Kim Bình Mai - Tập 2 - Hồi 55
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
204


Kim Bình Mai - Tập 2


Hồi 55


Bàn tính xong xuôi, Nguyệt nương sai lấy ra những vật dụng cần thiết và ít bạc để Vương sư bà về chuẩn bị làm lễ. Vương sư bà cáo từ, đem tiền bạc và các thứ về am. Nguyệt nương lại sai gọi Kính Tế tới bảo”

Ngày mai Lục nương của ngươi làm lễ cầu phúc cho cái nhi, ngươi cũng nên tới lễ bái cho được phúc.

Kính Tế từ chối đáp:

Ngày mai gia gia ra ngoại thành dự tiệc, con phải ở nhà lo việc, đồng thời phải coi sóc công chuyện ngoài tiệm, không thể đi được.

Thật ra Kính Tế biết ngày mai Tây Môn Khánh uống rượu với Ứng Bá Tước ở ngoại thành, nên muốn nhân cơ hội đó để tới ve vãn Kim liên, do đó mới từ chối không đi lễ.

Nguyệt nương nghe nói Kính Tế phải lo trông coi cửa tiệm nên cũng không ép. Kính Tế cáo lui, trong khi đó Tây Môn Khánh vẫn tiếp tục trò chuyện cùng Bá Tước và Trĩ Tiết. Cầm Đồng về thưa:

Ngân Nhi bệnh không đi được, Kim Xuyến đã nhận lời, nói là ngày mai sẽ đến sớm. Tây Môn Khánh bảo:

Nếu Ngô Ngân Nhi bệnh thì đến gọi Đổng Kiều Nhi vậy.

Thôi, mình uống rượu ở xa, một người hát là đủ rồi, không cần phải gọi thêm nữa. Nói chuyện thêm vài câu thì Bá Tước và Trĩ triết đứng dậy cáo từ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, mũ áo chỉnh tề, cùng Nguyệt nương ăn sáng. Sau đó cưỡi ngựa tới am Quan âm để dự lễ đọc kinh, có Thư Đồng và Đại An theo hầu. Vương sư bà ra tận cổng rước vào làm lễ. Tây Môn Khánh dâng hương xong quỳ trước bàn thờ, Vương sư bà đọc sớ. Lễ xong, Vương sư bà sai đem trà nước và hoa quả bánh trái ra mời. Tây Môn Khánh không ăn, chỉ uống trà. Sau đó thì cáo từ lên kiệu mà về. Thư Đồng được ở lại để hầu lễ.

Tây Môn Khánh về tới nhà thì mặt trời mới lên được nửa con sào. Lát sau Bá Tước và Trĩ Tiết tới.

Tây Môn Khánh cười:

Tới sớm quá vậy? Ở đây dùng cơm đã. Hôm nay tôi rảnh rang mà, trưa mình đi cũng được.

Bá Tước ngồi xuống nói:

Đại ca không biết, hoa viên này là của một vị nội quan, ở cách thành hai mươi dặm, rộng bao la mà cảnh trí đẹp vô cùng,có rong chơi trong đó vài ba ngày cũng chưa chắc đã thưởng ngoạn hết cảnh đẹp, cho nên mình phải đi sớm một chút.

Trĩ Tiết cũng nói thêm:

Hôm nay đại ca rảnh rang thì lại càng nên đi sớm.

Nếu vậy thì Ứng nhị ca và Thường nhị ca cứ đi trước, tôi sẽ dùng kiệu đi sau. Bá Tước nói:

Chúng tôi chờ đại ca đấy.

Nói xong cùng Trĩ Tiết cáo từ.

Bá Tước Và Trĩ Tiết ghé nhà Kim Xuyến, dẫn kiệu Kim Xuyến đi theo.

Tại hoa viên ở ngoại thành, từ hôm trước, Bá Tước đã cho mua rượu thịt chuẩn bị làm tiệc sẵn sàng.

Một lúc lâu sau, Tây Môn Khánh mới thủng thỉnh lên kiệu,dẫn vài gia nhân theo. Tới gần khu hoa viên. Tây Môn Khánh thò đầu khỏi kiệu mà nhìn thì thấy ngàn cây rợp bóng, hồ nước long lanh, cả một vùng hoa cỏ mênh mông vô tận. Những cánh đào Vũ Lăng đua nở làm mê mẩn lòng người, ngàn cánh mai Dữu Lãnh khoe tươi, người không biết làm thơ cũng phải chứa chan tình ý. Cảnh đẹp như chốn Bồng Lai. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm một hồi rồi buột miệng khen:

– Cảnh trí tuyệt đẹp, tuyệt đẹp.

Nói xong xuống kiệu đi bộ vào hoa viên. Bá Tước và Trĩ Tiết đã chờ sẵn, vội chạy ra rước vào ngồi trong một ngôi viên đình. Kim Xuyến cùng hai nhạc công bước ra lạy chào. Gia nhân dọn trà ra, nhưng Tây Môn Khánh bảo:

– Hãy khoan đã, mọi người dẫn tôi đi ngoạn cảnh một lúc đi.

Nói xong cầm tay Kim Xuyến bước ra. Bá Tước đi trước hướng dẫn. Mọi người chậm rãi vừa đi vừa ngắm cảnh. Đi từ dàn chu lan, qua dãy thùy dương, tới Thái Hồ Thạch rồi Tung Phong Đình, bên cạnh đó là mấy chục gốc mai quý. Nơi đây văn nhân du khách đề vịnh rất nhiều. Tây Môn Khánh chăm chú đọc hết. Sau đó mọi người tới Mẫu Đơn Đình, có cả mấy chục loại mẫu đơn kỳ lạ. Rời Mẫu Đơn Đình, mọi người tới rừng trúc ở phía bắc, cả một vùng xanh biếc mát rượi, gió nhẹ thổi qua ngàn trúc vi vu. Bên trái rừng trúc là Phượng Lai Đình, nơi đây các biển đề, các câu đối, câu liễn đều là thủ bút của các danh nhân. Bên phải là ao Kim Ngư, trên ao, có Lạc Thủy Đình, dưới ao Kim Ngư lội tung tăng. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm không chán mắt. Đến khi Bá Tước giục mới trở ra, leo lên một ngôi lầu, ngoài treo biển có ba chữ Thính Nguyệt Lâu, trong cũng có nhiều thơ văn đề vịnh. Sau đó mọi người tới ngọn giả sơn vĩ đại ở phía đông, trong giả sơn có động Bát Tiên, rất rộng rãi thâm u, trong động có bàn cờ bằng đá, vách động là những bức họa khắc trên đá, cảnh trong động không khác cảnh tiên.

Ra khỏi động, mọi người trèo lên đỉnh ngọn giả sơn. Nơi đây có thể ngắm nhìn bao quát toàn bộ hoa viên. Tây Môn Khánh vui thích vô cùng, cứ đi hết cảnh này tới cảnh khác. Trĩ Tiết nói:

Nãy giờ đi cũng nhiều, sợ đại ca mệt. Bây giờ nên vào viên đình ngồi nghỉ. có gì lát nữa tiếp tục ngoạn cảnh cũng không muộn.

Tây Môn Khánh bảo:

Khu này có lẽ rộng tới trăm dặm, cảnh mười phần mình chưa đi được một, hôm nào có dịp phải di cho hết mới được.

Mọi người trở lại viên đình, Tây Môn Khánh ngồi giữa, Bá Tước và Trĩ Tiết ngồi hai bên tả hữu. Kim Xuyến ngồi ghé bên Tây Môn Khánh. Gia nhân đem rượu ra. Tây Môn Khánh ngó bàn tiệc rồi bảo:

Hôm nay sao thịnh soạn quá thế này ? Bá Tước nói:

Có gì đâu mà đại ca nói vậy, cũng chỉ là vài món ăn với mấy đứa đàn hát mà thôi. Tây Môn Khánh liếc nhìn, thấy hai ca công còn nhỏ tuổi, nhưng da trắng môi son thập phần khả ái. Bá Tước mời rượu. Hai ca công đàn hát du dương, Tây Môn Khánh nghe xong khen tặng hết lời. Trĩ Tiết nói:

Thằng đó là đàn ông mà sao giọng cao như giọng đàn bà, giọng hát đó thật là khó kiếm.

Tây Môn Khánh cười:

Nếu nó là con gái thì tôi đã bắt nó ngồi đây với tôi rồi chứ đâu còn đứng đó hát nữa. Mọi người cười vui vẻ rồi cùng nhau nâng chung mà uống.

Bá Tước đề nghị:

Có lẽ mình nên dùng tửu lệnh mới vui.

Mình ở đây có bốn người, tôi chọn bốn chữ phong hoa tuyết nguyệt, mỗi người lần lượt phải làm một câu thơ có một trong bốn chữ đó. Bắt đầu là tôi rồi tới Thường Nhị ca, Ứng Nhị ca, sau cùng là Kim Xuyến. Ai không làm thơ được thì phải phạt một chung rượu lớn,sau đó lại phải kể một chuyện, kể không hay thì phạt thêm một chung nữa. Bây giờ tôi bắt đầu.

Đoạn uống cạn một chung rồi đọc:

Vận đạm phong khinh cận ngọ thiên.

Đọc xong thì nói:

– Bây giờ tới Thường Nhị ca.

Thường Tri Tiết uống cạn một chung rượu rồi đọc:

Bàng hoa tùy liễu quá tiền xuyên. Đoạn giục:

Bây giờ tới lượt chủ nhân bữa tiệc.

Bá Tước uống cạn chung rượu nhưng cứ đần mặt ra. Tây Môn Khánh bảo:

Ứng nhị ca bị phạt rồi. Bá Tước nói:

Để cho người ta nghĩ một chút đã chứ.

Nói Xong lại ngồi đần mặt ra. Tây Môn Khánh hối thúc gấp rút. Bá Tước cuống quá đọc liền:

Thấp thoáng xuân quang cũng mấy phần. Tây Môn Khánh cười lớn:

Hỏng rồi, có chữ nào là chữ tuyết đâu. Như vậy là bị phạt một chung lớn, đã không có chữ tuyết lại còn lấy chữ khác thay vào, sẽ bị phạt thêm một chung nữa.

Bá Tước gân cổ cãi:

Vậy đâu được, có mỗi một chữ tuyết mà bị phạt tới hai chung rượu là thế nào.

Cái gì chừ kể chuyện cười thì được. Đoạn uống cạn hai chung rượu lớn rồi kể:

Ngày trước có một vị Tú tài lên đường đi kinh đô, dọc đường ghé thuyền nghỉ tại một nơi, đến tối, bỗng vị Tú tài bảo người chân sào: “Đậu thuyền chỗ khác đi, nơi này có cướp”.

Người chân sào hỏi: “Cậu thấy gì mà bảo là nơi đây có giặc cướp?”.Vị Tú Tài chỉ tấm bảng trên bờ sông mà bảo : “Cái bảng viết kia kìa,không thấy sao ? Rỏ ràng là ba chữ

“Giang tâm tặc”. Người chân sào cười: “Đó là ba chữ Giang tâm phú, đâu phải Giang tâm tặc, có vậy mà cũng đọc sai nữa”. Vị Tú tài bảo: “Chữ phú sao mà giống chữ tặc, quá vậy ?”

Tây Môn Khánh cười:

Chẳng lẽ Tú Tài mà đọc sai như vậy. Trĩ Tiết bảo:

Ứng nhị ca kể chuyện như vậy thì phải phạt mười chung lớn. Bá Tước thất kinh hỏi:

Cái gì mà phạt tới mười chung lớn ?

Trĩ Tiết bảo:

– Nhị ca cứ chịu phạt đi, rồi về nhà ngẫm nghĩ sẽ rõ.

Nguyên Tây Môn Khánh hiện đang là tay cự phú ở đất Sơn Đông, nay nói chữ phú giống chữ tặc thì có khác nào bảo Tây Môn Khánh là giặc. Do đó Trĩ Tiết mới bắt bẻ Bá Tước. Tây Môn Khánh thì lúc đầu cũng không để ý, tới khi Trĩ Tiết bắt bẻ Bá Tước thì mới chợt nghĩ ra, nhưng vẫn không nói gì. Bá Tước thì sau khi nghe Trĩ Tiết nói, biết là mình lỡ lời, vội vồ lấy rượu uống liền hai chung gọi là chịu phạt rồi xin Tây Môn Khánh thứ lỗi. Tây Môn Khánh cười:

Nếu nhị ca không đáng phạt thì một chung cũng không dám ép, nhưng nếu tội nhị ca đáng bị phạt thì không thể tha được

Bá Tước nghe xong không yên lòng, lại vồ lấy rượu uống liền mấy chung lớn nữa rồi quay sang bảo Trĩ Tiết:

Nhị ca quả là người lắm chuyện.

Bây giờ phải kể chuyện khác. Bá Tước đáp:

Bây giờ thì không dám kể nữa.

Tây Môn Khánh bảo:

Uống rượu kể chuyện cười chơi, có gì mà ngại, kể đi xem nào. Bá Tước nghe vậy mới yên tâm, bèn kể:

Ngày xưa Khổng tử nghe nói ở phương Tây có con kỳ lân,muốn nhìn thấy mà không được, nên cứ nằm mà khóc. Học trò thấy thầy khóc quá, sợ hại sức khỏe, bèn bảo nhau dán tiền đồng vào mình trâu rồi đắt tới cho thầy xem. Khổng tử nhìn ra rồi bảo: “Đây là con trâu mình đầy tiền, đâu phải kỳ lân”. Nói xong lại khóc!

Bá Tước kể tới đây, sực nghĩ rất có thể Tây Môn Khánh hiểu lầm về con trâu mình đầy tiền, nên sợ hãi, không dám kể tiếp nữa, rồi vội quì ngay xuống mà nói:

Tôi thật vô tâm, quả đáng tội chết.

Đồ quỷ có gì mà làm quan trọng vậy, có đứng dậy không ? Kim Xuyến cũng cười bảo:

Cái ông họ Ứng này thật già đầu rồi mà ăn không nên đọi nói không nên nhời, lúc nãy ăn nói bậy bạ, đại quan đã bỏ qua rồi, bây giờ lại vẫn chứng nào tật nấy.

Bá Tước đứng dậy đánh nhẹ vào đầu Kim Xuyến mấy cái rồi bảo:

Lại cái con khốn này nữa, Thường nhị gia đã lắm chuyện, ngươi còn lắm chuyện hơn, không nói vào giùm lại còn nói ra nữa.

Bá Tước đánh nhẹ nhưng tay đàn ông nên Kim Xuyến thấy đau, bèn sa sầm nét mặt mà im lặng.

Tây Môn Khánh biết ý, cười bảo:

Đồ quỷ đã ăn nói bậy bạ lại còn đánh người, như vậy thì ghép vào tội gì?

Nàng ơi, nàng xinh đẹp quá chừng thế này mà ai nỡ đánh, ta có lỡ tay thì đừng khóc, chóng ngoan ngày mai ta mua quà tặng cho.

Kim Xuyến lườm Bá Tước mà bảo:

Đồ chết băm chết vằm, ai cần quà tặng của ông, ông nên mua quà tặng cho mẹ ông ở nhà còn có lợi hơn.

Bá Tước vẫn cười:

Mẹ ta thì ta phải hiếu kính đã đành rồi, nhưng còn nàng,ta thương nàng, mua quà cho nàng không được sao ?

Đoạn quay sang Tây Môn Khánh:

Đại ca à, tôi còn một chuyện vui này, để xin kể hầu đại ca và mọi người nghe.

Có một thiếu phụ xinh đẹp nhưng phải cái bụng hơi to,trông thật khó coi. Thiếu phụ đi hỏi khắp nơi thì có người chỉ rằng nên xiết chặt cạp quần lại tự khắc bụng sẽ nhỏ đi. Thiếu phụ nghe lời, xiết chặt cạp quần lại đến nỗi đau đớn, lúc nào mặt mày cũng nhăn nhó. Một hôm đang đứng tựa cửa, có một thanh niên đi qua, thấy vậy bèn bảo: “Quái lạ, người đẹp thế kia mà sao mặt mày nhăn nhó vậy?”. Thiếu phụ đang đau, nghe vậy tức giận mắng rằng: “Nhăn cái mả cha mày, đau gần chết đây này”.

Bá Tước kể xong thì mọi người cười ồ cả lên. Bá Tước thấy mọi người cười thì mừng lắm, bèn đứng dậy rót rượu mời Tây Môn Khánh. Bốn người cùng nâng chung mà uống. Tây Môn Khánh bảo:

Bây giờ đến lượt Kim Xuyến.

Kim Xuyến không chịu. Mọi người uống thêm vài chung nữa thì Tây Môn Khánh bước ra ngoài tản bộ ngắm cảnh. Bá Tước hô hoán gia nhân đem thêm đồ ăn và rượu. Sau đó quay lại thì không thấy Kim Xuyến đâu, nhìn khắp nơi mới thấy Kim Xuyến đang ngồi tiểu ở dưới dàn tường vi phía xa. Bá Tước bèn bẻ một cành liễu, rón rén tới ngồi phía sau Kim Xuyến, đưa cành liễu ra mà ngoáy. Kim Xuyến kêu lên một tiếng kinh hãi tiểu chưa xong nhưng cũng đứng vụt dậy, nước tiểu làm ướt cả lưng quần. Đúng lúc đó Trĩ Tiết bước tới ngay sau Bá Tước,thấy Bá Tước còn đang ngồi xổm núp trong một bụi cây, bèn xô nhẹ một cái, không ngờ Bá Tước mất thăng bằng, không gượng được ngã sấp về đằng trước, vồ đúng bãi nước tiểu, ướt cả mặt mày quần áo. Tây Môn Khánh đang đứng cạnh gốc tùng gần đấy thấy vậy cười khanh khách không thôi.

Kim Xuyến cũng bật cười:

– Cho đáng kiếp, thật là quả báo nhỡn tiền nhé.

Mọi người quay vào tiệc. Bá Tước rửa ráy xong cũng vào theo. Tây Môn Khánh cười bảo:

Từ trước tới giờ nhị ca chuyên kể chuyện châm chọc người khác, bây giờ phải kể chuyện về vụ ngã vào bãi nước tiểu xem sao.

Bá Tước đáp:

Chuyện ngã vào bãi nước tiểu thì không có, nhưng chuyện nước tiểu thì có ngay. Đoạn uống một chung rượu rồi kể rằng:

Có một nhà giàu, một hôm đi tiểu, thấy nước tiểu không khai thì hoảng sợ lắm, bảo rằng: « Nước tiểu thì phải khai, nước tiểu mà không khai là có bệnh”. Rồi mời lang y tới. Lang y bảo”Để tôi ngửi xem sao”. Ngửi xong rồi bảo: “Cũng có khai khai đấy chứ, không sao, chẳng có bệnh gì đâu ».

Bá Tước kể xong, mọi người cười ầm cả lên. Trĩ Tiết đứng dậy rót rượu mời Tây Môn Khánh. Kim Xuyến bắt đầu đàn hát. Bữa tiệc tiếp tục trong huyên náo vui vẻ.

Về phần Kính Tế, sau khi Tây Môn Khánh đi khỏi, thì ăn mặc chải chuốt rồi vào động đá trong hoa viên chờ xem Kim Liên có vào hoa viên không. Nhưng chờ mãi không thấy, Kính Tế không thể dằn lòng nổi, bèn tới phòng Kim Liên, may là trên đường đi không ai thấy. Tới cửa phòng, nghe Kim Liên hát:

Hôm nay chẳng hiểu làm sao

Chàng đã hẹn đến lẽ nào lại quên.

Kính Tế bèn lên tiếng ngay:

– Đời nào tôi dám quên.

Nói xong bước vào phòng. Kim Liên ngạc nhiên chưa kịp nói gì thì Kính Tế đã nói:

Hôm qua đại nương có bảo tôi hôm nay phải tới am Quan âm lễ Phật, tôi biết hôm nay gia gia vắng nhà nên từ chối, kiếm cớ không đi. Gia gia ra khỏi nhà xong là tôi vào động đá trong ngọn giả sơn để chờ mà chờ mãi cũng không thấy nên mới phải tới đây

Kim Liên vội nói:

Khẽ khẽ cái mồm chứ, tai vách mạch rừng, nói chuyện ở đây không tiện đâu.

Nói xong thì nghe bên ngoài có tiếng chân người, Kim Liên nhìn qua cửa sổ thấy Tiểu Ngọc đang đi tới, trên tay đang cầm một cái khăn trắng, nhưng gần tới thì bỗng Tiểu Ngọc lại quay bước rẽ sang ngả khác, Kim Liên lẩm bẩm:

Con quái này nó định tới đây mà không hiểu sao nó lại quay lại, hay là nó quên cái gì. Chắc thế nào cũng trở lại đây.

Bèn quay sang bảo Kính Tế:

Cậu ra ngay đi, chuyện vỡ lở ra thì không còn cách gì cứu gỡ đâu.

Kính Tế cũng hoảng, đành lẻn ra. Quả nhiên chỉ lát sau Tiểu Ngọc trở lại, đem quần và khăn cho Kim Liên thêu, theo lời dặn của Nguyệt nương. Lúc nãy Tiểu Ngọc đem khăn đi mà quên không đem quần nên mới trở lại lấy. Kim Liên nhận các thứ do Tiểu Ngọc trao cho mà tay còn run, trống ngực còn đập thình thịch.

Trong khi đó, tại hoa viên ở ngoại thành, sau khi ăn uống no say, Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ, Bá Tước lưu giữ thế nào cũng không chịu ở lại. Bá Tước vội quỳ ngay xuống mà nói:

Chắc là đại ca còn giận về câu nói lỡ lời của tôi hồi nãy nên không chịu ở lại chứ gì? Tây Môn Khánh cười:

Đồ quỷ ai để ý gì đâu mà lo.

