Kim Bình Mai - Tập 2 - Hồi 86
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
103


Kim Bình Mai - Tập 2


Hồi 86


Hôm sau, Kính Tế giả vờ đi công việc, cưỡi lừa tới nhà Tiết tẩu. Tiết tẩu mời vào ngồi uống nước. Tiết tẩu vờ hỏi:

Cậu tới đây có điều chi dạy bảo không? Kính Tế đáp:

Hôm qua tôi nghe nói là Xuân Mai đã ra khỏi nhà họ Tây Môn và đang ở đây. Nhân tiện hôm nay đi lo công việc nên tới thăm.

Tiết tẩu cười:

Thì Xuân Mai thư thư vẫn còn ở đây với tôi, chưa đi đâu hết.

Nếu vậy thì xin cho tôi được gặp để nói vài câu chuyện. Tiết tẩu cố tình làm khó:

Cậu à, chuyện đó thì hôm qua Đại nương không có dặn tôi. Chỉ vì mấy người thông đồng tác tệ nên Đại nương mới bảo tôi lãnh Xuân Mai thư thư ra đem bán. Nay cậu tới đây sớm quá, lỡ ra Đại nương sai người tới hỏi chuyện gì mà bắt gặp thì phiền cho tôi lắm. Đại nương có thể nghĩ là tôi cũng thông đồng với mấy người.

Kính Tế cười khì khì, lấy một lạng bạc mà bảo:

Có chút đỉnh để ma ma mua trà uống, xin nhận tạm cho, ngày khác sẽ xin hậu tạ. Tiết tẩu mỉm cười nhận bạc nhưng còn bảo:

Cậu biết ơn biết nghĩa vậy là quý lắm, nhưng còn chuyện này, tháng chạp năm ngoái tôi túng quá, phải đem đi cầm hai cái gối hoa, nay đã một năm rồi mà chưa chuộc lại được, tiền vốn và tiền lời là tám tiền, cậu chuộc về cho tôi nhé.

Kính Tế đáp:

Được rồi, để mai tôi chuộc về cho.

Nói xong, đứng dậy dẫn Kính Tế vào phòng trong gặp Xuân Mai, lại lấy ra một bình rựou, hai cái chung và ít thức ăn để hai người dùng. Xuân Mai bảo Kính Tế:

Cậu à, chỉ vì cậu mà chủ tới tôi bị người ta ghét bỏ, chịu bao nhiêu khổ sở đắng cay, bây giờ đã đến nông nỗi này rồi đây.

Kính Tế nói:

Thôi nàng ơi, nàng đã ra khỏi nhà đó thì tôi cũng chằng ở lại lâu đâu. Mỗi người chúng mình cũng phải tìm lấy một con đường sống. Nàng bảo Tiết ma ma tìm cho một gia đình khá giả dễ chịu mà ở. Còn tôi thì tôi cũng phải tính. Có lẽ tôi sẽ lên Đông Kinh, bàn với cha tôi, rồi về đây bỏ con vợ này, chỉ lấy lại những đồ đạc của cải gia đình tôi gửi từ trước mà thôi. Như vậy là xong.

Hai người ăn uống nói chuyện, Tiết tẩu cũng ngồi bên thù tiếp. Tiết tẩu nói:

Đại nương thế mà độc ác, một người lanh lợi như thư thư đây mà nỡ đuổi ra khỏi nhà, lại không cho đem theo quần áo tư trang gì, như vậy ròi tới nhà khác coi sao được. Đại nương lại còng bắt tôi phải bán lại với gía cũ nữa chứ. Cũng may là là có Tiểu Ngọc thư thư nghĩ tình, bảo Ngũ nương giúp cho ít tư trang quần áo, nếu không, tới nhà khác, lấy gì mà dùng.

Qua mấy tuần rượu, Tiết tẩu bảo con dâu bồng con sang nhà bên cạnh chơi, lại bảo hai người cứ tự nhiên, sau đó thì ra phòng ngoài.

Kính Tế hiểu ý Tiết tẩu, bèn đóng cửa phòng trong lại, rồi dắt Xuân Mai vào giường truy hoan cộng lạc.

Sau vài phút chung chạ, Xuân Mai bảo:

Chàng phải làm sao mua ra khỏi cái nhà đó đi, lại phải làm sao cho Ngũ nương ra khỏi nhà đó luôn, nếu chàng không sống chung được với chúng tôi thì cũng để tôi được sống với Ngũ nương, chúng tôi đã hẹn là dù thế nào cũng có nhau.

Kính Tế chỉ ậm ừ cho quạ Nói mấy câu chuyện nữa là lại thêm một lần chăn gối lệch mây tụ mưa rơi.

Ngoài này, Tiết tẩu thấy lâu quá, sợ rằng Nguyệt nương có thể sai người tới thình lình, vội vào gõ cửa giục Kính Tế về.

Hôm sau Kính Tế chuộc lại hai cái gối hoa cho Tiết tẩu và đem tới tặng Xuân Mai mấy cái khăn tay, mấy đôi bít tất mùa đông, rồi bỏ tiền ra bảo Tiết tẩu soạn rượu thịt ăn uống.

Hai người đang chén tạc chén thù trong này, thì ngoài kia, Lại An được Nguyệt nương sai tới giục Tiết tẩu mau bán Xuân Mai để đem bạc tới nạp. Lúc vào cũng như lúc ra, Lai An đều để ý tới con lừa của Kính Tế buộc ngoài cửa, bèn về nói lại với Nguyệt nương.

Nguyệt nương giận lắm, sai gọi ngay Tiết tẩu tới mắng như tát nước rồi bảo:

Ngươi lãnh nó ra để bán mà cứ hẹn nay hẹn ai hẹn lần hẹn lữa, thì ra ngươi giữ nó tại nhà để thằng khốn đó tới làm chuyện tồi bại. Ngươi ăn được của nó được bao nhiêu tiền mà dám làm vậy? nếu ngưoi bán không được thì đem trả con Xuân Mai lại cho ta, ta sẽ nhờ Phùng lão bán, rồi từ nay ngươi cũng đừng vác mặt tới đây nữa.

Tiết tẩu vội mồm năm miệng mười:

Trời đất quỷ thần ơi, Đại nương giận tôi là sai rồi. Đại nương đã sai tới, tôi đâu dám chậm trễ, chẳng qua là hồii này tôi xui quá, mấy hôm nay tôi đã dẫn Xuân Mai đi mấy nhà, nhưng chẳng nhà nào chịu mua với giá mười sáu lạng cả, làm sao tôi bán được, tôi bán để rồi lấy tiền đâu mà bù cho Đại nương đây.

Nguyệt nương quát lớn:

Nhưng còn chuyện thằng khốn Kính Tế hồi nãy ăn uống trong nhà ngươi thì sao? gia nhân đã về thưa với ta rõ ràng rồi.

Tiết tẩu vội lấp liếm:

Oan cho tôi quá Đại nương ơi, nguyên là tháng mười hai năm ngoái tôi có đem cầm hai cái gối hoa tại tiệm nhà ta ở đường Sư Tử, tôi đã nạp tiền chuộc, nhưng chưa kịp lãnh đồ về thì tiệm nhà ta đóng cửa, hôm nay thì cậu Kính Tế đem tới trả tôi. Cậu ấy vội vội vàng vàng, trả lại xong là cưỡi lừa đi ngay, tôi mời uống trà mà không chịu, làm gì có chuyện ăn uống. Có lẽ là chú gia nhân nào đó đặt điều bịa chuyện mà thôi. Nguyệt nương thấy Tiết tẩu đối đáp trôi chảy thì dịu giọng bảo:

Ta chỉ sợ thằng khốn đó tìm tới bày chuyện nguyệt hoa làm cản trở công việc mà thôi.

Tiết tẩu cười:

Dù tôi có là đứa trẻ lên ba cũng không ngu dại gì để cho chuyện đó xảy ra. Vả lại cậu Kính Tế cũng sợ Oai sợ phép Đại nương lắm, có dám đứng lâu đâu, mời trà cũng còn không dám ngồi nán lại uống nữa là. Nhưng nếu nay Đại nương gấp như vậy thì được rồi, để tôi sẽ tới phủ Thủ bị, vì nghe đâu Chu lão gia đang cần mua một a hoàn với giá mười hai lạng, tôi nói xem Chu lão gia có chịu thêm một hai lạng hay không. Chu lão gia từng dùng tiệc tại quý phủ đây, tất biết rõ nhan sắc xinh đẹp và tài ba đàn hát của Xuân Mai, có lẽ chằng tiếc gì một hai lạng mà trả thêm.

Nói xong cáo từ mà về.

Sáng hôm sau, Xuân Mai trang điểm lộng lẫy, thoa cài trâm giắt, mặc áo đọan hồng đọan xanh, đi hài loan, ngồi kiệu theo Tiết tẩu tới phủ Chu Thủ bị.

Chu Thủ bị thấy Xuân Mai có vẻ đẹp hơn hồi còn ở nhà Tây Môn Khánh thì mừng lắm. Trả giá giờ lâu, Chu Thủ bị bằng lòng mua với gia năm chục lạng.

Tiết tẩu tới gặp Nguyệt nương nói:

Chu lão gia bằng lòng với giá mười ba lạng, ấy là tôi phải nói mãi đấy.

Nói xong lấy ra mười ba lạng bạc đưa cho Nguyệt nương, lại đưa ra một lạng nữa mà khoe:

Đây là Chu lão gia thưởng công cho tôi, còn Đại nương không thưởng gì cho tôi sao?

Nguyệt nương biết là không thể từ chối được, đành phải lấy năm tiền mà chọ Tiết tẩu hý hửng ra về, vì như vậy là chỉ trong một lúc mà kiếm được tới ba mươi bảy lạng bạc.

Thế mới biết cái nghề mối lái, người nào cũng như người nào, toàn một giống mê tiền ham bạc mà thôi.

Về phần Kinh Tế, thấy Xuân Mai đã bị bán, Kim Liên thì xa cách, trong lòng sầu khổ lắm. Nguyệt nương thì chằng thèm để ý gì tới Kính Tế, cửa ngỏ ngày đêm vẫn nghiêm cẩn, tối tối Nguyệt nương thân cầm đèn đi kiểm soát các nơi trong nhà. Do đó Kính Tế không xoay trở gì được, chỉ còn biết gây gổ với vợ, mắng chửi rầm rĩ, lại nói:

Tôi là con rể trong nhà này, nhưng không ăn của ai, gia đình nàng hiện còn giữ của tôi mấy rương kim ngân tiền của. Nàng là vợ tôi, đã không biết giữ của cho tôi còn dám bảo là tôi sống nhờ ăn hại, ai sống nhờ ăn hại của ai thì biết đấy.

Tây Môn Đại thư chỉ biết khóc.

Mấy hôm sau là tới ngày hai mưoi bảy tháng mười một, sinh nhật của Ngọc Lâu, Ngọc Lâu bớt ra ít đồ ăn, bảo Xuân Hồng đem ra ngoài tiệm cho Kính Tế và Phó quản lý, nhưng Nguyệt nương ngăn lại mà bảo:

Nó là thằng không biết điều, mặc kệ nó, không phải lo lắng gì cho nó. Nếu muốn cho Phó quản lý thì đem tới nhà mà cho, Phó quản lý về nhà sẽ ăn, còn thằng khốn đó thì thừa cũng không cho nó ăn.

Tuy Nguyệt nương nói vậy nhưng Ngọc Lâu không nghe, cứ ngầm sai Xuân Hồng đem rượu thịt ra tiệm.

Kính Tế và Phó quản lý cùng ăn uống. Phó quản lý chỉ nhấm nháp đôi chút, gần như một mình Kính Tế uống hết cả một vò rượu, nhưng cũng chưa đủ, sai Lai An về lấy thêm. Phó quản lý bảo:

Thôi không cần lấy thêm nữa, như vậy là đủ rồi. Tôi cũng không uống nữa đâu. Kính Tế không chịu, bắt Lai An phải về lấy rượu.

Lát sau Lai An trở lại nói:

– Nhà không có rượu.

Kính Tế giận lắm, bỏ tiền ra sai người mua rượu rồi mắng Lai An:

Thằng khốn đừng có nói láo, chủ mày đã coi rẻ tao, bây giờ chúng mày là kẻ ăn đứa ở cũng ra mặt khinh bỉ tao nữa hay sao? tao là con rể trong nhà, nhưng chưa từng ăn một hột cơm uống một hớp rượu của nhà vợ. Gia gia lúc sinh tiền quý mến tao biết chừng nào, vậy mà gia gia chết đi, Đại nương lại đem lòng rẻ rúng khinh khi tao. Mọi việc trong nhà chỉ sai người ở chứ không thèm nhờ tao. Chủ mày coi tao không bằng người ở nên người ở như mày mới khinh tao chứ gỉ nhưng tao nói cho mà biết, tao không sợ gì đâu.

Phó quản lý vội khuyên can:

Thôi cậu ơi, sao cậu lại nói vậy? Đại nương không quý cậu tin cậu thì quý ai tin ai bây giờ? chắc là trong nhà từ khi gia gia thất lộc thì nhiều chuyện này kia bận rộn nên cũng có điều thiết sót đấy thôi. Cậu nói vậy, nhà có ngạch vách có tai không tiện. Chắc là cậu say nên nóng nẩy vậy thôi.

Kính Tế bảo:

Phó thúc thúc ơi, tôi uống rượu thì uống chứ việc nào ra việc ấy, rượu thì ở trong bụng mà việc thì ở trong đầu, không lẫn lộn được đâu. Mẹ kế của vợ tôi nghe lời đứa tiểu nhân mà gây chuyện được thị phi, ra mặt khinh rẻ tôi. Người ta tưởng là có thể hại được tôi nhưng tôi cũng có thể hại lại người ta chứ. Người ta tưởng rằng tôi có thể bị đưa lên quan vì tôi gian dâm với tiểu thiếp của cha vợ, nhưng biết đâu là tôi có thể trước hết bỏ con gái nhà người ta, không chịu lấy làm vợ nữa, sau đó tôi sẽ làm đơn, một lá đưa lên quan tại đây, một lá đưa lên tận kinh đô, tố cáo người ta đã sang đọat những rương kim ngân tiền bạc mà tôi đem gửi. Lúc đó thi nhà cửa này, tiệm buôn này chỉ còn nước mà bán hết đi mà hầu kiện. Nhưng nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuấy nước chơi chứ đâu muốn bắt cá. Cho nên, biết điều ra thì nên đối xử với tôi đàng hoàng tử tế như xưa, như vậy lại còn có lợi hơn.

Phó quản lý thấy Kính Tế nói vậy thì bảo:

Thôi, chắc là cậu quá say rồi. Uống rượu vào là ăn nói chằng chịu giữ gìn. Kính Tế trừng mắt mắng:

Đồ chó chết, sao dám bảo la ta say? ta việc gì phải giữ gìn. Ta là rể, tức cũng như khách của nhà này, còn ngươi chẳng qua chỉ là tên quản lý, cũng định học thói khinh rẻ ta hay sao? này, ta nói cho mà biết, trong bao nhiêu năm nay, ngươi bòn rút giấu giếm bao nhiêu tiền bạc của nhà vợ ta là ta biết hết, bây giờ cơm đầy bụng tiền đầy túi, lại định giở trò hất ta ra để tranh quyền buôn bán một mình phải không? nay mai ta làm đơn kiện, cũng sẽ ghi tên ngươi vào, tố cáo tội trạng của ngươi cho mà coi.

Phó quản lý vốn tính nhút nhát, thấy vậy bèn đứng dậy rút êm về nhà. Kính Tế cũng nằm lăn ra mà ngủ. Gia nhân thu dọn bát đĩa rồi đóng cửa hàng.

Sáng sớm hôm sau Phó quản lý đã tới gặp Nguyệt nương kể hết những lời Kính Tế nói hôm qua, rồi khóc lóc xin thôi việc, trao lại tiền bạc sổ sách, Nguyệt nương ôn tồn bảo:

Quản lý à, ngươi cứ yên tâm lo buôn bán, đừng để ý tới thằng khốn đó làm gì. Nó như đống rác thối, bới ra chỉ tổ thối thêm mà thôi. Để ta nói cho ngươi được haỵ Hay trước nhà nó vì chuyện quan mà phải chạy trốn, vợ chồng nó tới đây ở nhờ, chứ làm gì có kim ngân tiền bạc nào, chỉ có vài rương quần áo đồ đạc đem theo mà thôi. Cha nó trốn tránh sợ tội, nhờ lão gia nhà này lo cho, bây giờ mới được sống yên ổn ở kinh. Lúc nó tới đây, chỉ mới mười sáu mười bảy tuổi, chỉ như một đứa con nít, nào đã biết gì, bây giờ nhờ bên vợ nuôi nấng dạy bảo, mới lớn khôn biết buôn biết bán như ngày naỵ Vậy mà nó định lấy ân lám oán hay sao? nhưng dù nó có ăn nói hay hành động gì chăng nữa thì cũng để trời đất xét xử cho nó. Quản lý à, ngươi cứ nghe lời ta chăm chỉ buôn bán làm ăn, tự nhiên nó sẽ hổ thẹn.

Phó quản lý nghe vậy cũng được yên tâm.

Một hôm, trong nhà có việc, mọi người lớn nhỏ tề tựu cả tại đại sảnh, nhũ mẫu Như Ý một tay bồng Hiếu ca nhi, một tay đem bình trà ra rót cho Phó quản lý. Hiếu ca nhi cứ nhèo nhẹo khóc. Kính Tế ngồi cạnh bảo:

– Này, đừng có khóc, chóng ngoan.

Hiếu ca nhi nín khóc, trố mắt nhìn Kính Tế. Kính Tế nửa nạc nửa mỡ bảo mọi người:

Thằng nhỏ này có giống con tôi đẻ ra không? tôi bảo nso nín là nó nín ngay. Mọi người nghe câun nói của Kính Tế, kẻ giật mình, người khó chịu, Như Ý bảo:

Cậu này ăn nói hay quá nhỉ, để tôi vào thưa lại với Đại nương mới được.

Kính Tế đứng dậy đạp cho Như Ý một đạp rồi nửa đùa nửa thật:

– Này, ngươi mà nói gì là ta đánh chết đó.

Như Ý bồng Hiếu ca vào trong khóc lóc kể lại lời nói hỗn của Kính Tế. Nguyệt Nương đang ngồi chải đầu trước gương, nghe Như Ý kể lại như vậy thì giận uất lên, ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Tiểu Ngọc và Như Ý hoảng lên, vừa vực Nguyệt nương lên giường, vừa tri hô rầm rĩ.

Tuyết Nga nấu nước gừng đổ cho Nguyệt nương, lúc sau thì Nguyệt nương dần dần tỉnh lại, nức nở khóc mà không nói được lời nào.

Như Ý kể lại lời nói hỗn của Kính Tế cho Ngọc Lâu và Tuyết Nga nghe, rồi nói thêm:

– Đã vậy mà cậu ta còn đạp tôi một đạp, khiến tôi cũng giận muốn chết.

Lát sau mọi người tản mát hết, Tuyết Nga mới ngồi cạnh Nguyệt nương nói nhỏ:

Đại nương không nên giận như vậy, giận thì vừa mệt mình, vừa sinh chuyện lôi thôi. Thằng khốn kiếm chuyện hỗn láo chỉ vì nó tức là không được tới lui với con dâm phụ họ Phan. Điệu này thì nó dám kiếm chuyện lôi thôi chứ không đâu, mình mà tỏ ra nhát sợ là nó lấn lướt. Người ta cứ bảo là ném chuột sợ vỡ lọ quý, tôi cũng thương Đại thư lắm, nhưng gặp đứa khốn nạn như vậy thì chẳng còn cách gì hơn là lừa gọi nó vào trong này, sai gia nhân đánh cho nó một trận nhừ tử, rồi đuổi nó về nhà nó, hạng người như thế mà giữ lại làm gì. Sau đó thì gọi con mụ họ Vương mở quán trà khi trước, giao trả con dâm phụ Kim Liên để tùy gả hay bán cho nhà khác. Con dâm phụ đó mình để ở nhà chỉ gây thêm tai hoa. mà thôi, biết đâu nay mai nó chằng thêm chuyện này chuyện khác.

Nguyệt nương ngẫm nghĩ rồi bảo:

– Tứ muội nói cũng đúng.

Thế là đêm đó hai người bàn định xong xuôi.

Sáng hôm sau, Nguyệt nương cho mai phục a hoàn gia nhân, bảy tám người đứng sau rèm, người nào cũng cầm roi cầm gậy, rồi sai Lai An đi gọi Kính Tế, bảo là vào có chuyện cần nói.

Kính Tế vào tới hậu phòng thì lập tức các cổng ngõ được khóa lại. Nguyệt nương bắt Kính Tế quỳ trước mặt mình rồi quát bảo:

– Mày biết tội mày chưa?

Kính Tế không chịu quỳ, mà vênh mặt lên không thèm trả lời. Nguyệt nương nổi giận, hô lên một tiếng, tức thì Tuyết Nga và vợ Lai Hưng, vợ Lai Chiêu, con lớn của Lai Chiêu, Tiểu Ngọc, Tú Xuan, sáu bảy người tay roi tay gậy ào ra vây lấy Kính Tế mà đán túi bụi Kính Tế tuy là đàn ông, nhưng một mình khó địch nổi sáu bảy người đàn bà, lại nữa tay không làm sao chống lại được với roi gậy, do đó bị đánh một trận bò lên bò càng dưới đất, đứng lên không nổi. Tây Môn Đại thư có mặt nhưng chỉ đứng tránh qua một bên chứ không tiếp cứu chồng.

Kính Tế đau quá không biết làm sao, bèn tụt ngay quần ra, tồng ngồng giữa nhà. Đám đàn bà con gái thấy vậy thì bỏ cả roi quảng cả gậy mà chạy vào trong. Nguyệt nương vừa tức giận vừa buồn cười, lớn tiếng mắng:

– Thằng côn đồ khốn nạn kia, mày dám làm trò đó hay sao?

Kính Tế tự giải vây nhờ mẹo vặt, bèn đứng dậy xốc quần chạy mất.

Nguyệt nương gọi gia nhân vào bảo:

Ra bảo thằng Kính Tế giao phó sổ sách đàng hòang cho Phó quản lý rồi ra khỏi nhà này.

Kính Tế cũng biết là đến nước này thì không thể ở lại được, bèn về phòng thu xếp quần áo hành lý, ra khỏi nhà ngay, chằng thèm tính toán sổ sách gì. Ra khỏi nhà vợ, Kính Tế đến tá túc tại nhà cậu họ Trương.

Về phần Kim Liên, nghe tin Kính Tế bị vây đánh nhừ tử rồi đuổi đi, trong lòng càng thêm ưu phiền khổ não.

Hôm sau, Nguyệt nương cho gọi Vương bà tới.

Vương bà thì từ hồi con trai là Vương Triều buôn bán ở Hoài Thượng tới nay, trong nhà cũng có cả trăm lạng bạc, do đó không mở quán bán trà nữa, mà mở tiệm bán đồ đồng như lư đinh mâm thau.

Nghe gia nhân của Tây Môn Khánh tới gọi, Vương bà vội mặc áo đi ngaỵ Người được sai đi gọi Vương bà là Đại An. Đại An cùng Vương bà đi một lượt. Trên đường đi, Vương bà bảo Đại An;

Lâu lắm, không gặp chú em, đã có vợ con gì chưa? Đại An đáp:

Vợ con ở đâu mà có.

Gia gia mất rồi thì ai trong nhà cho gọi tôi vậy? hay là Ngũ nương sinh con trai, gọi tôi tới để bồng.

Đại An đáp:

Ngũ nương nhà tôi không có đẻ đái gì hết, mà chỉ tằng tịu với ông con rể trong nhà thôi. Hôm nay Đại nương cho gọi lão tới là để lãnh Ngũ nương ra chứ chẳng có chuyện gì hết.

Vương bà kêu lên:

Trời đất quỷ thần ơi, Ngũ nương mà có hành động của loài dâm phụ như vậy sao? gia gia thất lộc đi rồi thì phải thủ tiết chứ. Nhưng đã là dâm phụ thì làm sao mà thủ tiết được. À mà cậu rể đó họ gì?

Đại An đáp:

Họ Trần, tên Kính Tế. Vương bà nói:

Con dâm phụ thế thì tệ thật, đến ngay với tôi đây là người mai người mối mà nó đối xử cũng chẳng ra gì. Năm ngoái tôi tới vì vụ Hà Cửu, có ghé thăm thì chỉ được một chung trà nguội mà thôi. Lúc làm mai con dâm phụ đó cho lão gia, tôi những tưởng nó phải ở trong nhà lão gia tới trọn đời, ngờ đâu lại có ngày phải tới lãnh nó ra như hôm nay.

Đại An nói:

Ngũ nương và cậu rể làm chuyện đồi bại, Đại nương tôi đã khuyên dạy nhiều lần mà không được. Vừa rồi cậu ta làm cho Đại nương giận tới ngất đi, nên Đại nương đã đuổi đi rồi. Chỉ còn Ngũ nương thì bây giờ mời lão tới lãnh ra đây.

Vương bà bảo:

Lúc tới thì ngồi kiệu, bây giờ đi cũng phải gọi một cỗ kiệu tới rước mới được. Lúc tới có rương hòm đồ đạc thì lúc ra cũng nên cho đem theo.

Đại An đáp:

Cái đó thì còn tùy Đại nương tôi, tôi làm sao biết được.

Tới nơi, Đại An dẫn Vương bà vào hậu phòng gặp Nguyệt nương. Vương bà lạy chào.

Nguyệt nương mời ngôi dùng trà rồi bảo:

– Lão Vương à, nếu vô sự thì đã không mời lão tới đây làm gì.

Đọan kể hết chuyện Kim Liên và Kính Tế cho Vương bà nghe, rồi nói tiếp:

Bây giờ thì nhờ lão lãnh nó ra, tùy lão gả bán cho nhà nào cũng được. Lão gia tôi thất lộc đi rồi, giữ của nợ đó trong nhà chỉ thêm rước lấy sự chê cười của thiên hạ mà thôi. Lão gia tôi sinh thời đem nó về nhà tốn kém biết bao nhiêu tiền của, không biết thế nào mà tính, nên bây giờ tùy lão, bán được bao nhiêu thì bán, xong rồi sớm giao hoàn tiền bạc cho tôi, để tôi lấy tiền đó làm lễ tụng kinh cho lão gia, chứ bây giờ không như ngày trước, tôi cũng túng bấn lắm.

Vương bà cười:

Đại nương dạy vậy chứ Đại nương đâu thiếu gì tiền mà phải cần tới món tiền đo, chằng qua là Đại nương muốn tống cái họa đó ra khỏi nhà cho sớm mà thôi. Nhưng Đại nương đã dạy như vậy thì để tôi xin cố.

Vương bà ngừng lại ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp:

Hôm nay là ngày tốt, lãnh ra ngay cũng được, tuy nhiên có điều này thưa với Đại nương. Lúc con dâm phụ đó tới quý phủ đây thì cũng có rương hòm đồ đạc đem theo, lại ngồi kiệu mà tới, vậy xin Đại nương cho gọi kiệu và cho phép đem quần áo đồ đạc, cho người ngoài khỏi chê cười.

Nguyệt nương bảo:

Cho đem theo một cái rương, còn không cho ngồi kiệu.

Đai nương giận mà dạy vậy, chứ cũng nên cho gọi một cỗ kiệu đưa Ngũ nương ra, đến làm sao thì đi làm vậy cho đôi bên hàng phố khỏi chê cười.

Nguyệt nương không nói gì, chỉ sai Tú Xuân gọi Kim Liên vào.

Kim Liên vừa bước vào, nhìn thấy Vương bà thì đã chột dạ, nhưng cũng lạy chào Nguyệt nương, vái chào Vương bà rồi ngồi xuống một bên. Nguyệt nương im lặng. Vương bà mở lời:

Hôm nay Đại nương cho gọi tôi tới đây để lãnh nương tử ra, xin nương tử thu xếp đồ đạc mau mau cho.

Kim Liên bình tĩnh:

Lão gia thất lộc chưa được bao lâu, tôi có tội tình gì mà nay đuổi tôi như thế này? Vương bà bảo:

Nương tử không nên nói vậy, theo tôi cứ im lặng là hơn. Người ta thường nói, rắn chui đầu thì rắn biết, cho nên nương tử làm gì thì nương tử biết, sao lại hỏi người khác? vả lại với ai chứ với tôi thì nương tử chằng cần phải dùng tới xảo ngữ ngoa ngôn làm gì, mà cũng chằng cần phải nhiều lời nữa.

Kim Liên thấy ngay thế bất lợi của mình, biết là không thể ở lại được nữa, bèn ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Nguyệt nương mà bảo:

Đại nương chẳng nên ỷ thế mà đối xử cạn tàu ráo máng. Tôi làm thiếp ở nhà này suốt mấy năm nay chứ không phải một ngày một buổi gì, vậy mà Đại nương lại tin lời của đứa ăn kẻ ở để hành động tuyệt tình đoạn nghĩa như thế này. Đại nương đuổi tôi đi, tôi sẽ đi, chỉ mong là Đại nương thủ tiết được tới già mà thôi.

Nguyệt nương không nói gì, chỉ đứng dậy, xuống phòng Kim Liên kiểm tra đồ đạc, cho Kim Liên hai cái rương, bốn bộ quần áo , vài món trâm thoa nữ trang, một cái chăn và hai đôi hài. Còn bao nhiêu thì sai Thu Cúc thu dọn hết đem vào hậu phòng. Xong xuôi Nguyệt nương khoá trái phòng Kim Liên lại.

Kim Liên trang điểm sơ sài, tới trước bàn thờ Tây Môn Khánh khóc lóc một hồi, rồi trở lại lạy từ Nguyệt nương, sau đó vào chào Ngọc Lâu, cho trọn tình chị em trong bấy lâu naỵ Trước phút phân ly, cả hai cùng khóc. Ngọc Lâu lén cho Kim Liên một cặp trâm vàng, một bộ quần áo bằng đoạn, rồi bảo:

Thư thư à, tôi với thư thư gần ít xa nhiều, chằng biết bao giờ có dịp gặp lại nhau, thôi thì thư thư tìm nhà nào khá giả mà tiến thân, chừng nào yên chỗ rồi thì sai người về đây nói cho tôi biết, tôi sẽ lựa dịp tới thăm.

Nói xong nước mắt ròng ròng. Kim Liên cũng khóc như mưa.

Tiểu Ngọc tìm đến, lén tặng Kim Liên một chiếc thoa bạc. Kim Liên bảo:

Cảm ơn em đã có chút tình với ta.

Trong khi đó, Vương bà đã gọi người đem đồ đạc của Kim Liên đi trước. Lúc Kim Liên ra thì chỉ có Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc tiễn cổng, một cỗ kiệu nhỏ đã đợi sẵn, Kim Liên gạt lệ bước lên kiệu về nhà Vương bà.

Con trai Vương bà là Vương Triều bây giờ đã trưởng thành, rõ ra là người đàn ông mạnh khỏe, hiện cũng chưa có vợ. Từ ngày Kim Liên về ở với Vương bà thì Vương Triều dọn giường ngủ của mình ra phòng ngoài, Kim Liên ở với Vương bà tại phòng trong. Ngày ngày, Kim Liên nhàn nhã ra vào, không soi gương đánh phấn thì lại lấy đàn tỳ bà ra đàn hát. Những lúc Vương bà vắng nhà thì Kim Liên thường cùng Vương Triều đánh bài đánh cờ tiêu khiển. Hai người trước còn lả lơi sau thành gối chăn. Đêm đêm, lúc Vương bà ngủ say, Kim Liên lại ra phòng ngoài ngủ với Vương Triều.

Một hôm Kính Tế dò hỏi, biết là Kim Liên đang tá túc tại nhà Vương bà, bèn đem hai xâu tiền đồng mà tìm tới. Vương bà đang quét tước trước cửa nhà thì Kính Tế bước tới trước mặt vái chào. Vương bà hỏi:

Chú em đây là ai vậy? tới có chuyện gì? Kính Tế đáp:

Xin cho vào nhà thưa chuyện.

Tôi tới đây hỏi thăm một vị nương tử mới ở nhà Tây Môn đại quan nhân ra ít ngày nay.

Vương bà e dè hỏi:

Xin lỗi, cậu là ai?

Chằng giấu gì lão, tôi là em trai của Phan nương nương đây. Vương bà nheo mắt nhìn kỹ nhìn Kính Tế đầu tới chân rồi bảo;

Phan nương tử có em trai em gái gì đâu, cậu đừng có dối lão. Cậu chắc ra con rể của đại quan nhân đây mà, không lừa lão nổi đâu.

Kính Tế cười khì khì móc ra hai xâu tiền đồng để lên bàn mà bảo:

Có chút đỉnh để lão bà mua trà uống. Xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt ngày khác xin hậu tạ.

Vương bà đỏng đảnh:

Tiền bạc ơn nghĩa gì, Đại nương đã dặn tôi là không cho ai được gặp Kim Liên trước khi gả bán. Bây giờ cậu muốn gặp thì phải cho lão năm lạng, gặp hai lần thì cho mười lạng, nghĩa là cứ một lần gặp là năm lạng, thì lão mới thuận. Còn nếu cậu muốn cưới về thì xin cho đủ trăm lạng, ấy là tiền mai mối lão không tính đâu. Chứ còn hai xâu tiền đồng này, thời buổi bây giờ mà làm được cái gì.

Kính Tế thấy Vương bà ham tiền làm khó, bèn rút cây trâm bạc chừng năm tiền trên đầu xuống, rồi quỳ ngay trước mặt Vương bà mà nói:

Xin lão bà nhận tạm giùm vật này, hôm khác sẽ đưa thêm một lạng nữa, quyết chẳng dám sai lời. Chỉ xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt nói vài câu chuyện mà thôi.

Vương bà đưa ta nhận cây trâm, rồi vơ luôn cả hai xâu tiền trên bàn, đọan dặn:

Bây giờ cậu vào trong gặp gỡ chuyện trò rồi ra sớm sớm gìum tôi, đừng có ở trong đó mà cà kê dê ngỗng dông dài. Còn một lạng bạc cậu hứa đó, ngày mai nhớ đem đến cho, quên là không được đâu đấy.

Nói xong vén rèm cho Kính Tế vào.

Kim Liên thấy Kính Tế thì mừng lắm, nhưng lại oán trách:

Vì chàng mà bây giờ tôi ra nông nỗi này, không nơi ăn ở chằng chón nương tựa. Rồi từ hôm đó tới nay chẳng thấy tăm hơi bóng dáng chàng đâu. Thử hỏi vì ai mà chủ tớ tôi phải bơ vơ lạc lõng mỗi người một ngả như thế này?

Nói xong thì nắm áo Kính Tế mà khóc. Vương bà ở ngoài nói vọng vào:

Đừng có khóc, coi chừng có người ngoài nghe được đấy.

Nàng ơi, nàng vì tôi mà chịu khổ nhục, nhưng tôi cũng vì nàng mà bị một trận đòn chí tử rồi bị đuổi ra khỏi nhà đó rồi. Còn nàng trách tôi không tới, chỉ vì tôi không được tin tức gì. Mãi hôm qua tới nhà Tiết tẩu hỏi thăm mới biết Xuân Mai bây giờ đã yên ổn tại phủ Chu Thủ bị, còn nàng thì tá túc tại đây. Cho nên hôm nay tôi phải tìm gặp nàng ngay để bàn tình cùng nàng. Hai đứa mình ân nặng tình sâu khó thể chia lìa, bây giờ tôi tính là trước hết bỏ con vợ đó, sau tìm cách đòi lại tiền bạc của cải mà tôi đã gửi tại nhà đó. Nếu bên đó không chịu trả thì tôi sẽ lên Đông Kinh làm đơn tố cáo, lúc đó dù có hai tay bưng trả tôi thì cũng đã muộn. Rồi một mặt toi giả tên họ, cưới nàng về để hai đứa được sống với nhau lâu dài trong nghĩa vợ chồng. Nàng nghĩ thế nào?

Kim Liên bảo:

Như chàng biết đó, Vương lão bà đòi đủ một trăm lạng, liệu chàng có đủ số bạc đó ngay không?

Kính Tế bảo:

Sao đòi nhiều quá vậy?

Vương bà từ nãy vẫn lắng nghe hai người nói chuyện bên trong, vội nói vọng vào:

Vậy đâu có nhiều. Bà mẹ vợ của cậu nói rằng lúc trước cha vợ cậu cưới Kim Liên về, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, nhưng bây giờ chỉ đòi đủ một trăm lạng mà thôi, do đó, không thể thiếu một tiền một lạng nào cả. Tiền công của tôi là không tính đấy.

Nói xong bước vào phòng trong cùng ngồi, Kính Tế nói:

Chằng giấu gí lão, hiện tôi và Kim Liên khăng khít quá rồi, chia lìa không nổi, nguyện mong lão bà nghĩ lại mà bớt cho bốn năm chục lạng mới được. Tôi sẽ vay mượn cậu mợ tôi, rồi mua một căn nhà nhỏ, chừng ba gian để cưới Kim Liên về chung sống. Lão bà nghĩ lại xem có thể nhân nhượng mà giúp cho chăng?

Vương bà cong cớn:

Đừng nói gì năm sáu chục lạng, cậu cứ thử trả tám chục lạng xem Kim Liên đã về tay cậu chưa. Tôi nói cho mà biết, mới hôm qua đây này, Hà quan nhân buôn bán tơ lụa ở Hồ Châu trả bảy chục lạng, rồi Trương Nhị lão gia trả tám chục lạng, rồi quan Đề hình sai hai viên Tiết cấp trả tám chục lạng, nhưng tôi đều từ chối cả. Cậu còn trẻ, tôi không dám nói nhiều sợ tổn thương tới cậu, chứ cỡ như cậu thì khó lòng lắm.

Nói xong ngoe nguẩy bỏ đi, vừa đi vừa cười khảy bảo:

Đời thuở nhà ai, con rể đòi đi cưới mẹ vợ, lại còn đến đây ăn nói nghe rác cả tai. Kính Tế vội chạy theo níu Vương bà lại quỳ xuống nói:

Thôi được, tôi bằng lòng trả đủ trăm lạng, nhưng xin lão bà hãy chậm chậm lại ít ngày, tôi về nhà cho tôi ở Đông Kinh lấy tiền mới có.

Kim Liên cũng nói:

Nếu chàng thực tâm thì mau mau lo bạc cưới tôi đi, nếu chậm thì tôi về nhà người khác mất, không sống với chàng được đâu.

Kính Tế đứng dậy bảo:

Nàng yên tâm, tôi đi bất kể ngày đêm thì chỉ chừng mười ngày là về đây rồi, không trễ đâu.

Vương bà dặn:

Mất lòng trước, được lòng sau, công của tôi là mười lạng, cậu phải trả đủ, không tính vào một trăm lạng đó, ấy tôi cứ nói trước cho phân minh, kẻo sau này lại lôi thôi. Kính Tế bảo:

Cái đó dĩ nhiên, ơn lão bà tôi phải báo đáp chứ.

Nói xong vái chào Vương bà, từ biệt Kim Liên về nhà cậu sửa soạn hành lý.

Canh năm hôm sau, Kính Tế lên đường trực chỉ Đông Kinh.

Cậu à, chuyện đó thì hôm qua Đại nương không có dặn tôi. Chỉ vì mấy người thông đồng tác tệ nên Đại nương mới bảo tôi lãnh Xuân Mai thư thư ra đem bán. Nay cậu tới đây sớm quá, lỡ ra Đại nương sai người tới hỏi chuyện gì mà bắt gặp thì phiền cho tôi lắm. Đại nương có thể nghĩ là tôi cũng thông đồng với mấy người.

Hôm sau, Kính Tế giả vờ đi công việc, cưỡi lừa tới nhà Tiết tẩu. Tiết tẩu mời vào ngồi uống nước. Tiết tẩu vờ hỏi:

Cậu tới đây có điều chi dạy bảo không? Kính Tế đáp:

Hôm qua tôi nghe nói là Xuân Mai đã ra khỏi nhà họ Tây Môn và đang ở đây. Nhân tiện hôm nay đi lo công việc nên tới thăm.

Tiết tẩu cười:

Thì Xuân Mai thư thư vẫn còn ở đây với tôi, chưa đi đâu hết.

Nếu vậy thì xin cho tôi được gặp để nói vài câu chuyện. Tiết tẩu cố tình làm khó:

Cậu à, chuyện đó thì hôm qua Đại nương không có dặn tôi. Chỉ vì mấy người thông đồng tác tệ nên Đại nương mới bảo tôi lãnh Xuân Mai thư thư ra đem bán. Nay cậu tới đây sớm quá, lỡ ra Đại nương sai người tới hỏi chuyện gì mà bắt gặp thì phiền cho tôi lắm. Đại nương có thể nghĩ là tôi cũng thông đồng với mấy người.

Kính Tế cười khì khì, lấy một lạng bạc mà bảo:

Có chút đỉnh để ma ma mua trà uống, xin nhận tạm cho, ngày khác sẽ xin hậu tạ. Tiết tẩu mỉm cười nhận bạc nhưng còn bảo:

Cậu biết ơn biết nghĩa vậy là quý lắm, nhưng còn chuyện này, tháng chạp năm ngoái tôi túng quá, phải đem đi cầm hai cái gối hoa, nay đã một năm rồi mà chưa chuộc lại được, tiền vốn và tiền lời là tám tiền, cậu chuộc về cho tôi nhé.

Kính Tế đáp:

Được rồi, để mai tôi chuộc về cho.

Nói xong, đứng dậy dẫn Kính Tế vào phòng trong gặp Xuân Mai, lại lấy ra một bình rựou, hai cái chung và ít thức ăn để hai người dùng. Xuân Mai bảo Kính Tế:

Cậu à, chỉ vì cậu mà chủ tới tôi bị người ta ghét bỏ, chịu bao nhiêu khổ sở đắng cay, bây giờ đã đến nông nỗi này rồi đây.

Kính Tế nói:

Thôi nàng ơi, nàng đã ra khỏi nhà đó thì tôi cũng chằng ở lại lâu đâu. Mỗi người chúng mình cũng phải tìm lấy một con đường sống. Nàng bảo Tiết ma ma tìm cho một gia đình khá giả dễ chịu mà ở. Còn tôi thì tôi cũng phải tính. Có lẽ tôi sẽ lên Đông Kinh, bàn với cha tôi, rồi về đây bỏ con vợ này, chỉ lấy lại những đồ đạc của cải gia đình tôi gửi từ trước mà thôi. Như vậy là xong.

Hai người ăn uống nói chuyện, Tiết tẩu cũng ngồi bên thù tiếp. Tiết tẩu nói:

Đại nương thế mà độc ác, một người lanh lợi như thư thư đây mà nỡ đuổi ra khỏi nhà, lại không cho đem theo quần áo tư trang gì, như vậy ròi tới nhà khác coi sao được. Đại nương lại còng bắt tôi phải bán lại với gía cũ nữa chứ. Cũng may là là có Tiểu Ngọc thư thư nghĩ tình, bảo Ngũ nương giúp cho ít tư trang quần áo, nếu không, tới nhà khác, lấy gì mà dùng.

Qua mấy tuần rượu, Tiết tẩu bảo con dâu bồng con sang nhà bên cạnh chơi, lại bảo hai người cứ tự nhiên, sau đó thì ra phòng ngoài.

Kính Tế hiểu ý Tiết tẩu, bèn đóng cửa phòng trong lại, rồi dắt Xuân Mai vào giường truy hoan cộng lạc.

Sau vài phút chung chạ, Xuân Mai bảo:

Chàng phải làm sao mua ra khỏi cái nhà đó đi, lại phải làm sao cho Ngũ nương ra khỏi nhà đó luôn, nếu chàng không sống chung được với chúng tôi thì cũng để tôi được sống với Ngũ nương, chúng tôi đã hẹn là dù thế nào cũng có nhau.

Kính Tế chỉ ậm ừ cho quạ Nói mấy câu chuyện nữa là lại thêm một lần chăn gối lệch mây tụ mưa rơi.

Ngoài này, Tiết tẩu thấy lâu quá, sợ rằng Nguyệt nương có thể sai người tới thình lình, vội vào gõ cửa giục Kính Tế về.

Hôm sau Kính Tế chuộc lại hai cái gối hoa cho Tiết tẩu và đem tới tặng Xuân Mai mấy cái khăn tay, mấy đôi bít tất mùa đông, rồi bỏ tiền ra bảo Tiết tẩu soạn rượu thịt ăn uống.

Hai người đang chén tạc chén thù trong này, thì ngoài kia, Lại An được Nguyệt nương sai tới giục Tiết tẩu mau bán Xuân Mai để đem bạc tới nạp. Lúc vào cũng như lúc ra, Lai An đều để ý tới con lừa của Kính Tế buộc ngoài cửa, bèn về nói lại với Nguyệt nương.

Nguyệt nương giận lắm, sai gọi ngay Tiết tẩu tới mắng như tát nước rồi bảo:

Ngươi lãnh nó ra để bán mà cứ hẹn nay hẹn ai hẹn lần hẹn lữa, thì ra ngươi giữ nó tại nhà để thằng khốn đó tới làm chuyện tồi bại. Ngươi ăn được của nó được bao nhiêu tiền mà dám làm vậy? nếu ngưoi bán không được thì đem trả con Xuân Mai lại cho ta, ta sẽ nhờ Phùng lão bán, rồi từ nay ngươi cũng đừng vác mặt tới đây nữa.

Tiết tẩu vội mồm năm miệng mười:

Trời đất quỷ thần ơi, Đại nương giận tôi là sai rồi. Đại nương đã sai tới, tôi đâu dám chậm trễ, chẳng qua là hồii này tôi xui quá, mấy hôm nay tôi đã dẫn Xuân Mai đi mấy nhà, nhưng chẳng nhà nào chịu mua với giá mười sáu lạng cả, làm sao tôi bán được, tôi bán để rồi lấy tiền đâu mà bù cho Đại nương đây.

Nguyệt nương quát lớn:

Nhưng còn chuyện thằng khốn Kính Tế hồi nãy ăn uống trong nhà ngươi thì sao? gia nhân đã về thưa với ta rõ ràng rồi.

Tiết tẩu vội lấp liếm:

Oan cho tôi quá Đại nương ơi, nguyên là tháng mười hai năm ngoái tôi có đem cầm hai cái gối hoa tại tiệm nhà ta ở đường Sư Tử, tôi đã nạp tiền chuộc, nhưng chưa kịp lãnh đồ về thì tiệm nhà ta đóng cửa, hôm nay thì cậu Kính Tế đem tới trả tôi. Cậu ấy vội vội vàng vàng, trả lại xong là cưỡi lừa đi ngay, tôi mời uống trà mà không chịu, làm gì có chuyện ăn uống. Có lẽ là chú gia nhân nào đó đặt điều bịa chuyện mà thôi. Nguyệt nương thấy Tiết tẩu đối đáp trôi chảy thì dịu giọng bảo:

Ta chỉ sợ thằng khốn đó tìm tới bày chuyện nguyệt hoa làm cản trở công việc mà thôi.

Tiết tẩu cười:

Dù tôi có là đứa trẻ lên ba cũng không ngu dại gì để cho chuyện đó xảy ra. Vả lại cậu Kính Tế cũng sợ Oai sợ phép Đại nương lắm, có dám đứng lâu đâu, mời trà cũng còn không dám ngồi nán lại uống nữa là. Nhưng nếu nay Đại nương gấp như vậy thì được rồi, để tôi sẽ tới phủ Thủ bị, vì nghe đâu Chu lão gia đang cần mua một a hoàn với giá mười hai lạng, tôi nói xem Chu lão gia có chịu thêm một hai lạng hay không. Chu lão gia từng dùng tiệc tại quý phủ đây, tất biết rõ nhan sắc xinh đẹp và tài ba đàn hát của Xuân Mai, có lẽ chằng tiếc gì một hai lạng mà trả thêm.

Nói xong cáo từ mà về.

Sáng hôm sau, Xuân Mai trang điểm lộng lẫy, thoa cài trâm giắt, mặc áo đọan hồng đọan xanh, đi hài loan, ngồi kiệu theo Tiết tẩu tới phủ Chu Thủ bị.

Chu Thủ bị thấy Xuân Mai có vẻ đẹp hơn hồi còn ở nhà Tây Môn Khánh thì mừng lắm. Trả giá giờ lâu, Chu Thủ bị bằng lòng mua với gia năm chục lạng.

Tiết tẩu tới gặp Nguyệt nương nói:

Chu lão gia bằng lòng với giá mười ba lạng, ấy là tôi phải nói mãi đấy.

Nói xong lấy ra mười ba lạng bạc đưa cho Nguyệt nương, lại đưa ra một lạng nữa mà khoe:

Đây là Chu lão gia thưởng công cho tôi, còn Đại nương không thưởng gì cho tôi sao?

Nguyệt nương biết là không thể từ chối được, đành phải lấy năm tiền mà chọ Tiết tẩu hý hửng ra về, vì như vậy là chỉ trong một lúc mà kiếm được tới ba mươi bảy lạng bạc.

Thế mới biết cái nghề mối lái, người nào cũng như người nào, toàn một giống mê tiền ham bạc mà thôi.

Về phần Kinh Tế, thấy Xuân Mai đã bị bán, Kim Liên thì xa cách, trong lòng sầu khổ lắm. Nguyệt nương thì chằng thèm để ý gì tới Kính Tế, cửa ngỏ ngày đêm vẫn nghiêm cẩn, tối tối Nguyệt nương thân cầm đèn đi kiểm soát các nơi trong nhà. Do đó Kính Tế không xoay trở gì được, chỉ còn biết gây gổ với vợ, mắng chửi rầm rĩ, lại nói:

Tôi là con rể trong nhà này, nhưng không ăn của ai, gia đình nàng hiện còn giữ của tôi mấy rương kim ngân tiền của. Nàng là vợ tôi, đã không biết giữ của cho tôi còn dám bảo là tôi sống nhờ ăn hại, ai sống nhờ ăn hại của ai thì biết đấy.

Tây Môn Đại thư chỉ biết khóc.

Mấy hôm sau là tới ngày hai mưoi bảy tháng mười một, sinh nhật của Ngọc Lâu, Ngọc Lâu bớt ra ít đồ ăn, bảo Xuân Hồng đem ra ngoài tiệm cho Kính Tế và Phó quản lý, nhưng Nguyệt nương ngăn lại mà bảo:

Nó là thằng không biết điều, mặc kệ nó, không phải lo lắng gì cho nó. Nếu muốn cho Phó quản lý thì đem tới nhà mà cho, Phó quản lý về nhà sẽ ăn, còn thằng khốn đó thì thừa cũng không cho nó ăn.

Tuy Nguyệt nương nói vậy nhưng Ngọc Lâu không nghe, cứ ngầm sai Xuân Hồng đem rượu thịt ra tiệm.

Kính Tế và Phó quản lý cùng ăn uống. Phó quản lý chỉ nhấm nháp đôi chút, gần như một mình Kính Tế uống hết cả một vò rượu, nhưng cũng chưa đủ, sai Lai An về lấy thêm. Phó quản lý bảo:

Thôi không cần lấy thêm nữa, như vậy là đủ rồi. Tôi cũng không uống nữa đâu. Kính Tế không chịu, bắt Lai An phải về lấy rượu.

Lát sau Lai An trở lại nói:

– Nhà không có rượu.

Kính Tế giận lắm, bỏ tiền ra sai người mua rượu rồi mắng Lai An:

Thằng khốn đừng có nói láo, chủ mày đã coi rẻ tao, bây giờ chúng mày là kẻ ăn đứa ở cũng ra mặt khinh bỉ tao nữa hay sao? tao là con rể trong nhà, nhưng chưa từng ăn một hột cơm uống một hớp rượu của nhà vợ. Gia gia lúc sinh tiền quý mến tao biết chừng nào, vậy mà gia gia chết đi, Đại nương lại đem lòng rẻ rúng khinh khi tao. Mọi việc trong nhà chỉ sai người ở chứ không thèm nhờ tao. Chủ mày coi tao không bằng người ở nên người ở như mày mới khinh tao chứ gỉ nhưng tao nói cho mà biết, tao không sợ gì đâu.

Phó quản lý vội khuyên can:

Thôi cậu ơi, sao cậu lại nói vậy? Đại nương không quý cậu tin cậu thì quý ai tin ai bây giờ? chắc là trong nhà từ khi gia gia thất lộc thì nhiều chuyện này kia bận rộn nên cũng có điều thiết sót đấy thôi. Cậu nói vậy, nhà có ngạch vách có tai không tiện. Chắc là cậu say nên nóng nẩy vậy thôi.

Kính Tế bảo:

Phó thúc thúc ơi, tôi uống rượu thì uống chứ việc nào ra việc ấy, rượu thì ở trong bụng mà việc thì ở trong đầu, không lẫn lộn được đâu. Mẹ kế của vợ tôi nghe lời đứa tiểu nhân mà gây chuyện được thị phi, ra mặt khinh rẻ tôi. Người ta tưởng là có thể hại được tôi nhưng tôi cũng có thể hại lại người ta chứ. Người ta tưởng rằng tôi có thể bị đưa lên quan vì tôi gian dâm với tiểu thiếp của cha vợ, nhưng biết đâu là tôi có thể trước hết bỏ con gái nhà người ta, không chịu lấy làm vợ nữa, sau đó tôi sẽ làm đơn, một lá đưa lên quan tại đây, một lá đưa lên tận kinh đô, tố cáo người ta đã sang đọat những rương kim ngân tiền bạc mà tôi đem gửi. Lúc đó thi nhà cửa này, tiệm buôn này chỉ còn nước mà bán hết đi mà hầu kiện. Nhưng nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuấy nước chơi chứ đâu muốn bắt cá. Cho nên, biết điều ra thì nên đối xử với tôi đàng hoàng tử tế như xưa, như vậy lại còn có lợi hơn.

Phó quản lý thấy Kính Tế nói vậy thì bảo:

Thôi, chắc là cậu quá say rồi. Uống rượu vào là ăn nói chằng chịu giữ gìn. Kính Tế trừng mắt mắng:

Đồ chó chết, sao dám bảo la ta say? ta việc gì phải giữ gìn. Ta là rể, tức cũng như khách của nhà này, còn ngươi chẳng qua chỉ là tên quản lý, cũng định học thói khinh rẻ ta hay sao? này, ta nói cho mà biết, trong bao nhiêu năm nay, ngươi bòn rút giấu giếm bao nhiêu tiền bạc của nhà vợ ta là ta biết hết, bây giờ cơm đầy bụng tiền đầy túi, lại định giở trò hất ta ra để tranh quyền buôn bán một mình phải không? nay mai ta làm đơn kiện, cũng sẽ ghi tên ngươi vào, tố cáo tội trạng của ngươi cho mà coi.

Phó quản lý vốn tính nhút nhát, thấy vậy bèn đứng dậy rút êm về nhà. Kính Tế cũng nằm lăn ra mà ngủ. Gia nhân thu dọn bát đĩa rồi đóng cửa hàng.

Sáng sớm hôm sau Phó quản lý đã tới gặp Nguyệt nương kể hết những lời Kính Tế nói hôm qua, rồi khóc lóc xin thôi việc, trao lại tiền bạc sổ sách, Nguyệt nương ôn tồn bảo:

Quản lý à, ngươi cứ yên tâm lo buôn bán, đừng để ý tới thằng khốn đó làm gì. Nó như đống rác thối, bới ra chỉ tổ thối thêm mà thôi. Để ta nói cho ngươi được haỵ Hay trước nhà nó vì chuyện quan mà phải chạy trốn, vợ chồng nó tới đây ở nhờ, chứ làm gì có kim ngân tiền bạc nào, chỉ có vài rương quần áo đồ đạc đem theo mà thôi. Cha nó trốn tránh sợ tội, nhờ lão gia nhà này lo cho, bây giờ mới được sống yên ổn ở kinh. Lúc nó tới đây, chỉ mới mười sáu mười bảy tuổi, chỉ như một đứa con nít, nào đã biết gì, bây giờ nhờ bên vợ nuôi nấng dạy bảo, mới lớn khôn biết buôn biết bán như ngày naỵ Vậy mà nó định lấy ân lám oán hay sao? nhưng dù nó có ăn nói hay hành động gì chăng nữa thì cũng để trời đất xét xử cho nó. Quản lý à, ngươi cứ nghe lời ta chăm chỉ buôn bán làm ăn, tự nhiên nó sẽ hổ thẹn.

Phó quản lý nghe vậy cũng được yên tâm.

Một hôm, trong nhà có việc, mọi người lớn nhỏ tề tựu cả tại đại sảnh, nhũ mẫu Như Ý một tay bồng Hiếu ca nhi, một tay đem bình trà ra rót cho Phó quản lý. Hiếu ca nhi cứ nhèo nhẹo khóc. Kính Tế ngồi cạnh bảo:

– Này, đừng có khóc, chóng ngoan.

Hiếu ca nhi nín khóc, trố mắt nhìn Kính Tế. Kính Tế nửa nạc nửa mỡ bảo mọi người:

Thằng nhỏ này có giống con tôi đẻ ra không? tôi bảo nso nín là nó nín ngay. Mọi người nghe câun nói của Kính Tế, kẻ giật mình, người khó chịu, Như Ý bảo:

Cậu này ăn nói hay quá nhỉ, để tôi vào thưa lại với Đại nương mới được.

Kính Tế đứng dậy đạp cho Như Ý một đạp rồi nửa đùa nửa thật:

– Này, ngươi mà nói gì là ta đánh chết đó.

Như Ý bồng Hiếu ca vào trong khóc lóc kể lại lời nói hỗn của Kính Tế. Nguyệt Nương đang ngồi chải đầu trước gương, nghe Như Ý kể lại như vậy thì giận uất lên, ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Tiểu Ngọc và Như Ý hoảng lên, vừa vực Nguyệt nương lên giường, vừa tri hô rầm rĩ.

Tuyết Nga nấu nước gừng đổ cho Nguyệt nương, lúc sau thì Nguyệt nương dần dần tỉnh lại, nức nở khóc mà không nói được lời nào.

Như Ý kể lại lời nói hỗn của Kính Tế cho Ngọc Lâu và Tuyết Nga nghe, rồi nói thêm:

– Đã vậy mà cậu ta còn đạp tôi một đạp, khiến tôi cũng giận muốn chết.

Lát sau mọi người tản mát hết, Tuyết Nga mới ngồi cạnh Nguyệt nương nói nhỏ:

Đại nương không nên giận như vậy, giận thì vừa mệt mình, vừa sinh chuyện lôi thôi. Thằng khốn kiếm chuyện hỗn láo chỉ vì nó tức là không được tới lui với con dâm phụ họ Phan. Điệu này thì nó dám kiếm chuyện lôi thôi chứ không đâu, mình mà tỏ ra nhát sợ là nó lấn lướt. Người ta cứ bảo là ném chuột sợ vỡ lọ quý, tôi cũng thương Đại thư lắm, nhưng gặp đứa khốn nạn như vậy thì chẳng còn cách gì hơn là lừa gọi nó vào trong này, sai gia nhân đánh cho nó một trận nhừ tử, rồi đuổi nó về nhà nó, hạng người như thế mà giữ lại làm gì. Sau đó thì gọi con mụ họ Vương mở quán trà khi trước, giao trả con dâm phụ Kim Liên để tùy gả hay bán cho nhà khác. Con dâm phụ đó mình để ở nhà chỉ gây thêm tai hoa. mà thôi, biết đâu nay mai nó chằng thêm chuyện này chuyện khác.

Nguyệt nương ngẫm nghĩ rồi bảo:

– Tứ muội nói cũng đúng.

Thế là đêm đó hai người bàn định xong xuôi.

Sáng hôm sau, Nguyệt nương cho mai phục a hoàn gia nhân, bảy tám người đứng sau rèm, người nào cũng cầm roi cầm gậy, rồi sai Lai An đi gọi Kính Tế, bảo là vào có chuyện cần nói.

Kính Tế vào tới hậu phòng thì lập tức các cổng ngõ được khóa lại. Nguyệt nương bắt Kính Tế quỳ trước mặt mình rồi quát bảo:

– Mày biết tội mày chưa?

Kính Tế không chịu quỳ, mà vênh mặt lên không thèm trả lời. Nguyệt nương nổi giận, hô lên một tiếng, tức thì Tuyết Nga và vợ Lai Hưng, vợ Lai Chiêu, con lớn của Lai Chiêu, Tiểu Ngọc, Tú Xuan, sáu bảy người tay roi tay gậy ào ra vây lấy Kính Tế mà đán túi bụi Kính Tế tuy là đàn ông, nhưng một mình khó địch nổi sáu bảy người đàn bà, lại nữa tay không làm sao chống lại được với roi gậy, do đó bị đánh một trận bò lên bò càng dưới đất, đứng lên không nổi. Tây Môn Đại thư có mặt nhưng chỉ đứng tránh qua một bên chứ không tiếp cứu chồng.

Kính Tế đau quá không biết làm sao, bèn tụt ngay quần ra, tồng ngồng giữa nhà. Đám đàn bà con gái thấy vậy thì bỏ cả roi quảng cả gậy mà chạy vào trong. Nguyệt nương vừa tức giận vừa buồn cười, lớn tiếng mắng:

– Thằng côn đồ khốn nạn kia, mày dám làm trò đó hay sao?

Kính Tế tự giải vây nhờ mẹo vặt, bèn đứng dậy xốc quần chạy mất.

Nguyệt nương gọi gia nhân vào bảo:

Ra bảo thằng Kính Tế giao phó sổ sách đàng hòang cho Phó quản lý rồi ra khỏi nhà này.

Kính Tế cũng biết là đến nước này thì không thể ở lại được, bèn về phòng thu xếp quần áo hành lý, ra khỏi nhà ngay, chằng thèm tính toán sổ sách gì. Ra khỏi nhà vợ, Kính Tế đến tá túc tại nhà cậu họ Trương.

Về phần Kim Liên, nghe tin Kính Tế bị vây đánh nhừ tử rồi đuổi đi, trong lòng càng thêm ưu phiền khổ não.

Hôm sau, Nguyệt nương cho gọi Vương bà tới.

Vương bà thì từ hồi con trai là Vương Triều buôn bán ở Hoài Thượng tới nay, trong nhà cũng có cả trăm lạng bạc, do đó không mở quán bán trà nữa, mà mở tiệm bán đồ đồng như lư đinh mâm thau.

Nghe gia nhân của Tây Môn Khánh tới gọi, Vương bà vội mặc áo đi ngaỵ Người được sai đi gọi Vương bà là Đại An. Đại An cùng Vương bà đi một lượt. Trên đường đi, Vương bà bảo Đại An;

Lâu lắm, không gặp chú em, đã có vợ con gì chưa? Đại An đáp:

Vợ con ở đâu mà có.

Gia gia mất rồi thì ai trong nhà cho gọi tôi vậy? hay là Ngũ nương sinh con trai, gọi tôi tới để bồng.

Đại An đáp:

Ngũ nương nhà tôi không có đẻ đái gì hết, mà chỉ tằng tịu với ông con rể trong nhà thôi. Hôm nay Đại nương cho gọi lão tới là để lãnh Ngũ nương ra chứ chẳng có chuyện gì hết.

Vương bà kêu lên:

Trời đất quỷ thần ơi, Ngũ nương mà có hành động của loài dâm phụ như vậy sao? gia gia thất lộc đi rồi thì phải thủ tiết chứ. Nhưng đã là dâm phụ thì làm sao mà thủ tiết được. À mà cậu rể đó họ gì?

Đại An đáp:

Họ Trần, tên Kính Tế. Vương bà nói:

Con dâm phụ thế thì tệ thật, đến ngay với tôi đây là người mai người mối mà nó đối xử cũng chẳng ra gì. Năm ngoái tôi tới vì vụ Hà Cửu, có ghé thăm thì chỉ được một chung trà nguội mà thôi. Lúc làm mai con dâm phụ đó cho lão gia, tôi những tưởng nó phải ở trong nhà lão gia tới trọn đời, ngờ đâu lại có ngày phải tới lãnh nó ra như hôm nay.

Đại An nói:

Ngũ nương và cậu rể làm chuyện đồi bại, Đại nương tôi đã khuyên dạy nhiều lần mà không được. Vừa rồi cậu ta làm cho Đại nương giận tới ngất đi, nên Đại nương đã đuổi đi rồi. Chỉ còn Ngũ nương thì bây giờ mời lão tới lãnh ra đây.

Vương bà bảo:

Lúc tới thì ngồi kiệu, bây giờ đi cũng phải gọi một cỗ kiệu tới rước mới được. Lúc tới có rương hòm đồ đạc thì lúc ra cũng nên cho đem theo.

Đại An đáp:

Cái đó thì còn tùy Đại nương tôi, tôi làm sao biết được.

Tới nơi, Đại An dẫn Vương bà vào hậu phòng gặp Nguyệt nương. Vương bà lạy chào.

Nguyệt nương mời ngôi dùng trà rồi bảo:

– Lão Vương à, nếu vô sự thì đã không mời lão tới đây làm gì.

Đọan kể hết chuyện Kim Liên và Kính Tế cho Vương bà nghe, rồi nói tiếp:

Bây giờ thì nhờ lão lãnh nó ra, tùy lão gả bán cho nhà nào cũng được. Lão gia tôi thất lộc đi rồi, giữ của nợ đó trong nhà chỉ thêm rước lấy sự chê cười của thiên hạ mà thôi. Lão gia tôi sinh thời đem nó về nhà tốn kém biết bao nhiêu tiền của, không biết thế nào mà tính, nên bây giờ tùy lão, bán được bao nhiêu thì bán, xong rồi sớm giao hoàn tiền bạc cho tôi, để tôi lấy tiền đó làm lễ tụng kinh cho lão gia, chứ bây giờ không như ngày trước, tôi cũng túng bấn lắm.

Vương bà cười:

Đại nương dạy vậy chứ Đại nương đâu thiếu gì tiền mà phải cần tới món tiền đo, chằng qua là Đại nương muốn tống cái họa đó ra khỏi nhà cho sớm mà thôi. Nhưng Đại nương đã dạy như vậy thì để tôi xin cố.

Vương bà ngừng lại ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp:

Hôm nay là ngày tốt, lãnh ra ngay cũng được, tuy nhiên có điều này thưa với Đại nương. Lúc con dâm phụ đó tới quý phủ đây thì cũng có rương hòm đồ đạc đem theo, lại ngồi kiệu mà tới, vậy xin Đại nương cho gọi kiệu và cho phép đem quần áo đồ đạc, cho người ngoài khỏi chê cười.

Nguyệt nương bảo:

Cho đem theo một cái rương, còn không cho ngồi kiệu.

Đai nương giận mà dạy vậy, chứ cũng nên cho gọi một cỗ kiệu đưa Ngũ nương ra, đến làm sao thì đi làm vậy cho đôi bên hàng phố khỏi chê cười.

Nguyệt nương không nói gì, chỉ sai Tú Xuân gọi Kim Liên vào.

Kim Liên vừa bước vào, nhìn thấy Vương bà thì đã chột dạ, nhưng cũng lạy chào Nguyệt nương, vái chào Vương bà rồi ngồi xuống một bên. Nguyệt nương im lặng. Vương bà mở lời:

Hôm nay Đại nương cho gọi tôi tới đây để lãnh nương tử ra, xin nương tử thu xếp đồ đạc mau mau cho.

Kim Liên bình tĩnh:

Lão gia thất lộc chưa được bao lâu, tôi có tội tình gì mà nay đuổi tôi như thế này? Vương bà bảo:

Nương tử không nên nói vậy, theo tôi cứ im lặng là hơn. Người ta thường nói, rắn chui đầu thì rắn biết, cho nên nương tử làm gì thì nương tử biết, sao lại hỏi người khác? vả lại với ai chứ với tôi thì nương tử chằng cần phải dùng tới xảo ngữ ngoa ngôn làm gì, mà cũng chằng cần phải nhiều lời nữa.

Kim Liên thấy ngay thế bất lợi của mình, biết là không thể ở lại được nữa, bèn ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Nguyệt nương mà bảo:

Đại nương chẳng nên ỷ thế mà đối xử cạn tàu ráo máng. Tôi làm thiếp ở nhà này suốt mấy năm nay chứ không phải một ngày một buổi gì, vậy mà Đại nương lại tin lời của đứa ăn kẻ ở để hành động tuyệt tình đoạn nghĩa như thế này. Đại nương đuổi tôi đi, tôi sẽ đi, chỉ mong là Đại nương thủ tiết được tới già mà thôi.

Nguyệt nương không nói gì, chỉ đứng dậy, xuống phòng Kim Liên kiểm tra đồ đạc, cho Kim Liên hai cái rương, bốn bộ quần áo , vài món trâm thoa nữ trang, một cái chăn và hai đôi hài. Còn bao nhiêu thì sai Thu Cúc thu dọn hết đem vào hậu phòng. Xong xuôi Nguyệt nương khoá trái phòng Kim Liên lại.

Kim Liên trang điểm sơ sài, tới trước bàn thờ Tây Môn Khánh khóc lóc một hồi, rồi trở lại lạy từ Nguyệt nương, sau đó vào chào Ngọc Lâu, cho trọn tình chị em trong bấy lâu naỵ Trước phút phân ly, cả hai cùng khóc. Ngọc Lâu lén cho Kim Liên một cặp trâm vàng, một bộ quần áo bằng đoạn, rồi bảo:

Thư thư à, tôi với thư thư gần ít xa nhiều, chằng biết bao giờ có dịp gặp lại nhau, thôi thì thư thư tìm nhà nào khá giả mà tiến thân, chừng nào yên chỗ rồi thì sai người về đây nói cho tôi biết, tôi sẽ lựa dịp tới thăm.

Nói xong nước mắt ròng ròng. Kim Liên cũng khóc như mưa.

Tiểu Ngọc tìm đến, lén tặng Kim Liên một chiếc thoa bạc. Kim Liên bảo:

Cảm ơn em đã có chút tình với ta.

Trong khi đó, Vương bà đã gọi người đem đồ đạc của Kim Liên đi trước. Lúc Kim Liên ra thì chỉ có Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc tiễn cổng, một cỗ kiệu nhỏ đã đợi sẵn, Kim Liên gạt lệ bước lên kiệu về nhà Vương bà.

Con trai Vương bà là Vương Triều bây giờ đã trưởng thành, rõ ra là người đàn ông mạnh khỏe, hiện cũng chưa có vợ. Từ ngày Kim Liên về ở với Vương bà thì Vương Triều dọn giường ngủ của mình ra phòng ngoài, Kim Liên ở với Vương bà tại phòng trong. Ngày ngày, Kim Liên nhàn nhã ra vào, không soi gương đánh phấn thì lại lấy đàn tỳ bà ra đàn hát. Những lúc Vương bà vắng nhà thì Kim Liên thường cùng Vương Triều đánh bài đánh cờ tiêu khiển. Hai người trước còn lả lơi sau thành gối chăn. Đêm đêm, lúc Vương bà ngủ say, Kim Liên lại ra phòng ngoài ngủ với Vương Triều.

Một hôm Kính Tế dò hỏi, biết là Kim Liên đang tá túc tại nhà Vương bà, bèn đem hai xâu tiền đồng mà tìm tới. Vương bà đang quét tước trước cửa nhà thì Kính Tế bước tới trước mặt vái chào. Vương bà hỏi:

Chú em đây là ai vậy? tới có chuyện gì? Kính Tế đáp:

Xin cho vào nhà thưa chuyện.

Tôi tới đây hỏi thăm một vị nương tử mới ở nhà Tây Môn đại quan nhân ra ít ngày nay.

Vương bà e dè hỏi:

Xin lỗi, cậu là ai?

Chằng giấu gì lão, tôi là em trai của Phan nương nương đây. Vương bà nheo mắt nhìn kỹ nhìn Kính Tế đầu tới chân rồi bảo;

Phan nương tử có em trai em gái gì đâu, cậu đừng có dối lão. Cậu chắc ra con rể của đại quan nhân đây mà, không lừa lão nổi đâu.

Kính Tế cười khì khì móc ra hai xâu tiền đồng để lên bàn mà bảo:

Có chút đỉnh để lão bà mua trà uống. Xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt ngày khác xin hậu tạ.

Vương bà đỏng đảnh:

Tiền bạc ơn nghĩa gì, Đại nương đã dặn tôi là không cho ai được gặp Kim Liên trước khi gả bán. Bây giờ cậu muốn gặp thì phải cho lão năm lạng, gặp hai lần thì cho mười lạng, nghĩa là cứ một lần gặp là năm lạng, thì lão mới thuận. Còn nếu cậu muốn cưới về thì xin cho đủ trăm lạng, ấy là tiền mai mối lão không tính đâu. Chứ còn hai xâu tiền đồng này, thời buổi bây giờ mà làm được cái gì.

Kính Tế thấy Vương bà ham tiền làm khó, bèn rút cây trâm bạc chừng năm tiền trên đầu xuống, rồi quỳ ngay trước mặt Vương bà mà nói:

Xin lão bà nhận tạm giùm vật này, hôm khác sẽ đưa thêm một lạng nữa, quyết chẳng dám sai lời. Chỉ xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt nói vài câu chuyện mà thôi.

Vương bà đưa ta nhận cây trâm, rồi vơ luôn cả hai xâu tiền trên bàn, đọan dặn:

Bây giờ cậu vào trong gặp gỡ chuyện trò rồi ra sớm sớm gìum tôi, đừng có ở trong đó mà cà kê dê ngỗng dông dài. Còn một lạng bạc cậu hứa đó, ngày mai nhớ đem đến cho, quên là không được đâu đấy.

Nói xong vén rèm cho Kính Tế vào.

Kim Liên thấy Kính Tế thì mừng lắm, nhưng lại oán trách:

Vì chàng mà bây giờ tôi ra nông nỗi này, không nơi ăn ở chằng chón nương tựa. Rồi từ hôm đó tới nay chẳng thấy tăm hơi bóng dáng chàng đâu. Thử hỏi vì ai mà chủ tớ tôi phải bơ vơ lạc lõng mỗi người một ngả như thế này?

Nói xong thì nắm áo Kính Tế mà khóc. Vương bà ở ngoài nói vọng vào:

Đừng có khóc, coi chừng có người ngoài nghe được đấy.

Nàng ơi, nàng vì tôi mà chịu khổ nhục, nhưng tôi cũng vì nàng mà bị một trận đòn chí tử rồi bị đuổi ra khỏi nhà đó rồi. Còn nàng trách tôi không tới, chỉ vì tôi không được tin tức gì. Mãi hôm qua tới nhà Tiết tẩu hỏi thăm mới biết Xuân Mai bây giờ đã yên ổn tại phủ Chu Thủ bị, còn nàng thì tá túc tại đây. Cho nên hôm nay tôi phải tìm gặp nàng ngay để bàn tình cùng nàng. Hai đứa mình ân nặng tình sâu khó thể chia lìa, bây giờ tôi tính là trước hết bỏ con vợ đó, sau tìm cách đòi lại tiền bạc của cải mà tôi đã gửi tại nhà đó. Nếu bên đó không chịu trả thì tôi sẽ lên Đông Kinh làm đơn tố cáo, lúc đó dù có hai tay bưng trả tôi thì cũng đã muộn. Rồi một mặt toi giả tên họ, cưới nàng về để hai đứa được sống với nhau lâu dài trong nghĩa vợ chồng. Nàng nghĩ thế nào?

Kim Liên bảo:

Như chàng biết đó, Vương lão bà đòi đủ một trăm lạng, liệu chàng có đủ số bạc đó ngay không?

Kính Tế bảo:

Sao đòi nhiều quá vậy?

Vương bà từ nãy vẫn lắng nghe hai người nói chuyện bên trong, vội nói vọng vào:

Vậy đâu có nhiều. Bà mẹ vợ của cậu nói rằng lúc trước cha vợ cậu cưới Kim Liên về, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, nhưng bây giờ chỉ đòi đủ một trăm lạng mà thôi, do đó, không thể thiếu một tiền một lạng nào cả. Tiền công của tôi là không tính đấy.

Nói xong bước vào phòng trong cùng ngồi, Kính Tế nói:

Chằng giấu gí lão, hiện tôi và Kim Liên khăng khít quá rồi, chia lìa không nổi, nguyện mong lão bà nghĩ lại mà bớt cho bốn năm chục lạng mới được. Tôi sẽ vay mượn cậu mợ tôi, rồi mua một căn nhà nhỏ, chừng ba gian để cưới Kim Liên về chung sống. Lão bà nghĩ lại xem có thể nhân nhượng mà giúp cho chăng?

Vương bà cong cớn:

Đừng nói gì năm sáu chục lạng, cậu cứ thử trả tám chục lạng xem Kim Liên đã về tay cậu chưa. Tôi nói cho mà biết, mới hôm qua đây này, Hà quan nhân buôn bán tơ lụa ở Hồ Châu trả bảy chục lạng, rồi Trương Nhị lão gia trả tám chục lạng, rồi quan Đề hình sai hai viên Tiết cấp trả tám chục lạng, nhưng tôi đều từ chối cả. Cậu còn trẻ, tôi không dám nói nhiều sợ tổn thương tới cậu, chứ cỡ như cậu thì khó lòng lắm.

Nói xong ngoe nguẩy bỏ đi, vừa đi vừa cười khảy bảo:

Đời thuở nhà ai, con rể đòi đi cưới mẹ vợ, lại còn đến đây ăn nói nghe rác cả tai. Kính Tế vội chạy theo níu Vương bà lại quỳ xuống nói:

Thôi được, tôi bằng lòng trả đủ trăm lạng, nhưng xin lão bà hãy chậm chậm lại ít ngày, tôi về nhà cho tôi ở Đông Kinh lấy tiền mới có.

Kim Liên cũng nói:

Nếu chàng thực tâm thì mau mau lo bạc cưới tôi đi, nếu chậm thì tôi về nhà người khác mất, không sống với chàng được đâu.

Kính Tế đứng dậy bảo:

Nàng yên tâm, tôi đi bất kể ngày đêm thì chỉ chừng mười ngày là về đây rồi, không trễ đâu.

Vương bà dặn:

Mất lòng trước, được lòng sau, công của tôi là mười lạng, cậu phải trả đủ, không tính vào một trăm lạng đó, ấy tôi cứ nói trước cho phân minh, kẻo sau này lại lôi thôi. Kính Tế bảo:

Cái đó dĩ nhiên, ơn lão bà tôi phải báo đáp chứ.

Nói xong vái chào Vương bà, từ biệt Kim Liên về nhà cậu sửa soạn hành lý.

Canh năm hôm sau, Kính Tế lên đường trực chỉ Đông Kinh.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN