Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 134: Washington (5)
Khoảng ba giờ thì anh trở về, mang theo gió lạnh chui vào chăn ôm lấy cô, giống như cây kem chưa tháo bao bì, tỏa khí lạnh ở bên ngoài bao. Sau đó bao bì được tháo ra, cả cơ thể ấm áp bất thường, ôm lấy cô từ đằng sau, luôn có nơi làm cô phải hoảng hốt. Nhưng anh không làm gì cả, chỉ lặng lẽ nằm yên ở đấy, rõ ràng vẫn chưa ngủ, nghe hơi thở là biết rồi.
Điều này làm cô bất giác nhớ tới già Huệ từng chữa cho một cậu bé ở phố người Hoa chứng thèm ăn: đã khai trai, ăn một lần sẽ muốn ăn thêm, nếu bắt ăn kiêng thì đúng là không khác gì chết người. “Ăn một lần sẽ muốn ăn thêm” lời này cũng là do già Huệ nói, dù ở ngay trước mặt trẻ nít thì lời nói ra cũng không đứng đắn không hề kiêng dè. Chủ nghĩa tự do của người phương Tây và tư tưởng bảo thủ của phương Đông được dung hợp với nhau một cách hoàn mỹ trên người ông, khiến ông không khác gì một biển hiệu sống ở phố người Hoa. Từ lúc ra ngoài cho đến bây giờ, cô bất giác nhớ đến ông, cũng không biết ông và bạn gái du lịch thế nào rồi, rốt cuộc người đại diện phái nam lớn tuổi ở phố người Hoa có cưới muộn hay không, vân vân…
Nghĩ đến đây, cô nhắc nhở mình khi dậy nhất định phải gọi điện về nhà, nghĩ ngợi một lúc lại ngủ thiếp đi, hoàn toàn quên khuấy anh chồng chưa cưới còn đang đau khổ ôm cô ở sau lưng.
Có điều cái danh chồng chưa cưới này cũng không giữ được quá hai mươi tiếng. Đến buổi trưa tỉnh lại, ăn trưa xong, hai người lái xe đến một văn phòng tư pháp trên đại lộ Pennsylvania, nơi có thống đốc địa phương chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý nói chung, bao gồm cả hôn nhân khác chủng tộc. Mọi tài liệu cần có là năm đô la, một bản kiểm tra sức khỏe và ID còn hiệu lực trong vòng ba tháng ở mười sáu tuổi bang. Thủ tục rất đơn giản, thống đốc cũng rất tốt bụng. Lúc điền vào mẫu đăng ký cho hai người, ông ta mỉm cười hỏi họ: “Hai người muốn sử dụng ngôn ngữ nào trong hôn lễ?”
Vì thông thường lúc vào nhà thờ tuyên thệ, cần phải giao tài liệu do cơ quan tư pháp cấp cho mục sư chúc phúc, nếu như ông ta không biết tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp, thì có lẽ sẽ gặp rắc rối.
Hai người không gặp nhiều khó khăn về phương diện này lắm, cẩn thận ngẫm nghĩ, cho rằng tiếng Anh là được rồi.
Lúc đưa tài liệu vào để kiểm tra, vị thống đốc mời bọn họ ra ngoài chờ, lại bảo không cần phải căng thẳng, tiến hành đến bước này cũng chỉ để xác nhận xem là con gái công dân Mỹ đã đủ mười lăm tuổi chưa, và hơn nữa là để bảo đảm cô ấy tự nguyện, không bị uy hiếp.
Mọi chuyện tiến hành rất thuận lợi, mười phút sau, thống đốc thông báo bọn họ đi lấy giấy chứng nhận kết hôn. Tờ giấy màu vàng lót dưới cùng, chữ in hoa viết tay trên giấy kết hôn cũng rất đẹp:
United States, Washington D.C., CERTIFICATE OF MARRIAGE
This is to Certify that the following is an extract from the registration of the marriage, regarding the GOD and LAWS, record on file with the Vital Statistics Agency.
Waaizan, FEMALE
Date of Birth: JULY 11, 1914
Ceasar Herbert von Muhlenberg, MALE
Date of Birth: DECEMBER 21, 1909
Place of Marriage: WASHINGTON D.C.
Registration Date Oct 22, 1931
Sau đó còn có vài tài liệu cụ thể khác, ví dụ như tình trạng sức khỏe, tín ngưỡng tôn giáo, giấy khai sinh vân vân.
Mục cuối cùng lại khiến Hoài Chân rất nghi ngờ, bởi vì cả hai đều ra đời ở Mỹ. Ceasar giải thích với cô: đó là khi La Văn đưa cô nhập cảnh đã dùng chứng nhận bản xứ, hẳn mọi thông tin sinh tử đều là ở Mỹ.
Nghe anh giải thích xong, Hoài Chân cảm thấy đúng là thần kỳ, giống như chuyện xuống khỏi tàu Santa Maria nhập cảnh chỉ vừa mới xảy ra vào ngày hôm qua, rồi lại như đã xảy ra từ rất lâu. Cô thực sự không tưởng tượng nổi, một năm sau mình lại đến D. C. kết hôn với thanh niên bài Hoa thuộc đảng Cộng hòa cấp tiến, khi cô vừa đặt chân đến Mỹ đã hung dữ ra oai phủ đầu.
Lúc sắp về khách sạn thì có đi qua một văn phòng điện thoại, Hoài Chân bảo anh dừng xe ven đường, còn mình lấy tiền đi vào gọi điện về nhà.
Điện thoại liên tục báo bận, Hoài Chân quay đầu nhìn đồng hồ trong sảnh: hôm nay là ngày cuối tuần, sáu giờ chiều ở bờ Đông là ba giờ chiều ở nhà, đáng lý bình thường vào giờ này sẽ không có mấy ai gọi điện đến để giặt đồ. Cô lại chờ một lúc mới gọi tiếp, lần này đã kết nối được rồi, là Vân Hà.
Vân Hà vừa nghe thấy giọng cô thì đã hét ầm lên: “Cuối cùng em cũng gọi điện về nhà, cha mẹ lo muốn chết đấy!”
Cô xoa lỗ tai bị tàn phá, nói, “Em ——”
Nhưng chưa nói xong đã bị ngắt lời, tiếng thét lần này rất hưng phấn: “Cả phố người Hoa đều biết em được tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa nhận vào Harvard rồi!”
Hoài Chân sở lại: “Là viện Harvard-Yên Kinh…”
“Có gì khác nhau? Dù là con gái nhà giàu cũng không vào được trường đại học hàng đầu đó đâu! Em biết không, ngay từ tối qua điện thoại nhà ta bị gọi đến mức nổ máy luôn rồi, láng giềng cầm báo chí tiếng Trung tiếng Anh đến cửa chúc mừng mẹ tới tấp, mấy bà dì bà bác đều lấy em làm tấm gương, ngay cả mẹ Hoàng mẹ Trần cũng đến nhà mình đấy, hạt dưa chuẩn bị không đủ, ghế ngồi không dư cái nào, khó khăn lắm mới tiễn được một toán đi, mẹ phải đến siêu thị mua thêm quà vặt với ghế đấy, bà mừng lắm luôn, cười không khép miệng lại được cơ mà. Thời gian trước mấy người Ý còn không thỏa thuận với chúng ta được, nói làm dây chuyền nhưng không thống nhất được tiền hoa hồng, vậy mà hôm qua lại thêm một đám người nữa đến, cha mới tới quán trà bàn chuyện làm ăn với họ rồi…”
Vân Hà nói rất nhiều rất nhiều, Hoài Chân không chen lời vào được. Đứng mỏi chân, cô đổi sang tư thế khác, phát hiện Ceasar đang ở ngoài cửa kính văn phòng điện thoại nhìn cô, nhìn anh không phải sốt ruột chờ, mà là căng thẳng.
Đợi Vân Hà nói xong, lúc cô ấy nghỉ ngơi uống nước, Hoài Chân mới hỏi gần xa, “Trên báo còn nói gì nữa không?”
Cô ấy ngạc nhiên, “Em chưa đọc sao?”
Cô đáp không.
Vân Hà thuận tiện lấy một tờ báo, ho hai tiếng, “Nhật báo Coastal ——”
Hoài Chân căng thẳng.
Cô ấy nói, “Hầy, báo nào cũng viết thế này cả: ‘đôi tình nhân da vàng da trắng xông vào liên minh các trường đại học: Trung Quốc già cỗi lấm tấm vết bẩn và nước Mỹ trẻ trung không kiềm chế được, rốt cuộc là ai lấn át ai?’“
Hoài Chân lại hỏi cô ấy: “Chú Quý nói thế nào?”
“Tối qua cha đọc được thì rất tức, vỗ đùi nói: “Pi! Bọn trẻ yêu nhau, nhắc tới thù hận quốc gia làm gì!’“
Cô lại hỏi, “Còn dì Quý?”
“Mẹ thì sốt ruột, ‘Kệ nó, cậu ta chịu cưới em gái thì tôi cũng không quản ai rape ai, báo bên ngoài thích nói bậy thì cứ cho nói; báo không nói thì hàng xóm láng giềng cũng nói lung tung thôi.’“
“Thế còn chị?”
Vân Hà nghĩ ngợi, cười nói, “Đã dùng hết bao cao su rồi đúng không?”
Hoài Chân im lặng một lúc, nói dùng hết rồi.
Vân Hà còn muốn hỏi cảm nhận các kiểu, nhưng cô đã lập tức ngắt lời, “Bọn em đang ở đặc khu Columbia.”
Vân Hà ngạc nhiên hô lên: “Hai người đến Washington… đăng ký?”
Cô nhìn đồng hồ, nói chuyện đã gần mười phút rồi, một khi quá mười phút thì sẽ lên mức phí 3 đô la cho cuộc gọi đường dài.
Vậy là cô vội vã nói, “Em sắp không trả nổi phí gọi đường dài rồi… Em gọi điện về là muốn nói chuyện này, hy vọng chú Quý không tức giận, cũng mong dì Quý chớ hoảng hốt, nói chung mọi chuyện rất thuận lợi, bọn em sẽ về nhà sớm thôi.”
Vân Hà ngạc nhiên nói, “Nghe được tin tức này, chị kích động tới mức không biết nên cười hay khóc luôn.”
Hoài Chân cười, “Thế chị khóc đi.”
Vân Hà xì cô ấy.
Cô cười lớn rồi cúp máy, trong đầu nghĩ, dù thế nào cũng phải ở lại đến hết buổi đấu giá đã, có lẽ ngày mai và mốt đều có thể gọi điện về cho nhà, tránh để người nhà nhớ mong.
Quay về khách sạn, Ceasar cùng cô đến đại sảnh lấy một tờ Nhật báo Coastal và Thời báo Đại Tây Dương, cầm về phòng đọc.
Ngoài báo cáo về tâm tư sâu nặng của con gái Trung Hoa ở phố người Hoa, tình yêu của người da vàng da trắng trong thời thế đổi thay, thổn thức cho nước Mỹ ngây thơ bị lừa gạt, khuyến khích thảo luận xem rốt cuộc ai làm bẩn ai, xúi giục cảm xúc dân tộc và thù hận trong lòng các đảng viên, thì nói thật có vài nội dung Hoài Chân rất tán đồng.
Ví dụ như Nhật báo Phụ nữ Đại Tây Dương đã có tổng kết sau bài phát biểu của Hoài Chân như thế này: “Dưới áp lực của vô số nhân vật nữ nổi tiếng Trung Hoa trong lễ giáo phong kiến phương Đông, lựa chọn duy nhất sau khi tốt nghiệp trung học hoặc đại học là đính hôn hoặc kết hôn với người được cha mẹ chỉ định trước đó. Cho nên, dù các cô gái phương Đông được giáo dục tư tưởng tự do, thì dưới sự ràng buộc của truyền thống, vẫn có không ít câu chuyện như trong phim “Nora” đang diễn ra ngoài đời thực. Cô Kwai sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, cũng giống như những cô gái người Hoa sống ở Mỹ, bắt đầu tìm hiểu về ý nghĩa của buổi diễu hành trang phục trong cuộc thi Hoa hậu Mỹ, cũng cảm thấy kiêu ngạo vì thượng nghị sĩ nữ đầu tiên, vì nữ thống đốc tiểu bang đầu tiên, vì nữ phi công Amelia Earhart bay xuyên Đại Tây Dương, và cũng tự hào vì đạo luật về quyền lợi của phụ nữ được sửa đổi thông qua lần thứ mười chín. Chúng ta cũng lấy làm tự hào về tự do của phụ nữ như những con người chân chính sinh ra trên vùng đất Hoa Kỳ.”
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!