quản. Một hôm Ya Nôm đi chơi gặp một con lợn còn bé, bèn bỏ vào sọt mang về nuôi. Nhưng cho ăn gì nó cũng không thích, chỉ thích ăn cát. Bà bèn dùng cát nuôi lợn, lợn chóng lớn, không bao lâu đã bằng con trâu. Buổi ấy có vua Rốc đến nhà Ya Nôm chơi thấy con lợn béo bèn bắt về làm thịt ăn, không biết đấy là lợn của thần linh. Thấy lợn của mình bị giết, thần bèn báo thù bằng cách làm cho khu đất nhà vua sụt xuống thành hồ. Riêng khu nhà của bà chúa Ya Nôm thì không việc gì, nhưng bà này sợ quá, trèo lên đỉnh núi, nay là núi Ya Nôm. Vua Rốc may cưỡi voi bà chúa phóng lên núi khỏi chết. Nhưng giữa đường, voi mệt quá không đi được nữa. Vua nhảy xuống chém lấy đầu. Đầu hóa đá ở sườn núi. Vua cắt đôi ngà định mang đi bán cho người Chàm, nhưng nửa đường nặng quá, vứt lại cũng hóa đá, nay là núi Ngà voi.

Một trong những người em gái của Ya Nôm là Y-tia-un vốn là phù thủy được vua Rốc biếu một miếng thịt lợn liền mời làng đến chén. Nhưng đang nướng thịt thì đất đã sụt thành vực sâu, mụ và mọi người đều chết. Hồn mụ sau này thường lang thang trên các đỉnh núi kiếm ăn[5].

Tương tự với các truyện trên của ta, người Tây Phi châu ở miền Pho Banh-jê (Fort-Binger) có truyện Sự tích núi thần:

Ở vùng núi Ni-ê-nô-cu-ê (Niénokoué) bây giờ, lúc đó còn là một miền đồng bằng dân cư sinh tụ đông đúc. Một hôm tự nhiên thấy có một con voi chết, tất cả mọi người đua nhau đến đó xả thịt nấu nướng ăn với nhau.

Trong khi ai nấy đang chăm chú ăn thịt voi thì chợt có một bà già ở đâu đi đến xin một miếng thịt. Họ đều lắc đầu từ chối, có người lại xô đẩy không cho bà già len vào. Duy chỉ có một chàng trai tên là U-ô-rô (Ouoro) lấy giấu cho bà già một miếng thịt.

Đêm hôm đó, bữa tiệc vẫn chưa tàn. Mọi người vẫn xúm quanh xác con voi. Bỗng bà già lén tới, dắt U-ô-rô ra một nơi bảo: “Ta là nữ thần xứ này. Thấy nhà ngươi tử tế, ta bảo cho biết để tránh một tai nạn khủng khiếp. Ngay từ bây giờ nhà ngươi hãy mau lánh khỏi chỗ này, nếu chậm sẽ không kịp”. U-ô-rô chỉ còn biết chạy vội về nhà dắt vợ con cứ nhắm hướng Đông mà chạy miết. Khi anh vừa đi khỏi thì trời giáng mưa như trút, liên miên không ngớt. Nước dâng lên rất cao, khắp miền ngập lụt. Mọi người đều chết hết, nhà cửa súc vật trôi nổi chả còn một tý gì. Sau khi ngớt cơn mưa lụt, đất ầm ầm chuyển động rồi nổi lên một quả núi lớn. Người ta gọi núi ấy là núi thần Ni-ê-nô-cu-ê. Từ xưa đến nay không ai dám lên núi, cũng không ai dám đưa đường cho người nào lên núi cả.

Cũng nên kể thêm dưới đây một vài truyện cắt nghĩa nguồn gốc thần bí của những cái hồ, nhưng với những tình tiết khác nhau và khác các truyện trên. Hai truyện của châu Phi:

Sự tích hồ I-kim-ba của người Hay-a giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là do thần Nước trừng phạt sự tò mò của phụ nữ. Ngày xưa có một người đàn bà nổi tiếng hào hiệp vì bất cứ khách nào đến chơi cũng được bà đãi ăn cá ngon. Cá ấy do thần Nước cho tại một cái giếng sau nhà, muốn bao nhiêu cũng có, nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật. Một hôm bà đi vắng, con dâu bà vì thiếu thức ăn đãi khách nên lục lọi chỗ giếng bà mẹ chồng thường cấm đoán. Thấy tiết lộ thiên cơ, thần Nước bèn cho nước giếng thần phun lên thành một vòi nước khổng lồ cuốn phăng người, vật. v.v… thành hồ ngày nay[6].

Sự tích hồ Ki-vu của người Công-gô (Congo) giải thích nguyên nhân sinh ra hồ là do thần trừng phạt người đàn bà không giữ bí mật. Nguyên vùng ấy không có bò đực, thần bèn ban ơn riêng cho hai vợ chồng nhà nọ bằng cách đêm đến cho bò thần xuất hiện truyền giống cho bò cái của họ để tăng đàn gia súc, nhưng phải tuyệt đối giữ kín. Một hôm chồng đi vắng, vợ ở nhà tiết lộ bí mật với nhân tình. Thế là sau một tiếng nổ kinh khủng, nước phun lên trong chớp mắt thành một hồ nước[7].

Truyện Cô gái thương người được cứu thoát nạn lụt do Duy-mu-chiê (Dumoutier) kể trong Cổ tích truyền thuyết Trung-Việt:

Một cô gái nhặt được một em bé bị bỏ rơi trong một ruộng dâu. Nàng bế về nhà nuôi trong hai năm, coi như em ruột. Một hôm đứa bé bỗng nói với cô gái: “Cám ơn chị cứu sống bấy lâu. Nay xin mách chị để tránh một tai nạn sắp xảy ra. Khi nào thấy một dòng nước từ dưới cối giã gạo phun lên thì chạy mau về phía Đông mới thoát khỏi”. Nói xong em bé biến mất.

Sau đó ít lâu, một hôm cô gái bỗng thấy nước lênh láng cả nhà. Nàng tìm xem thì thấy nước từ dưới cối phun lên mỗi lúc một mạnh. Nhớ lời em bé dặn, nàng bỏ chạy một mạch về phía Đông. Lúc trèo lên một ngọn đồi, nàng ngoảnh cổ lại thì thấy tất cả xóm làng đều ngập thành một hồ nước mênh mông. Sau đó chỉ có một mình nàng là sống sót[8].

Đồng bào Thổ Bắc-cạn kể truyện thần thoại Ông Tài Ngào cũng có nói đến nguồn gốc hình thành hồ Ba-bể:

Có hai ông bà Tài Ngào là nhân vật anh hùng hồi tạo thiên lập địa. Họ có thân thể khổng lồ, tay có thể với lên đến trời. Họ chuyên giúp dân giải quyết những khó khăn trong đời sống. Một hôm trời rét căm căm, hai ông bà định lấy lửa ở mặt trời cho dân chúng sưởi. Nhưng mặt trời đã lên cao quá. Họ cầm một bó nứa khô châm lửa, nhưng dù đã kiễng chân cũng không với tới. Tức mình, họ moi ngay đá dưới đất đắp lên một đống cao, rồi trèo lên quả châm được. Nơi hai ông bà moi đá, ngày nay là hồ Ba-Bể.

Đống đá mà ông Tài Ngào đứng lên châm là núi Pi-a Bi-oóc[9].

[1] Theo Thực nghiệp dân báo và lời kể của dân Bắc-cạn, Pò-già-mải hay Pé-già-mải, tiếng Tày có nghĩa là gò bà góa hay biển bà góa.

[2] Theo Địa dư các tỉnh Bắc-kỳ.

[3] Người Dao gọi Hai-bể là Pé-vài và Pé-nan , gọi Ba-bể là Pé-lù, Pé-lắm và Pé-leng cũng như người Tày.

[4] Theo Trịnh thị gia phả (do Lê Đình Sỹ sưu tầm).

[5] Theo Mét-tơ-rơ (Maitre), sách đã dẫn và Truyện cổ Tây-nguyên.

[6] Theo tạp chí Nhân loại (Anthropos), đã dẫn, XXIV (1929).

[7] Theo tạp chí Nhân loại (Anthropos), đã dẫn, XIV-XV (1919-20).

[8] Trong Tạp chí Đông-dương (1907).

[9] Theo Thiên lôi bị đòn, và theo lời kể của người Bắc-cạn.

Nhưng đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả. Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và sắp sửa ra đi. Trước khi từ biệt, mụ bỗng lên tiếng:

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN