Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Trinh phụ hai chồng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
12


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Trinh phụ hai chồng


Ngày xưa có một gia đình nọ có một người con gái xinh xắn nết na. Lúc nàng lớn lên có một người học trò nghèo họ Đỗ đưa trầu cau đến hỏi làm vợ. Chàng là tay văn hay chữ tốt, tính nết rất hiền lành. Thấy thế, người cha cô gái vui lòng hứa hôn. Cô gái sung sướng được người chồng xứng đôi vừa lứa. Lễ cưới vừa xong thì cha nàng nhuốm bệnh qua đời.

Cô gái về nhà chồng một niềm trinh thuận. Chồng là người mồ côi cha mẹ. Gia tài chỉ có một đám vườn nhỏ với mấy quyển sách, nhưng hai vợ chồng son sống trong một bầu không khí hòa nhã yêu thương. Chồng đọc sách, vợ quay tơ, thú gia đình tưởng không ai hơn được.

Đột nhiên ít lâu sau đó người chồng mắc bệnh hủi. Người vợ lo lắng tìm thầy chạy thuốc. Nàng bán luôn nữ trang của mình, bán cả đám vườn đang ở để dùng vào việc chữa chạy cho chồng. Nhưng bệnh mỗi ngày một nặng, cho đến lúc hết phương điều trị. Chân tay người chồng cứ sưng lên và bắt đầu lở loét. Không một ai dám đến gần. Duy chỉ có người vợ ngày ngày hầu hạ chu tất không chút quản ngại. Thấy thế, anh chàng thương vợ quá. Chàng cho phép vợ ly dị để mặc mình với số mệnh. Nhưng người vợ nhất định không nghe. Nàng nói:

– Vợ chồng là nghĩa lâu dài, còn bệnh tật của chàng chẳng qua là sự không may. Thiếp xin cùng chung số phận với chàng, không đi đâu cả.

Nhưng bệnh của người chồng ngày một đáng sợ hơn. Luôn luôn chồng cố khuyên vợ trở về với mẹ đẻ để khỏi vì mình mà khổ thân, tuy vậy vợ vẫn kiên quyết ở lại. Một hôm, để cho vợ khỏi chịu thiệt thòi, chồng cất lẻn ra đi. Chồng để lại cho vợ một phong bì thư, nói mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa và cho phép vợ tự do đi lấy chồng khác.

Sau khi chồng đi biệt, người vợ chảy không biết bao nhiêu là nước mắt. Mẹ đẻ của nàng khuyên con đi lấy chồng khác nhưng nàng quyết ở vậy đến già.

Ba năm trôi qua, tin tức của chồng vắng bặt. Nhiều người đoán rằng chàng đã quyên sinh cho khỏi đau khổ. Rồi đó, người vợ trả nhà cửa lại cho họ hàng nhà chồng, trở về với mẹ đẻ, lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Nhưng mẹ nàng luôn luôn bảo nàng:

– Con thủ tiết với chồng như thế là trọn đạo. Con không nên bỏ phí xuân xanh một đời.

Thấy nàng xinh đẹp lại có đức hạnh, nhiều người muốn hỏi làm vợ, trong đó có một người học trò họ Nguyễn. Tin qua mối lại xôn xao làm cho nàng không tự chủ được. Hơn nữa mẹ nàng có ý ép con, bà con thân thích cũng hết lời khuyên dỗ. Cuối cùng, nàng đành nhận lời đi bước nữa cùng với anh chàng họ Nguyễn. Về ở với chồng mới được ba năm, nàng sinh được hai người con trai. Hai vợ chồng rất tương đắc. Người học trò họ Nguyễn sau đó thi đậu tiến sĩ và được bổ làm án sát Sơn-tây.

*

Năm ấy, Sơn-tây và các trấn lân cận mất mùa to, giá thóc gạo lên cao vùn vụt. Khắp nơi đều có người chết. Đường sá, chợ búa đầy những đoàn người đói khổ đi kiếm miếng ăn. Quan án được lệnh đi phát chẩn cho dân đói.

Lại nói chuyện anh chàng họ Đỗ từ khi trốn vợ ra đi, nhất quyết không trở về quê hương nữa. Chàng không muốn vì mình làm khổ đời một người đàn bà. Chàng cứ đi lang thang nay đây mai đó, sống bằng nghề bị gậy. Cứ thế sau năm năm, bệnh của chàng vẫn như cũ và chàng vẫn sống một cuộc đời đơn độc và đau khổ. Hôm ấy nghe tin có cuộc phát chẩn, chàng lần mò tìm tới, nhập vào đội quân lĩnh chẩn. Bọn lính lần lượt phát gạo hết hàng này sang hàng khác. Khi sắp sửa được lĩnh, chàng kêu lên: – “Tôi là học trò yếu đuổi tàn tật, không rá không mùng, không nồi không niêu nên không muốn xin gạo, chỉ muốn xin một ít tiền cho tiện…”. Nghe hắn nói thế, quan án cho gọi tới hỏi mấy câu về văn chương, quả nhiên anh chàng bề ngoài rách rưới tiều tụy nhưng đối đáp rất trôi chảy, thơ làm ra thao thao bất tuyệt. Sẵn có tình yêu người tài, ông bèn đặc biệt lấy tiền ra cho, có phần hậu hơn những kẻ khác.

Khi về dinh, ông ta thuật chuyện vừa rồi cho vợ hay. Nghe tả hình dạng, người đàn bà ngờ rằng đó là người chồng cũ. Nàng ra chợ tìm cách đứng nấp để xem mặt, thì đúng là người chồng ngày xưa. Tự nhiên lòng thương chồng cũ nay lại bừng bừng bốc lên. Nàng phải nuốt thầm những giọt nước mắt vì mình đang ở vào một tình thế khó xử. Suy đi nghĩ lại mãi, cuối cùng nàng dùng lời nói khéo cố khuyên chồng mới đưa “người học trò khó mà có tài” đó về dinh, cho ở một gian lều sau trại. Như thế vừa làm được một việc nghĩa vừa có người làm bạn văn chương. Được chồng mới ưng thuận, nàng sung sướng vô hạn. Từ đó ngầm sai người hầu chu cấp chăm nom rất tử tế. Nhưng nàng không bao giờ để lộ một hành động gì cho chồng biết và cũng không bao giờ cho người chồng cũ thấy mặt.

Một hôm vào khoảng đêm khuya, người chồng cũ một mình đau bụng đi tả. Nhân khát quá, chàng bèn lần ra một cái chum ở gần trại múc nước uống. Hôm sau, chàng mới biết là mình uống lầm phải một thứ nước trong đó có một con rắn trắng chết. Nhưng thật không ngờ, một thời gian sau những mụn hủi lở tróc bay hết và dần dàn bệnh tự nhiên lành hẳn, da thịt của chàng trở lại trắng trẻo như xưa.

Rồi đó, chàng lại ôn luyện kinh sử và nhờ có sự giúp đỡ hậu tình của quan tán, chàng lại quẩy lều chiếu đi thi.

Tất cả những việc đó xảy ra làm cho người đàn bà vừa mừng vừa đau khổ. Nàng thấy mình không thể chịu đựng âm thầm mãi như vậy được. Khi nghe tin chồng cũ thi đậu tiến sỹ sắp sửa vinh quy, nàng viết một bức thư rất dài kể hết nông nỗi của mình cho người chồng mới biết. Nàng xin chồng tha lỗi về sự giấu giếm của mình bấy lâu nay. Có hai đứa con trai, nàng xin một đứa cho làm con nuôi ông nghè mới. Đoạn nàng trốn chồng con, bỏ đi biệt.[1]

KHẢO DỊ

Người Hải-dương kể truyện này có khác một vài tình tiết:

Khi chồng bỏ đi biệt, người vợ cũng bỏ nhà đi tìm. Sau một thời gian tìm kiếm không ra, một nho sĩ mà nàng gặp cho biết mình có thấy xác một người hủi trôi sông, vậy chắc là đã chết. Đoạn bảo nàng: – “Thôi hãy cùng tôi lập một gia đình mới”. Nàng đáp: – “Cám ơn, để tôi để tang chồng ba năm cho trọn đạo”. Sau ba năm, chàng nho sĩ đến nhà nhắc lại lời hẹn. Nàng cảm kích nhận lời. Hai bên trở thành vợ chồng. Sau đó chồng cũng thi đậu làm quan.

Đoạn sau cũng nói đến việc nàng tình cờ tìm được người chồng cũ, bấy giờ là ăn mày rách rưới ở một chợ nọ. Vẫn không ra mặt, nàng chỉ nói khéo để chồng mới đưa người “hàn sĩ” đó về ở một gian nhà cất sau huyện đường để tiện hỏi han nghĩa lý sách vở. Đặc biệt nàng có cho đào một cái giếng riêng cho chồng cũ dùng. Không ngờ giếng có mạch nước tiên, chàng uống vào tự nhiên lành bệnh và cuối cùng đi thi đậu trạng. Đứng trước cảnh ngộ khó xử, một hôm nàng bèn nhảy xuống giếng tự tử. Chồng mới, rồi tiếp đó chồng cũ hết sức xúc động lần lượt nhảy xuống chết theo. Không ngờ giếng tiên biến bộ ba thành thần và cuối cùng được Ngọc Hoàng phong làm Táo quân.

[1] Theo Thực nghiệp dân báo (1923)

Ngày xưa có một gia đình nọ có một người con gái xinh xắn nết na. Lúc nàng lớn lên có một người học trò nghèo họ Đỗ đưa trầu cau đến hỏi làm vợ. Chàng là tay văn hay chữ tốt, tính nết rất hiền lành. Thấy thế, người cha cô gái vui lòng hứa hôn. Cô gái sung sướng được người chồng xứng đôi vừa lứa. Lễ cưới vừa xong thì cha nàng nhuốm bệnh qua đời.

Cô gái về nhà chồng một niềm trinh thuận. Chồng là người mồ côi cha mẹ. Gia tài chỉ có một đám vườn nhỏ với mấy quyển sách, nhưng hai vợ chồng son sống trong một bầu không khí hòa nhã yêu thương. Chồng đọc sách, vợ quay tơ, thú gia đình tưởng không ai hơn được.

Đột nhiên ít lâu sau đó người chồng mắc bệnh hủi. Người vợ lo lắng tìm thầy chạy thuốc. Nàng bán luôn nữ trang của mình, bán cả đám vườn đang ở để dùng vào việc chữa chạy cho chồng. Nhưng bệnh mỗi ngày một nặng, cho đến lúc hết phương điều trị. Chân tay người chồng cứ sưng lên và bắt đầu lở loét. Không một ai dám đến gần. Duy chỉ có người vợ ngày ngày hầu hạ chu tất không chút quản ngại. Thấy thế, anh chàng thương vợ quá. Chàng cho phép vợ ly dị để mặc mình với số mệnh. Nhưng người vợ nhất định không nghe. Nàng nói:

– Vợ chồng là nghĩa lâu dài, còn bệnh tật của chàng chẳng qua là sự không may. Thiếp xin cùng chung số phận với chàng, không đi đâu cả.

Nhưng bệnh của người chồng ngày một đáng sợ hơn. Luôn luôn chồng cố khuyên vợ trở về với mẹ đẻ để khỏi vì mình mà khổ thân, tuy vậy vợ vẫn kiên quyết ở lại. Một hôm, để cho vợ khỏi chịu thiệt thòi, chồng cất lẻn ra đi. Chồng để lại cho vợ một phong bì thư, nói mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa và cho phép vợ tự do đi lấy chồng khác.

Sau khi chồng đi biệt, người vợ chảy không biết bao nhiêu là nước mắt. Mẹ đẻ của nàng khuyên con đi lấy chồng khác nhưng nàng quyết ở vậy đến già.

Ba năm trôi qua, tin tức của chồng vắng bặt. Nhiều người đoán rằng chàng đã quyên sinh cho khỏi đau khổ. Rồi đó, người vợ trả nhà cửa lại cho họ hàng nhà chồng, trở về với mẹ đẻ, lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Nhưng mẹ nàng luôn luôn bảo nàng:

– Con thủ tiết với chồng như thế là trọn đạo. Con không nên bỏ phí xuân xanh một đời.

Thấy nàng xinh đẹp lại có đức hạnh, nhiều người muốn hỏi làm vợ, trong đó có một người học trò họ Nguyễn. Tin qua mối lại xôn xao làm cho nàng không tự chủ được. Hơn nữa mẹ nàng có ý ép con, bà con thân thích cũng hết lời khuyên dỗ. Cuối cùng, nàng đành nhận lời đi bước nữa cùng với anh chàng họ Nguyễn. Về ở với chồng mới được ba năm, nàng sinh được hai người con trai. Hai vợ chồng rất tương đắc. Người học trò họ Nguyễn sau đó thi đậu tiến sĩ và được bổ làm án sát Sơn-tây.

*

Năm ấy, Sơn-tây và các trấn lân cận mất mùa to, giá thóc gạo lên cao vùn vụt. Khắp nơi đều có người chết. Đường sá, chợ búa đầy những đoàn người đói khổ đi kiếm miếng ăn. Quan án được lệnh đi phát chẩn cho dân đói.

Lại nói chuyện anh chàng họ Đỗ từ khi trốn vợ ra đi, nhất quyết không trở về quê hương nữa. Chàng không muốn vì mình làm khổ đời một người đàn bà. Chàng cứ đi lang thang nay đây mai đó, sống bằng nghề bị gậy. Cứ thế sau năm năm, bệnh của chàng vẫn như cũ và chàng vẫn sống một cuộc đời đơn độc và đau khổ. Hôm ấy nghe tin có cuộc phát chẩn, chàng lần mò tìm tới, nhập vào đội quân lĩnh chẩn. Bọn lính lần lượt phát gạo hết hàng này sang hàng khác. Khi sắp sửa được lĩnh, chàng kêu lên: – “Tôi là học trò yếu đuổi tàn tật, không rá không mùng, không nồi không niêu nên không muốn xin gạo, chỉ muốn xin một ít tiền cho tiện…”. Nghe hắn nói thế, quan án cho gọi tới hỏi mấy câu về văn chương, quả nhiên anh chàng bề ngoài rách rưới tiều tụy nhưng đối đáp rất trôi chảy, thơ làm ra thao thao bất tuyệt. Sẵn có tình yêu người tài, ông bèn đặc biệt lấy tiền ra cho, có phần hậu hơn những kẻ khác.

Khi về dinh, ông ta thuật chuyện vừa rồi cho vợ hay. Nghe tả hình dạng, người đàn bà ngờ rằng đó là người chồng cũ. Nàng ra chợ tìm cách đứng nấp để xem mặt, thì đúng là người chồng ngày xưa. Tự nhiên lòng thương chồng cũ nay lại bừng bừng bốc lên. Nàng phải nuốt thầm những giọt nước mắt vì mình đang ở vào một tình thế khó xử. Suy đi nghĩ lại mãi, cuối cùng nàng dùng lời nói khéo cố khuyên chồng mới đưa “người học trò khó mà có tài” đó về dinh, cho ở một gian lều sau trại. Như thế vừa làm được một việc nghĩa vừa có người làm bạn văn chương. Được chồng mới ưng thuận, nàng sung sướng vô hạn. Từ đó ngầm sai người hầu chu cấp chăm nom rất tử tế. Nhưng nàng không bao giờ để lộ một hành động gì cho chồng biết và cũng không bao giờ cho người chồng cũ thấy mặt.

Một hôm vào khoảng đêm khuya, người chồng cũ một mình đau bụng đi tả. Nhân khát quá, chàng bèn lần ra một cái chum ở gần trại múc nước uống. Hôm sau, chàng mới biết là mình uống lầm phải một thứ nước trong đó có một con rắn trắng chết. Nhưng thật không ngờ, một thời gian sau những mụn hủi lở tróc bay hết và dần dàn bệnh tự nhiên lành hẳn, da thịt của chàng trở lại trắng trẻo như xưa.

Rồi đó, chàng lại ôn luyện kinh sử và nhờ có sự giúp đỡ hậu tình của quan tán, chàng lại quẩy lều chiếu đi thi.

Tất cả những việc đó xảy ra làm cho người đàn bà vừa mừng vừa đau khổ. Nàng thấy mình không thể chịu đựng âm thầm mãi như vậy được. Khi nghe tin chồng cũ thi đậu tiến sỹ sắp sửa vinh quy, nàng viết một bức thư rất dài kể hết nông nỗi của mình cho người chồng mới biết. Nàng xin chồng tha lỗi về sự giấu giếm của mình bấy lâu nay. Có hai đứa con trai, nàng xin một đứa cho làm con nuôi ông nghè mới. Đoạn nàng trốn chồng con, bỏ đi biệt.[1]

KHẢO DỊ

Người Hải-dương kể truyện này có khác một vài tình tiết:

Khi chồng bỏ đi biệt, người vợ cũng bỏ nhà đi tìm. Sau một thời gian tìm kiếm không ra, một nho sĩ mà nàng gặp cho biết mình có thấy xác một người hủi trôi sông, vậy chắc là đã chết. Đoạn bảo nàng: – “Thôi hãy cùng tôi lập một gia đình mới”. Nàng đáp: – “Cám ơn, để tôi để tang chồng ba năm cho trọn đạo”. Sau ba năm, chàng nho sĩ đến nhà nhắc lại lời hẹn. Nàng cảm kích nhận lời. Hai bên trở thành vợ chồng. Sau đó chồng cũng thi đậu làm quan.

Đoạn sau cũng nói đến việc nàng tình cờ tìm được người chồng cũ, bấy giờ là ăn mày rách rưới ở một chợ nọ. Vẫn không ra mặt, nàng chỉ nói khéo để chồng mới đưa người “hàn sĩ” đó về ở một gian nhà cất sau huyện đường để tiện hỏi han nghĩa lý sách vở. Đặc biệt nàng có cho đào một cái giếng riêng cho chồng cũ dùng. Không ngờ giếng có mạch nước tiên, chàng uống vào tự nhiên lành bệnh và cuối cùng đi thi đậu trạng. Đứng trước cảnh ngộ khó xử, một hôm nàng bèn nhảy xuống giếng tự tử. Chồng mới, rồi tiếp đó chồng cũ hết sức xúc động lần lượt nhảy xuống chết theo. Không ngờ giếng tiên biến bộ ba thành thần và cuối cùng được Ngọc Hoàng phong làm Táo quân.

[1] Theo Thực nghiệp dân báo (1923)

Ba năm trôi qua, tin tức của chồng vắng bặt. Nhiều người đoán rằng chàng đã quyên sinh cho khỏi đau khổ. Rồi đó, người vợ trả nhà cửa lại cho họ hàng nhà chồng, trở về với mẹ đẻ, lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Nhưng mẹ nàng luôn luôn bảo nàng:

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN