Kì hiệp Côn Lôn kiếm - Chương 8: Song kiệt quyết thư hùng huyết quang lưỡng kiếm, Thập niên hoài thù hận thịnh khí truyền thư
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
199


Kì hiệp Côn Lôn kiếm


Chương 8: Song kiệt quyết thư hùng huyết quang lưỡng kiếm, Thập niên hoài thù hận thịnh khí truyền thư



Bên này thiếu niên quay người khoát tay nói :

– Xong rồi. Thôi chúng ta hãy để hắn chạy đi, dẫu sao hắn cũng đã bại rồi.

A Loan quay người chạy vội đến kéo ngựa định vượt qua cầu đuổi theo Lý Phụng Kiệt.

Thiếu niên cũng đuổi theo, một tay cầm kiếm, một tay kéo cánh tay A Loan cười khuyên nói :

– Cô nương đuổi theo hắn làm gì? Ta dám bảo đảm hắn sẽ chẳng bao giờ dám sang phía tây Bá kiều này.

A Loan đỏ mặt, giật tay, tức giận giậm chân nói :

– Để hắn chạy. Hắn đã giết oan bao nhiêu mạng người rồi.

Thiếu niên mỉm cười nói :

– Chư vị đông như vậy vây đánh một mình hắn vậy là lỗi của các người.

Thái Đắc Ngọc cũng bước qua khuyên nhủ.

Chí Trung ôm quyền hướng về phía thiếu niên hỏi :

– Xin được biết quý danh của các hạ là gì?

Thiếu niên nói :

– Tại hạ họ Kỷ.

Thái Đắc Ngọc kinh ngạc hỏi :

– Phải chăng các hạ là Kỷ Quảng Kiệt?

Thiếu niên mỉm cười gật đầu nói :

– Đúng vậy.

Bọn Chí Trung nghe người này là Kỷ Quảng Kiệt đích tôn của Long Môn Hiệp liền nhất tề chạy đến kiến lễ, đều nói :

– Uy danh của tiểu huynh, bọn ta đã cửu ngưỡng lâu rồi.

Kỷ Quảng Kiệt cũng ôm quyền đáp lễ nói mấy câu khách sáo.

A Loan đứng bên cạn đang thầm phục kiếm pháp của người này cao siêu, võ nghệ hơn hẳn Lý Phụng Kiệt nhưng thái độ lại nhã nhặn, nàng tự giận mình còn non kém. Giờ lại nghe người này chính là Kỷ Quảng Kiệt đã vang danh bao nhiêu ngày nay, lòng càng kinh ngạc nàng thêm chú ý.

Chỉ thấy Kỷ Quảng Kiệt niên kỷ không quá hai mươi bốn, hai mươi lăm, tính tình sảng khoái. Thân thể hơi thấp, sắc mặt hơi đen, vận áo lụa màu xanh, bảo kiếm có cột hồng tơ tuyến.

Chí Cường, Chí Trung một mặt bảo người đưa những kẻ bị thương và chết mang lên xe, một mặt cố nài ép, mời thỉnh Kỷ Quảng Kiệt ở đây chờ đợi giây lát rồi đưa về Trường An thành đến Lợi Thuận tiêu điếm ngơi nghỉ.

Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Tại hạ đến Trường An là để viếng thăm cửu phụ mình, ít lắm cũng lưu ngụ lại nơi này hai ba tháng. Ngày rộng tháng dài chúng ta sẽ còn nhiều dịp tương hội. Xin lần khác sẽ kiến diện.

Nói xong bèn đi tới đầu cầu. Nơi đó có gia nhân của hắn chờ sẵn dắt hai con bạch mã. Kỷ Quảng Kiệt tra bảo kiếm vào vỏ.

Chí Cường, Chí Trung, Đắc Ngọc cùng bước đến, hỏi :

– Không biết Kỷ thiếu hiệp ở trong thành mà nơi nào?

Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Tại hạ ngụ tại Quảng Ích Phúc khách điếm.

Nói xong, lên ngựa ôm quyền từ tạ mọi người. Rồi cùng gia nhân đi xa dần, còn quay đầu lại nhìn, ôm quyền chào từ biệt lần nữa.

Lúc này bọn Chí Cường thấy hai bạch mã đi xa bèn quay lại.

Những người bị thương như Trịnh Phụng Sơn, Trình Bát, Kim Chí Dũng và người chết thảm là Hàn Bảo đều được đặt lên xe. Chí Cường không nén được bi thương, thở dài rơi lệ.

Hai quan nhân trên trấn giờ mới dám đến gần Chí Cường nói :

– Hung thủ đã chạy mất rồi. Các vị cũng bất tất phải báo cáo lên trên.

Chí Trung lại đưa mười lượng bạc cho quan nhân nhờ giấu kín việc này và chia cho những người dân chứng kiến hôm nay đừng đem chuyện này kể ra.

Sau đó, bọn họ đi xe cùng nhau trở về trong thành.

Chí Cường dọc đường cứ than thở hoài :

– Thanh danh Côn Lôn phải mấy mươi năm nay coi như mất rồi. Một tên Lý Phụng Kiệt nhỏ nhoi mà ta để hắn đại náo, đại sát. Hai lần sát thương bảy tám người. Một mình Kỷ Quảng Kiệt không phí sức đã chế phục Lý Phụng Kiệt. Bọn ta thực hổ thẹn quá đi! Như vậy còn mở tiêu điếm, còn đi trên giang hồ làm chi. Ta thấy chi bằng tất cả đồ đệ Côn Lôn phái đến gặp sư phụ, khẩn thiết yêu cầu người đóng cửa tất cả các tiêu điếm.

Thương tâm một hồi, nhìn nước bùn trên người Chí Cường đã khô quánh lại dưới ánh mặt trời khiến hắn trong càng thiều não, thảm hại.

Chí Trung, Lương Chấn… lên ngựa đi cúi đầu không nói. A Loan sắc mặt tím ngắt đầy nét giận dữ, nàng hầm hừ nói :

– Dựa vào đâu mà đóng cửa toàn bộ tiêu điếm. Các người không dám thì ta làm. Ta không chỉ xưng anh hùng trên giang hồ mà qua hai ngày sẽ cùng Kỷ Quảng Kiệt tỷ võ, rồi mấy ngày sau ta quyết định tìm Lý Phụng Kiệt báo thù. Thù này quyết không thể không trả. Khi nãy, nếu các người để ta một mình giao thủ cùng hắn, ta bảo đảm hắn không thể trốn thoát.

Về đến thành, Chí Cường bảo người đưa những người bị thương và bỏ mạng về nhà của họ. Còn mình trở vào tiêu điếm lên giường nằm thở dài ảo não, sầu thương.

Riêng A Loan cứ giận dữ, trong phòng không ngừng mắng lớn, vừa vỗ bàn vừa giậm chân.

Tất cả mọi người trong tiêu điếm đều cúi đầu giận dữ, không còn dáng vẻ hưng phấn như sáng nay.

Chí Trung ở trong phòng Chí Cường, sầu não suy nghĩ hồi lâu. Sau đó ngẩng đầu nói :

– Sư huynh! Chúng ta buồn khổ cũng chẳng ích gì. Võ nghệ người ta có cao có thấp, lúc tỷ võ có thắng có thua, việc này đừng nên nhắc nữa. Tiêu điếm cứ mở, giang hồ cứ đi, thù cũng phải trả. Tiểu Nhạn đến bọn ta phải nghĩ cách đối phó. Hậu hoạn chính là Giang Tiểu Nhạn. Hừ! Hiện giờ, khoan nhắc đến hắn. Võ nghệ Kỷ Quảng Kiệt bọn ta đã thấy rồi, chẳng những hơn hẳn chúng ta mà còn hơn hẳn Lý Phụng Kiệt. Thật không hổ là đích tôn của Long Môn Hiệp, quả danh bất hư truyền. Hôm nay, hắn giúp chúng ta đuổi Lý Phụng Kiệt đi, có thể thấy hắn coi trọng Côn Lôn phái ta, cử chỉ lại hòa nhã dễ gần. Chi bằng hãy kết thâm giao cùng hắn, phòng Lý Phụng Kiệt và Giang Tiểu Nhạn đến đây, ta có thêm một trợ thủ đắc lực.

Chí Cường không chờ nói hết lời đã lắc đầu :

– Côn Lôn phái của chúng ta nay phải trông nhờ vào tay tôn tử của Long Môn Hiệp há còn thể thống gì, thanh danh hai mươi năm chẳng lẽ mất từ đây sao?

Chí Trung nói :

– Nhưng đây cũng chính là nguyện ý của sư phụ. Chí Diệu sư huynh theo A Loan cô nương đến Đại Tán quan đã từng nói với đệ, lần này cô nương ra đi không chỉ xem xét, học hỏi chuyện giang hồ cũng nhằm giúp cô nương tìm một đấng trượng phu anh hào. Chính sư phụ đã dặn nhỏ lời này với Chí Diệu huynh. Bất luận ở đâu nếu gặp thiếu niên có tài hơn hẳn A Loan cô nương có thể cho họ kết duyên tấn tần.

Chí Cường bật dậy nói :

– Nếu nói vậy Kỷ Quảng Kiệt đủ tiêu chuẩn rồi chẳng những võ nghệ hơn hẳn A Loan cô nương, ngay cả sư phụ chưa hẳn địch nổi hắn. Nói về gia thế, Long Môn Hiệp Kỷ Quân Dực còn danh giá hơn Côn Lôn phái chúng ta.

Chí Trung nói :

– Đây chính là chuyện lương phối lương duyên. Cơ hội ngàn năm đừng để lỡ. Vả chăng, Chí Diệu sư huynh đã trở về Hán Trung gặp Chí Vân đại sư ca.

Chí Cường nói :

– Nếu đại sư ca chưa đến, chúng ta có thể làm chủ cho đằng gái.

Thế là, Chí Cường dặn Chí Trung ở nhà trông chừng A Loan đừng để nàng ra ngoài. Rồi vội vàng vào bắc phòng thay đổi y phục. Sau khi y quan chỉnh tề, Chí Cường lên ngựa dắt theo một vài gia nhân cùng nhau đi đến Quảng Ích Phúc khách điếm chào tương kiến Kỷ Quảng Kiệt.

Kỷ Quảng Kiệt ở Quách Ích Phúc tiền trang. Tuy nói không được thịnh vượng nhưng đây là khách điếm mà cửu phụ Triệu Bao Phúc hợp tác với người ta mở ra.

Kỷ Quảng Kiệt đang ở trong khách sảnh nên khi Chí Cường vừa đến, hắn đã nhìn thấy, liền bước đến làm lễ tương kiến.

Hai người trao đổi những câu khách khí giang hồ. Sau đó, hỏi thăm gia thế của Kỷ Quảng Kiệt.

Kỷ Quảng Kiệt trả lời :

– Tiên phụ qua đời trước tổ phụ. Còn tổ phụ nhạt nhẽo chuyện giang hồ nên lúc tiên phụ còn tại thế người đã bỏ võ học văn nhưng quan trường bất lợi nên chỉ trúng đến tú tài. Tuy nhiên, tổ phụ sợ võ nghệ thất truyền nên bảo tại hạ một mặt học văn với tiên phụ, một mặt học võ với tổ phụ. Vì tương lai nếu công danh bất thành có thể dựa vào võ nghệ mưu sinh. Hơn mười năm nay tiên phụ và tổ phụ đều khuất núi. Trong nhà chỉ có một quả mẫu và một huynh đệ họ Sa. Tại hạ cũng chỉ vì công danh trắc trở nên mới ra ngoài hầu lịch duyệt giang hồ. Đến Hồ Nam kết giao mấy bằng hữu đến Giang Nam thăm cửu mẫu. Hai ba tháng sẽ đến kinh đô mà mưu việc lập thân.

Chí Cường nghe vậy mà lòng càng hoan hỉ nói :

– Kỷ thiếu hiệp đến nơi này vui chơi vài ngày tất phải đến Bắc Kinh. Ta gặp huynh đệ như gặp cố tri. Vài hôm nữa, Bào Côn Lôn sư phụ sẽ đến Trường An. Lão nhân gia đã từng nghe đại danh của người. Hôm nay, nếu không phải được Kỷ thiếu hiệp giúp sức đuổi Lý Phụng Kiệt thì Côn Lôn phái của chúng ta đã mất thanh danh rồi. Vừa rồi trong tiêu điếm, A Loan cô nương rất ca ngợi thiếu hiệp, nhờ ta đến dẫn kiến người. Nàng muốn thảo luận võ nghệ với Kỷ huynh đệ.

Kỷ Quảng Kiệt vừa nghe không nén được vui mừng mỉm cười gật đầu nói :

– Buổi tối, tại hạ sẽ đến chỗ của các hạ. Chúng ta sẽ bàn luận kỹ hơn, bởi vì khách phòng này chật hẹp, bọn phổ kỵ ra vào ồn ào không tiện chuyện trò.

Chí Cường ngồi một lát, cáo từ ra về rồi đến nhà những người bị thương an ủi qua một lượt. Tuy thua đến thảm hại nhưng lòng hắn có chút an ủi là Kỷ Quảng Kiệt đã chịu kết giao với mình. Có người bản lãnh cao cường như vậy thực là bùa hộ mạng cho sự nghiệp Côn Lôn phái. Hơn nữa, nếu hắn chịu phối ngẫu với A Loan thì trở thành người nhà của Côn Lôn phái.

Trở vế tiêu điếm, Chí Cường cho người dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị yến tiệc để chờ đón Kỷ Quảng Kiệt.

Lúc này, có mấy bằng hữu đến thăm viếng, Chí Cường đành bước ra giả lả, kể lại chuyện đã qua, nói :

– Ta và Kỷ Quảng Kiệt đã quen nhau trước rồi. Hơn nữa, tổ phụ hắn là bằng hữu của sư phụ chúng ta. Hôm nay, hắn định vào thành, đi ngang Bá kiều gặp bọn ta vây chặt Lý Phụng Kiệt, mắt thấy mạng hắn sắp tan nên Quảng Kiệt mới bước đến khuyên ngăn bọn ta mới tha cho hắn đi.

Kỳ thực mọi người đều biết sự thật sáng nay ở Bá kiều nhưng không tiện vạch trần nên đều tán dương Chí Cường một lượt. Sau đó họ mới ra về.

Bọn này đi rồi Chí Cường cảm thấy xấu hổ. Vào trong thấy thương thế nhi tử vẫn còn trầm trọng. Nghe Thiếu Cường nói vừa rồi A Loan định đi nhưng bị Chí Trung ngăn lại, nàng ta giận dữ cơ hồ muốn đánh nhau với Chí Trung.

Chí Cường vừa nghe lòng lo lắng vội chạy đến phòng A Loan nói :

– Cô nương đừng gấp, dù gì Lý Phụng Kiệt đã chạy rồi, trước sau bọn ta cũng bắt được hắn để trả thù. Vừa rồi nghe tin tức Hán Trung cho hay thân phụ cô nương đã khởi hành nửa ngày. Chỉ vài ngày, ta sẽ cùng lão nhân gia đi tìm Lý Phụng Kiệt.

A Loan nói :

– Ta không cần người khác giúp đỡ.

Rồi nàng hỏi tiếp :

– Gã Kỷ Quảng Kiệt đó hiện giờ ở đâu? Có nghe nói hắn đến tìm Côn Lôn phái chúng ta quyết đấu phải không?

Chí Cường lắc đầu cười và thuật lại gia thế của Kỷ Quảng Kiệt, và nói đã mời Quảng Kiệt tối nay đến uống rượu.

A Loan giận dữ lắc đầu nói :

– Ta không gặp hắn.

Chí Cường nói :

– Cô nương đừng giận. Nếu ở gia trung, bất luận là ai, ta hông dám tùy tiện giới thiệu nhưng cô nương đã xuất môn ra giang hồ, không thể không theo quy củ giang hồ. Huống hồ Kỷ Quảng Kiệt cùng Côn Lôn phái của ta là thế giao với cô nương cũng như huynh muội khác họ mà thôi, gặp mặt có ngại gì. Lúc gặp nhau, hắn đã vội hỏi ta cô nương đánh nhau với Lý Phụng Kiệt là ai. Ta nói đó là tôn nữ của Bào sư phụ thì hắn ca ngợi võ công của cô nương cao cường quả không hổ mặt anh thư.

A Loan vừa nghe Kỷ Quảng Kiệt tán dương mình thì lòng cao hứng nhưng nghĩ kỹ nàng vẫn lắc đầu nói :

– Ta không gặp hắn đâu. Nếu hắn muốn cùng ta tỷ võ thì được. Cát sư thúc nhớ rằng khi gặp Kỷ Quảng Kiệt, người nhớ hỏi thân thế của Lý Phụng Kiệt và hỏi xem giờ hắn ở đâu. Hôm nay ở Bá kiều ta thấy hắn tha cho Lý Phụng Kiệt dường như hai người đã quen nhau hoặc là sư huynh đấy nếu không tại sao cả hai đều tên Kiệt.

Chí Cường vội nói :

– Ta quyết họ không thể quen nhau nếu không tại sao Quảng Kiệt giúp bọn ta bất luận thế nào thì hôm nay xem như Lý Phụng Kiệt bại rồi.

Dứt lời, Chí Cường ra ngoài thương lượng với Chí Trung cách đối đáp với Kỷ Quảng Kiệt.

Đến tối, khi đã lên đèn, có Thái Đắc Ngọc của Hoa Châu khách điếm do Chí Cường mời đến để bồi tiếp Kỷ Quảng Kiệt.

Chốc lát sau Kỷ Quảng Kiệt cùng gia nhân cưỡi hai bạch mã đi đến. Gia nhân ấy cầm kiếm cho hắn.

Kỷ Quảng Kiệt thân vận áo lụa màu đỏ tía, đầu đội nón thư sinh, tay cầm quạt phe phẩy, phong thái nho nhã, cử chỉ khoan thai.

Ba người Chí Cường, Chí Trung, Đắc Ngọc tiếp đón, thái độ khiêm cung, vồn vã mời Quảng Kiệt vào tây phòng.

Nơi đây đã bày biện một tiệc rượu thịnh soạn hắn thấy thế vòng tay nói :

– Quý vị thật khách sáo. Chỉ cần một tiệc rượu đơn sơ là được rồi, thế này khiến lòng tại hạ cảm thấy áy náy bất an.

Chí Cường cười nói :

– Đây là lần đầu tiên tương hội cùng Kỷ thiếu hiệp. Sau này, chúng ta tới lui gần gũi, chừng ấy như người nhà thì đâu dám vẽ vời.

Kỷ Quảng Kiệt cười cười. Ba người mời hắn ngồi ở trên, khó lòng chối từ nên Quảng Kiệt đành tuân mệnh.

Chí Cường rót rượu kính hắn, Quảng Kiệt nói :

– Chúng ta tự rót uống chớ nên khách sáo.

Thế là cùng nhau ăn uống vui vẻ chuyện trò. Kỷ Quảng Kiệt kể về thân thế và những kinh nghiệm trên bước đường phiêu bạt, nào là ở Lạc Ninh huyện đả thương Thiết Tý Hầu Lương Cao, ở Khai Phong phá quyền pháp đánh bại Thần Ưng Cao Khánh Húy. Khi hắn nói gương mặt rạng rỡ khiến bọn Chí Cường không ai không phục, sau đó nói đến Lý Phụng Kiệt, Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Người này tại hạ đã nghe danh từ lâu, hơn nữa ở Khai Phong phủ có gặp qua một lần. Hắn cũng là một tú tài, tự xưng là đệ tử của Thục Trung Long. Việc này thật giả còn chưa biết nhưng kiếm thuật người này thật tuyệt luân. Một, hai năm gần đây ở Giang Nam hắn đã làm vài nghĩa cử hào hiệp nên hôm nay tại hạ chỉ đánh cho hắn bại thôi, mà không phương hại đến tính mạng. Nhưng đây là lần thứ nhất nếu lần sau gặp lại tại hạ quyết không tha.

Chí Cường gật đầu rót rượu vào chung, phẫn hận nói :

– Kỷ thiếu hiệp, mặc dù người tha cho hắn đi nhưng đối với bọn ta thù hận này với hắn thật khó giải tỏa. Nếu tha cho hắn đi như vậy thì bọn Côn Lôn và quyền sư ở Quang Trung đều là bọn vô năng nên ta đã phái người đi mời bằng hữu ở các nơi đến. Khi họ đến và việc tang lễ ở đây xong, chúng ta nhất quyết tìm được Phụng Kiệt. Mặc dầu không hại đến tính mạng hắn nhưng phải rửa sạch nhục này.

Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Đến khi đó, tại hạ xin góp chút công giúp chư vị. Hôm nay, dù tại hạ có lưu tình nhưng e rằng Phụng Kiệt chưa thật tâm phục, ắt hẳn sẽ tìm tại hạ nhưng cứ cho Phụng Kiệt là đệ tử của Thục Trung Long mà ngay cả Thục Trung Long có còn tại thế đến đây tìm thì tại hạ cũng sẽ quyết một phen giao đấu với lão.

Bọn Chí Cường thấy Kỷ Quảng Kiệt đồng ý giúp họ đối đầu với Lý Phụng Kiệt thì lòng vui mừng.

Chí Trung lại hỏi tiếp :

– Kỷ thiếu hiệp, người có nghe trên giang hồ đồn đãi một Giang Tiểu Nhạn không?

Kỷ Quảng Kiệt lắc đầu :

– Không! Không biết. Hắn ở đâu? Cùng Lỗ sư thúc có quen biết gì.

Chí Cường cười nhạt gì nói :

– Hắn là vô danh tiểu tốt trước kia có thâm thù với Côn Lôn phái. Sau hắn bái một lão nhân vô danh làm sư phụ.

Quảng Kiệt nói :

– Vậy không đáng lo. Võ lâm từ trăm năm nay nổi tiếng nhất chỉ có tổ phụ Long Môn Hiệp và Thục Trung Long. Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến đồ đệ của Thục Trung Long võ công không đáng kể thì thử hỏi còn ai có thể đủ khả năng đào luyện một môn đồ kiệt xuất.

Thái Đắc Ngọc gật đầu tán đồng :

– Nói đúng lắm!

Thế là, Chí Cường có vẻ hân hoan rót chén rượu mời Kỷ Quảng Kiệt.

Kỷ Quảng Kiệt mỉm cười tiếp nhận, đang định uống cạn. Chợt từ ngoài bay vào một miếng ngói đánh vỡ một đĩa thức ăn trên bàn. Người trong phòng kinh hoảng đứng bật dậy. Quảng Kiệt bảo tắt đèn lập tức mấy ngọn đèn trong phòng đều tắt ngóm.

Bọn Chí Trung vội lấy cương đao treo trên tường xuống. Quảng Kiệt cũng chụp lấy bảo kiếm trong tay gia nhân, nói nhỏ với mọi người :

– Nhất định là Lý Phụng Kiệt đến hãy để cho tại hạ.

Lời vừa dứt đã nghe tiếng binh khí chạm nhau trên mái nhà phía đông. Có tiếng thốt của nữ lang.

– Không ai được giúp ta. Ai đến ta chém người đó.

Kỷ Quảng Kiệt nghe nói bất giác mỉm cười, hắn cầm kiếm nhảy lên. Nữ lang đó vung đao chém hắn, trầm giọng hỏi :

– Mi là ai?

Kỷ Quảng Kiệt nghiêng người tránh cương đao, thì ra trên nóc nhà A Loan và Lý Phụng Kiệt đang giao đấu, lúc này Lý Phụng Kiệt đi trên nóc nhà nhẹ nhàng như di chuyển trên đất bằng.

Quảng Kiệt đạp trên nóc nhà kinh động người bên trong giật mình thức dậy, đốt đèn, kêu lên :

– Bắt tặc nhân.

Vì vậy, Quảng Kiệt không tiện đuổi bèn vội nhảy xuống, hậm hực đi vào trong hẻm.

Lúc này, Chí Cường, Chí Trung đã khuyên A Loan vào phòng ngăn không cho nàng đuổi theo. A Loan không ngừng giậm chân mắng lớn, cầm đao chém loạn. Chí Cường tìm cách đoạt lấy đao trong tay nàng, nói :

– Điệt nữ. Việc này không thể nóng nảy. Hắn trong tối, mình ngoài sáng, chúng ta làm sao đuổi được hắn. Nếu cô nương gặp điều gì sơ suất chừng sư phụ cùng đại sư huynh đến đây bọn ta còn mặt mũi nào nhìn người.

A Loan vẫn giậm chân nói :

– Các người thật khiếp nhược, bất tài. Chỉ một tên tiểu tử cũng không dám đối phó vậy cứ để ta.

Lúc này, Kỷ Quảng Kiệt từ trên mái nhà nhảy xuống khoát tay nói :

– Bào cô nương đừng gấp Lý Phụng Kiệt đến tìm tại hạ, thiết nghĩ hắn chưa thể bỏ đi. Hôm sau, tại hạ nhất định bắt hắn giao cho tiêu điếm này xử lý.

A Loan giận dữ mắng :

– Việc của bọn ta đâu cần mi can thiệp. Chẳng lẽ không có họ Kỷ mi, bọn ta không bắt được Lý Phụng Kiệt sao?

Kỷ Quảng Kiệt chỉ đứng yên mỉm cười.

Lúc này, bên tây phòng đèn đuốc sáng choang. Kỷ Quảng Kiệt vui vẻ nói :

– Xin mời Bào cô nương vào trong cùng bọn ta uống rượu. Tại hạ nghĩ Lý Phụng Kiệt sẽ đến nữa. Lúc đó bọn ta sẽ không ra tay chỉ để mình cô nương giao đấu với hắn.

Vừa nói hắn vừa cười rồi quay người đi vào tây phòng. Bảo kiếm giao cho gia nhân, vào ngồi chiếc gối đầu, tự rót tự uống.

A Loan cùng theo Chí Cường vào trong. Nàng không uống rượu, chỉ ngồi thừ trên ghế dài, tay cầm chặt cương đao mắt trợn trừng chăm chăm nhìn ra cửa dường như rất mong Lý Phụng Kiệt trở lại.

Kỷ Quảng Kiệt vẫn bình thản vô tư cùng bọn Chí Trung rót rượu mời nhau, chốc chốc lại đưa mắt nhìn trộm A Loan Chí Cường thì vô cùng phiền não miễn cưỡng trò chuyện với Quảng Kiệt.

Lúc tiệc tàn trời cũng đã nửa đêm, Quảng Kiệt cũng có chút say rồi, hắn đưa mắt nhìn A Loan lại hết lời ca ngợi võ nghệ cô nương cao cường. Hắn cười khen ngợi :

– Tại hạ thật bội phục. Trên võ lâm hiện nay thực khó tìm một anh thư như vậy.

A Loan không nói lời nào, nàng ngồi trong phòng rồi cầm dao ra, nhảy lên nóc phòng đi tuần sát tặc nhân.

Đêm đó, Chí Cường dọn dẹp một căn phòng sạch sẽ lưu Kỷ Quảng Kiệt lại nghỉ ngơi. Còn Đắc Ngọc ngủ ở phòng khách.

A Loan tay không rời cương đao, cả đêm trên mái nhà tuần tra chặt chẽ, không hề chợp mắt.

Chí Cường, Chí Trung canh giới nên cũng không ngủ.

May mà đêm đó chẳng xảy ra việc gì.

Sáng hôm sau Kỷ Quảng Kiệt bảo gia nhân trở về Quảng Ích Phúc khách điếm thu thập hành trang. Hắn quyết định ở lại nơi này. Hắn mặc áo lụa, cầm bảo kiếm ngao du khắp thành Trường An trà đình, tửu điếm, khách phòng hắn đều đặt chân đến nhưng tung tích Lý Phụng Kiệt vẫn bặt vô ăm tín. Đến tối lại trở về tiêu điếm.

Chí Cường đã chuẩn bị cơm rượu thết đãi hắn ở tây phòng.

Đao kiếm cùng tráng đinh đã chuẩn bị sẵn ở tây phòng mà chờ đợi Lý Phụng Kiệt.

Còn A Loan cưỡi ngựa cầm đao mà tìm kiếm cả ngày lùng sục khắp nơi mà vẫn không thấy bóng dáng Phụng Kiệt đâu khiến ai cũng khẩn trương nóng nảy.

Mấy ngày sau, Kỷ Quảng Kiệt bảo người đem nhiều giấy bút rồi tự mình viết lên giấy để truy nã Lý Phụng Kiệt.

“Tặc nhân Lý Phụng Kiệt từng sát thương tiêu đầu bổn điếm. Tiểu tử sợ tội đã nhút nhát đào thoát vô tung tích. Ai biết thì đến Lợi Thuận tiêu điếm thông báo được thưởng hai mươi lượng kim ngân, quyết không nuốt lời”.

Hắn viết tổng cộng có hơn mười mấy tờ. Chí Cường thấy vậy chau mày nói :

– E rằng chỉ mất công toi. Lý Phụng Kiệt gian sảo chỉ sợ người đến báo tin với ta là hắn đã chốn chạy nơi khác rồi.

Kỷ Quảng Kiệt mỉm cười nói :

– Các hạ đừng lo. Biện pháp này nhất định mang lại hiệu quả. Đêm nay có thể bắt được Phụng Kiệt rồi.

Thế là hắn bảo tiểu tốt trong tiêu điếm đem cáo thị này đi dán khắp nơi. Nhiều người vây quanh xem chẳng mấy chốc việc này đã loan truyền rộng rãi.

Chí Cường lại đến các nha môn mà nói rõ việc này. Còn A Loan vẫn cầm đao cưỡi ngựa đi tìm khắp nơi.

Quảng Kiệt ở trong tiêu điếm chờ đợi nhưng đến gần cuối không nghe được tin tức Phụng Kiệt, hắn đã nóng nảy, không thèm mặc áo dài, vỏ kiếm cũng không mang chỉ cầm một thanh bảo kiếm sáng loáng, mặc áo chẽn đi ra cửa rồi lẫn vào trong dòng người đông đảo đi qua nhiều con đường, vừa đi vừa chú ý quan sát và lắng nghe người khác chuyện trò nhưng vẫn chẳng có tin tức gì liên quan đến Phụng Kiệt.

Quảng Kiệt mệt mỏi đi vào một tửu lâu, trầm ngâm uống rượu một hồi mới đi ra.

Lúc này đã hơn canh hai, người vãng lai rất ít. Trăng sao trên bầu trời mông lung.

Khi đến trước cửa Lợi Thuận tiêu điếm chợt nghe “vù” một tiếng, có người dùng đao từ sau chém tới. Quảng Kiệt giật mình nhảy người tránh né, dùng kiếm đâm về phía sau.

Người phía sau cũng dùng kiếm đỡ lên.

Hai thanh kiếm chạm nhau. Người đó thoái lui rau sau mấy bước cất tiếng nói thì ra thanh âm là Lý Phụng Kiệt :

– Dừng tay!

Kỷ Quảng Kiệt cười nhạt hỏi :

– Mi sợ à?

Vừa nói vừa đâm mạnh vào ngực đối phương. Lý Phụng Kiệt vung kiếm đỡ ra rồi quét ngang lưỡi kiếm vung kiếm đè xuống đồng thời bước lên. Kiếm đè kiếm, tay chụp tay, chân đạp chân. Hai bên đều vận lực để chống địch.

Lý Phụng Kiệt cười nói :

– Nếu sợ mi, ta đã chẳng đến tìm.

Vừa nói vừa vận sức đạp mạnh chân xuống, Quảng Kiệt vội hoành bộ tránh sang đồng thời dùng kiếm áp chế kiếm của Lý Phụng Kiệt, đang định thu kiếm đâm vào Lý Phụng Kiệt thì Phụng Kiệt đã sớm rút kiếm về, đổi thế chân trái nhón lên, mũi kiếm chênh chếch đâm vào yết hầu của Kỷ Quảng Kiệt. Kỷ Quảng Kiệt tung kiếm gạt ngang.

Hai người giao nhau mấy mươi hiệp. Lý Phụng Kiệt đột nhiên thoái lui cười ha hả nói :

– Thực bái phục! Nhưng đáng tiếc nơi này quá chật hẹp không thể thi triển kiếm pháp.

Kỷ Quảng Kiệt giận mắng :

– Đừng nhiều lời. Hôm nay ta quyết lấy mạng đệ tử Thục Trung Long.

Lý Phụng Kiệt vẫn cười. Hai người lại tiếp tục giao tranh thêm mấy hiệp.

Lúc này, có người thấy song Kiệt đang giao đấu chạy vào Lợi Thuận tiêu điếm thông báo.

Chiến đấu khoảng mười mấy chiêu, Phụng Kiệt thu kiếm về định đi. Quảng Kiệt chạy đuổi theo ra đến đầu hẻm, Phụng Kiệt quay người hoành kiếm nói :

– Họ Kỷ kia, ngươi đừng ép người thái quá. Hôm trước ở Bá kiều, chỉ vì ta đã phải hỗn chiến với đám đông khá lâu, sức lực suy kém nên mới bại về tay mi. Nếu cả hai giao tranh công bằng chưa biết ai chết về tay ai. Nơi này đánh nhau không tiện vì chật hẹp lại thêm vây cánh của mi quá đông.

Quảng Kiệt lắc đầu nói :

– Bọn họ không phải vây cánh của ta cũng chẳng phải báo thù cho ai. Chẳng qua ta không muốn người khác dùng kiếm đối phó với bảo kiếm của ta. Nếu mi bỏ kiếm dùng đao có thể ta sẽ tha cho mi.

Lý Phụng Kiệt cười nhạt nói :

– Khẩu khí cuồng ngông, kiếm đâu chỉ để Kỷ gia Long Môn dùng thôi sao. Trời đã tối khó phân biệt kiếm pháp ai hơn. Nơi này cách chỗ ta không xa chi bằng mi hãy đến đấy cùng ta thương lượng. Nơi tỉ kiếm không để một ai biết, thắng bại chỉ có bọn ta định đoạt. Còn nữa, mi yên tâm, chỗ ta chẳng hề có mai phục.

Kỷ Quảng Kiệt cười hắc hắc nói :

– Có mai phục Kỷ mỗ há sợ sao?

Hiện giờ người của Lợi Thuận tiêu điếm đã tìm đến hẻm này. Kỷ Quảng Kiệt nói với Lý Phụng Kiệt :

– Chúng ta đi thôi.

Thế là cả hai không giao thủ, thu kiếm cùng nhau chạy qua mấy con hẻm nhỏ tối đen ngoằn ngoèo thì đến chỗ trú ngụ của Phụng Kiệt ra đó là một gia trạch.

Lý Phụng Kiệt gõ cửa, chẳng lâu sau, có một lão nô ra mở cửa. Phụng Kiệt mời Quảng Kiệt đi vào rồi đóng cửa lại.

Trong viện này thật yên tĩnh, chỉ có bắc phòng còn có ánh đèn leo lét.

Quảng Kiệt theo Phụng Kiệt vào trong thấy phòng không người, bốn vách chung đều toàn là kệ sách. Trên bàn còn có mấy bộ sách.

Kỷ Quảng Kiệt hỏi :

– Đây là nơi nào?

Lý Phụng Kiệt nói :

– Đây là nhà của bằng hữu ta. Hôm trước ta từ Bá kiều về thì trú ngụ ở nơi này nhưng mi khi trở về ngàn lần không được nói với ai?

Quảng Kiệt cười nói :

– Mi xem Kỷ Quảng Kiệt này là loại người gì?

Rồi hắn bèn ngồi xuống tay phải cầm kiếm, tay trái lật một quyển sách trên bàn thì thấy trong cuốn Tân Đường thi có kẹp một miếng giấy do có bài thơ chính là bài thơ mà Lý Phụng Kiệt mới sáng tác. Trong đó có mấy câu:

Giang thủy dạ hành kinh bảo kiếm

Quan sơ xuân mộ tùng lương câu.

Kỷ Quảng Kiệt nhìn thấy tỏ ý khen ngợi.

Phụng Kiệt ngồi xuống đối diện cũng đặt bảo kiếm lên bàn khều ngọn đèn cao lên, mỉm cười nói :

– Mi xem, đạo tặc như ta mà lại biết làm thơ, vậy mà mi chỉ thưởng cho kẻ tróc nã hai mươi lượng có phải là quá ít không?

Kỷ Quảng Kiệt bất giác đỏ mặt chống chế :

– Thực tình ta đâu biết ngươi là hạng người gì. Ta cho người dán cáo thị khắp nơi cũng chỉ nhằm kích động mi xuất đầu lộ diện chứ không phải thật sự muốn bắt mi.

Lý Phụng Kiệt cười nói :

– Nếu mi muốn bắt ta thì Phụng Kiệt ta không phải là đạo tặc bình thường để mi dễ dàng hành động.

Kỷ Quảng Kiệt nghe nói lặp tức nổi giận ném sách đứng dậy muốn đánh nhau với Phụng Kiệt.

Phụng Kiệt khoát tay mỉm cười nói :

– Đây không phải là nơi đánh nhau, không thể kinh động đến bằng hữu ta. Hơn nữa, ta có hảo ý mời mi đến đây lẽ ra mi phải nói chuyện lễ nghĩa, vì ta nghe nói mi cũng là người đọc sách mà.

Quảng Kiệt đặt kiếm xuống, rồi nhìn Phụng Kiệt nói :

– Mi tuổi trẻ mà võ nghệ cao cường văn tài lỗi lạc như vậy sao không tìm đường tiến thân, lại làm ra những việc không tốt thế này.

Lý Phụng Kiệt cười nhạt hỏi :

– Ta làm ra việc gì không tốt? Ai có nói với mi đã làm qua những việc xấu rồi sao?

Nói đến đây, Lý Phụng Kiệt đã bị kích nộ nói :

– Kỷ Quảng Kiệt. Theo lý sư phụ ta và tổ phụ mi đều là truyền nhân của Võ Đang phái, trước kia họ cũng là bằng hữu tốt, mi và ta không thể kết thù. Nay mi lại dán cáo thị cho ta là đạo tặc quả mi quá hồ đồ còn ép ta thái thậm. Ở đây có bọn Côn Lôn phái đứng giữa tọa thị nên ta chẳng muốn cùng mi tranh đấu. Nếu mi có gan ngày mai đến Đồng Quan chúng ta sẽ phân thắng bại.

Kỷ Quảng Kiệt gật đầu :

– Được! Ngày mai ta sẽ y ước.

Lý Phụng Kiệt nói tiếp :

– Chúng ta không ai được mang trợ thủ. Chiều mai ở Đồng Quan sẽ gặp nhau cùng phân cao thấp, sống chết không hối hận.

Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Được! Chúng ta lấy lời này làm ước định.

Rồi hắn quay người ra khỏi phòng, cầm kiếm nhảy lên mái nhà. Phụng Kiệt không tiễn chân.

Quảng Kiệt từ mái nhà bắc phòng nhảy sang đông phòng, nhìn thấy phòng Phụng Kiệt vẫn còn sáng choang, bóng Phụng Kiệt ngồi nghiêm chỉnh đọc sách.

Kỷ Quảng Kiệt âm thầm ái mộ thầm nghĩ: “Thực là một trang thiếu niên anh hùng, tài tuấn song toàn. Đáng tiếc, trong lúc vô ý ta lại đứng về phía đối địch với hắn”.

Quảng Kiệt trở về Lợi Thuận tiêu điếm, thấy nơi này đang hoảng loạn. Mọi người tay cầm đao đang đứng ngoài cửa, có vẻ trông mong. Thấy Quảng Kiệt trở về, lập tức hỏi :

– Lại tha Phụng Kiệt rồi sao?

Kỷ Quảng Kiệt khoát tay nói :

– Không phải Lý Phụng Kiệt mà là bằng hữu của bọn ta. Bọn ta tỷ kiếm để vui chơi, sau đó đến nhà hắn đàm đạo.

Bọn Chí Trung vô cùng ngạc nhiên và hoài nghi đưa mắt nhìn Quảng Kiệt.

A Loan cũng đã trở về. Nàng nóng nảy nói với Kỷ Quảng Kiệt :

– Thực ra có chuyện gì? Phải chăng ngươi cấu kết với Lý Phụng Kiệt để dò thám tình hình bọn ta?

Kỷ Quảng Kiệt liên tiếp xua tay nói :

– Cô nương nói lời này thực oan cho tại hạ. Nếu thực chúng ta có quen biết nhau thì chỉ một mình hắn cũng đủ hoành hành chốn này cần chi tại hạ phải ở bên trong thám thính.

A Loan hậm hực muốn gây gổ với Kỷ Quảng Kiệt nhưng Chí Trung khuyên nàng trở về phòng.

Còn Kỷ Quảng Kiệt thở dài nói với Chí Cường :

– Lý Phụng Kiệt quả thật là đồ đệ của Thục Trung Long. Người này trẻ tuổi, văn võ toàn tài, lẽ ra tại hạ phải kết giao bằng hữu với hắn nhưng vì sự việc của chư vị đã nảy sinh hiềm khích với hắn. Không chừng đôi ba ngày tới phải quyết một trận sinh tử cùng nhau.

Nói xong Quảng Kiệt trở về phòng mình.

Sau canh ba, tiêu điếm đóng cửa. Bọn tiểu tốt bận rộn, hoang mang cả ngày nên đã ngủ say. Kỷ Quảng Kiệt nghiêng người ra ngoài nghe ngóng thì vẫn còn tiếng chân đi nhẹ nhàng, ngói trên mái nhà cơ hồ rung nhè nhẹ. Kỷ Quảng Kiệt cảm thấy buồn cười nên cầm kiếm bước ra ngoài.

Trên nóc nhà có thanh âm A Loan hỏi :

– Ai?

Quảng Kiệt cười nói :

– Là tại ha A Loan không thèm nói nữa, phi thân qua nóc nhà phía hậu viện.

Kỷ Quảng Kiệt nhìn xung quanh thấy các phòng đã tắt đèn, bèn nhẹ nhàng nhảy lên nóc nhà chẳng gây chút thanh âm rồi đặt bảo kiếm trên mái ngói, chầm chậm đi về hậu viện, thấy A Loan đã từ trên nhảy xuống nàng cầm đao đi mấy vòng trong viện rồi ra vẻ mệt mỏi đi vào trong phòng phía tây còn ánh sáng đèn.

Kỷ Quảng Kiệt cũng nhảy xuống nhẹ nhàng đi đến bên cửa sổ phòng, nín thở hồi lâu rồi xuyên một lỗ nhỏ trên giấy phòng nhìn trộm. Thấy A Loan đang cởi áo khoác ngoài ra. Quảng Kiệt đẩy cửa xông vào, A Loan hốt hoảng “á” một tiếng cầm đao nhảy tới.

Quảng Kiệt khoát tay nói :

– Đừng gấp. Tại hạ có mấy lời muốn nói.

Mặt A Loan hổ thẹn đỏ hồng, từ đỏ chuyển sang màu đỏ tía, quắc mắt hỏi :

– Người đến phòng ta có việc gì?

Kỷ Quảng Kiệt nói :

– Vừa rồi quả thật tại hạ có gặp Phụng Kiệt. Bọn ta ước định địa điểm tỷ võ, nếu cô nương muốn xem tại hạ sẽ đưa cô nương đi cùng nhưng không được cho người khác biết.

A Loan vừa nghe gấp rút hỏi :

– Tỷ võ ở đâu? Đến lúc đó ta cũng đi.

Quảng Kiệt xua tay nói :

– Cô nương đừng lớn tiếng. Vừa rồi Phụng Kiệt chê cười tại hạ nói Côn Lôn phái chỉ biết dựa vào thế người đông thực chất không bản lãnh gì.

A Loan nói :

– Người đông chỉ càng loạn thêm vì thế cho nên mấy lần trước mới để hắn trốn thoát. Ngày mai, ngươi cũng đừng đi. Hãy nói địa điểm ước định để mình ta đến đó đấu với hắn.

Kỷ Quảng Kiệt cười nói :

– Như vậy đâu được. Hắn chỉ giao ước một mình tại hạ. Nếu bây giờ thấy cô nương đến chắc rằng hắn sẽ chẳng chịu đánh đâu mà nghĩ cách chạy đi. Như vậy sau này càng khó tìm kiếm. Ngày mai tính thế này, cô nương sẽ cưỡi ngựa đến Bá kiều, bọn ta sẽ đi gặp Phụng Kiệt. Khi tại hạ cùng Phụng Kiệt giao thủ, cô nương không được tương trợ. Nếu tại hạ đắc thủ chừng đó cô nương lên mà bắt hắn.

Nói đến đây, hắn đưa đôi mắt sáng quắc long lanh nhìn A Loan.

A Loan gật đầu nói :

– Sáng sớm mai, tại Bá kiều sẽ gặp nhau. Ngươi đi đi.

Quảng Kiệt mỉm cười lại dặn dò A Loan lần nữa :

– Ngàn lần cô nương không tiết lộ với người ngoài.

Hắn đi khỏi phòng, nhảy lên mái nhà đến lấy bảo kiếm rồi trở về phòng, nhưng hắn không thể nào ngủ được, cứ mãi tơ tưởng đến A Loan cảm thấy nàng là mỹ nhân trên đời hiếm có, trong đám quần thoa khó gặp.

Sáng hôm sau, thức dậy Quảng Kiệt đã thấy A Loan cầm đao giắt ngựa đi rồi. Quảng Kiệt mỉm cười, chậm rãi chuẩn bị dặn dò bọn tiểu tốt trong điếm đi đến những nơi đã dán cáo thị mà gỡ xuống.

Thoáng chốc, Chí Cường đến nói :

– Những bằng hữu ta mời, một số đã đến rồi. Nếu lúc này, Lý Phụng Kiệt có rời khỏi thành này ta cũng phải đuổi theo bắt bằng được. Xin mời Kỷ thiếu hiệp lưu lại đây nhiều ngày chờ ta xong việc này, về sau người Côn Lôn phái ghi nhớ công người.

Kỷ Quảng Kiệt gật đầu nói :

– Tại hạ quyết định giúp chư vị kết liễu việc này. Nay tại hạ cần phải ra ngoài tìm kiếm Lý Phụng Kiệt.

Chờ Chí Cường ra khỏi phòng, Quảng Kiệt cầm kiếm giắt ngựa đi ra khỏi đông môn Trường An.

Lúc này, tuy sáng sớm nhưng trời rất nóng, Quảng Kiệt thúc ngựa đến Bá kiều mặt ướt đầm mồ hôi. Thấy trong bóng râm, hàng liễu ven sông cột một con hồng mã. A Loan vận bạch y, trên mái tóc cài một đóa hoa lục đứng dưới gốc cây, cầm roi hướng về phía hắn. Quảng Kiệt mỉm cười thúc ngựa chạy đến. A Loan cùng cởi dây buộc ngựa, phóng lên ra roi, Quảng Kiệt vội nói :

– Trời nóng quá! Hay chúng ta nghỉ ở đây một lát rồi hãy đi.

A Loan không bằng lòng :

– Còn nghỉ gì nữa. Sớm đi bắt Lý Phụng Kiệt rồi về Trường An nghỉ ngơi cũng chẳng muộn.

Nói xong, nàng vung roi phi ngựa. Quảng Kiệt đành thúc ngựa chạy theo. Hắn ở phía sau nói lớn :

– Chiều hôm nay đến gặp Lý Phụng Kiệt, cho dù chúng ta lập tức bắt được hắn nhưng tại hạ nghĩ chúng ta cũng trở về không kịp.

A Loan hỏi :

– Ước hẹn ở đâu?

Quảng Kiệt nói :

– Ở Đồng Quan, cách đây hai trăm bảy mươi dặm.

A Loan cười lạnh nói :

– Như vậy không xa đâu. Đi mau thôi.

Dứt lời phi thẳng, Quảng Kiệt ở phía sau đuổi gấp theo, mắt đăm đăm nhìn dáng hình mỹ miều phía trước. Mặc dù mồ hôi dầm dề hắn quên cả trời nóng, lòng cứ mang ảo tưởng, nghĩ thầm: “Người Côn Lôn phái ai cũng kính trọng ta, vả lại cô nương này dường như chưa đính ước, nếu ta nói với Chí Trung, Chí Cường nhờ họ làm mai nhất định xong chuyện. Dẫu sao ta cũng là đích tôn của Long Môn Hiệp gia thế cao sang, Bào lão sư phụ chắc sẽ vui lòng. Sau này, ta kết thành lương duyên, cùng nhau hành tẩu giang hồ. Thử hỏi, lúc đó ai mà không thán phục uyên ương anh hùng này”.

Lòng hắn càng nghĩ càng phấn chấn, cao hứng, mau chóng thúc ngựa lên ngang ngựa của A Loan bắt đầu cười nói :

– Võ nghệ của cô nương thật cao cường. Tại hạ nghĩ lúc Bào lão sư truyền thụ võ công cho cô nương có chút thay đổi. Nếu không tại sao tài nghệ cô nương lại cao hơn các sư thúc. Tại hạ có nhiều bằng hữu, họ không tin ngày nay trên giang hồ còn có nữ hiệp. Có dịp xin thỉnh cô nương hạ cố đi cùng để họ phải kinh ngạc. Hôm nay, tại hạ mời một mình cô nương tương trợ còn hơn mời được nhiều cao thủ tài ba ở Trường An giúp đỡ.

A Loan nghe lời ca tụng này có chút vui vẻ, mỉm cười nói :

– Xem ra ngươi võ nghệ cũng tuyệt luân. Thảo nào qua lại giang hồ chưa bao lâu đã nổi danh như vậy.

Khi nói mặt nàng thoáng chút ửng hồng nhưng rồi như chợt nhớ việc gì, nàng nghiêm sắc mặt nóng nảy nói :

– Đi mau! Đi mau. Đừng nói chuyện phiếm nữa.

Tinh thần Quảng Kiệt thật phấn chấn cũng phi ngựa như bay. Bụi tung mù trời.

Trời nắng gắt lại gần chính ngọ, nơi người đi đường rất ít. Trước mắt đã sắp đến Vị Nam huyện, Quảng Kiệt thấy phía trước không xa có một bạch mã, trên lưng ngựa là một thiếu niên mặc thanh y, ngoảnh đầu nhìn ra sau chính là Lý Phụng Kiệt, Quảng Kiệt vội vung roi đuổi theo nói lớn :

– Được rồi. Chẳng cần phải đến Đồng Quan, gặp đây thì chúng ta giải quyết cho xong.

A Loan cũng đuổi theo hét lớn :

– Lý Phụng Kiệt đừng chạy!

Quảng Kiệt dặn A Loan :

– Cô nương vạn lần đừng nóng nảy, chờ tại hạ và hắn giao thủ xong, cô nương hãy lên, nếu không võ lâm ắt sẽ chê cười.

Lúc này, phía trước Lý Phụng Kiệt đã ghìm cương ngựa, ngoảnh đầu lại nhìn, chờ Quảng Kiệt và A Loan sắp đến gần, hắn mới nhảy xuống cương ngựa, tay rút kiếm bước lên mấy bước, cười nói :

– Kỷ Quảng Kiệt, một mình ngươi không dám giao đấu sao?

Kỷ Quảng Kiệt đỏ mặt nói :

– Cô nương này không phải giúp ta, chỉ đến xem tỷ võ thôi.

Nói xong hắn tuốt bảo kiếm trong tay, nhảy xuống mình ngựa, phi thân lên trước, bảo kiếm từ dưới hất lên tỏa ra mấy vòng kiếm quang hung hiểm, đâm vào ngực Phụng Kiệt.

Phụng Kiệt lui người đảo kiếm. Song kiếm giao nhau “kẻng” một tiếng, kiếm song phương cùng bật trở ra. Phụng Kiệt giơ kiếm chém xuống Quảng Kiệt.

Quảng Kiệt vung kiếm lên đỡ lại nghe “kẻng” một tiếng cực lớn, khiến người nghe giật mình.

A Loan không nhịn được, vội tuốt đao phi thân đến, Phụng Kiệt thoái lui mấy bước, Quảng Kiệt vội đuổi theo, A Loan cũng vung đao đuổi tới.

Một kiếm của Phụng Kiệt vừa ngăn đao của A Loan vừa chống đỡ thế đâm hiểm hóc của kiếm Quảng Kiệt, hàn quang chớp nhoáng, bụi bay mù trời.

Ba người giao đấu hơn hai mươi hiệp đột nhiên Lý Phụng Kiệt cảm thấy sườn trái đau buốt, kêu lên một tiếng quay người chạy về phía đông, ngựa hắn cũng chạy theo.

A Loan hét lớn :

– Ác tặc muốn chạy sao?

Nói rồi vung đao chạy theo, bị Quảng Kiệt kéo cánh tay lại nói :

– Hắn đã bị thương rồi. Thương thế lại trầm trọng, tha cho hắn chạy đi. Bọn ta hai đánh một mình hắn không phải là kẻ anh hùng.

A Loan giậm chân nói :

– Mau buông ta ra.

Nàng đẩy Quảng Kiệt rồi chạy về phía trước. Lúc này, Phụng Kiệt đã bắt được ngựa nhảy lên phi về phía đông. A Loan củng lên ngựa đuổi theo. Quảng Kiệt cũng thúc ngựa theo sau.

Chạy hơn ba mươi dặm, ngựa của Phụng Kiệt chạy phía trước đã chẳng còn thấy tăm hơi đâu nữa. A Loan mới dừng lại, thở dốc. Quảng Kiệt cất bảo kiếm, đến gần nói :

– Đây xem như đã rửa được nhục của Côn Lôn phái rồi. Tại hạ đoán rằng Lý Phụng Kiệt (…)

A Loan dường như còn tức giận lắm, nàng cất cương đao, ngoảnh đầu nhìn Quảng Kiệt nói :

– Ngươi về trước đi. Ta không muốn đi cùng ngươi.

Quảng Kiệt thất vọng nói :

– Đây là duyên cớ gì? Bào cô nương, chúng ta là anh hùng hảo hán, hành hiệp giang hồ đâu cần câu nệ câu “nam nữ thọ bất tương thân”.

A Loan tay cầm cán đao, trợn mắt nhìn Quảng Kiệt nói :

– Ngươi không phải là người tốt.

Quảng Kiệt mỉm cười nói :

– Có gì không tốt, chỉ vì tại hạ ái mộ cô nương.

A Loan thúc ngựa chạy. Quảng Kiệt chạy theo. Lúc đó, hai ngựa như phi long bay về phía tây. A Loan chạy phía trước không thèm nhìn lại. Quảng Kiệt phía sau nói lớn :

– Cô nương xin đừng giận tại hạ. Nay tại hạ mới hai mươi lăm, lại chưa có thê tử. Tại hạ thật ngưỡng mộ tài nghệ siêu quần, cùng dung mạo kiều diễm của cô nương…

A Loan như chẳng nghe thấy chỉ vút roi cho ngựa phi nhanh.

Trời về chiều, hai người đã đến Trường An, trở về Lợi Thuận tiêu điếm đã thấy trong sân có mấy chiếc xe cùng mấy con ngựa. Có người đứng trước cửa lớn tiếng nói :

– Bào cô nương đã về rồi. Mau xuống ngựa. Lão nhân gia đã đến.

Người nói chính là Tưởng Chí Diệu. A Loan nghe nói tổ phụ đến, vui mừng lập tức nhảy xuống ngựa, chạy vào :

– Lão gia gia ở đâu?

Chợt thấy rèm trúc ở tây phòng vén cao. Lão gia gia Bào lão sư của nàng đang ngồi chuyện trò với đồ đệ Chí Cường, Chí Trung, Chí Long, Chí Hiệp.

A Loan chạy đến hân hoan nói :

– Lão gia gia. Trời nóng như vậy sao người đến đây?

Bào Chấn Phi năm nay hơn bảy mươi, nhưng thân thể rắn chắc như thiết như thạch, trông còn khỏe mạnh. Chí Long đang đứng phía sau cầm quạt phe phẩy quạt cho Bào sư phụ, khiến râu tóc lão bay phất phới.

Lão sư đang nói với vẻ rất giận dữ, thấy tôn nữ bước vào lão mới hơi mỉm cười nói :

– Tiểu điệt nhi xem. Hiện giờ Côn Lôn phái của chúng ta bị người khác sỉ nhục như vậy, ta thu hơn ba mươi đồ đệ, làm hơn bốn mươi năm bảo tiêu chưa từng gặp cảnh này. Trường An thành Cát sư thúc, Lỗ sư thúc… toàn bộ ở đây lại để một mình Lý Phụng Kiệt nhỏ nhoi hoành hành.

A Loan nói :

– Lão gia gia đừng giận. Lý Phụng Kiệt lúc nãy đã bị tôn nữ đánh bại rồi.

Chí Cường hỏi :

– Ở đâu?

A Loan liền đem việc vừa rồi kể qua một lượt.

Chí Cường, Chí Long… vui mừng. Bào lão sư cười nhạt nói :

– Bọn ta thật xấu hổ, bị người ta sỉ nhục. Côn Lôn phái phải để tôn tử của Long Môn Hiệp thay ta mà rửa nhục.

A Loan lắc đầu nói :

– Không phải. Tôn nữ và Kỷ Quảng Kiệt trong lúc giao thủ mới thừa thế đả thương được Phụng Kiệt. Dựa vào một mình Quảng Kiệt thì có làm được gì. Phụng Kiệt đã bị thương trầm trọng, cưỡi ngựa không qua được Đồng Quan thì chết rồi.

Bào lão sư lại thở dài nói :

– Bọn ta lại kết thêm một mối thù nữa rồi.

Chí Trung vội hỏi :

– Kỷ Quảng Kiệt giờ ở đâu?

A Loan trả lời :

– Hắn ở phía sau, sắp về rồi.

Bào lão sư khoác thêm một chiếc áo màu sậm, rồi nói với A Loan :

– Ta vốn hai mươi năm không ra cửa, nhưng từ khi tiểu tôn mi đi khiến mọi người lo lắng, nên Tưởng sư thúc mới trở về tìm ta, buộc ta phải theo hắn. Đường qua Hán Trung, các cửa thành đều không vào, qua Thái Lãnh mới gặp sư thúc của cháu là Viên Chí Hiệp, rõ được sự việc nơi này, vì vậy ngày đêm ta gấp rút đến đây.

A Loan nũng nịu :

– Lão gia gia đã dùng cơm chưa? Tôn nữ đến giờ cơm sáng cũng chưa có.

Lúc đang nói chuyện, Kỷ Quảng Kiệt cũng vừa về. Bào lão sư đứng dậy tiếp nghinh, nói :

– Kỷ thiếu hiệp. May mà có thiếu hiệp ra tay tương trợ, nếu không đồ tử đồ tôn của ta đã tuyệt vọng rồi. Ta vô cùng đa tạ thiếu hiệp.

Kỷ Quảng Kiệt có vẻ áy náy, vòng tay vô cùng cung kính nói :

– Lão tiền bối quá khách sáo, việc này tiểu bối thật không dám nhận, xin người đừng để tâm.

Quảng Kiệt cảm thấy khát khô cả cổ, nên nói vài câu đáp lễ với Bào lão sư xong, hắn lui ra tìm nước uống.

Chí Cường biết hai người chắc hẳn rất đói bụng, nên ra lệnh cho nhà bếp chuẩn bị tiệc mời Bào lão sư, A Loan, Kỷ Quảng Kiệt cùng những người đồng hành với Bào lão sư vào ăn uống.

Kỷ Quảng Kiệt bèn kể hôm qua cùng Lý Phụng Kiệt giao ước ra sao, nhưng hắn không dám nói đã ước hẹn với A Loan đêm qua mà chỉ bảo là sáng nay hai người tình cờ gặp nhau.

Bào lão sư thấy thiếu niên này anh hùng xuất chúng, khí phách hiên ngang. Bất giác cao hứng, uống liền mấy chung, lớn tiếng hẹn hò.

Cơm xong, Bào lão sư bảo tôn nữ vào trong nghỉ ngơi, rồi cùng Quảng Kiệt tiếp tục chuyện trò. Càng nói càng vui vẻ.

Các quyền sư, tiêu đầu nổi tiếng trong thành đều cùng đến bái kiến Bào lão sư khiến Lợi Thuận tiêu điếm bỗng trở nên nhộn nhịp.

Đến tối, Bào lão sư cùng Kỷ Quảng Kiệt chung nghỉ một phòng. Già trẻ hai người đàm luận một hồi, nhắc đến Long Môn Hiệp, Thục Trung Long, những việc đắc ý trong đời của Bào Côn Lôn.

Còn Kỷ Quảng Kiệt kể về gia thế của mình cùng những việc hắn đã làm được khi ở Giang Nam.

Hai người dùng trà thay rượu, cùng nhau đối ẩm, có vẻ tương đắc mãi đến canh ba mới chịu nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, Bào lão sư cùng tôn nữ vào sân viện múa đao. Kỷ Quảng Kiệt cũng đi mấy bài kiếm pháp bí truyền của tổ phụ.

Bào lão sư dừng xem không ngừng tán dương nói :

– Thật đúng là nội gia chính pháp hơn hẳn Côn Lôn phái của chúng ta.

Sau đó, lão bí mật triệu tập Chí Cường, Chí Trung để nói chuyện kết phối giữa Kỷ Quảng Kiệt cùng A Loan và ra lệnh cho Chí Trung âm thầm thăm dò Kỷ Quảng Kiệt xem tình ý hắn ra sao.

Buổi trưa, Chí Trung cho mời Kỷ Quảng Kiệt đến tửu lầu mà nói qua việc cầu thân.

Thật là chuyện không dám cầu mà được, nên Kỷ Quảng Kiệt cảm thấy lòng vô cùng hoan hỉ, vui sướng vội vã đồng ý.

Chí Trung cũng cười mà nói :

– Nếu Kỷ thiếu hiệp đã chấp nhận lương duyên này để ta về sớm báo lại cho sư phụ. Sư phụ không thể lưu lại đây lâu, nên ắt hẳn người sẽ sớm lo liệu hỷ sự này, mới an tâm rời khỏi.

Thế là Chí Trung nhanh chóng trở về báo lại với Bào lão sư.

Bào lão sư chẳng nói gì, đến khi Chí Trung bước lui khỏi phòng, Bào lão sư mới đi đến phòng của tôn nữ A Loan.

Lúc này, A Loan vừa ngủ trưa dậy đang trước gương trang điểm, lão sư đi đến, A Loan ngoảnh đầu nhìn, mỉm cười nói :

– Trời nóng quá, lão gia gia ngủ không được phải không?

Bào lão sư nói :

– Không! Ta không cảm thấy nóng cũng không cảm thấy mệt mỏi. Hai mươi năm ở mãi chốn gia trung, hôm nay đi đây đó ta cảm thấy khoan khoái dường như trẻ lại.

Đến ngồi ở một ghế dài, vuốt chòm râu bạc, vui vẻ nói :

– Ta báo cho tôn nhi nghe một hỷ sự.

A Loan ngạc nhiên, từ trong gương nhìn mặt tổ phụ, thấy người có vẻ hoan hỉ vô cùng thật trong đời hiếm gặp, nghe nội tổ nói :

– Ta đã nói qua, lần này tôn nhi ra ngoài trước là lịch duyệt giang hồ, sau là tìm một trượng phu hòng gửi gắm tấm thân. Vả chăng hiện nay cháu cũng đã hơn hai mươi, đừng để lỡ tuổi xuân. Ta thấy Kỷ Quảng Kiệt là thiến niên anh hùng, nên ta muốn cho hắn ta kết duyên cùng cháu.

A Loan nghe đến đây, chợt buồn bã, nước mắt rơi rơi, lắc đầu muốn nói thì nghe tổ phụ nàng thở dài nói :

– Ta đã già rồi, còn phụ thân và các sư thúc của cháu võ nghệ không cao. Bọn ta đắc tội với người giang hồ không ít. Hiện giờ truyền nhân của Võ Đang phái đã xuất hiện, cháu xem kiếm pháp của Lý Phụng Kiệt cao siêu như vậy, nếu không có Kỷ Quảng Kiệt ra tay, giúp đỡ thì Côn Lôn phái ta đã diệt vong rồi. Hơn nữa, ta lại nghe nói Lang Trung Hiệp định đến Hán Trung đấu với Côn Lôn ta. Nếu chúng ta không tìm một người có bản lãnh cao siêu hỗ trợ, thì mai này khi chết đi phụ thân cháu cùng sư thúc và cả tôn nữ cũng phải chịu tiêu diệt. Kỷ Quảng Kiệt là đích tôn của Long Môn Hiệp, văn võ toàn tài, gia thế cao quý, niên kỷ lại phù hợp với cháu, nên mới quyết định tái hợp lương duyên đôi lứa cho hai người để cháu có nơi nương tựa, đồng thời phái Côn Lôn cũng có chỗ cậy nhờ.

Thanh âm lão sư nghe bi thảm, thê lương. Lão mở to đôi mắt già nhìn tôn nữ.

A Loan khóc hồi lâu, những chuyện buồn bã suy nghĩ trong lòng định nói ra, nhưng không tiện. Cuối cùng nàng gạt nước mắt, gật đầu. Bào lão sư biết tôn nữ đã bằng lòng nên vui mừng nói :

– Cháu ngoan. Cháu làm ta quá lo. Giờ ta đã hơn bảy mươi, lo cho cháu yên bề gia thất xong, xem như tâm nguyên trong đời ta đã hoàn thành, ta thật mãn ý vừa lòng. Nay có té nhào tắt thở ta cũng yên tâm.

Dứt lời, lão sư đứng dậy bước ra ngoài.

Tối đó, trong tiêu điếm mở tiệc linh đình để Kỷ Quảng Kiệt dâng sính lễ.

Kỷ Quảng Kiệt lòng vui mừng khấp khởi, hắn chờ đợi đến mùa thu, tiết trời mát mẻ sẽ làm lễ rước tân nương, thành thân cùng A Loan.

Kỷ Quảng Kiệt cao hứng, cả ngày thúc ngựa cầm kiếm, ngao du sơn thủy khắp nơi trong và ngoài thành.

Xa gần không ai không biết vị thiếu niên này là đích tôn của Long Môn Hiệp và là quý tế của Bào Côn Lôn. Các tiêu đầu, quyền sư tranh nhau kết giao với Kỷ Quảng Kiệt.

Còn tính tình A Loan lại khác với thường ngày, trước nay nàng linh hoạt như vậy, thường cưỡi ngựa sớm tối, nhưng từ lúc đính hôn với Quảng Kiệt, nàng ít khi ra khỏi cửa.

Bào lão sư cùng bọn Chí Trung, Chí Cường cho rằng nàng thẹn thùng giữ gìn lễ nghĩa nên chẳng quan tâm.

Trình Nguyệt Nga thê tử của Thiếu Cương, cùng bọn nữ tỳ trong nội trạch trái lại họ thường thấy A Loan một mình ngồi trong phòng buồn bã, luôn dầm dề nước mắt. Bọn họ không dám đem chuyên này thuật lại, cũng không đoán ra chuyện gì đã khiến nàng đau khổ.

Thời tiết càng ngày càng nóng nực hơn. Miêu Chí Anh đã được mai táng, thương thế của Thiếu Cương, Chí Dũng tuy chưa bớt nhiều, nhưng không còn nguy hiểm.

Sau mấy ngày này, lại có thêm mấy người đến như Chí Cao, Chí Viễn, Chí Diệu… tổng cộng hơn mười môn đồ Côn Lôn phái. Phụ thân A Loan là Bào Chí Vân cũng từ Hán Trung đến đây. Vừa đến đã khóc ròng thương cho Miêu Chí Anh chết thảm trong tay Lý Phụng Kiệt, vì Chí Anh là trợ thủ đắc lực cho Chí Vân. Trước kia thường cùng với Chí Kỳ đi bảo tiêu Xuyên tỉnh. Một lần Chí Kỳ bị một tên tiểu tặc từ trên Tương Sơn xuống giết chết, Chí Anh lần đó thoát nạn, nào ngờ giờ phải chết thảm ở đây, khiến Chí Vân thương cảm khóc hồi lâu.

Sau đó, Chí Vân gặp Quảng Kiệt lại nghe được việc của nữ nhi mình và Quảng Kiệt sắp thành thân, Chí Vân vô cùng hoan hỉ.

Bào lão sư vui buồn lẫn lộn, dặn thiết yến đãi tiệc mọi người.

Trong tiệc, Chí Trung và các sư huynh đệ bàn luận với Bào lão sư việc trả thù, thì Kỷ Quảng Kiệt vội ngăn lại :

– Lỗ sư thúc không cần nhắc đến Lý Phụng Kiệt và Lang Trung Hiệp. Nếu bọn họ đến không cần các sư thúc bận tay, chỉ cần một thanh kiếm này cũng đủ lấy mạng chúng. Hiện giờ trời còn rất nóng, chờ đến mùa thu mát mẻ, tiểu điệt sẽ đến Trường An mở lôi đài, lấy gia sản của tiểu điệt làm giải thưởng, khiến người giang hồ không đến đó tranh giành, ta sẽ hạ họ để lại uy danh cho Côn Lôn phái. Hôm nay lão gia gia chúng ta không nên buồn, mà nên thụ hưởng vui vầy với nhau.

Chí Tuấn, Chí Viễn… đều cao giọng tán thành :

– Đúng lắm! Đúng lắm!

Còn Chí Hiệp tay cầm bình rượu bước qua cười nói :

– Đệ tử xin kính thỉnh sư phụ ba chung, đại sư huynh cũng phải nhận ba chung, còn Kỷ thiếu hiệp và Loan cô nương mỗi người ít nhất cũng phải uống một chung. Một là đồ đệ thành tâm chúc sức khỏe sư phụ, hai là chúc mừng hỷ sự.

Nói xong cầm bình rượu rót đầy vào chung dâng lên cho Bào lão sư.

Lão sư mỉm cười uống cạn chung. Chí Hiệp rót chung thứ hai, lão thái sư định uống tiếp thì đột ngột Thôi Sơn Hồ Long Chí Khởi mình lấm đầy bụi cát hoang mang từ ngoài xông vào, thi lễ với sư phụ rồi ôm quyền chào các huynh đệ.

Chí Cường bước lên hỏi :

– Long tam sư ca, tại sao giờ này mới đến? Việc bất hạnh và hỷ sự ở đây, sư ca đã biết chưa?

Long Chí Khởi thở hổn hển, khoát tay nói :

– Việc này khoan hãy bàn đến. Ta đến đây còn có việc khẩn cấp hơn nhiều để bẩm báo với sư phụ.

Bào sư phụ đứng dậy hỏi :

– Có chuyện gì?

Chí Trung cũng chăm chú nhìn Chí Khởi, thấy Chí Khởi lấy trong người ra một phong thư, nói :

– Đệ tử đã nhận được phong thư này ở Tử Dương. Gã tiểu tử Giang Tiểu Nhạn mà mười năm nay chúng ta đề phòng giờ hắn đã học thành võ nghệ sắp đến đây tìm bọn ta.

Bào lão sư vỗ bàn phẫn nộ nói :

– Mau đọc thư cho ta nghe!

Chí Trung tiếp lấy thư của Chí Khởi đưa cho, bước đến ánh đèn đọc to lên :

“Thư gửi Tử Dương huyện Long Chí Khởi.

Chuyển đến Trấn Ba Bào gia phụ tử.

Cách biệt mười năm, đại thù sát phụ chẳng lúc nào nguôi. Năm đó, ta tuổi còn trẻ vô năng, bị bọn ngươi hãm hại, lăng nhục, mấy lần suýt chết phẫn hận tột cùng. Hôm nay, ta đã trưởng thành, học được nội gia chân truyền, trừ gian diệt bạo. Hẹn các người đến mà báo thù mười hai năm qua. Thù sát phụ thảm thê khiến mẫu thân tái giá, huynh đệ phân ly, đói lạnh khôn cùng, bị sỉ nhục liên miên. Trong Côn Lôn phái chỉ trừ hai ba người ra tất cả đều là thù nhân của ta. Hôm nay, ta sẽ khởi hành, trước đến Tử Dương, sau đến Trấn Ba. Bảo trước để các người chuẩn bị đề phòng.

Giang Tiểu Nhạn viết”.

Bào lão sư nghe xong, há hốc miệng, mặt đỏ chuyển thành xanh. Bọn môn đồ có người phẫn hận, có người trầm mặc không nói.

Kỷ Quảng Kiệt tuốt bảo kiếm đặt mạnh lên bàn, khiến mọi người chấn động, hắn cao ngạo nói :

– Chư vị đừng sợ. Giang Tiểu Nhạn dù là nhân vật gì, không chờ đến Tử Dương, tại hạ sẽ xuôi về nam tìm gặp hắn. Tại hạ bảo đảm chỉ ba chiêu sẽ lấy mạng hắn.

Chí Vân hỏi Chí Khởi :

– Thư này do ai đưa đến?

Chí Khởi đáp :

– Thư này do một người khách thương ở Hà Nam đưa tới. Chính người này đã nhìn thấy Tiểu Nhạn ở Tín Dương Châu Hà Nam. Nghe nói danh tiếng Tiểu Nhạn đã chấn động đại giang nam bắc. Bảo kiếm và thuật điểm huyệt của hắn không ai địch nổi. Hoa Thương Long Nhị ở Tương Dương thành, Trại Hoàng Trung Lưu Khuông ở Tín Dương châu, Thần Tiên Lỗ Bá Hùng ở Thượng Sát huyện, toàn bộ đều bại trong tay hắn. Lại nghe nói Tiểu Nhạn bước lên phía bắc đấu với Tung Sơn Thái Bi thần sư, đấu với Cao Khánh Húy ở Khai Phong phủ, còn muốn thủ tài với tôn tử Kỷ Quảng Kiệt của Long Môn Hiệp. Sau đó, hắn mới vào Đông Quan đến Tử Dương và Trấn Ba.

Kỷ Quảng Kiệt nghe lời này càng hừ lạnh nói :

– Hay cho Tiểu Nhạn! Hắn không biết đại danh của ta. Như vậy càng tốt. Ta muốn đến Quang Trung tìm hắn, thế thì ta không phải lặn lội đường xa mệt nhọc, chờ hắn đến, bảo kiếm này sẽ thay ta giáo huấn hắn.

Nói xong, nhìn thấy hôn thê A Loan sắc mặt tái xanh không biết đang giận dữ, ưu sầu hay bi thương.

Lúc này, nàng đẩy chung rượu rồi khỏi bàn tiệc, đi vào trong viện.

Lúc bóng nàng khuất sau cửa, Bào lão sư bỗng nhớ đến chuyện mười năm trước…

“Đêm tuyết mịt mù năm đó. Tiểu Nhạn cầm đao tìm lão trả thù, sau đó lão đã giải thích việc này do huynh đệ họ Long gây ra. Tiểu Nhạn lập tức bỏ đi, nhưng A Loan đã vội đuổi theo. Nhìn hai tiểu tử đánh nhau trên tuyết thật khả ái. Từ hôm đó, lão nhận Tiểu Nhạn ở lại trong nhà. Lão thực tâm hối hận, cứ nghĩ nuôi dưỡng Tiểu Nhạn thành nhân, sẽ đem A Loan gả cho hắn. Không ngờ, thù hận không giải khai được. Giờ đây oan gia sắp đối đầu, không chừng sẽ xảy ra một trường ác chiến. Còn Kỷ Quảng Kiệt biết có địch được không, vẫn còn chưa chắc”.

Nghĩ như vậy, lòng lão bi phẫn lại thêm thương cảm. Đôi mắt lão vô thần, toàn thân phát run.

Chí Cường thấy sư phụ bất an, vội dìu lão vào trong. Mọi người náo loạn cả lên.

Bào lão sư được đệ tử đưa vào phòng, nằm dài trên giường như người mất hồn. Hồi lâu mới tỉnh lại, gắng gượng tinh thần nói với đồ đệ :

– Giang Tiểu Nhạn không có gì đáng sợ. Hắn đến, Bào lão ta sẽ tiếp chiêu hắn. Bất quá ta bỏ mạng, nhưng lão muốn dặn dò các con. Đời người vạn lần không được kết thù, hành sự không được nông nổi. Việc gì cũng phải khoán đạt, rộng rãi, phải nhẫn nại.

Nói xong, lão quay lại ân cần nói với Kỷ Quảng Kiệt :

– Tôn nữ ta gả cho cháu, vì thế đã trở thành người thân thiết của Bào gia. Hãy nhớ kỹ, trước khi ta chết, Tiểu Nhạn đến đây cứ để mình ta gặp hắn. Nếu lão có chết rồi, hắn mới đến, cháu phải dùng lễ tiếp đãi và giải thích với hắn, khi nào phân biện không xong, thì mới động thủ, nhưng động thủ cũng lưu chút tình.

Kỷ Quảng Kiệt hậm hực nói :

– Lão gia gia. Hà tất lão nhân gia phải lo lắng như vậy. Tài nghệ của Giang Tiểu Nhạn lợi hại như thế nào, chúng ta chưa rõ. Chẳng lẽ, sư phụ hắn còn tuyệt luân hơn Thục Trung Long và Long Môn Hiệp nội tổ của diệt nhi sao?

Bào lão sư nghe lời này, bất giác thở dài, rồi cười thảm nói :

– Hiền tôn tế, cháu hành tẩu giang hồ chưa lâu nên biết đâu chốn võ lâm bốn mươi năm trước, tuy Long Môn Hiệp và Thục Trung Long được xưng là nhị tuyệt, nhưng Long Môn Hiệp bình sinh vẫn chưa qua Trường Giang, Thục Trung Long chưa hề đi khỏi Tam Hiệp là vì sao? Vì người biết rõ nội tình này rất ít, ngoài nhị tuyệt ra còn có một kỳ nhân. Vị kỳ hiệp này tài nghệ cái thế, khó ai đoán được đến mức độ nào. Lúc đó ta là một tráng niên võ nghệ cao thâm, sức lực hơn hiện giờ, nhưng ta gặp người này trong Đồng Bách sơn. Ây da! Không cần nói nữa, nói ra chưa chắc bọn ngươi tin. Ta lúc đó Bào Côn Lôn tung hoành nhất thế, vậy mà trong tay kỳ nhân đó chẳng khác chi con kiến.

Kỷ Quảng Kiệt trợn mắt hỏi :

– Phải chăng người này là sư phụ của Giang Tiểu Nhạn?

Bào lão sư chau mày nói :

– Nếu Giang Tiểu Nhạn bái người khác làm sư phụ thì mười năm nay ta đâu phải lo lắng sầu não như vậy?

Chí Cường cũng đem việc mười năm trước gặp vị nhân gia này ở Thái Linh sơn kể lại cho Kỷ Quảng Kiệt nghe qua một lượt. Lúc này, Chí Cường vẫn còn run sợ biến sắc.

Quảng Kiệt không nén được tức tối, cười nhạt an ủi lão sư :

– Lão gia gia tuổi hạc đã cao, không nên tranh phong với tên tiểu bối như vậy. Lão gia gia nên đi trước, còn tôn tử sẽ đi về hướng đông đón Giang Tiểu Nhạn. Hai người chúng cháu sẽ quyết một trận thư hùng.

Bọn Cát Chí Cường nghe biện pháp này đều cho là hoàn hảo, nên đồng loạt khuyên nhủ lão sư, cuối cùng lão chấp nhận cách thức đó.

Sáng hôm sau, lão quyền sư cùng đưa tôn nữ A Loan cùng đi về Đại Tán quan.

Kỷ Quảng Kiệt thì chuẩn bị bảo kiếm hành trang khí thế hùng tráng, hiên ngang. Ngày đó hai người khởi hành đi về hướng đông, hầu nghênh chiến Giang Tiểu Nhạn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN