Không Có Gì Mãi Mãi - Chương 4
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
128


Không Có Gì Mãi Mãi


Chương 4


Kết thúc chuyến tua buổi chiều, đám nội trú mới nhập bệnh viện tụ tập trong gian sảnh nhỏ ở tầng trên. Trong phòng có tám cái bàn, một tivi đen trắng cổ lỗ và hai cái quạt xua đều ra khắp phòng mùi bánh san-đuých và cà phê.

Câu chuyện ở mỗi bàn đều giống nhau.

Một người nói.

– Ngó cái họng tớ nào. Có rộp lên không?

– Mình nghĩ mình bị sốt. Ớn người lắm.

– Bụng tớ trương lên đây này. Chắc đau ruột thừa mất.

– Ngực mình thì cứ đau thắt lại. Lạy chúa, đừng để mình bị nhồi máu cơ tim.

Kat ngồi vào bàn với Paige và Honey.

– Công việc thế nào? – Cô hỏi.

– Tớ nghĩ ổn cả thôi. – Honey nói.

Cả hai nhìn Paige.

– Mình thấy căng thẳng, nhưng phải cố mà thư giãn. Mình lo lắng, nhưng phải cố giữ bình tĩnh. – Cô thở dài. – Một ngày dằng dặc. Mình mừng được thoát khỏi đây và tối nay định vui vầy một chút.

– Tớ cũng nghĩ vậy, – Kat tán đồng. – Tại sao chúng ta không đi ăn tối và xem xinê nhỉ?

– Tuyệt đấy.

Một nhân viên phục vụ lại bàn họ.

– Ai là bác sĩ Taylor?

Paige nhìn lên:

– Tôi đây!

– Bác sĩ Wallace muốn gặp cô.

Wallace là giám đốc bệnh viện. Mình đã làm gì sai nhỉ? Paige băn khoăn.

Người phục vụ đứng chờ.

– Bác sĩ Taylor…

– Tôi đi ngay đây. – Cô đứng lên hít thật sâu. – Mình sẽ gặp các cậu sau vậy.

– Đi đường này, bác sĩ?

Paige theo người đó vào thang máy rồi lên tầng năm, nơi đặt văn phòng của bác sĩ Wallace.

Benjamin ngồi sau bàn. Ông ta hơi ngước lên khi Paige bước vào.

– Xin chào bác sĩ Taylor.

– Xin chào!

Wallace hắng giọng:

– Hôm nay là ngày đầu tiên, Nhưng cô đã kịp gây ấn tượng rồi.

Paige nhìn ông ta, bối rối.

– Tôi, tôi chưa hiểu?

– Tôi nghe nói cô gặp phải một vấn đề nhỏ trong phòng thay đồ dành cho bác sĩ.

– Ồi! Thì ra là chuyện ấy.

Wallace nhìn cô mỉm cười:

– Tôi cho rằng tôi phải thu xếp thế nào đó cho cô và các cô gái khác.

– Chúng tôi… Chúng tôi là bác sĩ chứ không phải là cô gái. Chúng tôi sẽ rất cám ơn.

– Trong khi chờ đợi có lẽ cô nên thay đồ trong phòng dành cho y tá.

– Tôi không phải là y tá. – Cô rắn rỏi nói. – Tôi là bác sĩ.

– Tất nhiên, tất nhiên. Chúng tôi sẽ thu xếp cho các nữ bác sĩ.

– Cám ơn!

Ông ta trao cho Paige một tờ giấy:

– Bây giờ tôi đưa cho cô lịch làm việc. Cô sẽ trực cấp cứu trong hai mươi tư giờ, kể từ sáu giờ chiều nay. – Ông ta liếc đồng hồ. – Nghĩa là chỉ còn ba mươi phút nữa thôi.

Paige nhìn ông ta kinh ngạc. Hôm nay cô đã phải dậy từ lúc 5 giờ sáng. 24 giờ nữa? Mà đúng ra là 36 tiếng. Bởi vì ngày tiếp đó cô vẫn phải đi tua. Ba mươi sáu tiếng! Liệu mình có chịu nổi không đây?

Cô sắp được biết ngay thôi.

Paige đi tìm Kat và Honey.

– Có lẽ tớ buộc phải quên bữa tối và xinê thôi. Tớ phải trực cấp cứu và làm việc 36 tiếng liền.

Kat gật đầu.

– Chúng tớ cũng thế. Phiên tớ vào ngày mai. Honey vào thứ tư.

– Chắc sẽ không ghê gớm lắm đâu. – Paige nói vui vẻ. – Tớ biết ở đây có chỗ ngủ. Có lẽ tớ lại thích ấy chứ.

Cô đã nhầm.

Người phục vụ đưa Paige đi dọc theo hành lang dài.

– Bác sĩ Wallace nói tôi sẽ trực cấp cứu trong 36 giờ. – Paige hỏi. – Mọi người đều phải làm như vậy sao?

Trong ba năm đầu thôi. – Người dẫn đường an ủi cô.

– Tuyệt!

– Nhưng bác sĩ sẽ có một số thời gian để nghỉ.

– Thật ư?

– Đây rồi. Phòng trực ở đây!

Ông ta mở cửa. Paige bước vào. Căn phòng giống như trai phòng của tu sĩ trong một tu viện nghèo.

Vẻn vẹn một cái giường đơn và một máy điện thoại đặt cạnh giường.

– Bác sĩ có thể ngủ giữa các cú điện thoại. – Người nhân viên nói như an ủi.

– Cám ơn!

Những cuộc gọi bắt đầu khi Paige còn đang ở quầy cà phê với bữa ăn tối đơn giản.

– Bác sĩ Taylor, phòng cấp cứu số 3… Bác sĩ Taylor phòng cấp cứu số 3.

Và suốt thời gian, Paige bị săn đuổi bởi các cô y tá.

– Một bệnh nhân bị gãy xương sườn.

– Ông Henegan kêu đau vùng ngực.

– Bệnh nhân ở phòng 2 đau đầu, cho thuốc ecetaminophen được không?

Lúc nửa đêm, khi Paige vừa chợp mắt thì cô lại bị dựng dậy.

– Đến ngay phòng cấp cứu số 1.

Đó là một vết thương do dao chém. Khi Paige xử lý xong thì đã là 1 giờ 30 sáng. Vào lúc 2 giờ 15 cô lại bị dựng dậy.

– Bác sĩ Taylor… Phòng cấp cứu 2. Stat.

Paige đáp mệt nhọc.

– Vâng.

Anh chàng đó bảo stat nghĩa là gì nhỉ? Lắc mông đi cô bé.

Cô gắng sức cất mình dậy và theo hành lang đến phòng cấp cứu. Một bệnh nhân bị gẫy chân đang rống lên vì đau.

– Chụp X quang. – Paige ra lệnh. – Cho tiêm Demerol 5mg. – Cô đặt bàn tay lên cánh tay bệnh nhân. – Sẽ ổn cả thôi. Cứ yên tâm.

Mình không được hoảng loạn. Paige tự nhủ. Mình phải bình tĩnh, lạnh lùng. Nhưng cô bối rối quá, ai quan trọng hơn, người bệnh cô đang khám hay người tiếp theo?

– Ông nằm đây nhé, – cô nói đờ đẫn. – Tôi sẽ trở lại ngay.

Khi Paige lao tới phòng cấp cứu 2, cô lại nghe thấy xướng tên mình.

Bác sĩ Taylor… phòng cấp cứu 1. Bác sĩ Taylor… phòng cấp cứu 1. Stat.

– Ôi lạy Chúa. Paige nghĩ. Cô có cảm giác mình đang bị một cơn ác mộng khủng khiếp vây hăm, không có chỗ tận cùng.

Cho đến sáng, Paige bị đánh thức do những ngộ độc thức ăn, gãy tay, gãy xương sườn, thoát vị khe thực quản, vân vân. Khi quay về phòng trực, cô cảm thấy mình chỉ còn đủ sức để lăn ra giường. Nhưng vừa chơp mắt thì điện thoại lại réo vang.

Cô nhoài người với điện thoại mà mắt vẫn nhắm.

– Hello…

– Bác sĩ Taylor, chúng tôi đang chờ cô đây.

– Cái gì cơ? Cô vẫn nằm đó, cố nhớ xem mình đang ở đâu.

– Tua của cô đang bắt đầu rồi, bác sĩ.

– Tua của tôi? Thật là một kiểu đùa ác. Paige nghĩ. Thật chẳng còn ra người nữa. Chẳng ai, kể cả họ, có thể làm việc như thế này. Nhưng người ta đang chờ cô.

Mười phút sau, Paige lại đi tua như hôm qua, tuy vẫn nửa tỉnh nửa mê. Cô nói lý nhí với bác sĩ Radnor.

– Tôi xin lỗi, nhưng cả đêm qua tôi chẳng được chợp mắt.

Ông đặt tay lên vai cô, thông cảm.

– Rồi cô sẽ quen thôi.

Cuối cùng, khi được rời khỏi bệnh viện, cô ngủ suốt mười bốn tiếng liền.

Áp lực của công việc quả là một hình phạt quá mức đối với các bác sĩ nội trú. Một số người đã biến khỏi bệnh viện. Mình không được làm như vậy, Paige tự nhủ.

Hậu quả thật ghê gớm. Sau một ca 36 tiếng, Paige kiệt quệ và chẳng nhớ nổi mình đang ở đâu nữa. Cô bước đến chỗ thang máy, đửng đó, không biết làm gì, đầu óc quay cuồng.

Tom Chang tiến lại:

– Cậu không sao chứ?

– Không sao. – Cô lẩm bẩm.

Anh ta nói:

– Cậu trông như ma ấy.

– Cám ơn. Họ hành hạ tụi mình làm gì nhỉ? – Paige hỏi Chang mà như tự hỏi mình.

Chang nhún vai.

– Về mặt lý thuyết làm như vậy là để củng cố quan hệ giữa bác sĩ với bệnh nhân. Nếu ta chỉ ở nhà, ta sẽ chẳng biết điều gì xảy ra với họ.

– Cũng có lý đấy! – Paige gật đầu. – Thực ra chẳng có lý gì cả. Làm sao chúng ta có thể quan tâm đến bệnh nhân khi mà ta cũng buồn ngủ đến mức đứng không nổi nữa.

Chang lại nhún vai.

– Tớ chẳng biết. Tất cả các bệnh viện đều như vậy hết. – Anh nhìn Paige chăm chú. – Cậu có dám coi đây là nhà của mình không?

Paige nhìn anh ta và nói tự tin.

– Tất nhiên.

– Cẩn thận đấy. – Chàng nói rồi bỏ đi.

Paige chờ cho đến khi thang máy mở ra. Trong lúc chờ, cô thiếp đi.

Hai ngày sau, Paige ngồi ăn sáng với Kat.

– Cậu có muốn nghe xưng tội không? – Paige hỏi. Rồi không chờ Kat trả lời, cô nói tiếp. – Đôi khi người ta đánh thức mình để cho bệnh nhân uống aspirin lúc 4 giờ sáng. Khi mình gà gật bước ngoài hành lang nhìn vào phòng và thấy bệnh nhân đang ngủ ngon lành, mình chỉ muốn đập vào cánh cửa hét lên: Tất cả mọi người dậy đi!

Kat chìa tay ra.

– Cùng hội cùng thuyền cả thôi.

Bệnh nhân có đủ loại hình dạng, kích thước, tuổi tác màu da. Người hốt hoảng, kẻ gan lỳ, người nhẹ nhàng, kẻ lại lắm lời. Nhưng họ giống nhau ở điểm: Đều là những con người đau đớn.

Đa số bác sĩ là những người chuyên tâm. Như trong mọi ngành nghề khác ; ở đây cũng có những ngưởi giỏi, người kém, có người trẻ, người già, người hung hăng, người ít nói, người dễ chịu, người khó chơi…

Thỉnh thoảng, một vài người gợi ý chuyện tình dục với Paige. Có người thì tế nhị, có người lại thô lỗ.

– Cô em có thấy lẻ loi không? Anh cô đơn quá. Anh tự hỏi…

– Những giờ phút trực như thế này thật là khủng khiếp phải không? Cô em có biết rằng có một việc mang lại sinh lực cho mình không? Đó là làm tình. Sao chúng ta không tận dụng nhỉ?

– Vợ tôi đi vắng mấy ngày. Tôi có một căn nhà nhỏ ở gần Carmal. Weeken này chúng ta có thể…

Rồi lại cả bệnh nhân nữa chứ. Cũng đủ kiểu gợi ý:

– Cô là bác sĩ của tôi à? Cô có biết cô đang giấu trong mình một phương thuốc có thể chữa trị cho tôi không?

– Lại gần đây cô em. Tôi muốn chạm vào cô cơ…

Paige nghiến răng và phớt lờ. Khi mình và Alfred lấy nhau, mọi phiền phức này sẽ chấm dứt. Chỉ riêng việc nghĩ về Alfred đã khiến cô rạo rực. Chàng sẽ trở về. Chẳng bao lâu nữa.

Một buổi sáng, trước khi đi tua, Paige và Kat nói chuyện với nhau về sự quấy rối tình dục mà họ đang cùng phải chịu đựng.

– Đa số bác sĩ là những người đàn ông đứng đắn.

Nhưng một vài người lại cứ nghĩ rằng chúng ta có mặt ở đây là để phục vụ họ. – Kat nói, – Trong một tuần, ít nhất cũng có một người gạ gẫm. “Em đến chỗ anh một lát đi, anh có rượu và mấy chiếc đĩa CD tuyệt lắm”. Còn trong phòng phẫu thuật, tay bác sĩ mà mình phụ mổ cứ lướt tay qua ngực mình. Một thằng vắt mũi chưa sạch còn nói: “Cô em biết không. Anh thích gà. Chỗ thịt đen ấy”.

Paige gật đầu.

– Họ nghĩ họ khiến ta thích thú khi coi ta là những đối tượng tình dục. Tớ chỉ muốn họ coi mình là một bác sĩ.

Nhiều người trong số họ chẳng muốn ta làm việc đâu. Họ chỉ muốn ta vào giường với họ thôi. Thật không công bằng. Đàn bà luôn bị coi là thấp kém cho đến khi chứng minh được năng lực của mình. Đàn ông thì ngược lại. Họ được coi là giỏi giang cho đến khi tự phô bày là những thằng ngốc.

– Đây là vương quốc của đàn ông. – Paige nói. – Nếu tụi mình có số lượng áp đảo, ta sẽ thành lập một thế giới riêng, toàn đàn bà.

Paige có nghe nói về Arthur Kane. Trong bệnh viện người ta đồn đại không ngớt về lão. Lão được đặt biệt danh “Bác sĩ 007 – kẻ chuyên sát hại”.

Mọi vấn đề, giải pháp của 007 chỉ là phẫu thuật. Tay bác sĩ này có tỷ lệ phẫu thuật cao nhất bệnh viện. Và tỷ lệ tử vong cũng cao không kém.

Arthur Kane đậm người, lùn, mũi diều hâu, răng xỉn vì thuốc lá, nói chung là quá béo. Nhưng lão lại tự cho mình là tay sát gái. Lão hay dùng thuật ngữ thịt tươi để chỉ các y tá và nữ bác sĩ nội trú mới đến.

Paige Taylor chính là loại thịt tươi đó. Kane nhìn thấy cô và sán đến ngồi bên, dù chẳng ai mời cả.

– Tôi đã theo dõi cô một thời gian. – Lão mở đầu.

Paige ngước lên ngạc nhiên.

– Tôi không hiểu.

– Tôi là bác sĩ Kane, bạn bè gọi tôi là Arthur.

Có một chút gì thâm hiểm trong giọng nói của lão.

Paige ngạc nhiên tự hỏi không biết lão có bao nhiêu bạn bè.

– Cô thấy làm việc ở đây thế nào?

Câu hỏi làm Paige bất ngờ.

– Tôi nghĩ rằng… tốt thôi.

Lão nhoài người về phía trước.

– Đây là bệnh viện lớn. Rất dễ lạc ở đây. Cô hiểu tôi nói gì chứ?

Paige lo lắng.

– Không hoàn toàn.

– Cô quá xinh đẹp với một nữ bác sĩ. Nếu cô muốn có vị trí ở đây, cô cần một người có thể giúp cô. Một người biết về những đường đi nước bước.

Câu chuyện càng lúc càng trở nên khó chịu.

– Và ông thích giúp tôi ư?

– Đúng vậy. – Lão nhe hai hàm răng xỉn. – Chúng ta có thể thảo luận chuyện này vào một bữa ăn tối nào đó.

– Chẳng có gì để mà thảo luận cả, thưa bác sĩ Kane. Tôi không quan tâm.

Arthur Kane nhìn theo Paige đi khuất, mặt lão đanh lại.

Trong năm nội trú đầu tiên, các bác sĩ cứ hai tháng một lần phải chuyển từ khoa này sang khoa khác: sản, rồi xương, rồi tiết niệu, rồi phẫu thuật…

Paige hiểu rằng thật là nguy hiểm khi nhập viện, nhất là vào mùa hè, nếu chẳng may bạn bị mắc một bệnh nghiêm trọng. Khi đó các bác sĩ chính thường nghỉ hè và số phận bệnh nhân được phó mặc cho các bác sĩ trẻ, đang nội trú.

Hầu như tất cả các bác sĩ đều thích bật nhạc trong phòng mổ. Một bác sĩ có biệt hiệu là Mozart, người khác lại có tên Axi Rose, do sở thích âm nhạc của họ.

Chẳng hiểu sao các ca mổ đều làm người ta đói ngấu. Họ thường xuyên thảo luận về các món ăn. Ví dụ trong ca mổ cắt bên thận hỏng của một bệnh nhân, bác sĩ mổ chính có thể thản nhiên nói:

– Hôm qua mình được một bữa tuyệt vời ở Bardelli hiệu ăn Ý ngon nhất San Francisco.

Hoặc người nào đó bình thản hỏi.

– Các bạn đã được thử loại bánh của ở Câu lạc bộ Sip chưa?

– Còn muốn ăn thịt bò, hãy thử ở Prime Rib ở Van Ness ấy.

Cũng trong lúc đó, các y tá đang cọ máu bệnh nhân vương ra sàn.

Khi nào không nói về thức ăn, họ nói về các trận bóng chày, bóng bầu dục.

– Cậu có xem thằng 49 chơi hôm chủ nhật vừa rồi không? Tớ cam đoan là bọn này để sổng mất cup Joe Montana.

Cứ như thế, câu chuyện tiếp diễn.

– Kafka(1) Paige nghĩ. Kafka thế nào cũng thích những cảnh này.

Một lần, vào khoảng 3 giờ sáng, khi Paige đang ngủ trong phòng trực thì điện thoại réo vang.

Một giọng nói vang lên:

Khi họ đã ở ngoài hành lang, Kat hỏi.

– Thưa bác sĩ, ông ta bị bệnh gì đấy ạ.

– Đây là loại GOK(2), tức là chỉ có Chúa mới biết. Chúng ta đã làm mọi xét nghiệm X quang, scan, sinh thiết… tất tật. Nhưng chẳng phát hiện ra bệnh ở đâu.

Họ tiến lại một bệnh nhân trẻ. Đầu quấn đầy băng, anh ta đang ngủ ngon lành. Khi bác sĩ Hutton mở băng ra, anh ta choàng tỉnh dậy.

– Chuyện gì vậy?

– Ngồi dậy. – Bác sĩ Hutton nói. Người thanh niên run lẩy bẩy.

Mình sẽ không bao giờ đối xử với bệnh nhân như thế. Kat tự nói với mình.

Bệnh nhân tiếp sau là một ông già khoảng bảy mươi nhưng còn khoẻ mạnh.

Khi bác sĩ Hutton tiến lại gần, ông ta gầm lên.

– Đồ chó, tao sẽ đưa mày ra toà.

– Bình tĩnh, thưa ông Sparolini.

– Đừng gọi tao là ông Sparolini. Mày đã biến tao thành một hoạn quan rồi còn gì.

Nghịch cảnh, Kat nghĩ.

– Ông Sparolini, chính ông đã đồng ý phẫu thuật và…

– Đấy là mưu mô của mụ vợ tao. Đồ chó cái chết bằm. Tao mà về đến nhà thì nó chết?

Họ bỏ đi, để mặc ông ta lảm nhảm một mình.

– Sao thế? – Một bác sĩ nội trú hỏi.

– Ông ta bị mắc căn bệnh của loài dê. Bà vợ tuy trẻ, nhưng đã có tới sáu đứa con và không muốn đẻ thêm nữa.

Tiếp theo là một cô bé mười tuổi. Bác sĩ Hutton xem biểu đồ và nói.

– Ta sẽ tiêm để đuổi mấy con sâu trong người cháu.

Cô y tá với ống tiêm tiến lại.

– Không đau đâu, bé con. – Cô y tá an ủi.

Kat nhớ lại những từ ấy.

“Không đau đâu, bé con… Đó là lời cha dượng thì thầm vào tai cô trong bóng tối kinh hoàng. Sẽ rất tuyệt. Dạng chân ra. Nào, chó con”. Và lão đã cưỡng bức cô. Tay lão bịt mồm cô để ngăn tiếng thét phát ra. Năm đó cô mười ba tuổi. Và sau đó, hàng đêm, lão đều mò vào phòng Kat. “Mày thật may mắn có một người đàn ông như tao dạy dỗ”. Không một sự van xin, kêu khóc nào có thề khiến lão ta dừng lại.

Kat không biết cha mình là ai. Mẹ cô là người quét dọn trong các toà công sở. Bà thường làm việc ban đêm. Cha dượng của cô là một người đàn ông to lớn bị thương tật trong một tai nạn ở xưởng luyện thép, suốt ngày ở nhà và uống rượu. Đêm đến, khi vợ đi khỏi là lão mò vào phòng của Kat. “Nếu mày hở ra với mẹ và em mày thì tao sẽ giết hết”. Lão thường nói như thế. Mình không thể để ông ta làm hại Mike.

Mike kém Kat năm tuổi. Cô rất quý em và lo cho em, thực sự như một bà mẹ. Mike là điểm sáng duy nhất trong cuộc đời cô.

Một buổi sáng, khiếp sợ vì những lời doạ nạt của cha dượng, Kat quyết định phải nói cho mẹ hay. Mẹ sẽ làm mọi việc để chấm dứt chuyện này và bảo vệ cô.

– Mẹ ơi, dượng vào phòng con khi mẹ đi làm, ông ấy ép con.

Mẹ Kat nhìn sững một giây rồi thẳng tay tát vào mặt con gái.

– Mày dám dựng lên câu chuyện bẩn thỉu đến thế ư? Con đĩ.

Kat không bao giờ nói tới chuyện đó nữa. Nguyên nhân duy nhất làm cô còn ở lại ngôi nhà này là Mike.

Nó sẽ bị hại nếu chẳng có mình, Kat nghĩ. Nhưng vào cái ngày Kat biết rằng mình đã có mang, cô trốn khỏi nhà và đến với bà thím ở Mineapolis. Cuộc sống của cô thay đổi từ đó.

– Cháu không cần kể cho cô chuyện gì đã xảy ra. – Thím Sophie nói. – Cháu có biết trên phố Sesame người ta hát gì không? “Tuổi thanh xuân đâu dễ có”. Cưng ạ, cuộc sống với người da đen chẳng dễ chịu gì. Cháu có hai lựa chọn. Cháu có thể cứ như thế này, giấu mặt đi và lên án xã hội đã gây ra những bất công hoặc là cháu đứng dậy làm cho mình thành người quan trọng.

– Cháu phải làm thế nào?

– Cháu phải biết giữ gìn phẩm giá của mình. Đầu tiên phải có một ý niệm về con người mà mình sẽ trở thành sau này. Và sau đó là làm việc để trở thành người như thế.

– Cháu không muốn sanh con. – Kat nói. – Cháu muốn nạo thai.

Chuyện đó được thực hiện một cách lặng lẽ, do một bà đỡ là bạn của thím Sophie. Sau vụ đó, Kat tự nhủ. Mình sẽ không bao giờ cho phép một người đàn ông nào đụng đến mình. Không bao giờ.

Minneapolis là một xứ sở thần tiên với Kat. Cứ cách vài khối nhà lại có một hồ nước, dòng suối hoặc nhánh sông. Và có tới hơn tán ngàn acrơ công viên phong cảnh. Cô bơi thuyền trên các hồ trong thành phố và đi thuyền dạo chơi trên sông Mississippi.

Cô đi thăm “Vườn thú lớn” với thím Sophie và đến “Thung lũng giải trí” vào các ngày chủ nhật. Cô cưỡi ngựa ở “Trang trại Tuyết tùng”, và xem các hiệp sĩ mặc áo giáp đấu thương trong các lễ hội Phục hưng.

Thím Sophie nhìn Kat vui chơi và nghĩ thầm, “Con bé chẳng hề có tuổi thơ”.

Dần dần, Kat lại vui vẻ như không hề có chuyện gì xảy ra, nhưng thím Sophie cảm thấy trong sâu lắng tâm hồn cháu bà có một điểm chẳng ai hiểu được, một thanh chắn mà con bé dựng lên hòng tránh những hiểm nguy.

Ở trường Kat cũng có bạn nhưng không hề có đứa con trai nào. Mấy đứa bạn gái của Kat bắt đầu hẹn hò, nhưng Kat vẫn cô đơn và cô quá tự hào để không than vãn, kể lể về chuyện đó. Cô gái chỉ nhìn vào bà thím của mình, người mà cô rất mực yêu quý.

Trước đây Kat chẳng có hứng thú gì với trường lớp sách vở nhưng thím Sophie đã làm mọi cái thay đổi. Nhà thím đầy sách và lòng ham thích đọc sách của thím rất dễ lây lan.

– Trong sách có những thế giới tuyệt vời. – Thím bảo cháu gái – Đọc đi, rồi cháu sẽ hiểu mình từ đâu đến và sẽ đi đến đâu. Cô có cảm giác một ngày nào đó cháu sẽ trở nên nổi tiếng. Cháu có thể trở thành người cháu muốn. Lúc này cháu chỉ là một người da đen nghèo. Nhưng nhiều nhà nghị sĩ, ngôi sao điện ảnh, nhà khoa học cũng đã từng nghèo như vậy. Vào một ngày nào đó chúng ta sẽ có tổng thống da đen. Tất cả phụ thuộc vào cháu. Đó là sự khởi đầu.

Kat trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Cô đọc rất nhiều. Trong thư viện trường, một hôm cô đọc được cuốn “Rèn mũi tên” của Sinclair Lewis và cô say mê với câu chuyện về một bác sĩ trẻ. Cô đọc thêm truyện “Lời hứa phải giữ” của Agnes Coofur và “Nữ bác sĩ” của Else Rose. Những câu chuyện này mở ra một thế giới mới trong cô. Cô phát hiện trong thế giới này không hiếm những người tự nguyện dành cả cuộc đời cho việc giúp đỡ, cứu sống người khác. Một ngày, Kat tử trường về nhà, nói với thím Sophie:

– Cháu sẽ trở thành bác sĩ. Một bác sĩ nổi tiếng!

Chú thích:

(1) Franz Kafka (1883-1924), nhà văn Tiệp gốc Do Thái.

(2) viết tắt của câu “God only know” (N.D)

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN