Kim Bình Mai - Tập 1 - Hồi 53
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
148


Kim Bình Mai - Tập 1


Hồi 53


Tây Môn Khánh bước vào, Kim Liên nghênh đón rồi nói:

Cả đêm qua không ngủ được, sáng nay chàng lại phải đi sớm, đáng lẽ nên về nghỉ sớm mới phải, nào ngờ giờ này mới về.

Lúc đó cũng khoảng canh ba, Kim Liên thấy Tây Môn Khánh có vẻ say, bèn giúp thay quần áo, sửa soạn giường gối rồi bảo Xuân Mai đem trà ra. Tây Môn Khánh uống xong chung trà rồi leo lên giường ngủ như chết, gọi thế nào cũng không thèm thức dậy. Kim Liên chán chường nghĩ rằng giờ này chắc hai sư bà còn ở phòng Nguyệt nương, liền lên đó.

Thấy Kim Liên bước vào, Nguyệt nương hỏi:

Gia gia ở dưới đó, sao lại lên đây?

Gia gia uống rượu say mèm tại nhà Hạ Đề hình, rồi về ngủ say như chết, tôi ngồi một mình buồn nên lên đây nói chuyện.

Đoạn quay sang hỏi hai sừ bà:

Người đời thường nói là có thiên đường, và địa ngục, không hiểu có thật chăng?

Thật chứ sao lại không. Trên đời có tam thập tam thiên, ở trên cùng là Đại La Thiên, ở đó có núi Thất Bảo, trên núi Thất Bảo có cung Thất Bảo, cung Thất Bảo có lâu đài Thất Bảo. Lại có ba giới là thượng trung hạ. Thượng giới do Phật tổ Thích Ca Mâu Ni cai trị, trung giới do Quan âm Đại sĩ Văn thù Di Lặc cai trị, hạ giới do U minh Giáo chủ Đại giác Thiền sư cai trị. Lại có Tam thiên Thế giới, gọi là Tiểu thiên Thế giới, Trung thiên Thế giới và Đại thiên Thế giới, trong Tam thiên Thế giới có hàng ức vạn ngọn Tu Di Sơn.

Người nào không tin thì tội không để đâu cho hết, còn tin thì được hưởng phúc.

Nguyệt nương hỏi:

Còn địa ngục thì sao? Có thật hay không ? Vương sư bà tiếp lời:

Địa ngục gồm bát đại địa ngục, nơi nào cũng đầy núi đao rừng kiếm, ở dưới thấp nhất là A tỳ địa ngục, rộng hơn tám vạn bốn ngàn dàm, ai có tội nặng thì phải xuống đó, chịu biết bao hình phạt khủng khiếp.

Kim Liên lại hỏi:

Hôm nọ có một vị hòa thượng tới đây nói là có thuốc tiên trường sinh bất lão, các vị là nữ tăng, có đơn thuốc đó không?

Tiết sư bà nói:

Ôi hơi đâu mà tin, chế thuốc luyện đan là hành động của phái Đạo gia, phái Thích gia đâu làm những chuyện đó. Phái Đạo gia bảo là có chín loại thuốc đan tất cả, loại thứ nhất là Hoa đan uống vào bảy ngày thì thành tiên, loại thứ nhì là Thần đan, uống vào bách bệnh tiêu tan, loại thứ ba cũng gọi là Thần đan uống vào trăm ngày thì thành tiên, loại thứ tư là Hoàn đan uống vào trăm ngày cũng thành tiên, loại thứ năm gọi là Nhị đan uống vào ba chục ngày thành tiên, loại thứ sáu gọi là Luyện đan uống mười ngày thành tiên, loại thứ bảy gọi là Nhu đan uống trong năm ngày thành tiên, loại thứ tám gọi là Phục đan uống vào nội nhật thành tiên, và loại thứ chín gọi là Hàn đan uống vào thì tức khắc thành tiên.

Kim Liên bảo:

Lạ nhỉ, vậy mà hôm nọ gia gia kính trọng vị hòa thượng đó lắm, lại xin được thuốc trường sinh nữa.

Nguyệt nương thấy Kim Liên cứ nói mãi về thuốc tiên, vừa sợ mất lòng hai sư bà, vừa không muốn nhắc đến chuyện xin thuốc cầu tự của mình, bèn nói sang chuyện khác:

Ngũ muội muội à, hôm nọ muội muội nói với tôi là muốn mua thứ quần tốt, hôm nay đã mua chưa ?

Kim Liên đáp:

Hôm qua tôi thấy Lục nương mặc một cái quần bằng lụa sa màu ngọc, có thêu sợi hoàng ngân rất đẹp, nói là mới mua, nhưng không nói là giá bao nhiêu, giá mua được thứ đó thì tốt.

Nói vài ba câu chuyện nữa thì đã tới canh tư, Kim Liên cáo từ về phòng nằm ngủ. Hôm sau, khi ở viện Đề hình về nhà. Tây Môn Khánh nhận được thư của hai Chủ sự An, Hoàng mời đến dự tiệc tại trang trại của Lưu Thái giám vào ngày hai mươi ba sắp tới. Vừa coi thư xong thì thấy một người thợ chải tóc tới thềm đại sảnh cúi lạy. Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi tới đúng lúc lắm, ta cũng đang cần phải sửa lại đầu tóc đây.

Nói xong vào hiên Phỉ Thúy trong hoa viên, cởi áo ngoài, xõa tóc ra ngồi trên một cái ghế nhỏ.

Người thợ chải tóc quỳ bên cạnh mà chải sửa, đoạn nói:

Người ta coi tóc mà biết được vận mạng, khí sắc tóc quan nhân vượng lắm, chỉ trong năm nay là có tin mừng thăng quan tiến chức.

Tây Môn Khánh mừng lắm. Chải sửa đầu tóc xong, Tây Môn Khánh lại bảo ngoáy tai. Người thợ này vốn rành nghề, lại là chỗ quen, cứ đúng ngày là tới. Nay nghe vậy thì lấy đồ nghề ra. Tây Môn Khánh lơ mơ khoan khoái. Ngoáy tai xong, người thợ lại còn đấm bóp nữa. Tây Môn Khánh hài lòng lắm, thưởng cho năm tiền, sau đó bảo ở lại uống rượu rồi hớt tóc cho cả Tố Quan.

Lúc đó đã trưa, Tây Môn Khánh quay vào thư phòng, nằm trên cái giường Đại lý Thạch mà ngủ.

Hôm đó, Dương cô nương cáo từ, Nguyệt nương sai dọn quả biếu đủ thứ đồ ăn rồi tiễn về. Hai sư bà cũng cáo từ. Nguyệt nương tặng mỗi người năm tiền, hai tiểu ni mỗi người một xấp vải. Lúc ra về, Tiết sư bà còn dặn:

Nhớ đúng ngày Nhâm Tý thì uống thuốc, chắc chắn là sau đó có tin mừng.

Tháng tám này sinh nhật tôi, sư phụ nhớ tới, tôi trông đó. Tiết sư bà đáp:

Thế nào ngày đó chúng tôi cũng tới quấy quả Bồ Tát.

Đoạn cùng Vương sư bà cáo từ. Nguyệt nương và đám tiểu thiếp tiễn ra tận cổng.

Lát sau Quế Thư bồng Tố Quan vào vườn chơi, có Ngọc Lâu, Kim Liên, Bình Nhi và Đại Thư đi theo. Bình Nhi bảo:

Thôi Quế Thư đưa ca nhi đây tôi bồng cho. Quế Thư nói:

Không sao đây, Lục nương cứ để tôi bồng, tôi thích lắm. Ngọc Lâu bảo:

Mình tới thư phòng của gia gia trong hoa viên đi.

Mọi người hướng về hiên Phỉ Thúy. Trên đường đi, Kim Liên thấy hoa tường vi nở đẹp thì hái mấy bông, cài đầu cho mình và cho Quế Thư. Tới nơi, mọi người thấy hiên Phỉ Thúy được chưng dọn lại rất đẹp, bàn ghế bình phong toàn thứ quý, xung quanh hoa lá xanh tươi như cảnh tiên, trong thư phòng ở đầu hiên.

Tây Môn Khánh đang ngủ trên giường Đại Lý Thạch, cạnh đó là án thư bày đồ văn phòng tứ bảo, cạnh án thư là giá sách, trên tường treo đàn và những bức họa, ngoài khung cửa là mấy đám ba tiêu phơ phất đong đưa.

Kim Liên và mọi người vào thư phòng, ngồi trên ghế để quanh bàn nước. Tây Môn Khánh chợt thức giấc, thấy đông người bèn hỏi:

Mọi người tới đây làm gì vậy ? Kim Liên cười:

Quế Thư muốn tới thăm thư phòng này nên chúng tôi dẫn tới cho coi.

Tây Môn Khánh đưa mắt nhìn thấy Quế Thư đang bồng Tố Quan thì ngồi dậy đùa với

Tố Quan một hồi. Bỗng Thư Đồng vào thưa:

– Ứng nhị gia tới.

Đám đàn bà con gái vội rút ra, kéo nhau tới phòng Bình Nhi. Quế Thư lật đật bồng Tố Quan ra vừa bế xuống thềm thì gặp Bá Tước tới. Bá Tước thấy Quế Thư thì chặn lai hỏi:

Á à, giỏi thật, tới đây từ bao giờ vậy? Quế Thư đáp:

Này, đừng có vớ vẩn, không có liên can gì tới nhi gia cả, hỏi làm gì? Bá Tước cười:

Không cho hỏi thì thôi, nhưng đưa ca nhi đây tôi bồng một lát.

Nói xong bước tới giằng lấy Tố Quan mà bồng. Quế Thư đánh vào đầu Bá Tước mà mắng:

– Đồ quỷ đừng có làm cho ca nhi sợ.

Tây Môn Khánh bước ra ngoài thềm cười bảo Bá Tước:

Này đừng làm cháu sợ. Đoạn quay lại bảo Thư Đồng:

Bồng ca nhi tới phòng Lục nương mau.

Thư Đồng bước ra bồng Tố Quan. Lúc đó nhũ mẫu cũng vừa tới, Thư Đồng trao Tố Quan cho nhũ mẫu. Bá Tước đứng lại hỏi Quế Thư:

Thế nào, việc của nàng tới đâu rồi?. Quế Thư đáp:

Nhờ gia gia và nương nương tôi thương nên đã sai Lai Bảo lên Đông Kinh lo giùm rồi.

Bá Tước nói:

Vậy thì yên tâm quá rồi, khỏi lo gì nữa nhé.

Nàng lên đây đi, ta còn chuyện muốn nói với nàng. Quế Thư đáp:

Để tôi đi lát nữa tôi trở lại. Nói xong tới phòng Bình Nhi.

Bá Tước bước lên hiên Phỉ Thúy vái chào Tây Môn Khánh rồi ngồi xuống. Tây Môn Khánh nói:

Hôm qua trong khi tôi đang uống rượu tại nhà Hạ Long Khê thì Tống Ngự sử sai người đem lễ vật tới nhà, trong đó có nguyên một con lợn sống. Hôm nay tôi đã bảo nhà bếp để nguyên con mà quay, bây giờ để mời Tạ ca tới, mình cùng uống rượu chung vui.

Đoạn quay lại bảo Cầm Đồng:

Chạy mời ngay Tạ đại gia tới đây nói là Ứng nhị gia hiện đã ở đây rồi.

Họ Từ ở ngoại thành đã trả tiền cho đại ca chưa? Tây Môn Khánh đáp:

Thằng khốn đó cho vay thì dễ đòi thì khó, hắn hẹn là ngày mai chỉ xin trả trước hai trăm năm chục lạng, còn bao nhiêu xin khất đến sang tháng. Ngày kia nhị ca cứ bảo hai người đó tới đây, tôi sẽ thêm vào cho họ mượn vậy.

Bá Tước nói:

Hai người đó đàng hoàng lắm, có lẽ họ lại đem lễ vật tới kính biếu đại ca đó.

– Nói với họ là không phải bày vẽ làm gì.

À còn vụ Tôn ca và Chúc ca thế nào? Bá Tước đáp:

Sau hôm bị bắt tại nhà Quế Thư thì hai người bị giam tại huyện một đêm, sáng hôm sau bị giải lên Đông Kinh ngay. Tiết trời nóng nực như thế này mà bị áp giải đường trường thì chịu sao nổi. Thật là thân làm tội đời.

Tây Môn Khánh cười:

Ai bảo cứ theo cái thằng họ Vương làm gì? Bây giờ nó có cứu cho được đâu, mình làm thì mình chịu chứ?

Bá Tước nói:

Đại ca dạy rất đúng. Chúc ca và Tôn ca chẳng biết gì đâu, thật thua xa tôi với Tạ đại ca.

Đang nói chuyện thì Tạ Hy Đại tới, chào hỏi xong thì ngồi xuống mà quạt phành phạch. Tây Môn Khánh hỏi:

Tạ ca đi đâu về mà nóng nực quá vậy?

Thôi, đại ca còn hỏi làm gì nữa. Thật khi không gặp chuyện bực mình. Hôm qua mới sáng banh mắt ra, bà mẹ của Tôn ca đã tới nhà tôi, bù lu bù loa bảo là tôi làm cho con bà ta bị bắt. Bà lại kể tội tôi nào là hay la cà các xóm ăn chơi để uống rượu gây chuyện, rồi rủ rê con bà khiến con bà phai mang họa. Đại ca bảo thế có tức không chứ. Bà ta cứ lải nhải cả buổi như vậy rồi mới chịu về. Sau đó thì nghe đại ca cho gọi, tôi phải vội tới ngay.

Bá Tước bảo Hy Đại:

Tôi cũng vừa nói chuyện đó với đại ca xong. Tạ ca còn nhớ từ trước tới nay tôi vẫn bảo Chúc ca và Tôn ca là chơi với cái thằng họ Vương dó thì sớm muộn gì cũng mang họa vào thân. Đến bây giờ thấy quả không sai. Mình làm mình chịu, còn oán hận ai bây giờ.

Tây Môn Khánh bảo:

Thằng họ Vương đó cũng gớm lắm, mới nứt mắt ra mà đã bỏ tiền bao gái, vậy cho nó biết.

Cầm Đồng đem trà ra, mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau thì Cầm Đồng dọn bàn, Họa Đồng đem đồ ăn ra. Tây Môn Khánh bảo:

Nghe đâu hôm nay trong nhà cũng nấu món mì ngon lắm, để chúng mình ăn mì trước đã.

Nói xong gọi Họa Đồng đem mì lên. Mì quả là ngon, Ứng, Tạ hai người lăng xăng rót xì dầu dấm ớt rồi ăn như sấm sét. Chỉ lùa vài cái là hết một bát mì, khoảng khắc mỗi người ăn bảy bát mì, trong khi Tây Môn Khánh không ăn nổi hai bát. Tây Môn Khánh thấy hai người ăn như vậy thì cười bảo:

Tôi không thể ăn như hai người.

Món mì này không biết ai nấu mà ngon thế. Hy Đại thì bảo:

Ấy là tôi đã ăn cơm ở nhà rồi đấy, nếu không tôi còn ăn nữa được.

Hai người ăn nhiều quá, toát cả mồ hôi, bèn cởi áo ngoài ra. Bá Tước quay lại bảo

Cầm Đồng:

Mày vào lấy cho chúng ta ít nước uống đi. Hy Đại tiếp lời:

Có trà thì tốt.

Cầm Đồng bưng trà ra, ba người tạm ngừng ăn để uống trà nói chuyện. Bỗng Bình An vào thưa:

– Có gia nhân của Hoàng Tứ và Lý Tam đem lễ vật tới.

Nói xong lui ra gọi bưng vào. Lễ vật đựng trong bốn cái quả lớn, gồm đủ thứ thịt cá hoa quả, gia nhân để lễ vật lên bàn bên cạnh. Ba người bước tới coi, Bá Tước cười:

Tôi nói có sai đâu, thế nào họ cũng đem lễ vật tới mà. Chà, toàn là những thứ ngon, không biết mua ở đâu mà khéo thế.

Nói xong thò tay ngay vào một cái quả đựng trái cây, lấy một lúc bốn năm thứ đưa lên miệng ăn nhuồm nhoàm, lại lấy mấy trái đưa cho Hy Đại bảo:

Ngon không chịu được, ăn thử coi.

Tây Môn Khánh bảo:

Chưa gì đã ăn, đáng lẽ còn để đi cúng Phật đã. Bá Tước cười:

Phật tại tâm, tôi ăn vào bụng tức là cúng Phật trong bụng rồi. Tây Môn Khánh cười, quay lại bảo Bình An:

Vào thưa với Đại nương là nhận lễ này rồi lấy ba tiền thưởng cho người đem lễ. Bình An vâng lời, đem lễ vật vào nhà trong.

Lúc đó Nguyệt nương cùng đám tiểu thiếp và Tây Môn Đại Thư đang ăn cơm ở nhà trong. Bỗng thấy người thợ hớt tóc thập thò ngoài hành lang. Bình Nhi nhìn thấy bèn gọi:

Bác phó cạo đấy hả? Vào đây đi, tôi cũng đang định cho ca nhi hớt tóc, tóc dài quá rồi.

Người thợ bước vào sụp lạy rồi thưa:

Quan nhân cũng có dặn tôi, nhưng bây giờ tôi mới trở lại được.

Thử xem lịch coi hôm nay tốt ngày không đã rồi mới cho ca nhi hớt tóc được. Kim Liên sai Ngọc Tiêu lấy cuốn lịch đem ra lật xem rồi nói:

Hôm nay là ngày hai mươi mốt tháng tư, ngày Canh Tuất, nên tế tự, xuất hành, may quần áo, hớt tóc , động thổ.

Đoạn ngẩng lên bảo:

Như vậy là ngày tốt.

Nếu ngày tốt thì bảo nhũ mẫu đem ca nhi lên đây, rồi bảo đun nước nóng để gội đầu cho ca nhi.

Lát sau nhũ mẫu đem Tố Quan lên, nhưng vừa mới hớt được vài đường thì Tố Quan sợ, khóc ầm lên. Người thợ hớt tóc vội hớt mau, mặc cho Tố Quan khóc, nhưng sau đó thì Tố Quan khóc lặng đi mặt đỏ rần lên. Bình Nhi hoảng lên bảo:

– Thôi, thôi đừng hớt nữa.

Nói xong bồng con lên. Người thợ cũng hoảng hồn dừng tay lại Tố Quan lặng người đi mãi mới khóc được thành tiếng. Bình Nhi nói:

Tôi đã bảo mà, không thể gọi thợ hớt tóc cho ca nhi được đâu, để hớt ở nhà thì hơn. Người thợ xếp đồ đạc rồi lỉnh ra. Bình Nhi nựng con:

Để tôi đánh ông phó cạo cho cậu nhé, tự nhiên dám đến hớt tóc cậu làm cậu sợ phải không.

Đoạn bồng con tới trước mặt Nguyệt nương. Nguyệt nương cầm tay Tố Quan nói:

Thằng chó, hớt tóc cho đẹp mà cũng khóc, muốn để tóc dài như thằng giặc hay sao? Bình Nhi trao con cho nhũ mẫu. Nguyệt nương dặn:

Dỗ cậu ngủ đi đã rồi hãy cho cậu bú, đừng cho cậu bú bây giờ, cậu vừa khóc xong, trong người chưa yên đâu.

Nhũ mẫu bồng Tố Quan về phòng. Đại An bước vào cười:

Làm cho bác phó cạo phải một phen xanh mặt.

Đã có cơm rượu gì cho người ta chưa ? Đại An đáp:

Bác ấy ăn uống no say rồi. Gia gia lại thưởng cho năm tiền rồi. Nguyệt nương bảo:

Lấy một bình rượu nhỏ ra tặng cho bác ấy, để người ta sợ tội nghiệp.

Tiểu Ngọc bèn rót một bình rượu nhỏ và một đĩa thịt đưa cho Đại An đem ra ngoài cho người thợ hớt tóc ăn uống. Nguyệt nương quay lại bảo Kim Liên:

Xem giùm xem ngày nào là ngày Nhâm Tý. Kim Liên mở lịch ra coi rồi đọc:

Ngày hai mươi ba là ngày Nhâm Tý.

Đoạn gấp cuốn lịch lại mà hỏi:

Nhưng Đại nương muốn biết ngày đó làm gì? Nguyệt nương lúng túng:

Chợt nhớ ra thì hỏi vậy thôi chứ cũng chẳng có chuyện gì. Quế Thư cầm cuốn lịch mở ra rồi nói:

Ngày hai mươi bốn này lại là ngày sinh nhật của mẫu thân tôi, vậy mà tôi không có ở nhà được.

Nguyệt nương bảo:

Mồng mười tháng trước là sinh nhật thư thư của ngươi, hai mươi bốn tháng này lại là sinh nhật mẫu thân của ngươi, hai ba cái sinh nhật cùng một lúc như vậy là thế nào? Sau này lấy anh chồng nào nghèo một chút thì chết, sinh nhật liền liền như vậy lấy tiền đâu ra mà làm?

Quế Thư chỉ cười không đáp.

Lát sau Tây Môn Khánh cho Họa Đồng vào mời Quế Thư. Quế Thư vào phòng Nguyệt nương trang điểm rồi vào hoa viên, tới hiên Phỉ Thuý. Tại đây, trên một cái bàn bát tiên lớn, có lợn quay và nhiều món khác. Chủ khách đang ăn uống vui vẻ. Quế Thư bước tới lạy chào rồi ngồi bên chuốc rượu. Bá Tước bảo:

Này gia gia nàng đã sai người lên Đông Kinh lo việc cho nàng, lại can thiệp với huyện để bảo vệ cho nàng, nhưng nàng thử hỏi lại gia gia nàng xem có phải chính ta là người trước nhất báo tin về chuyện của nàng và xin gia gia can thiệp cho nàng hay không. Vậy thì bây giờ nàng phải tìm xem có bài hát nào hay, đàn hát lên cho ta vừa nghe vừa uống rượu như thế mới là người biết điều.

Quế Thư cười bảo:

Thôi đi, đừng có ba hoa, chả biết có giúp gì được cho tôi thật không, chỉ biết bây giờ ngồi đây giở giọng Tào Tháo kể ơn.

Bá Tước bảo:

Con khốn này gớm thật, trước mặt đại ca ta đây chẳng lẽ lại nói sai hay sao? Thật là đồ vô ơn bạc nghĩa. chưa khỏi vòng đã cong đuôi là vậy.

Quế Thư mỉm cười, quay giáo quạt, đánh Bá Tước mấy cái. Mọi người cười ầm lên. Sau dó Quế Thư đứng dậy cầm cây tỳ bà, nhẹ nhàng nắn phím rồi hát:

Nào hay kẻ nọ bạc tình,.

Để ta vò võ ngày xanh đợi chờ. Gương loan bụi đóng mờ mờ,.

Thẹn thùng trâm ngọc, sững sờ phấn son. Làn my vắng nét xuân sơn,.

Chỉ còn thấy nét giận hờn mày chau. Bá Tước ngắt lời:

Dầu sao thì chuyện của nàng cũng tạm yên rồi, còn buồn rầu oán trách làm gì nữa. Quế Thư cười bảo:

Đồ quỷ, đừng có ăn nói bậy bạ, có để người ta hát không.

Đoạn hát tiếp:

Ruột đứt thì lòng mới đau, chứ mối tình mà đau khỉ gì, mà nếu có đau thì để ta chữa cho.

Quế Thư bước tới thẳng cánh tay giáng vào đầu Bá Tước mấy cái giáo quạt nên thân, rồi lại hát bài khác:

Bên song u tĩnh, Trăng chiếu mênh mông. Một mình ngồi tựa bình phong,.

Ngoài trời lạc lõng cánh hồng cô đơn. Hồng kêu như gợi cơn buồn,.

Đĩa dầu càng cạn càng tuôn mạch sầu.

Ngủ đi để quên nhau,.

Ngủ không được, chỉ thấy lòng đau.

Bá Tước cười:

Làm sao mà ngủ không được, ở nhà thì ngủ không được đã đành, tới đây lại không ngủ say như chết ấy à. Người ta lên Đông Kinh chạy thầy chạy thuốc cho mình rồi mà còn làm bộ.

Quế Thư kêu lên:

Gia gia coi, cái nhà ông họ Ứng này cứ trêu chọc người ta hoài à.

Bá Tước bảo:

– Bây giờ thì nàng gọi gia gia ngọt xớt.

Quế Thư không thèm nói, nắn phím hát bài khác:

Suy đi nghĩ lại Sao vẫn thấy lòng trống trải Người đâu rồi Người đâu rồi Sao để ta lệ sầu mãi mãi tuôn rơi.

Bá Tước ngắt lời:

Thôi để ta kể chuyện này cho mà nghe. Chuyện này vui lắm. Ngày trước có một người mắc tật đái dầm, chẳng may vợ chết, anh ta phải nằm ngủ gần linh cữu, đêm đó lại đái dầm nữa, sáng hôm sau mọi người tới, thấy quần anh ta ướt sũng cả, mới hỏi nguyên do, anh ta trả lời rằng suốt cả đêm anh ta khóc lóc nên nước mắt chảy ra ướt hết. Có lẽ nước mắt của nàng bây giờ cũng là thứ nước mắt của anh chàng vợ chết kia mà thôi.

Nói xong cười ha hả. Quế Thư chau mày bảo:

Đồ gì vô liêm sỉ ăn nói nhơ bẩn quá.

Đoạn lại hát tiếp:

Ta giận chàng.

Chàng giận ta.

Bởi chuyện không đâu hai đứa cách xa.

Giờ đây buồn thương nhung nhớ.

Giận mình lúc trước sao chẳng nói ra.

Bá Tước bảo:

Nàng hát chán bỏ xừ, lời ca chẳng ra đâu vào đâu cả, cái gì mà nói ra với chẳng nói ra. Thôi, nàng im đi, để ta hát một khúc hát Nam cho mà nghe.

Nói xong hát rằng: Nàng ngồi đây.

Nghe ta kể chuyện gió trăng. Trong cõi đời này.

Làm sao phân biệt giả chân.

Người nào cũng kỳ khôi ranh mãnh. Người nào cũng lo tính chuyện mưu sinh. Những nàng ca nữ.

Chỉ biết tiền bạc đâu biết ân tình. Buồn chán đến hết nói.

Thà nhảy xuống sông xuống giếng. Mà chết phắt theo làn nước xanh.

Bá Tước hát xong, Quế Thư tức quá phát khóc. Tây Môn Khánh bèn cầm quạt đánh lên đầu Bá Tước rồi cười:

Đồ chó chết, chỉ được cái giỏi trêu chọc là không ai bằng.

Đoạn quay sang bảo Quế Thư:

Cứ hát đi, mặc kệ hắn, đừng để ý gì hết. Tạ Hy Đại nói:

Nhị ca thật chẳng ra làm sao, tới đây ăn no uống say rồi nói bậy bạ, coi chừng nói nữa thì bị đánh đến lỗ đầu ra đó.

Quế Thư lại nắn phím hát rằng:

Ai cũng nói chàng là kẻ chí thành…

Bá Tước vừa mới định mở miệng nói đã bị Hy Đại bịt chặt miệng bảo:

Quế Thư cứ hát đi, mặc kệ hắn, để ta trị hắn cho. Quế Thư hát tiếp:

Nào hay chàng là kẻ bạc tình.

Lòng nghĩ một đường miệng nói một nẻo. Hẹn hò ăn nói loanh quanh.

Quế Thư ngừng hát, Hy Đại buông tay ra. Bá Tước nói ngay:

Nghĩ một đằng nói một nẻo như vậy mà lại hay, biết tin ai mà nói thật được. Quế Thư bảo:

Rõ thật đồ mắc dịch, dơ dáng dạng hình.

Điều dối trá mà miệng nói nhơn nhơn.

Kẻ phụ tình.

Buồn gì mà buồn, người ta có phụ tình đâu, nay mai người ta được kế tập chức tước Chiêu Tuyên thì hết buồn ngay.

Quế Thư biết Bá Tước ám chỉ Vương Tam, con của Vương Chiêu Tuyên nhưng cũng mặc kệ, hát tiếp:

Ngày tháng qua mau.

Biết bao giờ mới được gặp nhau. Uổng công chờ đợi.

Nằm bên song, gió mưa làm tỉnh giấc mộng sầu.

Ôi kẻ bạc tình.

Kiếp này làm sao cho loan phụng hòa mình.

Quế Thư hát dứt. Hy Đại bảo:

Thôi, bảo Thư Đồng nó cất cây tỳ bà đi, để ta mời Quế Thư một chung rượu, uống cho đỡ mệt, và cũng uống cho hết giận nữa.

Bá Tước nói:

Vậy thì để tôi tiếp thức ăn, tôi thù tiếp cũng không đến nỗi tệ.

Quế Thư bảo:

– Thối chửa, ai khiến, ông mà tiếp ai, ông đánh người ta thì có.

Hy Đại rót rượu mời Quế Thư ba chung liền rồi quay sang rủ Bá Tước đánh cờ giải trí.

Tây Môn Khánh đưa mắt cho Quế Thư rồi đứng dậy bước ra. Bá Tước nói:

Đại ca có vào nhà thì xin nhờ nấu giùm ít trà ngon uống cho tiêu cơm, ăn nhiều thấy tức bụng quá.

Tây Môn Khánh bảo:

Nhà tôi làm gì có thứ trà đó.

Đại ca đừng giấu chúng tôi. Lưu Học quan ở Hàng Châu mới sai đem biếu đại ca, chẳng lẽ đại ca xấu, để dành uống một mình sao ?

Tây Môn Khánh cười, bước vào nhà trong Quế Thư cùng theo ra.

Sau vài ván cờ, Bá Tước thấy Tây Môn Khánh không trở lại thì hỏi Họa Đồng:

Gia gia ngươi làm gì ở nhà trong mà lâu vậy?

Không biết làm gì, nhưng chắc cũng sắp ra bây giờ. Bá Tước bảo:

Lạ thật, ra đâu mà ra.

Đoạn quay lại bảo Hy Đại:

– Tạ ca ngồi đây, để tôi vào tìm.

Hy Đại rủ Họa Đồng đánh cờ. Bá Tước bước ra.

Nguyên là Tây Môn Khánh đến phòng Bình Nhi thăm con, ngồi một chút rồi trở ra. Khi đi ngang qua ngôi nhà mát trong hoa viên thì gặp Quế Thư đi tới, hai người ghé vào ngôi nhà mát nói chuyện. Quế Thư nói:

Nhờ gia gia thương mà sai người lên Đông Kinh lo việc giùm tôi, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi vẫn lo lắng không yên.

Tây Môn Khánh vội nói:

Nàng cứ yên tâm, nay mai tất có tin, việc gì phải lo buồn cho khổ thân.

Bên ngoài gió thổi nhè nhẹ, con chim oanh hót líu lo trên cành cây. Hai người đang trò chuyện thì Bá Tước đi tới gần. Bá Tước nghe như có tiếng người chuyện trò thì đứng lại nghe ngóng. Bước gần tới, Bá Tước nhận rõ giọng nói của Quế Thư và Tây Môn Khánh, bèn bước lại gần, đằng hắng rồi bảo:

Hai người có chuyện gì mà phải kéo nhau ra đây nói vậy? Chuyện gì bí mật đến nỗi không muốn cho ai nghe vậy?

Nói xong bước vào ngôi nhà mát. Quế Thư có vẻ thẹn:

Đồ quỷ, tự nhiên ở đâu tới làm người ta hết hồn. Bá Tước cười:

Việc gì mà sợ? Có chuyện gì mau nói ra đi, chuyện gì mà phải giấu, vả lại giấu cũng không được, có tôi tới nghe rồi mà.

Tây Môn Khánh cũng cười:

Đồ chết toi thật, có đi ra để cho người ta nói chuyện không? Đừng có phá đám.

Con nhỏ này gớm thật, có chuyện gì mau nói ta nghe rồi xin xỏ ta tha cho, nếu không ta la lớn lên bây giờ là các nương nương đều nghe thấy hết cho mà xem. Ngươi xin làm con nuôi, lại được cư ngụ Ở đây vậy mà dám ra đây trò chuyện riêng tư với gia gia ngươi hay sao?

Quế Thư chỉ cười:

Đồ quỷ ở đâu ấy Bá Tước cảm thấy mình không nên ở lại lâu, bèn bảo:

Được rồi, để ta đi.

Trà cho chúng tôi đâu? Tây Môn Khánh cười:

Đồ mắc dịch, gì mà gấp vậy? Để lát nữa không được sao. Bá Tước đi thẳng. Tây Môn Khánh trở về hiên Phỉ Thúy, còn Quế Thư thì vào nhà trong.

Tây Môn Khánh đang nói chuyện với khách thì Lý Minh tới lạy chào. Bá Tước hỏi:

Lý Nhật Tân từ đâu tới vậy? Có dò hỏi được tin tức gì không ?

Quế Thư được che chở tại đây nên hai hôm nay trên huyện không thấy nói gì cả, chắc là còn chờ tin tức ở kinh.

Bá Tước lại hỏi:

Còn con nhỏ Tề Hương thì sao?

Tề Hương thì vẫn tá túc tại nhà Vương Hoàng thân. Riêng Quế Thư được gia gia che chở tại đây, thật là không còn sợ gì nữa.

Bá Tước nói:

Đó cũng là nhờ ta và Tạ gia đây hết lời xin gia gia ngươi giúp đỡ. nếu không thì đâu có được như vậy ?

Lý Minh nói:

Gia gia đây mà không che chở thì thật chẳng biết làm sao, thím tôi đằng đó cứ lo sợ cuống cuồng, đâu còn tính toán gì được.

Bá Tước bảo:

Hình như ta nhớ là cũng sắp tới sinh nhật của bà thím ngươi rồi thì phải, sao không làm tiệc mời chúng ta tới chúc thọ ?

Lý Minh đáp:

Các gia gia lo gì, đợi mấy hôm nữa công chuyện êm đẹp, tất phải có tiệc lớn mời các gia gia tới chứ.

Bá Tước nói:

Vậy cũng được, để tới ngày đó chúng ta sẽ ăn bù lại tiệc sinh nhật một thể.

Đoạn rót một chung rượu đưa cho Lý Minh mà bảo:

Lại đây uống chung rượu, chúng ta uống cả ngày nay rồi, bây giờ uống không nổi nữa.

Lý Minh vội bước tới đỡ lấy chung rượu rồi quỳ xuống mà uống. Hy Đại bảo Cầ m Đồng:

Rót tiếp cho Lý Minh uống.

Bá Tước bảo Lý Minh:

– Nếu ngươi chưa ăn cơm thì trên bàn đây còn nhiều đồ ăn, tới ăn đi.

Hy Đại cầm đĩa vịt quay đưa ra. Lý Minh hai tay đỡ lấy. Bá Tước gắp cho Lý Minh một miếng cá và bảo:

Năm nay chắc ngươi chưa ăn thứ cá này, mới có đấy. Tây Môn Khánh bảo:

Sao không cho nó cả đĩa, để lại làm gì?

Để lát nữa uống rượu xong, tôi còn ăn cơm nữa chứ. Mọi người không biết, thứ cá Bắc ngư ở Giang Nam nay quý lắm, một năm chỉ có một lần, hương vị thơm ngon không thể tả hết được, triều đình muốn ăn mà cũng không có đấy. Nên không phải là đại ca thì thử hỏi ai có được thứ cá này ?

Đang nói chuyện thì Họa Đồng bưng ra bốn đĩa đồ ăn mới làm. Tây Môn Khánh chưa kịp đụng đũa thì Bá Tước đã lựa một đĩa đồ ăn ngon nhất trút ngay vào bát mình. Hy Đại bảo:

– Nhị ca cũng phải chừa lại chút ít cho tôi ăn nữa chứ.

Nói xong cũng cầm một đĩa đồ ăn khác trút hết vào bát mình. Tây Môn Khánh cầm đũa gắp nhấm nháp, còn một đĩa thì cho Lý Minh. Lý Minh ăn xong lấy đàn tranh ra vừa đàn vừa hát. Chủ khách ăn uống nghe đàn hát tới tối mới ăn cơm. Cơm xong, Ứng, Tạ hai người mới đứng dậy cáo từ. Ứng Bá Tước nói:

Tôi biết là ngày mai An Chủ sự mời đại ca ăn uống chắc đại ca bận, nên chuyện của Lý Tam và Hoàng Tứ, tôi để ngày kia sẽ tính.

Tây Môn Khánh gật đầu. Ứng Tạ hai người không cần đưa tiễn, kéo nhau ra về. Tây Môn Khánh về phòng Ngọc Lâu nghỉ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, uống trà ăn sáng xong thì đem theo Thư Đồng và Đại An, cưỡi ngựa tới nhà Lưu Thái giám ở cách ngoại thành ba chục dặm. Trong khi đó ở nhà, Kim Liên bảo Bình Nhi bỏ thêm ra bảy tiền, cộng với ba tiền của vợ chồng Kính Tế, sai Lai Hưng mua gà vịt và một bình rượu Kim Hoa, về bảo vợ Lai Hưng làm món ăn. Xong xuôi, Kim Liên lên gặp tìm Nguyệt nương nói:

Vợ chồng Đại Thư bỏ ra ba tiền, Lục nương bỏ thêm ra để làm một bữa tiệc trong hoa viên, xin mời Đại nương tới chứng giám cho.

Nguyệt nương cùng Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Đại Thư và Quế Thư vào hiên Phỉ Thúy trong hoa viên cùng mọi người dự tiệc.

Sau đó mọi người lại lên Ngọa Tuyết Đình trên ngọn giả sơn vừa đánh cờ vừa uống rượu. Nguyệt nương chợt nhớ tới Kính Tế bèn hỏi:

Sao hôm nay không có hiền tế dự tiệc?

Đại Thư nói:

– Hôm nay gia gia sai chồng con ra ngoại thành đòi tiền Từ Tứ, chắc cũng sắp về rồi.

Lát sau Kính Tế về tới, vái chào mọi người rồi ngồi xuống cạnh vợ. Đoạn thưa với Nguyệt nương:

Từ Tứ đã trả tiền rồi, gồm năm gói, mỗi gói năm chục lạng cộng là hai trăm năm chục lạng. Con đã đưa cho Ngọc Tiêu cất rồi.

Mọi người lại tiếp tục uống rượu. Lát sau, Nguyệt nương và Ngọc Lâu đánh cờ, Quế Thư ngồi coi.

Những người khác ra ngoài ngắm hoa cỏ trong vườn. Chỉ có mình Kim Liên phe phẩy cái quạt trong tay, tới khu trồng chuối rậm rạp đằng sau giả sơn hóng mát, rồi vui bước hái những cánh hoa nở đẹp gần đó. Nào ngờ Kính Tế đã để ý theo dõi từ trước, thấy vắng người liền bước tới sau lưng nói:

Ngũ nương hái hoa gì vậy? Coi chừng gai đâm vào tay Ngũ nương thì tôi đau lòng lắm.

Kim Liên hơi quay đầu lại, liếc Kính Tế rồi mỉm cười bảo:

Đồ quỷ, ăn nói ỡm ờ, gai đâm vào tay tôi thì việc gì cậu phải đau lòng, ai khiến cậu chú ý. Cậu theo tôi làm gì, không sợ người ta thấy hay sao? À mà cậu đã mua được khăn tay cho tôi chưa đấy?

Kính Tế cười hì hì rút mấy cái khăn tay trong tay áo ra đưa cho Kim Liên rồi sán lại mà bảo:

Khăn mua rồi đấy. Ngũ nương tạ Ơn tôi cái gì bây giờ.

Kim Liên mỉm cười không đáp, chỉ đẩy nhẹ Kính Tế ra. Đang khi đó Bình Nhi bồng Tố Quan đi ngang phía xa, có nhũ mẫu đi theo. Bình Nhi thấy Kim Liên đang cầm quạt, thì tưởng Kim Liên đuổi bắt bướm bèn gọi:

– Ngũ thư thư đang bắt bướm đấy ư? Cho ca nhi một con chơi đi.

Kim Liên giật mình hoảng sợ, Kính Tế vội lẻn về phía sau, nơi có những bụi cây rậm rạp. Kim Liên vội bước lại gần Bình Nhi rồi vờ hỏi: – Cậu Kính Tế dã đưa khăn cho thư thư chưa?

Bình Nhi đáp:

Đã đưa gì đâu. Kim Liên bảo:

Vừa rồi cậu Kính Tế gặp tôi, đã đưa cho tôi rồi.

Nói xong rủ Bình Nhi ngồi xuống một phiến đá dưới bụi ba tiêu, lấy khăn ra coi. Nói vài ba câu chuyện Bình Nhi bảo:

– Nơi này mát mẻ quá, mà lại yên tĩnh nữa.

Đoạn quay lại bảo nhũ mẫu Như Ý bồng Tố Quan về phòng, đồng thời sai Nghênh Xuân về lấy cỗ bài ra, đánh bài giải trí với Kim Liên.

Nghênh Xuân đem một cái chiếu và bộ bài tới, Bình Nhi và Kim Liên ngồi trên chiếu đánh bài dưới khóm ba tiếu. Đánh được một lúc thì nghe Ngọc Tiêu đứng trên Ngọa Tuyết Đình gọi:

Đại nương có chuyện muốn nói với Lục nương kìa. Bình Nhi vội đứng dậy trở lên Ngọa Tuyết Đình gặp Nguyệt nương. Kim Liên biết là Kính Tế đang trốn đâu đây vì không dám ra, sợ Bình Nhi thấy, bèn đi vào động đá trong giả sơn, thấy Kính Tế trong đó, liền bảo:

Không có ai đâu, ra đi.

Kính Tế không chịu ra lại gọi Kim Liên vào mà bảo:

– Trong này có nhiều hoa đẹp lắm, vào mà coi.

Kim Liên tưởng thật, bước vào định xem hoa thì bị Kính Tế ôm chặt lấy…

Trong khi đó Bình Nhi lên tới Ngọa Tuyết Đình. Nguyệt nương bảo:

Tôi và Quế Thư đều thua hết, Lục muội muội đánh thử với Tam muội muội mấy ván xem sao.

Bình Nhi chưa kịp trả lời thì nghe tiếng Tố Quan khóc, vội nhìn xuống khóm ba tiêu phía dưới, thấy nhũ mẫu đặt Tố Quan trên chiếc chiếu trải dưới khóm ba tiêu hồi nãy. Thì ra Tố Quan khóc, nhũ mẫu bồng ra tìm Bình Nhi, nhưng không thấy, bèn đặt Tố Quan lên chiếu mà dỗ. Bình Nhi thấy vậy nói:

Ca nhi đang khóc dưới kia. Ngọc Lâu bảo:

Dưới đó có Ngũ nương mà, lo gì. Nguyệt nương bảo:

Thế thì Lục muội muội đánh với tôi vậy, để Tam muội muội xuống trông ca nhi cho. Bình Nhi bảo:

Nếu vậy thì phiền Tam thư thư bồng ca nhi lên đây giùm tôi vậy Đoạn quay lại bảo Tiểu Ngọc.

Ngươi xuống cuộn chiếu và đem bộ bài lên đây.

Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc đi xuống chân ngọn giả sơn tới dưới khóm ba tiêu, thấy Tố Quan đang giơ chân giơ tay khóc, không thấy Kim Liên đâu, bên cạnh Tố Quan là một con mèo đen lớn. Ngọc Lâu bảo:

Chắc là ca nhi sợ con mèo nên khóc đó, mà không biết Ngũ nương đi đâu rồi. Kim Liên nghe vậy vội từ trong động đá bước ra cười bảo:

Tôi trốn trong này chứ đâu, vậy mà cũng không tìm thấy.

Ngọc Lâu tưởng thật nên cũng không nhìn vào động đá làm gì, chỉ bồng Tố Quan lên Ngọa Tuyết Đình. Tiểu Ngọc cuộn chiếu ôm theo. Kim Liên cũng lo lắng đi theo vì sợ Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc nói mình vào động đá mà không có lý do chính đáng.

Sao ca nhi khóc vậy? Tiểu Ngọc đáp:

Chẳng biết con mèo đen lớn ở đâu tới làm ca nhi sợ nên khóc. Nguyệt nương nói:

Để ca nhi sợ tội nghiệp không.

Bình Nhi nói:

Có Ngũ nương ở dưới đó mà. Ngọc Lâu bảo:

Ngũ muội muội nói là vào trốn trong động đá. Kim Liên át đi:

Đâu phải ca nhi sợ mèo, chắc là đói mà khóc đòi bú đấy chứ. Bình Nhi bảo nhũ mẫu bồng Tố Quan cho bú.

Trong khi đó Kính Tế thấy không có ai, bèn lén trở ra đi mất.

Trên này, Tố Quan không chịu bú mà cứ khóc. Nguyệt nương bảo Bình Nhi:

Bồng ca nhi về phòng dỗ ngủ đi.

Mọi người ai cũng về phòng nấy. Gia nhân dọn dẹp các thứ.

Kính Tế buồn bực về phòng, tâm hồn bị ám ảnh bởi cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Kim

Liên vừa rồi…

Đoạn quay sang hỏi hai sừ bà:

Tây Môn Khánh bước vào, Kim Liên nghênh đón rồi nói:

Cả đêm qua không ngủ được, sáng nay chàng lại phải đi sớm, đáng lẽ nên về nghỉ sớm mới phải, nào ngờ giờ này mới về.

Lúc đó cũng khoảng canh ba, Kim Liên thấy Tây Môn Khánh có vẻ say, bèn giúp thay quần áo, sửa soạn giường gối rồi bảo Xuân Mai đem trà ra. Tây Môn Khánh uống xong chung trà rồi leo lên giường ngủ như chết, gọi thế nào cũng không thèm thức dậy. Kim Liên chán chường nghĩ rằng giờ này chắc hai sư bà còn ở phòng Nguyệt nương, liền lên đó.

Thấy Kim Liên bước vào, Nguyệt nương hỏi:

Gia gia ở dưới đó, sao lại lên đây?

Gia gia uống rượu say mèm tại nhà Hạ Đề hình, rồi về ngủ say như chết, tôi ngồi một mình buồn nên lên đây nói chuyện.

Đoạn quay sang hỏi hai sừ bà:

Người đời thường nói là có thiên đường, và địa ngục, không hiểu có thật chăng?

Thật chứ sao lại không. Trên đời có tam thập tam thiên, ở trên cùng là Đại La Thiên, ở đó có núi Thất Bảo, trên núi Thất Bảo có cung Thất Bảo, cung Thất Bảo có lâu đài Thất Bảo. Lại có ba giới là thượng trung hạ. Thượng giới do Phật tổ Thích Ca Mâu Ni cai trị, trung giới do Quan âm Đại sĩ Văn thù Di Lặc cai trị, hạ giới do U minh Giáo chủ Đại giác Thiền sư cai trị. Lại có Tam thiên Thế giới, gọi là Tiểu thiên Thế giới, Trung thiên Thế giới và Đại thiên Thế giới, trong Tam thiên Thế giới có hàng ức vạn ngọn Tu Di Sơn.

Người nào không tin thì tội không để đâu cho hết, còn tin thì được hưởng phúc.

Nguyệt nương hỏi:

Còn địa ngục thì sao? Có thật hay không ? Vương sư bà tiếp lời:

Địa ngục gồm bát đại địa ngục, nơi nào cũng đầy núi đao rừng kiếm, ở dưới thấp nhất là A tỳ địa ngục, rộng hơn tám vạn bốn ngàn dàm, ai có tội nặng thì phải xuống đó, chịu biết bao hình phạt khủng khiếp.

Kim Liên lại hỏi:

Hôm nọ có một vị hòa thượng tới đây nói là có thuốc tiên trường sinh bất lão, các vị là nữ tăng, có đơn thuốc đó không?

Tiết sư bà nói:

Ôi hơi đâu mà tin, chế thuốc luyện đan là hành động của phái Đạo gia, phái Thích gia đâu làm những chuyện đó. Phái Đạo gia bảo là có chín loại thuốc đan tất cả, loại thứ nhất là Hoa đan uống vào bảy ngày thì thành tiên, loại thứ nhì là Thần đan, uống vào bách bệnh tiêu tan, loại thứ ba cũng gọi là Thần đan uống vào trăm ngày thì thành tiên, loại thứ tư là Hoàn đan uống vào trăm ngày cũng thành tiên, loại thứ năm gọi là Nhị đan uống vào ba chục ngày thành tiên, loại thứ sáu gọi là Luyện đan uống mười ngày thành tiên, loại thứ bảy gọi là Nhu đan uống trong năm ngày thành tiên, loại thứ tám gọi là Phục đan uống vào nội nhật thành tiên, và loại thứ chín gọi là Hàn đan uống vào thì tức khắc thành tiên.

Kim Liên bảo:

Lạ nhỉ, vậy mà hôm nọ gia gia kính trọng vị hòa thượng đó lắm, lại xin được thuốc trường sinh nữa.

Nguyệt nương thấy Kim Liên cứ nói mãi về thuốc tiên, vừa sợ mất lòng hai sư bà, vừa không muốn nhắc đến chuyện xin thuốc cầu tự của mình, bèn nói sang chuyện khác:

Ngũ muội muội à, hôm nọ muội muội nói với tôi là muốn mua thứ quần tốt, hôm nay đã mua chưa ?

Kim Liên đáp:

Hôm qua tôi thấy Lục nương mặc một cái quần bằng lụa sa màu ngọc, có thêu sợi hoàng ngân rất đẹp, nói là mới mua, nhưng không nói là giá bao nhiêu, giá mua được thứ đó thì tốt.

Nói vài ba câu chuyện nữa thì đã tới canh tư, Kim Liên cáo từ về phòng nằm ngủ. Hôm sau, khi ở viện Đề hình về nhà. Tây Môn Khánh nhận được thư của hai Chủ sự An, Hoàng mời đến dự tiệc tại trang trại của Lưu Thái giám vào ngày hai mươi ba sắp tới. Vừa coi thư xong thì thấy một người thợ chải tóc tới thềm đại sảnh cúi lạy. Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi tới đúng lúc lắm, ta cũng đang cần phải sửa lại đầu tóc đây.

Nói xong vào hiên Phỉ Thúy trong hoa viên, cởi áo ngoài, xõa tóc ra ngồi trên một cái ghế nhỏ.

Người thợ chải tóc quỳ bên cạnh mà chải sửa, đoạn nói:

Người ta coi tóc mà biết được vận mạng, khí sắc tóc quan nhân vượng lắm, chỉ trong năm nay là có tin mừng thăng quan tiến chức.

Tây Môn Khánh mừng lắm. Chải sửa đầu tóc xong, Tây Môn Khánh lại bảo ngoáy tai. Người thợ này vốn rành nghề, lại là chỗ quen, cứ đúng ngày là tới. Nay nghe vậy thì lấy đồ nghề ra. Tây Môn Khánh lơ mơ khoan khoái. Ngoáy tai xong, người thợ lại còn đấm bóp nữa. Tây Môn Khánh hài lòng lắm, thưởng cho năm tiền, sau đó bảo ở lại uống rượu rồi hớt tóc cho cả Tố Quan.

Lúc đó đã trưa, Tây Môn Khánh quay vào thư phòng, nằm trên cái giường Đại lý Thạch mà ngủ.

Hôm đó, Dương cô nương cáo từ, Nguyệt nương sai dọn quả biếu đủ thứ đồ ăn rồi tiễn về. Hai sư bà cũng cáo từ. Nguyệt nương tặng mỗi người năm tiền, hai tiểu ni mỗi người một xấp vải. Lúc ra về, Tiết sư bà còn dặn:

Nhớ đúng ngày Nhâm Tý thì uống thuốc, chắc chắn là sau đó có tin mừng.

Tháng tám này sinh nhật tôi, sư phụ nhớ tới, tôi trông đó. Tiết sư bà đáp:

Thế nào ngày đó chúng tôi cũng tới quấy quả Bồ Tát.

Đoạn cùng Vương sư bà cáo từ. Nguyệt nương và đám tiểu thiếp tiễn ra tận cổng.

Lát sau Quế Thư bồng Tố Quan vào vườn chơi, có Ngọc Lâu, Kim Liên, Bình Nhi và Đại Thư đi theo. Bình Nhi bảo:

Thôi Quế Thư đưa ca nhi đây tôi bồng cho. Quế Thư nói:

Không sao đây, Lục nương cứ để tôi bồng, tôi thích lắm. Ngọc Lâu bảo:

Mình tới thư phòng của gia gia trong hoa viên đi.

Mọi người hướng về hiên Phỉ Thúy. Trên đường đi, Kim Liên thấy hoa tường vi nở đẹp thì hái mấy bông, cài đầu cho mình và cho Quế Thư. Tới nơi, mọi người thấy hiên Phỉ Thúy được chưng dọn lại rất đẹp, bàn ghế bình phong toàn thứ quý, xung quanh hoa lá xanh tươi như cảnh tiên, trong thư phòng ở đầu hiên.

Tây Môn Khánh đang ngủ trên giường Đại Lý Thạch, cạnh đó là án thư bày đồ văn phòng tứ bảo, cạnh án thư là giá sách, trên tường treo đàn và những bức họa, ngoài khung cửa là mấy đám ba tiêu phơ phất đong đưa.

Kim Liên và mọi người vào thư phòng, ngồi trên ghế để quanh bàn nước. Tây Môn Khánh chợt thức giấc, thấy đông người bèn hỏi:

Mọi người tới đây làm gì vậy ? Kim Liên cười:

Quế Thư muốn tới thăm thư phòng này nên chúng tôi dẫn tới cho coi.

Tây Môn Khánh đưa mắt nhìn thấy Quế Thư đang bồng Tố Quan thì ngồi dậy đùa với

Tố Quan một hồi. Bỗng Thư Đồng vào thưa:

– Ứng nhị gia tới.

Đám đàn bà con gái vội rút ra, kéo nhau tới phòng Bình Nhi. Quế Thư lật đật bồng Tố Quan ra vừa bế xuống thềm thì gặp Bá Tước tới. Bá Tước thấy Quế Thư thì chặn lai hỏi:

Á à, giỏi thật, tới đây từ bao giờ vậy? Quế Thư đáp:

Này, đừng có vớ vẩn, không có liên can gì tới nhi gia cả, hỏi làm gì? Bá Tước cười:

Không cho hỏi thì thôi, nhưng đưa ca nhi đây tôi bồng một lát.

Nói xong bước tới giằng lấy Tố Quan mà bồng. Quế Thư đánh vào đầu Bá Tước mà mắng:

– Đồ quỷ đừng có làm cho ca nhi sợ.

Tây Môn Khánh bước ra ngoài thềm cười bảo Bá Tước:

Này đừng làm cháu sợ. Đoạn quay lại bảo Thư Đồng:

Bồng ca nhi tới phòng Lục nương mau.

Thư Đồng bước ra bồng Tố Quan. Lúc đó nhũ mẫu cũng vừa tới, Thư Đồng trao Tố Quan cho nhũ mẫu. Bá Tước đứng lại hỏi Quế Thư:

Thế nào, việc của nàng tới đâu rồi?. Quế Thư đáp:

Nhờ gia gia và nương nương tôi thương nên đã sai Lai Bảo lên Đông Kinh lo giùm rồi.

Bá Tước nói:

Vậy thì yên tâm quá rồi, khỏi lo gì nữa nhé.

Nàng lên đây đi, ta còn chuyện muốn nói với nàng. Quế Thư đáp:

Để tôi đi lát nữa tôi trở lại. Nói xong tới phòng Bình Nhi.

Bá Tước bước lên hiên Phỉ Thúy vái chào Tây Môn Khánh rồi ngồi xuống. Tây Môn Khánh nói:

Hôm qua trong khi tôi đang uống rượu tại nhà Hạ Long Khê thì Tống Ngự sử sai người đem lễ vật tới nhà, trong đó có nguyên một con lợn sống. Hôm nay tôi đã bảo nhà bếp để nguyên con mà quay, bây giờ để mời Tạ ca tới, mình cùng uống rượu chung vui.

Đoạn quay lại bảo Cầm Đồng:

Chạy mời ngay Tạ đại gia tới đây nói là Ứng nhị gia hiện đã ở đây rồi.

Họ Từ ở ngoại thành đã trả tiền cho đại ca chưa? Tây Môn Khánh đáp:

Thằng khốn đó cho vay thì dễ đòi thì khó, hắn hẹn là ngày mai chỉ xin trả trước hai trăm năm chục lạng, còn bao nhiêu xin khất đến sang tháng. Ngày kia nhị ca cứ bảo hai người đó tới đây, tôi sẽ thêm vào cho họ mượn vậy.

Bá Tước nói:

Hai người đó đàng hoàng lắm, có lẽ họ lại đem lễ vật tới kính biếu đại ca đó.

– Nói với họ là không phải bày vẽ làm gì.

À còn vụ Tôn ca và Chúc ca thế nào? Bá Tước đáp:

Sau hôm bị bắt tại nhà Quế Thư thì hai người bị giam tại huyện một đêm, sáng hôm sau bị giải lên Đông Kinh ngay. Tiết trời nóng nực như thế này mà bị áp giải đường trường thì chịu sao nổi. Thật là thân làm tội đời.

Tây Môn Khánh cười:

Ai bảo cứ theo cái thằng họ Vương làm gì? Bây giờ nó có cứu cho được đâu, mình làm thì mình chịu chứ?

Bá Tước nói:

Đại ca dạy rất đúng. Chúc ca và Tôn ca chẳng biết gì đâu, thật thua xa tôi với Tạ đại ca.

Đang nói chuyện thì Tạ Hy Đại tới, chào hỏi xong thì ngồi xuống mà quạt phành phạch. Tây Môn Khánh hỏi:

Tạ ca đi đâu về mà nóng nực quá vậy?

Thôi, đại ca còn hỏi làm gì nữa. Thật khi không gặp chuyện bực mình. Hôm qua mới sáng banh mắt ra, bà mẹ của Tôn ca đã tới nhà tôi, bù lu bù loa bảo là tôi làm cho con bà ta bị bắt. Bà lại kể tội tôi nào là hay la cà các xóm ăn chơi để uống rượu gây chuyện, rồi rủ rê con bà khiến con bà phai mang họa. Đại ca bảo thế có tức không chứ. Bà ta cứ lải nhải cả buổi như vậy rồi mới chịu về. Sau đó thì nghe đại ca cho gọi, tôi phải vội tới ngay.

Bá Tước bảo Hy Đại:

Tôi cũng vừa nói chuyện đó với đại ca xong. Tạ ca còn nhớ từ trước tới nay tôi vẫn bảo Chúc ca và Tôn ca là chơi với cái thằng họ Vương dó thì sớm muộn gì cũng mang họa vào thân. Đến bây giờ thấy quả không sai. Mình làm mình chịu, còn oán hận ai bây giờ.

Tây Môn Khánh bảo:

Thằng họ Vương đó cũng gớm lắm, mới nứt mắt ra mà đã bỏ tiền bao gái, vậy cho nó biết.

Cầm Đồng đem trà ra, mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau thì Cầm Đồng dọn bàn, Họa Đồng đem đồ ăn ra. Tây Môn Khánh bảo:

Nghe đâu hôm nay trong nhà cũng nấu món mì ngon lắm, để chúng mình ăn mì trước đã.

Nói xong gọi Họa Đồng đem mì lên. Mì quả là ngon, Ứng, Tạ hai người lăng xăng rót xì dầu dấm ớt rồi ăn như sấm sét. Chỉ lùa vài cái là hết một bát mì, khoảng khắc mỗi người ăn bảy bát mì, trong khi Tây Môn Khánh không ăn nổi hai bát. Tây Môn Khánh thấy hai người ăn như vậy thì cười bảo:

Tôi không thể ăn như hai người.

Món mì này không biết ai nấu mà ngon thế. Hy Đại thì bảo:

Ấy là tôi đã ăn cơm ở nhà rồi đấy, nếu không tôi còn ăn nữa được.

Hai người ăn nhiều quá, toát cả mồ hôi, bèn cởi áo ngoài ra. Bá Tước quay lại bảo

Cầm Đồng:

Mày vào lấy cho chúng ta ít nước uống đi. Hy Đại tiếp lời:

Có trà thì tốt.

Cầm Đồng bưng trà ra, ba người tạm ngừng ăn để uống trà nói chuyện. Bỗng Bình An vào thưa:

– Có gia nhân của Hoàng Tứ và Lý Tam đem lễ vật tới.

Nói xong lui ra gọi bưng vào. Lễ vật đựng trong bốn cái quả lớn, gồm đủ thứ thịt cá hoa quả, gia nhân để lễ vật lên bàn bên cạnh. Ba người bước tới coi, Bá Tước cười:

Tôi nói có sai đâu, thế nào họ cũng đem lễ vật tới mà. Chà, toàn là những thứ ngon, không biết mua ở đâu mà khéo thế.

Nói xong thò tay ngay vào một cái quả đựng trái cây, lấy một lúc bốn năm thứ đưa lên miệng ăn nhuồm nhoàm, lại lấy mấy trái đưa cho Hy Đại bảo:

Ngon không chịu được, ăn thử coi.

Tây Môn Khánh bảo:

Chưa gì đã ăn, đáng lẽ còn để đi cúng Phật đã. Bá Tước cười:

Phật tại tâm, tôi ăn vào bụng tức là cúng Phật trong bụng rồi. Tây Môn Khánh cười, quay lại bảo Bình An:

Vào thưa với Đại nương là nhận lễ này rồi lấy ba tiền thưởng cho người đem lễ. Bình An vâng lời, đem lễ vật vào nhà trong.

Lúc đó Nguyệt nương cùng đám tiểu thiếp và Tây Môn Đại Thư đang ăn cơm ở nhà trong. Bỗng thấy người thợ hớt tóc thập thò ngoài hành lang. Bình Nhi nhìn thấy bèn gọi:

Bác phó cạo đấy hả? Vào đây đi, tôi cũng đang định cho ca nhi hớt tóc, tóc dài quá rồi.

Người thợ bước vào sụp lạy rồi thưa:

Quan nhân cũng có dặn tôi, nhưng bây giờ tôi mới trở lại được.

Thử xem lịch coi hôm nay tốt ngày không đã rồi mới cho ca nhi hớt tóc được. Kim Liên sai Ngọc Tiêu lấy cuốn lịch đem ra lật xem rồi nói:

Hôm nay là ngày hai mươi mốt tháng tư, ngày Canh Tuất, nên tế tự, xuất hành, may quần áo, hớt tóc , động thổ.

Đoạn ngẩng lên bảo:

Như vậy là ngày tốt.

Nếu ngày tốt thì bảo nhũ mẫu đem ca nhi lên đây, rồi bảo đun nước nóng để gội đầu cho ca nhi.

Lát sau nhũ mẫu đem Tố Quan lên, nhưng vừa mới hớt được vài đường thì Tố Quan sợ, khóc ầm lên. Người thợ hớt tóc vội hớt mau, mặc cho Tố Quan khóc, nhưng sau đó thì Tố Quan khóc lặng đi mặt đỏ rần lên. Bình Nhi hoảng lên bảo:

– Thôi, thôi đừng hớt nữa.

Nói xong bồng con lên. Người thợ cũng hoảng hồn dừng tay lại Tố Quan lặng người đi mãi mới khóc được thành tiếng. Bình Nhi nói:

Tôi đã bảo mà, không thể gọi thợ hớt tóc cho ca nhi được đâu, để hớt ở nhà thì hơn. Người thợ xếp đồ đạc rồi lỉnh ra. Bình Nhi nựng con:

Để tôi đánh ông phó cạo cho cậu nhé, tự nhiên dám đến hớt tóc cậu làm cậu sợ phải không.

Đoạn bồng con tới trước mặt Nguyệt nương. Nguyệt nương cầm tay Tố Quan nói:

Thằng chó, hớt tóc cho đẹp mà cũng khóc, muốn để tóc dài như thằng giặc hay sao? Bình Nhi trao con cho nhũ mẫu. Nguyệt nương dặn:

Dỗ cậu ngủ đi đã rồi hãy cho cậu bú, đừng cho cậu bú bây giờ, cậu vừa khóc xong, trong người chưa yên đâu.

Nhũ mẫu bồng Tố Quan về phòng. Đại An bước vào cười:

Làm cho bác phó cạo phải một phen xanh mặt.

Đã có cơm rượu gì cho người ta chưa ? Đại An đáp:

Bác ấy ăn uống no say rồi. Gia gia lại thưởng cho năm tiền rồi. Nguyệt nương bảo:

Lấy một bình rượu nhỏ ra tặng cho bác ấy, để người ta sợ tội nghiệp.

Tiểu Ngọc bèn rót một bình rượu nhỏ và một đĩa thịt đưa cho Đại An đem ra ngoài cho người thợ hớt tóc ăn uống. Nguyệt nương quay lại bảo Kim Liên:

Xem giùm xem ngày nào là ngày Nhâm Tý. Kim Liên mở lịch ra coi rồi đọc:

Ngày hai mươi ba là ngày Nhâm Tý.

Đoạn gấp cuốn lịch lại mà hỏi:

Nhưng Đại nương muốn biết ngày đó làm gì? Nguyệt nương lúng túng:

Chợt nhớ ra thì hỏi vậy thôi chứ cũng chẳng có chuyện gì. Quế Thư cầm cuốn lịch mở ra rồi nói:

Ngày hai mươi bốn này lại là ngày sinh nhật của mẫu thân tôi, vậy mà tôi không có ở nhà được.

Nguyệt nương bảo:

Mồng mười tháng trước là sinh nhật thư thư của ngươi, hai mươi bốn tháng này lại là sinh nhật mẫu thân của ngươi, hai ba cái sinh nhật cùng một lúc như vậy là thế nào? Sau này lấy anh chồng nào nghèo một chút thì chết, sinh nhật liền liền như vậy lấy tiền đâu ra mà làm?

Quế Thư chỉ cười không đáp.

Lát sau Tây Môn Khánh cho Họa Đồng vào mời Quế Thư. Quế Thư vào phòng Nguyệt nương trang điểm rồi vào hoa viên, tới hiên Phỉ Thuý. Tại đây, trên một cái bàn bát tiên lớn, có lợn quay và nhiều món khác. Chủ khách đang ăn uống vui vẻ. Quế Thư bước tới lạy chào rồi ngồi bên chuốc rượu. Bá Tước bảo:

Này gia gia nàng đã sai người lên Đông Kinh lo việc cho nàng, lại can thiệp với huyện để bảo vệ cho nàng, nhưng nàng thử hỏi lại gia gia nàng xem có phải chính ta là người trước nhất báo tin về chuyện của nàng và xin gia gia can thiệp cho nàng hay không. Vậy thì bây giờ nàng phải tìm xem có bài hát nào hay, đàn hát lên cho ta vừa nghe vừa uống rượu như thế mới là người biết điều.

Quế Thư cười bảo:

Thôi đi, đừng có ba hoa, chả biết có giúp gì được cho tôi thật không, chỉ biết bây giờ ngồi đây giở giọng Tào Tháo kể ơn.

Bá Tước bảo:

Con khốn này gớm thật, trước mặt đại ca ta đây chẳng lẽ lại nói sai hay sao? Thật là đồ vô ơn bạc nghĩa. chưa khỏi vòng đã cong đuôi là vậy.

Quế Thư mỉm cười, quay giáo quạt, đánh Bá Tước mấy cái. Mọi người cười ầm lên. Sau dó Quế Thư đứng dậy cầm cây tỳ bà, nhẹ nhàng nắn phím rồi hát:

Nào hay kẻ nọ bạc tình,.

Để ta vò võ ngày xanh đợi chờ. Gương loan bụi đóng mờ mờ,.

Thẹn thùng trâm ngọc, sững sờ phấn son. Làn my vắng nét xuân sơn,.

Chỉ còn thấy nét giận hờn mày chau. Bá Tước ngắt lời:

Dầu sao thì chuyện của nàng cũng tạm yên rồi, còn buồn rầu oán trách làm gì nữa. Quế Thư cười bảo:

Đồ quỷ, đừng có ăn nói bậy bạ, có để người ta hát không.

Đoạn hát tiếp:

Ruột đứt thì lòng mới đau, chứ mối tình mà đau khỉ gì, mà nếu có đau thì để ta chữa cho.

Quế Thư bước tới thẳng cánh tay giáng vào đầu Bá Tước mấy cái giáo quạt nên thân, rồi lại hát bài khác:

Bên song u tĩnh, Trăng chiếu mênh mông. Một mình ngồi tựa bình phong,.

Ngoài trời lạc lõng cánh hồng cô đơn. Hồng kêu như gợi cơn buồn,.

Đĩa dầu càng cạn càng tuôn mạch sầu.

Ngủ đi để quên nhau,.

Ngủ không được, chỉ thấy lòng đau.

Bá Tước cười:

Làm sao mà ngủ không được, ở nhà thì ngủ không được đã đành, tới đây lại không ngủ say như chết ấy à. Người ta lên Đông Kinh chạy thầy chạy thuốc cho mình rồi mà còn làm bộ.

Quế Thư kêu lên:

Gia gia coi, cái nhà ông họ Ứng này cứ trêu chọc người ta hoài à.

Bá Tước bảo:

– Bây giờ thì nàng gọi gia gia ngọt xớt.

Quế Thư không thèm nói, nắn phím hát bài khác:

Suy đi nghĩ lại Sao vẫn thấy lòng trống trải Người đâu rồi Người đâu rồi Sao để ta lệ sầu mãi mãi tuôn rơi.

Bá Tước ngắt lời:

Thôi để ta kể chuyện này cho mà nghe. Chuyện này vui lắm. Ngày trước có một người mắc tật đái dầm, chẳng may vợ chết, anh ta phải nằm ngủ gần linh cữu, đêm đó lại đái dầm nữa, sáng hôm sau mọi người tới, thấy quần anh ta ướt sũng cả, mới hỏi nguyên do, anh ta trả lời rằng suốt cả đêm anh ta khóc lóc nên nước mắt chảy ra ướt hết. Có lẽ nước mắt của nàng bây giờ cũng là thứ nước mắt của anh chàng vợ chết kia mà thôi.

Nói xong cười ha hả. Quế Thư chau mày bảo:

Đồ gì vô liêm sỉ ăn nói nhơ bẩn quá.

Đoạn lại hát tiếp:

Ta giận chàng.

Chàng giận ta.

Bởi chuyện không đâu hai đứa cách xa.

Giờ đây buồn thương nhung nhớ.

Giận mình lúc trước sao chẳng nói ra.

Bá Tước bảo:

Nàng hát chán bỏ xừ, lời ca chẳng ra đâu vào đâu cả, cái gì mà nói ra với chẳng nói ra. Thôi, nàng im đi, để ta hát một khúc hát Nam cho mà nghe.

Nói xong hát rằng: Nàng ngồi đây.

Nghe ta kể chuyện gió trăng. Trong cõi đời này.

Làm sao phân biệt giả chân.

Người nào cũng kỳ khôi ranh mãnh. Người nào cũng lo tính chuyện mưu sinh. Những nàng ca nữ.

Chỉ biết tiền bạc đâu biết ân tình. Buồn chán đến hết nói.

Thà nhảy xuống sông xuống giếng. Mà chết phắt theo làn nước xanh.

Bá Tước hát xong, Quế Thư tức quá phát khóc. Tây Môn Khánh bèn cầm quạt đánh lên đầu Bá Tước rồi cười:

Đồ chó chết, chỉ được cái giỏi trêu chọc là không ai bằng.

Đoạn quay sang bảo Quế Thư:

Cứ hát đi, mặc kệ hắn, đừng để ý gì hết. Tạ Hy Đại nói:

Nhị ca thật chẳng ra làm sao, tới đây ăn no uống say rồi nói bậy bạ, coi chừng nói nữa thì bị đánh đến lỗ đầu ra đó.

Quế Thư lại nắn phím hát rằng:

Ai cũng nói chàng là kẻ chí thành…

Bá Tước vừa mới định mở miệng nói đã bị Hy Đại bịt chặt miệng bảo:

Quế Thư cứ hát đi, mặc kệ hắn, để ta trị hắn cho. Quế Thư hát tiếp:

Nào hay chàng là kẻ bạc tình.

Lòng nghĩ một đường miệng nói một nẻo. Hẹn hò ăn nói loanh quanh.

Quế Thư ngừng hát, Hy Đại buông tay ra. Bá Tước nói ngay:

Nghĩ một đằng nói một nẻo như vậy mà lại hay, biết tin ai mà nói thật được. Quế Thư bảo:

Rõ thật đồ mắc dịch, dơ dáng dạng hình.

Điều dối trá mà miệng nói nhơn nhơn.

Kẻ phụ tình.

Buồn gì mà buồn, người ta có phụ tình đâu, nay mai người ta được kế tập chức tước Chiêu Tuyên thì hết buồn ngay.

Quế Thư biết Bá Tước ám chỉ Vương Tam, con của Vương Chiêu Tuyên nhưng cũng mặc kệ, hát tiếp:

Ngày tháng qua mau.

Biết bao giờ mới được gặp nhau. Uổng công chờ đợi.

Nằm bên song, gió mưa làm tỉnh giấc mộng sầu.

Ôi kẻ bạc tình.

Kiếp này làm sao cho loan phụng hòa mình.

Quế Thư hát dứt. Hy Đại bảo:

Thôi, bảo Thư Đồng nó cất cây tỳ bà đi, để ta mời Quế Thư một chung rượu, uống cho đỡ mệt, và cũng uống cho hết giận nữa.

Bá Tước nói:

Vậy thì để tôi tiếp thức ăn, tôi thù tiếp cũng không đến nỗi tệ.

Quế Thư bảo:

– Thối chửa, ai khiến, ông mà tiếp ai, ông đánh người ta thì có.

Hy Đại rót rượu mời Quế Thư ba chung liền rồi quay sang rủ Bá Tước đánh cờ giải trí.

Tây Môn Khánh đưa mắt cho Quế Thư rồi đứng dậy bước ra. Bá Tước nói:

Đại ca có vào nhà thì xin nhờ nấu giùm ít trà ngon uống cho tiêu cơm, ăn nhiều thấy tức bụng quá.

Tây Môn Khánh bảo:

Nhà tôi làm gì có thứ trà đó.

Đại ca đừng giấu chúng tôi. Lưu Học quan ở Hàng Châu mới sai đem biếu đại ca, chẳng lẽ đại ca xấu, để dành uống một mình sao ?

Tây Môn Khánh cười, bước vào nhà trong Quế Thư cùng theo ra.

Sau vài ván cờ, Bá Tước thấy Tây Môn Khánh không trở lại thì hỏi Họa Đồng:

Gia gia ngươi làm gì ở nhà trong mà lâu vậy?

Không biết làm gì, nhưng chắc cũng sắp ra bây giờ. Bá Tước bảo:

Lạ thật, ra đâu mà ra.

Đoạn quay lại bảo Hy Đại:

– Tạ ca ngồi đây, để tôi vào tìm.

Hy Đại rủ Họa Đồng đánh cờ. Bá Tước bước ra.

Nguyên là Tây Môn Khánh đến phòng Bình Nhi thăm con, ngồi một chút rồi trở ra. Khi đi ngang qua ngôi nhà mát trong hoa viên thì gặp Quế Thư đi tới, hai người ghé vào ngôi nhà mát nói chuyện. Quế Thư nói:

Nhờ gia gia thương mà sai người lên Đông Kinh lo việc giùm tôi, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi vẫn lo lắng không yên.

Tây Môn Khánh vội nói:

Nàng cứ yên tâm, nay mai tất có tin, việc gì phải lo buồn cho khổ thân.

Bên ngoài gió thổi nhè nhẹ, con chim oanh hót líu lo trên cành cây. Hai người đang trò chuyện thì Bá Tước đi tới gần. Bá Tước nghe như có tiếng người chuyện trò thì đứng lại nghe ngóng. Bước gần tới, Bá Tước nhận rõ giọng nói của Quế Thư và Tây Môn Khánh, bèn bước lại gần, đằng hắng rồi bảo:

Hai người có chuyện gì mà phải kéo nhau ra đây nói vậy? Chuyện gì bí mật đến nỗi không muốn cho ai nghe vậy?

Nói xong bước vào ngôi nhà mát. Quế Thư có vẻ thẹn:

Đồ quỷ, tự nhiên ở đâu tới làm người ta hết hồn. Bá Tước cười:

Việc gì mà sợ? Có chuyện gì mau nói ra đi, chuyện gì mà phải giấu, vả lại giấu cũng không được, có tôi tới nghe rồi mà.

Tây Môn Khánh cũng cười:

Đồ chết toi thật, có đi ra để cho người ta nói chuyện không? Đừng có phá đám.

Con nhỏ này gớm thật, có chuyện gì mau nói ta nghe rồi xin xỏ ta tha cho, nếu không ta la lớn lên bây giờ là các nương nương đều nghe thấy hết cho mà xem. Ngươi xin làm con nuôi, lại được cư ngụ Ở đây vậy mà dám ra đây trò chuyện riêng tư với gia gia ngươi hay sao?

Quế Thư chỉ cười:

Đồ quỷ ở đâu ấy Bá Tước cảm thấy mình không nên ở lại lâu, bèn bảo:

Được rồi, để ta đi.

Trà cho chúng tôi đâu? Tây Môn Khánh cười:

Đồ mắc dịch, gì mà gấp vậy? Để lát nữa không được sao. Bá Tước đi thẳng. Tây Môn Khánh trở về hiên Phỉ Thúy, còn Quế Thư thì vào nhà trong.

Tây Môn Khánh đang nói chuyện với khách thì Lý Minh tới lạy chào. Bá Tước hỏi:

Lý Nhật Tân từ đâu tới vậy? Có dò hỏi được tin tức gì không ?

Quế Thư được che chở tại đây nên hai hôm nay trên huyện không thấy nói gì cả, chắc là còn chờ tin tức ở kinh.

Bá Tước lại hỏi:

Còn con nhỏ Tề Hương thì sao?

Tề Hương thì vẫn tá túc tại nhà Vương Hoàng thân. Riêng Quế Thư được gia gia che chở tại đây, thật là không còn sợ gì nữa.

Bá Tước nói:

Đó cũng là nhờ ta và Tạ gia đây hết lời xin gia gia ngươi giúp đỡ. nếu không thì đâu có được như vậy ?

Lý Minh nói:

Gia gia đây mà không che chở thì thật chẳng biết làm sao, thím tôi đằng đó cứ lo sợ cuống cuồng, đâu còn tính toán gì được.

Bá Tước bảo:

Hình như ta nhớ là cũng sắp tới sinh nhật của bà thím ngươi rồi thì phải, sao không làm tiệc mời chúng ta tới chúc thọ ?

Lý Minh đáp:

Các gia gia lo gì, đợi mấy hôm nữa công chuyện êm đẹp, tất phải có tiệc lớn mời các gia gia tới chứ.

Bá Tước nói:

Vậy cũng được, để tới ngày đó chúng ta sẽ ăn bù lại tiệc sinh nhật một thể.

Đoạn rót một chung rượu đưa cho Lý Minh mà bảo:

Lại đây uống chung rượu, chúng ta uống cả ngày nay rồi, bây giờ uống không nổi nữa.

Lý Minh vội bước tới đỡ lấy chung rượu rồi quỳ xuống mà uống. Hy Đại bảo Cầ m Đồng:

Rót tiếp cho Lý Minh uống.

Bá Tước bảo Lý Minh:

– Nếu ngươi chưa ăn cơm thì trên bàn đây còn nhiều đồ ăn, tới ăn đi.

Hy Đại cầm đĩa vịt quay đưa ra. Lý Minh hai tay đỡ lấy. Bá Tước gắp cho Lý Minh một miếng cá và bảo:

Năm nay chắc ngươi chưa ăn thứ cá này, mới có đấy. Tây Môn Khánh bảo:

Sao không cho nó cả đĩa, để lại làm gì?

Để lát nữa uống rượu xong, tôi còn ăn cơm nữa chứ. Mọi người không biết, thứ cá Bắc ngư ở Giang Nam nay quý lắm, một năm chỉ có một lần, hương vị thơm ngon không thể tả hết được, triều đình muốn ăn mà cũng không có đấy. Nên không phải là đại ca thì thử hỏi ai có được thứ cá này ?

Đang nói chuyện thì Họa Đồng bưng ra bốn đĩa đồ ăn mới làm. Tây Môn Khánh chưa kịp đụng đũa thì Bá Tước đã lựa một đĩa đồ ăn ngon nhất trút ngay vào bát mình. Hy Đại bảo:

– Nhị ca cũng phải chừa lại chút ít cho tôi ăn nữa chứ.

Nói xong cũng cầm một đĩa đồ ăn khác trút hết vào bát mình. Tây Môn Khánh cầm đũa gắp nhấm nháp, còn một đĩa thì cho Lý Minh. Lý Minh ăn xong lấy đàn tranh ra vừa đàn vừa hát. Chủ khách ăn uống nghe đàn hát tới tối mới ăn cơm. Cơm xong, Ứng, Tạ hai người mới đứng dậy cáo từ. Ứng Bá Tước nói:

Tôi biết là ngày mai An Chủ sự mời đại ca ăn uống chắc đại ca bận, nên chuyện của Lý Tam và Hoàng Tứ, tôi để ngày kia sẽ tính.

Tây Môn Khánh gật đầu. Ứng Tạ hai người không cần đưa tiễn, kéo nhau ra về. Tây Môn Khánh về phòng Ngọc Lâu nghỉ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, uống trà ăn sáng xong thì đem theo Thư Đồng và Đại An, cưỡi ngựa tới nhà Lưu Thái giám ở cách ngoại thành ba chục dặm. Trong khi đó ở nhà, Kim Liên bảo Bình Nhi bỏ thêm ra bảy tiền, cộng với ba tiền của vợ chồng Kính Tế, sai Lai Hưng mua gà vịt và một bình rượu Kim Hoa, về bảo vợ Lai Hưng làm món ăn. Xong xuôi, Kim Liên lên gặp tìm Nguyệt nương nói:

Vợ chồng Đại Thư bỏ ra ba tiền, Lục nương bỏ thêm ra để làm một bữa tiệc trong hoa viên, xin mời Đại nương tới chứng giám cho.

Nguyệt nương cùng Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Đại Thư và Quế Thư vào hiên Phỉ Thúy trong hoa viên cùng mọi người dự tiệc.

Sau đó mọi người lại lên Ngọa Tuyết Đình trên ngọn giả sơn vừa đánh cờ vừa uống rượu. Nguyệt nương chợt nhớ tới Kính Tế bèn hỏi:

Sao hôm nay không có hiền tế dự tiệc?

Đại Thư nói:

– Hôm nay gia gia sai chồng con ra ngoại thành đòi tiền Từ Tứ, chắc cũng sắp về rồi.

Lát sau Kính Tế về tới, vái chào mọi người rồi ngồi xuống cạnh vợ. Đoạn thưa với Nguyệt nương:

Từ Tứ đã trả tiền rồi, gồm năm gói, mỗi gói năm chục lạng cộng là hai trăm năm chục lạng. Con đã đưa cho Ngọc Tiêu cất rồi.

Mọi người lại tiếp tục uống rượu. Lát sau, Nguyệt nương và Ngọc Lâu đánh cờ, Quế Thư ngồi coi.

Những người khác ra ngoài ngắm hoa cỏ trong vườn. Chỉ có mình Kim Liên phe phẩy cái quạt trong tay, tới khu trồng chuối rậm rạp đằng sau giả sơn hóng mát, rồi vui bước hái những cánh hoa nở đẹp gần đó. Nào ngờ Kính Tế đã để ý theo dõi từ trước, thấy vắng người liền bước tới sau lưng nói:

Ngũ nương hái hoa gì vậy? Coi chừng gai đâm vào tay Ngũ nương thì tôi đau lòng lắm.

Kim Liên hơi quay đầu lại, liếc Kính Tế rồi mỉm cười bảo:

Đồ quỷ, ăn nói ỡm ờ, gai đâm vào tay tôi thì việc gì cậu phải đau lòng, ai khiến cậu chú ý. Cậu theo tôi làm gì, không sợ người ta thấy hay sao? À mà cậu đã mua được khăn tay cho tôi chưa đấy?

Kính Tế cười hì hì rút mấy cái khăn tay trong tay áo ra đưa cho Kim Liên rồi sán lại mà bảo:

Khăn mua rồi đấy. Ngũ nương tạ Ơn tôi cái gì bây giờ.

Kim Liên mỉm cười không đáp, chỉ đẩy nhẹ Kính Tế ra. Đang khi đó Bình Nhi bồng Tố Quan đi ngang phía xa, có nhũ mẫu đi theo. Bình Nhi thấy Kim Liên đang cầm quạt, thì tưởng Kim Liên đuổi bắt bướm bèn gọi:

– Ngũ thư thư đang bắt bướm đấy ư? Cho ca nhi một con chơi đi.

Kim Liên giật mình hoảng sợ, Kính Tế vội lẻn về phía sau, nơi có những bụi cây rậm rạp. Kim Liên vội bước lại gần Bình Nhi rồi vờ hỏi: – Cậu Kính Tế dã đưa khăn cho thư thư chưa?

Bình Nhi đáp:

Đã đưa gì đâu. Kim Liên bảo:

Vừa rồi cậu Kính Tế gặp tôi, đã đưa cho tôi rồi.

Nói xong rủ Bình Nhi ngồi xuống một phiến đá dưới bụi ba tiêu, lấy khăn ra coi. Nói vài ba câu chuyện Bình Nhi bảo:

– Nơi này mát mẻ quá, mà lại yên tĩnh nữa.

Đoạn quay lại bảo nhũ mẫu Như Ý bồng Tố Quan về phòng, đồng thời sai Nghênh Xuân về lấy cỗ bài ra, đánh bài giải trí với Kim Liên.

Nghênh Xuân đem một cái chiếu và bộ bài tới, Bình Nhi và Kim Liên ngồi trên chiếu đánh bài dưới khóm ba tiếu. Đánh được một lúc thì nghe Ngọc Tiêu đứng trên Ngọa Tuyết Đình gọi:

Đại nương có chuyện muốn nói với Lục nương kìa. Bình Nhi vội đứng dậy trở lên Ngọa Tuyết Đình gặp Nguyệt nương. Kim Liên biết là Kính Tế đang trốn đâu đây vì không dám ra, sợ Bình Nhi thấy, bèn đi vào động đá trong giả sơn, thấy Kính Tế trong đó, liền bảo:

Không có ai đâu, ra đi.

Kính Tế không chịu ra lại gọi Kim Liên vào mà bảo:

– Trong này có nhiều hoa đẹp lắm, vào mà coi.

Kim Liên tưởng thật, bước vào định xem hoa thì bị Kính Tế ôm chặt lấy…

Trong khi đó Bình Nhi lên tới Ngọa Tuyết Đình. Nguyệt nương bảo:

Tôi và Quế Thư đều thua hết, Lục muội muội đánh thử với Tam muội muội mấy ván xem sao.

Bình Nhi chưa kịp trả lời thì nghe tiếng Tố Quan khóc, vội nhìn xuống khóm ba tiêu phía dưới, thấy nhũ mẫu đặt Tố Quan trên chiếc chiếu trải dưới khóm ba tiêu hồi nãy. Thì ra Tố Quan khóc, nhũ mẫu bồng ra tìm Bình Nhi, nhưng không thấy, bèn đặt Tố Quan lên chiếu mà dỗ. Bình Nhi thấy vậy nói:

Ca nhi đang khóc dưới kia. Ngọc Lâu bảo:

Dưới đó có Ngũ nương mà, lo gì. Nguyệt nương bảo:

Thế thì Lục muội muội đánh với tôi vậy, để Tam muội muội xuống trông ca nhi cho. Bình Nhi bảo:

Nếu vậy thì phiền Tam thư thư bồng ca nhi lên đây giùm tôi vậy Đoạn quay lại bảo Tiểu Ngọc.

Ngươi xuống cuộn chiếu và đem bộ bài lên đây.

Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc đi xuống chân ngọn giả sơn tới dưới khóm ba tiêu, thấy Tố Quan đang giơ chân giơ tay khóc, không thấy Kim Liên đâu, bên cạnh Tố Quan là một con mèo đen lớn. Ngọc Lâu bảo:

Chắc là ca nhi sợ con mèo nên khóc đó, mà không biết Ngũ nương đi đâu rồi. Kim Liên nghe vậy vội từ trong động đá bước ra cười bảo:

Tôi trốn trong này chứ đâu, vậy mà cũng không tìm thấy.

Ngọc Lâu tưởng thật nên cũng không nhìn vào động đá làm gì, chỉ bồng Tố Quan lên Ngọa Tuyết Đình. Tiểu Ngọc cuộn chiếu ôm theo. Kim Liên cũng lo lắng đi theo vì sợ Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc nói mình vào động đá mà không có lý do chính đáng.

Sao ca nhi khóc vậy? Tiểu Ngọc đáp:

Chẳng biết con mèo đen lớn ở đâu tới làm ca nhi sợ nên khóc. Nguyệt nương nói:

Để ca nhi sợ tội nghiệp không.

Bình Nhi nói:

Có Ngũ nương ở dưới đó mà. Ngọc Lâu bảo:

Ngũ muội muội nói là vào trốn trong động đá. Kim Liên át đi:

Đâu phải ca nhi sợ mèo, chắc là đói mà khóc đòi bú đấy chứ. Bình Nhi bảo nhũ mẫu bồng Tố Quan cho bú.

Trong khi đó Kính Tế thấy không có ai, bèn lén trở ra đi mất.

Trên này, Tố Quan không chịu bú mà cứ khóc. Nguyệt nương bảo Bình Nhi:

Bồng ca nhi về phòng dỗ ngủ đi.

Mọi người ai cũng về phòng nấy. Gia nhân dọn dẹp các thứ.

Kính Tế buồn bực về phòng, tâm hồn bị ám ảnh bởi cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Kim

Liên vừa rồi…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN