Livestream Siêu Kinh Dị - Chương 92: Chuyện đời kể bằng vệt máu
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
23


Livestream Siêu Kinh Dị


Chương 92: Chuyện đời kể bằng vệt máu


Dịch: Bụt Thánh Thiện

Cách nói chuyện của người phụ nữ này rất kỳ lạ, tựa như ngâm nga, tựa như ca kịch tao nhã. Thế nhưng mà, đối chiếu với tư thế hiện tại của cô ấy, cộng với nội dung câu từ trong lời vừa thốt ra, tôi chẳng thể hình dung nỗi sự tao nhã ở nơi nào.

Lòng bàn tay của tôi vừa đau, lại vừa ngứa. Tôi đứng tại rãnh nước vài giây, chần chờ không dám đến gần cô ta.

Thật khó mà tưởng tượng được, chẳng ngờ tôi bị một cô gái mất đi năng lực cử động hù dọa đến nỗi e dè thế này.

Nói thật một câu, dung mạo của cô gái này thuộc dạng “đẹp”. Mắt, môi xinh xắn, thon thả, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, chỉ là tản mát ra mùi máu tươi tanh tưởi. Bên cạnh đó, làn da của cô ấy nổi lên một màn trắng, dường như mắc một loại bệnh nào đó.

Tôi do dự một hồi lâu, vẫn chưa bước lên khỏi rãnh nước. Trong căn phòng này, tôi không tìm ra một chỗ đặt chân hợp lý nào cả.

Ngoại trừ vị trí của cô ấy, toàn bộ mặt đất, vách tường, và nóc nhà đều là một phần của bức tranh. Những nét vẽ dữ tợn trông rất mới mẻ, hẳn là vừa mới vẽ ra cách đây không lâu.

“Cô có thể nghe, hiểu lời tôi nói sao?” Ngẫm nghĩ rất lâu, tôi chẳng biết phải hỏi cái gì. Hoặc là, vì tôi muốn hỏi quá nhiều, trong thời gian ngắn chẳng biết bắt đầu từ lâu.

Cô gái này vẫn nhìn tôi chằm chằm. Nét mặt của người phụ nữ này rất kỳ quái, rõ ràng là nước mắt đầm đìa, nhưng tỏ ra vô cùng hưởng thụ khi nằm nhoài giữa tác phẩm hội họa đẫm máu như thế.

“Cô có nghe tôi nói không?” Chẳng ai trả lời tôi. Thế là, tôi men theo rãnh nước, bước đến sát tường, cố gắng không phá hỏng nét vẽ máu me kia, tiến gần đến cô gái.

Đi đến càng gần, tôi càng có cảm giác cô gái này chôn giấu khá nhiều bí mật.

“Tôi sẽ không tổn thương cô.”

Nhận ra có người lại đây, nét mặt của cô ta thay đổi rõ rệt. Môi cô ta nhếch lên, vặn ra một nụ cười nịnh nọt, tựa như những cô hầu bàn chốn vũ trường.

Thế nhưng mà, cơ thể cô ta hành động ngược lại. Người phụ nữ liền khép hai chân lại, lui dần về sau, bị xích sắt kéo căng cứng.

Cô ta nở một nụ cười nịnh nọt, nhưng khóe mắt lại rưng rưng.

Tôi không hề nhìn lầm. Hai tâm tình đối ngược nhau rõ rệt lại xuất hiện trên cùng một người.

Rất rõ ràng, cô ấy đang sợ hãi. Cô ấy sợ bị cưỡng bức, sợ bị thương tổn, nhưng tại sao cô ấy lại nở ra một nụ cười thấp hèn đến thế?

Từ người phụ nữ trước mặt này, tôi trông thấy bóng dáng của một cô gái khác – Tưởng Thi Hàm.

“Xin lỗi, tôi không có ác ý.” Tui lùi nhẹ về rãnh nước, trước hết không để ý đến cô ta nữa, mà quay sang quan sát tác phẩm hội họa đẫm máu kia.

Đồ án được vẽ bằng máu tươi này rất trừu tượng, lại khô héo thành màu đỏ sẫm, bám trên vách tường, cơ bản khó mà nhìn ra là hình gì.

“Những nét vẽ này na ná với phòng bệnh của Tưởng Thi Hàm, chỉ là quá rối loạn, khó mà nhìn ra.” Tôi chẳng biết cô gái này bị giam giữ tại đây bao lâu. Từng nét vẽ chồng chất nhau trên vách tường. Dường như hành động duy nhất mà người phụ nữ này có thể làm là vẽ tranh bằng máu tươi.

Tôi bước qua một bên rãnh nước, vừa định nhón chân bước xuống, tháo gỡ cái hàng rào sắt bên dưới ra, thì cô ấy bỗng hô lên: “Con của tao!”

“Cô vừa nói gì?”

Cô ấy liền chỉ vào một khối hình mà tôi suýt giẫm phải: “Con trai của tao!”

“Hình này vẽ con trai của cô à?” Tôi dừng động tác lại, ngồi xổm xuống tại khối hình lộn xộn mà cô ta vừa chỉ.

Vết máu này rất mơ hồ, nếu không chú ý nhìn xem, tôi chẳng thể phát hiện ra nó.

Trong bức ảnh, có một bóng người nho nhỏ đang mặc váy, xung quanh có 03 vòng tròn lớn nhỏ không đều nhau.

Trên vòng tròn ấy, có các kí tự chú thích: Thằng cả, thằng hai, thằng út.

Bức tranh này có vị trí nhưng một tâm điểm, đứng ở giữa, toàn bộ những bố cục tranh khác trong căn phòng này đều đang xoay quanh vị trí này.

“Ba vòng tròn đại diện cho ba đứa con à? Thế chẳng lẽ bóng người mặc váy này chính là bản thân cô ta?”

Nhìn tiếp vào bức họa, tôi trông thấy một bóng người dữ tợn bao trùm xung quanh bọn họ, nhưng nét vẽ này có dấu hiệu bị móng tay cào cấu lên bản thân nét vẽ.

“Một người mẹ dẫn theo ba đứa con, đáng lẽ người đứng bên cạnh phải là ba ba của bọn trẻ mới đúng chứ?”

Trong tác phẩm hội họa này, nhân vật ba ba bị thương cả người, loang loang lổ lổ, đều do cô ta dùng móng tay cào cấu vào mặt phẳng mà ra, thậm chí có khi còn dùng miệng cắn vào nữa.

Từ đó có thể thấy được, cô gái này hận người đàn ông đó thấu xương.

“Thù hận bao lớn, mà đến nông nỗi như vậy?”

Sau đó, những nét vẽ xung quanh khác đã trả lời câu hỏi của tôi. Người đàn ông đó thường xuyên dùng bạo lực gia đình với những người còn lại trong nhà, dù là con cái hay vợ mình đều không thoát khỏi bàn tay độc ác của gã.

Tiếp theo, chẳng biết vì mục đích gì, người trụ cột gia đình ấy lại bắt trói cô gái này bằng dây thừng, nhốt trong nhà, mạnh mẽ chia rẽ mẹ con bọn họ.

Người đàn ông trong bức họa kia giống như một tên có tâm lý biến thái, vặn vẹo. Gã vẫn chưa thỏa mãn việc hành hạ thân thể từng người, mà còn muốn tra tấn tinh thần bọn họ, khiến linh hồn chịu tải thương đau.

Ví dụ như, gã bắt giữ người mẹ lại, sau đó ép buộc cô ấy nhìn con mình bị hành hạ, bị đánh đập, chịu những loại tổn thương mà khiến người thường trông vào phải giận sôi gan.

Chuyện mà gã thích làm nhất chính là bắt ép đối phương thực thi những hành động theo ý gã khi nạn nhân ở vào ranh giới tuyệt vọng. Điều ấy khiến nạn nhân càng bị giày vò, khổ sở, cuối cùng tinh thần vượt qua mức giới hạn, biến thành một kẻ khù khờ, ngốc nghếch.

Đa phần các bối cảnh trong bức họa này đều miêu tả sự hung ác của gã đàn ông, bao gồm những hành vi tra tấn tàn ác của người cha. Có vẻ như, gã rất tàn nhẫn, chẳng xem gia đình mình là con người, đối xử với họ như súc vật vậy.

Lâu dần, tình trạng của người đàn ông này càng nghiêm trọng dần. Thậm chí, mỗi khi gã ra tay tra tấn, gã đều quay phim lại, rãnh rỗi thì mở lên xem.

Cho đến một ngày, bóng người nhỏ bé mặc váy – ý chỉ người vợ – trong bức vẽ có thể thoát khỏi mối dây trói buộc. Dường như cô ta định báo cảnh sát. Ấy thế mà, cô ta không hề biết đây là một màn kịch mà người chồng dàn dựng sẵn.

Gã đã không còn hài lòng với hành động tra tấn đơn thuần. Gã muốn thử nghiệm một cảm giác mới mẻ hơn, ví dụ như ban cho cô ta hy vọng, rồi tung một cước đá cô ta xuống vực sâu.

Gã chẳng ngó ngàng đến sự cầu xin của cô gái trước mặt này, ra tay giết chết đứa con út ngay trước mặt người mẹ của nó.

Cuối cùng, cô gái này điên hẳn, tự giam mình trong một vỏ bọc riêng, chân chính trở thành món đồ chơi cho thằng đàn ông này.

Nhìn qua toàn bức vẽ, tôi không tự chủ được mình, nghiến chặt hai hàm răng.

Thằng khốn nạn đó liền chẳng bằng một con súc sinh. Nếu tôi có thể tóm được gã, tôi nhất định khiến gã cảm thụ hết tất cả những nỗi đau đớn mà gã đã gây ra cho vợ, con của mình.

Vài phút sau, tôi cố bình tĩnh lại tâm tình, nhìn cô gái bên cạnh: “Cô vẽ ra chuyện xưa của đời mình đấy à?”

Cô gái vẫn không trả lời thẳng thừng, vẫn cười nịn nọt, trong khi nước mắt cứ tuôn. Đôi môi tím tái kia vẫn lặp đi lặp lại: “Tao là lễ vật, tao là thứ đê tiện, tao là người phụ nữ của Satan.”

Phần lớn tranh vẽ trên tường và mặt đất đang giảng giải chuyện đời của cô gái này, chỉ là, có xen kẽ vào một vài hình ảnh của những nạn nhân bị giết hại khác.

Tôi có cảm giác rằng, hung thủ không chỉ là một, hai người. Hơn nữa, mục đích giết người không chỉ vì tiền tài và sắc đẹp, bọn chúng chỉ theo đuổi một cảm giác biến thái nào đó trong lòng mà thôi.

“Một lũ điên loạn!”

Sau khi xem xong, tôi đứng thẳng người dậy. Cô gái này trong tình trạng điên điên khùng khùng, nhưng từ bản thân cô ta lại để lộ khá nhiều tin tức. Ít nhất là, cô ấy là một người trưởng thành duy nhất từng biết chuyện gì đã xảy ra.

Tôi chậm rãi bước gần đến cô ta. Người phụ nữ này mặc đồ bệnh nhân, quần áo xốc xếch nhưng da dẻ rất sạch sẽ, tản ra một nét đẹp bệnh hoạn.

Tôi ngồi xổm xuống cạnh cô ấy, chạm nhẹ vào xiềng xích. Tôi chẳng biết cô ấy bị giam giữ ở đây bao lâu rồi. Sợi xích thô ráp đã mài mòn lớp da tiếp túc, sau đó thít chặt vào thịt của cô ấy, trông vô cùng đáng sợ.

“Bị giam giữ trong hoàn cảnh tồi tàn thế này, có sao da của cô ta sạch sẽ đến vậy? Chẳng lẽ có ai đó đến tắm rữa định kỳ cho cô ta hay sao? Cô gái này bảo bản thân cô ta là lễ vật, là người phụ nữ của Satan. Có phải tên Satan ấy chính là ám chỉ người chồng độc ác kia?”

Trong bức tranh, cô gái này có ba đứa con. Ban nãy, tôi từng gặp một thằng nhóc tên Tổng Tiểu Phượng, nó cũng bảo ra nó có hai người anh, em khác nữa. Phải chăng đây chính là một gia đình?

Tôi đứng trước mặt cô ấy, nhìn cơ thể run rẩy kia, rồi nhìn chằm chằm vào ánh mắt của cô nàng: “Tôi từng đi qua hai phòng giam sát vách khi trước, gặp hai đứa bé. Bọn chúng tên là Tống Tiểu Uông và Tống Tiểu Phượng. Một trong hai đứa còn bảo, nó có một đứa em tên Tống Tiểu Dao,”

Vừa nói đến đây, nụ cười nịnh nọt kia bỗng đông cứng trên gương mặt cô gái.

Tôi vừa phát hiện ra sự thay đổi trong biểu hiện ấy, bèn tận dụng cơ hội nói: “Nghe nói, mẹ của chúng tên là Uông Phượng Dao.”

“Cô có nhớ ra chuyện gì hay không? Ba đứa nhỏ ấy đều đang chờ mẹ nó về, bọn họ đều tưởng mẹ chúng chết mất rồi.”

“Câm miệng!” Bỗng nhiên, một giọng đàn ông xa lạ vang lên từ miệng cô gái này. Tôi bị dọa sợ giật thót tim, trong khi cô gái trước mặt bỗng dưng nổi điên, đập đầu mình vào nền d8ất. Cô ấy đập mạnh hết sức, tựa như muốn đập nát một thứ gì đó trong não mình. Qua một hồi, trán cô gái ấy đầm đìa máu tươi.

“Cô làm gì vậy?” Thấy thế, tôi bèn ra tay ngăn cản, bắt bờ vai cô ta lại, rồi lót tay vào trán cô ta.

Động tĩnh bên trong ngục giam này càng lúc càng lớn. Tầm vài chục giây sau, tôi nghe thấy có tiếng mở khóa tại một cánh cửa nào đó. Tiếp theo, có người đang bước dần về căn phòng này!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN