Làm Dâu Nhà Giàu
Chương 27
Mấy lời này, cô cảm giác giống như mấy ông bà thầy bói bịp bợm dưới quê cô, chuyên đi nói quá mọi chuyện để khiến người nghe hoảng sợ, ắt phải bỏ tiền giải hạn. Cô không tin, ông lão này nhìn mặt mũi phúc hậu mà sao lại đi nói những lời khó nghe như vậy, con cháu đâu mà để tuổi này rồi còn đi lừa người. Từ đầu đến cuối, cô coi đó là lời nói nhảm. Cô nhớ ngày cô còn nhỏ, mẹ cô cũng chỉ vì tin vào những lời đe doạ của bà thầy bói dởm mà mở một khoá lễ giải hạn mấy chục triệu khiến gia đình cô hồi đó đã thiếu lại càng thiếu. Bà ấy còn hứa làm lễ xong sẽ khiến nhà cô trở nên giàu có, ai ngờ mười mấy năm trôi qua mà vẫn vậy. Sau hồi bà ấy cũng mất tích và không để lại chút dấu vết giống như bốc hơi trong không khí. Thấy ánh mắt nghi hoặc của cô, ông lão nói tiếp.
– Cô không tin à?
Cô lắc đầu.
– Tôi biết cô sẽ cảm thấy không tin là đúng, vì đâu ai muốn nghe những lời lẽ không mấy tốt đẹp này. Thôi được rồi, không tin cũng được, không có sao. Mai mốt hạn đến thì hãy nhớ đến ông già này ( nói rồi ông đưa cho cô một mẩu giấy, trên giấy viết là địa chỉ nhà của ai đó, còn có cả số điện thoại)
– Đây là địa chỉ mà ta ở. Nếu cần hãy đến tìm, không cần thì càng tốt. Hữu duyên!
Dứt lời ông lão quay mặt bước đi hoà vào dòng người đông đúc.
Cô định bụng sẽ vứt bỏ tờ giấy này vào sọt rác, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, lại không đành lòng nên gấp gọn lại bỏ vào túi áo.
Cô đưa mắt nhìn bé Cúc với mẹ hai, mẹ hai nói đi có chút việc mà nãy giờ chưa quay lại. Còn nhỏ Cúc nữa, mua được xiên kẹo hồ lô mà như đi Tây thiên lấy kinh, mãi chẳng thấy đâu.
Từ đằng sau một bàn tay đập vào vai cô khiến cô giật mình quay lại, là người quen dưới quê, người không xa lạ với cô.
– Nô! Anh Nô!
Anh Nô là người giúp việc cùng cô ở nhà bà chủ Đường, nhưng hôm nay sao lại có mặt ở đất Giang Châu thế này.
– Nụ.. đúng là cô rồi, tôi vừa còn sợ mình nhận nhầm. Mới tháng không gặp thôi mà cô trông đẹp gái quá.
– Anh Nô. Sao anh lại ở đây?
– Tôi lên trên này được nửa tháng nay rồi. Từ ngày cô nghỉ việc ở nhà bà chủ Đường được tuần là tôi cũng nghỉ luôn.
– Sao anh nghỉ. Bà chủ đuổi anh à?
– Không có. Chỉ là trước làm việc ở đó còn được thấy thấp thoáng bóng dáng của cô. Cô đi rồi, lấy chồng giàu rồi nên tôi cũng chẳng còn tâm trí mà làm tiếp nữa.
Thực ra cô biết Nô từng thích mình, anh đã giúp đỡ cô rất nhiều trong công việc. Chỉ là hồi đó cô đơn giản coi anh như là người anh trai mà thôi. Nô rất tốt, cũng rất đẹp trai và đặc biệt rất chịu khó. Cô gượng cười lảng tránh sang chuyện khác.
– Vậy anh lên đây thì anh làm gì? Thuê nhà trọ ở à?
– tôi muốn làm việc bên Giang Nam nhưng đây bên đó đắt đỏ nên mướn phòng cũng giá cao. Bên này tôi có một bà con xa nên người ta cho ở nhờ, còn tìm việc giúp tôi nữa.
– Vậy giờ anh làm gì?
– Tôi bán trái cây kìa. Cô nhìn bên này, tiệm trái cây này là của tôi đó. Trộm vía làng này tuy thế thôi nhưng người dân còn chịu chi hơn dưới quê mình. Mà trái cây tôi bán không có thuốc gì đâu, lát cô về thì cầm theo ít, trái cây sạch nên không có sợ.
– Thôi không cần đâu. Anh để đó mà bán.
Nô mặt buồn xuống.
– Hay lấy chồng giàu rồi không ăn mấy thứ này nữa.
– Tôi không có ý đó mà.
– Vậy lấy ít cho tôi vui..Một chút quà thôi mà.
Cô chần chừ sau hồi gật đầu vì sự nhiệt thành của anh, nếu không nhận sợ anh nghĩ cô chê bai. Nô chạy ra sạp vui vẻ nhặt cho cô mỗi loại trái cây một ít bỏ vào túi bóng.
– Diệu Anh. Con mua trái cây à?
Cô quay qua thì thấy mẹ hai, vẻ mặt cô trở nên lúng túng.
– Mẹ hai.. mẹ xong việc rồi ạ?
– Ừ. Mẹ xong việc rồi.
Bà tiến tới gần hàng trái cây của Nô khiến cô càng run run.
– Là cậu à? Nhận ra tôi không?
– Dạ con nhận ra. Bà vẫn thỉnh thoảng mua trái cây chỗ con.
– Trái cây cậu bán tươi ngon lắm, bụng dạ lão phu nhân nhà tôi kém mà ăn thoải mái không sợ.
– Dạ. Lần sau bà ghé mua ủng hộ con nhá.
– Đây. Hôm nay tôi không ủng hộ thì có con dâu tôi ủng hộ đây rồi.
Nô ngơ ngác chỉ tay về phía cô.
– Đây là con dâu bà ạ?
– Ừ. Con dâu tôi đấy, cậu thấy con bé xinh không?
– Dạ xinh.
Nô cười nhạt đưa bịch trái cây cho cô.
– Của cô nè.
– Hết bao tiền tôi gửi ( bà hai nói)
– Dạ thôi. Để khi khác rồi tính.
– Thế sao được. Tính tiền luôn đi.
– Dạ thôi ạ.
– Ơ hay. Cậu đi buôn chứ phải xin được đâu mà thôi.
Thấy hai người đùn đẩy qua lại, cô liền nói.
– Mẹ hai tôi đưa thì anh cứ nhận đi ạ. Khi khác muốn cho thì cho sau.
– Vậy xin hai mẹ con bà nhá.
Cô và mẹ hai rời đi, Nô đứng bần thần nhìn theo “ giá như cô ấy vẫn là Nụ “
Hai người đi lang thang trên con phố, cô vẫn không ngừng suy nghĩ tới Nô. Đã có duyên gặp lại đây rồi thì liệu anh ấy có tiết lộ bí mật của cô hay không. Lúc trước cô nghĩ đơn giản lắm, cô chưa bao giờ sợ bí mật bị phơi bày, cùng lắm là về quê chăn trâu cắt cỏ cùng bố mẹ. Nhưng giờ cô thấy sợ, sợ vì sẽ không được ở cùng anh nữa. Không thể phủ nhận, cô thật sự có cảm giác với anh rồi.
Một lát sau nhỏ Cúc chạy tới sau lưng hai người, trên tay cầm theo 3 xiên kẹo hồ lô.
– Bà hai, mợ cả.. hai người đợi con mới.
– Con nhỏ này. Đi mua có mấy xiên kẹo hồ lô thôi mà mất tích lâu quá.
– Vừa nãy con mải nghe mọi người đồn tai nhau rằng dạo này người dân ven sông hay gặp quỷ nước lắm bà với mợ ạ.
Bà hai bật cười.
– Con bé này. Toàn là tin đồn tào lao, làm gì có con quỷ nào.
– bà hai k tin ạ?
– Không.
– Vậy mợ cả tin không?
Cô suy nghĩ, quả thật cô có nhìn thấy một con ma mặt trắng bệnh, lưỡi dài, mắt lồi xuống đáy sông.
– Mợ.. mợ nghĩ gì vậy?
– À ừ. Mợ cũng không tin.
– Sao con nghe mọi người nói như thật ấy nhỉ.
– Chừng nào nhìn thấy rồi hẵng tin ( bà hai nói)
Hội chợ Giang Châu quả nhiên rất rộng lớn, đầy đủ các mặt hàng như quần áo, trang sức, đồ gia dụng, giày dép, đồ chơi, nói tóm lại không thiếu một mặt hàng gì cả. Từ bé đến giờ nay cô mới có dịp mở mang tầm mắt, tham quan một hội chợ lớn như vậy.
– Diệu anh. Ở quê con có hay có hội chợ như này không?
– Dạ cũng có mẹ hai ạ. Nhưng không lớn như này.
– Ừ. Làng Giang Châu nổi tiếng các hội chợ và bán vải, quần áo, đồ trang sức. Những mặt hàng ở đây đều do người dân tự làm thủ công ấy.
– Họ khéo tay quá mẹ hai ạ. Những chiếc vòng được làm rất khéo léo và tinh tế, không khác gì đồ cao cấp.
– Nếu con thích có thể lựa mua một ít làm kỷ niệm.
– Được không mẹ hai?
– Được chứ. Cái gì con thích đều được hết.
– Dạ. Vậy con không khách sáo nữa.
Cô cười tươi chọn cho mình chiếc lắc tay.
Quanh đi quanh lại chẳng mấy mà đã đến xế chiều, bầu trời cũng dịu hơn rất nhiều. Mẹ hai bắt đầu dẫn cô tới nhà ông thầy lang bắt mạch.
Đứng trước căn nhà ngói đỏ, mẹ hai dặn cô và Cúc đứng ngoài chờ, bà tiến lên gõ cửa nhưng bên trong đã không có tiếng động nào.
– Mẹ hai. Có khi nào thầy đi vắng rồi không ạ
– Chắc vậy rồi. Nhưng mọi lần mẹ đến là được gặp thầy luôn mà.
– Hay để dịp khác rồi đến được không mẹ. Dù sao trời cũng tối rồi, chẳng biết bao giờ ông thầy lang đó về.
Cô vừa dứt lời thì ngoài cổng có tiếng bước chân đi vào.
– Mọi người đến tìm ta à? Vào trong uống nước.
Cô quay lại thì thấy ông lão hồi đầu chiều cô gặp. Hai mắt cô tròn xoe nhìn ông nhưng ông lại ra vẻ chưa từng quen biết cô.
– Thầy Tuy.. hôm nay tôi dẫn con bé tới bắt mạch.
– Vào trong rồi nói.
Căn nhà này là loại một phòng ngủ và một phòng khách, đồ đạc được xếp rất ngăn lắp và gọn gàng. Thầy tuy pha một ấm trà hoa sen rồi mời ba người ngồi xuống chiếc ghế gỗ hình tròn.
– Mọi người uống trà đi.
– Dạ. Thầy cứ để bọn con tự nhiên ạ ( bà hai nói)
Xong hồi thầy Tuy liếc mắt nhìn qua cô rồi lấy một chiếc gối màu vàng đặt lên bàn.
– Cô gái để tay xuống chiếc gối này, tôi bắt mạch cho.
– Dạ tay nào vậy thầy?
– Đặt tay phải.
Cô rụt rè đặt tay lên chiếc gối, chừng 3 phút sau thầy nói.
– Mạch đập hoàn toàn bình thường nhưng hình như cô gái này kinh Nguyệt không đều, nóng trong.
Bà hai hỏi cô.
– Có đúng như lời thầy nói không Diệu anh?
– Dạ đúng ạ.
– Cũng không có gì đáng lo đâu. Uống một chút thuốc điều hoà kinh Nguyệt là được. Nóng trong thì chịu khó ăn nhiều đồ mát, uống thảo dược rất tốt. Còn nữa, chịu khó uống nhiều búp sen cho dễ ngủ.
– Dạ. Con cảm ơn thầy.
Xong hồi thầy có bốc cho cô ít thuốc uống để điều hoà kinh nguyệt. Trời lúc này cũng bắt đầu nhá nhem tối, mọi người xin phép trở về. Trước khi đi, thầy Tuy vẫn không quên nói với cô.
– Nhớ kỹ những lời ta dặn. Trước và sau…
******
Lần trở về, cô không muốn đi qua sông vì cô sợ hình ảnh con quỷ ấy ám lấy tâm trí cô. Sau hồi cô quyết định bắt chiếc xe ôm đi đường trục chính về thị trấn, bà hai thấy vậy có nói Cúc đi cùng cô.
Chiếc xe vừa dừng xuống, từ trong con hẻm nhỏ gần nhà,một chiếc xe không biển số lao thẳng về đằng trước với tốc độ cực nhanh và nguy hiểm. Cô nhanh trí kéo Cúc lùi lại khiến cả hai theo lực mà đập đầu vào tường, lúc đó chỉ cần chậm một xíu thôi là có thể một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Cô run sợ nhưng vẫn cố nhìn chiếc xe trước mặt, người điêu khiển là người đàn ông, hắn dừng xe lại vài giây quay lại nhìn hai người rồi lao thẳng về phía trước.
– Mợ ơi.. mợ không sao chứ ( Cúc run run hỏi)
Một chất lỏng từ trên trán chảy xuống gò má, theo cảm giác cô đưa tay sờ lên, những ngón tay hằn in màu đỏ của máu.
– Mợ ơi.. mợ chảy nhiều máu quá.
– Bình tĩnh. Đỡ mợ về nhà rồi tính tiếp.
Thực ra cô biết máu của mình thuộc dạng khó đông nên cũng không mấy ngạc nhiên, chỉ là trong đầu cô vẫn mộng mị về kẻ gây ra tai nạn khi nãy. Rốt cuộc là cố tình hay vô tình?
Về Trần Gia, vì sợ mọi người lo lắng nên cô đi thẳng lên phòng. Mở cửa phòng đã thấy anh ngay trước mặt, anh nhíu mày nhìn lên trán cô, sắc mặt thay đổi, giọng nói gấp gáp hỏi.
– Trán của cô.. bị sao vậy?
Cô khẽ nhăn mặt lại, vết thương càng lúc càng đau hơn.
– Lấy giúp tôi hộp sơ cứu vết thương.
Anh vội vàng lôi trong tủ ra hộp đồ, lấy bông sát khuẩn thấm nhẹ vết thương rồi dán băng gạt cho cầm máu.
– Sao lại ra nông nỗi này.
– Vừa suýt chút nữa tôi bị xe tông.
Anh dừng động tác lại rồi hỏi.
– Cô có nhớ được biển số không?
– Không có biển số. Người này giống như cố tình tông vào tôi vậy.
Đến đây anh bắt đầu trầm ngâm một lúc rồi cầm áo vest định bước đi thì cô kéo tay lại.
– anh định đi đâu?
– Đi tìm kẻ gây ra tai nạn cho cô.
– Biết ai đâu mà tìm.
– Động vào người phụ nữ của tôi, nó phải chết!
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!