MA CHÓ - Phần 18: Ông ba bị
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
266


MA CHÓ


Phần 18: Ông ba bị


– Nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy lạ…!.

– Sao nào?.
– Em bảo là cái vừa rồi ấy, em uống có hai chén như mắt muỗi chứ nào phải hai chai!.
– Hà, tôi có nói gì đâu. Là tự chú ko chắc chắn đấy nhá.
– Chậc, chả nhẽ hoa mắt thật?!.
– Tôi chả nói rồi thây!. Chắc người ta quẹo vào ngõ rồi, chú mải mê nói chuyện ko để ý đấy thôi!.
– Vâng. Đường tối bỏ mẹ. Mấy tay cán bộ ko xem mà lắp thêm đèn đường vào, mang tiếng thị trấn mà có khác mẹ gì vùng sâu vùng xa!.

Nói xong thì hai ông cụ đã đến đầu cầu 3/2, xuống xe dựng nó vào một mô đất khuất dẫn xuống phía dưới có cây dại rậm rạp, rồi vác các thứ cuốc bộ xuống men theo con dốc thoai thoải. Phía dưới cây cầu là con sông nhỏ, một nhánh của sông lớn chạy qua, dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. ( Em xin phép giấu tên con sông lớn ). Giờ này, mà ko soi đèn thì cũng chẳng biết đâu là sông đâu là bờ đất. Hai bên cầu đều là cánh đồng trải dài bất tận. Đêm xuống bốn bề ko thấy một ánh đèn nào, chỉ có tiếng côn trùng, bò sát kêu liên miên. Ông em soi đèn nom lối đi. Ông V đi bên cạnh, tay cầm cây gậy tre rà nhẹ từng bụi cỏ, từng rãnh nước nông đọng rải rác khắp nơi, tay kia cầm đèn pin quét qua quét lại hai bên bờ ruộng. Vì đường đồng nên là khá khó đi, đầy những mô đất nhấp nhô, rãnh trượt, lối đi lại bé tí. Đèn thì ko đủ sáng để soi rõ mọi thứ, nên có mấy lần ông em vấp phải đá hay gò đất suýt ngã. Soi được một chặp mà mới tóm được vài ba con ếch. Cũng bởi vì mấy hôm nay chẳng có trận mưa nào, thành thử, ếch nhái chúng cũng rủ nhau đi tránh nóng hết. Ông V lắc đầu than:
– Hôm nay chắc ko được nhiều bá ơi!. Chờ đợt mưa đến thì có mà tha hồ!. Lại đúng mùa sinh sản của nó nữa thì cả cái đồng này rôm phải biết!.
Ông em gật gù:
– Ờ, thôi thì mai đủ bữa cơm là ngon rồi!. Sau đó đi lên một đoạn trước mặt, lia đèn pin ra xem xét, cuối ngọn đèn chiếu tới là một dãy tre cao dày đặc trải dài một phía cánh đồng. Đó chính là lối nhà em và mấy nhà có phần vườn ráp với đất đồng. Ông em nhận ra khu vực vườn gia đình vì có mấy cây dừa cao đánh dấu. Vậy là đã lang thang ra tận đây rồi, xa cầu phải biết. Bình thường, nếu đứng từ trên bậu tường hoa nhà em, nhìn chếch về phía tây nam là thấy được cầu 3/2 và cánh đồng thấp thoáng ở đằng xa. Ông V thì vẫn chăm chú tập trung vào chuyên môn, cứ nghĩ tới món ếch xào măng hay ếch om chuối đậu là bụng ông lại rạo rực hẳn lên. Ông béo đưa gậy gạt những ngọn cỏ dại mọc um tùm trên lối đi và lớp bùn hơi âm ẩm dưới mé ruộng, ko bỏ sót một ngóc ngách nào, biết đâu lại vớ thêm được món gì hay ho. Đang chăm chú rà soát thì ông V nghe một tiếng ” tủm ” be bé từ đâu vọng lại. Ông ta mới nhanh tay lia đèn ra xung quanh xem xét nhưng ko thấy gì, bốn bề vẫn yên ắng. Lúc lia đèn trở lại thì đúng phía rặng tre. Ông V chợt khựng lại, mắt chăm chú nhìn ko chớp, rồi cứ thế bước từ từ lại gần lối ấy.
…Ông em đi phía trước ông V một đoạn, lúc này đang mải mê nghĩ ngợi lan man, chắp tay sau lưng nhìn ngó linh tinh, lúc sau mới quay đầu lại định xem ông V thế nào thì đằng sau hoàn toàn tối om, ko có một ánh đèn nào và cũng chẳng thấy bóng dáng ông V đâu cả. Ông em giật thót mình, ko hiểu đang xảy ra chuyện quái gì. Tứ phía đều tối um um như hũ nút. Ánh đèn thì hạn hẹp. Thực sự, trong tình hình bấy giờ rất khó để xác định được phương hướng. Ông em đành cất tiếng gọi to nhưng ko có ai trả lời. Ko gian tĩnh mịch một cách bất thường, thi thoảng mới nghe tiếng ộp oạp của ếch nhái vọng lại. ” Thôi bỏ mẹ rồi!”. – Ông em than thầm trong bụng, trải qua mấy vụ ở nhà khiến ông hình thành một linh cảm đặc biệt theo trực giác. Và trực giác lúc này nói với ông em rằng: ko hay rồi…!. Tuy nhiên, ông vẫn bình tĩnh soi đèn tìm hướng dẫn lại phía cầu, vừa đi vừa gọi ông V xem ông ta ở đâu, có thể chẳng may xẩy chân trượt xuống một cái hố bị cỏ che phủ nào đó ko chừng. Ông em ko có gậy, cứ thế một mình dò dẫm, trong lòng khá lo lắng. Rõ ràng mới đấy xong, ngoảnh đi ngoảnh lại cái người đã biến mất tăm như diễn xiếc vậy. Đi được tầm mười mấy mét, chợt phía trước một quãng tầm ba, bốn mét xuất hiện rạch nước nhỏ dẫn vào một ruộng lúa, mấy hôm nay trời nắng chang chang, ko đổ mưa nên cạn trơn. Ông em bước lại gần ngó đầu xuống nhìn thì thấy sau bờ cỏ rậm rạp lấp ló một cái nón trăng trắng. Sau đó có bóng một người hiện ra. Dáng vẻ cho thấy người này đang ngồi khom lưng, xoay lưng về phía ông em, cái nón rách cũ kĩ che kín phần đầu và vai. Có điều, dáng vóc người này nhỏ thó, lớp quần áo lại như thể rộng lùng nhùng, ko ăn nhập gì. Tối quá ông em chẳng nom ra đồ màu sắc ra sao, nhờ ánh đèn rọi vào chỉ thấy một khối xỉn xỉn, sáng hơn nền trời tối thui một chút. Theo nhận định thì đấy ko phải ông V béo rồi. Ông em nghĩ bụng, đoán là người này cũng đi đồng bắt ếch như hai ông vì thấy có một cái bị cũ vứt bên cạnh nên định tiến lại hỏi. Nào ngờ, cái bị rách ấy bất chợt dịch chuyển, phát ra những tiếng sột…soạt… Lúc này quan sát kỹ hơn, ông em mới thấy nó lồi lên một ụ, như thể có vật gì bên trong, và cái thứ ấy đang động đậy. Dù nghĩ là mấy con ếch nhưng ông vẫn hơi giật mình bối rối nên khựng lại, nhẹ nhàng lùi ra phía sau, định ngồi thụp xuống một mô đất nhô lên cạnh đường đi như sợ người kia phát hiện ra. Nhưng đã ko còn kịp nữa, từ trong chiếc bị rách ngang ra, hở một vệt dài, lộ ra hai đốm sáng rực xanh lét và quỷ dị. Bất ngờ, nó lao ra khỏi cái bị, nhảy tót ra đám cỏ bên trên, chĩa mặt chằm chằm nhìn về phía ông em. Ánh đèn pin từ tay ông chiếu thẳng vào mắt con vật cũng ko khiến nó loá mắt mà né tránh, cứ nhe nanh giơ vuốt khè ra những tiếng rợn người. Ông em đứng chôn chân tại chỗ thủ thế, chưa biết làm gì tiếp theo thì lại được chứng kiến tiếp một màn ma quái dị thường khác. Cái người phía sau con mèo đen to lớn kia vừa thoáng rùng mình mấy bận. Cái nón lắc lư trên vai rồi đột ngột bị hất tung ra. Nhưng chẳng hề có cái đầu nào cả. Thay vào đó, hiện ra một thứ gì hơi dài, đen xì đang ngoằn ngoèo thò ra từ phần cổ áo. Thân người đó nhúc nhích khiến lớp quần áo rung động rồi cũng rũ xuống, lộ ra một thân thể hắc ám, nhảy lại phía con mèo đen ban nãy. Chính là con mèo thứ hai…
Ông em đứng cách hai con mèo tầm ba mét. Mắt trợn lên đầy kinh ngạc. Ko thể ngờ là chúng nó theo ám ông đến tận đây. Ông đổ mồ hôi ướt đẫm lưng áo, toan quay lưng vọt đi. Đám mèo kia cũng bắt đầu hành động. Chúng rướn người lên nhe nanh khò khè, toàn thân đen xì toát ra lớp khói xám đầy tà khí, ánh mắt sắc lẻm phát ra những tia nhìn ngày càng lạnh lẽo, chết chóc. Ông em quay lưng chạy thì luống cuống trượt chân vào lớp bùn đất sát mé ruộng trượt oach xuống bên dưới, bụng bảo dạ thôi lần này xong rồi…!. Ông đưa tay lên vuốt trán vì mồ hôi túa ra rơi vào mắt cay xè, thì từ tay xộc vào mũi một mùi gì cay nồng, hơi thơm thơm. Ông đưa tay lại mũi hít ngửi lần nữa rồi soi đèn vào bàn tay thì thấy dính đầy lá cỏ, lúc ấy cũng ko còn tâm trí đâu mà trông ra nó là loại cây gì. Chúng cũng bám đầy trên lưng áo và ống tay. Chắc ban nãy trượt xuống ông đưa tay bám vào đống cỏ dại mọc chi chít ven đường. Chợt một tiếng ” méo ” rít lên ghê rợn, vang vọng như từ chốn xa xăm tới. Ông em giật mình ngoái đầu lại nhìn hai con mèo, thì đã ko còn thấy bóng dáng chúng nó đâu nữa. Tất cả đã lại mất hút như trò ảo thuật của một tay bịp nào đó. ” Tiên sư nhà nó!” – ông em rít qua kẽ răng, lồm cồm bò dậy, thì thầm niệm tâm:
– Cầu xin tổ tiên, thánh thần trên cao linh thiêng cứu giúp!. Soi đường, dẫn lối cho con thoát khỏi cảnh ma trách quỷ hờn. A di đà phật!.
Vừa dứt lời, bò lên trên bờ cỏ khô ráo, ngóc đầu dậy nhìn thì đập ngay vào mắt ông em ở phía gần bờ tre tối thui đang lấp ló thứ ánh sáng leo lét. Ông em ngớ người ra nhìn, mồm còn chưa khép lại, trong đầu đang nghĩ thầm có thể nào lần này là ông V ko? Và kia là ánh sáng từ cái đèn pin của ông ấy phát ra…
” Ko nhẽ linh ứng đến vậy?” – ý nghĩ đó xẹt qua đầu ông em rất nhanh. Nhưng ko còn thì giờ để phân tích mọi thứ nữa, ông em lật đật rọi đèn nhằm hướng có ánh sáng bước tới.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN