Mẹ Chồng Tôi
Chương 7
Anh Nhất, anh trai tôi cũng khoe sang năm anh sẽ cưới, chị dâu tương lai của tôi là 1 cô gái ở Hưng Yên, có vẻ hiền lành ngoan ngoãn lắm. Nhìn cái vẻ mặt không dấu nổi hạnh phúc khi kể về vợ sắp cưới của anh trai, tôi biết anh yêu chị nhiều lắm. Chúc mừng anh nhưng tôi cũng không quên dặn dò mẹ mình thật kỹ.
Tôi sợ mẹ sẽ lại giống như mẹ chồng tôi nên cứ luôn miệng nói mẹ phải tốt với chị ấy, phải thương chị ấy như là thương con đấy nhé. Chị ấy có làm sai điều gì thì mẹ nhẹ nhàng mà dạy dỗ, đừng mắng nhiếc khổ thân. Rồi anh trai ở giữa lại khó xử, gia đình lại bất hoà. Mẹ tôi cốc đầu tôi mà nói:
– Cha bố chị, mới lấy chồng có mấy hôm mà cứ như bà cụ non ấy, tôi biết rồi. Dâu tôi cũng coi như con cái trong nhà, chỉ cần chúng nó yêu thương nhau là mừng chứ mẹ khắt khe với chúng nó làm gì. Muốn con trai mình hạnh phúc thì phải đối xử tốt với con dâu là điều đương nhiên.
Mẹ nghĩ được thế mà tôi mừng, tôi rất mong chị dâu tương lai cũng biết thương yêu mẹ tôi. Biết lo nghĩ cho gia đình thế là được, những thứ khác chưa cần bàn đến.
Nhà cửa mẹ tôi cũng đã dọn dẹp xong, đồ đạc cũng sắm đủ, chúng tôi cùng mẹ ăn 1 bữa cơm tất niên rôi về. Lâu lắm rồi tôi không có 1 bữa cơm đầy ắp tiếng cười hạnh phúc đến vậy.
Năm nay tôi đi lấy chồng nên mẹ không gói bánh chưng như mọi năm nữa, mẹ chỉ gửi bên nhà bác Hai 5 cái để thắp hương cho bố tôi. Khoảnh khắc chào mẹ ra về mà lòng tôi bịn rịn hơn cả lúc lên xe hoa về nhà chồng. Tôi cứ ngoái lại nhìn cho đến khi bóng mẹ khuất xa nơi cuối con đường mới oà khóc nức nở. Chồng tôi thấy thế cũng chỉ nắm tay tôi thật chặt, anh nói nếu tôi muốn khóc thì cứ khóc cho thoải mái. Cần thiết cứ lau nước mắt lên người anh, khóc cho nhẹ lòng, cho trôi mọi uất ức đè nén lâu nay. Anh còn nói tôi đừng cố chịu đựng mọi thứ một mình, nếu được cứ nói ra hết cùng anh cho nhẹ lòng. Anh sẽ luôn bên tôi, dù thế nào cũng nhất định sẽ tin tưởng và bảo vệ tôi. Nghe anh nói mà tôi cảm nhận được hình như anh biết hết mọi uất ức tôi đang phải chịu.
Thế nhưng tôi cũng không dám hỏi anh, tôi sợ 1 điều gì đó mơ hồ nên vẫn luôn chọn cách im lặng mà chịu đựng.
Vừa về đến cổng đã nghe tiếng mẹ chồng tôi sang sảng:
– Đi đéo gì mà đi lâu thế, chúng mày ngủ ở đấy à, nhà thì bao nhiêu là việc, con với chả cái chỉ trốn việc là nhanh.
Có lẽ anh cũng biết lòng tôi đang ngổn ngang trăm mối nên chỉ dùng anh mắt xót xa nhìn tôi rồi lặng lẽ dắt xe vào nhà. Tôi khệ nệ mang túi đồ mẹ tôi gửi ra đưa cho mẹ chồng, trong này có 1 con gà, 1 ít rau sạch, tôi lễ phép nói:
– Nhà con chẳng có gì nhiều, có ít đồ sạch mẹ con tự trồng nên đem biếu mẹ.
Vậy mà bà chẳng thèm nhìn qua đã vội buông 1 câu:
– Nhà mình chết đói hay sao mà phải đi tha lôi mấy thứ này về cho rác nhà, chỉ lắm chuyện.
Tôi biết mẹ chồng tôi chẳng ưa gì tôi, nhưng chưa từng nghĩ bà lại khinh thường gia đình tôi đến vậy. Dù cho kinh tế hai nhà là ngang nhau, thậm chí nhà tôi có đôi chút nhỉnh hơn. Vậy mà bà lại xem quà của mẹ tôi là rác, tôi ước mình có đủ mạnh mẹ đễ cãi lại bà, để nói hết những ấm ức trong lòng tôi. Nhưng nhìn sang chồng mình tôi lại kìm nén mọi thứ xuống, tôi không muốn mấy ngày tết mà gia đình lại căng thẳng. Thôi thì nhìn một chút cho không khí tết được trọn vẹn vậy.
Tối đó vợ chồng tôi quyết định làm thịt con gà mẹ tôi gửi cùng chỗ rau sạch kia, vậy mà tuyệt nhiên mẹ chồng tôi không động đũa vào những thứ được mang từ nhà tôi về. Bà nhất quyết ăn cơm không chứ không thèm động đũa. Thật sự hành động đó của bà khiến tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Chồng và chú út cũng khó chịu với bà, chú út nói:
– Sao mẹ lại ăn cơm không vậy, gà ngon thế này thì không ăn.
Rồi tiện tay chú gắp luôn cái đùi cho bà, vậy mà bà vội vàng hẩy ra khiến cho miếng thịt gà lăn lông lốc dưới nền đất. Có lẽ biết mẹ mình quá đáng nên chồng tôi lớn tiếng nói:
– Mẹ làm thế là có ý gì, không ăn thì để cho người khác ăn sao lại đem vứt đi như thế?
Bà thản nhiên nói:
– Tao chả có ý gì cả, tao đã không thèm ăn còn cố bỏ làm gì, biết được những cái này sạch hay bẩn, ăn vào cho sinh bệnh ra à.
Tôi định lên tiếng thì bố chồng gõ mạnh đũa xuống mâm quát:
– Mẹ con bà có để im cho tôi ăn không, nuốt cũng không xuôi nữa.
Thế là tôi lại đành im lặng, bữa cơm cũng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Cứ nghĩ mấy ngày tết có chồng ở bên thì sẽ nhẹ nhàng trôi qua, vậy nhưng chiều 29 tết nhà tôi bỗng dưng xuất hiện 5 6 tên bặm trợn săm trổ đầy mình. Bọn chúng hùng hổ đòi gặp chú út, còn nói chú ấy vay của họ 100 triệu, đã quá hạn 3 ngày mà không thấy trả, tiền lãi cũng không chịu nộp. Họ chỉ thẳng tay vào mặt bố chồng tôi mà nói:
– Ông bảo với nó không trả không yên với tụi này đâu, khôn hồn thì thò cái mặt ra đây nói chuyện cho tử tế, tết nhất đến nơi rồi tụi này không thích động tay động chân đâu nhé.
Bố chồng tôi thì giận đến tím mặt còn mẹ chồng tôi cứ bù lu bù loa lên mà khóc.
– Con tao làm gì đến tiền mà chúng mày đổ cho nó vay của chúng mày hả?
– Bà nghĩ bọn này rảnh quá à, đây giấy vay nợ đây, còn con bà nó vay để chơi bài hay cá độ hay làm gì đó đại loại thế thì đi mà gọi nó ra mà hỏi.
Vậy nhưng dù chồng tôi đã gọi đến cuộc thứ 5 vẫn chẳng thấy chú ấy nghe máy. Bố chồng tôi sợ bọn họ làm lớn chuyện thì lại xấu mặt với hàng xóm nên hẹn họ chiều 30 quay lại, nếu đúng là chú ấy vay ông sẽ đứng ra trả nợ. Nhận được lời hứa của bố chồng bọn chúng mới chịu bỏ qua, trước khi ra về bọn chúng còn gằn giọng cảnh cáo:
– Ông già nói là phải giữ lời đấy, nhớ giải quyết mọi việc trước tết, đừng để con trai ông mùng 1 tết phải đổ máu.
Chỉ nghe giọng chúng thôi mà tôi nổi hết cả da gà, chúng có gan tìm đến tận nhà tôi như thế chắc chắn sẽ không phải doạ cho vui. Cả nhà tôi ai cũng như ngồi trên đống lửa, 100 triệu chẳng biết bố mẹ chồng tôi thấy thế nào chứ với tôi nó là 1 số tiền quá lớn. Bây giờ cũng cận tết rồi, biết xoay ở đâu được chứ. Mẹ chồng tôi giục mọi người gọi cho chị Hương để cùng giải quyết, nhưng bố chồng tôi không cho, ông sợ gia đình bên ấy cười ông không viết dạy con.
Cả một buổi chiều mong ngóng cuối cùng chú út cũng xuất hiện, nhìn vẻ mặt lầm lũi kia tôi đoán chú ấy đã biết chuyện mấy người kia đến nhà đòi nợ.
Mẹ chồng tôi thấy con trai út chở về thì chạy vội ra kiểm tra khắp người, có lẽ bà sợ đám người kia sẽ làm gì con bà. Đến khi chắc chắn chú ấy không làm sao bà mới hỏi:
– Con ơi là con, sao con ngu dại vậy con ơi, cần tiền làm ăn sao không nói với mẹ lại đi dây với bọn giang hồ làm gì hả con.
Bố chồng tôi thì giận dữ quát lớn:
– Thằng mất dậy kia sao mày không chết luôn ở cái xó xỉnh nào đi còn trôi về cái nhà này làm gì? Tao cứ tưởng mày lớn mày biết nghĩ rồi, hoá ra mà vẫn cứ chứng nào tật ấy. Đầu năm mày hứa với tao thế nào hả?
– Ông cứ bĩnh tĩnh nghe con nó giải thích đã nào?
– Còn giải thích cái gì nữa, nói mày vay tiền chúng nó làm gì?
– Con, con.. con xin lỗi bố, con chót dại, tại chúng nó cứ rủ rê nên con mới…
CHOANG
Tiếng chiếc cốc rơi xuống nền nhà vỡ tan khiến toàn bộ người có mặt ở đây phải giật mình. Tôi sợ hãi nắm chặt tay chồng mình khi thấy dòng máu đó trên trán chú út túa ra. Từ nhỏ đã rất sợ máu, nên tôi phải nhắm chặt mắt và hít thở thật sâu mới có thể điều chỉnh được nhịp tim của mình.
Từ ngày về làm dâu chưa bao giờ tôi chưa bao giờ thấy ông giận dữ đến vậy, kể cái hôm mà ông biết tôi không còn trong trắng nét mặt ông cũng không đáng sợ như hôm nay.
Mẹ chồng tôi xót con nên vội vàng đi lấy bông băng cầm máu, còn không quên trách:
– Sao ông ác vậy, cả cái cốc như thế mà ông ném vào trán thằng bé làm sao nó chịu nổi? Nó sai thì từ từ mà dạy, ông làm thế có ngày nó chết ra đây thì sao?
Ông trợn mắt lên nhìn bà mà quát:
– Bà còn nói nữa à, tất cả là tại bà chiều nó nên nó mới hư hỏng như thế. Từ giờ tôi mặc xác mẹ con bà, muốn sống muốn chết gì cũng không liên quan đến tôi.
Nghe đến đáy chú út vọi vàng quỳ xuống chân ông hoảng hốt nói:
– Bố, con xin bố đừng bỏ con, bố cứu con nốt lần này nữa thôi, con hứa từ này con sẽ không như thế nữa, con hứa sẽ nghe lời bố mẹ. Bố mà bỏ mặc con lúc này chúng nó giết con mất bố ơi.
Mẹ chồng tôi dường như cũng hoảng níu lấy tay ông vừa khóc vừa nói:
– Ông ơi, tôi xin ông, ông đừng như thế mà, huhu ông giúp con đi ông, nó hứa sẽ thay đổi rồi. Xem như ông vì tôi mà giúp con nốt lần này, đừng bỏ mặc nó nha ông.
Nhìn bà lúc này trong lòng tôi không còn thấy giận nữa mà dâng lên 1 cảm giác thương xót. Ai cũng muốn con cái mình ngoan ngoãn thành đạt, chẳng ai muốn nó ham chơi ngỗ nghịch cả. Nhưng cha mẹ sinh con trời sinh tính, phải cái đứa nó ngỗ nghịch thì cũng phải chấp nhận. Máu mủ ruột già làm sao mà bỏ nhau được, thấy thế nên tôi cũng nói đỡ thêm:
– Bố ạ, thôi thì chú ấy cũng biết lỗi rồi, lại sắp tết, cả nhà mình cùng nhau giúp chú ấy, chứ để tết chúng nó mò đến đây thì tan cửa nát nhà. Vợ chồng con cũng chẳng có gì, chỉ có mấy chỉ vàng hôm cưới con gửi mẹ. Coi như vợ chồng con cho chú ấy vay, hi vọng sau lần này chú ấy sẽ tu chí mà làm ăn.
Chống tôi thấy tôi nói thế thì mỉm cười, có lẽ anh cũng bất ngờ với quyết định của tôi, anh nhìn tôi nói:
– Là anh chị cho vay thôi đấy, mày nhất định phải đi làm mà trả lại, chứ anh chị cũng chẳng dư giả dì đâu.
Rõ ràng là tôi có lòng tốt muốn phụ mọi người trả nợ cho chú út, vậy mà mẹ chông tôi lại chỉ tay vào mặt tôi mà chửi:
– Mày còn dám mở mồm ra mà nhắc đến cái số vàng đấy hay sao cái con sao chổi này. Tất cả là do mày, do nhà tao rước phải cái đứa mất trinh như mày nên vận đen mới ập đến. Thằng Hùng nó đã hứa không chơi nữa, 1 năm qua nó cũng đã thay đổi, nhưng vì cái vận đen do mày gây ra nên nó mới bị bạn bè dụ dỗ. Là mày gián tiếp gây cho nó nợ nần, vậy nên số vàng kia mày phải đưa cho nó để bù đắp những gì mày đã gây ra cho gia đình tao.
Phút trước tôi còn thấy xót xa cho bà, mà bây giờ tôi đã chẳng biết dùng từ nào để miêu tả về con người bà nữa. Con bà chơi bà lại đổ lỗi cho tôi, tôi đâu có ép chú ấy chơi, bạn bè cũng đâu kể dao vào cổ bắt phải chơi đâu mà bà nói thế. Hơn nữa chú ấy cũng chơi từ trước chứ đâu phải đây mới là lần đầu mà đổ hết trách nhiệm lên đầu tôi.
Chồng tôi không thể nhịn cái sự vô lý của bà mà gắt lên:
– Mẹ vô lý vừa thôi, thằng Hùng nó lớn rồi, nó làm nó phải tự chịu chứ sao lại đổ cho Nhân. Cô ấy có lòng tốt phụ mọi người trả nợ giúp nó mẹ không cảm ơn thì thôi còn sỉa sói cô ấy là sao?
– Mày còn hỏi tao à, tao hỏi mày nhé, 1 năm qua em mày nó ngoan, nó chịu khó đi làm rồi, nó hứa với tao không chơi nữa còn gì, tất cả tại cái con vợ khốn nạn của mày mà ra.
– Hứa à, nó hứa cả trăm lần rồi đã lần nào nó thực hiện được hay chưa? Mẹ đừng có mà bao che cho nó, chính vì được mẹ dung túng nên nó mới đổ đốn ra như thế. Mẹ phải hiểu chơi hay không là do bản thân nó, người ta rủ mà nó không chơi thì ai ép được. Mẹ đừng có cái gì cũng đổ hết lên đầu vợ con, những gì mẹ đối xử với cô ấy con đều biết hết, chẳng quá con muốn gia đình được êm ấm nên mắt nhắm mắt mở mà thôi.
Mẹ chồng tôi 1 lần nữa chỉ tay vào mặt tôi mà gào lên:
– Con chó cái này, tao làm gì mày, mày nói đi, có đông đủ mọi người ở đây mày nói đi xem nào. Tao hầu hạ mày, cung phụng mày như thế, tao coi mày như con ruột mà mày nỡ lòng nào mày khốn nạn với tao. Mày chia rẽ tình cảm mẹ con tao, mày nói đi…
– Bà có câm ngay cái mồm lại không, sao bà không đứng ra giữa sân kia mà chửi cho làng xóm người ta nghe. Còn chưa đủ nhục hay sao mà còn đứng đó mà lu loa lên hả? Còn thằng Hùng, mày ra đây, có mặt cả nhà ở đây tao tuyên bố đây sẽ là lần cuối cùng tao trả nợ cho mày. Còn lần sau nữa thì tốt nhất mày đừng về cái nhà này nữa, kể cả chúng nó có kề dao vào cổ mày trước mặt tao tao cũng mặc xác mày.
Rồi ông quay ra tôi dịu giọng mà nói:
– Nhân này, số vàng đó xem như bố thay mặt thằng Hùng vay của con, sau này nếu vợ chồng con cần đến mà nó chưa trả được, thì đích thân bố sẽ xoay sở mà trả lại cho con đầy đủ.
Ông quyết thế vợ chồng tôi cũng không có ý kiến gì thêm, chỉ có duy nhất mẹ chồng tôi là khó chịu. Bà luôn cho rằng tôi là người nguyên nhân gây ra mọi chuyện, bà còn đổ cho tôi tội đơm đặt nói xấu bà, hãm hại bà nên chồng và con bà mới đối xử với bà như thế. Càng ngày bà càng vô lý với tôi hơn
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!