Không Gia Đình (Sans Famille) - Chương 3: Đi khắp đó đây
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
149


Không Gia Đình (Sans Famille)


Chương 3: Đi khắp đó đây


Rời vùng đất khô cằn của những cao nguyên đá vôi và vùng đất truông, tôi nhớ lại là chúng tôi tới một thung lũng xanh tươi với một thu nhập kha khá, đất đai giàu có của xứ sở làm người dân sung túc, chúng tôi biểu diễn nhiều buổi, những đồng xu cũng dễ dàng rơi xuống chiếc bát gỗ của Capi.

Một lần, chúng tôi ngủ trong một ngôi làng khá nghèo khổ, trời vừa sáng đã lại ra đi. Chúng tôi đi mãi trên con đường cái bụi mù và bỗng nhiên tầm nhìn của chúng tôi, cho tới lúc đó vẫn bị hạn chế trong một con đường bao quanh những ruộng nho, tự nhiên mở ra một không gian mênh mông.

– Bordeaux đấy. – Cụ Vitalis nói.

Đối với một đứa trẻ như tôi, từ trước đến nay mới chỉ nhìn thấy vài thành phố nhỏ gặp trên đường đi, đây đúng là một quang cảnh thần tiên. Trên sông tàu bè qua lại tấp nập: một số tàu trở về từ những chuyến đi dài ngày trên biển cả, một số khác từ cảng ra đi. Khi tới chiếc cầu nối Bastide với Bordeaux, cụ Vitalis không còn thì giờ để trả lời một phần trăm những câu hỏi mà tôi đặt ra cho cụ nữa!

Từ Bordeaux chúng tôi phải đi qua Pau.

Hành trình khiến chúng tôi phải đi qua bãi sa mạc lớn trải dài tới tận dãy Pyrénées này có tên gọi là miền Lander. Không còn vườn nho, không còn đồng cỏ, không còn vườn cây ăn trái. Hiếm lắm mới trông thấy nhà cửa. Bình nguyên trải dài trước mặt chúng tôi đến vô tận, đất màu xám.

Suốt dọc đường chỉ thấy thạch thảo khô với cây đậu kim cằn cỗi.

– Chúng ta đang ở miền Lander, cụ Vitalis nói, ta còn phải đi từ hai mươi đến hai mươi nhăm dặm nữa giữa sa mạc này. Đôi chân cháu phải can đảm lên.

Nhưng không phải chỉ làm cho đôi chân can đảm lên mà còn phải làm cho cái đầu và trái tim cũng can đảm lên nữa bởi vì bước chân trên con đường tưởng như không bao giờ tận cùng này người ta luôn cảm thấy tràn ngập một nỗi buồn không sao chế ngự nổi..Kể từ hồi ấy tôi đã nhiều lần đi những chuyến đi biển và cứ mỗi lần giữa đại dương không một cánh buồm tôi lại tìm lại được trong tôi cái tình cảm buồn bã không sao định nghĩa nổi mà tôi đã cảm thấy trong cảnh cô đơn ấy.

Pau để lại cho tôi một kỷ niệm thú vị. Chúng tôi ở đó cả mùa đông, ngày nào cũng đi ra phố và những nơi công cộng. Chúng tôi có một công chúng trẻ con không biết chán các tiết mục của chúng tôi.

Một buổi sáng, chúng tôi lên đường. Không biết hàng bao nhiêu tuần chúng tôi cứ thẳng trước mặt mà tiến bước. Rồi một tối kia chúng tôi tới một thành phố lớn. Nhà cửa xây bằng gạch đỏ, phố xá có vỉa hè lát bằng những hòn cuội nhọn. Chúng tôi đã đến Toulouse.

Hôm đó cũng như mọi khi việc đầu tiên chúng tôi lo lắng là tìm nơi thuận tiện để biểu diễn. Chúng tôi tìm được một con đường nhưng một viên cảnh sát bảo chúng tôi đi chỗ khác.

Mặc dù chủ tôi chỉ là một người làm trò thú nghèo và già, nhưng cụ có tự trọng của mình, không chịu đi. Viên cảnh sát quay lưng đi nhưng hôm sau lại tới, bước qua dây thừng quây thành rạp hát của chúng tôi vào đúng giữa lúc biểu diễn. Sự can thiệp này gây ra nhiều tiếng xì xào.

Rõ ràng là người ta ủng hộ cụ Vitalis. Họ chế giễu viên cảnh sát và thích thú với bộ dạng nhăn nhó của Joli – Coeur.

Viên cảnh sát không có vẻ một con người kiên nhẫn, đột ngột quay gót.

– Nếu ngày mai chó của ông không bị buộc mõm, tôi sẽ đưa ra tòa.

Ngày hôm sau tôi tới chỗ mọi khi chăng dây thừng. Chỉ vừa dạo lên vài nhịp đàn hác-pơ mọi người đã đổ xô đến từ tứ phía.

Viên cảnh sát cũng đến ngay sau đó. Joli -Coeur trông thấy trước tiên bèn hai tay chống nạnh, đầu ngửa ra sau, đi đi lại lại quanh tôi người cứng đờ, ngực ưỡn ra với một vẻ oai vệ rất là lố bịch.

Công chúng cười ồ lên và vỗ tay nhiều tràng dài. Viên cảnh sát chưng hửng, ném về phía tôi những cái nhìn giận dữ làm cho công chúng càng la ó thêm.

Bản thân tôi cũng muốn cười nhưng không dám. Viên cảnh sát cứ đi đi lại lại ngoài dây thừng. Tôi gọi Joli – Coeur nhưng nó không chịu vâng lời cứ tiếp tục đi như thế, cứ mỗi khi tôi muốn tóm lấy nó nó lại chạy thoát khỏi tay tôi..Viên cảnh sát cho là tôi kích động con khỉ, phăng phăng bước vào bên trong vòng dây thừng và ngay lập tức giáng cho tôi hai cái tát vẹo người.

Khi tôi đứng vững lại được, cụ Vitalis không hiểu bằng cách nào đã đứng giữa tôi và viên cảnh sát, nắm lấy cổ tay viên cảnh sát.

– Tôi cấm ông không được đánh thằng bé này.

Viên cảnh sát muốn giằng tay ra nhưng cụ Vitalis cứ nắm chặt lấy cổ tay hắn khiến hắn giận điên lên. Chủ tôi trông cao thượng tuyệt vời. Viên cảnh sát túm lấy cổ áo chủ tôi và dữ dằn đẩy cụ ra trước hắn. Cụ Vitalis tức quá đứng thẳng người lên đánh mạnh vào cổ tay viên cảnh sát để gỡ ra.

– ông muốn gì chúng tôi nào? – Cụ Vitalis hỏi.

– Tôi muốn bắt cụ.

– Không cần thiết phải đánh thằng bé.

– Theo tôi!

Cụ Vitalis đã lấy lại được bình tĩnh; cụ không đáp lời hắn, nhưng quay lại tôi:

– Cháu về quán. ở đấy với lũ chó. ông sẽ tin cho cháu sau.

Cụ không nói được gì thêm nữa vì viên cảnh sát đã lôi cụ đi.

Thế là tan cuộc biểu diễn.

Công chúng mau chóng tản đi; chỉ còn vài người ở lại bàn tán về những gì vừa xảy ra.

Tôi về quán rất lo lắng. Trong thời gian này tôi làm gì? Sống thế nào? Sống bằng gì? Chủ tôi có thói quen mang tiền trên người chưa kịp đưa cho tôi đồng nào. Tôi chỉ có vài xu trong túi.

Tôi trôi qua hai ngày như vậy trong lo lắng, không dám ra khỏi sân quán trọ, chỉ trông nom Joli – Coeur và lũ chó.

Cuối cùng đến ngày thứ ba có người mang đến cho tôi một lá thư của cụ Vitalis. Trong thư chủ tôi bảo họ cho cụ vào tù chờ thứ bảy sau đưa ra tòa tiểu hình về tội đã chống lại viên chức chính quyền.

Tôi đi nắm thêm tình hình, người ta nói tòa xử bắt đầu lúc mười giờ. Chín giờ sáng thứ bảy tôi là người đầu tiên vào phòng xử. Dần dần phòng đông lên. Tôi không hiểu gì về tòa án và pháp luật nhưng theo bản năng, tôi hãi hùng kinh khủng. Có vẻ như chúng tôi đang gặp nguy hiểm.

Tôi ngồi thu mình đằng sau chiếc lò sưởi..Chủ tôi không được đem ra xử đầu tiên. Bắt đầu là những người đã ăn cắp, đã đánh nhau, ai cũng nói là mình vô tội nhưng tất thảy đều bị kết án. Cuối cùng cụ Vitalis ra ngồi trên ghế dài mà những người trước cụ đã ngồi, giữa hai tay hiến binh.

Những gì lúc đầu người ta hỏi cụ và cụ trả lời như thế nào tôi không biết gì hết. Tôi quá xúc động để nghe và để hiểu. Hơn nữa tôi không nghĩ đến nghe. Tôi cứ nhìn chủ tôi đứng thẳng, mái tóc dài bạc trắng hất ra sau trong thái độ một con người vừa hổ thẹn vừa đau buồn. Tôi nhìn vị quan tòa thẩm vấn cụ.

– Như vậy là cụ thừa nhận đã đánh nhiều lần viên cảnh sát bắt cụ?

– Không, thưa chánh tòa, chỉ có một lần thôi ạ, tôi gỡ ra khỏi cái siết chặt của ông ta. Khi tới nơi chúng tôi định biểu diễn tôi thấy ông cảnh sát tát thằng bé đi cùng với tôi.

– Thằng bé có phải con cụ không?

– Không, thưa chánh tòa, nhưng tôi yêu nó như con trai tôi. Khi thấy nó bị đánh, tôi đã để mình cả giận mất khôn, nắm chặt lấy bàn tay ông cảnh sát ngăn ông ta tiếp tục đánh nó nữa.

– Chính ông cũng đánh viên cảnh sát chứ gì?

– Khi ông này nắm vào cổ tay tôi tôi quên mất người lao vào tôi là ai và một động tác bản năng, không cố ý đã đưa tôi đi quá xa.

– ở tuổi ông không thể để mình đi quá xa được.

– Không may là không phải người ta lúc nào cũng làm được những việc phải làm.

– Ta sẽ nghe đến ông cảnh sát.

Tay này kể lại những chuyện đã xảy ra, nhấn mạnh vào cách người ta chế giễu con người hắn hơn là cú bị đánh.

Trong khi tay cảnh sát khai với tòa cụ Vitalis đáng lẽ chú ý nghe thì lại nhìn quanh khắp gian phòng. Tôi hiểu cụ tìm tôi. Tôi bèn rời chỗ nấp, len lỏi giữa những người tò mò, lên hàng ghế đầu. Cụ nhìn thấy tôi và gương mặt buồn rầu của cụ sáng hẳn lên, tôi cảm thấy cụ sung sướng khi nhìn thấy tôi, nước mắt tràn mi tôi dù tôi cố kìm lại.

– Cụ chỉ nói có thế để bảo vệ mình thôi ư?

– Cuối cùng chủ tọa phiên tòa hỏi.

– Phần tôi tôi chẳng có gì để nói thêm cả, nhưng vì đứa bé mà tôi thương yêu thắm thiết sắp sửa tứ cố vô thân, vì nó, xin tòa rộng lượng.để chúng tôi chỉ phải xa nhau trong thời gian ngắn nhất.

Tôi cứ tưởng người ta trả lại tự do cho chủ tôi, cụ sẽ không làm sao hết.

Một viên thẩm phán khác phát biểu vài phút, rồi đến chủ tọa phiên tòa, bằng giọng trang trọng, nói rằng người có tên Vitalis đã lăng mạ và có những hành động làm tổn thương đến nhân viên chính quyền, bị kết án hai tháng tù và bồi thường một trăm phrăng.

Qua hàng nước mắt tôi nhìn thấy cánh cửa qua đó cụ Vitalis đi vào nay lại mở ra, đằng sau cụ là một tay hiến binh, sau đó cửa đóng lại.

Hai tháng xa cách! Đi đâu bây giờ ?

Khi về tới quán trọ lòng tôi nặng trĩu, hai mắt hoe đỏ, tôi thấy ông chủ quán đã chờ tôi ở cửa.

– Thế nào, ông ta hỏi, chủ mày thế nào?

– Bị kết án hai tháng tù và bồi thường một trăm phrăng.

– Thế trong hai tháng này mày làm gì?

– Thưa ông, cháu không biết.

– à! Mày không biết? Mày có tiền tự nuôi thân và nuôi lũ vật này không? – Thưa ông không ạ.

– Thế mày trông vào tao để có chỗ ở chắc?

– ồ, không ạ. Cháu có trông vào ai đâu.

Lời tôi nói không gì thực bằng.

– Được đấy con ạ, mày nói đúng, chủ mày đã nợ tao quá nhiều rồi, tao không thể để mày nợ thêm nữa mà rút cục không chắc có được trả hay không. Mày phải đi thôi.

– ông muốn cháu đi đâu ạ?

– Có phải việc của tao đâu, tao chẳng phải bố mày cũng không phải chủ mày, tao giữ mày làm gì? Tất nhiên mày phải để lại đây cái túi của chủ mày. Khi nào chủ mày ra tù sẽ đến đây lấy túi và thanh toán. Còn mày, mày làm gì chẳng tìm được cách kiếm sống. Đi đến những suối nước nóng ấy, kiếm tiền được đấy. Mày chỉ cần trở lại khi nào chủ mày ra.

Tôi cảm thấy có chống lại cũng vô ích. Tôi vào chuồng ngựa, tháo chó và Joli – Coeur, buộc chặt cái túi của mình, đeo dây chiếc đàn hác-pơ lên vai, đi ra khỏi quán.

Chủ quán đứng ở cửa.

– Nếu có thư tao sẽ giữ cho mày. – ông ta kêu to bảo tôi.

Tôi vội vàng đi khỏi thành phố này. Tôi chỉ có mười một xu. Tôi đã trở thành chủ gia đình, tôi, một đứa bé không gia đình, và tôi ý thức được trách nhiệm của mình.

Mười một xu của tôi không thể cho chúng tôi ăn cả bữa sáng lẫn bữa tối, chúng tôi đành dùng một bữa vào giữa trưa. Quán trọ nơi chúng tôi vừa bị đuổi ở ngoại ô Saint Michel trên đường đi Montpellier, lẽ tự nhiên là tôi theo con đường ấy.

Cuối cùng tôi thấy đã đủ xa Toulouse để không còn sợ nữa. Tôi vào hiệu bánh mì đầu tiên yêu cầu bán cho một pao rưỡi và trả họ tám xu. Tôi đi ra cắp chặt bánh mì dưới cánh tay. Tới cái cây đầu tiên gặp trên đường, chúng tôi yên vị, tôi chia đều chiếc bánh mì tròn ra cho năm chúng tôi.

Mặc dù bữa tiệc này không phải là một bữa tiệc sau đó cần một bài diễn văn, tôi vẫn thấy đã đến lúc cần nói với các bạn tôi một vài câu. Có lẽ Capi hiểu ý định của tôi vì nó cứ dán chặt đôi mắt thông minh và âu yếm của nó vào mắt tôi.

– Phải, các bạn ạ, tôi có một tin xấu báo cho các bạn đây. Chủ chúng ta phải xa chúng ta hai tháng. Việc này trước nhất làm cụ rất buồn, sau đến chúng ta cũng vậy. Cụ là người nuôi chúng ta sống, vắng cụ, chúng ta rơi vào tình cảnh kinh khủng. Chúng ta không có tiền.

Nghe thấy chữ tiền mà nó rất hiểu, Capi bèn đứng lên trên hai chân sau đi một vòng như vẫn đi quanh “cử tọa đáng kính” vậy.

– Mày muốn chúng ta biểu diễn chứ gì, tôi nói tiếp, quả đó là một lời khuyên tốt. Nhưng liệu chúng ta có thu được gì không? Tất cả là ở đó. Nếu chúng ta không thành công, tôi xin báo trước với các bạn là cả gia sản chúng ta chỉ có ba xu. Phải thắt lưng buộc bụng. Tình hình là như vậy đấy, tôi mong các bạn hiểu sự nghiêm trọng của nó, đem hết thông minh ra phục vụ xã hội chúng ta. Tôi đòi hỏi các bạn vâng lời và can đảm. Hãy trông cậy vào tôi, cũng như tôi trông cậy ở các bạn.

Nghỉ ngơi một lát tôi ra lệnh lên đường: phải kiếm một chỗ ngủ, kiếm bữa sáng mai, muốn vậy chúng tôi đành ngủ ngoài trời để tiết kiệm.

Sau khoảng một giờ đi bộ chúng tôi tới một ngôi làng xem ra phù hợp với việc thực hiện mục đích của tôi. Tôi trang điểm các kịch sĩ của mình, đi thành hàng ngũ chỉnh tề nhất có thể, tiến vào làng. Không may thiếu ống sáo của cụ Vitalis, thiếu cả cái oai vệ của cụ để làm mọi người phải nhìn. Tôi cũng lại không có dáng cao lớn và cái đầu diễn cảm của cụ, trên mặt tôi thể hiện nỗi lo lắng thì đúng hơn là sự tự tin.

Tới một bãi đất ở giữa có một cái máy nước dưới bóng mấy cây tiêu huyền, tôi lấy đàn hác-pơ ra dạo một khúc van-xơ. Nhạc rất vui, ngón tay tôi nhẹ nhàng nhưng lòng tôi buồn bã, tôi cảm thấy mình gánh trên hai vai một trọng lượng quá nặng.

Tôi bảo Zerbino và Dolce ra nhảy, chúng vâng lời ngay và ra nhảy theo nhạc. Nhưng chẳng ai buồn tới xem chúng tôi cả mặc dầu trên ngưỡng các cửa ra vào tôi nhìn thấy những người phụ nữ ngồi đan lát hoặc chuyện trò với nhau.

Tôi tiếp tục chơi đàn, Zerbino và Dolce tiếp tục nhảy. Hình như có người tiến lại gần chúng tôi, nếu một người đến thì sẽ có hai người, rồi mười, hai mươi người khác nữa.

Nhưng tha hồ tôi chơi, tha hồ Zerbino và Dolce nhảy, mọi người vẫn cứ yên vị trong nhà thậm chí chẳng thèm nhìn về phía chúng tôi nữa.

Thật tuyệt vọng!.Có lẽ những người này không thích nhảy chăng? Tôi bắt đầu hát khúc can-zô. Tôi thấy một người đàn ông mặc áo vét đội mũ phớt tiến đến gần chúng tôi. Tôi hát càng hăng hái.

– Này! – ông ta kêu lên. – Mày làm gì ở đây thế thằng nghịch ngợm này?

– ông thấy đấy, tôi đang hát.

– Mày có giấy phép hát ở xã tao không?

– Không ạ.

– Thế thì cút nếu không tao đưa ra tòa bây giờ, thằng ăn mày xấu xa này. Tao là người gác đồng quê đây!

Người gác đồng quê!

Tôi lại đi trên con đường mà tôi đã đến.

†n mày! Tôi có đi xin ăn đâu: Tôi hát, tôi nhảy, đó là cách làm việc của tôi, tôi có làm gì xấu đâu!

Chỉ năm phút sau tôi đã ra khỏi cái thôn xóm kém hiếu khách này. Lũ chó theo tôi, đầu cúi xuống, hiểu là chúng tôi đã gặp chuyện không may.

Chúng tôi cứ theo con đường trắng trước mặt mà đi. Hết cây số này sang cây số khác, cho đến lúc những ánh hồng cuối cùng của mặt trời đang lặn đã biến mất khỏi bầu trời, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một chỗ nào có thể ngủ được.

Chúng tôi dừng chân bên một cánh rừng, nghỉ ngơi ở đó, Capi canh gác.

Ngày du hành đầu tiên thế này thật là xấu.

Chuyến đi ngày mai sẽ ra sao? Tôi đói và khát, mà chỉ còn có ba xu. Làm sao nuôi cả đoàn, nuôi bản thân tôi, và nếu ngày mai và cả những ngày tiếp theo nữa không tìm được cách biểu diễn? Chết đói cả hay sao?

Vừa lật đi lật lại những câu hỏi này tôi vừa nhìn những vì sao lấp lánh trên đầu trong bầu trời tối thẫm. Chúng tôi bơ vơ quá và bị bỏ rơi!

Tôi cảm thấy mắt mình ngập lệ rồi bỗng nhiên tôi òa khóc. Tôi khóc trong hai bàn tay, khóc không sao ngừng lại được và bỗng tôi cảm thấy một hơi thở âm ấm lướt qua tóc mình: đó là Capi.

Tôi lấy hai cánh tay ôm lấy cổ nó và hôn lên cái mõm ẩm của Capi, nó bèn thốt lên hai ba tiếng rên nghẹn ngào, có lẽ nó cũng khóc với tôi.

Khi tôi tỉnh dậy, trời đã sáng rõ và Capi ngồi trước mặt tôi, đang nhìn tôi, chim hót trên cành lá, mặt trời đã lên cao, chiếu xuống những tia nắng nóng làm ấm cả lòng người..Tôi đã quyết định: tiêu nốt ba xu rồi sau đó liệu sau.

Tới làng, chẳng cần hỏi thăm đâu là hiệu bánh mì, cái mũi chúng tôi đã đưa chúng tôi tới đó. Ba xu bánh mì chỉ đủ cho chúng tôi một bữa sáng còm cõi, nuốt quá nhanh chóng.

Sau đó tôi đi qua ngôi làng tìm xem có chỗ nào thuận tiện cho biểu diễn không.

ý định của tôi là nghiên cứu địa phương trước đã, đến trưa mới quay về thử vận may. Tôi nhằm một nơi để chúng tôi tạm thu mình trong chốc lát ở vùng đồng quê bên cạnh, bên bờ một con sông đào. Chán nản xâm chiếm lòng chúng tôi, nhu cầu ăn trở nên thôi thúc. Phải tạo ra một công việc gì đó cho nó bận bịu.

Tôi nhớ lại cụ Vitalis bảo trong chiến tranh khi một trung đoàn hành quân lâu mệt mỏi, người ta chơi nhạc khiến binh lính quên cả mệt.

Tôi lấy đàn hác-pơ ra dạo một điệu nhảy rồi một khúc van-xơ. Lúc đầu các diễn viên của tôi xem chừng chưa sẵn sàng lắm, rõ ràng một mẩu bánh lúc này mới làm nên chuyện. Nhưng dần dần âm nhạc phát huy hiệu quả: chúng tôi quên mẩu bánh không có và tôi chỉ còn nghĩ đến chơi nhạc, lũ chó chỉ còn nghĩ đến nhảy mà thôi.

Bỗng nhiên tôi nghe thấy giọng trong trẻo của một đứa trẻ reo lên: Hoan hô!

Một chiếc tàu dừng lại trên sông đào, mũi quay về phía bờ tôi đang đứng, hai con ngựa kéo nó dừng lại ở bờ bên kia. Đó là một chiếc tàu đặc biệt, tôi chưa trông thấy cái tàu nào giống thế bao giờ: nó ngắn hơn nhiều so với các xà-lan thường phục vụ việc đi lại trên sông, trên cầu tàu lại được xây một nhà cầu lắp kính. Phía trước nhà cầu là một cái hiên có bóng mát của những cây leo che phủ. Cành lá cây móc vào chỗ này một tí chỗ kia một tí ở các vết cắt trên mái nhà rủ xuống từng chùm dây leo xanh mướt. Dưới cái hiên đó tôi trông thấy hai người: một phu nhân còn trẻ, vẻ quý phái và buồn buồn đang đứng và một cậu bé trạc tuổi tôi hình như đang nằm.

Có lẽ đó là thằng bé đã reo lên: Hoan hô!

Không còn ngạc nhiên nữa tôi nâng mũ cảm ơn cậu bé đã vỗ tay tôi Bà phu nhân hỏi với giọng người nước ngoài:

– Cháu chỉ vì thích mà chơi đàn đấy chứ?

– Dạ để làm cho các kịch sĩ của cháu diễn trò… với lại cũng để cho khuây khỏa.

Cậu bé ra hiệu và bà ta cúi xuống..- Cháu muốn tiếp tục chơi đàn nữa không?

– Bà ta hỏi.

– Xin chơi một điệu nhảy, và nếu cử tọa đáng kính muốn, tôi sẽ giới thiệu nhiều trò khác nữa giống như các tiết mục trong các rạp xiếc ở Paris.

Đó là một câu nói của chủ tôi, tôi cố gắng tuôn ra như cụ một cách cao quý. Tôi cầm lấy chiếc đàn hác-pơ và bắt đầu chơi một điệu van-xơ, lập tức Capi lấy hai tay ôm lấy mình Dolce và chúng bắt đầu nhảy theo nhạc. Sau đó Joli -Coeur nhảy một điệu sô-lô. Cứ thế chúng tôi trình diễn tất cả mọi tiết mục không biết mệt là gì. Các diễn viên hài kịch của tôi đều hiểu rằng người ta sẽ trả công cho nỗi khó nhọc của chúng bằng một bữa cơm, chúng làm việc không tiếc mình, cả tôi cũng vậy. Vừa chơi đàn vừa trông coi các diễn viên, thỉnh thoảng tôi lại nhìn cậu bé, có điều kỳ lạ là tuy có vẻ rất thích những trò biểu diễn của chúng tôi, nó vẫn cứ nằm bất động, chỉ động đậy hai bàn tay để vỗ tay tán thưởng chúng tôi mà thôi. Nó liệt chăng?

Ngọn gió vô tình đã đưa chiếc tàu sát vào bờ nơi tôi đứng, và lúc này tôi nhìn cậu bé rõ như tôi ở ngay trên tàu vậy: tóc nó vàng, mặt nó nhợt nhạt đến nỗi nhìn thấy cả những mạch máu xanh dưới làn da trong suốt.

– Trả tiền các cháu diễn như thế nào nhỉ? -Bà phu nhân hỏi.

– Tuỳ theo khán giả thích nhiều hay ít.

– Mẹ ơi, thế thì trả cho đắt vào mẹ ạ. – Cậu bé nói.

Rồi nó nói thêm mấy lời bằng một thứ tiếng mà tôi không hiểu.

– Arthur muốn nhìn gần các diễn viên xem sao. – Bà ta bảo tôi.

Tôi ra hiệu cho lũ chó, chúng nhảy phóc xuống tàu. Joli – Coeur nhảy thì dễ rồi nhưng tôi không bao giờ tin ở nó: một khi lên tàu nó có thể giở những trò hề biết đâu không hợp với thị hiếu của bà quý phái thì sao?

– Con khỉ có dữ không? – Bà ta hỏi.

– Thưa bà không ạ, nhưng không phải lúc nào nó cũng vâng lời.

– Thế thì cháu hãy xuống tàu cùng với nó.

Nói xong bà ra hiệu cho một người đàn ông đứng ở phía sau gần bánh lái và lập tức người này đi ra phía trước, bắc một tấm ván lên bờ làm thành một cái cầu cho phép tôi lên tàu mà.không phải nhảy liều nguy hiểm. Thế là tôi bước lên tàu một cách trang trọng, chiếc đàn hác-pơ trên vai và Joli – Coeur trong tay.

– Con khỉ! Con khỉ! – Arthur kêu lên.

Tôi đến gần cậu bé và trong khi nó nịnh nọt vuốt ve con khỉ tôi tha hồ ngắm nó.

Thật là lạ! Quả là nó bị buộc vào một tấm ván đúng như lúc đầu tôi đã nghĩ.

– Cháu có cha mẹ hay ít nhất là một ông chủ chứ? – Bà quý phái hỏi.

– Có ạ, nhưng lúc này cháu sống một mình, trong hai tháng.

– ôi, chú bé đáng thương! Làm sao phải sống một mình lâu đến thế, ở tuổi cháu!

– Phải vậy ạ, thưa bà.

– ông chủ có lẽ bắt cháu sau hai tháng phải đem về cho ông ta một món tiền chăng?

– Không ạ, chỉ cốt đủ sống cùng gánh hát thôi ạ.

– Cho tới hôm nay cháu đủ sống chứ?

Tôi do dự trước khi trả lời. Tôi chưa bao giờ gặp một người đàn bà quý phái làm nảy sinh trong tôi một tình cảm tôn trọng như con người đang hỏi tôi đây. Bà hỏi tôi với biết bao lòng tốt, giọng bà sao mà dịu dàng, cái nhìn của bà sao mà nhã nhặn, thế là tôi quyết định nói sự thực.

Tôi kể cho bà nghe vì sao tôi phải xa cụ Vitalis và làm sao mà từ khi dời Toulouse tôi không sao kiếm nổi một xu.

Trong khi tôi nói chuyện Arthur chơi với lũ chó tuy vậy nó vẫn lắng nghe.

– Thế thì bọn anh hẳn đang đói lắm nhỉ. -Nó kêu lên.

Nghe thấy từ đói mà chúng hiểu rất rõ, lũ chó sủa ầm lên còn Joli – Coeur thì lấy tay xoa bụng một cách cuồng nhiệt.

– ôi, mẹ ơi! – Arthur nói.

Bà quý phái hiểu ngay lời gọi đó là nghĩa thế nào, bà nói vài lời bằng tiếng nước ngoài với một người đàn bà vừa thò đầu ra khỏi cánh cửa hé mở và gần như ngay sau đó bà ta bưng ra một cái bàn trên đã dọn sẵn thức ăn.

– Ngồi xuống con. – Bà quý phái nói.

Tôi không để phải van nài lâu hơn, đặt đàn xuống, nhanh nhẹn ngồi ngay vào bàn; lũ chó.ngồi quanh tôi theo thứ tự, Joli – Coeur thì ngồi trên đầu gối tôi.

– Lũ chó của anh có ăn bánh mì không? -Arthur hỏi.

Lại còn có ăn bánh mì hay không? Tôi cho mỗi con chó một mẩu bánh mì, chúng nhai ngấu nghiến.

– Còn con khỉ thì sao? – Arthur lại hỏi.

Nhưng chẳng cần phải hỏi han chăm lo đến nó: trong khi tôi cho lũ chó ăn nó đã chộp ngay một miếng vỏ pa-tê và đang nghẹn ở dưới gầm bàn.

Đến lượt tôi, tôi lấy một lát bánh mì, và nếu như tôi không nghẹn như Joli – Coeur thì tôi cũng ăn lấy ăn để như nó.

– Tội nghiệp chú bé. – Bà quý phái vừa nói vừa rót đầy cốc nước cho tôi.

– Nếu bọn anh không gặp chúng em thì sẽ ăn tối ở đâu? – Arthur hỏi.

– Thì sẽ nhịn ăn tối.

Arthur bèn quay về phía mẹ nó, hai mẹ con nói với nhau bằng tiếng nước ngoài, có vẻ như nó yêu cầu mẹ nó điều gì đó còn mẹ nó đưa ra vài ý kiến phản đối.

Đột nhiên bà bảo tôi:

– Cháu có đồng ý ở lại đây cùng chúng tôi không?

Tôi nhìn bà không trả lời vì câu hỏi này bất chợt quá đối với tôi.

– Trên tàu này ấy ạ?

– Phải. Con trai tôi bị ốm, bác sĩ yêu cầu buộc nó vào một tấm ván như cháu trông thấy đấy. Để nó khỏi buồn chán tôi đưa nó đi chơi trên chiếc tàu này. Cháu ở lại đây với chúng tôi.

Con khỉ và lũ chó của cháu sẽ biểu diễn cho Arthur xem. Còn cháu, nếu muốn, cháu sẽ chơi đàn hác-pơ. Như vậy cháu giúp chúng tôi, về phía chúng tôi, chúng tôi cũng có ích cho bọn cháu. Mỗi ngày cháu đỡ phải lo tìm công chúng, việc này đối với một đứa trẻ ở tuổi cháu không phải dễ dàng gì.

Sẽ được sống trên tàu, trên mặt nước, hạnh phúc nào bằng! Đó là ý nghĩ đầu tiên đập vào đầu óc tôi và làm cho nó sáng lóe lên. Thật là một giấc mơ!

Chỉ cần suy nghĩ vài giây là tôi đủ cảm thấy tất cả những gì khiến tôi sung sướng qua đề xuất này và người đưa ý kiến đó ra rộng lượng biết bao nhiêu!.Tôi cầm lấy bàn tay bà quý phái mà hôn. Bà có vẻ cảm kích về sự thể hiện lòng biết ơn này và vuốt ve trán tôi một cách âu yếm.

Vì người ta yêu cầu tôi chơi đàn hác-pơ, vậy thì làm sao tôi có thể ơ thờ đối với việc làm thỏa lòng mong muốn của họ? Tôi cầm lấy cây đàn, đứng trước mũi tàu và bắt đầu chơi nhạc.

Cùng lúc đó bà quý phái đưa một chiếc còi bằng bạc lên miệng và thổi lên một tiếng chóe tai.

Tôi lập tức ngừng đàn. Arthur đoán ra nỗi lo lắng của tôi.

– Mẹ thổi còi để cho hai con ngựa lại tiếp tục đi đấy.

Quả thật con tàu nay đã xa bờ đang bắt đầu lướt trên làn nước lặng lẽ của con sông đào do ngựa kéo đi. Sóng vỗ vào thân tàu, hai bên đường cây cối chạy ngược lại chúng tôi, mặt trời đang lặn chiếu những tia nắng xiên nghiêng làm chúng sáng lên.

– Anh chơi đàn đi chứ? – Arthur bảo.

Và gật đầu làm hiệu gọi mẹ lại gần, nó nắm lấy tay mẹ và giữ bàn tay mẹ trong tay mình suốt thời gian tôi chơi những bản nhạc mà chủ tôi đã dạy tôi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN