Mệnh Vượng Phu - Chương 8
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
126


Mệnh Vượng Phu


Chương 8


Áo dài thì đầu mùa đông làm là được, theo như lời Ngô Thị nói thì là làm hai lớp. lớp bên trong ngắn, áo sợi bông vừa vặn, bên ngoài làm thành áo dài. Đợi qua mùa đông, sau khi mùa xuân tới thời tiết ấm áp hơn thì tháo ra vẫn mặc được, chỉ là hơi mất công một chút.

Nhà nghèo đều như vậy, một đồng tiền hận không thể chia làm hai để tiêu. Quanh năm suốt tháng làm quần áo cũng phải tiết kiệm.

Bởi vì từ nhỏ Khương Mật đã mất mẹ, khi còn là con gái cuộc sống trong nhà như một cái lồng, may vá cũng từng làm không ít, tay nghề cũng không tệ. Làm chiếc áo mới cho Vệ Thành đến Ngô thị xem cũng rất hài lòng. Cổ áo, cúc áo, tay áo, vạt áo đều rất tinh tế, mặc vào khác hẳn với người nông thôn.

Vệ Thành mặc thử trên người, cởi ra rồi thu lại.

Đợi mặc lại chiếc áo cũ xong, chàng quay người nhìn đôi mắt mong chờ đang len lén nhìn mình, đem người ngồi xuống cạnh giường rồi nói:

“Quần áo làm đẹp lắm, chẳng kém thợ may vá chuyên nghiệp là bao.” Tất nhiên là Khương Mật không tin:

“Chàng đang dỗ ta thôi…” Vệ Thành liền cười.

Thực ra tay nghề của nàng còn kém thợ chuyên nghiệp một chút, nhưng ở nông thôn thì như vậy là đã tốt lắm rồi. Bình thường Vệ Thành mặc hai bộ do Ngô thị làm cho chàng từ hai năm trước, cũng tốn một chút tâm ý nhưng không được đẹp như thế này, được cái là mặc bền.

Quần áo thôi mà, mặc bền là đủ rồi, Vệ Thành không nói thêm nữa, mà nhìn về phía Khương Mật, hỏi nàng có lạnh không.

“Tướng công, các chàng ngồi đọc sách một chỗ mới lạnh, thiếp đi qua đi lại ở nhà trên nhà dưới cả ngày, làm gì có thời gian rảnh, mặc nhiều còn bị toát mồ hôi.”

Vệ Thành cầm tay nàng, thật sự rất ấm áp mới tin lời nàng nói.

Áo khoác làm xong chưa được hai ngày, Ngô thị lại cầm đến đôi giày vải, Vệ Thành thực sự chẳng biết nói gì cho phải. Trong nhà có bốn người, chỉ có chàng là vừa có áo mới vừa có giày mới, trong lòng làm sao mà chịu được?

“Mẹ, lần sau mẹ làm cho cha đi, con có đồ để mặc rồi.”

“Cha con cả ngày làm ruộng, mặc đẹp như thế làm gì? Để cho ông ấy mặc thì chỉ một tháng là đã hỏng rồi.”

Cha Vệ ở bên cạnh, nghe thấy tiếng nói liền nâng mí mắt nhìn sang:

“Mẹ con nói đúng đấy, cho con thì con cầm lấy… Tam Lang à, con thấy thời gian này nha môn đã yết bảng thành tích chưa?”

Từ khi kỳ thi Viện kết thúc, người Vệ gia nghĩ về việc này nhiều nhất. Hồi tháng mười còn đỡ, sang tháng mười một, trong lòng càng ngày càng thấp thỏm không yên. Cha Vệ làm gì cũng chẳng thể chuyên tâm. Ngô thị cũng vậy, lúc làm giày cho Vệ Thành cũng không để ý, bị kim đâm vào tay rất nhiều lần.

Tính ra thì cũng gần đến ngày, như mấy năm trước hình như cũng yết bảng thành tích vào thời gian này.

Không phải đã nói là có bạn đồng môn ở trường tư thục đi xem, sao giờ vẫn chưa có tin tức gì truyền đến?

Là không đỗ?

Hay là bị trì hoãn dọc đường?

Cha Vệ cũng đã nghĩ qua, thực sự không nhịn được nữa mới hỏi ra miệng. Mặc dù Vệ Thành khá chắc chắn nhưng kết quả còn chưa có thì chàng vẫn chẳng thể yên tâm được. Thấy chồng và con trai đều như thế, Ngô thị an ủi khuyên giải:

“Yên tâm đi, ta đã hỏi Mật Nương có mơ thấy gì không, nàng nói nàng mơ thấy chim khách kêu ríu rít, vậy còn có thể không đỗ hay sao?”

Vẻ mặt Vệ Thành vô cùng ngạc nhiên, chàng chẳng nghe thấy Khương Mật nói gì cả.

Lựa lúc rảnh rỗi, Vệ Thành hỏi nàng thực sự có chuyện này sao?

Khương Mật: …

Tất nhiên là không rồi.

Còn không phải vì nhìn thấy trời mùa đông mà miệng mẹ chồng bị nổi mụn nước, vì chuyện này đã gấp đến phát hỏa, nên nàng mới nói như thế để bà an lòng.

Thấy nàng như vậy Vệ Thành còn không hiểu gì nữa chứ?

Chàng thở dài:

“Lỡ như ta…” Còn chưa nói xong đã bị Khương Mật trợn mắt nhìn sang:

“Đừng nói những lời không may như thế, chúng ta cứ yên tâm đợi, chắc chắn có tin hỉ báo về.”

Việc này thực sự đã bị Khương Mật nói trúng rồi. Một ngày sau, Khương Mật đang ở trong bếp nấu cơm, Ngô thị nói đi ra đồng cắt củ cải về nấu can. Vừa mới đi ra sân, bà đã nghe thấy có người gọi từ phía xa.

Ngoảnh đầu lại nhìn, là con trai của đường huynh Vệ Bình, đang vẫy tay gọi thím ở trên đường làng.

Ngô thị dừng lại, hắng giọng đáp lại một tiếng, hỏi hắn có việc gì.

“Có người tới, nghe nói là tới nhà thím.”

Trong lòng Ngô thị lộp bộp một tiếng, hướng về phía cháu họ đang chạy đến, quả nhiên nhìn thấy một người mặc áo dài được người dân trong thôn đưa đến nhà mình. Lúc này, người trong thôn cũng nhìn thấy Ngô thị nên nói với người kia:

“Đó là mẹ của Vệ Tam Lang.”

Ánh mắt người đó sáng lên, tiến lên mấy bước chuẩn bị chắp tay lại bị Ngô thị thúc giục hỏi:

“Ngươi đến là đưa tin báo hỉ của Tam Lang nhà chúng ta? Đỗ tú tài rồi?”

Lời nói này của Ngô thị khiến cả người dẫn đường và cháu họ ở bên cạnh cùng nhìn về phía người kia.

Đều đang đợi hắn trả lời.

May mà kết quả không khiến người ta thất vọng, người đó gật gật đầu nói:

“Ta họ Vương, là bạn đồng môn với Vệ huynh, đến Hậu Sơn thôn để đưa tin cho huynh ấy, huynh ấy đã đỗ rồi, còn đứng đầu trong các tú tài – lẫm sinh.”

Từ trước đến nay mới chỉ nghe đến hoa sinh(đậu phộng), còn lẫm sinh là cái gì sinh???

Trong nhà người dẫn đường cho học trò họ Vương không có người đọc sách, hắn chỉ biết đầu tiên phải đỗ tú tài, sau tú tài sẽ là cử nhân, chứ không biết tú tài còn phân cấp bậc. Không hiểu thì hỏi, hắn đã hỏi luôn rồi. Học trò họ Vương giải thích một cách hâm mộ, lẫm sinh chính là cách gọi tắt của lẫm thiện sinh viên. Nói thẳng ra là từ nay về sau mỗi tháng Vệ Thành được lĩnh sáu đấu gạo, mỗi năm còn có bốn lượng bạc.

“Tú, tú tài còn có thể được nhận bạc? Mỗi năm bốn lượng?”

Học trò họ Vương kiên nhẫn lặp lại một lần nữa, chỉ có Lẫm sinh mới được, tú tài bình thường không được.

“Vệ huynh thực sự là đến lúc đổi vận, huynh ấy là lẫm sinh, năm tới còn có thể thử vận may, có lẽ còn có thể tiến vào Phủ Học.

Chuyển lời xong, hắn cũng không đi luôn, định gặp mặt Vệ Thành và nói với chàng hai câu. Ngô thị bước đi lâng lâng đưa khách về nhà. Người cùng thôn vừa chỉ đường cũng đã đi truyền thông tin, Vệ Bình kia cũng đã chạy về nhà, vội vàng nói chuyện này với ông nội của hắn.

Học trò họ Vương ngồi nói chuyện với Vệ Thành ở sân trước, Mặc dù nhìn Vệ Thành vẫn rất khiêm tốn nhưng trong lòng chàng lại chẳng kìm nén được sự vui mừng. Năm nay thi đỗ tú tài chàng đã vui mừng lắm rồi, đỗ đầu trong các tú tài thực sự là niềm vui bất ngờ. Khương Mật đứng trong phòng nhìn một cái, thấy họ vẫn còn đang nói chuyện nên bưng chén trà đi ra mời khách.

Nàng chỉ để lộ một bên mặt đã khiến học trò họ Vương lại hâm mộ Vệ Thành thêm mấy phần.

Chẳng trách sau khi thành thân, mỗi lần đến ngày nghỉ hàng tuần,  hắn đều muốn về nhà. Hóa ra là ở nhà có kiều thê.

Đang nói chuyện đã nghe tiếng náo nhiệt truyền đến.

Người tới sớm nhất là gia đình nhà Vệ Đại Lang và Vệ Nhị Lang. Sau đó là đại thúc của Vệ Thành và dăm ba người trong thôn.

Rõ ràng đã nghe nói là Vệ Thành thi đỗ mà có người vẫn không dám tin, vội vàng hỏi lại có thật không? Đã đỗ tú tài rồi à?

Học trò họ Vương kiên nhẫn nói lại với họ, rằng thi đỗ tú tài nha môn sẽ không cử người đến báo hỉ, nhưng chàng là người đỗ đầu, lẫm thiện sinh viên, đầu tháng lĩnh gạo, đầu năm lĩnh tiền, đợi chút nữa nha môn cũng sẽ có người đến cũng nên.

Dù có nghe những lời này bao nhiêu lần đi chăng nữa thì Ngô thị vẫn có thể cười ra tiếng được.

Cha Vệ hiếm có khi đưng thẳng sống lưng, đây là lúc mà ông thấy đắc ý và mở mày mở mặt nhất trong đời.

Quả thực là Tam Lang đã không phụ sự kỳ vọng của ông.

Đỗ rồi! Đỗ tú tài rồi!

Sau này đi học ở Quan Học (trường học do triều đình mở), chẳng những không phải mua văn phòng tứ bảo (bút lông, giấy, mực và nghiên mực) mà nha môn còn trợ cấp gạo và tiền, cuộc sống trong nhà rồi cũng sẽ khá hơn.

Người Vệ gia rất vui mừng, Ngô thị nói muốn đi cắt thịt, giữ bạn đồng môn của Vệ Thành lại ăn cơm. Học trò họ Vương khoát tay từ chối, nói rằng tài văn chương của hắn không tốt như Vệ huynh, cũng suýt chút nữa thì thi đỗ, giờ đang vội về nhà.

Người ta đã nói như vậy, Vệ gia cũng không cố giữ lại. Vệ Thành tiễn hắn ra ngoài thôn. Ngô thị đã quay lại phòng lấy tiền, định đi sang nhà đồ tể. Trước khi đi, bà lại bảo cháu họ chạy về nhà chuyển lời, nói rằng ở nhà bà ăn cơm trưa.

Đại thúc của Vệ Thành gật gật đầu bảo cháu trai đi đi, tiểu tử kia vừa chạy ra ngoài thì ông cụ nghĩ ra gì đó nên gọi người đứng lại:

“Bảo cha con, khi nào đến thì đem cái bàn, đem cả ghế băng dài đến, còn cả bát đũa nữa. Dù sao bên này cũng không có nhiều, đi tay không rồi đợi mà uống gió.”

“Con biết rồi ông ạ.”

Đừng nói bàn ghế, chỉ cần được ăn thịt thì mang gì chả được?

Ngô thị vốn kẹo kiệt cuối cùng cũng hào phóng một lần. Lúc bà ước lượng xâu tiền mang đi ra ngoài vẫn còn đang nghĩ, hôm nay quyết mua hai cân thịt ăn cho thoải mái. Vốn đã định mua hai cân, kết quả là đồ tể nghe nói chuyện của Vệ Thành nên tặng thêm cho một ít, nói rằng sau phát đạt rồi thì đừng quên bà con làng xóm.

Cho dù Ngô thị tốn tiền nhưng trên đường về nhà vẫn rất vui mừng. Đợi đến khi bà xách thịt về nhà, mới phát hiện ra bàn ghế đã được bày ra, con cháu đại bá cũng lục tục đi đến. Cũng không phải đi tay không, người thì đang phân chia đậu phộng và dưa leo, người thì mang cây cải trắng, đường tẩu còn xách hẳn con gà béo mập đến.

Miệng Ngô thị cười toe toét, hỏi bà khách khí làm gì? Bảo đem gà về.

“Chẳng phải chỉ là con gà thôi sao! Tam Lang nhà chúng ta có được công danh lớn như vậy, giết con gà có là cái gì? Em dâu cứ đi làm thịt đi, gà để ta làm thịt, chúng ta tranh thủ chuẩn bị một bàn.”

Đường tẩu của bà lại nhớ ra, hỏi có rượu không? Ngày vui như thế này cánh đàn ông không uống hai chén à?

Ngô thị thực sự quên mất cái này, Khương Mật nghe thấy đáp một tiếng, bảo rằng cha đã bảo đại ca đi mua rượu rồi.

Trong thôn không mua được rượu, Vệ Đại Lang phải chạy vào trong trấn. Hắn không chỉ mua rượu còn mua cả hạt dưa, đậu phộng chưng đường, đặt cẩn thận vào gùi đeo sau lưng rồi mới hùng hục quay về nhà.

Lúc về đến nơi, đồ ăn đã sắp chuẩn bị xong. Vệ Đại Lang dỡ đồ đã mua xuống, nghe thấy mẹ bảo nên chia hạt dưa và đậu phộng cho vãn bối. Chia xong, đang định uống hớp nước rồi nghỉ ngơi một lát thì bị vợ hắn là Trần thị kéo sang một bên.

“Chàng đi mua rượu, cha có đưa tiền cho chàng không?” Vệ Đại Lang nhăn mày:

“Hỏi cái này làm gì?”

“Chàng cứ nói xem có đưa hay không?”

“Ta là đại ca, trong nhà có việc mừng như thế, ta mua chút rượu còn ngửa tay đòi tiền? Ta thành ra cái gì?”

Hắn nói như thế, Trần thị cũng thay đổi nét mặt, cũng chưa nổi giận ngay mà lại hỏi tiếp:

“Vậy tiền ở đâu ra?”

“Ta về nhà lấy tiền.”

Trần thị đột nhiên cao giọng:

“Được lắm, Vệ Đại Lang, chàng …”

“Nàng im miệng, muốn gây chuyện thì đợi về nhà rồi nháo loạn, cũng phải nhìn xem đây là hoàn cảnh nào.”

Trần thị nhớ ra còn có người khác đang ở đây, lại nghĩ đến hôm nay là ngày gì, nếu nàng ta gây ra chuyện mất mặt gì thì rồi sau đó sẽ bị trừng trị. Nghĩ đến mẹ chồng hà khắc như thế, vợ Đại Lang đành nhẫn nhịn, định về rồi sẽ nghĩ cách lấy lại số tiền kia.

Cũng vì thế nên cho dù giữa trưa, Vệ gia bày món ăn lên bàn tiệc rất phong phú thì nàng ta cũng chẳng vui nổi.

Ngửi thấy mùi rượu bay qua, lại nghe thấy họ hô hào nhau anh một chén tôi một chén, lòng vợ Đại Lang đau như cắt, đau quá, thực sự rất đau nha.

Đó là tiền tiết kiệm của nàng, là của nàng đấy!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN