Kim Bình Mai - Tập 2 - Hồi 81
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
141


Kim Bình Mai - Tập 2


Hồi 81


Trong khi mười sáu vị tăng của chùa Báo Ân được mời tới nhà Tây Môn Khánh tụng kinh thì Bá Tước mời Hoa Tử Do, Tạ Hy Đại, Chúc Thật Niệm, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang tới nhà mà bảo:

Tây Môn đại quan nhân mất rồi, chúng mình với đại quan nhân là chỗ thâm giao, thường ăn uống tại nhà quan nhân, thường được giúp đỡ tiền bạc vật dụng và nhiều việc khó khăn khác. Nay đại quan nhân nằm xuống mà mình làm như không biết thì tránh sao miệng thế chê cười, mà mình cũng chẳng được yên tâm. Quan nhân xuống tới Ngũ điện Diêm Vương, chắc cũng chẳng tha tội vô ơn bất nghĩa cho chúng mình. Bây giờ mình có bảy người, mỗi người góp một tiền, cộng là bảy tiền, sọan một lễ đem tới, lại mua một tấm lục rồi nhờ Thủy tiên sinh làm một bài văn tế, đọc lên trước linh cữu quan nhân, rồi chúng mình tới tế, gọi là tri ân phần nào, mọi người nghĩ sao?

Mọi người đều khen phải, rồi góp mỗi người một tiền, giao cho Bá Tước. Bá Tước lấy tiền mua lễ vật tử tế rồi đến nhờ Tuỷ tú tài làm văn tế.

Thuỷ tú tài vốn biết bọn Bá Tước là đám bạn tiểu nhân của Tây Môn Khánh, nên nhận lời làm giùm văn tế, nhưng ngầm châm chọc bên trong.

Bá Tước và các bạn đem lễ tới bày trước linh cữu. Kính Tế mặc đồ tang chống gậy bên linh cữu đáp lễ. Bảy người vào lạy linh cữu. Trong khi Bá Tước mở bài văn tế ra đọc. Đám bạn này toàn là người dốt nát, tuy nghe đọc nhưng làm sao hiểu được ý nghĩa lời văn.

Văn tế rằng:

“Duy, Trùng Hoà Nguyên niên tuế Mậu Tuất, Nhị nguyệt Mậu Tý sóc, việt sơ tam nhật Canh Dần. Chúng vãn sinh là Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Hoa Tử Do, Chúc Thật Niệ, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang có chút lễ mọn, kính cẩn tới tế cố Cẩm y Tây Môn đại quan nhân chi linh. Nhớ lúc sinh tiền, tính tình bộc trực, lòng dạ kiên cương. Gặp người nhũn nhặn đã không sợ, trước kẻ ương ngạnh cũng không hàng. Thường tế độ lúc khốn khó, lại giúp đỡ khi nguy nan. Tài ba dũng lược, chí khí hiên ngang. Công danh nọ so như cẩm tú, phú quý kia để mấy kho tàng. Đám tiểu tử thọ ân chúng tôi: kẻ thì chốn chương đài hay trà rượu, người thì nơi đình tạ vẫn xướng cuồng. Những tưởng muôn năm hưởng phúc, nào ngờ một phút tai ương. Quan nhân nơi nước Nhược đã xa chơi khuất bóng. Chúng tôi cõi hồng trần biết lấy ai tựa nương. Khiến chúng tôi lòng đau lệ nhỏ, khiến chúng tôi tiếc nhớ xót thương. Nay tạm: một chung rượu nhạt, mấy khúc đoạn trường. Hồn có linh xin về chứng giám. Ô hộ Thượng hưởng”.

Tế xong, Kính Tế mời bảy người ra ngoài rạp khoản đãi rượu thịt.

Cũng hôm đó, Lý bà ở ca viện soạn một lễ hậu, rồi chị em Quế Khanh, Quế Thư ngồi kiệu tới điếu tang. Nguyệt nương nằm trong hậu phòng, chỉ có Kiều Nhi và Ngọc Lâu ra tiếp đãi. Quế Thư ghé tai Kiều Nhi hỏi nhỏ:

Mẫu thân cháu nói rằng, người ta đã chết rồi, mình vốn nghề này, khó lòng giữ trinh tiết thuỷ chung. Cho nên bây giờ cô nương có tiền bạc của cải gì thì ngầm đưa cho Lý Minh đem về nhà trước, phòng lúc sau này, bởi vì sớm muộn gì cô nương cũng ra khỏi nhà này chứ làm sao ở đây mãi được. Nói ít cô nương hiểu nhiều.

Lý Kiều Nhi nghe xong gật đầu, trong bụng ngầm tính toán.

Vợ Hàn Đạo Quốc là Vương thị hôm đó cũng sọan lễ vật, rồi trang điểm thật đẹp ngồi kiệu tới điếu tang. Tới nơi, Vương thị bày lễ vật trước linh cữu rồi đứng đợi, đợi mãi chẳng thấy ai ra tiếp đãi. Ngô Khải thấy vậy, sai Lai An vào thưa với Nguyệt nương. Nguyệt nương nghe nói có Vương thị đến thì đùng đùng nổi giận mắng:

Thằng khốn kia, có thế mà mày cũng phải vào thưa với cử hay sao. Con dâm phụ khốn nạn đo là yêu là quỷ, chính nó đã khiến cho nhà này gia bại nhân vong, phụ nam tử bắc, ly tán phu thệ Bây giờ nó còn dẫn xác tới đây làm gì nữa.

Lai An thấy chủ giận dữ, vội trở ra đại sảnh. Ngô Khải bảo:

– Ngươi đã thưa với đại nương cho người ra tiếp chưa?

Lai An chỉ lắc đầu không đáp. Ngô Khải gặng hỏi mãi, Lai An mới nói:

Đại nương đang định cho tứ mã phân thây người ta đo. Ngô Khải vội vào hậu phòng bảo em gái:

Sao cô nương lại làm vậy? phải cho người ra tiếp người ta chứ. Người ta thường bảo, người ác chứ lễ vật đâu có ác. Chồng người ta còn nắm giữ vốn liếng lớn lao của nhà này, phải liệu tiếp đãi thế nào chứ. Không ra được thì cũng nên cho người ra tiếp ngừoi ta mới phải. Nếu không thiên hạ sẽ đàm tiếu phiền phức lắm.

Nguyệt nương không nói gì, mãi sau mới bảo Ngọc Tiêu ra tiếp Vương thị, mời dùng trà. Sau vài câu chuyện nhạt nhẽo, Vương thị cáo từ mà về.

Trong hậu phòng, Quế Khanh, Quế Thư và Ngân Nhi thấy Nguyệt nương chửi mắng vợ Hàn Đạo Quốc là dâm phụ này dâm phụ kia, thì cũng thấy trong lòng không yên, nên nán ngồi thêm một lát rồi cáo từ, nhưng Nguyệt nương khẩn khoản lưu giữ mà bảo:

Thì ở đây tới mai hãy về, việc gì phải vội.

Do đó Quế Thư và Ngân Nhi ở lại, chỉ có Quế Khanh về trước.

Đến tối, khi các vị tăng về thì các quản lý và thân bằng quyén thuộc như Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Trầm di phu, Hoa Da, Ứng Bá Tước, Tạ Huy Đại, Thường Trĩ Tiết.. khoảng hai chục người, bày tiệc ngoài rạp, rồi gọi một đoàn hát tới diễn tuồng. Đoàn hát diễn tuồng “sát cẩu khuyến phu”. Đám khách đàn bà con gái quây quần tại các bàn tiẹc trên đại sảnh, buông mành xuống, rồi uống rượu, nhìn qua mành coi hát.

Hát xong vài tích tuồng, mọi người trở lên đại sảnh làm lễ cúng rượu cho Tây Môn Khánh, rồi trở lại bàn tiệc. Lý Min và Ngô Huệ đàn hát cạch tiệc. Bữa tiệc kéo dài tới canh ba mới vãn.

Tiệc xong, vợ chồng Kiều Đại hộ bày lễ vật trước linh cữu rồi cùng nhiều người khác tế lễ. Tế xong, Ngô Nhị cữu và Cam quản lý lại mời mọi người ra rạp uống trà nói chuyện.

Đám khách đàn bà thì rút cả vào hậu phòng. Hôm đó Ái Nguyệt cũng tới điếu tang và được mời lại. Ái Nguyệt thấy Quế Thư và Ngân Nhi cũng có mặt thì trách là hai người đã không cho mình biết tin sớm, đoạn quay lại nói với Nguyệt nương:

Đại nương hạ sinh ca nhi như thế này chính là chuyện mừng lớn, chỉ tiếc là gia gia đi sớm quá. Nhưng nay thì trong nhà đã có tiểu chủ, cũng chẳng đáng buồn.

Nguyệt nương không nói gì.

Tới tuần nhị thất của Tây Môn Khánh, Ngô Đạo quan ở miếu Ngọc Hoàng cùng mười sáu vị đạo sĩ tới niệm kinh làm lễ.

Hôm đó đám võ quan địa phương như Hà Thiên hộ, Chu Thủ bị, Kinh Thống chế, Trương Đoàn luyện, Vân chỉ huy và hai thái giám Lưu, Tiết hẹn nhau đem lễ vật và văn tế tới điếu tang.

Đám võ quan bày lễ vật la liệt rồi từng người vào lạy trước linh cữu. Kính Tế nhất nhất đáp lễ cung kính. Sau đó dọn tiệc khoản đãi. Các quan ăn uống no say mới cáo từ.

Nguyệt nương thấy tất cả những người từ trước có liên hệ với chồng mình, trên thì các quan lại, giữa thì thân bằng quyến thuộc, dưới thì gia nhân nô bộc, tất cả đều là hạng tham tiền, vì tiền mà đến, không người nào có thể nhờ cậy được. Chỉ riêng Xuân Hồng là đứa trung thành có thể giúp đỡ ít nhiều nhất là trong việc đề phòng kẻ có gian tâm, do đó Nguyệt nương sai Xuân Hồng vào hầu hạ trong phòng Kiều Nhi, vì Kiều Nhi có thái độ và hành động đáng nghi ngờ hơn cả. Căn nhà Bình Nhi ở lúc trước nay được khoá kỹ lại.

Thật đúng là:

Tường hoa cột chạm còn đây,

Mà người xu phụ một ngày vắng tăm.

Trong thời gian này, Lý Minh giả danh là ở lại nhà Tây Môn Khánh để giúp đỡ công việc, nhưng kỳ thật là để giúp giục Kiều Nhi lấy cắp tiền bạc của cải để chuyển về nhà. Ngô Nhị cữu tuy biết gian ý của Kiều Nhi nhưng lại không nói ra.

Đến ngày mồng chín là tuần tam thất của Tây Môn Khánh, các tăng sĩ đạo sĩ lại tới nhà lập đàn tụng kinh. Nguyệt nương bắt đầu ra khỏi phòng, đi lại coi sóc mọi việc nhà. Nguyệt nương thấy tang ma kéo dài bất tiện, bèn cho mời Từ tiên sinh lại đổi ngày. Do đo, ngày mười hai, Kính Tế cùng Từ tiên sinh đi làm lễ phá thổ, và ngày hai mươi thì đưa đám. Như vậy sớm hơn được mười ngày.

Tuy đám ma được coi là trọng thể, nhưng không linh đình bằng đám ma Bình Nhi lúc trước. Linh cữu ra tới cổng thì ngừng lại để các vị tăng của chùa Bảo Ân đọc kệ. Đọc xong, Kính Tế làm lễ đốt vàng rồi linh cữu tiếp tục di chuyển. Toàn gia lớn nhỏ cất tiếng khóc vang động. Sau linh cữu là kiệu của Nguyệt nương và đám tiểu thiếp cùng kiệu của khách đàn bà. Sau đó là khách đàn ông đi xe đi ngựa. Đám tang trực chỉ Nam môn, tiến ra ngọai thành.

Kính Tế chuẩn bị một giải lụa tốt, nhờ Vân chỉ huy làm lễ để chủ.

Đám khách đàn ông đưa ma chỉ lèo tèo ít người như Ngô Đại cữu, Kiều Đại hộ, Hà Thiên hộ, Trầm di phu, Hàn di phu và vài người quản lý. Ngô Đạo quan cho mười hai vị đạo sĩ đi theo dọc đường niệm kinh.

Chôn cất xong, về tới nhà, Nguyệt nương thưởng tiền đám lính hầu rồi cho về nha môn. Kính Tế thưởng tiền cho tăng sĩ, đạo sĩ, đoàn hát, các ca nhạc công rồi cho về. Đến tuần ngũ thất của chồng, Nguyệt nương mời ba vị sư bá là Vương, Tiết và Đại sư phụ cùng mười hai vị tăng ni khác đến tụng kinh cầu siêu. Ngô Đại cữu mẫu và Trịnh Tam thư ở thượng phòng bầu bạn với Nguyệt nương.

Nguyên là hôm đưa đám, nhân lúc không ai để ý, Quế Thư rỉ tai Kiều Nhi:

Mẫu thân nói rằng cô nên thu nhặt đồ tế nhuyễn và của cải mà về nhà, ở lại đây làm gì. Cô nương con cái không có thì ở lại phỏng có lợi ích gì. Hôm nọ Ứng Nhị gia tới nhà chơi, có nói rằng Trương Nhị quan nhân đang muốn bỏ ra năm trăm lạng để cưới cô nương đó. Về vôois Trương quan nhân, cô nương tuy chỉ là nhị phòng, nhưng một tay lo liệu việc nhà, có tiền bạc lại có uy quyền. Chẳng hơn là chết già chết nghèo ở đây hay sao. Vả lại dù sao thì cô cháu mình cũng là ca nữ, lấy việc lá gió chim cành làm gốc, người nào giàu có thế lực thì mình tìm đến. Cô nương nên nghĩ kỹ, đừng để lỡ dịp may.

Kiều Nhi nghe xong cho là phải.

Qua tuần ngũ thất của Tây Môn Khánh, Kim Liên tìm Tuyết Nga bảo:

Hôm đưa đám, tôi thấy Ngô Nhị cữu và Lý Kiều Nhi thầm thì trò chuyện gì với nhau trong hoa viên. Rồi hôm sau thì chính mắt Xuân Mai thấy Kiều Nhi đưa một gói gì cho Lý Minh đem về nhà.

Tuyết Nga nói lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương tức tốc gọi Ngô Nhị cữu vào mắng cho một trận nên thân, rồi bắt ra tiệm coi hàng, không cho tự ý vào nhà nữa.

Nguyệt nương lại gọi Bình An vào dặn là không cho Lý Minh lai vãng, tới cổng là phải đuổi ra. Lý Kiều Nhi không còn ai để sai chuyển đồ ăn cắp về nhà, nên buồn thẹn quá hoá giận, nhân Nguyệt nương sai pha trà mời Ngô Đại cữu và Ngọc Lâu tới mà không mời mình, Kiều Nhi liền kiếm cớ cãi nhau với Nguyệt nương một trận tơi bời. Kiều Nhi lăn khóc đùng đùng, la hét rầm rĩ rồi đập vào bàn thờ Tây Môn Khánh mà khóc lóc kể lể.

Hôm sau, Kiều Nhi giả vờ thắt cổ tự tử, a hoàn tri hô lên, Nguyệt nương hoảng sợ, vội bàn tính với Ngô Khải, cho gọi Lý bà tới trao trả Kiều Nhi về ca viện. Lý bà nghe tin Nguyệt nương đuổi Kiều Nhi ra tay không, lieenf tới nói với Nguyệt nương:

Người trong gia đình chúng tôi mấy năm nay ở đây chịu khổ chịu cực làm người dưới của đại nương, nay đại nương không dung được thì xin đại nương cho nó đem quần áo tư trang về để cho người đời khỏi đàm tiếu nó mà đại nương cũng được tiếng là rộng lượng.

Nguyệt nương hỏi ý kiến Ngô Khải, Ngô Khải không trả lời. Nguyệt nương quyết định không bằng lòng cho đem hết quần áo tư trang và tất cả những gì thuộc Kiều Nhi, hoặc mua sắm cho Kiều Nhi, theo Kiều Nhi về nhà. Nhưng Kiều Nhi lại nhất định đòi phải cho hai a hoàn Nguyên Tiêu và Tú Xuân theo mình. Nguyệt nương không chịu bảo:

– Có phải định dụ dỗ con nhà tử tế vào đường ca hát chăng?

Kiều Nhi sợ quá, không dám đòi nữa, chỉ cùng Lý bà tươi cười vái chào Nguyệt nương lên kiệu mà về.

Nghĩ cho cùng, đám ca nhi kỹ nữ xưa nay chỉ biết bòn rút của cải khánh chơi làm lẽ sống, lấy phấn son thanh sắc làm kế sinh nhai, quen đưa người cửa trước rước người cửa sau, thấy tiền thì mắt sáng lên, cho nên hành động của Kiều Nhi cũng chỉ là lẽ thường tình. Kiều Nhi về với Tây Môn Khánh cũng chỉ vì ham danh lợi, nay danh lợi hết tất phải bỏ đi, chứ đâu phải vì tình nghĩa gì mà giữ lại được. Vả lại người ta thường nói giữ người ở lại chứ ai giữ được người đi, ngựa quen đường cũ biết làm sao.

Kiều Nhi đi xong thì Nguyệt nương than khóc một hồi. Mọi người phải xúm lại khuyên can. Kim Liên bảo:

Thôi, đại nương à, chẳng nên buồn khổ làm gì. Người ta ở đây cũng như là kế sinh nhai, bây giờ người ta đi rồi cũng chẳng nên buồn nên tiếc.

Bỗng thấy Bình An từ cổng chạy vào thưa:

Có Tuần diêm thái ngự sử tới, hiện Ngự sử đang ngồi ngoài đại sảnh. Tôi thưa là lão gia thất lộc rồi, Ngự sử hỏi là mất được bao lâu, tôi thưa là mất ngày hai mươi mốt tháng Giêng vì bệnh, nay đã qua tuần ngũ thất rồi. Ngự sử lại hỏi là linh vị để tại đâu, tôi thưa là linh vị để tại hậu phòng, sớm chiều cúng vái. Bây giờ Ngự sử muốn được vào lạy linh vị lão gia nên sai tôi vào thưa với đại nương.

Nguyệt nương bảo:

Cậu Kính Tế đâu, sao không bảo ra tiếp chuyện Ngự sử?

Bình An lật đật đi tìm Kính Tế mặc đồ tang ra hầu chuyện.

Lát sau, hậu phòng được sắp xếp gọn gàng, Thái Ngự sử được dẫn tới lạy trước linh vị

Tây Môn Khánh. Nguyệt nương mặc áo đại tang ra lạy trả, nhưng không nói lời nào.

Lạy xong, Thái Ngự sử nói với Nguyệt nương:

– Thỉnh phu nhân hồi phòng.

Nói xong theo Kính Tế ra đại sảnh. Thái Ngự sử nói:

Ta thường tới đây quấy quả quan nhân, nay mãn nhiệm ở ngoài, đang trên đường về kinh nên mới ghé qua đây, định vào lạy chào, nào ngờ quan nhân đã thành người thiên cổ. Chẳng hay quan nhân mất vì bệnh gì vậy?

Kính Tế đáp:

Nhạc gia chúng tôi bị bệnh viêm hoa? mà mất.

Thái Ngự sử than:

– Thật đáng tiếc lắm.

Nói xong gọi quân hầu tới, lấy ra hai xấp lụa Hàng Châu, hai xấp gấm Dương Châu, bốn con cá lớn và bốn vò mật ong, đoạn bảo Kính Tế: – Chút lễ mọn này gọi là để cúng quan nhân.

Lại sai gói năm chục lạng bạc, đưa cho Kính Tế mà bảo:

Số bạc này là lúc trước quan nhân đây giúp tôi, nay xin hoàn lại, để gọi là vẹn toàn nghĩa thuỷ chung.

Lại nhắc Kính Tế:

Xin cho đem vào trình Đại nương.

Kính Tế sai Bình An đem bạc và lễ vật vào.

Gia nhân bưng trà lên, Thái Ngự sử uống xong chung trà, cáo từ lên kiệu mà đi. Nguyệt nương tự nhiên có năm chục lạng, trong lòng mừng rỡ, rồi lại buồn thảm nghĩ rằng, lúc chồng mình còn sống, thì những vị quan to như Thái Ngự sử mỗi lần tới là một lần đại lễ tưng bừng, chứ đâu có ra về lặng lẽ như vậy.

Nói về Lý Kiều Nhi, về tới nhà thì vui vẻ lắm. Bá Tước nghe tin Kiều Nhi đã về, vội sai ngươi đến báo cho họ Trương Tiết.

Nguyên Trương Nhịi nhỏ hơn Tây Môn Khánh một tuổi, tức tuổi Mão năm nay ba mươi ba tuổi còn Kiều Nhi đã ba mươi ba tuổi, nhưng Lý Bà nói dối là chỉ mới hai mươi tám tuổi.

Hôm sau Trương Nhị đem ba trăm lạng lại cưới Kiều Nhi về làm đệ nhị phòng. Cũng từ đó, Tôn Thiên Hoá và Chúc Thật Niệm lại cùng Vương Tam lui tới với Quế Thư như trước.

Bá Tước, Lý Tam và Hoàng Tứ bảo cho Trương Nhị bản văn thư được trăm lạng, lấy tiền đó ăn chơi phung phí tại các nhà kỹ nữ ca nhi.

Trương Nhị sau khi lấy Kiều Nhi, lại bỏ ra năm ngàn lạng bạc, nhờ người nói với Trịnh Hoàng thân ở khu mật viện trên phủ Đông Bình, chạy chọt với Chu Thái úy ở triều, để được làm chức Thiên hộ, thay thế Tây Môn Khánh đầu tại sở Đề hình Sơn Đông. Một mặt bỏ tiền ra xây cất thêm nhà cửa và làm hoa viên sang trọng.

Bá Tước ngày nào cũng thì thụt ra vào nhà Trương Nhị, bao nhiêu chuyện lớn nhỏ trong nhà Tây Môn Khánh kể ra vanh vách, lại nói:

Hiện trong nhà Tây Môn Khánh còn người thiếp thứ năm là Phan Kim Liên, đẹp chẳng khác người trong tranh, lại giỏi thi ca từ phú, đàn ngọt hát hay, thông hiểu sách vở chữ nghĩa, thi hoa. cầm kỳ, năm nay chưa tới ba mươi, thật là người hiếm có lắm.

Trương Nhị nghe xong khoái lắm, hỏi:

Có phải người đó trước là vợ của tên bán bánh Võ Đại lang đó không?

Chính vậy, Tây Môn Khánh chiếm làm vợ tới nay cũng được sáu năm gì đó, có điều là chẳng hiểu nàng ta có chịu lấy chồng khác hay không.

Trương Nhị khẩn khoản:

Nếu vậy thì nhờ nhị ca theo dõi giùm, có gì tôi xin cưới về ngay, tốn kém bao nhiêu cũng chịu.

Bá Tước nói:

Tôi hiện đang có đứa người quen là gia nhân trong nhà Tây Môn Khánh tên gọi Lai Tước, để tôi bảo nó dò xét, có gì sẽ báo cho quan nhân ngaỵ Quan nhân mà cưới được nàng Kim Liên thì bằng cưới được trăm ngàn mỹ nhân khác. Lúc Tây Môn Khánh cưới Kim Liên tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, lại còn hao tâm tổn sức. Nhưng mà vật nào cũng có chủ, vật quý lại khó tìm, có tốn bao công phu tiền bạc, mới có được mỹ nhân. Quan nhân mà có được nàng Kim Liên thì mới không uổng cuộc đời vinh hoa phú quý. Để tôi bảo Lai Tước dò xét trước, rồi có gì tôi sẽ nói thêm vào, quan nhân chỉ bỏ tiền ra là được ngay.

Qua những lời của Bá Tước, ai cũng thấy, phàm những kẻ ăn nhờ sống bám đều là loại tiểu nhân, ham lợi mà phản trắc. Tây Môn Khánh đối với Bá Tước lúc nào cũng như bát nước đầy, hai người như keo như sơn, thiết tưởng anh em ruột cũng không bằng. Bá Tước ăn uống, may mặc và sống là nhờ Tây Môn Khánh, vậy mà Tây Môn Khánh mới nằm xuống, thịt xương chưa lạnh mà Bá Tước đã làm biết bao điều bất nghĩa.

Thật là:

Họa hổ hoa. long, nan họa cốt,

Tri nhân tri diện, bất tri tâm

“Duy, Trùng Hoà Nguyên niên tuế Mậu Tuất, Nhị nguyệt Mậu Tý sóc, việt sơ tam nhật Canh Dần. Chúng vãn sinh là Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Hoa Tử Do, Chúc Thật Niệ, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang có chút lễ mọn, kính cẩn tới tế cố Cẩm y Tây Môn đại quan nhân chi linh. Nhớ lúc sinh tiền, tính tình bộc trực, lòng dạ kiên cương. Gặp người nhũn nhặn đã không sợ, trước kẻ ương ngạnh cũng không hàng. Thường tế độ lúc khốn khó, lại giúp đỡ khi nguy nan. Tài ba dũng lược, chí khí hiên ngang. Công danh nọ so như cẩm tú, phú quý kia để mấy kho tàng. Đám tiểu tử thọ ân chúng tôi: kẻ thì chốn chương đài hay trà rượu, người thì nơi đình tạ vẫn xướng cuồng. Những tưởng muôn năm hưởng phúc, nào ngờ một phút tai ương. Quan nhân nơi nước Nhược đã xa chơi khuất bóng. Chúng tôi cõi hồng trần biết lấy ai tựa nương. Khiến chúng tôi lòng đau lệ nhỏ, khiến chúng tôi tiếc nhớ xót thương. Nay tạm: một chung rượu nhạt, mấy khúc đoạn trường. Hồn có linh xin về chứng giám. Ô hộ Thượng hưởng”.

Trong khi mười sáu vị tăng của chùa Báo Ân được mời tới nhà Tây Môn Khánh tụng kinh thì Bá Tước mời Hoa Tử Do, Tạ Hy Đại, Chúc Thật Niệm, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang tới nhà mà bảo:

Tây Môn đại quan nhân mất rồi, chúng mình với đại quan nhân là chỗ thâm giao, thường ăn uống tại nhà quan nhân, thường được giúp đỡ tiền bạc vật dụng và nhiều việc khó khăn khác. Nay đại quan nhân nằm xuống mà mình làm như không biết thì tránh sao miệng thế chê cười, mà mình cũng chẳng được yên tâm. Quan nhân xuống tới Ngũ điện Diêm Vương, chắc cũng chẳng tha tội vô ơn bất nghĩa cho chúng mình. Bây giờ mình có bảy người, mỗi người góp một tiền, cộng là bảy tiền, sọan một lễ đem tới, lại mua một tấm lục rồi nhờ Thủy tiên sinh làm một bài văn tế, đọc lên trước linh cữu quan nhân, rồi chúng mình tới tế, gọi là tri ân phần nào, mọi người nghĩ sao?

Mọi người đều khen phải, rồi góp mỗi người một tiền, giao cho Bá Tước. Bá Tước lấy tiền mua lễ vật tử tế rồi đến nhờ Tuỷ tú tài làm văn tế.

Thuỷ tú tài vốn biết bọn Bá Tước là đám bạn tiểu nhân của Tây Môn Khánh, nên nhận lời làm giùm văn tế, nhưng ngầm châm chọc bên trong.

Bá Tước và các bạn đem lễ tới bày trước linh cữu. Kính Tế mặc đồ tang chống gậy bên linh cữu đáp lễ. Bảy người vào lạy linh cữu. Trong khi Bá Tước mở bài văn tế ra đọc. Đám bạn này toàn là người dốt nát, tuy nghe đọc nhưng làm sao hiểu được ý nghĩa lời văn.

Văn tế rằng:

“Duy, Trùng Hoà Nguyên niên tuế Mậu Tuất, Nhị nguyệt Mậu Tý sóc, việt sơ tam nhật Canh Dần. Chúng vãn sinh là Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Hoa Tử Do, Chúc Thật Niệ, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang có chút lễ mọn, kính cẩn tới tế cố Cẩm y Tây Môn đại quan nhân chi linh. Nhớ lúc sinh tiền, tính tình bộc trực, lòng dạ kiên cương. Gặp người nhũn nhặn đã không sợ, trước kẻ ương ngạnh cũng không hàng. Thường tế độ lúc khốn khó, lại giúp đỡ khi nguy nan. Tài ba dũng lược, chí khí hiên ngang. Công danh nọ so như cẩm tú, phú quý kia để mấy kho tàng. Đám tiểu tử thọ ân chúng tôi: kẻ thì chốn chương đài hay trà rượu, người thì nơi đình tạ vẫn xướng cuồng. Những tưởng muôn năm hưởng phúc, nào ngờ một phút tai ương. Quan nhân nơi nước Nhược đã xa chơi khuất bóng. Chúng tôi cõi hồng trần biết lấy ai tựa nương. Khiến chúng tôi lòng đau lệ nhỏ, khiến chúng tôi tiếc nhớ xót thương. Nay tạm: một chung rượu nhạt, mấy khúc đoạn trường. Hồn có linh xin về chứng giám. Ô hộ Thượng hưởng”.

Tế xong, Kính Tế mời bảy người ra ngoài rạp khoản đãi rượu thịt.

Cũng hôm đó, Lý bà ở ca viện soạn một lễ hậu, rồi chị em Quế Khanh, Quế Thư ngồi kiệu tới điếu tang. Nguyệt nương nằm trong hậu phòng, chỉ có Kiều Nhi và Ngọc Lâu ra tiếp đãi. Quế Thư ghé tai Kiều Nhi hỏi nhỏ:

Mẫu thân cháu nói rằng, người ta đã chết rồi, mình vốn nghề này, khó lòng giữ trinh tiết thuỷ chung. Cho nên bây giờ cô nương có tiền bạc của cải gì thì ngầm đưa cho Lý Minh đem về nhà trước, phòng lúc sau này, bởi vì sớm muộn gì cô nương cũng ra khỏi nhà này chứ làm sao ở đây mãi được. Nói ít cô nương hiểu nhiều.

Lý Kiều Nhi nghe xong gật đầu, trong bụng ngầm tính toán.

Vợ Hàn Đạo Quốc là Vương thị hôm đó cũng sọan lễ vật, rồi trang điểm thật đẹp ngồi kiệu tới điếu tang. Tới nơi, Vương thị bày lễ vật trước linh cữu rồi đứng đợi, đợi mãi chẳng thấy ai ra tiếp đãi. Ngô Khải thấy vậy, sai Lai An vào thưa với Nguyệt nương. Nguyệt nương nghe nói có Vương thị đến thì đùng đùng nổi giận mắng:

Thằng khốn kia, có thế mà mày cũng phải vào thưa với cử hay sao. Con dâm phụ khốn nạn đo là yêu là quỷ, chính nó đã khiến cho nhà này gia bại nhân vong, phụ nam tử bắc, ly tán phu thệ Bây giờ nó còn dẫn xác tới đây làm gì nữa.

Lai An thấy chủ giận dữ, vội trở ra đại sảnh. Ngô Khải bảo:

– Ngươi đã thưa với đại nương cho người ra tiếp chưa?

Lai An chỉ lắc đầu không đáp. Ngô Khải gặng hỏi mãi, Lai An mới nói:

Đại nương đang định cho tứ mã phân thây người ta đo. Ngô Khải vội vào hậu phòng bảo em gái:

Sao cô nương lại làm vậy? phải cho người ra tiếp người ta chứ. Người ta thường bảo, người ác chứ lễ vật đâu có ác. Chồng người ta còn nắm giữ vốn liếng lớn lao của nhà này, phải liệu tiếp đãi thế nào chứ. Không ra được thì cũng nên cho người ra tiếp ngừoi ta mới phải. Nếu không thiên hạ sẽ đàm tiếu phiền phức lắm.

Nguyệt nương không nói gì, mãi sau mới bảo Ngọc Tiêu ra tiếp Vương thị, mời dùng trà. Sau vài câu chuyện nhạt nhẽo, Vương thị cáo từ mà về.

Trong hậu phòng, Quế Khanh, Quế Thư và Ngân Nhi thấy Nguyệt nương chửi mắng vợ Hàn Đạo Quốc là dâm phụ này dâm phụ kia, thì cũng thấy trong lòng không yên, nên nán ngồi thêm một lát rồi cáo từ, nhưng Nguyệt nương khẩn khoản lưu giữ mà bảo:

Thì ở đây tới mai hãy về, việc gì phải vội.

Do đó Quế Thư và Ngân Nhi ở lại, chỉ có Quế Khanh về trước.

Đến tối, khi các vị tăng về thì các quản lý và thân bằng quyén thuộc như Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Trầm di phu, Hoa Da, Ứng Bá Tước, Tạ Huy Đại, Thường Trĩ Tiết.. khoảng hai chục người, bày tiệc ngoài rạp, rồi gọi một đoàn hát tới diễn tuồng. Đoàn hát diễn tuồng “sát cẩu khuyến phu”. Đám khách đàn bà con gái quây quần tại các bàn tiẹc trên đại sảnh, buông mành xuống, rồi uống rượu, nhìn qua mành coi hát.

Hát xong vài tích tuồng, mọi người trở lên đại sảnh làm lễ cúng rượu cho Tây Môn Khánh, rồi trở lại bàn tiệc. Lý Min và Ngô Huệ đàn hát cạch tiệc. Bữa tiệc kéo dài tới canh ba mới vãn.

Tiệc xong, vợ chồng Kiều Đại hộ bày lễ vật trước linh cữu rồi cùng nhiều người khác tế lễ. Tế xong, Ngô Nhị cữu và Cam quản lý lại mời mọi người ra rạp uống trà nói chuyện.

Đám khách đàn bà thì rút cả vào hậu phòng. Hôm đó Ái Nguyệt cũng tới điếu tang và được mời lại. Ái Nguyệt thấy Quế Thư và Ngân Nhi cũng có mặt thì trách là hai người đã không cho mình biết tin sớm, đoạn quay lại nói với Nguyệt nương:

Đại nương hạ sinh ca nhi như thế này chính là chuyện mừng lớn, chỉ tiếc là gia gia đi sớm quá. Nhưng nay thì trong nhà đã có tiểu chủ, cũng chẳng đáng buồn.

Nguyệt nương không nói gì.

Tới tuần nhị thất của Tây Môn Khánh, Ngô Đạo quan ở miếu Ngọc Hoàng cùng mười sáu vị đạo sĩ tới niệm kinh làm lễ.

Hôm đó đám võ quan địa phương như Hà Thiên hộ, Chu Thủ bị, Kinh Thống chế, Trương Đoàn luyện, Vân chỉ huy và hai thái giám Lưu, Tiết hẹn nhau đem lễ vật và văn tế tới điếu tang.

Đám võ quan bày lễ vật la liệt rồi từng người vào lạy trước linh cữu. Kính Tế nhất nhất đáp lễ cung kính. Sau đó dọn tiệc khoản đãi. Các quan ăn uống no say mới cáo từ.

Nguyệt nương thấy tất cả những người từ trước có liên hệ với chồng mình, trên thì các quan lại, giữa thì thân bằng quyến thuộc, dưới thì gia nhân nô bộc, tất cả đều là hạng tham tiền, vì tiền mà đến, không người nào có thể nhờ cậy được. Chỉ riêng Xuân Hồng là đứa trung thành có thể giúp đỡ ít nhiều nhất là trong việc đề phòng kẻ có gian tâm, do đó Nguyệt nương sai Xuân Hồng vào hầu hạ trong phòng Kiều Nhi, vì Kiều Nhi có thái độ và hành động đáng nghi ngờ hơn cả. Căn nhà Bình Nhi ở lúc trước nay được khoá kỹ lại.

Thật đúng là:

Tường hoa cột chạm còn đây,

Mà người xu phụ một ngày vắng tăm.

Trong thời gian này, Lý Minh giả danh là ở lại nhà Tây Môn Khánh để giúp đỡ công việc, nhưng kỳ thật là để giúp giục Kiều Nhi lấy cắp tiền bạc của cải để chuyển về nhà. Ngô Nhị cữu tuy biết gian ý của Kiều Nhi nhưng lại không nói ra.

Đến ngày mồng chín là tuần tam thất của Tây Môn Khánh, các tăng sĩ đạo sĩ lại tới nhà lập đàn tụng kinh. Nguyệt nương bắt đầu ra khỏi phòng, đi lại coi sóc mọi việc nhà. Nguyệt nương thấy tang ma kéo dài bất tiện, bèn cho mời Từ tiên sinh lại đổi ngày. Do đo, ngày mười hai, Kính Tế cùng Từ tiên sinh đi làm lễ phá thổ, và ngày hai mươi thì đưa đám. Như vậy sớm hơn được mười ngày.

Tuy đám ma được coi là trọng thể, nhưng không linh đình bằng đám ma Bình Nhi lúc trước. Linh cữu ra tới cổng thì ngừng lại để các vị tăng của chùa Bảo Ân đọc kệ. Đọc xong, Kính Tế làm lễ đốt vàng rồi linh cữu tiếp tục di chuyển. Toàn gia lớn nhỏ cất tiếng khóc vang động. Sau linh cữu là kiệu của Nguyệt nương và đám tiểu thiếp cùng kiệu của khách đàn bà. Sau đó là khách đàn ông đi xe đi ngựa. Đám tang trực chỉ Nam môn, tiến ra ngọai thành.

Kính Tế chuẩn bị một giải lụa tốt, nhờ Vân chỉ huy làm lễ để chủ.

Đám khách đàn ông đưa ma chỉ lèo tèo ít người như Ngô Đại cữu, Kiều Đại hộ, Hà Thiên hộ, Trầm di phu, Hàn di phu và vài người quản lý. Ngô Đạo quan cho mười hai vị đạo sĩ đi theo dọc đường niệm kinh.

Chôn cất xong, về tới nhà, Nguyệt nương thưởng tiền đám lính hầu rồi cho về nha môn. Kính Tế thưởng tiền cho tăng sĩ, đạo sĩ, đoàn hát, các ca nhạc công rồi cho về. Đến tuần ngũ thất của chồng, Nguyệt nương mời ba vị sư bá là Vương, Tiết và Đại sư phụ cùng mười hai vị tăng ni khác đến tụng kinh cầu siêu. Ngô Đại cữu mẫu và Trịnh Tam thư ở thượng phòng bầu bạn với Nguyệt nương.

Nguyên là hôm đưa đám, nhân lúc không ai để ý, Quế Thư rỉ tai Kiều Nhi:

Mẫu thân nói rằng cô nên thu nhặt đồ tế nhuyễn và của cải mà về nhà, ở lại đây làm gì. Cô nương con cái không có thì ở lại phỏng có lợi ích gì. Hôm nọ Ứng Nhị gia tới nhà chơi, có nói rằng Trương Nhị quan nhân đang muốn bỏ ra năm trăm lạng để cưới cô nương đó. Về vôois Trương quan nhân, cô nương tuy chỉ là nhị phòng, nhưng một tay lo liệu việc nhà, có tiền bạc lại có uy quyền. Chẳng hơn là chết già chết nghèo ở đây hay sao. Vả lại dù sao thì cô cháu mình cũng là ca nữ, lấy việc lá gió chim cành làm gốc, người nào giàu có thế lực thì mình tìm đến. Cô nương nên nghĩ kỹ, đừng để lỡ dịp may.

Kiều Nhi nghe xong cho là phải.

Qua tuần ngũ thất của Tây Môn Khánh, Kim Liên tìm Tuyết Nga bảo:

Hôm đưa đám, tôi thấy Ngô Nhị cữu và Lý Kiều Nhi thầm thì trò chuyện gì với nhau trong hoa viên. Rồi hôm sau thì chính mắt Xuân Mai thấy Kiều Nhi đưa một gói gì cho Lý Minh đem về nhà.

Tuyết Nga nói lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương tức tốc gọi Ngô Nhị cữu vào mắng cho một trận nên thân, rồi bắt ra tiệm coi hàng, không cho tự ý vào nhà nữa.

Nguyệt nương lại gọi Bình An vào dặn là không cho Lý Minh lai vãng, tới cổng là phải đuổi ra. Lý Kiều Nhi không còn ai để sai chuyển đồ ăn cắp về nhà, nên buồn thẹn quá hoá giận, nhân Nguyệt nương sai pha trà mời Ngô Đại cữu và Ngọc Lâu tới mà không mời mình, Kiều Nhi liền kiếm cớ cãi nhau với Nguyệt nương một trận tơi bời. Kiều Nhi lăn khóc đùng đùng, la hét rầm rĩ rồi đập vào bàn thờ Tây Môn Khánh mà khóc lóc kể lể.

Hôm sau, Kiều Nhi giả vờ thắt cổ tự tử, a hoàn tri hô lên, Nguyệt nương hoảng sợ, vội bàn tính với Ngô Khải, cho gọi Lý bà tới trao trả Kiều Nhi về ca viện. Lý bà nghe tin Nguyệt nương đuổi Kiều Nhi ra tay không, lieenf tới nói với Nguyệt nương:

Người trong gia đình chúng tôi mấy năm nay ở đây chịu khổ chịu cực làm người dưới của đại nương, nay đại nương không dung được thì xin đại nương cho nó đem quần áo tư trang về để cho người đời khỏi đàm tiếu nó mà đại nương cũng được tiếng là rộng lượng.

Nguyệt nương hỏi ý kiến Ngô Khải, Ngô Khải không trả lời. Nguyệt nương quyết định không bằng lòng cho đem hết quần áo tư trang và tất cả những gì thuộc Kiều Nhi, hoặc mua sắm cho Kiều Nhi, theo Kiều Nhi về nhà. Nhưng Kiều Nhi lại nhất định đòi phải cho hai a hoàn Nguyên Tiêu và Tú Xuân theo mình. Nguyệt nương không chịu bảo:

– Có phải định dụ dỗ con nhà tử tế vào đường ca hát chăng?

Kiều Nhi sợ quá, không dám đòi nữa, chỉ cùng Lý bà tươi cười vái chào Nguyệt nương lên kiệu mà về.

Nghĩ cho cùng, đám ca nhi kỹ nữ xưa nay chỉ biết bòn rút của cải khánh chơi làm lẽ sống, lấy phấn son thanh sắc làm kế sinh nhai, quen đưa người cửa trước rước người cửa sau, thấy tiền thì mắt sáng lên, cho nên hành động của Kiều Nhi cũng chỉ là lẽ thường tình. Kiều Nhi về với Tây Môn Khánh cũng chỉ vì ham danh lợi, nay danh lợi hết tất phải bỏ đi, chứ đâu phải vì tình nghĩa gì mà giữ lại được. Vả lại người ta thường nói giữ người ở lại chứ ai giữ được người đi, ngựa quen đường cũ biết làm sao.

Kiều Nhi đi xong thì Nguyệt nương than khóc một hồi. Mọi người phải xúm lại khuyên can. Kim Liên bảo:

Thôi, đại nương à, chẳng nên buồn khổ làm gì. Người ta ở đây cũng như là kế sinh nhai, bây giờ người ta đi rồi cũng chẳng nên buồn nên tiếc.

Bỗng thấy Bình An từ cổng chạy vào thưa:

Có Tuần diêm thái ngự sử tới, hiện Ngự sử đang ngồi ngoài đại sảnh. Tôi thưa là lão gia thất lộc rồi, Ngự sử hỏi là mất được bao lâu, tôi thưa là mất ngày hai mươi mốt tháng Giêng vì bệnh, nay đã qua tuần ngũ thất rồi. Ngự sử lại hỏi là linh vị để tại đâu, tôi thưa là linh vị để tại hậu phòng, sớm chiều cúng vái. Bây giờ Ngự sử muốn được vào lạy linh vị lão gia nên sai tôi vào thưa với đại nương.

Nguyệt nương bảo:

Cậu Kính Tế đâu, sao không bảo ra tiếp chuyện Ngự sử?

Bình An lật đật đi tìm Kính Tế mặc đồ tang ra hầu chuyện.

Lát sau, hậu phòng được sắp xếp gọn gàng, Thái Ngự sử được dẫn tới lạy trước linh vị

Tây Môn Khánh. Nguyệt nương mặc áo đại tang ra lạy trả, nhưng không nói lời nào.

Lạy xong, Thái Ngự sử nói với Nguyệt nương:

– Thỉnh phu nhân hồi phòng.

Nói xong theo Kính Tế ra đại sảnh. Thái Ngự sử nói:

Ta thường tới đây quấy quả quan nhân, nay mãn nhiệm ở ngoài, đang trên đường về kinh nên mới ghé qua đây, định vào lạy chào, nào ngờ quan nhân đã thành người thiên cổ. Chẳng hay quan nhân mất vì bệnh gì vậy?

Kính Tế đáp:

Nhạc gia chúng tôi bị bệnh viêm hoa? mà mất.

Thái Ngự sử than:

– Thật đáng tiếc lắm.

Nói xong gọi quân hầu tới, lấy ra hai xấp lụa Hàng Châu, hai xấp gấm Dương Châu, bốn con cá lớn và bốn vò mật ong, đoạn bảo Kính Tế: – Chút lễ mọn này gọi là để cúng quan nhân.

Lại sai gói năm chục lạng bạc, đưa cho Kính Tế mà bảo:

Số bạc này là lúc trước quan nhân đây giúp tôi, nay xin hoàn lại, để gọi là vẹn toàn nghĩa thuỷ chung.

Lại nhắc Kính Tế:

Xin cho đem vào trình Đại nương.

Kính Tế sai Bình An đem bạc và lễ vật vào.

Gia nhân bưng trà lên, Thái Ngự sử uống xong chung trà, cáo từ lên kiệu mà đi. Nguyệt nương tự nhiên có năm chục lạng, trong lòng mừng rỡ, rồi lại buồn thảm nghĩ rằng, lúc chồng mình còn sống, thì những vị quan to như Thái Ngự sử mỗi lần tới là một lần đại lễ tưng bừng, chứ đâu có ra về lặng lẽ như vậy.

Nói về Lý Kiều Nhi, về tới nhà thì vui vẻ lắm. Bá Tước nghe tin Kiều Nhi đã về, vội sai ngươi đến báo cho họ Trương Tiết.

Nguyên Trương Nhịi nhỏ hơn Tây Môn Khánh một tuổi, tức tuổi Mão năm nay ba mươi ba tuổi còn Kiều Nhi đã ba mươi ba tuổi, nhưng Lý Bà nói dối là chỉ mới hai mươi tám tuổi.

Hôm sau Trương Nhị đem ba trăm lạng lại cưới Kiều Nhi về làm đệ nhị phòng. Cũng từ đó, Tôn Thiên Hoá và Chúc Thật Niệm lại cùng Vương Tam lui tới với Quế Thư như trước.

Bá Tước, Lý Tam và Hoàng Tứ bảo cho Trương Nhị bản văn thư được trăm lạng, lấy tiền đó ăn chơi phung phí tại các nhà kỹ nữ ca nhi.

Trương Nhị sau khi lấy Kiều Nhi, lại bỏ ra năm ngàn lạng bạc, nhờ người nói với Trịnh Hoàng thân ở khu mật viện trên phủ Đông Bình, chạy chọt với Chu Thái úy ở triều, để được làm chức Thiên hộ, thay thế Tây Môn Khánh đầu tại sở Đề hình Sơn Đông. Một mặt bỏ tiền ra xây cất thêm nhà cửa và làm hoa viên sang trọng.

Bá Tước ngày nào cũng thì thụt ra vào nhà Trương Nhị, bao nhiêu chuyện lớn nhỏ trong nhà Tây Môn Khánh kể ra vanh vách, lại nói:

Hiện trong nhà Tây Môn Khánh còn người thiếp thứ năm là Phan Kim Liên, đẹp chẳng khác người trong tranh, lại giỏi thi ca từ phú, đàn ngọt hát hay, thông hiểu sách vở chữ nghĩa, thi hoa. cầm kỳ, năm nay chưa tới ba mươi, thật là người hiếm có lắm.

Trương Nhị nghe xong khoái lắm, hỏi:

Có phải người đó trước là vợ của tên bán bánh Võ Đại lang đó không?

Chính vậy, Tây Môn Khánh chiếm làm vợ tới nay cũng được sáu năm gì đó, có điều là chẳng hiểu nàng ta có chịu lấy chồng khác hay không.

Trương Nhị khẩn khoản:

Nếu vậy thì nhờ nhị ca theo dõi giùm, có gì tôi xin cưới về ngay, tốn kém bao nhiêu cũng chịu.

Bá Tước nói:

Tôi hiện đang có đứa người quen là gia nhân trong nhà Tây Môn Khánh tên gọi Lai Tước, để tôi bảo nó dò xét, có gì sẽ báo cho quan nhân ngaỵ Quan nhân mà cưới được nàng Kim Liên thì bằng cưới được trăm ngàn mỹ nhân khác. Lúc Tây Môn Khánh cưới Kim Liên tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, lại còn hao tâm tổn sức. Nhưng mà vật nào cũng có chủ, vật quý lại khó tìm, có tốn bao công phu tiền bạc, mới có được mỹ nhân. Quan nhân mà có được nàng Kim Liên thì mới không uổng cuộc đời vinh hoa phú quý. Để tôi bảo Lai Tước dò xét trước, rồi có gì tôi sẽ nói thêm vào, quan nhân chỉ bỏ tiền ra là được ngay.

Qua những lời của Bá Tước, ai cũng thấy, phàm những kẻ ăn nhờ sống bám đều là loại tiểu nhân, ham lợi mà phản trắc. Tây Môn Khánh đối với Bá Tước lúc nào cũng như bát nước đầy, hai người như keo như sơn, thiết tưởng anh em ruột cũng không bằng. Bá Tước ăn uống, may mặc và sống là nhờ Tây Môn Khánh, vậy mà Tây Môn Khánh mới nằm xuống, thịt xương chưa lạnh mà Bá Tước đã làm biết bao điều bất nghĩa.

Thật là:

Họa hổ hoa. long, nan họa cốt,

Tri nhân tri diện, bất tri tâm

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN