MA CHÓ - Phần 8: Bà hàng xóm
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
279


MA CHÓ


Phần 8: Bà hàng xóm


Sau khi nhặt cái mũ đem trở vào nhà, ông bà mới bật đèn lên ngồi ở bàn uống nước, tâm trạng rối bời. Cái đèn sợi đốt toả ánh sáng vàng vọt phản chiếu bóng lọm khọm của hai người già lên vách tường xanh lục bạc phếch. Nom cái mũ đang nằm im lìm được đặt trên mặt bàn, cả hai ông bà đều thấy nẫu hết cả ruột gan. Nhìn kỹ cái mũ, sao mà nó lấm lem bùn đất, thứ bùn đo đỏ, thoạt nhìn đã khô nhưng đưa tay quệt thì lại nhão ra ngay, còn hơi có mùi lờm lợm, tanh tưởi. Hình như nó chỉ mới vừa kịp khô lại. Ông lẩm bẩm:

– Chả có nhẽ cái mũ bị lôi ra tận ngoài ruộng hay sao nom gớm thế?!
– Chắc vậy rồi mình ạ, khắp người con vàng cũng dính đầy bùn đất rồi lá tre. Chắc cu cậu chui qua bụi tre ra đó.
ông định đưa tay rót ít nước chè uống thì ấm trống trơn, lại thôi rồi tiếp:
– Tôi chỉ lạ là làm sao nó biết được mà ra ngoài đấy tha về?. Mũi thính quá nhỉ!. Giỏi!.
Nghe ông nói đến đây, chợt bà đảo mắt như sợ có ai nghe thấy những lời mà mình sắp sửa nói ra. Bà rướn người ghé sát về phía ông thì thào:
– ông này, sao mà tôi cứ thấy con chó nhà mình có cái gì đó lạ lắm.
– lạ thế nào???
– tôi….cũng ko biết, nhưng tôi thấy nó ko giống con chó bình thường… thú thật, đôi khi tôi còn rát khi nhìn nó nữa…
– lại bắt đầu mê tín rồi đấy phỏng???. Nói cấm có sai, cho mấy người ít học như bà biết chỉ tổ thêm phiền phức!. Tự bà doạ bà thôi, đến lúc đau ốm nằm một đống ra đấy chả nhẽ kêu mấy đứa kia về chăm mới hả dạ?. Bớt bớt đi cho tôi đỡ mệt!.
Ông bực bội gắt bà một mạch. Ko phải ông ko để ý thấy những điều kì lạ ở con chó của gia đình, mà là, càng lái suy nghĩ theo hướng thần bí thì sự việc cảm tưởng lại càng khó hiểu thêm. Chẳng thà cứ khoa học nó theo cách thực tế nhất có thể, biết đâu, tất cả chỉ là do ông bà phức tạp hoá quá lên mà thôi. Nói xong, ông đứng phắt dậy khoát tay:
– thôi dẹp, đi ngủ đi, gần 3h sáng rồi kia kìa. Mai tôi còn đem quạt ra phố sửa. Nóng bỏ mẹ ngủ nghê cái nỗi gì!.
Tiếng tắt công tắc đèn nghe ” tách ” một cái, ánh đèn vàng trong nhà cũng vụt tắt ngay, trả lại một màu tối om cho ko gian yên tĩnh. Tiếng xép lẹp dẹp rồi tiếng trở mình nhè nhẹ của hai người trong nhà cũng đã dừng lại. Ngoài khung cửa sổ bằng gỗ cũ kỹ, ngay phía bên dưới, con vàng đang ngồi yên lặng, tai nó vểnh lên, có vẻ như đã thu hết mọi lời nói của hai ông bà trước đó vào trong tai rồi. Sau đó nó khịt khịt mũi, đứng dậy, lặng lẽ quay lưng đi về phía chuồng gà, cặp mắt chợt loé lên một màu sáng xanh nhàn nhạt như lân tinh rồi lại tắt đi ngay.

Ngả lưng mới được một chặp mà trời đã sáng tinh mơ. Hai ông bà mệt mỏi cựa mình sau giấc ngủ ngắn ngủi, vẻ mặt pha lẫn sự mỏi mệt. Ngoài chuồng gà, mấy con gà đã nháo nhác chờ người ra mở cửa chuồng để vọt xuống vườn kiếm ăn. Con vàng cũng lim dim mắt nằm trên nóc chuồng. Một ngày dài trải qua biết bao nhiêu là chuyện cuối cùng cũng kết thúc và ngày mới lại bắt đầu. Thế nhưng, hai ông bà ko biết rằng, ngày hôm nay, có lẽ sẽ còn dài hơn ngày hôm qua nhiều hơn thế.
Bây giờ đã là 7h15p sáng, bà em đang rang ít cơm nguội với muối vừng để ăn sáng, nhanh cho ông còn đem cây quạt ra phố sửa, tiện thể ghé chợ hôm mua ít thức ăn. Trời mùa hè, 8, 9h là đã nắng trầy nắng trật lên rồi. Ăn xong, ông xách chiếc xe đạp Thống Nhất ra sân, cột cây quạt máy sau yên xe rồi cẩn thận chằng dây chun đen lên cho chắc chắn. Đội tạm cái mũ tai bèo lên rồi đi ra cổng. Trước khi đi, còn dặn bà em đừng đi đâu cả, cứ ngồi trên nhà mà xem phim, vườn tược thì đã có cậu vàng lo, chờ ông về. Bà em gật đầu vâng, dạ tiễn ông ra cổng. Trở vào nhà, bà pha ấm nước chè mới rồi đem mớ cà pháo ra vừa cắt vừa xem tivi. Ngồi xem chừng được 45p thì nghe tiếng gọi í ới từ ngoài vọng vào:
– ông H ơi, bà H ơi! Có ai ở nhà ko???.
Bà em nhổm dậy ngó đầu ra, phía cổng thì chả có ai. Rảo mắt ra phía vườn thì hỡi ôi, giật thót cả mình. Phía sau mấy tàu lá chuối xen lẫn lá đu đủ, một khuôn mặt trắng phau phau tròn trịa, đang lấp ló hiện ra, cứ như mặt người chết trôi, nom hãi quá!. Định thần nhìn kỹ lại bà nhận ra đó là bà P hàng xóm, nhà có đội dừa quả ngon hết xảy. Bà em lật đật chạy ra, con vàng cũng từ trong chuồng gà phóng ra theo phía đằng sau, miệng nó khẽ gầm gừ một cách khó hiểu.
Bà P hàng xóm nhà em dáng người hơi béo, da trắng, khuôn mặt tròn, mái tóc ngắn hơi xoăn tự nhiên. Bình thường bà ấy là người xuề xoà, hay nói hay cười. Bà em nheo mắt bước lại gần, trông bà P hôm nay nom khang khác. Da bà P đã trắng nay lại càng như trắng hơn dưới ánh nắng, một sắc trắng xanh xao. Khuôn mặt tròn bành bạnh ko chút cảm xúc đơ ra, ko hiểu sao lại khiến người nhìn liên tưởng rằng ẩn dưới lớp da trắng nhợt bủng beo ấy là các thớ thịt đang trương lên. Đôi mắt bà ấy hơi lờ đờ như người ngái ngủ chứ ko tinh anh như mọi khi. Đặc biệt là hai hốc mắt lõm sâu, hằn lên một vùng thâm xì bao quanh mắt như gấu trúc. Đôi môi nứt nẻ, nhợt nhạt càng làm tăng thêm sự quái dị trên gương mặt bà hàng xóm quen thuộc. Bà em tiến lại hỏi:
– có chuyện gì thế cô P? nhà tôi nay đi công chuyện chưa về, có mình tôi ở nhà thôi.
Bà em nói xong mất vài giây sau bà P mới đáp lại, giọng trầm đục đứt quãng, bình thường bà này giọng oang oang cơ các bạn ạ!.
– Chiều nay… em đưa nhà em…xuống tỉnh khám bệnh…nên nhờ hai bá…thi thoảng…ngó sang…trông hộ em cái vườn…Em đi chắc phải…mất ít hôm…mới về…
Bà em vừa nghe vừa hơi đơ ra, kiểu ko chú tâm vào câu nói, vì đang còn bận nhìn bộ dạng của bà P. Sau đó mới ậm ừ khoát tay:
– rồi rồi, cô chú cứ yên tâm, hàng xóm láng giềng việc khó thì chớ chứ việc cỏn con thì nhà tôi giúp được! Cứ yên tâm mà lo chữa bệnh. Mà, chú bị làm sao hở cô???
Bà e chợt nhớ ra ông T mới hỏi thăm tình hình xem như nào, thì bà P đáp:
– Bị….đau lưng…lưng mỏi quá…đau….nặng lắm…
Bà P nói mà gương mặt thì đờ đẫn, đôi mắt hốc hác vô hồn. Bà em lại thoáng rùng mình một cái. Lúc này, bà em đang đứng đối diện với bà P ở bên kia hàng rào, đằng sau lưng bà ấy, cách một khoảng vườn, chếch về phía tay phải là gian nhà ngói của hai ông bà. Bất chợt bà em mới vô tình nghiêng người nhìn vào gian giữa ngôi nhà. Dưới ô cửa thấp lè tè, một bóng người cao lêu nghêu đang lom khom đi ngang qua, bất chợt người ấy quay ngoắt ra đụng trúng lúc bà em đang ngó vào, rồi lại lom khom bước tiếp. Cái lưng gầy và dài nhô lên như cái gò, trông như đang cõng một cái mai rùa nặng nề ở trên lưng. Bà em giật thót cả mình, sống lưng lạnh toát, cứ đứng trố mắt ra nhìn mất vài giây, sau đó mới sực tỉnh, vội vội vàng vàng hấp tấp nói:
– vậy, vậy hả cô?. thế phải đem chú ấy đi khám xem có mắc bệnh gì nguy hiểm ko còn biết đường mà chạy chữa cho kịp, nhà cửa vườn tược cưa để đấy bọn tôi nom cho. Thôi, tôi thấy cô có vẻ cũng căng thẳng phỏng? Nhớ giữ gìn sức khoẻ còn chăm chú đấy!. Rõ khổ!. Haizzz!
Bà em nói một lèo như thể muốn xua đi cảm giác rờn rợn ban nãy. Rồi quay lưng cúi xuống định ngắt mấy quả ới chỉ thiên tí làm nước chấm rồi lấy cớ để đi vào nhà thì đụng ngay mặt con vàng đang phục đằng sau từ bao giờ. Hai mắt nó trợn lên lừ lừ nhìn thẳng vào bà P đang đứng ngây ra. Lúc bà lom khom cúi xuống thì vô tình ghé sát mặt con chó. Cũng vô tình nhìn thẳng vào trong đôi mắt nâu thẫm bong bóng của nó. Nhìn thật kỹ, dưới ánh nắng chói chang, phản chiếu trong đáy mắt con vàng là mặt bà, sau đó là mặt P bé hơn ở đằng sau. Nhưng lạ hơn, hình như có thứ gì đó nhô ra trên vai bà ấy, đen thui, còn khuôn mặt bà P thì chỉ có mũi và miệng, hai mắt giờ chỉ là một màu đen xì như khi người ta đeo kính râm, chỉ khác là ở đây, mỗi mặt của cái kính râm ấy ko tròn mà có hình dáng của 5 ngón tay bé tí đang bạm chặt vào hai mắt của bà P.
Thực sự bà em ko thể nhìn thêm nữa, chân tay đột nhiên bủn rủn, vội vàng ậm ừ đưa tay vặt đại vài trái ớt rồi tất tả quay trở vào nhà, vừa đi vừa liếc lại đằng sau. Còn phía bên kia hàng rào tạm bợ, bà P vẫn còn đứng ngây ra đó, mắt đờ đẫn nhìn theo bóng bà em rồi mới chầm chậm xoay lưng bước đi, đi được vài bước bà ta dừng lại đưa tay lên day day mắt, miệng khẽ rên mấy tiếng vẻ đau đớn: ” hai mắt… dạo này ngứa ngáy…thế ko biết, móc xừ đi cho rồi”!.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN