Ma Thổi Đèn - Quyển 2 - Chương 9: Nội tàng oan
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
95


Ma Thổi Đèn


Quyển 2 - Chương 9: Nội tàng oan


Từ xưa tới nay minh điện luôn là nơi đặt quan quách của chủ mộ, trong sách Tàng Kinh có ghi rất rõ, minh điện còn gọi là Từ Ninh đường, là phần trung tâm của lăng mộ, bất luận là hợp táng hay đơn táng, chủ mộ đều phải mặc đồ khâm liệm, nằm yên nghỉ trong quan tài đặt trong quách, cho dù vì một lý do nào đó thi hài cảu chủ mộ không thể đặt trong quan quách thì cũng phải lấy quần áo giày mũ lúc sinh thời của chủ mộ chi vào bên trong an táng.

Tóm lại có thể không có thi thể nhưng quan quách bất luận thế nào cũng ở trong minh điện, vả lại bao đời nay các Mô Kim Hiệu úy xẻ núi xẻ đồi đổ đấu, cũng quyết không đổ cả quan quách ra ngoài, huống hồ không gian đường hầm chật hẹp, dù quan quách không lớn, cũng chẳng thể theo đường này mà ra ngoài được.

Thế giới quan của tôi lại một lần nữa đảo lộn, nghĩ nát óc cũng chẳng đưa ra được lập luận nào khả dĩ, lẽ nào quan quách của chủ mộ đã biến thành hơi nước, bốc đi rồi chắc?

Cả ba đều rất kinh ngạc, Răng Vàng đầu óc nhanh nhẹn, đứng sau lưng tôi nhắc khẽ: “Anh Nhất này, anh xem trong minh điện ngoài không có quan quách ra, còn có điều gì bất thường nữa không?”

Tôi rọi đèn pin soi xét kỹ càng một lượt từ trên xuống dưới từ trái qua phải, trong minh điện này không chỉ thiếu quan quách, mà có thể nói là chẳng có thứ gì hết cả, dưới đất trống trơn, đừng nói đến đồ tùy táng, ngay đến đá thừa cũng chẳng có lấy một cục.

Thế nhưng nhìn quy mô kết cấu của minh điện này, đây chắc là mộ của Vương công nhất đẳng thời Đường, kết cấu kiến trúc trên tròn dưới vuông, phía dưới vuông thành sắc cạnh, bằng phẳng ngay ngắn, phần trên giống lều Mông Cổ, mái vòm cong lên, đây gọi là trời tròn đất vuông, hoàn toàn phù hợp với quan niện về vũ trụ của con người vào thời ấy.

Trong minh điện còn có sáu bệ đá, bên trên hoàn toàn trống trơn, không đặt thứ gì, song tôi và Răng Vàng đều biết rõ, đó là nơi đặt sáu loại ngọc Tông, Khuê, Chương, Bích, Hổ, Hoàng dùng để tế sáu phương, phải là người trong hoàng tộc mới nhận được sự đãi ngộ này.

Bốn vách tường trong minh điện cũng không phải là không có gì, nhưg chỉ là các bức bích họa, đều là vẽ nét, chứ còn chưa lên màu, nội dung tranh vẽ có nhật nguyệt tinh tú, nổi bật nhất là mười ba cung nữ. Những cung nữ này có người bưng hộp gấm, có người đỡ bình ngọc, có người ôm nhạc khí, ai nấy đều đầy đặn phúc hậu, bày ra một cuộc sống cung đình thời nhà Đường.

Tất cả bích họa đều mới chỉ vẽ phác, chưa tô màu sắc, tôi chưa thấy loại bích họa này bao giờ, liền quay ra hỏi Răng Vàng, với kinh nghiệm mấy chục năm lặn ngụp trong ngành đồ cổ, có lẽ hắn nhìn ra được điều gì đó cũng nên.

Răng Vàng cũng lắc đầu nguây nguẩy nói: “Thế này thì kỳ lạ thật! Nhìn những bức họa này mà xét, có thể nói chắc chắn được dùng để an táng một nhân vật rất quan trọng trong cung đình, mà còn là đàn bà nữa, là quý phi hay công chúa cả gì đó, nhưng số bích họa này…”

Tôi thấy Răng Vàng nói nửa chừng rồi trầm ngâm suy nghĩ, biết rằng cả hắn cũng không dám chắc bèn hỏi: “Bích họa chư hoàn thành? Vẽ phần mở đầu rồi dừng luôn sao?”

Thấy tôi cũng nói vậy, Răng Vàng liền gật đầu: “Đúng thế, chính xác là chưa được hoàn thành, thế nhưng vậy thì cũng không hợp lẽ thường cho lắm, nói trắng ra là không hợp tình hợp lý chút nào!”

Lăng mộ của Hoàng đế cực kì hiếm thấy trong trường hợp nào đang xây dở lại đình công, cho dù trong cung phát sinh biến cố, chủ mộ trở thành vật hy sinh cho chính trị đi nữa, hoặc có ý đồ mưu phản mà được ban cho cái chết, thì đa phần cũng không bị bêu riếu ầm ĩ, sau khi chết vẫn được mai táng theo nghi thức của hoàng tộc. Ngôi mộ lớn thế này hẳn chỉ có thành viên trong hoàng thất mới tương xứng, các bậc vua chúa cũng biết không thể vạch áo cho người xem lưng, những chuyện trong chốn thâm cung chẳng dễ gì mà lộ ra ngoài, kẻ nào đáng chết thì cho chết là xong, sao đó cần chôn cất thế nào thì cứ theo đó mà làm.

Tôi nghĩ cứ chôn chân ở đây cũng chẳng luận ra được điều gì, bèn rút ra một cây nến, châm lên đặt ở góc Đông Nam minh điện, ánh nến yếu ớt nhưng ngọn lửa thẳng đứng, không hề có vẻ muốn tắt, tôi nhìn ngọn nến cũng cảm thấy yên lòng đôi chút, liền gọi Tuyền béo cùng Răng Vàng ra tiền điện xem sao.

Để tiết kiệm năng lượng chúng tôi chỉ bật một chiếc đèn pin, cũng may trong hầm mộ trống không, không lo giẫm phải cái gì, ba người dắt theo hai con ngỗng trắng đi qua cánh cửa đá của minh điện, bước vào tiền điện.

Theo cách bố trí trong lăng tẩm cổ đại Trung Quốc, minh điện được coi trọng nhất, sau đó đến tiền điện.Tiền điện được bày biện theo quan niệm truyền thống “sống sao thác vậy”, tiền triều có lệ, đời sau cứ vậy noi theo, đến cuối thời Thanh cũng vẫn như vậy, điểm khác biệt chỉ là quy mô mà thôi.

Chủ mộ sinh thời nơi ăn chốn ở như nào, tiền điện phải y như vậy, nếu chủ mộ sinh thời sống trong cung đình tiền điện cũng phải được xây dựng giống hệt cung điện thật. Tất nhiên, ngoài lão hoàng đế ra, các thành viên khác trong hoàng thất chỉ có thể giữ được một khu vực nhỏ của người đó ở lúc sinh thời thôi, không thể thành viên nào trong hoàng thất cũng xây y nguyên một cung điện trong lăng mộ của mình, chỉ có bậc đế vương từng đăng cơ, ngồi lên đế vị mới xứng với quy cách ấy làm thôi.

Cả tôi, Răng Vàng và Tuyền béo tuy theo cái nghề này, nhưng thực ra vẫn chưa thực sự thấy lăng mộ lớn đâu, hôm nay cũng là tình cờ đến chỗ này, nếu quả thật bảo bọn tôi khai quật, chúng tôi cũng chẳng dám động vào cổ mộ lớn thế này, cùng lắm chỉ dám tìm ngôi mộ của vương công quý tộc thôi.

Điều này cũng bởi trình độ của chúng tôi chưa được cao siêu đến mức có thể trực tiếp đào đường hầm phá hư vị đột nhập vào bên trong, ngoài ra còn một nguyên nhân khác là thực lòng chúng tôi cũng không muốn đựng vào một ngôi mộ lớn như thế này, tùy tiện lấy trong đây một món đồ nào đấy cũng có thể gây nên một chấn động, mà tiếng vang càng lớn thì càng dễ chuốc vạ vào thân.

Hôm nay khéo gặp cơ duyên, gặp được ngay một đường hầm có sẵn nên mới vào được bên trong ngôi mộ lớn này, trước đó chảng thể ngờ rằng trong minh điện lại trống rỗng như vậy, rồi cả đường hầm chúng tôi chui vào cũng bị bịt kín một cách kì quái, ra tiền điện xem xét chẳng qua là tìm kiếm chút manh mối, nghĩ kế thoát thân mà thôi.

Ba chúng tôi vừa đặt chân vào tiền điện, lại bị chấn động một phen nữa, chỉ thấy tiền điện còn lớn hơn cả minh điện thế nhưng lầu gác minh điện thì chỉ thi công một nửa, rồi bỏ mặc đấy cho đến tận ngày nay.

Tiền điện quả thực được xây dựng hệt như cung điện thời xưa, nhưng một số phần quan trong đều chưa hoàn thành, mà mới chỉ dựng lên một cái khung đại khái mà thôi, cảu đá đại cung đã bị bịt kín, bốn vách tường đều được xây bằng những phiến đá khổng lồ xếp chồng lên nhau, giữa các kẽ hở được đổ sắt nấu chảy vào, lại gia cố thêm bằng xích sắt to như quả trừng vịt, trên nền tiền điện, có một hồ phun nước nhỏ, nước vẫn òng ọc phun ra từ đó.

Tôi chỉ mạch suối nói với Răng Vàng: “Anh nhìn cái suối phun nước nhỏ này nhé, đây chính là vũng quan tài dân gian hay nói tới đấy. Trong mộ ở huyệt báu phong thủy, nếu có một nguồn suối như thế này thì quả là tuyệt đỉnh. Long mạch cũng cần phải nương tựa vào hình thế, lúc mới đến ở bên ngoài tôi có xem phong thủy của ngôi mộ cổ này, thấy rằng tuy đây là long mạch, nhưng đã bị mưa gió ăn mòn phá vỡ hình thế của núi non, vốn là long mạch đại cát giờ đã trở thành long mạch tầm thường không gì che chở. Nhưng giờ xem lại, thì thấy hình thế trong đây là “nội tàng oan” hiếm có, trong huyệt có nguồn suối, hơn nữa dòng nước cứ vĩnh viễn ổn định thế này, không trào ra ngoài, cũng không khô cạn, huyệt này xét theo góc độ phong thủy thì có tướng gom tụ. Bắt nguồn từ trời, giống như song nước, loại huyệt “nội tàng oan” này cực kỳ thích hợp mai táng nữ giới, con cháu đời sau ắt được hưởng phúc ấm.”

Nghe vậy Răng Vàng trầm trồ: “Thì ra đây là vũng quan tài mà tục ngữ vẫn nói tới đó hả? Tôi mới chỉ nghe qua chứ chưa từng được thấy, xem ra thì hình thế của huyệt vị phong thủy này là hoàn hảo rồi, thế thì càng kỳ quái, vì sao công trình chỉ làm có một nửa? Hơn nữa, chủ mộ cũng còn chưa nhập niệm?”

Tôi nói: “Việc lạ năm nào chẳng có, nhưng hôm nay thì đặc biệt nhiều hơn. Đến cả tiền điện cũng chưa hoàn công thì quả thật khó mà lý giải cho được!”

Tuyền béo nói: “Tôi thấy cũng chẳng có gì lạ cả, không chừng đúng lúc ấy có choảng nhau, hay là lại tiêu nhiều tiền quá, ngân khố thu không bù chi, cho nên lăng mộ lớn thế này không thể xây tiếp được nữa.”

Tôi và Răng vàng cùng lúc lắc đầu, tôi nói: “Tuyệt đối không thể, lăng mộ xây dựng nửa chừng thì đình, hoặc thay đổi địa điểm, điều này cực kỳ bất lợi cho chủ mộ, mà cả người chọn huyệt vị cũng bị tru di cửu tộc. Thứ nhất huyệt báu này xét từ góc độ phong thủy hoàn toàn không có vấn đề gì, náu mà chẳng lộ, rất khó bị trộm mộ phát hiện, thêm vào đó lại còn là “nội tàng oan” hiếm gặp, quyết không phải vì tìm được một vị trí đẹp hơn mà bỏ đi lăng mộ đang xây dựng dang dở này, cũng không thể vì tai họa chiến tranh, nếu vậy thì không cần bịt kín địa cung lại, mà bên trong này cũng chẳng có thứ gì, chắc không phải để phòng Mô kim Hiệu úy đổ đấu đâu.”

Răng Vàng cũng tán thánh quan điểm của tôi: “Từ tình trạng bịt kín của cửa đá và vách mộ, hẳn sau khi dừng thi công, người ta không hề vội vã bỏ đi, mà trái lại còn rất ung dung phong bế địa cung vào, và cũng không có ý định quay trở lại tiếp tục thi công nữa, nếu không riêng việc mở cửa đá ra thôi cũng đã tốn rất nhiều công sức rồi, hơn nữa ngoài lớp cửa đá này ra, chí ít còn bốn lần cửa kích cỡ y như thế này nữa.”

Thế nhưng những người xây dựng lăng mộ này rút cuộc vì sao lại bỏ nó đi chứ? Chắc phải có nguyên nhân nào đó bất đắc dĩ lắm, nhưng chúng tôi nghĩ mãi không ra, quả thực không tài nào đoán nổi.

Xem ra vị tiền bối xây Ngư Cốt miếu ngụy trang rồi đào đường hầm vào minh điện kia, cũng giống như bọn tôi, đã bị ngôi mộ trống rỗng này đánh lừa. Song ở đây không thấy thi thể ông ta, không chừng ông ta đã tìm được đường thoát ra bên ngoài rồi.

Chúng tôi không thu hoạch được gì ở tiền điện, đành theo đường cũ quay về, sau đó vào hậu điện và hai gian điện thờ phụ ở hai bên xem sao, nếu không phát hiện được gì, vậy thì chỉ còn cách quay lại đường hầm, tiến vào Mê Động Long Lĩnh tìm đường thoát thân mà thôi.

Ba người vừa đi vừa bàn bạc, tất cả đều thấy ngôi mộ này kỳ quặc khác thường, có quá nhiều điểm không hợp tình hợp lý. Tôi nói với hai người còn lại: “Từ xưa đã có thuyết về mộ giả, xưa kia Tào Tháo và Chu Hồng Vũ (Chu Nguyên Chương) đều sử dụng chiêu này, nhưng ngôi mộ thời Đường này nhất quyết không phải là mộ giả, bởi bên trong…”

Trong lúc trò chuyện cả bọn đã quay lại minh điện, đang nói nửa chừng đột nhiên Tuyền béo cắt ngang, Răng Vàng cũng đưa ngón tay lên môi, ra hiệu im lặng. Tôi ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy ở góc Đông Nam minh điện, phía sau ánh nến mập mờ, xuất hiện một người.

Ánh nến trong góc minh điện leo lét chập chờn, góc tường lập lòe sang tối, ở vùng giáp ranh giữa ánh nến và bóng tối hiện ra một khuôn mặt trắng nhợt to tướng, phần thân khuất lấp trong khoảng tối ngoài phạm vi chiếu sang của ánh nến.

Tôi, Răng Vàng, Tuyền béo đứng ở cạnh cửa đá giáp minh điện và tiền điện, diện tích minh điện rất lớn, đèn pin mắt sói của tôi không rọi được đến đó, khoảng cách khá xa, nên gương mặt kia càng trở nên mơ hồ bí ẩn và cực kỳ ma quái.

Lúc chúng tôi mới tiến vào minh điện, tôi đã quan sát kỹ càng từng ngóc nghách, lúc đó trong minh điện hoàn toàn trống rỗng không có gì ngoài bốn bức tường với những bức bích họa còn chưa nên màu, trong tranh toàn vẽ các cung nữ nở nang đầy đặn, tuyệt đối không có khuôn mặt người to lớn này.

Đôi bên cứ hầm hè một lúc, thấy đối phương không có chút động tĩnh gì, Tuyền béo hạ giọng thật khẽ hỏi tôi: “Nhất này! Tôi thấy thằng cha kia chẳng tử tế gì đâu, nơi này cũng không tiện nán lại lâu, mình chuồn thôi.”

Tôi cũng nhỏ tiếng bảo Tuyền béo và Răng Vàng: “Đừng manh động, để xem hắn là người hay là ma đã rồi hẵng tính.”

Tôi không tài nào phân biệt được chủ nhân gương mặt kia là nam hay nữ, già hay trẻ. Trong minh điện này không có quan quách, tự nhiên cũng chẳng thể có bánh tông, có khả năng đối phương nhân lúc chúng tôi ở trong tiền điện, đã lần theo đường hầm chui vào, đường hầm ấy không phải ai cũng dám chui vào, không chừng đối phương cũng là một Mô Kim HIệu úy cũng nên.

Vừa nghĩ đến Mô Kim Hiệu úy tôi lập tức nghĩ ngay đến vị tiền bối xây miếu Ngư Cốt năm xưa. Lẽ nào… ông ta vẫn chưa chết? Hay là ông ta mãi không tìm được lối ra, rồi bỏ mạng ở đâu đó quanh đây, hình ảnh chúng tôi đang nhìn thấy lúc này là vong linh của ông ta?

Nếu là ma thì chẳng có gì ghê gớm cả, chúng tôi đều có Phật vàng, Quan Âm ngọc hộ thân, hơn nữa nếu đối phương đúng là Mô Kim Hiệu úy, cũng coi như có chút tình đồng nghiệp với chúng tôi, không chừng còn chỉ đường cho chúng tôi thoát ra cũng nên.

Mặc kệ đối phương là người hay ma, cũng phải phá vỡ cục diện bế tắc này đã, cứ giằng co thế này, chẳng có lợi gì cho chúng tôi cả. Nghĩ đến đây, tôi dùng tiếng lóng lớn giọng với người ở góc Đông Nam minh điện kía: “Mở lối tìm Rồng nâng nắp báu, dời non phạt núi thấy thiên đàng, áo giăng trời chợt tỏ, Bắc Đẩu tụ Nam quang.”

Tôi nói giọng hết sức khách khí, nội dung đại khái nói là cùng là dân đổ đấu mưu sinh, đã đụng đầu nhau ở đây, tất có người trước kẻ sau, chúng tôi đến sau, không dám tranh phần, những mong tiền bối bỏ qua, chúng tôi xin phép cáo lui ngay.

Tục ngữ có câu: “Ba trăm sáu mươi ngành, ngành ngành xuất trạng nguyên”, ba trăm sau mươi ngành này chỉ các nghề nghiệp trên thế gian, người sống ở đời phỉa có lấy một ngón nghề, thì mới có chỗ đứng trong xã hội, dựa vào bản lĩnh kiếm miếng cơm manh áo, không sợ chết đói chết rét nơi xó chợ. Ngoài ba trăm sáu mươi nghề này ra, còn có tám nghề khác, liệt vào biệt loại, tức là những nghề ngoài lề, không phân loại ngành nghề chính đáng, chẳng thuộc sĩ, nông, công, thương, nghề đổ đấu là một trong tám nghề ngoài lề này.

Quốc có quốc pháp, ngành có ngành quy, ngay từ đầu bọn ăn mày cũng có bang chủ Cái bang quản hạt, cái nghề cơ mật và đầy thần bí như đổ đấu thì quy đinh luật lệ lại càng rối rắm, ví như một ngôi mộ, mở nấm ra rồi, là tiến vào tìm vàng bạc châu báu, sau đó đi ra, nhiều nhất cũng chỉ được một lần vào và một lần ra, tuyệt đối không cho phép một Mô Kim Hiệu úy ra ra vào vào nhiều lần cùng một ngôi mộ. Suy cho cùng mồ mả là nơi yên nghỉ của người ta, chứ đâu phải sân sau nhà mình. Những quy tắc kiểu như vậy kể mãi không hết.

Trong đó có một điều chính là giữa những đồng nghiệp với nhau, hai người cùng nhòm ngó một ngôi mộ, cùng muốn đổ đấu, vậy thì ai đến trước là của người ấy, kẻ đến sau cũng có quyền vào, những đồ vật trong minh điện thì người đến trước được quyền lựa chọn.

Vì giới luật của Mô Kim hIệu úy rất nghiêm ngặt, không như loại trộm mô thông thường, một ngôi mộ chỉ được lấy đi một đến hai đồ vật không hơn, hơn nữa đồ tùy táng trong mồ mả quý tộc thời xưa đều rất phong phú, cho nên người đến trước đến sau đều không có mâu thuẫn gì quá lớn.

Một ngôi mộ chỉ được phép lấy một hoặc hai món đồ, nguồn gốc của quy định này, một là trách làm lớn quá, số mệnh không chứa nổi nhiều của cải thế mà mạng họa vào thân, nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn, cổ mộ trong thiên hạ nhiều đến mấy cũng có ngày khai quật bằng hết, ở đời làm việc gì cũng nên quá tuyệt tình, bản thân đã phát tài rồi, cũng phải để lại cho các đồng nghiệp khác một đường sống.

Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa các Mô Kim Hiệu úy chuyên nghiệp và bọn trộm mộ thông thường, bọn trộm mộ có thể chỉ vì một hai món minh khí mà chém giết lẫn nhau huynh đệ tương tàn, bởi bọn chúng rất ít khi tìm được mộ lớn, cũng không thể hiểu được sự lợi hại bên trong, không biết rằng minh khí cũng đồng nghĩa với tai họa, quá tham lam tất phải chịu báo ứng.

Thời Tam Quốc, Tào Mạnh Đức để bổ sung quân lương, đã đặt hai chức Phát khưu và Mô kim. Thực tế quân hàm Hiệu úy Trung Lang Tướng đúng là do Tào Tháo đặt ra, thế nhưng danh hiệu Mô kim, Phát khưu, hay như Ban sơn, Xả lĩnh thực ra là tứ đại môn phái đã tồn tại vào cuối đời nhà Tần đầu thời Hán, song đệ tử của các môn phái này hành sự bí hiểm, người đời ít ai hay biết, trong sử sách cũng không mấy ghi chép, cho đến thời tông Nguyên, ba môn phái là Phát khưu, Ban Sơn, Xả lĩnh cơ bản thất truyền, chỉ còn lại duy nhất phái Mô kim.

Trong phái Mô Kim không phải cứ có sư phụ truyền dạy thì được coi là đệ tử, phái này có một bộ hoàn chỉnh những ám hiệu, mật khẩu, kĩ thuật riêng biệt, chỉ cần hiểu được những thuật ngữ quy tắc của nghề, thì đều là đồng môn cả. Ví như loại đường hầm cắt xuyên qua hư vị đâm thẳng vào minh điện này, thì chỉ có các cao thủ trong các Mô kim Hiệu úy mới làm được. Những việc này ngày trước đã biết một phần từ lời kể của ông nội, cũng có một phần tôi học hỏi từ Shirley Dương trong quãng đường trở về từ sa mạc dạo nọ.

Vì thế tôi nghĩ đã là đồng môn đồng đạo với nhau, thì không có chuyện gì là không thương lượng được, đương nhiên đấy là trong trường hợp đối phương vẫn là người sống, nếu là cô hồn u linh, chắc cũng không đến nỗi trở mặt thành thù, cùng lắm chúng tôi đem thi thể của ông ta an táng trịnh trọng là xong.

Tôi nói xong liên đợi đối phương hồi đáp, thông thường gặp phải tình huống này, nếu cùng là dân sành sỏi trong nghề đổ đấu, tôi đã nể mặt đối phương như thế, chắc hẳn người ta cũng không giằng co gì với chúng tôi, cho dù đấy là vong linh của vị Mô kim Hiệu úy vào đây từ mấy chục năm trước, chắc cũng không làm khó gì nữa.

Vậy mà đợi một lúc sau vẫn không thấy đối phương phản ứng, nến đã cháy hết quá nửa, người ở góc Đông Nam minh điện ấy vẫn y như lúc ban đầu, không hề vận động, tựa như bằng đất đắp hay đá tạc vậy.

Tôi nghĩ bụng đừng có mà là dân ngoài ngành, không hiểu tiếng lóng nhé, nghĩ đoạn liền lớn tiếng nói lại bằng tiếng phổ thông, nhưng đối phương vẫn không có phản ứng gì.

Lúc này chúng tôi bắt đầu thấy rợn gai ốc, đáng sợ nhất chính là sự trầm mặc như vậy, không hiểu rốt cuộc đối phương có ý tứ gì. Muốn ra khỏi đây theo lối minh điện, vậy thì buộc phải đi tới lối vào đường hầm ở giữa minh điện, nhưng khuôn mặt sau ánh nến cứ chằm chằm nhìn chúng tôi, không rõ định làm gì, chúng tôi không nắm bắt ý đồ của đối phương, nên cũng không dám mạo hiểm tiến lại. Truyện “Ma Thổi Đèn ” Truyện “Ma Thổi Đèn ”

Tôi chợt nghĩ lẽ nào kia không phải là Mô Kim Hiệu úy mà là chủ ngôi mộ? Nếu vậy khó xử rồi đây, tôi hướng về góc Đông Nam của minh điện hét lên: “Này! Ai ở đằng kia ơi! Người là thần thánh phương nào đấy, chúng tôi chỉ đi ngang qua đây thôi, thấy có đường hầm, thì chui vào tham quan một chuyến, không hề có ý trục lợi gì đâu.”

Tuyền béo thấy đối phương không có động tĩnh gì, cũng sốt ruột gào lớn: “Bọn tôi đến từ đâu giờ về đó đây, ngài mà không nói gì nữa, thì coi như đã chấp thuận rồi nhá, đến lúc ấy ngài đừng có hối hận đấy nhá…!”

Răng Vàng từ đằng sau thì thầm nói với bọn tôi: “Anh Nhất , anh Tuyền, tôi bảo này, kia có khi nào là nhân vật trong bích họa mà ban nãy chúng ta chưa nhìn kỹ không? Ánh nến leo lét mờ mờ ảo ảo thế này, tôi thấy dễ bị hoa mắt lắm.”

Nghe Răng Vàng nói vậy, bọn tôi càng thấy hoang mang, nhất thời nghi ngờ chính trí nhớ của mình. Mẹ kiếp! Nếu quả như vậy thì mất mặt quá, mấy phút từ nãy đến giờ suýt chút nữa làm tôi sợ chết khiếp lên được, nhưng mà gương mặt kia quả thực không hề giống tranh vẽ chút nào.

Minh điện và toàn bộ ngôi mộ cổ này rất tà quái, lúc mới vào minh điện thì quả thực chúng tôi không trông thấy gì, nhưng khi vào đường hầm quả thực không có phiến đá nào chặn đường hay sao? Khó mà đảm bảo trong minh điện này không tự dưng mọc ra thứ gì đó, rốt cuộc là người, hay là ma, là yêu quái hay chỉ qua là một bức tranh được vẽ trên tường như Răng Vàng đã nói?

Ngọn nến nơi góc phòng đã cháy gần hết, lúc này không thể kéo dài thêm được nữa, tôi ngấm ngầm rút con dao lính dù ra cầm trong tay. Loại dao này là hàng tuồn từ Nga, chuyên dùng cắt dây thừng, ví dụ lính nhảy dù xuống, nếu dây dù bị mắc vào cây, người treo lơ lửng, thì có thể dùng loại dao đặc chế này cắt đứt dây dù. Con dao này nhỏ gọn mà sắc ngọt, chuôi dài, lưỡi ngắn, bén gọn vô cùng, mang theo mình rất thuận tiện. Chuyến này đi Thiểm Tây, chúng tôi không dám mang dao găm, cho nên chỉ mang mấy con dao lính dù này theo.

Tay kia tôi cầm chặt mặt dây chuyền Phật vàng, liếc mắt ra hiệu cho Răng Vàng và Tuyền béo, cùng ra đó xem rốt cuộc đối phương là cái gì, Tuyền béo rút phăng cây xẻng công binh ra, trao hai con ngỗng cho Răng Vàng dắt.

Ba người hợp thành đội hình tam giác ngược, tôi và Tuyền béo đi trước, Răng Vàng kéo đôi ngỗng tay cầm đèn pin soi đường đi sau, chậm rãi từng bước lại gần ngọn nến nơi góc Đông Nam minh điện. Truyện “Ma Thổi Đèn ”

Mỗi một bước đi, lòng bàn tay đang nắm chắt con dao của tôi lại thêm một chút mồ hôi lạnh, lúc này tôi cũng không thể nói rõ là hồi hộp hay sợ hãi. Tôi thậm chí còn mong đối phương là bánh tông, nhảy ra đánh nhau với tôi một trận cho sướng, chứ không nói không rằng lừng lững đứng trong góc tối thế kia, mẹ kiếp, còn làm người ta khiếp hơn là loại bánh tông mọc đầy lông nhẩy bổ lên đấy chứ.

Đúng lúc cái người đối diện kia sắp ở trong phạm vi chiếu sáng của đèn pin, cây nến ở góc phòng cũng cháy hết, đột ngột tắt ngúm chỉ để lại một làm khói xanh bay lên từ ngọn bấc.

Ngọn nến vụt tắt, gương mặt sau ánh nến ngay lập tức biến mất trong bong đen đặc quánh

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN