Lá Bài Thứ XII - Chương 22
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
123


Lá Bài Thứ XII


Chương 22


Giáo sư Richard Taub Mathers cao và mảnh khảnh, với làn da sậm màu như gỗ gụ, đôi mắt sắc và sự hiểu biết gợi cho người khác thấy hẳn ông phải có đến một vài tấm bằng sau đại học trong hồ sơ của mình. Ông chưng diện kiểu tóc xoăn ngắn, hất ngược ra sau và một thái độ khiêm tốn, nhã nhặn. Cách ăn mặc mang phong thái của một giáo sư: áo khoác bằng vải tuýt và chiếc nơ ở cổ áo (chỉ thiếu mỗi mẩu da lộn được gắn vào ở chỗ khuỷu tay).

Ông ta gật đầu chào Rhyme, tỏ vẻ ngạc nhiên với chiếc xe lăn, và bắt tay với những người khác.

Rhyme thỉnh thoảng có giảng dạy ở các trường đại học trong vùng về khoa học pháp y, hầu hết là ở John Jay và Fordham; anh hiếm khi xuất hiện ở những nơi cao quý như Đại học Columbia, nhưng một giáo sư anh biết ở trường George Washington ở D.C. đã đưa anh tới giáo sư Mathers, một người nổi tiếng ở Momingside Heights. Ông là giáo sư ở một trường luật – giảng dạy về tội phạm, hiến pháp và các luật về quyền dân sự cũng như các khóa học về những điều cao siêu – và tham gia giảng dạy các nghiên cứu về Mỹ – Phi ở các

chương trình sau đại học.

Mathers lắng nghe một cách chăm chú khi Rhyme nói những gì họ biết về Charles Singleton và cuộc vận động về quyền dân sự, bí mật của ông ta, cũng như khả năng ông ta bị gài bẫy vào vụ trộm. Rồi anh nói với giáo sư về những chuyện xảy ra với Geneva trong suốt hai ngày vừa qua.

Vị giáo sư chớp chớp mắt trong sự ngạc nhiên vì những thông tin vừa được biết. “Cố gắng để giết cháu à?”

Geneva không nói gì cả. Vẫn nhìn vào mắt ông ta, cô bé hơi gật đầu.

Mathers nới những chiếc cúc trên chiếc áo khoác và kéo cặp kính mảnh rất phong cách, ông đọc những bức thư của Charles Singleton một cách cẩn thận, chậm rãi rồi gật đầu một, hai lần gì đó, khẽ cười mỉm. Khi đã đọc xong, ông nhìn lướt qua tất cả một lần nữa. “Một người đàn ông thú vị. Một cựu nô lệ, một nông dân, phục vụ trong Sư đoàn số 31 của Mỹ dành cho người da màu – đã ở Appomattox[8].”

[8] Đây là nơi diễn ra một trong những trận chiến cuối cùng của cuộc Nội chiến Mỹ với sự đầu hàng của tướng Robert E. Lee.

Tuy nhiên, ông đọc những bức thư một lần nữa dù Rhyme cắt ngang và thúc giục nhanh hơn. Cuối cùng người đàn ông bỏ kính xuống, lau sạch những mắt kính một cách cẩn thận với một tờ giấy và trầm ngâm suy tưởng. “Như vậy là ông ấy đã can dự vào việc ban hành Tu chính án số 14?” Vị giáo sư lại mỉm cười, rõ ràng cảm thấy tò mò và thích thú. “Chà, việc này có thể sẽ rất thú vị đây. Nó có thể là một sự kiện nào đó.”

Cố gắng để giữ kiên nhẫn, Rhyme hỏi: “Vâng, và chính xác thì nó có thể là gì? Cái điều gì đó thú vị?”

“Tất nhiên, tôi đang nói về cuộc tranh luận.”

Nếu như có thể làm được, hẳn Rhyme đã chộp lấy cổ áo của người đàn ông và hét vào mặt ông ta rằng: Hãy nhanh lên đi. Nhưng anh chỉ thể hiện một cái cau mày bình thường. “Và cuộc tranh luận đấy là gì?”

“Một chút về lịch sử chứ?”, vị giáo sư ướm hỏi.

Rhyme thở dài. Sachs nhìn anh một cách u ám và nhà tội phạm học nói: “Tiếp tục đi xem nào”.

“Tài liệu về Hiến pháp Hoa Kỳ – Tổng thống, Quốc hội và Tòa án Tối cao. Nó vẫn kiểm soát cách chúng ta vận hành và thay thế từng luật, điều lệ trong nước.

Giờ đây, trên đất nước này, chúng ta luôn muốn một sự cân bằng: một chính phủ đủ mạnh để bảo vệ chúng ta khỏi ngoại bang và để chinh đốn, làm hài hòa cuộc sống của người dân, nhưng không quá mạnh để đàn áp. Khi những người thành lập đất nước đọc lại bản Hiến pháp sau khi nó được ký, họ đã lo lắng rằng nó có quá nhiều quyền lực – có thể dẫn đến một chính phủ chuyên chế. Nên họ sửa đổi nó – thông qua mười bản sửa đổi, bản Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ. Tám bản đầu tiên là những bản thực sự thiết yếu. Chúng liệt kê những quyền cơ bản về bảo vệ công dân khỏi sự lạm dụng của chính quyền liên bang. Ví dụ: FBI không thể bắt ta mà không có nguyên nhân chính đáng. Quốc hội không thể lấy đi ngôi nhà của bạn để xây một con đường cao tốc liên bang mà không có khoản đền bù. Ta có được một tòa án công bằng với bồi thẩm đoàn chí công vô tư. Ta không thể bị đối xử một cách dã man và những hình phạt bất thường… Nhưng, các cậu có nắm được điểm quan trọng ở đây không?”

Rhyme nghĩ rằng ông ta thực sự đang kiểm tra họ. Nhưng Mathers tiếp tục nói trước khi ai đó có thể mở miệng. “Liên bang. Chúng ta được điều hành bởi hai chính phủ khác nhau ở n Mỹ: Chính phủ liên bang ở Washington và chính quyền bang mà chúng ta sinh sống. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền chỉ giới hạn những điều mà chính phủ liên bang có thể làm với chúng ta: Quốc hội và các sở, cục liên bang, như FBI hay DEA. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền hầu như mang lại cho chúng ta không một sự bảo vệ nào chống lại những vi phạm về quyền con người và quyền dân sự từ chính quyền bang. Và luật pháp của bang chính là thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trực tiếp hơn hẳn với chính phủ liên bang – phần lớn các vấn đề liên quan tới cảnh sát chống tội phạm, các công việc công cộng, bất động sản, ô tô, các quan hệ đối nội, mong muốn, các vụ tố tụng dân sự là những vấn đề của bang.”

“Hiểu chứ? Hiến pháp và bản Tuyên ngôn Nhân quyền chỉ bảo vệ chúng ta ở Washington mà thôi; chứ không phải từ New York hay Oklahoma.”

Rhyme gật đầu.

Người đàn ông di chuyển thân hình mảnh khảnh của mình tới một chiếc ghế đẩu trong phòng thí nghiệm, nhìn một cách không chắc chắn vào chiếc đĩa thí nghiệm đang đựng những mẩu đất tơi xốp màu xanh, và tiếp tục: “Hãy ngược lại những năm 1860. Miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ thua trong cuộc Nội chiến, do đó chúng ta ban hành Bản sửa đổi số 13, cấm các hình thức nô lệ. Đất nước tái thống nhất, các hình thức nô lệ không tự nguyện là vi phạm pháp luật… chỉ còn tự do và hòa bình bao trùm. Đúng vậy không?”

Một tiếng cười giễu cợt vang lên. “Sai rồi. Cấm chế độ nô lệ là không đủ. Thậm chí những người da đen còn chịu nhiều cảm xúc tồi tệ hơn so với trước chiến tranh – ngay cả ở miền Bắc – bởi có quá nhiều thanh niên trẻ đã phải chết vì sự nghiệp giải phóng họ. Các cơ quan lập pháp cấp bang đã thông qua hàng trăm luật phân biệt đối xử với người da đen. Họ bị ngăn cản các quyền như: bầu cử, nắm giữ các cơ quan, có tài sản riêng, sử dụng các trang thiết bị công cộng, không được ra làm chứng trước tòa… Cuộc sống của phần lớn những người da đen gần tồi tệ như thời nô lệ.

“Nhưng đó là luật pháp của bang, nên nhớ điều đó; bản Tuyên ngôn Nhân quyền không thể ngăn điều đó. Bởi vậy Quốc hội quyết định rằng các công dân cần có sự bảo hộ của chính quyền bang. Họ đưa ra Tu chính án số 14 để sửa chữa điều đó.” Mathers nhìn vào một chiếc máy tính. “Các vị có phiền không nếu tôi sử dụng internet một chút?”

“Không, hoàn toàn không vẩn đề gì.” Rhyme nói với ông ta.

Vị giáo sư gõ vào trang tìm kiếm Alta Vista và một lát sau ông đã tải xuống được một đoạn văn. Ông cắt và dán đoạn văn ấy vào một cửa sổ riêng biệt, mà tất cả mọi người trong phòng có thể thấy trên những chiếc màn hình phẳng trong phòng.Không một bang nào có thể tạo ra hay củng cố bất cứ một điều luật nào có thể tước đi hoặc hạn chế quyền lợi hay quyền bất khả xâm phạm của các công dân Hoa Kỳ; cũng như không có một bang nào tước đoạt mạng sống của bất cứ một ai, quyền tự do, hay tài sản, mà không qua một quá trình xét xử theo đúng luật pháp; cũng như không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó…

“Đây là một đoạn trong phần thứ nhất của Tu chính án số 14”, ông ta giải thích. “Nó hạn chế một cách triệt để những gì mà các bang có thể làm với công dân. Một phần khác, mà tôi đã không in ra, lại khuyến khích các bang trao cho những người da đen, những người đàn ông da đen, quyền được bầu cử. Vậy, các vị đã hiểu chứ?” Vị học già hỏi.

“Chúng tôi vẫn lắng nghe.” Sachs nói.

“Giờ thì, cách thức mà bản sửa đổi trình tới Quốc hội có hiệu lực là nó phải được Quốc hội thông qua ở Washington rồi phải được ba phần tư các bang chấp nhận. Quốc hội thông qua Tu chính án số 14 vào mùa xuân năm 1866, và được chuyển tới các bang để phê chuẩn. Hai năm sau, cuối cùng nó đã được thông qua bởi đủ số lượng bang cần thiết.” Ông lắc đầu mình. “Nhưng ngay sau đó đã có những lời đồn đại rằng nó chưa bao giờ chính thức được thông qua và ban hành. Đó là cuộc tranh cãi mà tôi đang đề cập đến. Rất nhiều người cho rằng nó không có hiệu lực.”

Rhyme cau mày. “Thật vậy sao? Họ nói có vấn đề gì với việc ban hành nó?”

“Có hàng tá luận điểm khác nhau. Một vài bang đã rút lại sự ủng hộ sau khi họ bỏ phiếu cho việc thông qua nhưng Quốc hội lờ đi điều này. Một số người thì nói rằng nó không thực sự được trình hay thông qua ở Washington. Cũng có những tranh cãi cho rằng có những phiếu thuận giả ở các cơ quan lập pháp các bang, hối lộ và thậm chí cả đe dọa.”

“Đe dọa?” Sachs hất về phía bức thư. “Như là Charles nói.”

Đã sửa bởi quacauphale lúc 07.03.2015, 19:12.

Mathers giải thích: “Đời sống chính trị khi đó rất khác. Đó là thời đại mà J. P. Morgan nắm trong tay một quân đội riêng để chiến đấu với những đội quân được thuê bởi Jay Gould và Jim Fisk trong cuộc tranh giành đường sắt. Cảnh sát và chính quyền chỉ ngồi yên và quan sát những gì xảy ra”.

“Và các vị cũng phải hiểu rằng mọi người hoàn toàn nhiệt huyết với Tu chính án số 14: Đất nước của chúng ta đã gần như bị phá hủy, một nửa triệu người chết – bằng với số người mà chúng ta đã mất trong tất cả các cuộc chiến tranh khác cộng lại. Không có Tu chính án số 14, miền Nam sẽ nắm quyền trong quốc hội, và chúng ta có thể một lần nữa nhìn thấy đất nước bị chia cắt. Có thể sẽ là một uộc nội chiến thứ hai.”

Ông ta vẫy vẫy bàn tay trên những đồ vật ở phía trước. “Ngài Singleton của các vị rõ ràng là một trong những người đàn ông đi tới các bang để vận động sự ủng hộ bản sửa đổi. Sẽ thế nào nếu như ông ta phát hiện ra rằng bản sửa đổi không có hiệu lực? Đó hẳn phải là điều bí mật đã giày vò ông ta.”

“Có thể là thế”, Rhyme suy đoán: “Một nhóm những người ủng hộ bản sửa đổi đã tạo ra vụ trộm giả để làm mất uy tín của ông ấy. Để nếu như ông ấy có nói ra những gì mình biết thì sẽ chẳng một ai tin điều đó”.

“Tất nhiên, không phải là một nhà lãnh đạo vĩ đại lúc bấy giờ, không phải Federic Douglass hay Stevens hoặc Sumner. Nhưng, đúng vậy, chắc chắn rằng sẽ có hàng loạt các chính trị gia mong muốn bản sửa đổi được thông qua, và họ sẽ làm bất cứ điều gì để nó thành sự thật.” Vị giáo sư quay về phía Geneva. “Và điều đó có thể lý giải tại sao cô bé này đang gặp nguy hiểm.”

“Tại sao?”, Rhyme hỏi. Anh đã lắng nghe lịch sử nhưng sự ám chỉ rộng hơn có lẽ là hơi khó nắm bắt.

Thom liền nói: “Tất cả những gì ta phải làm là mở tờ báo ra”.

“Và nó có nghĩa là gì?”, Rhyme ngắt lời.

Mathers trả lời: “Anh ta ám chỉ rằng, hằng ngày có hàng đống câu chuyện về việc Tu chính án số 14 đã tác động đến cuộc sống của chúng ta như thế nào. Anh có thể không nghe việc nó được nói đến một cách cụ thể nhưng nó vẫn là một trong những vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí nhân quyền của chúng ta. Ngôn từ rất mập mờ – quá trình xét xử theo đúng luật là gì? Hay là pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng?, quyền lợi hoặc quyền bất khả xâm phạm? Tất nhiên, sự mập mờ đó là có chủ đích, nên Quốc hội và tòa án tối cao có thể tạo ra sự bảo vệ mới để đáp ứng những hoàn cảnh của mọi thế hệ.”

“Bên ngoài những câu chữ ngắn gọn đó là hàng trăm điều luật về bất cứ điều gì có thể tưởng tượng được, không đơn thuần chỉ là sự phân biệt chủng tộc. Nó đã được sử dụng để làm mất hiệu lực các điều luật về thuế có tính phân biệt, để bảo vệ những người vô gia cư, những người lao động không đủ tuổi, để bảo đảm các dịch vụ y tế căn bản cho người nghèo. Nó là nền tảng cho các quyền dành cho người đồng tính và cho hàng ngàn vụ án về quyền lợi của tù nhân hằng năm. Có lẽ vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là sử dụng bản sửa đổi để bảo vệ quyền được phá thai?”

“Không có nó, các bang có thể quyết định rằng các bác sĩ phá thai là những kẻ giết người chủ yếu. Và bây giờ, sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong tư tưởng về An ninh quốc gia, chính Tu chính án số 14 đã ngăn các bang truy lùng những người đạo Hồi và giam giữ họ cho đến khi nào cảnh sát chán thì thôi.” Khuôn mặt của ông thể hiện một nỗi buồn. “Nếu như nó không có hiệu lực, bởi vì điều gì đó mà ông Charles Singleton đã biết được, nó có thể là kết thúc của sự tự do mà chúng ta vẫn biết.”

“Nhưng mà”, Sachs nói: “Cứ cho là ông ấy đã tìm ra điều đó, và nó không có hiệu lực. Bản sửa đổi có thể đơn giản được thông qua lần nữa, đúng không?”.

Lần này thì tiếng cười của vị giáo sư thật sự mỉa mai. “Sẽ không xảy ra đâu. Một điều duy nhất mà tất cả các học giả đồng ý là Tu chính án số 14 được thông qua chỉ trong khoảng thời ngắn trong lịch sử. Không, nếu như Tòa án Tối cao làm vô hiệu hóa bản sửa đổi, chúng ta có thể tái thông qua một số điều luật, nhưng vũ khí chủ yếu cho quyền dân sự và quyền tự do dân sự có thể sẽ biến mất mãi mãi.”

“Nếu như đó là động cơ”, Rhyme hỏi. “Ai là kẻ đứng sau vụ tấn công Geneva? Chúng ta nên tìm kiếm ai?”

Mathers lắc đầu. “Chà, danh sách sẽ dài vô tận. Hàng chục trong hàng ngàn người sẽ muốn bảo đảm rằng bản sửa đổi vẫn có hiệu lực. Họ có thể là những người cấp tiến về chính trị, thành viên của một nhóm nhỏ – về chủng tộc hoặc về khuynh hướng tình dục – hoặc là vì lợi ích của các chương trình xã hội, các dịch vụ y tế dành cho người nghèo, quyền phá thai, quyền dành cho người đồng tính, quyền lợi của tù nhân, và quyền lợi của công nhân lao động… Chúng ta nghĩ tới những kẻ cực đoan, những thành phần quá khích vì lợi ích tôn giáo – những người mẹ có những đứa con nằm trên bàn trong các phòng phá thai – hay là những kẻ đánh bom các tòa nhà thị chính. Nhưng họ không có độc quyền sát hại người khác vì đức tin của mình. Hầu hết chủ nghĩa khủng bố ở phương Tây được thực hiện bởi những kẻ theo đảng cấp tiến cánh tả.” Ông ta lắc lắc đầu mình. “Tôi thậm chí không thể đoán được ai đứng đằng sau sự việc.”

“Kiểu gì thì chúng ta cũng phải thu hẹp phạm vi tình nghi”, Sachs nói.

Rhyme gật đầu một cách chậm rãi và nghĩ: Tâm điểm chinh trong vụ án này là phải bắt được Nghi phạm 109 và hy vọng rằng hắn sẽ nói ra kẻ đã thuê mình, hoặc tìm ra các bằng chứng có thể đưa manh mối tới kẻ đó. Nhưng anh cũng cảm nhận một cách rất bản năng rằng đây cũng là một manh mối quan trọng. Hiện tại, nếu như không có một câu trả lời rõ ràng về việc kẻ nào đứng sau các vụ tấn công Geneva Settle, họ sẽ phải xem xét tới quá khứ. “Dù kẻ đó là ai đi chăng nữa, hắn rõ ràng phải biết về những gì xảy ra vào năm 1868 hơn chúng ta. Nếu chúng ta có thể tìm ra điều đó – điều mà Charles nhận ra, ông ấy phụ thuộc vào điều gì, bí mật của ông ấy, và vụ trộm – nó có thể chỉ cho chúng ta đến một nơi nào đó. Tôi muốn thông tin hơn về thời gian lúc đó ở New York, Gallows Heights, Potter’s Field, bất cứ gì mà chúng ta có thể tìm thấy.” Anh nhíu mày như thể một ký ức bất chợt trở về và nói với Cooper: “Khi tìm cái tên Gallows Heights lần đầu tiên, anh đã tìm ra một bài viết về địa điểm đó ở gần đây, Tổ chức Sandford”.

“Đúng thế.”

“Anh vẫn giữ nó chứ?”

Mel Cooper lưu trữ lại mọi thứ. Anh nhớ lại về bài báo của tạp chí Times trên chiếc máy tính của mình. Những dòng chữ hiện lên trên màn hình của anh. “Nó đây rồi.”

Rhyme đọc bài báo và biết được rằng tổ chức Sandford này có lưu trữ tổng thể về lịch sử khu Upper West Side. “Liên lạc với giám đốc nơi này – William Ashberry. Nói với ông ta chúng ta cần làm việc với thư viện của ông ấy.”

“Tôi sẽ làm như vậy.” Cooper nhấc điện thoại lên. Anh có một cuộc nói chuyện ngắn gọn, rồi dập máy và báo cáo. “Họ rất vui lòng được giúp đỡ. Ashberry sẽ đưa chúng ta tới người quản lý các kho lưu trữ.”

“Sẽ phải có một ai đó đi tìm hiểu việc này”, Rhyme nói, nhìn Sachs với đôi lông mày nhướn cao.

“Ai đó? Em phải làm cái công việc chán ngắt đó sao.”

Cô ấy còn nghĩ được ra ai nữa? Pulaski thì đang nằm trong viện. Bell và đội của anh ta đang bảo vệ Geneva. Cooper là một chuyên gia trong phòng thí nghiệm. Sellito thì thừa tầm để thực hiện những công việc đơn giản dành cho lính mới kiểu này. Rhyme trách cô: “Không có những hiện trường nhỏ, chỉ có những cuộc điều tra hiện trường nhỏ mà thôi”.

“Hài hước đấy”, cô nói một cách chua chát. Mặc áo khoác vào, cô cầm lấy chiếc túi xách của mình.

“Một điều nữa”, Rhyme nói, lúc này giọng nghiêm trọng.

Cô nhướn lông mày lên.

“Chúng ta biết rằng hắn sẽ nhắm vào chính chúng ta.”

Cảnh sát, ý anh là thế.

“Ghi nhớ những mẩu sơn màu vàng đó trong đầu. Quan sát các công trình hoặc các công nhân thi công đường cao tốc… Chà, đối với gã này, cần phải đề phòng bất cứ ai.”

“Em biết rồi”, cô nói. Rồi lấy địa chỉ của tổ chức và rời đi.

Sau khi cô đi khỏi, Giáo sư Mathers nhìn qua những bức thư và các tư liệu khác một lần nữa rồi đưa chúng cho Cooper. Ông nhìn Geneva. “Khi ta ở tuổi của cháu, họ thậm chí còn chưa đưa các nghiên cứu về lịch sử Mỹ – Phi vào chương trình học. Chương trình hiện tại thế nào rồi? Cháu phải học hai kỳ à?”

Geneva cau mày: “Chương trình học Mỹ – Phi? Cháu không học môn này”.

“Vậy thì bài nghiên cứu của cháu là về nội dung gì?”

“Nghệ thuật ngôn ngữ.”

“Chà. Vậy là cháu sẽ học môn nghiên cứu lịch sử Mỹ – Phi năm tới?”

Do dự một lúc. “Cháu không định học môn đó chút nào hết.”

“Thật sao?”

Geneva rõ ràng cảm nhận được sự trách móc trong câu hỏi của ông ta. “Nó đơn giản là qua và trượt. Tất cả những gì ta phải làm là có mặt trong lớp. Cháu không muốn kiểu đánh giá như vậy có trong hồ sơ học bạ của mình.”

“Nó không thể làm cháu đau lòng.”

“Vậy vấn đề ở đây là gì?” Cô hỏi một cách thẳng thừng bất lịch sự. “Chúng cháu đã nghe đi nghe lại suốt rồi… Bộ phim Amistad, các nô lệ, John Brown, các điều luật Jim Crow, vụ kiện tụng Brown chống lại Hội đồng giáo dục, Martin Luther King, Jr., Malcolm X…”, rồi cô bé im lặng.

Không đứng trên vai trò một giảng viên, Mathers hỏi: “Chỉ là rên rỉ về quá khứ thôi à?”.

Geneva cuối cùng cũng gật đầu. “Cháu cho rằng đó chính là cách mình nhìn nhận về nó. Ý cháu là, bây giờ là thế kỷ hai mươi mốt rồi. Thời đại để chúng ta tiếp tục bước đi. Tất cả những trận chiến ấy đã kết thúc.”

Vị giáo sư mỉm cười, rồi ông nhìn Rhyme. “Chà, chúc may mắn. Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp gì hơn.”

“Chúng tôi sẽ làm vậy.”

Người đàn ông mảnh khảnh bước tới cánh cửa. Ông ta dừng lại và quay đầu.

“À, Geneva?”

“Vâng?”

“Hãy nghĩ tới điều này – từ một người có kinh nghiệm sống nhiều hơn cháu một vài năm. Đôi khi chú vẫn tự hỏi nếu như cuộc chiến thực sự vẫn chưa kết thúc như vậy.” Ông ta hất đầu về phía tấm bảng chứng cứ và những lá thư của Charles. “Có lẽ điều đó chỉ là khó nhận biết được kẻ thù hơn mà thôi.”

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN