Kim Bình Mai - Tập 2
Hồi 92
Đào ma ma lãnh Ngọc Trâm đem bán được tám lạng, giao về cho Nha Nội. Nha Nội sai Đào ma ma mua một a hoàn khác mười tám tuổi tên là Mãn Đường.
Nói về Kính Tế, từ khi Đại Thư về ở, tuy đem về được ít đồ đạc của cải, nhưng vợ chồng cứ hai ba ngày lại đánh nhau cãi nhau ầm ỹ.
Một hôm người cậu là Trương Đoàn luyện tới vay mẹ Kính Tế là Trương bà năm chục lạng để lo công việc, nhưng Kính Tế nói hỗn, giận mà đi vay chỗ khác.
Trương bà cũng giận con mà thành bệnh, suốt ngày nằm trên giường, lang y tới điều trị cũng không bớt.
Kính Tế lại đòi mẹ phải bỏ tiền ra cho mình buôn bán. Mới đầu Trương bà không chịu, nhưng sau Kính Tế kèo nhèo quá, phải bỏ ra hai trăm lạng cho Kính Tế, bắt phải mở cửa tiệm buôn bán ngay tại nhà, có Trần Định phụ giúp.
Nhưng từ khi mở tiệm buôn bán thì Kính Tế chẳng lo việc làm ăn, chỉ suốt ngày tụ họp bạn bè như đám Lục Tam lang, Dương Đại lang, đàn hát ăn uống và cờ bạc. Do đó lời lãi chẳng thấy đâu mà tiền vốn thì ngày càng thâm thủng.
Trần Định nói lại với Trương bà, Trương bà giận mắng Kính Tế. Kính Tế vu cáo là Trần Định trộm hàng đem bán lấy tiền giấu đi, rồi không dùng Trần Định nữa mà mời Dương Đại lang về làm quản lý cho cửa tiệm của mình.
Dương Đại lang tên là Quang Ngạn, chuyên bày chuyện cười hoa cợt liễu, lại là người ăn không nói có, dối trá xảo quyệt, tham tiền.
Kính Tế lại bắt mẹ phải bỏ thêm ba trăm lạng nữa, giao cho Quang Ngạn đi mua vải lụa tại Lâm Thanh về bán.
Kính Tế và Quang Ngạn đem theo hành lý tới bến Lâm Thanh. Nơi đây là đất buôn bán nên hiện rõ cảnh phồn hoa đô hội, ngoài đường ngựa xe rầm rập ngày đêm không lúc nào ngơi, có tới ba mươi hai khu bán phấn buôn hương, bảy mươi hai nhà ca nữ. Kính Tế trẻ người non dạ, bị Dương Đại lang dẫn dắt tới các trà đình tửu điếm, các nhà kỹ nữ ca nhị Kính Tế gặp được một ca nhi là Phùng Kim Bảo, rất xinh đẹp, giỏi đàn hát, thật là thanh sắc vẹn toàn, do đó đem lòng say đắm.
Một hôm Kính Tế cùng Dương Đại lang tới nhà Kim Bảo uống rượu nghe hát. Kính Tế hỏi:
Kim Bảo năm nay thanh xuân bao nhiêu? Mụ chủ đáp:
Em nó là con gái lớn của lão, lão chỉ có một mình nó, năm nay nó mới vừa đôi chín. Kính Tế liền bỏ ra năm lạng bạc, ở lại với Kim Bảo trong hai ba đêm liền.
Dương Đại lang thấy Kính Tế quá say mê ca nhi này, nên hết lời tán tụng vun vào. Kính Tế ngỏ ý muốn cưới Kim Bảo về nhà, mụ chủ đòi đúng một trăm hai chục lạng. Kính Tế cò kè bớt được hai chục lạng, rồi bỏ tiền ra, đem Kim Bảo về. Còn dư được ít tiền, mới mua vài loại vải lụa đem về.
Trên đường về, Kim Bảo ngồi kiệu, Kính Tế và Dương Đại lang cưỡi ngựa theo, đằng sau là xe chở hàng.
Kính Tế về tới nhà, Trương bà đang bệnh, nghe con đem tiền cưới ca nhi về thì giận uất lên mà chết.
Kính Tế phải thu vén tiền bạc ma chay tụng niệm cho mẹ. Trương bà được chôn tại đất của tổ tiên, cạnh mộ chồng.
Căn nhà nhỏ hiện tại chỉ có ba gian, một gian làm tiệm buôn bán, gian giữa là bàn thờ Trương bà, còn một gian Kính Tế để Kim Bảo ở. Đại Thư thì bị đuổi xuống ở tại một phòng ở nhà dưới.
Kính Tế mua một a hoàn để hầu hạ riêng Kim Bảo. Mọi việc buôn bán, Kính Tế giao hết cho Dương Đại lang, để suốt ngày đêm rượu chè vui vầy với Kim Bảo. Đại Thư thì không được ngó ngàng gì tới.
Ít hôm sau Kính Tế nghe tin Lý Tri huyện thăng chức Thông phán Triết Giang và đã theo đường bộ đến nhận chức tại nhiệm sở mới. Kính Tế chợt nhớ là trước đó có nhặt được một cây trâm của Ngọc Lâu rơi trong hoa viên nhà cha vợ, liền nảy ra ý định là sẽ đem cây trâm tới cho Lý Thông phán coi rồi nói là trước kia Ngọc Lâu thông gian với mình, tặng mình cây trâm, lúc lấy Lý Nha Nội, Ngọc Lâu đem theo nhiều rương vàng bạc, toàn là của Dương Đề đốc lúc trước gửi. Làm vậy, Kính Tế tin tưởng là Lý Thông phán vốn là vị văn quan nghiêm khắc, sẽ đuổi Ngọc Lâu đi, và lúc đó Kính Tế sẽ đem Ngọc Lâu về làm vợ mình.
Thật là:
Việc xong, bắt thỏ cung trăng,
Mưu thành, bắt cả quạ vàng trong mây.
Tính toán xong, Kính Tế sai Trần Định coi nhà và coi tiệm, lại mở rương của mẹ, thấy có một ngàn lạng bạc, liền để lại một trăm lạng ở nhà cho Kim Bảo giữ, rồi đem chín trăm lạng theo, cùng Dương Đại lang trước hết tới Hồ Châu mua một thuyền vải lụa tơ sợi, đậu thuyền tại bến Thanh Giang, lên khách điếm của Trần Nhị Ở trên bờ, bảo Trần Nhị dọn tiệc.
Trong tiệc, Kính Tế bảo Dương Đại lang:
Quản lý à, hãy ở lại khách điếm này vài ngày và coi thuyền hàng, tôi và gia nhân Trần An đem lễ vật tới phủ Nghiêm Châu thuộc Triết Giang, thăm một người chị của tôi có chồng tại đó, mau thì ba ngày, chậm thì năm ngày tôi sẽ về.
Dương Đại lang nói:
Đại ca có việc xin cứ yên tâm mà đi, tôi sẽ ở lại coi hàng đợi đại ca.
Hôm sau, Kính Tế đem theo ít bạc và một số lễ vật, cùng gia nhân Trần An lên đường tới Nghiêm Châu. Tới nơi, Kính Tế vào tá túc tại một ngôi chùa trong thành, dò hỏi biết được Lý Thông phán mới đáo nhậm được chừng một tháng, gia quyến và đồ đạc thì mới theo tới được ba ngày. Kính Tế không chậm trễ, ngày hôm sau liền mũ áo chỉnh tề, sai Trần An đem theo lễ vật gồm vải lụa và rượu, cùng mình tới phủ nhạ Đến cổng phủ, Kính Tế bước tới vái chào người giữ cổng rồi nói:
Xin cảm phiền vào bẩm là có Mạnh Nhịi cữu, em trai của con dâu Lý Thông phán lão gia tới thăm.
Người giữ cổng vội vào báo với Nha Nội, Nha Nội đang ngồi trong thư phòng đọc sách, nghe nói có em vợ tới thì vội xốc lại mũ áo, sai gia nhân mời vào.
Kính Tế được mời lên đại sảnh, cùng Nha Nội thi lễ. Hai bên phân ngôi chủ khách mà ngồi. Gia nhân đem trà ra. Nha Nội mời Kính Tế dùng trà rồi hỏi:
Hôm trước lễ cưới, sao không thấy nhị cữu tới?
Lúc đó thì tôi đang cất hàng tại Xuyên Quảng, tôi cũng mới về nên không rõ là thư thư tôi đã kết hôn cùng đại ca đây, do đó hôm nay có chút lễ để tới thăm.
Nha Nội nói:
Tôi cũng chưa được biết nhị cữu, thật là thất lễ, xin thứ lỗi.
Các ngươi đem các lễ vật này vào trình với nương nương là nhị cữu tới thăm. Gia nhân đem lễ vào thưa với Ngọc Lâu:
Có nhị cữu đem lễ tới.
Nhị cữu nào, chẳng lẽ là nhị ca Mạnh Duệ của mình, đường sá xa xôi cách trở thế này, đem lễ tới thăm làm gì.
Gia nhân lại đưa thiếp lên, Ngọc Lâu cầm xem thì rõ là viết bốn chữ “quyến sinh Mạnh Duệ”, bèn một mặt sai Lan Hương dọn dẹp hậu đường cho sạch sẽ, một mặt sai gia nhân ra mời vào.
Lát sau gia nhân vào báo là nhị cữu vào. Ngọc Lâu đứng trong mành nhìn ra, thấy chồng mình đang dẫn một người vào, hai đứa mình còn dang díu hay sao? Nếu không thì cây trâm này làm sao lại lọt vào tay tôi được? cây trâm lại có khắc tên chị rành rành đây này. Chị cùng với con mụ Nguyệt nương âm mưu sang đoạt kim ngân của cải do gia đình tôi gửi giữ. Nhưng tôi nói cho biết, đó toàn là của cải của quan Đề đốc Dương Tấn lúc trước. Bây giờ chị đem theo những của cải đó về nhà chồng này. Được lắm, tôi sẽ nói chuyện với chị sau.
Ngọc Lâu nghe vậy vội trở ra, thấy quả là cây trâm ngày trước thất lạc trong hoa viên, hiện đang nằm trong tay KínH Tế, sợ là Kính Tế nói năng ầm ỹ, gia nhân nghe biết, nên vội làm mặt tươi cười bảo:
Này, tôi đùa một tí mà giận thật hay sao? cậu tốt với tôi thì tôi cũng tốt với cậu chứ. Kính Tế nguôi giận, thấp giọng bảo:
Hiện tôi đang có một thuyền hàng đang đợi ở Thanh Giang. Nếu thư thư có lòng hạ cố thì đêm nay xin trốn theo tôi về làm vợ chồng. Gia đình này là gia đình văn quan, tôi nói ra thì thư thư chắc là bị đuổi, nhưng nếu thư thư trốn theo tôi, thì họ vì thể diện mà không dám làm gì cả. Thư thư tính sao?
Ngọc Lâu ngẫm nghĩ rồi đáp:
Đã vậy thì… thôi cũng được, tối nay cậu đợi ở dãy tường sau phủ, tôi sẽ chuyển qua tường một bao kim ngân cho cậu, rồi sau đó trốn ra theo cậu về thuyền.
Thế mới biết:
Giai nhân thực quả có lòng,
Thì đâu có sá cổng trong tường ngoài.
Hai người ăn uống một hồi rồi Kính Tế cáo từ ra về. Trần An đợi sẵn ở ngoài cùng đi. Nha Nội vào hỏi vợ:
Nhị cữu hiện trú ngụ tại đâu, cho tôi biết để tôi tới thăm đáp lễ, rồi cũng phải có ít lễ vật đem biếu nữa chứ.
Ngọc Lâu bảo:
Nhị cự nhị kiếc gì, nó có phải em tôi đâu, nó chính là con rể của Tây Môn Khánh.
Nó giả danh em trai tôi tới đây là để dụ dỗ tôi bỏ nhà theo nó. Tôi đã vờ hẹn với nó là canh ba đêm nay sẽ ra sau phủ để trốn đi với nó. Sở dĩ như vậy là ý tôi muốn tương kế tựu kế, nhân dịp này bắt nó, ghép tội là đạo tặc để trừ hậu hoạn sau này, ý chàng như thế nào?
Nha Nội ngạc nhiên:
Quả thật có chuyện như vậy hay sao? thằng đó sao vô lại quá như vậy? người ta có câu “vô độc bất trượng phu”, không phải là tôi đi tìm mà hại nó, nhưng như thế này thì quả là nó tự đến đây tìm cái chết.
Nói xong bước ra gọi gia nhân tâm phúc và thủ hạ thân tín tới dặn dò mọi chuyện. Kính Tế ngốc nghếch khờ dại, chưa biết cơ mưu bại lộ, canh ba đêm đó cùng gia nhân Trần An, mò tới bức tường phía sau phủ, đằng hắng làm hiệu. Trong này một sợi dây được thòng qua tường, rồi một bao bạc truyền ra. Bao này đựng hai trăm lạng bạc, nguyên là tiền phạt để trong phủ. Kính Tế mừng rỡ bảo Trần An bước tới đỡ lấy. Tức thì từ trong tối, bốn năm người trai tráng khoẻ mạnh xông ra tri hô ầm ỹ:
Có trộm, có trộm!
Đoạn xông lại trói nghiến Kính Tế và Trần An lại, dẫn vào trình Lý Thông phán.
Thông phán sai giam ngay vào đề lao.
Nguyên viên Tri phủ Nghiêm Châu họ Từ, tên Từ Phong, người phủ Lâm Thao tỉnh Thiểm Tây, Tiến sĩ khoa Canh Tuất, tính tình cự thanh liên cương trực.
Hôm sau, Lý Thông phán đăng đường, quan lại các cấp theo thứ tự ngồi thành hai hàng dài. Quan coi kho trình sự việc lên:
Canh ba đêm qua có hai tên trộm lẻn vào phủ bẻ khoá nhà kho, lấy trộm hai trăm lạng bạc tiền phạt, rồi vượt trường phía sau phủ định tẩu thoát, nhưng bị quân lính canh gác bắt lại. Nay đem trình các lão gia, hai tên hỏi ra thì tên là Trần Kính Tế và Trần An.
Đoạn quát lính dẫn Kính Tế và Trần An ra quỳ giữa công đường. Tri phủ thấy Kính Tế trẻ tuổi, hình dung thanh tuấn thì đập bàn hỏi:
Tên kia, mày quê quán ở đâu mà đang đêm dám lẻn vào phủ bẻ khóa nhà kho trộm tiền bạc của triều đình?
Kính Tế chỉ biết rập đầu kêu oan. Tri phủ quát:
Tội trạng rõ ràng còn kêu oan nỗi gì?
Lão tiên sinh bất tất phải nhọc công hỏi nó làm gì. Tội trạng của nó đã rành rành ra đó, mình cứ gia hình là xong việc.
Từ Tri phủ ra lệnh đánh Kính Tế hai chục trượng. Lý Thông phán bồi theo:
Hạng gian tà như nó thì không đánh không được, nếu không đánh đau thì nó không coi phép nước ra gì.
Lính lôi Kính Tế và Trần An ra đánh. Trượng rơi tới tấp, hai ngừoi quần áo tả tơi, thịt máu tuôn, muôn phần đau đớn. Kính Tế la lớn lên:
Oan tôi lắm, oan tôi lăm, đây là con dâm phụ Mạnh thị hại tôi mà thôi.
Từ Tri phủ vốn người thông minh, nghe vậy biết là chuyện này còn nhiều uẩn khúc, vội ra lệnh ngưng đánh đòn, sai giam vào nhà lao chờ hôm sau tái xét.
Xin lão tiên sinh chớ quá rộng lượng với tên này, nó nguy hiểm lắm. Sợ rằng đêm nay nó có thể phản cung mà bày đặt thêm chuyện nọ kia.
Từ Tri phủ đáp:
Không sao, tôi đã có chủ ý.
Nên cho người tâm phúc vào nhà lao dò hỏi nguồn gốc lai lịch Kính Tế rồi cho ta biết.
Một viên cán sư giả làm tội nhân, bảo ngục tốt đưa vào nhà lao, rồi lân la làm quen với Kính Tế. Lát sau viên cán sự bảo:
Tôi thấy huynh thanh xuân tuấn tú, nhất định không phải là trộm cướp, vậy duyên cớ gì lại sa vào vòng quan ty lao lý như thế nầy?
Kính Tế đáp:
Tôi vốn là rể của Tây Môn Khánh ở huyện Thanh Hà. Mạnh thị, vợ của con trai Lý thông phán đây, trước là thiếp thứ ba của cha vợ tôi. Mạnh thị lúc trước có dan díu với tôi. Cũng ngày trước, lão gai tôi là Dương Đề đốc có gửi cha vợ tôi giữ giùm nhiều rương kim ngân của cải. Nay Mạnh thị lấy con trai Thông phán, đem của cải đó về đây. Tôi bèn tới đây hỏi đòi lại, nào ngờ Mạnh thị đã không trả, còn tìm cách ám hại tôi, vu oan cho tôi là trộm, khiến tôi bị đánh đòn đau đớn, giam cầm khổ nhục như thế này.
Viên cán sự nghe xong, vờ nói chuyện vài câu chuyện nữa rồi lẻn ra trình lại với Từ Tri phủ. Từ Tri phủ bảo:
Ta biết ngay mà, thằng đó không phải là trộm đạo gì, nghe nó kêu oan rồi gọi tên Mạnh thị, ta nghĩ ngay là có chuyện bí ẩn gì đây.
Hôm sau, khi đăng đường, Từ Tri phủ cho đòi Kính Tế và Trần An ra, xét cho vô tội rồi truyền lệnh phóng thích. Lý Thông phán khẩn khoản nói:
Sao tiên sinh lại làm vậy, tên này tội trạng rành rành làm sao thả được.
Từ Tri phủ gọi cán sự tới nói lại lời Kính Tế cho Lý Thông phán nghe, đoạn nói:
Bản chức là chính quan trong phủ này, làm việc là làm việc cho triều đình, chứ không thể vì chuyện riêng của gia đình tiên sinh được. Tên này rõ là bị gia đình tiên sinh vu oan tội trộm. Con trai tiên sinh cưới thiếp thứ ba của Tây Môn Khánh, Mạnh thị đem về nhà chồng nhiều tiền bạc của cải. Nó là con rể của Tây Môn Khánh, tìm tới đây là để đòi lại những bạc tiền của cải đọ Như vậy làm sao tiên sinh bảo bản chức phải giúp gia đình tiên sinh oan cho nó được. Làm việc quan mà như vậy thì còn vương pháp công đạo gì nữa.
Lý Thông phán ngồi yên, hổ thẹn không sao kể xiết, tức giận nhưng không dám nói gì.
Mãn việc, Lý Thông phán về tư dinh, gặp phu nhân bảo:
Thật dâu con chẳng ra gi khiến hôm nay bị Tri phủ làm nhục giữa công đường, trước mặt đông đủ đồng liêu, nhục nhã quá như thế này thật chỉ muốn chết cho xong.
Lý phu nhân hoảng lên hỏi:
Mà chuyện gi vậy?
Lý Thông phán chỉ luông miệng kêu:
– Tức chết mất thôi.
Đoạn cho gọi con trai tới bảo:
Mày đã rước giặc về nhà, mày có biết con vợ mày lúc trước là thiếp thứ ba của Tây Môn Khánh không? nó về đây đem theo tiền bạc của cải bất nghĩa. Còn thằng Kính Tế chính là con rể của Tây Môn Khánh tới đây để đòi tiền của cải đó. Vậy mà mày lấy bạc trong kho ra rồi vu cho nó là ăn trộm. Nào tao có biết đầu đuôi gì đâu, vậy mà vừa rồi tao bị Từ Tri phủ hạ nhục giữa đông đủ đồng liêu ngay tại công đường. Như vậy mày là con mà làm cho cha thọ nhục, con cái như thế thì tao còn cần làm gì nữa.
Nói xong sai tả hữu đem trượng ra đánh tới tấp. Thương cho Nha Nội máu rơi thịt nát. Lý phu nhân gào khóc khuyên can chồng. Ngọc Lâu núp trong rèm nhìn ra chỉ biết gạt lệ khóc thầm.
Đánh được ba chục trượng thì Lý Thông phán cho lệnh ngưng, rồi quát:
Đuổi con Mạnh thị ra khỏi phủ, cho nó tìm chồng khác để ta được toàn danh tiết. Nha Nội làm sao bỏ được Ngọc Lâu, nên chỉ quỳ trước mặt mẹ khóc mà nói:
Xin mẫu thân nói giùm con, thà là phụ thân cho đánh con chết, chứ xin đừng đuổi vợ con.
Lý Thông phán sai xích chân Nha Nội tại hậu đường. Lý phu nhân thương con, thấy không nén được thương tâm, khóc nói với chồng.
Xin tướng công xét lại cho, tường công làm quan bao nhiêu năm nay, nhưng chỉ có mình nó là giọt máu duy nhất nối dõi tông đường. Nay tướng công xử với nó khắc nghiệt quá, lỡ nó phẫn chí làm liều, rồi nay mai tướng công về hưu, biết nhờ cậy vào ai?
Lý Thông phán nói:
Thà là ta không có con còn hơn là để vì con mà phải nhục với mọi người như thế này.
Lý phu nhân nói:
Nếu tướng công còn giận mà không dung được nó ở đây, thì sao không cho vợ chồng nó về dinh cơ mình ở quê nhà.
Lý Thông phán ngẫm nghĩ một lúc rồi nghe theo lời vợ, cho thả Nha Nội ra, hạn ba ngày vợ chồng phải dọn dẹp hành trang đồ đạc, thuê xe lên đường về huyện Tảo Cường.
Về phần Kính Tế và Trần An, sau khi được phóng thích thì vội về chùa lấy hành lý rồi trở lại tửu điếm của Trần Nhị Ở bến Thanh Giang tìm Dương Đại lang.
Tới nơi, được Trần Nhị cho biết:
Ba hôm trước, Dương Đại lang nói là huynh có gửi tin về, bảo hắn là cứ đem thuyền hàng về trước, huynh sẽ về sau chứ không ghé đây nữa, do đó hắn đem thuyền hàng đi rồi.
Kính Tế nghe xong không tin, còn đi dọc theo bến sông mà tìm nhưng không thấy thuyền hàng của mình đâu cả. Lúc đó mới vò đầu bứt tai mà than:
Thế này thì có chết tôi không, sao không đợi mà lại về trước như vậy?
Kính Tế lúc đi không đem theo nhiều tiền, lại vừa bị lôi thôi cửa quan, đành phải cùng Trần An cầm bán áo quần, lấy tiền thuê thuyền mà về. Chủ tớ hộc tốc vội vàng như ma đuổi.
Lúc đó là vào cuối thu, cây cối rụng lá, gió lạnh thổi về, cảnh vật muôn phần thê lương ảo não.
Một hôm, Trần Định đang đứng ngoài cửa thì thấy Kính Tế từ xa đi tới, quần áo lam lũ, mặt mày hốc hác, thì giật mình chạy tới đón vào nhà, đọan hỏi: – Thuyền hàng hiện tới đâu rồi?
Kính Tế giận uất lên, nghẹn lời, không nói được gì, mãi sau mới kể lại chuyện lôi thôi tại Nghiêm Châu, đoạn nói:
Cũng may là có vị Tri phủ công minh, chứ không thì đã chết rụt xương rồi. Vậy mà về tới Thanh Giang thì tên Dương Đại lang đã đem thuyền hàng đi mất, chẳng hiểu là nó ở nơi nao.
Nói xong sai ngay Trần Định tới nhà Dương Đại lang dò hỏi. Gia đình Dương Đại lang trả lời rằng chưa thấy về.
Kính Tế lại thân đi dò hỏi khắp nơi cũng không có tin tức gì, về tới nhà thì Tây Môn Đại Thư và Kim Bảo đang lời qua tiếng lại. Nguyên là từ khi Kính Tế vắng nhà, hai người ngày nào cũng có chuyện nọ chuyện kia, nay KínH Tế về thì hai người gây chuyện đấu khẩu.
Đại Thư bảo:
Kim Bảo ở nhà lấy tiền lén đưa cho mẹ mang về nhà, mẹ con ngày nào cũng rượu thịt thịnh soạn, trong lúc tôi ở nhà không có một miếng mà ăn. Ngày ngày thì ngủ tới trưa mới dậy rồi cứ lóng ngóng ra vào, chẳng biết làm chuyện gì.
Kim Bảo cãi lại:
Đại Thư cả ngày chỉ lo ăn uống, làm bánh trái và các món ăn ngon, đem vào phòng cùng ăn với a hoàn Nguyên Tiêu.
Kính Tế bênh Kim Bảo, mắng Đại Thư rằng:
Con dâm phụ ăn hại, lấy tiền bạc trong nhà ra để lo chuyện ăn uống hay sao?
Nói xong sấn tới đạp Đại Thư mấy đạp rồi lôi Nguyên Tiêu ra đánh cho một trận. Đại
Thư giận quá, bước tới chỉ thẳng vào mặt Kim Bảo mà mắng:
Con dâm phụ, con điếm giật chồng người, mày trộm tiền nhà này đưa cho mẹ mang về, lại còn đặt điều bịa chuyện để chồng tao giở trò vũ phu với tao. Mày coi chừng tao, tao không để mày sống làm gì đâu.
Kính Tế nạt vợ:
Con dâm phụ, mày dọa nạt nhưng làm gì được người tả mày chưa bằng cái móng chân người ta mà.
Nói xong lại sấn tới nắm tóc Đại Thư mà đánh đá, khiến Đại Thư đổ cả máu mồm máu mũi. Kính Tế thấy vậy mới chịu bỏ vào phòng với Kim Bảo.
Đại Thư về phòng nức nở mãi không thôi. Tới nửa đêm thì quá buồn giận mà phẫn chí, dùng dây thắt cổ tự ải. Thương thay cho Đại Thư, năm đó mới hai mươi bốn tuổi. Hôm sau, Kính Tế sai a hoàn của Kim Bảo là Trùng Hỷ tới gọi Đại Thư, nhưng cửa phòng Đại Thư đóng chặt. Trùng Hỷ gọi mãi không được, đành trở ra thưa lại với Kính Tế. Kính Tế quát:
Con dâm phụ gớm thật, giờ này mà còn ngủ chưa chịu dậy sao? ta tông cửa vào lôi con dâm phụ ra đánh cho một trận nên thân bây giờ.
Đoạn lại sai Trùng Hỷ vào gọi lần nữa. Trùng Hỷ vạch cửa sổ nhòm vào, miệng nói:
Đại nương nương dậy rồi, hình như đang đánh đu hay chơi nghịch gì đây này. Nguyên Tiêu ngạc nhiên chạy tới nhìn kỹ lại rồi thất thanh la lên:
Gia gia ơi, nguy rồi, nương nương tôi tự ải rồi.
Kính Tế lúc đó mới hỏang lên, cùng Kim Bảo chạy xuống phá cửa xông vào hạ Đại Thư xuống, cứu cấp tức thì. Nhưng Đại Thư đã là xác không hồn lạnh ngắt, không còn cứu cấp gì được nữa.
Kính Tế sợ quá, vội cho người đến báo ngay cho Nguyệt nương biết. Nguyệt nương nghe gia nhân nói là Kính Tế lấy vợ ca nữ, bạc đãi Đại Thư khiến Đại Thư tự ải chết, thì vội gọi bảy tám gia nhân a hoàn theo mình tới nhà Kính Tế.
Đến nơi, thấy tử thi Đại Thư cứng đờ, mặt tím bầm thì Nguyệt nương phục xuống mà khóc lớn, đọan túm lấy Kính Tế mà vừa chửi vừa đánh. Kim Bảo sợ quá, chui xuống gầm giường mà trốn, cũng bị Nguyệt nương sai gia nhân lôi ra mà đánh.
Sau đó Nguyệt nương hô gia nhân đập phá nhà Kính Tế, rồi dọn hết đồ đạc của Đại Thư về.
Tới nhà, Nguyệt nương sai mời Ngô Đại cữu và Ngô Nhị cữu tới bàn định. Đại cữu nói:
Nếu không nhân dịp này làm cho ra lẽ thì nay mai Kính Tế túng thiếu, lại gởi trò đòi tiền bạc của cải, làm phiền mình. Nếu không biết lo trước thì nguy hại lắm. Bây giờ phải đem việc này lên quan, cho thằng Kính Tế bị tội tù rục xương thì mới khỏi lo hậu hoạn.
Nguyệt nương nghe xong bảo:
Ca ca dạy rất đúng.
Nói xong chuẩn bị đơn từ.
Hôm sau, Nguyệt nương thân tới huyện đường nạp đơn tố cáo Kính Tế. Nguyên vị Tri huyện mới họ Hoắc, tên Đại Lập, người Hồ Quảng, cử nhân xuất thân, vốn là người cương trực, nghe nói có việc liên quan tới nhân mạng thì vội cho gọi Nguyệt nương vào mà nhận đơn, thấy đơn viết như sau:
“Người tố cáo là Ngô thị, chánh thất của cố Thiên hộ Tây Môn Khánh, tố cáo tên rể ác độc là Trần Kính Tế, nghe lời của hạng ca nữ điếm đàng mà bức tử vợ. Nguyên Kính Tế vì gia đình gặp chuyện tội tình nên phải nhờ vả gia đình chúng tôi mấy năm nay, tính hay uống rượu, hành hung người khác, không biết an phận thủ thường, do đó chúng tôi lo sợ mà phải đuổi ra khỏi nhà. Nào ngờ Kính Tế lấy đó làm oán hận, thường ngày hay đánh đập sỉ nhục vợ là Tây Môn thị. Nào ngờ gần đây, Kính Tế đem một kỹ nữ ở bến Lâm Thanh về nhà, tức là Phùng Kim Bảo, rồi tin lời con kỹ nữ này mà ngược đãi con gái chúng tôi thậm tệ. Hôm qua thì Kính Tế nắm tóc con gái chúng tôi mà đánh đá không tiếc tay, khiến con gái chúng tôi thương tích đầy mình, đau đớn chịu không nổi, nên đã từ trần vào canh ba đêm hai mươi ba tháng tám vừa rồi. Sau đó Kính Tế treo cổ con gái chúng tôi, bảo là thắt cổ tự ải mà chết. Kính Tế thấy chúng tôi là mẹ goá con côi nên thường khinh khi lăng nhục, có lần dọa giết cả chúng tôi. Nay chúng tôi rập đầu trình tướng công, mong tướng công cứu xét cho cái chết oan ức của con gai chúng tôi, trừng phạt kẻ hung ác để người hiền lương được sống yên, mà kẻ chết cũng được ngậm cười. Nay kính cáo”.
Tri huyện xem đơn xong, nhìn thấy Nguyệt nương mặc đồ tang, dung nhan xinh đẹp, cử chỉ đoan trang, lại là chánh thê của một vị quan ngũ phẩm, thì nghiêng mình nói:
Bản chức coi đơn, biết nãi nãi là phu nhân của cố mệnh quan, cho nên tình lý trong đơn, bản chức đã rõ. Xin nãi nãi cứ về, chỉ cần cho một quản gia tới đây hầu án là được.
Nguyệt nương lạy tạ Tri huyện rồi bước ra lên kiệu mà về, sai Lai Chiêu ở lại hầu án. Tri huyện tống trát, sai ngay hai viên công sai tới bắt Kính Tế và Kim Bảo, đồng thời mời cả hai bên hàng xóm tới huyện đường thẩm vấn.
Kính Tế đang cuống lên vì cái chết của vợ, thấy công sai trên huyện đem trát tới bắt thì chân tay rụng rời, hồn vía lên mây. Kim Bảo thì bị gia nhân của Nguyệt nương đánh đau, đang nằm trên giường, nghe nói trên huyện tới bắt, cũng hoảng lên, không biết làm sao.
Công sai vào đưa trát ra, bắt trói Kính Tế và Kim Bảo giải lên huyện. Hàng xóm là Phạm Cương, Tôn Kỷ, và Vương Khoan cũng được mời đi.
Đôi bên nguyên, bị và nhân chứng đã đủ mặt. Tri huyện đăng đường, cho gọi tất cả vào. Lai Chiêu quỳ một bên, Kính Tế và Kim Bảo quỳ một bên, nhân chứng đứng giữa.
Tri huyện đập án quát Kính Tế:
Tên ác phu kia, làm sao mày nghe lời con đàn bà dâm độc mà hành hung và bức tử vợ mày là Tây Môn thị?
Kính Tế rập đầu thưa:
Cúi xin đèn trời soi xét, tiểu nhân đâu dám hành hung và bức tử vợ. Nhân vì buôn bán nơi xa, bị viên quản lý lừa hết vốn liếng, về nhà đang bực tức trong lòng, hỏi vợ bảo dọn cơm ăn thì vợ chưa làm cơm, nên có tức giận đạp nó hai đạp. Không ngờ vợ tiểu nhân quá giận, đang đêm thắt cổ tự ải.
Tri huyện nạt:
Ngươi đã cưới tiểu thiếp, sao lại bắt vợ lớn làm cơm? rõ ràng là người không chối tội nổi. Vả lại theo đơn tố cáo của Ngô thị đây, thì ngươi đã đánh chết vợ, rồi treo cổ lên, bảo là tự ải mà chết. Ngươi còn chối nữa hay sao?
Kính Tế lại rập đầu nói:
Ngô thị có thù với tiểu nhân, nên mới vu oan như thế, xin lão gia xét lại gìum cho. Tri huyện nổi giận quát:
Nhưng con gái người ta chết rành rành ra đây này, ngươi còn nói quanh co gì được nữa?
Đoạn quát tả hữu lôi Kính Tế ra đánh hai chục trượng. Lại bảo:
Còn con Phùng Kim Bảo kia thi cho kẹp tay chân, sau đó giam hết vào nhà lao.
Sau đó Tri huyện hỏi qua làng xóm của Kính Tế, rồi cho thuộc cấp trở lại nhà Kính Tế khám nghiệm tử thi Tây Môn Đại Thư, thấy quả trên người nhiều thương tích bầm tím, cổ thì hằn vết dây thừng. Gia nhân và hàng xóm đều khai rằng Đại Thư bị đánh đau rồi phẫn uất tự ải mà chết.
Thuộc cấp về thưa lại. Tri huyện nghe trình là tử thi thương tích đầy mình thì lập tức cho dẫn Kính Tế ra sai đánh mười trượng, Kim Bảo cũng bị đánh mười roi. Sau đó Tri huyện ghép Kính Tế vào tội chồng đả thương vợ trí mạng, hình phạt là giảo hình.
Kính Tế hoảng lê, lúc Trần Định vào thăm thì vội đưa thiếp cho Trần Định, bảo về bán hết hàng còn lại trong tiệm, được khỏang trăm lạng, ngầm đem tới cho Tri huyện.
Tri huyện nhận bạc, rồi đêm đó sửa lại bản án, chỉ ghép vào tội bức tử, hình phạt là đày đi xa năm năm, làm việc khổ sai để chuộc tội.
Nguyệt nương nghe tin, thân tới huyện đường quỳ xin gia tăng hình phạt. Tri huyện bảo:
Nương tử à, con gài nương tử tại cổ còn vết dây thừng, làm sao ghép vào tội đả thương trí mạng được. Không phải là tôi thiên vị đâu. Tôi còn biết rõ là nương tử sợ rằng sau này Kính Tế tìm cách trả thù chứ gì? Nhưng không sao, tôi sẽ bắt nó làm tờ cam kết là không bao giờ được bén mảng tới cửa nương tử nữa. Nếu hắn vi phạm, tất tôi không tha.
Đoạn một mặt cho phép mai táng Đại Thư, một mặt làm văn thư trình lên phủ. Kính Tế bị vố này, gia sản sạch trơn, nhà cửa cầm bán, Kim Bảo được thả ra cũng bỏ đi mất.
Sau khi được thoát chết và làm tờ cam kết, từ đó Kính Tế không dám kiếm chuyện với Nguyệt nương nữa.
Thật là:
Họa phúc là do mình chuốc lấy
Cho hay vui lắm tất buồn nhiều.
Trần Định nói lại với Trương bà, Trương bà giận mắng Kính Tế. Kính Tế vu cáo là Trần Định trộm hàng đem bán lấy tiền giấu đi, rồi không dùng Trần Định nữa mà mời Dương Đại lang về làm quản lý cho cửa tiệm của mình.
Đào ma ma lãnh Ngọc Trâm đem bán được tám lạng, giao về cho Nha Nội. Nha Nội sai Đào ma ma mua một a hoàn khác mười tám tuổi tên là Mãn Đường.
Nói về Kính Tế, từ khi Đại Thư về ở, tuy đem về được ít đồ đạc của cải, nhưng vợ chồng cứ hai ba ngày lại đánh nhau cãi nhau ầm ỹ.
Một hôm người cậu là Trương Đoàn luyện tới vay mẹ Kính Tế là Trương bà năm chục lạng để lo công việc, nhưng Kính Tế nói hỗn, giận mà đi vay chỗ khác.
Trương bà cũng giận con mà thành bệnh, suốt ngày nằm trên giường, lang y tới điều trị cũng không bớt.
Kính Tế lại đòi mẹ phải bỏ tiền ra cho mình buôn bán. Mới đầu Trương bà không chịu, nhưng sau Kính Tế kèo nhèo quá, phải bỏ ra hai trăm lạng cho Kính Tế, bắt phải mở cửa tiệm buôn bán ngay tại nhà, có Trần Định phụ giúp.
Nhưng từ khi mở tiệm buôn bán thì Kính Tế chẳng lo việc làm ăn, chỉ suốt ngày tụ họp bạn bè như đám Lục Tam lang, Dương Đại lang, đàn hát ăn uống và cờ bạc. Do đó lời lãi chẳng thấy đâu mà tiền vốn thì ngày càng thâm thủng.
Trần Định nói lại với Trương bà, Trương bà giận mắng Kính Tế. Kính Tế vu cáo là Trần Định trộm hàng đem bán lấy tiền giấu đi, rồi không dùng Trần Định nữa mà mời Dương Đại lang về làm quản lý cho cửa tiệm của mình.
Dương Đại lang tên là Quang Ngạn, chuyên bày chuyện cười hoa cợt liễu, lại là người ăn không nói có, dối trá xảo quyệt, tham tiền.
Kính Tế lại bắt mẹ phải bỏ thêm ba trăm lạng nữa, giao cho Quang Ngạn đi mua vải lụa tại Lâm Thanh về bán.
Kính Tế và Quang Ngạn đem theo hành lý tới bến Lâm Thanh. Nơi đây là đất buôn bán nên hiện rõ cảnh phồn hoa đô hội, ngoài đường ngựa xe rầm rập ngày đêm không lúc nào ngơi, có tới ba mươi hai khu bán phấn buôn hương, bảy mươi hai nhà ca nữ. Kính Tế trẻ người non dạ, bị Dương Đại lang dẫn dắt tới các trà đình tửu điếm, các nhà kỹ nữ ca nhị Kính Tế gặp được một ca nhi là Phùng Kim Bảo, rất xinh đẹp, giỏi đàn hát, thật là thanh sắc vẹn toàn, do đó đem lòng say đắm.
Một hôm Kính Tế cùng Dương Đại lang tới nhà Kim Bảo uống rượu nghe hát. Kính Tế hỏi:
Kim Bảo năm nay thanh xuân bao nhiêu? Mụ chủ đáp:
Em nó là con gái lớn của lão, lão chỉ có một mình nó, năm nay nó mới vừa đôi chín. Kính Tế liền bỏ ra năm lạng bạc, ở lại với Kim Bảo trong hai ba đêm liền.
Dương Đại lang thấy Kính Tế quá say mê ca nhi này, nên hết lời tán tụng vun vào. Kính Tế ngỏ ý muốn cưới Kim Bảo về nhà, mụ chủ đòi đúng một trăm hai chục lạng. Kính Tế cò kè bớt được hai chục lạng, rồi bỏ tiền ra, đem Kim Bảo về. Còn dư được ít tiền, mới mua vài loại vải lụa đem về.
Trên đường về, Kim Bảo ngồi kiệu, Kính Tế và Dương Đại lang cưỡi ngựa theo, đằng sau là xe chở hàng.
Kính Tế về tới nhà, Trương bà đang bệnh, nghe con đem tiền cưới ca nhi về thì giận uất lên mà chết.
Kính Tế phải thu vén tiền bạc ma chay tụng niệm cho mẹ. Trương bà được chôn tại đất của tổ tiên, cạnh mộ chồng.
Căn nhà nhỏ hiện tại chỉ có ba gian, một gian làm tiệm buôn bán, gian giữa là bàn thờ Trương bà, còn một gian Kính Tế để Kim Bảo ở. Đại Thư thì bị đuổi xuống ở tại một phòng ở nhà dưới.
Kính Tế mua một a hoàn để hầu hạ riêng Kim Bảo. Mọi việc buôn bán, Kính Tế giao hết cho Dương Đại lang, để suốt ngày đêm rượu chè vui vầy với Kim Bảo. Đại Thư thì không được ngó ngàng gì tới.
Ít hôm sau Kính Tế nghe tin Lý Tri huyện thăng chức Thông phán Triết Giang và đã theo đường bộ đến nhận chức tại nhiệm sở mới. Kính Tế chợt nhớ là trước đó có nhặt được một cây trâm của Ngọc Lâu rơi trong hoa viên nhà cha vợ, liền nảy ra ý định là sẽ đem cây trâm tới cho Lý Thông phán coi rồi nói là trước kia Ngọc Lâu thông gian với mình, tặng mình cây trâm, lúc lấy Lý Nha Nội, Ngọc Lâu đem theo nhiều rương vàng bạc, toàn là của Dương Đề đốc lúc trước gửi. Làm vậy, Kính Tế tin tưởng là Lý Thông phán vốn là vị văn quan nghiêm khắc, sẽ đuổi Ngọc Lâu đi, và lúc đó Kính Tế sẽ đem Ngọc Lâu về làm vợ mình.
Thật là:
Việc xong, bắt thỏ cung trăng,
Mưu thành, bắt cả quạ vàng trong mây.
Tính toán xong, Kính Tế sai Trần Định coi nhà và coi tiệm, lại mở rương của mẹ, thấy có một ngàn lạng bạc, liền để lại một trăm lạng ở nhà cho Kim Bảo giữ, rồi đem chín trăm lạng theo, cùng Dương Đại lang trước hết tới Hồ Châu mua một thuyền vải lụa tơ sợi, đậu thuyền tại bến Thanh Giang, lên khách điếm của Trần Nhị Ở trên bờ, bảo Trần Nhị dọn tiệc.
Trong tiệc, Kính Tế bảo Dương Đại lang:
Quản lý à, hãy ở lại khách điếm này vài ngày và coi thuyền hàng, tôi và gia nhân Trần An đem lễ vật tới phủ Nghiêm Châu thuộc Triết Giang, thăm một người chị của tôi có chồng tại đó, mau thì ba ngày, chậm thì năm ngày tôi sẽ về.
Dương Đại lang nói:
Đại ca có việc xin cứ yên tâm mà đi, tôi sẽ ở lại coi hàng đợi đại ca.
Hôm sau, Kính Tế đem theo ít bạc và một số lễ vật, cùng gia nhân Trần An lên đường tới Nghiêm Châu. Tới nơi, Kính Tế vào tá túc tại một ngôi chùa trong thành, dò hỏi biết được Lý Thông phán mới đáo nhậm được chừng một tháng, gia quyến và đồ đạc thì mới theo tới được ba ngày. Kính Tế không chậm trễ, ngày hôm sau liền mũ áo chỉnh tề, sai Trần An đem theo lễ vật gồm vải lụa và rượu, cùng mình tới phủ nhạ Đến cổng phủ, Kính Tế bước tới vái chào người giữ cổng rồi nói:
Xin cảm phiền vào bẩm là có Mạnh Nhịi cữu, em trai của con dâu Lý Thông phán lão gia tới thăm.
Người giữ cổng vội vào báo với Nha Nội, Nha Nội đang ngồi trong thư phòng đọc sách, nghe nói có em vợ tới thì vội xốc lại mũ áo, sai gia nhân mời vào.
Kính Tế được mời lên đại sảnh, cùng Nha Nội thi lễ. Hai bên phân ngôi chủ khách mà ngồi. Gia nhân đem trà ra. Nha Nội mời Kính Tế dùng trà rồi hỏi:
Hôm trước lễ cưới, sao không thấy nhị cữu tới?
Lúc đó thì tôi đang cất hàng tại Xuyên Quảng, tôi cũng mới về nên không rõ là thư thư tôi đã kết hôn cùng đại ca đây, do đó hôm nay có chút lễ để tới thăm.
Nha Nội nói:
Tôi cũng chưa được biết nhị cữu, thật là thất lễ, xin thứ lỗi.
Các ngươi đem các lễ vật này vào trình với nương nương là nhị cữu tới thăm. Gia nhân đem lễ vào thưa với Ngọc Lâu:
Có nhị cữu đem lễ tới.
Nhị cữu nào, chẳng lẽ là nhị ca Mạnh Duệ của mình, đường sá xa xôi cách trở thế này, đem lễ tới thăm làm gì.
Gia nhân lại đưa thiếp lên, Ngọc Lâu cầm xem thì rõ là viết bốn chữ “quyến sinh Mạnh Duệ”, bèn một mặt sai Lan Hương dọn dẹp hậu đường cho sạch sẽ, một mặt sai gia nhân ra mời vào.
Lát sau gia nhân vào báo là nhị cữu vào. Ngọc Lâu đứng trong mành nhìn ra, thấy chồng mình đang dẫn một người vào, hai đứa mình còn dang díu hay sao? Nếu không thì cây trâm này làm sao lại lọt vào tay tôi được? cây trâm lại có khắc tên chị rành rành đây này. Chị cùng với con mụ Nguyệt nương âm mưu sang đoạt kim ngân của cải do gia đình tôi gửi giữ. Nhưng tôi nói cho biết, đó toàn là của cải của quan Đề đốc Dương Tấn lúc trước. Bây giờ chị đem theo những của cải đó về nhà chồng này. Được lắm, tôi sẽ nói chuyện với chị sau.
Ngọc Lâu nghe vậy vội trở ra, thấy quả là cây trâm ngày trước thất lạc trong hoa viên, hiện đang nằm trong tay KínH Tế, sợ là Kính Tế nói năng ầm ỹ, gia nhân nghe biết, nên vội làm mặt tươi cười bảo:
Này, tôi đùa một tí mà giận thật hay sao? cậu tốt với tôi thì tôi cũng tốt với cậu chứ. Kính Tế nguôi giận, thấp giọng bảo:
Hiện tôi đang có một thuyền hàng đang đợi ở Thanh Giang. Nếu thư thư có lòng hạ cố thì đêm nay xin trốn theo tôi về làm vợ chồng. Gia đình này là gia đình văn quan, tôi nói ra thì thư thư chắc là bị đuổi, nhưng nếu thư thư trốn theo tôi, thì họ vì thể diện mà không dám làm gì cả. Thư thư tính sao?
Ngọc Lâu ngẫm nghĩ rồi đáp:
Đã vậy thì… thôi cũng được, tối nay cậu đợi ở dãy tường sau phủ, tôi sẽ chuyển qua tường một bao kim ngân cho cậu, rồi sau đó trốn ra theo cậu về thuyền.
Thế mới biết:
Giai nhân thực quả có lòng,
Thì đâu có sá cổng trong tường ngoài.
Hai người ăn uống một hồi rồi Kính Tế cáo từ ra về. Trần An đợi sẵn ở ngoài cùng đi. Nha Nội vào hỏi vợ:
Nhị cữu hiện trú ngụ tại đâu, cho tôi biết để tôi tới thăm đáp lễ, rồi cũng phải có ít lễ vật đem biếu nữa chứ.
Ngọc Lâu bảo:
Nhị cự nhị kiếc gì, nó có phải em tôi đâu, nó chính là con rể của Tây Môn Khánh.
Nó giả danh em trai tôi tới đây là để dụ dỗ tôi bỏ nhà theo nó. Tôi đã vờ hẹn với nó là canh ba đêm nay sẽ ra sau phủ để trốn đi với nó. Sở dĩ như vậy là ý tôi muốn tương kế tựu kế, nhân dịp này bắt nó, ghép tội là đạo tặc để trừ hậu hoạn sau này, ý chàng như thế nào?
Nha Nội ngạc nhiên:
Quả thật có chuyện như vậy hay sao? thằng đó sao vô lại quá như vậy? người ta có câu “vô độc bất trượng phu”, không phải là tôi đi tìm mà hại nó, nhưng như thế này thì quả là nó tự đến đây tìm cái chết.
Nói xong bước ra gọi gia nhân tâm phúc và thủ hạ thân tín tới dặn dò mọi chuyện. Kính Tế ngốc nghếch khờ dại, chưa biết cơ mưu bại lộ, canh ba đêm đó cùng gia nhân Trần An, mò tới bức tường phía sau phủ, đằng hắng làm hiệu. Trong này một sợi dây được thòng qua tường, rồi một bao bạc truyền ra. Bao này đựng hai trăm lạng bạc, nguyên là tiền phạt để trong phủ. Kính Tế mừng rỡ bảo Trần An bước tới đỡ lấy. Tức thì từ trong tối, bốn năm người trai tráng khoẻ mạnh xông ra tri hô ầm ỹ:
Có trộm, có trộm!
Đoạn xông lại trói nghiến Kính Tế và Trần An lại, dẫn vào trình Lý Thông phán.
Thông phán sai giam ngay vào đề lao.
Nguyên viên Tri phủ Nghiêm Châu họ Từ, tên Từ Phong, người phủ Lâm Thao tỉnh Thiểm Tây, Tiến sĩ khoa Canh Tuất, tính tình cự thanh liên cương trực.
Hôm sau, Lý Thông phán đăng đường, quan lại các cấp theo thứ tự ngồi thành hai hàng dài. Quan coi kho trình sự việc lên:
Canh ba đêm qua có hai tên trộm lẻn vào phủ bẻ khoá nhà kho, lấy trộm hai trăm lạng bạc tiền phạt, rồi vượt trường phía sau phủ định tẩu thoát, nhưng bị quân lính canh gác bắt lại. Nay đem trình các lão gia, hai tên hỏi ra thì tên là Trần Kính Tế và Trần An.
Đoạn quát lính dẫn Kính Tế và Trần An ra quỳ giữa công đường. Tri phủ thấy Kính Tế trẻ tuổi, hình dung thanh tuấn thì đập bàn hỏi:
Tên kia, mày quê quán ở đâu mà đang đêm dám lẻn vào phủ bẻ khóa nhà kho trộm tiền bạc của triều đình?
Kính Tế chỉ biết rập đầu kêu oan. Tri phủ quát:
Tội trạng rõ ràng còn kêu oan nỗi gì?
Lão tiên sinh bất tất phải nhọc công hỏi nó làm gì. Tội trạng của nó đã rành rành ra đó, mình cứ gia hình là xong việc.
Từ Tri phủ ra lệnh đánh Kính Tế hai chục trượng. Lý Thông phán bồi theo:
Hạng gian tà như nó thì không đánh không được, nếu không đánh đau thì nó không coi phép nước ra gì.
Lính lôi Kính Tế và Trần An ra đánh. Trượng rơi tới tấp, hai ngừoi quần áo tả tơi, thịt máu tuôn, muôn phần đau đớn. Kính Tế la lớn lên:
Oan tôi lắm, oan tôi lăm, đây là con dâm phụ Mạnh thị hại tôi mà thôi.
Từ Tri phủ vốn người thông minh, nghe vậy biết là chuyện này còn nhiều uẩn khúc, vội ra lệnh ngưng đánh đòn, sai giam vào nhà lao chờ hôm sau tái xét.
Xin lão tiên sinh chớ quá rộng lượng với tên này, nó nguy hiểm lắm. Sợ rằng đêm nay nó có thể phản cung mà bày đặt thêm chuyện nọ kia.
Từ Tri phủ đáp:
Không sao, tôi đã có chủ ý.
Nên cho người tâm phúc vào nhà lao dò hỏi nguồn gốc lai lịch Kính Tế rồi cho ta biết.
Một viên cán sư giả làm tội nhân, bảo ngục tốt đưa vào nhà lao, rồi lân la làm quen với Kính Tế. Lát sau viên cán sự bảo:
Tôi thấy huynh thanh xuân tuấn tú, nhất định không phải là trộm cướp, vậy duyên cớ gì lại sa vào vòng quan ty lao lý như thế nầy?
Kính Tế đáp:
Tôi vốn là rể của Tây Môn Khánh ở huyện Thanh Hà. Mạnh thị, vợ của con trai Lý thông phán đây, trước là thiếp thứ ba của cha vợ tôi. Mạnh thị lúc trước có dan díu với tôi. Cũng ngày trước, lão gai tôi là Dương Đề đốc có gửi cha vợ tôi giữ giùm nhiều rương kim ngân của cải. Nay Mạnh thị lấy con trai Thông phán, đem của cải đó về đây. Tôi bèn tới đây hỏi đòi lại, nào ngờ Mạnh thị đã không trả, còn tìm cách ám hại tôi, vu oan cho tôi là trộm, khiến tôi bị đánh đòn đau đớn, giam cầm khổ nhục như thế này.
Viên cán sự nghe xong, vờ nói chuyện vài câu chuyện nữa rồi lẻn ra trình lại với Từ Tri phủ. Từ Tri phủ bảo:
Ta biết ngay mà, thằng đó không phải là trộm đạo gì, nghe nó kêu oan rồi gọi tên Mạnh thị, ta nghĩ ngay là có chuyện bí ẩn gì đây.
Hôm sau, khi đăng đường, Từ Tri phủ cho đòi Kính Tế và Trần An ra, xét cho vô tội rồi truyền lệnh phóng thích. Lý Thông phán khẩn khoản nói:
Sao tiên sinh lại làm vậy, tên này tội trạng rành rành làm sao thả được.
Từ Tri phủ gọi cán sự tới nói lại lời Kính Tế cho Lý Thông phán nghe, đoạn nói:
Bản chức là chính quan trong phủ này, làm việc là làm việc cho triều đình, chứ không thể vì chuyện riêng của gia đình tiên sinh được. Tên này rõ là bị gia đình tiên sinh vu oan tội trộm. Con trai tiên sinh cưới thiếp thứ ba của Tây Môn Khánh, Mạnh thị đem về nhà chồng nhiều tiền bạc của cải. Nó là con rể của Tây Môn Khánh, tìm tới đây là để đòi lại những bạc tiền của cải đọ Như vậy làm sao tiên sinh bảo bản chức phải giúp gia đình tiên sinh oan cho nó được. Làm việc quan mà như vậy thì còn vương pháp công đạo gì nữa.
Lý Thông phán ngồi yên, hổ thẹn không sao kể xiết, tức giận nhưng không dám nói gì.
Mãn việc, Lý Thông phán về tư dinh, gặp phu nhân bảo:
Thật dâu con chẳng ra gi khiến hôm nay bị Tri phủ làm nhục giữa công đường, trước mặt đông đủ đồng liêu, nhục nhã quá như thế này thật chỉ muốn chết cho xong.
Lý phu nhân hoảng lên hỏi:
Mà chuyện gi vậy?
Lý Thông phán chỉ luông miệng kêu:
– Tức chết mất thôi.
Đoạn cho gọi con trai tới bảo:
Mày đã rước giặc về nhà, mày có biết con vợ mày lúc trước là thiếp thứ ba của Tây Môn Khánh không? nó về đây đem theo tiền bạc của cải bất nghĩa. Còn thằng Kính Tế chính là con rể của Tây Môn Khánh tới đây để đòi tiền của cải đó. Vậy mà mày lấy bạc trong kho ra rồi vu cho nó là ăn trộm. Nào tao có biết đầu đuôi gì đâu, vậy mà vừa rồi tao bị Từ Tri phủ hạ nhục giữa đông đủ đồng liêu ngay tại công đường. Như vậy mày là con mà làm cho cha thọ nhục, con cái như thế thì tao còn cần làm gì nữa.
Nói xong sai tả hữu đem trượng ra đánh tới tấp. Thương cho Nha Nội máu rơi thịt nát. Lý phu nhân gào khóc khuyên can chồng. Ngọc Lâu núp trong rèm nhìn ra chỉ biết gạt lệ khóc thầm.
Đánh được ba chục trượng thì Lý Thông phán cho lệnh ngưng, rồi quát:
Đuổi con Mạnh thị ra khỏi phủ, cho nó tìm chồng khác để ta được toàn danh tiết. Nha Nội làm sao bỏ được Ngọc Lâu, nên chỉ quỳ trước mặt mẹ khóc mà nói:
Xin mẫu thân nói giùm con, thà là phụ thân cho đánh con chết, chứ xin đừng đuổi vợ con.
Lý Thông phán sai xích chân Nha Nội tại hậu đường. Lý phu nhân thương con, thấy không nén được thương tâm, khóc nói với chồng.
Xin tướng công xét lại cho, tường công làm quan bao nhiêu năm nay, nhưng chỉ có mình nó là giọt máu duy nhất nối dõi tông đường. Nay tướng công xử với nó khắc nghiệt quá, lỡ nó phẫn chí làm liều, rồi nay mai tướng công về hưu, biết nhờ cậy vào ai?
Lý Thông phán nói:
Thà là ta không có con còn hơn là để vì con mà phải nhục với mọi người như thế này.
Lý phu nhân nói:
Nếu tướng công còn giận mà không dung được nó ở đây, thì sao không cho vợ chồng nó về dinh cơ mình ở quê nhà.
Lý Thông phán ngẫm nghĩ một lúc rồi nghe theo lời vợ, cho thả Nha Nội ra, hạn ba ngày vợ chồng phải dọn dẹp hành trang đồ đạc, thuê xe lên đường về huyện Tảo Cường.
Về phần Kính Tế và Trần An, sau khi được phóng thích thì vội về chùa lấy hành lý rồi trở lại tửu điếm của Trần Nhị Ở bến Thanh Giang tìm Dương Đại lang.
Tới nơi, được Trần Nhị cho biết:
Ba hôm trước, Dương Đại lang nói là huynh có gửi tin về, bảo hắn là cứ đem thuyền hàng về trước, huynh sẽ về sau chứ không ghé đây nữa, do đó hắn đem thuyền hàng đi rồi.
Kính Tế nghe xong không tin, còn đi dọc theo bến sông mà tìm nhưng không thấy thuyền hàng của mình đâu cả. Lúc đó mới vò đầu bứt tai mà than:
Thế này thì có chết tôi không, sao không đợi mà lại về trước như vậy?
Kính Tế lúc đi không đem theo nhiều tiền, lại vừa bị lôi thôi cửa quan, đành phải cùng Trần An cầm bán áo quần, lấy tiền thuê thuyền mà về. Chủ tớ hộc tốc vội vàng như ma đuổi.
Lúc đó là vào cuối thu, cây cối rụng lá, gió lạnh thổi về, cảnh vật muôn phần thê lương ảo não.
Một hôm, Trần Định đang đứng ngoài cửa thì thấy Kính Tế từ xa đi tới, quần áo lam lũ, mặt mày hốc hác, thì giật mình chạy tới đón vào nhà, đọan hỏi: – Thuyền hàng hiện tới đâu rồi?
Kính Tế giận uất lên, nghẹn lời, không nói được gì, mãi sau mới kể lại chuyện lôi thôi tại Nghiêm Châu, đoạn nói:
Cũng may là có vị Tri phủ công minh, chứ không thì đã chết rụt xương rồi. Vậy mà về tới Thanh Giang thì tên Dương Đại lang đã đem thuyền hàng đi mất, chẳng hiểu là nó ở nơi nao.
Nói xong sai ngay Trần Định tới nhà Dương Đại lang dò hỏi. Gia đình Dương Đại lang trả lời rằng chưa thấy về.
Kính Tế lại thân đi dò hỏi khắp nơi cũng không có tin tức gì, về tới nhà thì Tây Môn Đại Thư và Kim Bảo đang lời qua tiếng lại. Nguyên là từ khi Kính Tế vắng nhà, hai người ngày nào cũng có chuyện nọ chuyện kia, nay KínH Tế về thì hai người gây chuyện đấu khẩu.
Đại Thư bảo:
Kim Bảo ở nhà lấy tiền lén đưa cho mẹ mang về nhà, mẹ con ngày nào cũng rượu thịt thịnh soạn, trong lúc tôi ở nhà không có một miếng mà ăn. Ngày ngày thì ngủ tới trưa mới dậy rồi cứ lóng ngóng ra vào, chẳng biết làm chuyện gì.
Kim Bảo cãi lại:
Đại Thư cả ngày chỉ lo ăn uống, làm bánh trái và các món ăn ngon, đem vào phòng cùng ăn với a hoàn Nguyên Tiêu.
Kính Tế bênh Kim Bảo, mắng Đại Thư rằng:
Con dâm phụ ăn hại, lấy tiền bạc trong nhà ra để lo chuyện ăn uống hay sao?
Nói xong sấn tới đạp Đại Thư mấy đạp rồi lôi Nguyên Tiêu ra đánh cho một trận. Đại
Thư giận quá, bước tới chỉ thẳng vào mặt Kim Bảo mà mắng:
Con dâm phụ, con điếm giật chồng người, mày trộm tiền nhà này đưa cho mẹ mang về, lại còn đặt điều bịa chuyện để chồng tao giở trò vũ phu với tao. Mày coi chừng tao, tao không để mày sống làm gì đâu.
Kính Tế nạt vợ:
Con dâm phụ, mày dọa nạt nhưng làm gì được người tả mày chưa bằng cái móng chân người ta mà.
Nói xong lại sấn tới nắm tóc Đại Thư mà đánh đá, khiến Đại Thư đổ cả máu mồm máu mũi. Kính Tế thấy vậy mới chịu bỏ vào phòng với Kim Bảo.
Đại Thư về phòng nức nở mãi không thôi. Tới nửa đêm thì quá buồn giận mà phẫn chí, dùng dây thắt cổ tự ải. Thương thay cho Đại Thư, năm đó mới hai mươi bốn tuổi. Hôm sau, Kính Tế sai a hoàn của Kim Bảo là Trùng Hỷ tới gọi Đại Thư, nhưng cửa phòng Đại Thư đóng chặt. Trùng Hỷ gọi mãi không được, đành trở ra thưa lại với Kính Tế. Kính Tế quát:
Con dâm phụ gớm thật, giờ này mà còn ngủ chưa chịu dậy sao? ta tông cửa vào lôi con dâm phụ ra đánh cho một trận nên thân bây giờ.
Đoạn lại sai Trùng Hỷ vào gọi lần nữa. Trùng Hỷ vạch cửa sổ nhòm vào, miệng nói:
Đại nương nương dậy rồi, hình như đang đánh đu hay chơi nghịch gì đây này. Nguyên Tiêu ngạc nhiên chạy tới nhìn kỹ lại rồi thất thanh la lên:
Gia gia ơi, nguy rồi, nương nương tôi tự ải rồi.
Kính Tế lúc đó mới hỏang lên, cùng Kim Bảo chạy xuống phá cửa xông vào hạ Đại Thư xuống, cứu cấp tức thì. Nhưng Đại Thư đã là xác không hồn lạnh ngắt, không còn cứu cấp gì được nữa.
Kính Tế sợ quá, vội cho người đến báo ngay cho Nguyệt nương biết. Nguyệt nương nghe gia nhân nói là Kính Tế lấy vợ ca nữ, bạc đãi Đại Thư khiến Đại Thư tự ải chết, thì vội gọi bảy tám gia nhân a hoàn theo mình tới nhà Kính Tế.
Đến nơi, thấy tử thi Đại Thư cứng đờ, mặt tím bầm thì Nguyệt nương phục xuống mà khóc lớn, đọan túm lấy Kính Tế mà vừa chửi vừa đánh. Kim Bảo sợ quá, chui xuống gầm giường mà trốn, cũng bị Nguyệt nương sai gia nhân lôi ra mà đánh.
Sau đó Nguyệt nương hô gia nhân đập phá nhà Kính Tế, rồi dọn hết đồ đạc của Đại Thư về.
Tới nhà, Nguyệt nương sai mời Ngô Đại cữu và Ngô Nhị cữu tới bàn định. Đại cữu nói:
Nếu không nhân dịp này làm cho ra lẽ thì nay mai Kính Tế túng thiếu, lại gởi trò đòi tiền bạc của cải, làm phiền mình. Nếu không biết lo trước thì nguy hại lắm. Bây giờ phải đem việc này lên quan, cho thằng Kính Tế bị tội tù rục xương thì mới khỏi lo hậu hoạn.
Nguyệt nương nghe xong bảo:
Ca ca dạy rất đúng.
Nói xong chuẩn bị đơn từ.
Hôm sau, Nguyệt nương thân tới huyện đường nạp đơn tố cáo Kính Tế. Nguyên vị Tri huyện mới họ Hoắc, tên Đại Lập, người Hồ Quảng, cử nhân xuất thân, vốn là người cương trực, nghe nói có việc liên quan tới nhân mạng thì vội cho gọi Nguyệt nương vào mà nhận đơn, thấy đơn viết như sau:
“Người tố cáo là Ngô thị, chánh thất của cố Thiên hộ Tây Môn Khánh, tố cáo tên rể ác độc là Trần Kính Tế, nghe lời của hạng ca nữ điếm đàng mà bức tử vợ. Nguyên Kính Tế vì gia đình gặp chuyện tội tình nên phải nhờ vả gia đình chúng tôi mấy năm nay, tính hay uống rượu, hành hung người khác, không biết an phận thủ thường, do đó chúng tôi lo sợ mà phải đuổi ra khỏi nhà. Nào ngờ Kính Tế lấy đó làm oán hận, thường ngày hay đánh đập sỉ nhục vợ là Tây Môn thị. Nào ngờ gần đây, Kính Tế đem một kỹ nữ ở bến Lâm Thanh về nhà, tức là Phùng Kim Bảo, rồi tin lời con kỹ nữ này mà ngược đãi con gái chúng tôi thậm tệ. Hôm qua thì Kính Tế nắm tóc con gái chúng tôi mà đánh đá không tiếc tay, khiến con gái chúng tôi thương tích đầy mình, đau đớn chịu không nổi, nên đã từ trần vào canh ba đêm hai mươi ba tháng tám vừa rồi. Sau đó Kính Tế treo cổ con gái chúng tôi, bảo là thắt cổ tự ải mà chết. Kính Tế thấy chúng tôi là mẹ goá con côi nên thường khinh khi lăng nhục, có lần dọa giết cả chúng tôi. Nay chúng tôi rập đầu trình tướng công, mong tướng công cứu xét cho cái chết oan ức của con gai chúng tôi, trừng phạt kẻ hung ác để người hiền lương được sống yên, mà kẻ chết cũng được ngậm cười. Nay kính cáo”.
Tri huyện xem đơn xong, nhìn thấy Nguyệt nương mặc đồ tang, dung nhan xinh đẹp, cử chỉ đoan trang, lại là chánh thê của một vị quan ngũ phẩm, thì nghiêng mình nói:
Bản chức coi đơn, biết nãi nãi là phu nhân của cố mệnh quan, cho nên tình lý trong đơn, bản chức đã rõ. Xin nãi nãi cứ về, chỉ cần cho một quản gia tới đây hầu án là được.
Nguyệt nương lạy tạ Tri huyện rồi bước ra lên kiệu mà về, sai Lai Chiêu ở lại hầu án. Tri huyện tống trát, sai ngay hai viên công sai tới bắt Kính Tế và Kim Bảo, đồng thời mời cả hai bên hàng xóm tới huyện đường thẩm vấn.
Kính Tế đang cuống lên vì cái chết của vợ, thấy công sai trên huyện đem trát tới bắt thì chân tay rụng rời, hồn vía lên mây. Kim Bảo thì bị gia nhân của Nguyệt nương đánh đau, đang nằm trên giường, nghe nói trên huyện tới bắt, cũng hoảng lên, không biết làm sao.
Công sai vào đưa trát ra, bắt trói Kính Tế và Kim Bảo giải lên huyện. Hàng xóm là Phạm Cương, Tôn Kỷ, và Vương Khoan cũng được mời đi.
Đôi bên nguyên, bị và nhân chứng đã đủ mặt. Tri huyện đăng đường, cho gọi tất cả vào. Lai Chiêu quỳ một bên, Kính Tế và Kim Bảo quỳ một bên, nhân chứng đứng giữa.
Tri huyện đập án quát Kính Tế:
Tên ác phu kia, làm sao mày nghe lời con đàn bà dâm độc mà hành hung và bức tử vợ mày là Tây Môn thị?
Kính Tế rập đầu thưa:
Cúi xin đèn trời soi xét, tiểu nhân đâu dám hành hung và bức tử vợ. Nhân vì buôn bán nơi xa, bị viên quản lý lừa hết vốn liếng, về nhà đang bực tức trong lòng, hỏi vợ bảo dọn cơm ăn thì vợ chưa làm cơm, nên có tức giận đạp nó hai đạp. Không ngờ vợ tiểu nhân quá giận, đang đêm thắt cổ tự ải.
Tri huyện nạt:
Ngươi đã cưới tiểu thiếp, sao lại bắt vợ lớn làm cơm? rõ ràng là người không chối tội nổi. Vả lại theo đơn tố cáo của Ngô thị đây, thì ngươi đã đánh chết vợ, rồi treo cổ lên, bảo là tự ải mà chết. Ngươi còn chối nữa hay sao?
Kính Tế lại rập đầu nói:
Ngô thị có thù với tiểu nhân, nên mới vu oan như thế, xin lão gia xét lại gìum cho. Tri huyện nổi giận quát:
Nhưng con gái người ta chết rành rành ra đây này, ngươi còn nói quanh co gì được nữa?
Đoạn quát tả hữu lôi Kính Tế ra đánh hai chục trượng. Lại bảo:
Còn con Phùng Kim Bảo kia thi cho kẹp tay chân, sau đó giam hết vào nhà lao.
Sau đó Tri huyện hỏi qua làng xóm của Kính Tế, rồi cho thuộc cấp trở lại nhà Kính Tế khám nghiệm tử thi Tây Môn Đại Thư, thấy quả trên người nhiều thương tích bầm tím, cổ thì hằn vết dây thừng. Gia nhân và hàng xóm đều khai rằng Đại Thư bị đánh đau rồi phẫn uất tự ải mà chết.
Thuộc cấp về thưa lại. Tri huyện nghe trình là tử thi thương tích đầy mình thì lập tức cho dẫn Kính Tế ra sai đánh mười trượng, Kim Bảo cũng bị đánh mười roi. Sau đó Tri huyện ghép Kính Tế vào tội chồng đả thương vợ trí mạng, hình phạt là giảo hình.
Kính Tế hoảng lê, lúc Trần Định vào thăm thì vội đưa thiếp cho Trần Định, bảo về bán hết hàng còn lại trong tiệm, được khỏang trăm lạng, ngầm đem tới cho Tri huyện.
Tri huyện nhận bạc, rồi đêm đó sửa lại bản án, chỉ ghép vào tội bức tử, hình phạt là đày đi xa năm năm, làm việc khổ sai để chuộc tội.
Nguyệt nương nghe tin, thân tới huyện đường quỳ xin gia tăng hình phạt. Tri huyện bảo:
Nương tử à, con gài nương tử tại cổ còn vết dây thừng, làm sao ghép vào tội đả thương trí mạng được. Không phải là tôi thiên vị đâu. Tôi còn biết rõ là nương tử sợ rằng sau này Kính Tế tìm cách trả thù chứ gì? Nhưng không sao, tôi sẽ bắt nó làm tờ cam kết là không bao giờ được bén mảng tới cửa nương tử nữa. Nếu hắn vi phạm, tất tôi không tha.
Đoạn một mặt cho phép mai táng Đại Thư, một mặt làm văn thư trình lên phủ. Kính Tế bị vố này, gia sản sạch trơn, nhà cửa cầm bán, Kim Bảo được thả ra cũng bỏ đi mất.
Sau khi được thoát chết và làm tờ cam kết, từ đó Kính Tế không dám kiếm chuyện với Nguyệt nương nữa.
Thật là:
Họa phúc là do mình chuốc lấy
Cho hay vui lắm tất buồn nhiều.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!