Không Gia Đình (Sans Famille) - Chương 12: Má barberin
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
172


Không Gia Đình (Sans Famille)


Chương 12: Má barberin


Tám giờ sáng cửa mở ra chúng tôi nhìn thấy ngài quan tòa đi vào cùng với ông bạn thú y của chúng tôi muốn đích thân đến giải phóng cho chúng tôi.

Quan tòa bắt tay chúng tôi còn ông thú y ôm hôn chúng tôi.

– Thôi các bạn nhỏ lên đường mạnh giỏi nhé!

Chúng tôi vào làng này thảm hại thế nào thì ra đi oai hùng như thế, đầu ngẩng cao tay dắt bò. Những người nông dân đứng trước cửa nhìn chúng tôi với ánh mắt thân thiện.

Chẳng bao lâu chúng tôi tới ngôi làng mà trước đây tôi đã dừng lại cùng cụ Vitalis vào cái đêm đầu tiên của cuộc sống chung.

Từ đây chỉ còn phải qua một khoảng đất truông nữa thôi là tới cái dốc xuống Chavanon.

Qua con phố chạy qua làng một ý nghĩ bỗng nảy ra làm tôi phải bảo cho Mattia ngay..- Cậu biết đấy tớ đã hứa cho cậu ăn bánh xèo ở nhà má Barberin, nhưng muốn làm bánh xèo phải có bơ, bột và trứng.

– Ngon quá nhỉ.

– Ngon hẳn đi ấy chứ, rồi cậu sẽ thấy; cuộn lại ăn ngập miệng luôn. Nhưng ở nhà má Bar-berin chắc gì đã có bột và bơ vì má không giàu đâu, hay là ta đem tới?

– Phải đấy, ý hay đấy.

Tôi vào cửa hàng thực phẩm khô mua nửa ki-lô bơ, hai ki-lô bột, rồi chúng tôi tiếp tục đi.

Còn mười cây số, rồi còn tám, còn sáu; có điều lạ là càng đến gần má Barberin con đường càng dài ra chứ không như ngày tôi xa má.

Nhưng tôi vô cùng xúc động và bồn chồn, chốc chốc tôi lại xem đồng hồ.

– Nơi này đẹp đấy chứ? – Tôi bảo Mattia.

Chúng tôi đã tới đỉnh đồi nơi bắt đầu con đường dốc với nhiều đoạn chữ chi dẫn xuống Chavanon, con đường đi qua nhà má Barberin.

Chỉ vài bước nữa là chúng tôi tới nơi tôi đã xin phép cụ Vitalis được ngồi lên cái ụ đất nhìn về cái nhà mà tôi tưởng không bao giờ còn trông thấy nữa.

– Cầm dây dắt bò này. – Tôi bảo Mattia.

Tôi nhảy phắt một cái lên ụ đất: chẳng thấy gì thay đổi trong thung lũng của chúng tôi cả.

– Gì thế? – Mattia hỏi.

Nó đến gần tôi.

– Theo tay tớ chỉ này, – tôi bảo nó, – đấy là nhà má đấy.

Đúng lúc này một đám khói màu vàng bốc lên từ ống khói và vì không có gió nó bốc thẳng lên không trung theo dọc sườn đồi.

– Má Barberin thế là có nhà. – Tôi nói.

Một ngọn gió nhẹ thổi qua cây lá làm cột khói vỡ ra tỏa vào mặt chúng tôi: làn khói có mùi lá dẻ.

Bỗng nhiên nước mắt tôi ứa ra.

– Thôi đi xuống mau lên. – Tôi nói.

– Nếu má Barberin ở nhà thì ta làm sao thu xếp để má ngạc nhiên được nhỉ? – Mattia hỏi.

– Cậu sẽ vào trước: cậu nói là ông hoàng gửi tới cho má con bò, khi má hỏi ông hoàng nào, tớ sẽ xuất hiện.

Vừa tới chỗ ngoặt ngay trên căn nhà, chúng tôi nhìn thấy một chiếc khăn quàng trắng hiện.ra trong sân: đó là má Barberin, má mở cửa rào ra rồi đi về phía làng.

Tôi biết theo thói quen của má Barberin cửa chỉ cài then mà thôi, chúng tôi có thể vào trong nhà được; nhưng trước hết phải cho con bò vào chuồng đã. Tôi bèn đi vào chuồng bò xem sự tình ra sao thì thấy chất đầy những bó củi. Tôi gọi Mattia, hai đứa buộc con bò vào trước máng cỏ xong, mau lẹ chất tất cả các bó củi vào một góc, làm việc này cũng nhanh thôi.

– Bây giờ, – tôi bảo Mattia, – chúng ta vào trong nhà; tớ sẽ ngồi bên góc lò sưởi cho má Barberin thấy tớ ở đó. Thanh chắn khi má đẩy bao giờ cũng kêu lên ken két, cậu sẽ kịp trốn vào sau giường cùng với Capi, má chỉ nhìn thấy mình tớ, cậu thử tưởng tượng xem má sẽ ngạc nhiên đến thế nào?

Sự việc xảy ra đúng như thế. Chúng tôi vào nhà, tôi ngồi ở lò sưởi y như ngày xưa tôi vẫn ngồi trong bao buổi tối mùa đông. Tóc tôi dài chưa cắt, tôi giấu chúng vào trong cổ áo vét, tôi thu mình lại thật nhỏ cố giống bé Rémi chừng nào hay chừng ấy.

Yên vị xong tôi nhìn chung quanh. Hình như tôi chỉ mới rời căn nhà này từ tối hôm qua, chẳng có gì thay đổi cả, mọi thứ vẫn ở nguyên chỗ cũ.

Nếu tôi dám bỏ chỗ ngồi này hẳn tôi đã vui mừng tới nhìn gần từng đồ vật một; nhưng vì má Barberin có thể hiện ra bất kỳ lúc nào cho nên tôi đành ngồi im mà nhìn ngắm vậy thôi.

Bỗng nhiên tôi thấy một chiếc khăn quàng trắng, đồng thời thanh chắn kêu kèn kẹt.

– Trốn nhanh đi Mattia. – Tôi bảo Mattia.

Tôi càng thu mình nhỏ hơn.

Cửa mở ra: từ ngưỡng cửa má Barberin đã nhìn thấy tôi.

– Ai đấy? – Má hỏi.

Tôi chỉ nhìn má không trả lời, còn má, má cũng nhìn tôi.

Bỗng nhiên hai tay má run lên.

– Trời ơi! – Má thì thầm. – Có thể thế được không, Rémi ư con?

Tôi đứng dậy, chạy về phía má, tôi ôm ghì má trong hai cánh tay.

– Má ơi!

– Con trai tôi, đây là con trai tôi!

Nhiều phút sau chúng tôi mới định thần lại được và lau xong nước mắt..- Đúng rồi, – má nói, – giá má không lúc nào cũng nghĩ đến con thì má đã không nhận ra con, con thay đổi nhiều quá, trông khỏe mạnh lên nhiều!

Một tiếng hít hít nghẹn ngào làm tôi nhớ ra Mattia, tôi gọi nó, nó đứng lên.

– Đây là Mattia, em trai con.

– A! Thế ra con tìm được cha mẹ rồi à? -Má Barberin kêu lên.

– Không, con muốn nói đây là bạn con, bạn thân của con, còn đây là Capi, cũng là bạn con, bạn thân của con; chào má của chủ mày đi nào Capi!

Capi đứng thẳng lên trên hai chân sau, một chân trước để lên chỗ trái tim, nó cúi chào rất trân trọng làm cho má Barberin phải phì cười và khô nước mắt.

Mattia ra hiệu cho tôi nhớ lại điều bất ngờ chúng tôi muốn dành cho má.

– Má ơi, – tôi bảo má Barberin, – ta ra sân chơi một chút đi.

– Ta cũng có thể ra xem cái vườn của con nữa, má vẫn giữ y nguyên như con sắp xếp trước kia để khi về nhà con vẫn thấy nó như thế vì má vẫn tin thể nào con cũng trở về.

Đã đến lúc rồi.

– Thế còn chuồng bò, – tôi nói, – nó vẫn không có gì thay đổi từ khi Roussette đi hả má?

– Dĩ nhiên là không rồi, má chất củi vào đó.

Vừa vặn chúng tôi đứng trước chuồng bò, má Barberin đẩy cửa, ngay lúc đó con bò của chúng tôi, đang đói tưởng có người đến cho ăn, bắt đầu rống lên.

– Một con bò cái! – Má Barberin kêu lên.

Lúc đó không còn nhịn được nữa, tôi và Mattia cười phá lên.

Má Barberin ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

– Đó là một điều bất ngờ phải không má? -Tôi nói.

– ôi! Con trai yêu quý! – Má Barberin vừa kêu lên vừa ôm hôn tôi.

Rồi chúng tôi đi vào trong chuồng bò để cho má Barberin có thể xem kỹ con bò của mình.

Mỗi một phát hiện lại làm má reo lên:

– Con bò đẹp biết chừng nào!

Bỗng nhiên má dừng lại nhìn tôi:

– ái chà! Thế ra con đã giàu rồi ư?

– Đúng thế đấy má ạ, – Mattia cười nói, -chúng con còn năm mươi tám xu..Má Barberin lại có dịp nhắc lại điệp khúc chỉ có điều hơi khác đi một chút:

– Những đứa con trai ngoan thật là ngoan!

Điều này làm tôi có một niềm vui êm dịu trong lòng: má đã nghĩ đến Mattia và trong tim má, má đã gắn bó chúng tôi lại với nhau.

Trong lúc này con bò tiếp tục rống.

Mattia nói:

– Nó đòi vắt sữa đấy ạ!

Không cần nghe thêm nữa tôi chạy vào lấy cái xô bằng sắt tây đã cọ rửa kỹ.

Má Barberin hài lòng không biết thế nào mà kể khi thấy sữa đầy đến hai phần ba xô.

– Má nghĩ con bò này cho nhiều sữa hơn Roussette. – Má nói.

Sữa vắt xong con bò được thả ra sân ăn cỏ, chúng tôi vào nhà, mang theo xô sữa rồi, tôi đem bơ và bột đặt lên bàn, vào chỗ dễ nhìn thấy nhất.

Thấy thế má Barberin lại reo lên nhưng tôi đành thật thà ngắt lời má:

– Má ơi, – tôi nói, – nỗi bất ngờ này không những dành cho má mà cho cả chúng con, chúng con đói đến chết được và chỉ mong được ăn bánh xèo. Má còn nhớ vào ngày thứ ba béo cuối cùng của má con ta, ta bị ngắt quãng như thế nào không? Và chỗ bơ má đi vay để làm bánh xèo cho con đã bị sài phí phạm như thế nào vào việc nấu với hành trong nồi không? Lần này ta sẽ không bị ai làm phiền nữa.

– Con biết là Barberin đi Paris rồi à?

– Vâng.

– Thế con có biết ông ấy đi Paris làm gì không?

– Không ạ.

– Đi vì việc có lợi cho con đấy.

– Cho con? – Tôi sợ hãi nói.

Nhưng trước khi trả lời má nhìn Mattia như thể không muốn nói trước mặt nó.

– ồ, má cứ nói trước mặt Mattia. – Tôi bảo.

– Nhưng giải thích ra thì dài lắm. – Má nói.

– ông ta liệu có về ngay không?

– ồ! Không đâu. Chắc chắn là khác.

– Thế thì có gì mà vội. Má hãy làm bánh xèo cho chúng con trước đã.

– ở nhà không có gà mái…

– Chúng con không mang trứng sợ vỡ. Má có đi vay được ở đâu đây không?.Má có vẻ lúng túng, tôi hiểu ngay chắc má đã đi vay thường xuyên.

– Thôi để con đi mua thì hơn. Con chạy đi ngay đây. – Tôi nói.

Tôi mua một tá trứng và một miếng mỡ. Khi tôi trở lại chỉ còn việc nhào trứng vào bột.

– ái chà! – Má Barberin vừa đánh trứng thật mạnh vừa hỏi tôi, – tại sao mà bấy lâu nay tôi không cho má biết tin tức gì cả là thế nào?

– Má ơi, con biết má không phải chỉ có một mình, má lại không tự đọc được thư con nữa.

Ông Barberin làm con run lên vì sợ, ông ấy mới là chủ nhà, là người đã bán con cho một nhạc sĩ già lấy bốn mươi phrăng.

– Bé Rémi ơi, con đừng nói đến chuyện ấy nữa.

– Không phải con nói để phàn nàn gì đâu mà để cắt nghĩa cho má nghe vì sao con không dám viết thư.

Vừa nói chuyện má Barberin vừa nhào bột để làm bánh, Mattia lo nhóm lửa, tôi thì xếp đĩa, dĩa và cốc tách lên bàn, tôi đi ra chỗ vòi nước lấy một bình đầy.

Bây giờ một ngọn lửa thật đẹp đã bốc lên dưới ống khói, má Barberin bắc xoong lên. Mùi bánh xèo tỏa khắp gian phòng và chẳng bao lâu chúng tôi đã được cắn ngập răng thứ bánh ngon lành ấy.

– ôi! Bánh mới ngon làm sao! – Mattia còn đầy miệng, nói.

Khi cái liễn đã hết sạch, Mattia, biết má Bar-berin không muốn nói chuyện trước mặt nó, bèn bảo là nó muốn xem con bò ra sao, để hai người chúng tôi lại với nhau.

Nếu tôi có ý đợi đến tận lúc này không phải vì tôi không sốt ruột, chẳng qua chỉ vì tôi tập trung tất cả mọi chú ý vào bánh xèo để quên nỗi bận tâm đó đi mà thôi.

Barberin làm gì ở Paris?

Khi Mattia đã ra ngoài, tôi hỏi má Barberin như vậy.

– Con trai ơi, hình như gia đình con tìm con.

– Má nói.

– Ai tìm cơ ạ? ồ, con xin má, má hãy nói mau đi!

Rồi cảm thấy hình như mình điên, tôi liền kêu lên:.- Chính là Barberin đi tìm con chứ ai, để rồi lại bán con đi một lần nữa; nhưng đừng hòng lấy lại được con!

– Con ơi, chúng ta hãy biết điều, hãy nghe lời má nói đây và đừng có sợ nữa. Đây là những điều tận tai má nghe thấy. Thứ hai tới là đầy một tháng, má đang làm việc trong phòng làm bánh mì bỗng có một ông đi vào nhà, Barberin lúc đó đang ở trong nhà. “Có phải ông là Bar-berin không?” ông ta hỏi. “Vâng”, Jérôme đáp.

“Có phải ông là người đã tìm thấy một đứa bé ở Paris chỗ đại lộ Breteuil không, và chịu trách nhiệm trông nom nó không?” “Vâng.” “Thế thằng bé đó đâu?” “Bận gì đến ông cơ chứ?” Jérôme trả lời.

Nếu như tôi nghi ngờ sự thành thực của má Barberin thì tôi cũng phải thừa nhận câu trả lời này thật tử tế, câu trả lời mà má đã nghe được cũng như đã thuật lại với tôi.

– Con biết đấy, – má nói, – ở chỗ làm bánh mì nghe rõ lắm, hơn nữa nó lại là việc về con, nên má rất muốn nghe. Để nghe rõ hơn má lại gần, nhưng má lại giẫm vào một cành cây gãy rắc một cái. “Không phải chỉ có mình chúng ta thôi ư? ” ông kia hỏi. “Đó là vợ tôi”, Jérôme bảo. “ở đây nóng quá ta ra ngoài nói chuyện hơn”, ông kia nói. Thế là cả hai đi ra.

Ba bốn giờ sau Jérôme mới trở về một mình.

Con thử tưởng tượng xem má sốt ruột đến thế nào muốn biết Jérôme và ông kia, có thể là cha con, đã nói với nhau những gì, nhưng Jérôme không trả lời tất cả những gì má hỏi. Jérôme chỉ nói là ông ấy không phải cha con nhưng thay mặt gia đình con đi tìm con.

– Thế gia đình con ở đâu hả má? Gia đình đó thế nào? Con có cha, có mẹ chứ?

– ấy má cũng hỏi Jérôme như con ấy, nhưng ông bảo là không biết. Rồi Jérôme bảo là ông đi Paris tìm người nhạc sĩ đã thuê con và đã cho địa chỉ ở phố Lourcine. Từ hôm ấy đến nay má chẳng được tin tức gì của Jérôme cả. ông kia cho Jérôme một trăm phrăng và có lẽ sau đó còn cho tiền tiếp nữa. Cái đó cộng với những tã lót xưa bọc con khi người ta tìm thấy con chứng tỏ cha mẹ con là người giàu có.

Đúng lúc này Mattia đi qua cửa, tôi gọi nó:

– Mattia này, tớ có một gia đình.

Nhưng lạ một cái là nó không chia sẻ niềm vui này cùng tôi..Chúng tôi đi ngủ sớm, Mattia ngủ ngay. Còn tôi không sao ngủ được, hoang mang vì những ý nghĩ tối tăm.

Gia đình tôi tìm tôi, nhưng để tìm được gia đình, tôi phải tìm hỏi lão Barberin. Điều này làm cho niềm vui của tôi tối sầm lại, tôi những muốn lão Barberin đừng xen vào hạnh phúc của tôi làm gì. Tôi không quên những lời lão nói với cụ Vitalis: “Ai nuôi đứa trẻ này sẽ có lợi, nếu không tính thế thì tôi nuôi nó làm gì.” Chính vì vậy mà tôi có những tình cảm xấu đối với lão.

ấy thế mà tôi lại phải tìm cho được lão để lão dẫn tôi về gia đình tôi.

Rõ ràng đối với tôi có một gia đình là niềm vui quá lớn không ngờ tới rồi; tuy nhiên niềm vui này đến với tôi trong những điều kiện không khỏi pha lẫn buồn bã. Tôi vẫn hy vọng có thể sống nhiều ngày hạnh phúc bên má Barberin, thế nhưng ngay ngày mai chúng tôi đã lại phải lên đường rồi.

Rời khỏi nhà má Barberin tôi còn phải đi đến bờ biển ở Esnandes để gặp chị étiennette, thăm Benjamin ở Saint-Quentin rồi sau đó còn phải đi Dreuzy ở Nièvre, đem cho em Lise tin tức của anh chị em; thế mà tôi phải từ bỏ các chuyến đi này!

Suốt đêm tôi cứ xoay đi xoay lại cái ý nghĩ này, lúc thì tự bảo không thể bỏ chị étiennette cũng như Lise, lúc thì ngược lại cho rằng phải chạy về Paris càng nhanh càng hay để gặp lại gia đình tôi. Cuối cùng tôi ngủ thiếp đi mà chưa đi đến một kết luận nào.

Buổi sáng khi cả ba chúng tôi đều có mặt đông đủ, cả má Barberin, tôi và Mattia bên lò sưởi nơi sữa con bò của chúng tôi đang được hâm nóng, chúng tôi bàn bạc với nhau để đi đến quyết định.

Thảo luận khá lâu, ai cũng tham gia ý kiến, cuối cùng quyết định là tôi sẽ viết thư cho chị étiennette và cho Benjamin, nhưng chúng tôi sẽ đi thăm Lise vì em không biết đọc nhất là tôi lao vào cuộc hành trình này chính là vì em.

Chúng tôi nhất trí hôm sau sẽ ra đi.

Một lần nữa tôi lại buồn vì chia ly; nhưng ít nhất lần này tôi rời Chavanon không như lúc đi theo cụ Vitalis. Tôi có thể ôm hôn má Barberin và hứa với má sẽ cùng cha mẹ tôi về thăm má..Một lần nữa chúng tôi lại đi trên những con đường lớn, túi trên vai, Capi chạy trước; chúng tôi bước những bước dài. Nếu không buộc phải kiếm cơm hàng ngày có lẽ tôi đã rảo bước thật nhanh, nhưng có Mattia ở bên để đưa tôi trở về với thực tại.

Hơn nữa ngoài miếng bánh mì hàng ngày ra, còn có một lý do nữa buộc chúng tôi phải thu nhập càng nhiều càng tốt. Tôi muốn em Lise của tôi cũng sung sướng như má Barberin: tôi muốn tặng em một món quà. Đó là một con búp bê.

Để tới nhà bà cô của Lise chỉ việc đi theo con sông đào bởi vì chồng cô Catherine làm người coi cống nên gia đình họ ở trong một cái nhà xây ngay bên cạnh cái cống mà ông phải coi.

Chúng tôi nhanh chóng tìm ra cái nhà đó, nó nằm ngay rìa làng, trên một bãi cỏ có trồng nhiều cây to.

Tim tôi đập liên hồi khi tới gần. Ra hiệu cho Mattia, tôi cầm lấy đàn hác-pơ và chơi những nốt nhạc đầu tiên của bài ca Na-pô-li nhưng không hát lên sợ tiếng tôi làm lộ tẩy…

Chỉ một chút xíu sau cửa mở và Lise đã ở trong tay tôi. Mọi người đưa chúng tôi vào nhà, sau khi cô Catherine ôm hôn tôi bà bày ra hai bộ đồ ăn. Nhưng tôi xin bà sửa soạn ba bộ.

– Nếu cô cho phép, – tôi nói, – cháu có một người bạn nhỏ đi cùng.

Và tôi rút con búp bê trong chiếc túi đeo lưng ra, tôi đặt nó ngồi trên chiếc ghế dựa bên cạnh chiếc ghế của Lise.

Cái nhìn của cô bé nhìn tôi, suốt đời tôi không quên.

Tôi mà không vội đi Paris hẳn tôi phải ở lại thật lâu với Lise, chúng tôi có biết bao chuyện để nói mà chỉ có thể nói được quá ít với thứ ngôn ngữ của chúng tôi mà thôi!

Phải từ biệt Lise, quá vội, để lại lên đường.

Hết chặng đường này tới chặng đường khác, cuối cùng trở lại cái trại mà chúng tôi đã tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên cho đám cưới nhảy. Hai vợ chồng mới cưới nhận ra chúng tôi. Người ta cho chúng tôi ăn tối và ngủ nhờ.

Từ đó, sáng hôm sau chúng tôi vào Paris, vừa vặn đúng sáu tháng mười bốn ngày kể từ khi rời Paris.

Mattia và tôi thỏa thuận với nhau để một mình tôi đi tìm Barberin sau đó chúng tôi sẽ gặp nhau trước gian giữa nhà thờ Đức Bà..Tôi đã ghi trên giấy địa chỉ người chủ cho Barberin thuê nhà; nhưng cẩn thận như vậy cũng chẳng cần vì tôi nhớ rõ chẳng khó khăn gì: khách sạn Cantal, ngõ Austerlitz.

Không chậm trễ tôi đến ngay khách sạn Can-tal, một nơi chỉ có cái tên là khách sạn mà thôi, chủ nó là một người đàn bà dở điếc.

– Tôi muốn tìm ông Barberin từ Chavanon, ông ấy trọ ở đây có phải không ạ?

Bà ta không trả lời chỉ giơ hai tay lên trời một cách đột ngột đến nỗi con mèo đang ngồi trong lòng bà hốt hoảng nhảy vọt xuống đất.

– ôi chao! – Bà ta nói.

Rồi nhìn tôi trong khi đầu bà càng rung lên mạnh hơn:

– Cậu là thằng bé ông ấy tìm chứ gì? – Bà ta hỏi.

Tim tôi thắt lại.

– Barberin!

– Chết rồi!

Tôi phải tựa mình vào cây đàn hác-pơ.

– ông ấy chết rồi ư? – Tôi gào to lên để cho người đàn bà nghe thấy nhưng giọng tôi khàn đặc đi vì quá xúc động.

– Chết tám ngày nay ở nhà thương Saint-An-toine rồi.

Tôi sững sờ cả người; Barberin mà chết thì làm sao tìm được gia đình tôi bây giờ?

– Thế ra cậu chính là thằng bé ấy đấy à? -Bà già tiếp tục nói. – Thằng bé mà ông ta đi tìm để trả lại cho gia đình giàu có của nó đấy à?

Tôi lại hy vọng, tôi bấu lấy câu hỏi ấy.

– Bà biết ư?… – Tôi hỏi.

– Không biết gì hơn ngoài những điều tôi vừa nói với cậu, cậu con trai, tôi muốn nói quý ông trẻ trung ạ. Barberin bí mật ghê lắm, chỉ muốn tiền thưởng dành riêng cho mình thôi.

Trời hỡi, Barberin chết mang theo cái bí mật về sự ra đời của tôi rồi.

Hai tay ôm đầu, tôi tìm hết cách cũng không thấy ý tưởng nào cho dù chỉ để hướng dẫn tôi hành động. Hơn nữa tôi quá hoang mang, quá xúc động đến nỗi không thể nào suy nghĩ ra đầu ra đuôi được.

– Có một lần ông ta nhận được một bức thư, một bức thư nặng lắm. – Bà ta nghĩ một lúc lâu rồi nói.

– Thư từ đâu đến ạ?.- Tôi không biết. Người đưa thư đưa cho ông ta, tôi không nhìn con tem.

– Liệu bây giờ còn tìm thấy bức thư đó không?

– Chúng tôi đã lục khắp trong đồ đạc của ông ta, không phải vì tò mò đâu, tất nhiên, mà để báo cho vợ ông ta, nhưng không tìm thấy.

Đồ đạc trong bệnh viện cũng vậy. Nếu ông ta không nói từ Chavanon đến thì cũng chịu không báo được cho vợ ông ta.

Tôi đứng im khá lâu không nói nên lời. Biết hỏi gì nữa bây giờ? Bà ta đã nói ra tất cả những điều mình biết.

Tôi cảm ơn và đi ra cửa.

– Nếu cậu không có chỗ trọ, – bà già bảo tôi, – thì cậu cứ đến đây, không phải nói khoe đâu, ở đây rất tốt, chúng tôi là một nhà lương thiện. Nên nhớ rằng nếu gia đình cậu tìm cậu vì không thấy tin tức gì của Barberin họ phải tìm hỏi ở đây chứ ở đâu, cậu sẽ có sẵn ở đây mà đón họ. Thế có phải lợi không, cậu đi chỗ khác thì ai biết ở đâu mà tìm? Cậu thử nghĩ mà xem, hai thanh niên trẻ tuổi trên hè phố Paris, có thể gặp nhiều chuyện rắc rối lắm chứ! Nhiều khách sạn chẳng ra sao chứ không như ở đây, yên tĩnh lắm, khu này là thế.

Tôi không tin là khu này có lợi thế về mặt yên tĩnh; kiểu gì thì khách sạn Cantal cũng thuộc loại bẩn thỉu khốn khổ nhất chỉ nhìn đã thấy, và trong cuộc đời du mục của tôi, tôi đã trông thấy khối khách sạn khốn khổ như thế này.

Nhưng lời đề nghị của bà chủ cần phải xem xét.

Hơn nữa lúc này không nên tỏ ra khó tính, cần phải tiết kiệm. ái chà! Mattia thật có lý khi nghĩ rằng phải kiếm tiền! Giả sử không có mười bảy phrăng trong túi thì chúng tôi biết làm sao đây?

– Thuê một phòng cho tôi và bạn tôi thì hết bao nhiêu? – Tôi hỏi.

– Một ngày mười xu.

– Được, thế thì tối chúng tôi quay lại.

– Các cậu nên về sớm, ban đêm Paris chẳng hay ho gì đâu.

Tôi chỉ còn việc đến gặp Mattia ở nơi đã hẹn. Hãy còn sớm, tôi ngồi vào một góc đợi nó.

Chẳng bao lâu tôi nghe thấy một tiếng sủa vui mừng, trước khi kịp đứng lên Capi đã lao vào lòng tôi liếm tay tôi. Tôi ôm nó trong tay. Mattia ngay sau đó hiện ra.

– Thế nào? – Từ xa nó đã kêu lên. – Barberin chết mất rồi.

Nó chạy để đến với tôi cho nhanh, tôi vội kể tóm tắt cho nó nghe những gì mình biết. Bằng những lời thật âu yếm nó cố tìm cách thuyết phục tôi đừng tuyệt vọng.

– Nếu cha mẹ cậu đã tìm thấy Barberin nay không nghe tin tức gì của lão nữa hẳn họ phải tìm xem lão ra sao chứ, dĩ nhiên họ sẽ đến khách sạn Cantal. Ta đi đến đấy đi, coi như chỉ chậm có vài ngày thôi, thế thôi.

Nếu như khách sạn Cantal là một căn nhà lương thiện thì nó chẳng đẹp đẽ gì. Chúng tôi ở trong một buồng nhỏ xíu áp mái, đèn thì tỏa khói mù. Buồng chật đến nỗi một trong hai chúng tôi buộc phải ngồi xuống giường khi người kia đứng lên. Cái bánh mì tròn phết đầy phó-mát trong bữa tối của chúng tôi chẳng phải tiệc tùng gì nhưng cuối cùng thì tất cả đều chưa phải đã hết.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN