“Trả lại Thẩm phủ? Khương Thượng thư thật là nghĩa khí! Nhưng mà các khanh sẽ dọn đi đâu? Chuyện này, trẫm không muốn quá phô trương, tốt nhất là…”
Trần Thủ phụ vừa rồi không kịp phản ứng, lúc này bỗng nhiên nảy ra ý tưởng, vội vàng nói: “Vi thần có một căn nhà trống, vừa lúc ở ngay bên cạnh Thẩm phủ, vi thần nguyện ý dâng lên căn nhà này, để chúc mừng Khương tướng quân và Thẩm Thượng cung.”
Hoàng thượng vui mừng khôn xiết: “Trần Thủ phụ thật là nghĩa khí! Trẫm rất yên tâm!”
Nói xong, hắn quay đầu nhìn ta đang rưng rưng nước mắt, thản nhiên nói: “Ghi chép xong chưa, Thẩm Thượng cung?”
Ta “bịch” một tiếng quỳ xuống đất, nước mắt trào ra, trán chạm đất đến mức rỉ máu.
“Vi thần Thẩm Định Vi, vạn lần c h ế t cũng không báo đáp hết ân tình của Hoàng thượng, sau này… sau này…”
Ở bên cạnh Hoàng thượng nhiều năm như vậy, ta luôn bình tĩnh, tự chủ, chưa từng thất thố, nhưng mà hôm nay lại không nói ra được một câu hoàn chỉnh.
Nhìn thấy ta như vậy, Hoàng thượng lúc này cũng không giả vờ được nữa, ánh mắt hắn lóe lên, gương mặt lộ rõ vẻ xúc động.
“Sau này, ngày tháng quân thần chúng ta còn dài.”
Mùa hè năm Cảnh Hòa thứ tám, sau chín năm, cuối cùng ta cũng đã đến bên bờ sông Ngâm Mã, Yến Châu.
Năm đó, cha ta rơi xuống sông Ngâm Mã, t.h.i t.h.ể không còn nguyên vẹn, mang theo tội danh, ba mươi lăm mạng người nhà họ Thẩm chúng ta đều bị liên lụy, bị bán đi biệt xứ.
May mà đương kim Thánh thượng là người nhân nghĩa, sáng suốt, hắn không những minh oan cho nhà họ Thẩm, mà còn cho phép ta nghỉ mười ngày để đến sông Ngâm Mã chiêu hồn cho cha.
Mấy ngày nay, Khương Thì vẫn luôn bận rộn tìm kiếm người làm cũ của Thẩm phủ, cuối cùng đã tìm được mười hai người hầu cũ và hai vị di nương.
Triệu di nương năm xưa bị bán đi nơi nào không rõ, Trần di nương lưu lạc vào thanh lâu làm nô tỳ, Vương di nương gả cho một người nông dân, hiện giờ đã có một trai một gái.
Khương Thì đã chuộc thân cho Trần di nương, còn Vương di nương không nỡ rời xa hai đứa con, nên Khương Thì đã đưa cả nhà bốn người bọn họ trở về Thẩm phủ.
Năm đó Thẩm gia bị tịch thu gia sản, đồ đạc của cha ta đều không còn nữa.
Nghe nói ta muốn chiêu hồn cho cha, Trần biểu cữu ở huyện Tần xa xôi đã mang theo một chiếc áo bông cũ kỹ đến đây.
“Định Vi, có một mùa đông năm nọ, ta ở kinh thành nghèo khổ, túng quẫn, áo rách không đủ che thân, là cha con đã cho ta cơm áo, cho ta bạc, ta mới có thể sống sót. Chiếc áo bông này chính là do cha con tặng ta năm đó, hôm nay ta trả lại cho con, mong cha con dưới suối vàng có linh thiêng, sớm ngày trở về cố hương.”
Ta ôm chiếc áo bông vào lòng, nước mắt giàn giụa, không thể kìm nén được nữa.
Bên bờ sông Ngâm Mã, ta mặc đồ tang, đau đớn khôn nguôi, đi một bước lại quỳ một lần, mỗi lần quỳ xuống lại lẩm bẩm:
“Cha, tha thứ cho nữ nhi bất hiếu, đến tận hôm nay mới đến đón cha trở về.”
“Cha, hãy đi theo sát bước chân con, đừng quay đầu lại, đừng lạc đường, đừng đi lạc.”
“Cha, nước sông Ngâm Mã lạnh lẽo, đừng lưu luyến nữa, hãy theo con về nhà, trở về nhà của chúng ta.”
“Cha, đừng sợ, hôm nay con đến đón cha về nhà, cha nhất định phải đi theo con…”
…