Lằn Ranh Sinh Tử
Chương 10
Khoảng một tuần lễ sau khi ông Sando và Loonie ra đi, tôi đạp xe ra biển với một nỗi sợ. Tôi thấy khó chịu với cái nhìn khinh thị mà cha mẹ tôi dành cho tôi. Tôi thấy chán nản và bực bội – tôi lại vẫn cô đơn trong cuộc đời mình.
Mặt biển đang ở trong cơn hỗn loạn mùa đông, trên bãi vắng tanh. Tôi chẳng muốn gặp Eva cho lắm. Nhưng phần nào tôi cũng lo ngại là bà không có ở nhà. Tôi còn biết đến nơi nào khác nữa đâu.
Chiếc xe Volkswagen được nằm phủ bạt. Con chó lao ra mừng tôi có vẻ như nó đang thèm khát một người bầu bạn. Tôi ngồi chơi với nó một lúc, vò vò hai lỗ tai nó, thấy vui trước sự ngưỡng mộ của nó. Có thể là một ảo tưởng từ xưa của con người, nhưng lúc này đây, tôi thấy rằng con chó như thế này là một điều tốt cho một đứa tuổi thiếu niên như tôiể Trong lúc tôi ngồi xổm cào gãi cái bụng con chó, tôi nghĩ đến chuyện dẫn nó đi chơi một vòng trên các bãi cỏ hoặc vào trong rừng, cho nó phóng tới phóng lui dưới các tàn cây và săn bắt thỏ trong rừng, rồi tôi sẽ ngồi nói chuyện vu vơ với nó và thổ lộ hết những gì trong lòng mình. Tôi muốn làm như thế, nhưng thay vào đó tôi lại bước lên các bậc thang.
Eva đang ở trong phòng khách phía sau khung cửa kínhề Tôi thấy bà đang nằm ưỡn trên trường kỷ nhìn tôi. Bà không thoải mái lắm qua cách bà nằm với cái miệng hé mở và mái tóc bù xù. Tôi đứng ngoài trời lạnh cho đến khi bà bảo tôi vào.
Căn nhà xông mùi khói củi, mùi thịt muối chiên rán và mùi bồ đà. Dàn stereo chơi một bản nhạc trầm lắng.
Eva mặc một chiếc quần ống rộng đã cũ và một chiếc áo Yale ngắn tay mang những đốm vệt vàng sáng.
– Lại sắp mưa nữa rồi – Bà lẩm bẩm.
– Phải – Tôi nói. Chờ dăm phút nữa xem sao. Thời tiết mới mà.
– Tôi cứ phải chờ đợi những cái dăm phút như thế suốt cả đời mình, bà nói. Cái duy nhất thay đổi là thời tiết.
Tôi chẳng biết nói gì. Tôi đang chuẩn bị để ra về.
– Pikelet này – Bà nói – Vùng này có thể mua được gà tây vườn ở đâu không nhỉ?
– Cái gì vườn?
– Thịt gà tây nhồi ấy mà. Mua ở đâu có nhỉ?
– Quỷ thần ơi – Tôi lẩm bẩm – Làm sao tôi biết được?
Bà cười xì, xem tôi như một thằng ngốc, nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai ăn món thịt gà tây nhồi. Ở xứ của tôi, thậm chí ngày Giáng Sinh cũng chẳng có thịt gà tây nữa – nó đâu có ngon gì hơn những con vật bị xe cán.
– Hãy ngồi xuống một lát đi.
– Ở đây nóng quá – Tôi nói và ngồi xuống trên trường kỷ bên cạnh bà.
– Thì cởi áo ra.
Tôi thấy các đốm lửa trong lò của bà sắp tắt.
– Nào đi, cởi áo ra đi.
– Sao ạ?
– Cậu nghe tôi nói rồi đấy.
– Bà hút à – Tôi nói.
– Nhưng cậu cũng muốn. Đằng nào cậu cũng hút mà.
Tôi nghĩ đến điều có thể xảy ra. Cũng giống như lúc ở trong nhà kho với Loonie với một thứ gì cay nồng. Toàn thân tôi run lên vì nguy cơ ấy ở trong phòng này.
Tôi đứng dậy. Bà Eva nắm lấy vạt áo tôi với một cái cười nhếch mép. Tôi nhìn bà trong sự tức giận bối rối rồi tôi nhún vai bất cần. Tôi cởi phăng chiếc áo ra, ôm khư khư vào lòng một cách ngô nghê. Cái cười khẩy biến đi trên gương mặt của bà Eva và bà trông thật buồn bã. Bà đưa mấy đầu ngón tay sờ sờ vào bụng tôi. Có một vẻ gì vô tư trong cách bà áp mấy ngón tay vào người tôi và từ từ vuốt lên trên ngực. Tôi bị bất ngờ vì cái bóp đau điếng lên trên núm vú của mình, nhưng bà ta hôn vào cổ tôi một cách dịu dàng đến nỗi toàn bộ da đầu tôi nghe rần rần. Bà hôn vào cổ tôi nhiều lần, đồng thời cởi nút chiếc quần Levi của tôi, và khi tôi cũng nổi hứng thì bà cười vào bên tai tôi như một người thắng cuộc.
Tôi đi theo bà leo lên gác xép. Bà cởi bỏ quần áo, ngả người trên chiếc giường bề bộn và cười với tôi một cách trìu mến. Tôi cảm thấy một sức mạnh ghê gớm thúc đẩy mình.
– Pikelet, không cần phải miễn cưỡng.
– Ồ – Tôi nói với sự phấn khởi giả tạo – Tôi sẽ làm mà. Tôi muốn thế mà.
– Được, bà nói. Bây giờ thì nên chỉ dạy thế nào đây?
Tôi tuột chiếc quần jean của mình ra, leo lên giường và hôn bà một cách vụng về. Tóc của Eva không được gội, miệng bà có mùi cà phê lẫn bồ đà. Mấy ngón tay bà nhuộm màu nghệ. Người bà có mùi mồ hôi và mùi dưa xào. Bà ta nặng ký hơn và khỏe mạnh hơn tôi. Lưng bà rộng và hai cánh tay cứng cáp. Trên người bà chẳng có cái gì thanh mảnh và con gái cả. Bà chẳng nhắm mắt lại. Bà chẳng đợi tôi kịp hiểu ra điều gì.
Buổi chiều, khi chúng tôi cùng ăn món cà ri bà nấu và hút mớ bồ đà còn lại, bà thấy tôi đứng trong phòng khách ngắm nhìn các món đồ của họ. Tôi bị say thuốc và trở nên bạo dạn. Tôi thấy mình đã trưởng thành hơn, tự hài lòng về mình và, không rõ vì lý do gì, lần đầu tiên tôi để ý thấy là mọi thứ ở đây đều có vẻ mới mẻ và chọn lọc. Tôi tự nhủ, một ngày kia mình cũng muốn có những thứ như thế này.
– Gì đó? – Eva hỏi trong lúc cắt một chùm nho.
– Không có gì.
– Xạo, cậu đang nghĩ là tất cả những tiền của này từ đâu mà có phải không?
– Không. Không phải thực mà.
– Trời ơi, Pikelet. Cậu giống như một cuốn sách.
Tôi nhún vai. Bà đã nhầm, nhưng tôi không muốn tỏ ra ngốc nghếch hơn con người thực của mình.
– Đây là một tài khoản ký thác. Tiền của ba tôi.
– Cho cả ông Sando nữa ư?
Bà mỉm cười. Phải, cho cả ông ấy nữa. Nhưng họ không hợp với nhau. Ba tôi và ông ấy.
– Nhưng nhờ vậy mà ông ta có thể…
– Lướt sóng và đi du lịch, phải. Nhờ vậy mà tôi có thể trở thành nhà trượt tuyết, nhất định rồi.
Tôi ngơ ngác. Thật ra tôi chẳng hiểu thế nào là tài khoản uỷ thác – tôi cảm thấy có một khoảng cách giữa chúng tôi, còn lớn hơn cả cái khoảng cách về quốc tịch, thậm chí về tuổi tác giữa chúng tôi nữa. Tiền thì có sẵn trong trương mục ngân hàng. Chẳng cần phải làm việc.
Tôi không nói gì cả nhưng bà Eva hẳn đã nhìn thấy điều ấy trên gương mặt tôi.
– Thế giới này to lớn và xấu xa quá, phải không Pikelet. Nó là thế đấy mà.
– Ôi chao.
– Tôi nghĩ là nó không công bằng, nhưng đã sao đâu.
– Tôi cũng nghĩ thế.
– Chẳng có gì là công bằng cả, Pikeletế Một số người ở tuổi cậu đã thành đạt rồi, còn những người khác – những người khốn khổ tội nghiệp – thì phải chờ cho đến tuổi ba mươi. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể trả lại tất cả những thứ đó. Cậu có muốn từ bỏ tất cả để cho có sự công bằng hay không?
Tôi lắc đầu, bẽn lẽn.
– Hãy công bằng với tôi là đủ rồi, Pikelet.
– Vâng, tôi đang làm thế. Tôi muốn nói là tôi sẽ làm thế.
– Đừng nói gì nhiều về chuyện của tôi, được không? Đừng nói với Loonie, và với bất cứ ai.
– Không đâu – Tôi nói với giọng run run. Tôi hứa. Nhưng ngay cả khi đang đứng ở đấy tôi cũng đã thấy sự vui mừng và tự mãn biến đi khỏi gương mặt của bà. Bà nhìn xuống chùm nho như thể không còn nhớ nó là thứ gì.
– Lạy Chúa – Bà nói – Có lẽ cậu không nên ra đây nữa.
– Sao vậy?
– Không hay đâu. Như vậy là không tốt cho cậu.
– Nhưng nếu tôi muốn? – Tôi giận dỗi hỏi.
– Nghe đây. Ông Sando sẽ trở về ngay thôi.
Tôi nhìn Eva trân trân: – Bao giờ?
– Thôi trời đã hết mưa rồi. Cậu về đi.
Tôi cứ bị bứt rứt ngày đêm suốt cả tuần. Trước đây, ngoài những đánh giá rời rạc về mọi người phụ nữ nào mà tôi gặp, tôi chẳng có sự quan tâm đặc biệt về mặt tình dục nào đối với bà Eva Sanderson. Bà ta hoàn toàn không phải là mẫu người phụ nữ nằm trong các suy tưởng tình dục của tôi. Thực ra, bà là người phụ nữ tóc vàng tự tin theo kiểu Mỹ, nhưng chẳng có vẻ gì là Playboy hay Hollywood ở bà ta cả. Tính tình Eva thì cứng rắn và thẳng thừng. Là một phụ nữ tóc vàng nhưng bà lại có xu hướng nông nghiệp. Một mặt thì bà thiếu sự vô tư của phong trào rock-and-roll, còn mặt kia thì lại không toả ra một hào quang dù là yếu ớt nhất của sự nhạy cảm mơ hồ. Bà là một con người thất thường và đáng ngại, nếu có thể nói được như thế, và quí phái hơn là xinh đẹp. Tay chân bà khá mảnh mai, dù rắn chắc và đầy sẹo. Thế nhưng ý tưởng về bà đã hình thành khá rõ ràng. Thực tế về cơ thể bà khiến cho tôi thấy bất ngờ. Eva bỗng nhiên là tất cả những gì mà tôi có thể nghĩ đến.
Tôi không đạp xe ra ngoài ấy nữa. Tôi cũng chẳng gọi điện cho bà từ phòng điện thoại bên ngoài cái quán. Tôi cố nhớ lại từng giây phút ấy: cái bụng của bà áp vào bụng tôi, mùi vị mằn mặn trên làn da, và tiếng rên rỉ trầm trầm, khiêu gợi của bà. Suốt nhiều ngày liền, hương vị nồng sặc của bà còn vương vất trên bàn tay tôi, và mỗi khi tôi nổi hứng bên dưới tấm chăn thì hương vị ấy dường như trở về với hơi nóng của cơ thể tôi. Tôi nghĩ đến ông Sando và thấy mình thật đê tiện khi làm như thế. Một ngày nào đó ông ta sẽ trở về. Tôi cảm thấy không thể chịu nổi khi cái tình cảnh ấy xảy đến với mình. Tôi bực bội với mọi thứ hiện nay, tôi đã mất hết tất cả. Thế nhưng tôi lại nhớ đến cái cảm giác đắng cay, nhức nhối của sự gạt bỏ mà họ đã gây ra cho tôi. Ông Sando đã đánh giá được tôi, đã không coi tôi ra gì. Ông ấy đã tách rời tôi ra. Tấm ván Brewer màu vàng chỉ là một thứ để an ủi. Ông ta chẳng bao giờ là bạn của tôi. Bà Eva đã hơn một lần để lộ ra điều đó. Bà nói chúng tôi đến đây để nịnh nọt ông ta, để làm cho ông ta cảm thấy mình là quan trọng. Một huấn luyện viên. Làm thế thật là tai hại cho ông.
Vào giờ ăn trưa ở nhà trường, tôi đứng trong quầy điện thoại bên cạnh sân bóng rổ và nhìn vào số của bà Eva ghi bằng bút bi mé trong cổ tay mình, nhưng tôi không gọi, tôi không dám gọi. Có thể là bà thực sự mong cho tôi đừng bao giờ quay trở lại nữa. Có thể là bà thấy ăn năn hối hận. Hoặc có thể bà chỉ thấy tội nghiệp cho tôi, đứa con trai bị bỏ lại đằng sau, và việc đưa tôi vào giường chỉ là một giây phút tử tế trong cơn say thuốc rồi sau đó bà thấy hối hận. Nói có chúa, tôi vốn không có tài làm chuyện ấy. Và rồi rất nhanh, bà sẽ thấy nhàm chán. Nếu bà ta muốn bỏ tôi thì tôi nên cẩn thận, vì sẽ không bao giờ biết được là bà nói gì hay nghĩ gì. Không thể tin ở bà được. Nhưng để như thế này cũng thật khó chịu, vì cứ nghĩ rằng bà ta đã cắt đứt với tôi một cách lạnh lùng. Tôi đã thích bà.
Giờ đây nhìn những đứa con gái tôi thường so sánh với bà Eva – hình dạng đôi chân và những cánh tay gầy guộc của chúng, cách chúng che đỡ bộ ngực của mình bằng đôi vai. Nước hoa của chúng vừa ngọt ngào vừa thân mật.
Tôi ghét tất cả những vòng đeo tay bằng nhựa lạch cạch của chúng, và cái kiểu chúng trát mụn bằng kem màu hồng và cắn môi khi tưởng không ai nhìn thấyề Đứa nào cũng nói dối, chứ thực ra chúng đều đi chơi với những người đàn ông lớn tuổi, những người có xe hơi, việc làm, những người thích chòm tóc rũ tẩy nhuộm trước trán của chúng và mua sắm cho chúng. Chúng bỗng nhiên có vẻ thật… tầm thường.
Một buổi tối kia, khi tôi nghe tiếng chiếc xe Volkswagen ở đầu kia con đường vào nhà, tôi liền bỏ cuốn sách xuống và nằm thật im trên giường. Ban đầu tôi nghĩ là ông Sando, dù ông ra đi chỉ mới nửa tháng. Nếu là ông ta thì ông ta cần gì tôi vào lúc mười giờ tối này? Trừ khi ông đã biết chuyện gì rồi. Tôi cố đừng nghĩ đến chuyện ấy, nghĩ rằng ông ta đến đây giận dữ và to khỏe gấp hai tôi. Còn bà Eva thì ắt hẳn sẽ không lái xe đến đây để tìm gặp tôi. Chẳng lẽ bà lại làm thế? Trong khi cha mẹ tôi đang ngủ trong nhà? Hay bà đang chờ tôi ra khỏi nhà để gặp bà ngoài đường? Ý tưởng này quá kỳ dị, quá tuyệt vời, và quá đáng sợ. Tôi tắt đèn nhà bếp và một lúc sau tiếng xe vù đi. Tôi biết rất rõ là tiếng xe Volkswagen. Nó đã đậu ở đây năm phút. Cũng có thể đây chỉ là một đôi hip-pi lạc đường dừng lại để xem bản đồ ngay trước nhà tôi. Thế nhưng tôi chờ nghe tiếng nó trở lại, chẳng hề nhúc nhích. Nghĩ đến bà Eva ngồi chờ ngoài xe, thằng nhỏ của tôi lại cương lên. Và rồi, qua bức vách mỏng, động cơ tủ lạnh khởi chạy trở lại, và tôi không thể chắc là mình đã không tưởng tượng ra toàn bộ chuyện này.
Tôi im hơi cả một tuần lễ. Nhưng đến thứ bảy tiếp theo thì tôi đạp xe đi dưới trời mưa như thác. Tôi thấy mình thật điên loạn, liều lĩnh và hành xác.
Con chó báo tin tôi đến. Eva bước ra ngoài hàng hiên và chẳng thèm lên tiếng chào tôi. Bà mở dây khoá kéo chiếc quần ướt sũng của tôi một cách dứt khoát gần như là bằng bạo lực và áp môi vào tôi trong khi con chó và cửa sông dậy sóng cùng toàn thể bầu trời như đang nhìn vào chúng tôi.
Một lát sau thì xong chuyện. Eva ngồi dậy và vơ lấy quần áo của tôi mang vào trong nhà. Tôi đi theo bà đến nơi máy sấy, thấy bà ném hết quần áo tôi vào đó. Bà mặc một chiếc áo len chui đã cũ, chiếc quần jean ống loe và đôi vớ màu cầu vồng. Khi tôi đến gần để ôm lấy bà, tôi thấy cặp vú của bà chùng xuống dưới lớp vải len. Con chó rón rén đi vào để nhìn chúng tôi.
– Tôi tưởng là tôi đã bảo cậu tránh xa rồi mà – Bà nói.
Tôi áp mình vào sát người bà để cho bà thấy là tôi hãy còn cứng. Bà xoay người lại hôn tôi. Miệng bà có mùi tinh bột. Hai bàn tay bà vuốt xuống lưng tôi rồi ôm lấy mông tôi.
– Nào – Bà nói – Bây giờ cậu đã ở đây.
Và thế là bắt đầu một cuộc chơi mới. Eva luôn luôn có vẻ giận dỗi hơn là mừng vui mỗi khi gặp tôi. Tình dục trở nên khát khao, nôn nóng, và càng cấp bách hơn nữa với khả năng là ông Sando có thể về bất cứ lúc nào. Ngôi nhà không có màn che và vách ngăn cho nên không thể không cảm thấy thiếu an toàn. Con chó của ông Sando là một nhân chứng kiên trì và chủ yếu là thầm lặng; nó nhìn thấy tôi nôn nóng, vụng về, lén lút và lo âu. Ngày thứ bảy này nó đi theo chúng tôi vào tận phòng ngủ, và từ nơi góc nhà nó nhìn Eva ập xuống trên tôi. Mưa rơi lộp bộp trên mái nhà. Tôi phát run lên.
– Cậu sợ hả – Bà nói.
– Không.
– Nói dóc.
– Chỉ lạnh thôi – Tôi nói
– Thế thì được. Sợ thì mất vui đấy. Bây giờ cậu đã biết chuyện ấy rồi.
Nhưng tôi không chắc là mình đã biết được cái gì, ngoài việc là bên trong bà ta khá mềm mại ấm áp, bà ta đủ khỏe để kẹp lấy tôi bằng các cơ bắp của khung chậu và ghì chặt hai tay tôi xuống mặt giường để tôi có muốn chống cự cũng không được.
Chúng tôi ở lại trên giường suốt cả ngày trời mưa, và con chó thở dài một cách rầu rĩ. Đến chiều tôi thức dậy, kinh ngạc là mình đã ngủ nhiều thế. Eva nhìn tôi. Nàng nắm lấy cái ấy của tôi như nắm một con chim. Với bàn tay kia, nàng vuốt vuốt trên má tôi.
– Yêu em – Tôi nói khe khẽ.
– Anh chỉ yêu vì ham muốn thôi.
– Không, anh có tình yêu thật mà.
– Anh không biết đó là thế nào đâu.
Tôi nằm ra đấy, cảm thấy nhức buốt.
– Em có một bưu ảnh mua ở Thái Lan – Nàng nói.
– Thái Lan? Ông Sando ở đấy à.
– Ông ấy đã từng ở Bangkok.
Ý nghĩ về ông Sando giờ đây như một quả đấm đối với tôi:
– Giờ đây họ đang ở Java, phải không? – Tôi hỏi, cố làm ra bộ vui vẻ.
– Có lẽ là để mua gì đó – Nàng nói – Ai mà biết được. Giờ đây ông ấy đang nói chuyện về các hòn đảo của phương Đông.
– Những hòn đảo nào?
– Ông ấy không nói. Tôi đoán là đảo Lombok.
– Có thể là bất cứ hòn đảo phương Đông nào.
– Phải, nàng nói với một cái khịt mũi. Có thể là Phi-líp-pin. Thậm chí Hawaii cũng có những hòn đảo của phương Đông. Thiếu gì chỗ chơi.
– Vậy ông ấy sẽ không trở về ngay đâu.
– Ông ấy sợ già mất. Vậy nên phải làm như thế. Đi du lịch mà.
– Đủ các thứ. Có một chút danh tiếng để rong chơi. Loonie quá nhỏ và quá ngốc nghếch nên không biết sợ. Mà Sando thì thích như thế, cần như thế. Ông ấy không muốn bị già đi.
– Ông ấy bao nhiêu tuổi rồi?
– Ông Sando hả? Ba mươi sáu.
– Úi chà.
– Anh ngạc nhiên à?
– Phải. Anh muốn nói là ông ấy khỏe thật đấy.
– Khỏe. Và may mắn nữa.
Tôi chồm người tới để vuốt ve cái đầu gối sần sùi của nàng, nhưng Eva hất tay tôi ra.
– Để yên nào – Nàng nói.
– Xin lỗi.
Cả hai chúng tôi cùng nhìn vào vết sẹo của nàng mà không nói gì.
– Nhìn xem – Cuối cùng nàng nói – Anh có tin được rằng một cuộc đời rút lại chỉ còn là vài mảnh xương và da thảm hại khó nuốt hay không?
Nàng đứng dậy, khập khiễng đi tới bên khung cửa. Ánh sáng rọi lên mấy sợi lông trên cánh tay nàng. Tôi nhìn đường cong của cái mông nàng.
– Sao em để cho ông ấy đi? – Tôi hỏi – Anh thật không hiểu nổi.
– Vì ông ấy cần đi, nàng nói.
– Còn cái em cần thì sao?
– Ông ấy biết em cần cái gì – Nàng nói với một sự thản nhiên như không. Nàng ngoái lại nhìn tôi một cách chua chát và đó có vẻ là một dấu hiệu bảo tôi hãy ra về.
Tôi bước xuống khỏi giường, hy vọng là nàng sẽ đi theo tôi xuống phòng máy giặt, nhưng nàng không đi. Tôi mặc bộ quần áo còn nóng vào người rồi trở ra ngoài trời mưa.
Cả một thời gian dài héo hắt của quãng cuối đời, tôi thấy căm hận Eva Sanderson, đồng thời cũng thấy thương xót cho nàng. Theo cách suy nghĩ của mọi thời đại, tôi cho rằng nàng phải chịu trách nhiệm về tất cả những rối loạn trong tuổi mới lớn của tôi. Dù sao, nếu như mọi việc diễn biến khác đi một chút – giá như nàng ít bị đau đớn hơn, do đó sáng suốt hơn – thì có lẽ là chúng tôi sẽ trở thành những người bạn, phạm điều dại dột rồi thôi, để rồi sau đó nhìn lại chuyện cũ như một hạt sạn nhỏ. Trong những năm bảy mươi ấy, mặt đất như không ngừng trôi đi và biến đổi dưới chân chúng tôi, nhưng Eva đã biết làm những gì nhiều hơn là tìm sự an ủi với một cậu học trò non choẹt. Tôi chỉ mong nàng chứng tỏ sự quan tâm nhiều hơn đối với một đứa con trai mà đã nàng kéo lên giường. Nói thật, tôi thấy thông cảm với những sai lầm trong xét đoán, sự chạy theo tính tự phụ, sức nặng của sự cô đơn nằm ngoài ánh nhìn chú ý của ông Sando. Và ở Sawyer, người ta thường có rất ít cơ hội để kết bạn, để nghĩ về nhau và để tâm sự với nhau. Nhưng nếu như tất cả chỉ là một sự lỡ lầm, một phút đi xa để được thoải mái, thì không có gì nhiều để hối tiếc.
Dù Eva đã hai mươi lăm tuổi, còn tôi chỉ mới vị thành niên, nhưng tôi dám chắc rằng tôi hiểu nàng hơn ai hết. Eva hoàn toàn không phải là một phụ nữ tầm thường. Là một vận động viên thể thao nhưng nàng có rất ít bạn cùng chơi. Giống như ông Sando, nàng sống ngoài lề của môn thể thao họ chơi. Trong nàng có một tinh thần chiến sĩ, một nhu cầu chiến thắng không sao thoả mãn được. Cho dù điều đó có làm cho tôi ghê sợ đôi chút, nhưng tôi hiểu được sự khinh miệt của nàng đối với những người không dám đua tranh, hoặc chỉ sống thật khiêm tốn hay theo lý trí. Nhiều khi tôi thấy rằng chính sự kết án này là cốt lõi sự mâu thuẫn giữa nàng với ông Sando. Ông ta theo đuổi một con đường khác, con đường thần bí mà giờ đây nàng cho là dối trá. Nàng thấy thích thú với sự đối địch, thế nhưng những đối thủ thực sự của nàng là những cái hiển nhiên trong cuộc sống: đó là trọng lực, nỗi sợ, và những giới hạn của sức chịu đựng. Nàng yêu tuyết như kiểu tôi yêu mặt nước – điều này đã gây đau khổ cho nàng. Nàng đã không còn muôn nhìn thấy tuyết nữa, và chẳng mấy khi muốn nói đến tuyết. Nhưng trong những năm đẹp nhất của cuộc đời mình, những năm tháng mà nàng cho là đã ra đi vĩnh viễn, nàng đã ra sức luyện tập để được bay trên tuyết. Đó là một mục tiêu đơn giản, việc được bay bổng trên không càng lúc càng xa hơn, cao hơn, ngẫu hứng hơn và tao nhã hơn bất cứ một người nào khác trên đời. Tôi chẳng bao giờ hiểu các luật lệ hay khoa học của môn chơi này, nhưng tôi nhìn nhận sự quyết tâm cần có để chấp nhận rủi ro với sự căng thẳng thần kinh. Một kiểu thách thức như thế đòi hỏi sự chăm chút thật nhiều đến bản thân mình, một thứ hẹp hòi gần như là tự kỷ. Mọi thứ đều chống lại mình – các thói quen của cơ thể, sự thôi thúc lẩn tránh, và bạn không khỏi bối rối bởi những chuyện xem như lẽ thường mà xưa nay bạn chưa từng biết. Mọi người sẽ bảo với bạn rằng mục tiêu của bạn là không thể đạt tới, mục tiêu ấy là vô lý, dại dột và uổng công. Thế nên bạn phải vững vàng. Tự mình nâng đỡ cho mình và chỉ có một mình. Tất cả những gì bạn có chỉ là sự quyết tâm dại dột mà thôi.
Đúng là chúng tôi có một điểm giống nhau, Eva và tôi. Ở tuổi hai mươi lăm, nàng hãy còn vị kỷ như bất cứ một đứa trẻ mới lớn nào, mà xét ra thì nàng cũng chẳng hơn gì tôi bao nhiêu. Và ở nơi nàng có sự khinh suất mà tôi lầm tưởng là sự gan dạ tương tự cách mà tôi tưởng sự tự kiêu của ông Sando là sự thông thái. Có thể nàng cộc cằn, hằn học, khó ưa, nhưng tôi phải khâm phục sự kiên nhẫn và chính xác của nàng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, tuân theo luật lệ và qui định để làm gì. Nàng chủ trương chơi cho hết mình, còn không thì hãy về nhà, và nếu cần phải tàn nhẫn thì hãy tàn nhẫn. Ở tuổi mười lăm thì đó có thể được xem là một triết lý sống.
Nhưng không, Eva không phải là một người bình thường. Cả cái hình thức an ủi mà nàng ưa chuộng cũng không phải là tầm thường. Nếu như thời mình đã qua rồi thì ắt là tôi sẽ không làm lại thế. Người ta thường nói huyên thuyên về những gì họ đã làm, cho dù là làm cho họ. Sự khoác lác giả trá mà tôi đã phải chịu đựng trong giới thượng lưu. Nàng không có quyền làm những điều nàng đã làm, nhưng tôi đã không còn thấy căm hận hay oán trách nữa. Mọi người là những kẻ điên chứ không phải những con quái vật.
Eva thường nhìn tôi, với ánh mắt đầy hối tiếc, ánh mắt thường thấy vào cuối một buổi chiều như chiều thứ bảy này, nó khiến tôi nghĩ rằng nàng đã chán tôi. Tôi luôn xem đó là một dấu hiệu sa thải, như tôi cảm thấy trong ngày hôm nay. Tôi đứng dậy và ra đi. Nhưng khi sự việc lại tiếp tục giữa chúng tôi, khi chúng tôi càng đi sâu hơn vào những rắc rối, thì những cái nhìn ấy lại càng trở nên gay gắt hơn và sầu não hơn. Đó là biểu hiệu của sự chán chường. Tôi rất sợ những cái nhìn ấy. Cho đến ngày nay, sau một thời gian dài cách biệt, tôi vẫn không hiểu có phải là mình đã nhìn nhận sai về nàng hay không. Sự chán chường ấy có thể chỉ dành cho chính nàng mà thôi.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!