Bá Tước vội đứng dậy róc đầy một chung rượu lớn, hai tay nâng lên. Tây Môn Khánh cầm chung rượu uống cạn. Trĩ Tiết lại bưng mâm hoa quả lên, Tây Môn Khánh cũng ăn uống vài thứ, rồi thưởng Kim Xuyến một lạng bạc, thưởng cho hai ca công mỗi người ba tiền mà bảo:

Chừng nào ta đãi tiệc sẽ cho người gọi các ngươi. Nói xong cáo từ Bá Tước và Trĩ Tiết, lên kiệu nà về.

Bá Tước sai người dọn dẹp các thứ rồi theo kiệu của Kim Xuyến về thành. Tây Môn Khánh về tới nhà thì trời cũng gần tối, do đó vào thẳng phòng Bình Nhi mà nghỉ. Hôm sau, hai người ngồi uống trà. Bình Nhi bảo Tây Môn Khánh:

Từ khi tôi sinh ca nhi tới nay thì trong người mệt mỏi mà chẳng hiểu bệnh gì. Sáng nay soi gương thì thấy mặt mày hốc hác, da vàng đi, hồi này tôi ăn ngủ không được, chân tay cử động thì khó khăn. Tôi nghĩ là chẳng may tôi có làm sao thì lấy ai mà săn sóc cho ca nhi.

Nói xong thì nức nở khóc. Tây Môn Khánh trầm ngâm lo lắng rồi bảo:

Lần trước lang y cho thuốc, như vậy là không hiệu quả. Để lần này tôi cho mời Nhiệm y quan lại coi mạch bốc thuốc, chắc là nàng sẽ mạnh.

Đoạn gọi Thư Đồng dặn:

Viết thiếp mời Nhiệm y quan lại đây.

Tây Môn Khánh cũng lên sảnh đường. Lát sau thì Bá Tước đến cảm tạ Tây Môn

Khánh đã tới dự tiệc hôm qua. Tây Môn Khánh cũng cảm tạ lại, hai người uống trà nói chuyện. Lát sau Thư Đồng về thưa:

– Nhiệm y quan đã tới.

Tây Môn Khánh vội bướt ra ngoài thềm đón tiếp. Ba người an tọa dùng trà. Sau tuần trà, Nhiệm y quan hỏi:

Chẳng hay vị nào trong quý phủ cần tới chúng tôi? Tây Môn Khánh đáp:

Người thiếp thứ sáu của tôi trong người không khỏe, phiền tiên sinh xem mạch kỹ dùm cho.

Nhiệm y quan hỏi:

Có phải vị nương nương sinh hạ ca nhi trước đây chăng ? Tây Môn Khánh đáp:

Chính phải, không hiểu tại sao sinh hạ ca nhi xong thì cứ bệnh tật, đau yếu từ bấy tới nay.

Nhiệm y quan nói:

Nếu vậy thì cho phép vãn sinh vào coi mạch.

Tây Môn Khánh thân dẫn Nhiệm y quan xuống phòng Bình Nhi, mời ngồi trên cái đôn để cạnh giường. Bình Nhi nằm trong giường, màn che trướng rủ, thò một tay ra để trên gối. Nhiệm y quan xem mạch xong, Bình Nhi lại thò tay kia ra. Xem xong, Nhiệm y quan nói:

Lưỡng mạch đã coi xong, xin phép đại quan cho vãn sinh được coi qua thần sắc của phu nhân đây được chăng ?

Tây Môn Khánh nói:

Chỗ bằng hữu thân tình, có hại gì.

Nói xong sai a hoàn vén rèm lên. Nhiệm y quan nhìn vào sững sờ:

Khuôn trăng như đóa hoa tươi,

Nét mày như liễu, nét môi như đào.

Nhiệm y quan nhìn ngắm một hồi rồi quay ra nói:

Tôn nhan của phu nhân đây, vãn sinh đã trộm coi xong, bây giờ xin cho biết bệnh tình như thế nào.

Tây Môn Khánh sai buông rèm xuống rồi cho gọi nhũ mẫu Như Ý ra. Nhũ mẫu ăn mặc chải chuốt lăng xăng chạy ra tươi cười chào hỏi lang y rồi kể lại tỉ mỉ bệnh tình của Bình Nhi. Nhiệm Y quan nghe xong đứng dậy nói với Tây Môn Khánh:

Phàm gia đình thường dân, có bệnh thì hốt thuốc, các vị thuốc có sai sót chút ít cũng chẳng sao. Còn các quý nhân trong các gia đình phú quý mỗi lúc có bệnh thì các vị thuốc phải không được sai sót mảy may. Bệnh tình của phu nhân đây cũng tương tự như bệnh tình của phu nhân Vương gia trong Lại bộ mà vãn sinh đã chữa cách đây ít lâu. Nay vãn sinh đã chẩn mạch, coi khí sắc và biết bệnh tình, về nhà sẽ kê đơn làm thuốc,tin tưởng rằng phu nhân đây sẽ lành bệnh mau chóng. Ấy phu nhân Vương gia trong Lại bộ cũng vậy, vãn sinh cũng về nhà kê đơn hốt thuốc, chỉ vài thang là khỏi, nếu nhiệt thì làm bớt nhiệt, nếu hư huyết thì bổ huyết. Ôi thôi, Vương lão gia tặng tiền bạc đủ thứ, Vương phu nhân thì sai đem lễ vật tới tận nhà. Đặc biệt Vương lão gia còn tặng cho vãn sinh một bức hoành phi thật đẹp có bốn chữ đại tự “Nho y thần thuật”. Bạn bè tới ai cũng khen. Nguyên là vãn sinh lúc thiếu thời cũng đua đòi bút nghiên, về sau mới quay sang nghiên cứu nghề này, cho nên mới được tặng hai chữ “Nho y”. Tây Môn Khánh nói:

Vậy quả là xứng đáng. Không nói giấu gì tiên sinh, tôi tuy nhiều thê thiếp, nhưng chỉ có người thiếp này là tâm đầu ý hợp.Tôi cũng lớn tuổi rồi mà bây giờ mới có được mụn con trai, mọi sự đều do người thiếp này lo liệu trông nom. Nay nhờ tiên sinh lưu tâm điều trị cho, bệnh lành thì tôi xin hậu tạ. chúng tôi tuy là chức võ quan, không thể sánh được với Vương lão gia ở Lại bộ, nhưng việc đền ơn nhất định không dám sơ suất.

Nhiệm Y quan nói:

Đại nhân dạy vậy chứ tiểu đệ quả không dám nghĩ tới chuyện báo đền. Ngay cả vốn tiền thuốc, đệ cũng không dám nhận lãnh.

Tây Môn Khánh cười:

Chúng tôi đây không dùng bạch dược đâu. Sở dĩ nói như vậy vì có một chuyện cười kể cũng vui. Chuyện kể rằng một người có con mèo bị bệnh, mua ô dược về cho uống thì khỏi.Người hàng xóm ít lâu sau có một con chó bị bệnh, không biết cho uống thuốc gì, người này bèn nói: “Cho uống bạch dược, mèo bệnh uống ô dược thì chó bệnh uống bạch dược chứ gì”.

Nhiệm Y quan nghe xong vỗ tay cười bảo:

– Nhưng không hiểu người kê đơn thuốc đó kê những cái gì.

Hai người vui vẻ trò chuyện uống trà. Lát sau Nhiệm Y quan nói:

Nếu quý phu nhân đây khỏi bệnh thì tiểu đệ cũng chỉ xin Đại nhân một bức hoành phi mà thôi, còn các thứ khác nhất định là đệ không dám nhận lãnh.

Nói xong đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh ân cần đưa ra tận cổng.

Ngân Nhi bệnh không đi được, Kim Xuyến đã nhận lời, nói là ngày mai sẽ đến sớm. Tây Môn Khánh bảo:

Bàn tính xong xuôi, Nguyệt nương sai lấy ra những vật dụng cần thiết và ít bạc để Vương sư bà về chuẩn bị làm lễ. Vương sư bà cáo từ, đem tiền bạc và các thứ về am. Nguyệt nương lại sai gọi Kính Tế tới bảo”

Ngày mai Lục nương của ngươi làm lễ cầu phúc cho cái nhi, ngươi cũng nên tới lễ bái cho được phúc.

Kính Tế từ chối đáp:

Ngày mai gia gia ra ngoại thành dự tiệc, con phải ở nhà lo việc, đồng thời phải coi sóc công chuyện ngoài tiệm, không thể đi được.

Thật ra Kính Tế biết ngày mai Tây Môn Khánh uống rượu với Ứng Bá Tước ở ngoại thành, nên muốn nhân cơ hội đó để tới ve vãn Kim liên, do đó mới từ chối không đi lễ.

Nguyệt nương nghe nói Kính Tế phải lo trông coi cửa tiệm nên cũng không ép. Kính Tế cáo lui, trong khi đó Tây Môn Khánh vẫn tiếp tục trò chuyện cùng Bá Tước và Trĩ Tiết. Cầm Đồng về thưa:

Ngân Nhi bệnh không đi được, Kim Xuyến đã nhận lời, nói là ngày mai sẽ đến sớm. Tây Môn Khánh bảo:

Nếu Ngô Ngân Nhi bệnh thì đến gọi Đổng Kiều Nhi vậy.

Thôi, mình uống rượu ở xa, một người hát là đủ rồi, không cần phải gọi thêm nữa. Nói chuyện thêm vài câu thì Bá Tước và Trĩ triết đứng dậy cáo từ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, mũ áo chỉnh tề, cùng Nguyệt nương ăn sáng. Sau đó cưỡi ngựa tới am Quan âm để dự lễ đọc kinh, có Thư Đồng và Đại An theo hầu. Vương sư bà ra tận cổng rước vào làm lễ. Tây Môn Khánh dâng hương xong quỳ trước bàn thờ, Vương sư bà đọc sớ. Lễ xong, Vương sư bà sai đem trà nước và hoa quả bánh trái ra mời. Tây Môn Khánh không ăn, chỉ uống trà. Sau đó thì cáo từ lên kiệu mà về. Thư Đồng được ở lại để hầu lễ.

Tây Môn Khánh về tới nhà thì mặt trời mới lên được nửa con sào. Lát sau Bá Tước và Trĩ Tiết tới.

Tây Môn Khánh cười:

Tới sớm quá vậy? Ở đây dùng cơm đã. Hôm nay tôi rảnh rang mà, trưa mình đi cũng được.

Bá Tước ngồi xuống nói:

Đại ca không biết, hoa viên này là của một vị nội quan, ở cách thành hai mươi dặm, rộng bao la mà cảnh trí đẹp vô cùng,có rong chơi trong đó vài ba ngày cũng chưa chắc đã thưởng ngoạn hết cảnh đẹp, cho nên mình phải đi sớm một chút.

Trĩ Tiết cũng nói thêm:

Hôm nay đại ca rảnh rang thì lại càng nên đi sớm.

Nếu vậy thì Ứng nhị ca và Thường nhị ca cứ đi trước, tôi sẽ dùng kiệu đi sau. Bá Tước nói:

Chúng tôi chờ đại ca đấy.

Nói xong cùng Trĩ Tiết cáo từ.

Bá Tước Và Trĩ Tiết ghé nhà Kim Xuyến, dẫn kiệu Kim Xuyến đi theo.

Tại hoa viên ở ngoại thành, từ hôm trước, Bá Tước đã cho mua rượu thịt chuẩn bị làm tiệc sẵn sàng.

Một lúc lâu sau, Tây Môn Khánh mới thủng thỉnh lên kiệu,dẫn vài gia nhân theo. Tới gần khu hoa viên. Tây Môn Khánh thò đầu khỏi kiệu mà nhìn thì thấy ngàn cây rợp bóng, hồ nước long lanh, cả một vùng hoa cỏ mênh mông vô tận. Những cánh đào Vũ Lăng đua nở làm mê mẩn lòng người, ngàn cánh mai Dữu Lãnh khoe tươi, người không biết làm thơ cũng phải chứa chan tình ý. Cảnh đẹp như chốn Bồng Lai. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm một hồi rồi buột miệng khen:

– Cảnh trí tuyệt đẹp, tuyệt đẹp.

Nói xong xuống kiệu đi bộ vào hoa viên. Bá Tước và Trĩ Tiết đã chờ sẵn, vội chạy ra rước vào ngồi trong một ngôi viên đình. Kim Xuyến cùng hai nhạc công bước ra lạy chào. Gia nhân dọn trà ra, nhưng Tây Môn Khánh bảo:

– Hãy khoan đã, mọi người dẫn tôi đi ngoạn cảnh một lúc đi.

Nói xong cầm tay Kim Xuyến bước ra. Bá Tước đi trước hướng dẫn. Mọi người chậm rãi vừa đi vừa ngắm cảnh. Đi từ dàn chu lan, qua dãy thùy dương, tới Thái Hồ Thạch rồi Tung Phong Đình, bên cạnh đó là mấy chục gốc mai quý. Nơi đây văn nhân du khách đề vịnh rất nhiều. Tây Môn Khánh chăm chú đọc hết. Sau đó mọi người tới Mẫu Đơn Đình, có cả mấy chục loại mẫu đơn kỳ lạ. Rời Mẫu Đơn Đình, mọi người tới rừng trúc ở phía bắc, cả một vùng xanh biếc mát rượi, gió nhẹ thổi qua ngàn trúc vi vu. Bên trái rừng trúc là Phượng Lai Đình, nơi đây các biển đề, các câu đối, câu liễn đều là thủ bút của các danh nhân. Bên phải là ao Kim Ngư, trên ao, có Lạc Thủy Đình, dưới ao Kim Ngư lội tung tăng. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm không chán mắt. Đến khi Bá Tước giục mới trở ra, leo lên một ngôi lầu, ngoài treo biển có ba chữ Thính Nguyệt Lâu, trong cũng có nhiều thơ văn đề vịnh. Sau đó mọi người tới ngọn giả sơn vĩ đại ở phía đông, trong giả sơn có động Bát Tiên, rất rộng rãi thâm u, trong động có bàn cờ bằng đá, vách động là những bức họa khắc trên đá, cảnh trong động không khác cảnh tiên.

Ra khỏi động, mọi người trèo lên đỉnh ngọn giả sơn. Nơi đây có thể ngắm nhìn bao quát toàn bộ hoa viên. Tây Môn Khánh vui thích vô cùng, cứ đi hết cảnh này tới cảnh khác. Trĩ Tiết nói:

Nãy giờ đi cũng nhiều, sợ đại ca mệt. Bây giờ nên vào viên đình ngồi nghỉ. có gì lát nữa tiếp tục ngoạn cảnh cũng không muộn.

Tây Môn Khánh bảo:

Khu này có lẽ rộng tới trăm dặm, cảnh mười phần mình chưa đi được một, hôm nào có dịp phải di cho hết mới được.

Mọi người trở lại viên đình, Tây Môn Khánh ngồi giữa, Bá Tước và Trĩ Tiết ngồi hai bên tả hữu. Kim Xuyến ngồi ghé bên Tây Môn Khánh. Gia nhân đem rượu ra. Tây Môn Khánh ngó bàn tiệc rồi bảo:

Hôm nay sao thịnh soạn quá thế này ? Bá Tước nói:

Có gì đâu mà đại ca nói vậy, cũng chỉ là vài món ăn với mấy đứa đàn hát mà thôi. Tây Môn Khánh liếc nhìn, thấy hai ca công còn nhỏ tuổi, nhưng da trắng môi son thập phần khả ái. Bá Tước mời rượu. Hai ca công đàn hát du dương, Tây Môn Khánh nghe xong khen tặng hết lời. Trĩ Tiết nói:

Thằng đó là đàn ông mà sao giọng cao như giọng đàn bà, giọng hát đó thật là khó kiếm.

Tây Môn Khánh cười:

Nếu nó là con gái thì tôi đã bắt nó ngồi đây với tôi rồi chứ đâu còn đứng đó hát nữa. Mọi người cười vui vẻ rồi cùng nhau nâng chung mà uống.

Bá Tước đề nghị:

Có lẽ mình nên dùng tửu lệnh mới vui.

Mình ở đây có bốn người, tôi chọn bốn chữ phong hoa tuyết nguyệt, mỗi người lần lượt phải làm một câu thơ có một trong bốn chữ đó. Bắt đầu là tôi rồi tới Thường Nhị ca, Ứng Nhị ca, sau cùng là Kim Xuyến. Ai không làm thơ được thì phải phạt một chung rượu lớn,sau đó lại phải kể một chuyện, kể không hay thì phạt thêm một chung nữa. Bây giờ tôi bắt đầu.

Đoạn uống cạn một chung rồi đọc:

Vận đạm phong khinh cận ngọ thiên.

Đọc xong thì nói:

– Bây giờ tới Thường Nhị ca.

Thường Tri Tiết uống cạn một chung rượu rồi đọc:

Bàng hoa tùy liễu quá tiền xuyên. Đoạn giục:

Bây giờ tới lượt chủ nhân bữa tiệc.

Bá Tước uống cạn chung rượu nhưng cứ đần mặt ra. Tây Môn Khánh bảo:

Ứng nhị ca bị phạt rồi. Bá Tước nói:

Để cho người ta nghĩ một chút đã chứ.

Nói Xong lại ngồi đần mặt ra. Tây Môn Khánh hối thúc gấp rút. Bá Tước cuống quá đọc liền:

Thấp thoáng xuân quang cũng mấy phần. Tây Môn Khánh cười lớn:

Hỏng rồi, có chữ nào là chữ tuyết đâu. Như vậy là bị phạt một chung lớn, đã không có chữ tuyết lại còn lấy chữ khác thay vào, sẽ bị phạt thêm một chung nữa.

Bá Tước gân cổ cãi:

Vậy đâu được, có mỗi một chữ tuyết mà bị phạt tới hai chung rượu là thế nào.

Cái gì chừ kể chuyện cười thì được. Đoạn uống cạn hai chung rượu lớn rồi kể:

Ngày trước có một vị Tú tài lên đường đi kinh đô, dọc đường ghé thuyền nghỉ tại một nơi, đến tối, bỗng vị Tú tài bảo người chân sào: “Đậu thuyền chỗ khác đi, nơi này có cướp”.

Người chân sào hỏi: “Cậu thấy gì mà bảo là nơi đây có giặc cướp?”.Vị Tú Tài chỉ tấm bảng trên bờ sông mà bảo : “Cái bảng viết kia kìa,không thấy sao ? Rỏ ràng là ba chữ

“Giang tâm tặc”. Người chân sào cười: “Đó là ba chữ Giang tâm phú, đâu phải Giang tâm tặc, có vậy mà cũng đọc sai nữa”. Vị Tú tài bảo: “Chữ phú sao mà giống chữ tặc, quá vậy ?”

Tây Môn Khánh cười:

Chẳng lẽ Tú Tài mà đọc sai như vậy. Trĩ Tiết bảo:

Ứng nhị ca kể chuyện như vậy thì phải phạt mười chung lớn. Bá Tước thất kinh hỏi:

Cái gì mà phạt tới mười chung lớn ?

Trĩ Tiết bảo:

– Nhị ca cứ chịu phạt đi, rồi về nhà ngẫm nghĩ sẽ rõ.

Nguyên Tây Môn Khánh hiện đang là tay cự phú ở đất Sơn Đông, nay nói chữ phú giống chữ tặc thì có khác nào bảo Tây Môn Khánh là giặc. Do đó Trĩ Tiết mới bắt bẻ Bá Tước. Tây Môn Khánh thì lúc đầu cũng không để ý, tới khi Trĩ Tiết bắt bẻ Bá Tước thì mới chợt nghĩ ra, nhưng vẫn không nói gì. Bá Tước thì sau khi nghe Trĩ Tiết nói, biết là mình lỡ lời, vội vồ lấy rượu uống liền hai chung gọi là chịu phạt rồi xin Tây Môn Khánh thứ lỗi. Tây Môn Khánh cười:

Nếu nhị ca không đáng phạt thì một chung cũng không dám ép, nhưng nếu tội nhị ca đáng bị phạt thì không thể tha được

Bá Tước nghe xong không yên lòng, lại vồ lấy rượu uống liền mấy chung lớn nữa rồi quay sang bảo Trĩ Tiết:

Nhị ca quả là người lắm chuyện.

Bây giờ phải kể chuyện khác. Bá Tước đáp:

Bây giờ thì không dám kể nữa.

Tây Môn Khánh bảo:

Uống rượu kể chuyện cười chơi, có gì mà ngại, kể đi xem nào. Bá Tước nghe vậy mới yên tâm, bèn kể:

Ngày xưa Khổng tử nghe nói ở phương Tây có con kỳ lân,muốn nhìn thấy mà không được, nên cứ nằm mà khóc. Học trò thấy thầy khóc quá, sợ hại sức khỏe, bèn bảo nhau dán tiền đồng vào mình trâu rồi đắt tới cho thầy xem. Khổng tử nhìn ra rồi bảo: “Đây là con trâu mình đầy tiền, đâu phải kỳ lân”. Nói xong lại khóc!

Bá Tước kể tới đây, sực nghĩ rất có thể Tây Môn Khánh hiểu lầm về con trâu mình đầy tiền, nên sợ hãi, không dám kể tiếp nữa, rồi vội quì ngay xuống mà nói:

Tôi thật vô tâm, quả đáng tội chết.

Đồ quỷ có gì mà làm quan trọng vậy, có đứng dậy không ? Kim Xuyến cũng cười bảo:

Cái ông họ Ứng này thật già đầu rồi mà ăn không nên đọi nói không nên nhời, lúc nãy ăn nói bậy bạ, đại quan đã bỏ qua rồi, bây giờ lại vẫn chứng nào tật nấy.

Bá Tước đứng dậy đánh nhẹ vào đầu Kim Xuyến mấy cái rồi bảo:

Lại cái con khốn này nữa, Thường nhị gia đã lắm chuyện, ngươi còn lắm chuyện hơn, không nói vào giùm lại còn nói ra nữa.

Bá Tước đánh nhẹ nhưng tay đàn ông nên Kim Xuyến thấy đau, bèn sa sầm nét mặt mà im lặng.

Tây Môn Khánh biết ý, cười bảo:

Đồ quỷ đã ăn nói bậy bạ lại còn đánh người, như vậy thì ghép vào tội gì?

Nàng ơi, nàng xinh đẹp quá chừng thế này mà ai nỡ đánh, ta có lỡ tay thì đừng khóc, chóng ngoan ngày mai ta mua quà tặng cho.

Kim Xuyến lườm Bá Tước mà bảo:

Đồ chết băm chết vằm, ai cần quà tặng của ông, ông nên mua quà tặng cho mẹ ông ở nhà còn có lợi hơn.

Bá Tước vẫn cười:

Mẹ ta thì ta phải hiếu kính đã đành rồi, nhưng còn nàng,ta thương nàng, mua quà cho nàng không được sao ?

Đoạn quay sang Tây Môn Khánh:

Đại ca à, tôi còn một chuyện vui này, để xin kể hầu đại ca và mọi người nghe.

Có một thiếu phụ xinh đẹp nhưng phải cái bụng hơi to,trông thật khó coi. Thiếu phụ đi hỏi khắp nơi thì có người chỉ rằng nên xiết chặt cạp quần lại tự khắc bụng sẽ nhỏ đi. Thiếu phụ nghe lời, xiết chặt cạp quần lại đến nỗi đau đớn, lúc nào mặt mày cũng nhăn nhó. Một hôm đang đứng tựa cửa, có một thanh niên đi qua, thấy vậy bèn bảo: “Quái lạ, người đẹp thế kia mà sao mặt mày nhăn nhó vậy?”. Thiếu phụ đang đau, nghe vậy tức giận mắng rằng: “Nhăn cái mả cha mày, đau gần chết đây này”.

Bá Tước kể xong thì mọi người cười ồ cả lên. Bá Tước thấy mọi người cười thì mừng lắm, bèn đứng dậy rót rượu mời Tây Môn Khánh. Bốn người cùng nâng chung mà uống. Tây Môn Khánh bảo:

Bây giờ đến lượt Kim Xuyến.

Kim Xuyến không chịu. Mọi người uống thêm vài chung nữa thì Tây Môn Khánh bước ra ngoài tản bộ ngắm cảnh. Bá Tước hô hoán gia nhân đem thêm đồ ăn và rượu. Sau đó quay lại thì không thấy Kim Xuyến đâu, nhìn khắp nơi mới thấy Kim Xuyến đang ngồi tiểu ở dưới dàn tường vi phía xa. Bá Tước bèn bẻ một cành liễu, rón rén tới ngồi phía sau Kim Xuyến, đưa cành liễu ra mà ngoáy. Kim Xuyến kêu lên một tiếng kinh hãi tiểu chưa xong nhưng cũng đứng vụt dậy, nước tiểu làm ướt cả lưng quần. Đúng lúc đó Trĩ Tiết bước tới ngay sau Bá Tước,thấy Bá Tước còn đang ngồi xổm núp trong một bụi cây, bèn xô nhẹ một cái, không ngờ Bá Tước mất thăng bằng, không gượng được ngã sấp về đằng trước, vồ đúng bãi nước tiểu, ướt cả mặt mày quần áo. Tây Môn Khánh đang đứng cạnh gốc tùng gần đấy thấy vậy cười khanh khách không thôi.

Kim Xuyến cũng bật cười:

– Cho đáng kiếp, thật là quả báo nhỡn tiền nhé.

Mọi người quay vào tiệc. Bá Tước rửa ráy xong cũng vào theo. Tây Môn Khánh cười bảo:

Từ trước tới giờ nhị ca chuyên kể chuyện châm chọc người khác, bây giờ phải kể chuyện về vụ ngã vào bãi nước tiểu xem sao.

Bá Tước đáp:

Chuyện ngã vào bãi nước tiểu thì không có, nhưng chuyện nước tiểu thì có ngay. Đoạn uống một chung rượu rồi kể rằng:

Có một nhà giàu, một hôm đi tiểu, thấy nước tiểu không khai thì hoảng sợ lắm, bảo rằng: « Nước tiểu thì phải khai, nước tiểu mà không khai là có bệnh”. Rồi mời lang y tới. Lang y bảo”Để tôi ngửi xem sao”. Ngửi xong rồi bảo: “Cũng có khai khai đấy chứ, không sao, chẳng có bệnh gì đâu ».

Bá Tước kể xong, mọi người cười ầm cả lên. Trĩ Tiết đứng dậy rót rượu mời Tây Môn Khánh. Kim Xuyến bắt đầu đàn hát. Bữa tiệc tiếp tục trong huyên náo vui vẻ.

Về phần Kính Tế, sau khi Tây Môn Khánh đi khỏi, thì ăn mặc chải chuốt rồi vào động đá trong hoa viên chờ xem Kim Liên có vào hoa viên không. Nhưng chờ mãi không thấy, Kính Tế không thể dằn lòng nổi, bèn tới phòng Kim Liên, may là trên đường đi không ai thấy. Tới cửa phòng, nghe Kim Liên hát:

Hôm nay chẳng hiểu làm sao

Chàng đã hẹn đến lẽ nào lại quên.

Kính Tế bèn lên tiếng ngay:

– Đời nào tôi dám quên.

Nói xong bước vào phòng. Kim Liên ngạc nhiên chưa kịp nói gì thì Kính Tế đã nói:

Hôm qua đại nương có bảo tôi hôm nay phải tới am Quan âm lễ Phật, tôi biết hôm nay gia gia vắng nhà nên từ chối, kiếm cớ không đi. Gia gia ra khỏi nhà xong là tôi vào động đá trong ngọn giả sơn để chờ mà chờ mãi cũng không thấy nên mới phải tới đây

Kim Liên vội nói:

Khẽ khẽ cái mồm chứ, tai vách mạch rừng, nói chuyện ở đây không tiện đâu.

Nói xong thì nghe bên ngoài có tiếng chân người, Kim Liên nhìn qua cửa sổ thấy Tiểu Ngọc đang đi tới, trên tay đang cầm một cái khăn trắng, nhưng gần tới thì bỗng Tiểu Ngọc lại quay bước rẽ sang ngả khác, Kim Liên lẩm bẩm:

Con quái này nó định tới đây mà không hiểu sao nó lại quay lại, hay là nó quên cái gì. Chắc thế nào cũng trở lại đây.

Bèn quay sang bảo Kính Tế:

Cậu ra ngay đi, chuyện vỡ lở ra thì không còn cách gì cứu gỡ đâu.

Kính Tế cũng hoảng, đành lẻn ra. Quả nhiên chỉ lát sau Tiểu Ngọc trở lại, đem quần và khăn cho Kim Liên thêu, theo lời dặn của Nguyệt nương. Lúc nãy Tiểu Ngọc đem khăn đi mà quên không đem quần nên mới trở lại lấy. Kim Liên nhận các thứ do Tiểu Ngọc trao cho mà tay còn run, trống ngực còn đập thình thịch.

Trong khi đó, tại hoa viên ở ngoại thành, sau khi ăn uống no say, Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ, Bá Tước lưu giữ thế nào cũng không chịu ở lại. Bá Tước vội quỳ ngay xuống mà nói:

Chắc là đại ca còn giận về câu nói lỡ lời của tôi hồi nãy nên không chịu ở lại chứ gì? Tây Môn Khánh cười:

Đồ quỷ ai để ý gì đâu mà lo.

Bá Tước vội đứng dậy róc đầy một chung rượu lớn, hai tay nâng lên. Tây Môn Khánh cầm chung rượu uống cạn. Trĩ Tiết lại bưng mâm hoa quả lên, Tây Môn Khánh cũng ăn uống vài thứ, rồi thưởng Kim Xuyến một lạng bạc, thưởng cho hai ca công mỗi người ba tiền mà bảo:

Chừng nào ta đãi tiệc sẽ cho người gọi các ngươi. Nói xong cáo từ Bá Tước và Trĩ Tiết, lên kiệu nà về.

Bá Tước sai người dọn dẹp các thứ rồi theo kiệu của Kim Xuyến về thành. Tây Môn Khánh về tới nhà thì trời cũng gần tối, do đó vào thẳng phòng Bình Nhi mà nghỉ. Hôm sau, hai người ngồi uống trà. Bình Nhi bảo Tây Môn Khánh:

Từ khi tôi sinh ca nhi tới nay thì trong người mệt mỏi mà chẳng hiểu bệnh gì. Sáng nay soi gương thì thấy mặt mày hốc hác, da vàng đi, hồi này tôi ăn ngủ không được, chân tay cử động thì khó khăn. Tôi nghĩ là chẳng may tôi có làm sao thì lấy ai mà săn sóc cho ca nhi.

Nói xong thì nức nở khóc. Tây Môn Khánh trầm ngâm lo lắng rồi bảo:

Lần trước lang y cho thuốc, như vậy là không hiệu quả. Để lần này tôi cho mời Nhiệm y quan lại coi mạch bốc thuốc, chắc là nàng sẽ mạnh.

Đoạn gọi Thư Đồng dặn:

Viết thiếp mời Nhiệm y quan lại đây.

Tây Môn Khánh cũng lên sảnh đường. Lát sau thì Bá Tước đến cảm tạ Tây Môn

Khánh đã tới dự tiệc hôm qua. Tây Môn Khánh cũng cảm tạ lại, hai người uống trà nói chuyện. Lát sau Thư Đồng về thưa:

– Nhiệm y quan đã tới.

Tây Môn Khánh vội bướt ra ngoài thềm đón tiếp. Ba người an tọa dùng trà. Sau tuần trà, Nhiệm y quan hỏi:

Chẳng hay vị nào trong quý phủ cần tới chúng tôi? Tây Môn Khánh đáp:

Người thiếp thứ sáu của tôi trong người không khỏe, phiền tiên sinh xem mạch kỹ dùm cho.

Nhiệm y quan hỏi:

Có phải vị nương nương sinh hạ ca nhi trước đây chăng ? Tây Môn Khánh đáp:

Chính phải, không hiểu tại sao sinh hạ ca nhi xong thì cứ bệnh tật, đau yếu từ bấy tới nay.

Nhiệm y quan nói:

Nếu vậy thì cho phép vãn sinh vào coi mạch.

Tây Môn Khánh thân dẫn Nhiệm y quan xuống phòng Bình Nhi, mời ngồi trên cái đôn để cạnh giường. Bình Nhi nằm trong giường, màn che trướng rủ, thò một tay ra để trên gối. Nhiệm y quan xem mạch xong, Bình Nhi lại thò tay kia ra. Xem xong, Nhiệm y quan nói:

Lưỡng mạch đã coi xong, xin phép đại quan cho vãn sinh được coi qua thần sắc của phu nhân đây được chăng ?

Tây Môn Khánh nói:

Chỗ bằng hữu thân tình, có hại gì.

Nói xong sai a hoàn vén rèm lên. Nhiệm y quan nhìn vào sững sờ:

Khuôn trăng như đóa hoa tươi,

Nét mày như liễu, nét môi như đào.

Nhiệm y quan nhìn ngắm một hồi rồi quay ra nói:

Tôn nhan của phu nhân đây, vãn sinh đã trộm coi xong, bây giờ xin cho biết bệnh tình như thế nào.

Tây Môn Khánh sai buông rèm xuống rồi cho gọi nhũ mẫu Như Ý ra. Nhũ mẫu ăn mặc chải chuốt lăng xăng chạy ra tươi cười chào hỏi lang y rồi kể lại tỉ mỉ bệnh tình của Bình Nhi. Nhiệm Y quan nghe xong đứng dậy nói với Tây Môn Khánh:

Phàm gia đình thường dân, có bệnh thì hốt thuốc, các vị thuốc có sai sót chút ít cũng chẳng sao. Còn các quý nhân trong các gia đình phú quý mỗi lúc có bệnh thì các vị thuốc phải không được sai sót mảy may. Bệnh tình của phu nhân đây cũng tương tự như bệnh tình của phu nhân Vương gia trong Lại bộ mà vãn sinh đã chữa cách đây ít lâu. Nay vãn sinh đã chẩn mạch, coi khí sắc và biết bệnh tình, về nhà sẽ kê đơn làm thuốc,tin tưởng rằng phu nhân đây sẽ lành bệnh mau chóng. Ấy phu nhân Vương gia trong Lại bộ cũng vậy, vãn sinh cũng về nhà kê đơn hốt thuốc, chỉ vài thang là khỏi, nếu nhiệt thì làm bớt nhiệt, nếu hư huyết thì bổ huyết. Ôi thôi, Vương lão gia tặng tiền bạc đủ thứ, Vương phu nhân thì sai đem lễ vật tới tận nhà. Đặc biệt Vương lão gia còn tặng cho vãn sinh một bức hoành phi thật đẹp có bốn chữ đại tự “Nho y thần thuật”. Bạn bè tới ai cũng khen. Nguyên là vãn sinh lúc thiếu thời cũng đua đòi bút nghiên, về sau mới quay sang nghiên cứu nghề này, cho nên mới được tặng hai chữ “Nho y”. Tây Môn Khánh nói:

Vậy quả là xứng đáng. Không nói giấu gì tiên sinh, tôi tuy nhiều thê thiếp, nhưng chỉ có người thiếp này là tâm đầu ý hợp.Tôi cũng lớn tuổi rồi mà bây giờ mới có được mụn con trai, mọi sự đều do người thiếp này lo liệu trông nom. Nay nhờ tiên sinh lưu tâm điều trị cho, bệnh lành thì tôi xin hậu tạ. chúng tôi tuy là chức võ quan, không thể sánh được với Vương lão gia ở Lại bộ, nhưng việc đền ơn nhất định không dám sơ suất.

Nhiệm Y quan nói:

Đại nhân dạy vậy chứ tiểu đệ quả không dám nghĩ tới chuyện báo đền. Ngay cả vốn tiền thuốc, đệ cũng không dám nhận lãnh.

Tây Môn Khánh cười:

Chúng tôi đây không dùng bạch dược đâu. Sở dĩ nói như vậy vì có một chuyện cười kể cũng vui. Chuyện kể rằng một người có con mèo bị bệnh, mua ô dược về cho uống thì khỏi.Người hàng xóm ít lâu sau có một con chó bị bệnh, không biết cho uống thuốc gì, người này bèn nói: “Cho uống bạch dược, mèo bệnh uống ô dược thì chó bệnh uống bạch dược chứ gì”.

Nhiệm Y quan nghe xong vỗ tay cười bảo:

– Nhưng không hiểu người kê đơn thuốc đó kê những cái gì.

Hai người vui vẻ trò chuyện uống trà. Lát sau Nhiệm Y quan nói:

Nếu quý phu nhân đây khỏi bệnh thì tiểu đệ cũng chỉ xin Đại nhân một bức hoành phi mà thôi, còn các thứ khác nhất định là đệ không dám nhận lãnh.

Nói xong đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh ân cần đưa ra tận cổng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN