Không Có Ngày Mai - Chương 47
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
74


Không Có Ngày Mai


Chương 47


CHÚNG TÔI NHANH
CHÓNG THOÁT RA NGOÀI. Theresa Lee lấy đôi giày của tay cầm đầu đám nhân
viên điều tra liên bang. Hơi lớn so với chân cô, nhưng không nhiều lắm.
Jacob Mark lấy toàn bộ đồ của tay nhân viên y tế. Anh cho rằng mặc bộ
sắc phục không đầy đủ của cảnh sát này thì sẽ dễ gây chú ý khi ra phố,
và có lẽ anh đúng. Thay đổi quần áo mất khá nhiều thời gian song cũng
đáng. Jake trông bảnh hơn nhiều khi diện quần cô tông chéo, áo phông và
giày bóng rổ. Vừa khít. Ở sau quần có một vệt máu cỡ đồng xu, song đó
chỉ là nhược điểm duy nhất. Chúng tôi để cho tay nhân viên y tế ngủ với
bộ đồ lót trên người.

Rồi ba chúng tôi hướng ra khỏi tòa nhà. Lên cầu thang, qua mặt sàn vương vãi rác, xuyên qua ngõ, tới vỉa hè phố 3.
Phố đông người. Trời vẫn nóng. Chúng tôi rẽ trái. Chẳng có lý do thực sự nào. Chỉ là lựa chọn ngẫu nhiên. Nhưng lại là lựa chọn may mắn. Chúng
tôi vừa bước đi chừng năm bước thì tôi nghe tiếng còi ngay phía sau và
tiếng lốp rít lên, tôi liếc lại thì thấy một chiếc xe hơi đen dừng khựng lại cách phía bên kia trụ sở cứu hỏa chừng ba mét. Một chiếc Crown Vic, mới và bóng loáng. Hai gã đàn ông lao ra. Trước đây tôi đã trông thấy
họ. Và tôi biết chắc chắn rằng Theresa Lee cũng đã từng thấy họ. Com lê
xanh nước biển, cà vạt xanh nước biển. FBI. Hai người này đã nói chuyện
với Lee ở đồn khu vực, họ đã nói chuyện với tôi trên phố 35. Họ đã đặt
cho tôi câu hỏi về các số điện thoại của Canada. Giờ thì, ở sau lưng
chúng tôi chừng sáu mét, họ chạy vào ngõ và mất hút. Cả hai chẳng hề
trông thấy chúng tôi. Nhưng giả sử rẽ phải, chúng tôi đã chạm mặt họ
ngay lập tức khi họ rời khỏi xe rồi. Thế nên chúng tôi gặp may. Chúng
tôi ăn mừng bằng cách chạy thật nhanh, hướng thẳng về phía đại lộ Sáu.
Jacob Mark đến đích đầu tiên. Anh là người duy nhất trong chúng tôi có
đôi giày tử tế.

Chúng tôi băng ngang đại lộ Sáu và đi dọc theo
phố Bleecker một lúc rồi tìm thấy nơi ẩn nấp trên phố Cornelia, đó là
nơi hẹp, tối và tương đối yên tĩnh, trừ vài người ngồi ăn ở những bàn cà phê đặt trên vỉa hè. Chúng tôi tránh thật xa họ, họ chẳng để ý gì tới
bọn tôi. Họ quan tâm đến đồ ăn của mình hơn. Tôi chẳng trách móc gì họ.
Mùi đồ ăn có vẻ ngon. Tôi vẫn còn rất đói, ngay cả sau khi đã xơi xúc
xích Ý và pho mát. Chúng tôi đi tới đoạn cuối phố yên tĩnh rồi kiểm tra
đồ của mình. Lee và Jake chẳng có gì. Tất cả đồ của họ đã bị khóa lại ở
tầng hầm tòa nhà cứu hỏa. Tôi có những thứ đồ đã giành lại từ chiếc bàn
trong phòng thứ hai, trong đó những món quan trọng gồm tiền mặt, thẻ
ATM, thẻ đi tàu điện ngầm của tôi, điện thoại di động của Leonid. Số
tiền mặt lên tới bốn mươi ba đô cộng thêm tiền xu. Thẻ đi tàu điện ngầm
còn cho phép đi được bốn lượt. Điện thoại của Leonid đã gần hết pin.
Chúng tôi nhất trí rằng một điều quá chắc chắn là số thẻ ATM của tôi và
số điện thoại di động của Leonid đã được đánh dấu chú ý ở rất nhiều hệ
thống máy tính. Nếu chúng tôi sử dụng một trong hai món này, trong vài
giây sẽ có người biết. Nhưng tôi không quá lo lắng. Thông tin phải hữu
ích mới gây hại. Nếu chúng tôi thoát ra từ phố 3 Tây rồi vài ngày sau
rút tiền mặt ở thành phố Oklahoma hay New Orleans hoặc San Francisco thì dữ liệu đó sẽ quan trọng. Nếu chúng tôi rút tiền ngay lập tức chỉ cách
tòa nhà cứu hỏa vài khối nhà thì dữ liệu đó vô dụng. Nó chẳng cho họ
biết điều gì họ chưa biết. Và ở New York có nhiều tháp tiếp sóng di động đến mức thực hiện phép đo đạc tam giác rất khó khăn. Ở nơi xa xôi thì
một sân bóng chày cũng giúp tìm ra. Nhưng trong thành phố thì chẳng ăn
thua. Một khu vực mục tiêu rộng hai khối nhà và sâu hai khối nữa có thể
chứa tới năm mươi ngàn người và phải mất vài ngày tìm kiếm.

Thế
nên chúng tôi tiếp tục và tìm được một máy ATM ở sảnh một ngân hàng màu
xanh sáng, tôi rút tiền mặt đến hết mức có thể, ba trăm đô. Rõ ràng tôi
bị giới hạn mức rút mỗi ngày. Và cái máy thì chậm chạp. Có khi chậm có
chủ ý. Các ngân hàng hợp tác với giới thực thi pháp luật mà. Họ bấm nút
báo động rồi làm giao dịch chậm lại. Ý tưởng là câu giờ đợi tới lúc cảnh sát có mặt. Ở một điểm nào đó thì có thể. Nhưng ở một thành phố có vấn
đề về giao thông thì khó. Chiếc máy đợi, đợi hoài đợi mãi rồi nó khạc ra vài tờ giấy bạc. Tôi cầm lấy và mỉm cười với chiếc máy. Hầu hết đều
tích hợp camera quan sát, nối với thiết bị ghi kỹ thuật số.

Chúng tôi lại tiếp tục đi và Lee chi mười đô của tôi cho một suất đồ ăn bán
sẵn. Cô mua một chiếc sạc pin điện thoại khẩn cấp. Nó chạy bằng pin của
đèn có hình cây bút máy. Cô cắm nó vào điện thoại di động của Leonid rồi gọi cho đồng sự của mình, Docherty. Đã 10 giờ 10, anh ta đã sẵn sàng
làm việc rồi. Tay cảnh sát này không nhấc máy, Lee để lại lời nhắn rồi
tắt điện thoại. Cô bảo rằng các điện thoại di động có gắn chip GPS. Tôi
không biết thứ đó. Lee nói rằng cứ mười lăm giây chip này phát đi tín
hiệu một lần, có thể xác định vị trí chính xác của nó trong phạm vi bốn
mét rưỡi. Cô bảo vệ tinh định vị toàn cầu chính xác hơn nhiều so với
phép đạc tam giác ăng ten. Cô bảo cách sử dụng điện thoại di động tốt
nhất khi đang chạy trốn là tắt nó đi, trừ những khoảng thời gian ngắn
ngay trước khi rời một địa điểm và di chuyển sang điểm tiếp theo. Làm
như thế thì những kẻ theo dõi qua GPS sẽ luôn bị chậm một bước.

Vậy nên chúng tôi tiếp tục. Chúng tôi cảnh giác với tất cả xe cảnh sát trên phố. Chúng tôi trông thấy nhiều xe đó. NYPD là cơ quan lớn. Sở cảnh sát lớn nhất nước Mỹ. Có khi lớn nhất thế giới. Chúng tôi tìm được một quán ăn nhỏ ồn ào ở đúng trung tâm Đại học New York sau khi băng qua phía
Bắc công viên quảng trường Washington rồi hướng về phía Đông. Nơi này
tối và đầy cứng sinh viên chưa tốt nghiệp. Một vài loại đồ ăn bán ở nơi
này có thể nhận diện được. Tôi vẫn đói và khát. Tôi đoán là các hệ thống trong cơ thể tôi đã làm thêm giờ nhằm đào thải hai liều thuốc an thần.
Tôi uống trọn một cốc nước máy và gọi một cốc sữa chua trộn hoa quả.
Cộng thêm một suất burger và cà phê. Jake và Lee không gọi gì. Họ bảo họ quá lo nên chẳng thể ăn nổi. Lee quay sang tôi bảo, “Anh nên nói cho
chúng tôi biết chính xác chuyện gì đang xảy ra.”

Tôi bảo, “Tôi nghĩ là hai người không muốn biết đâu.”

“Chúng tôi đã vượt qua ranh giới đó rồi.”

“Họ không cho xem giấy tờ tùy thân. Các vị có quyền nhận định rằng vụ bắt
giam là việc vi phạm pháp luật. Trong trường hợp đó trốn ra không phải
tội. Thực ra có lẽ đó là nhiệm vụ của hai bạn mới đúng.”

Lee lắc
đầu. “Tôi biết họ là ai, dù có hoặc không cho xem giấy tờ. Tôi không lo
ngại về chuyện chạy trốn. Tôi lo về đôi giày kia. Nó sẽ làm tôi khốn
nạn. Tôi đã đứng phía trên một nhân viên điều tra liên bang và lấy đi
giày của anh ta. Khi ấy tôi nhìn thẳng vào anh ta. Thế là phạm tội có
chủ ý. Họ sẽ nói rằng khi ấy tôi đã có thời gian để suy nghĩ và hành xử
phù hợp.”

Tôi nhìn Jake, xem liệu anh ta có cùng quan điểm ấy hay vẫn cho rằng vô tội là niềm hạnh phúc hoàn hảo. Anh nhún vai, như thể
muốn nói đã phóng lao thì phải theo lao. Vậy nên tôi để cho nhân viên
phục vụ bày xong các món tôi đã gọi rồi nói cho họ những gì tôi biết.
Tháng Ba năm 1983, Sansom, thung lũng Korengal. Tất cả những chi tiết,
và mọi ý nghĩa hàm ẩn.

Lee nói, “Hiện giờ có quân Mỹ ở thung lũng Korengal. Tôi mới đọc về chuyện đó. Qua một cuốn tạp chí. Tôi nghĩ
chuyện không bao giờ chấm dứt. Tôi hy vọng họ sẽ làm tốt hơn người Nga
từng làm.”

“Họ là người Ukraine,” tôi nói.

“Thế thì có gì khác chứ?”

“Tôi tin chắc người Ukraine nghĩ là có khác đấy. Người Nga đã đưa người
thuộc sắc tộc thiểu số ra tiền tuyến, người thuộc sắc tộc thiểu số không thích chuyện ấy.”

Jake nói, “Tôi nghĩ nó liên quan tới Thế chiến thứ Ba. Ý tôi là hồi ấy. Nhưng đã qua một phần tư thế kỷ. Bây giờ Liên
Xô thậm chí không còn là một đất nước. Làm thế nào một đất nước lại có
thể đau buồn về chuyện gì đó nếu như ngày nay cái đất nước đó thậm chí
không tồn tại nữa?”

“Địa chính trị,” Lee nói. “Chuyện liên quan
tới tương lai, không phải quá khứ. Có thể chúng ta lại muốn làm điều
tương tự, ở Pakistan, Iran hay nơi nào đó. Sẽ có sự khác biệt nếu thế
giới biết được trước đây chúng ta đã làm gì. Nó tạo nên những định kiến. Ông biết điều đó. Ông là cảnh sát. Ông có thích nếu như chúng ta không
thể nhắc tới tiền án tiền sự nào trước tòa không?”

Jake nói, “Vậy cô nghĩ vụ này có tầm cỡ lớn chừng nào?”

“Cực lớn,” Lee đáp. “Lớn hết mức có thể. Dù sao cũng là đối với chúng ta
thôi. Bởi nhìn chung nó vẫn nhỏ. Thật mỉa mai, đúng không? Ông hiểu ý
tôi chứ? Nếu ba ngàn người biết, bất kỳ ai cũng chẳng thể làm gì nhiều.
Hoặc thậm chí ba trăm. Hay ba mươi. Nó chỉ lộ ra, thế là xong. Nhưng bây giờ chỉ có ba chúng ta biết. Mà ba là số nhỏ. Đủ nhỏ để có thể bịt
được. Họ có thể làm ba con người biến mất mà chẳng ai nhận ra.”

“Bằng cách nào?”

“Chuyện đó có xảy ra, tin tôi đi. Mà có ai để tâm chứ? Ông không có gia đình,
tôi cũng không.” Lee nhìn tôi hỏi, “Reacher, ông có gia đình không?”

Tôi lắc đầu.

Lee lặng một chút. Cô nói, “Chẳng còn lại người nào để chất vấn.”

Jake nói, “Còn những người ở nơi chúng ta làm việc thì sao?”

“Cơ quan cảnh sát làm những việc họ được lệnh làm.”

“Chuyện này thật điên rồ.”

“Đây là thế giới mới.”

“Họ nghiêm túc thật đấy chứ?”

“Đây là chuyện phân tích lợi ích-chi phí. Ba con người vô tội đối đầu với
một kế hoạch địa chính trị lớn lao. Ông sẽ làm thế nào?”

“Chúng ta có quyền.”

“Chúng ta từng có, giờ thì không.”

Jake không nói gì đáp trả. Tôi uống hết cà phê rồi thêm một cốc nước máy
khác. Lee gọi thanh toán, đợi tới khi hóa đơn được chuyển đến, tôi trả
tiền xong cô mới bật di động của Leonid lên. Nó bật mở cùng một giai
điệu nho nhỏ vui vẻ rồi kết nối với mạng, mười giây sau mạng nhận ra số
máy và thông báo có một tin nhắn văn bản. Lee bấm nút cần bấm và bắt đầu lướt.

“Tin của Docherty,” cô nói. “Anh ấy vẫn chưa bỏ rơi tôi.”

Rồi cô đọc và lại kéo, đọc rồi lại kéo. Tôi thầm tính các khoảng thời gian
dài mười lăm giây, và tưởng tượng cứ một khoảng như vậy con chip GPS gửi đi một chùm dữ liệu nói Chúng tôi ở đây! Chúng tôi ở đây! Tôi đếm tới
mười. Một trăm năm mươi giây. Hai phút rưỡi. Một tin nhắn dài. Và vẻ mặt Lee cho thấy tin nhắn đó đầy những tin xấu. Hai môi cô mím lại, mắt
nhíu vào. Cô kiểm tra lại vài đoạn rồi tắt máy lần nữa và đưa cho tôi.
Tôi đút nó vào túi. Lee nhìn thẳng vào tôi nói, “Ông đúng. Những tay
chết dưới FDR là đội của Lila Hoth. Tôi đoán là đồn khu vực 17 đã gọi
cho tất cả những tên có trong danh bạ và kiểm tra thấy chỉ có một người
duy nhất không bắt máy. Họ vào văn phòng của những tay này và tìm thấy
các hóa đơn thanh toán gửi tới Lila Hoth, qua địa chỉ của khách sạn Four Seasons.”

Tôi không trả lời.

Lee nói, “Nhưng vấn đề là ở
đây. Các hóa đơn này có từ cách đây ba tháng, không phải ba ngày. Và
thêm các dữ liệu khác đây. Cơ quan An ninh Quốc gia không có hồ sơ theo
dõi nào cho thấy hai người phụ nữ họ Hoth từng nhập cảnh vào Mỹ. Chắc
chắn không phải ba ngày trước, qua hãng British Airways. Và Susan Mark
chưa bao giờ gọi đi London, từ nơi làm việc hay nhà riêng.”

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN