Lời Hứa Của Anh - Phần 35: PHÙNG THANH LÂM
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
234


Lời Hứa Của Anh


Phần 35: PHÙNG THANH LÂM


“Ta là bố của Nghiêm. Rất hân hạnh được gặp cháu.”
Lúc này Thư mới lịch sự cúi đầu chào, tuy nhiên mãi vẫn không đưa tay ra bắt tay ông. Ông Lâm ngượng ngùng thu tay lại.
Xem ra bố của Nghiêm mặc dù đào hoa, nhưng cũng là người dễ nói chuyện. Có lẽ thời gian đã bào mòn sự linh động trong đôi mắt ông rồi.
Người phụ nữ bên cạnh ông Lâm lại không được bình tĩnh như thế. Bà bắn ánh mắt khó chịu lên người Thư.
Người có thể đứng bên cạnh ông Lâm, chỉ có vợ kế Hoàng Xuân Lan.
Cô không thể phủ nhận đây là một người phụ nữ đẹp.
“Chú gọi cháu là Thư được rồi. Từ Minh Thư.”
“Ừ. Lâu lắm rồi, à… không phải nói là từ trước đến nay Nghiêm chưa mang cô gái nào về đây. Cháu là người đầu tiên.”
Thư tỏ vẻ ngượng ngùng: “Anh Nghiêm kể với cháu nhiều lần, trước đây anh ấy không có bạn gái. Anh chỉ dám tỏ tình khi xác định được ai là người gắn bó với mình cả đời mà thôi. Phụ tình là hai chữ mà anh ấy không muốn gánh.”
Sắc mặt của ông Lâm đen lại, còn bà Xuân Lan ở bên cạnh hận không thể ăn tươi nuốt sống cô đến nơi.
Ông Lâm lại hỏi: “Làm sao mà thằng bé quen con được vậy? Nó ít khi gần gũi với ai, như con nói đó. Nhưng xem ra nó rất thương con thì phải.”
Cô đáp lời: “Con không biết nên cảm ơn hay oán trách duyên phận nữa. Hôm đó con gặp Nghiêm ở trên đường, ngã trên vũng máu. Con muốn chở đến bệnh viện mà anh ấy không chịu, nói rằng ở đó có người chực chờ giết anh ấy chưa biết chừng. Sau con mới quyết định đưa Nghiêm về nhà. Máu anh ấy chảy dữ dội, băng bó rồi mà vẫn ướt đẫm cái áo mới thay. Lúc đó Nghiêm yếu đuối không có bảo vệ cả. Con muốn ở bên anh ấy, bảo vệ anh ấy cả đời.”
Thư nói dối trơn tru. Hầu hết những sự kiện chính cô đều giữ lại, nhưng thêm thắt phần lớn các chi tiết. Mấy lời này nếu như Nghiêm kể khổ có thể khiến người khác nghi ngờ, qua miệng cô lại khác.
Quả nhiên, ông Lâm nhìn sang vợ mình bằng đôi mắt thâm trầm không biết đang mang hàm ý gì. Rồi ông quay lại nhìn cô, thở dài:
“Vậy mà nó không nói cho chú biết.”
Thư biết hiệu quả cô muốn đã đạt được, bèn chào hai người. Cô men theo dòng người, đứng trước cây đàn đang được lắp đặt trên bục sân khấu. Người tổ chức sự kiện đang gọi ai đó, vẻ mặt gấp gáp.
Thư cứ nhìn cây đàn dương cầm mãi, chợt hỏi: “Có chuyện gì vậy anh?”
“Không dám làm phiền cô. Người chơi đàn của chúng tôi bị thương ở tay không đến được. Tôi phải gọi người khác.” Người này thấy cô đi cùng Nghiêm nên thật thà trả lời.
“Giờ bắt đầu buổi tiệc rồi, khách khứa đang đến. Liệu có kịp được không ạ?”
“Cái này… chắc tôi bị trừ lương quá.”
“Vậy để tôi đàn cho. Tôi có biết một chút ít.”
Thư chủ động đề nghị.
“Cô biết đàn thật hả?”
“Tất nhiên, chẳng lẽ tôi lại tự làm mất mặt mình. Anh cứ liên hệ với cô ấy đi, tôi sẽ đánh bài đầu tiên.”
Cậu chàng phụ trách âm nhạc mừng rơn, vội chỉnh lại ghế cho cô.
Thư ngồi xuống trước cây dương cầm trong ánh mắt tò mò của mọi người. Ngón tay thon dài của cô đặt trên ba phím đầu tiên.
m thanh thánh thót vang lên khắp căn nhà. Mọi người ngừng bàn tán nhìn về trên sân khấu. Thư mặc bộ váy màu xanh, nhẹ nhàng mà sâu thẳm như một đại dương. Tóc cô búi cao thanh lịch, cài một đóa hoa lan giản dị mà tinh xảo.
Cho đến khi cô đàn đến nốt thứ năm, trong sảnh chợt xôn xao.
“Bài hát gì đây nghe hay quá.”
“Tôi chưa nghe bao giờ. Nhưng tiết tấu của bài này cực khó. Cô gái này tài giỏi lắm đây.”
Bà Hoàng Xuân Lan ở trong góc, bàn tay đang cầm ly rượu chợt run lên. Chiếc ly trên tay bà ta rơi xuống vỡ tan, tạo thành một tiếng “xoảng” rất lớn, cắt ngang bản nhạc. Trong khi mọi người ngoái lại chỗ này, Thư vẫn không thôi đàn.
Một người khách ở dưới hội trường thì thầm:
“Bài hát này tên là Tình đầu. Tôi từng nghe bà Vân An đàn trong ngày sinh nhật của cậu cả.”
“Đúng đúng. Bài hát này do Vân An sáng tác. Chỉ có mình cô ấy biết đàn thôi.”
Những lời bàn tán càng ngày càng nhiều. Ông Lâm thì ngẩn trong tiếng đàn trong sáng mà hoang hoải. Còn sắc mặt của bà Lan càng ngày càng trắng. Bà xông lên trước cây đàn, túm áo của Thư:
“Cô đang muốn gì đây hả?”
Ở trên tầng trên, tiếng nhạc réo rắt bị giảm âm khi đi qua cánh cửa dày nặng. Ông Khoan ngồi trên ghế, giọng nói đầy vẻ tán thưởng:
“Con bé bình tĩnh đấy. Nếu như nó sóng bước bên con, một người chủ ngoại một người chủ nội, ắt sẽ vững vàng cửa nhà.”
Nghiêm không ngồi xuống cùng ông, cứ lắng nghe tiếng đàn. Anh giật mình hồi lâu. Hôm qua anh mới chỉ cho cô nghe băng cát-xét được ghi lại trong sinh nhật mình một lần, thật không ngờ cô có thể nhỡ kỹ được như vậy, thậm chí còn đàn rất hay, rất cảm xúc. Bóng lưng cô đang đàn dưới kia làm trái tim anh rung động.
Trong đầu Nghiêm chợt hiện lên một hình ảnh. Cô bé mặc váy xanh như đại dương đang đứng trước cây đàn. Cô đánh không hay lắm, những âm thanh bè bè vang lên làm Nghiêm đau đầu. Suốt hai năm không nói chuyện, cậu đầu tiên anh nói là chê cô:
“Nếu như em không biết đánh thì đừng đánh nữa có được không?”
Cô bé ngẩng đầu lên, nước mắt vòng quanh: “Anh giỏi thì anh đánh đi.”
“Tại sao anh phải nghe em?”
Cô bé bị bắt nạt, quay đầu lại, quyết tâm học dương cầm. Nghiêm thường đến đây vào chủ nhật, đến khi gặp lại cô bé, anh đã thấy cô chơi được một bản nhạc của Beethoven.
Bóng lưng kiên định của cô bé cũng giống hệt Thư lúc này.
Nghiêm dằn đi sự xao xuyến trong lòng, quay người vào phòng. Anh hỏi: “Ông muốn bàn gì với cháu, ông nói đi.”
Ông Khoan thở dài thườn thượt: “Nghiêm, ta thực sự rất thương cháu.”
“Giờ đây ông nói câu này có muộn quá không? Khi cháu bị Hoàng Xuân Lan hại thừa sống thiếu chết, rốt cuộc người “ông thương cháu” đang ở đâu?”
“Ông biết chứ. Nghiêm, dù thế nào đi chăng nữa, Xuân Lan cũng chỉ là người ngoài. Cháu và Thanh Nam mới là ruột thịt của ông. Chúng ta là người một nhà, ông không muốn hai đứa tiếp tục đấu đá nữa. Em cháu lười biếng, nó chỉ muốn vui chơi yên ổn thôi, không cướp gì của cháu cả.”
“…” Nghiêm đáp lại bằng sự im lặng.
“Ông đồng ý tác thành cho cháu bà Minh Thư. Đổi lại, cháu tha thứ cho bố cháu và Nam đi. Họ là người thân của cháu.”
“Ông gọi cháu lên đây chỉ để nói cái này?” Nghiêm bóp nát cánh hoa trong tay.
Lần đầu tiên, trên khuôn mặt lõi đời của ông Khoan hiện lên vẻ túng quẫn.
“Ông… không có ý đó.”
Tiếng đàn trong sảnh đột ngột tắt. Nghiêm từ nãy vẫn chú ý động tĩnh ở bên dưới. Anh trầm giọng nói:
“Cháu sẽ không mang Thư ra để cá cược hay trao đổi bất cứ thứ gì. Vì cô ấy ở bên cháu hay không, không phải do các người quyết định.”
Ở dưới sảnh, Thư đang bị bà Xuân Lan túm áo. Búi tóc của cô bị động mạnh, xõa xuống rối tung.
Bộ dáng này làm cho bà có ảo giác Nguyễn Vân An đã tìm về đòi mạng mình. Bà ta gầm lên: “Ai dạy mày bài hát đó hả?”
Đám khách khứa trong phòng ầm ĩ khuyên can bà Xuân Lan bỏ tay ra khỏi người Thư. Ngay cả ông Lâm cũng xông vào. Nhưng sức bà ta vốn mạnh mẽ, chẳng ai cản nổi.
Thư vén gọn tóc sau mái tai, chậm rãi mở lời: “Cháu nằm mơ thấy nó nên mới đàn.”
“Mày dám nói dối!”
Chát!
Tiếng bạt tai giòn tan vang lên khắp căn phòng, làm mọi thứ trở nên yên tĩnh. Thư nhắm mắt lại, nhưng cơn đau không đến như dự kiến.
Cô từ từ mở to mắt ra nhìn, thứ đập vào mắt đầu tiên là bóng dáng quen thuộc của Nghiêm.
Anh từ từ thu tay lại, mà bà Xuân Lan ở phía đối diện thì đang lấy tay ôm mặt.
Ông Lâm giận dữ hỏi: “Con làm gì vậy hả Nghiêm?”
Nghiêm che chở cho Thư ở phía sau. Anh nhìn cô từ đầu đến chân, thấy không làm sao ngoại trừ tóc hơi rối mới yên tâm.
“Em có sao không?” Anh nhẹ nhàng hỏi.
Cô lắc đầu trấn an anh.
Người đàn ông xoa đầu cô trìu mến: “Sau này nếu còn việc này xảy ra cứ đánh trả. Con dâu của mẹ anh không phải ai muốn mắng là mắng, đánh là đánh.”
Một câu này của Nghiêm đã tách biệt hoàn toàn thân phận của Thư với người nhà họ Phùng. Cô là con dâu của bà Nguyễn Vân An, nghĩa là không cần phải nể mặt bà Xuân Lan.
Minh Thư rất ngoan ngoãn, gật gù đồng ý. Chỉ cần chồng cô nói, dù sai cũng thành đúng. Huống hồ, anh nói cũng chẳng sai.
Ông Lâm tức điên lên, cứ đứng mà chỉ tay vào mặt hai người.
“Mày… mày…”
Buổi tiệc mừng thọ đã trở thành trò cười cho bao nhiêu người.
Nghiêm đặt một ngón tay lên cánh tay ông, gạt xuống: “Quên nói cho bố biết, con đến đây không phải là để dự lễ mừng thọ với ông nội. Mà ông nội cũng không hoan nghênh con thì phải. Con muốn nói là, Phùng Thanh Nam đã nhận được giấy triệu tập của cảnh sát, giờ này chắc cũng sắp có mặt ở đồn rồi đấy.”

Yêu thích: 5 / 5 từ (1 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN