Miền đất thất lạc - Arthur Conan Doyle - Chương 16 - part 02 hết
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
122


Miền đất thất lạc


Arthur Conan Doyle - Chương 16 - part 02 hết



 

Đó là một giờ phút vô tiền khoáng hậu trong lịch sử khoa học thế giới. Giáo sư Challenger đưa tay làm hiệu và người đồng nghiệp của chúng tôi – cậu Malone bước ra phía sau bục. Lát sau anh ta bước ra cùng với một người da đen to lừng lững. Cả hai mang một cái hòm vuông rất lớn. Cái hòm có vẻ khá nặng và cả hai khó nhọc lắm mới đặt nó được trước ghế của Giáo sư Challenger. Cả hội trường xao động và mọi con mắt đổ dồn vào cái hộp. Giáo sư Challenger mở nắp hộp ra và kêu nho nhỏ: Ra nào! Ra nào! Một lát sau có tiếng sột soạt và một con vật ghê sợ xuất hiện, nó nằm dài trong chiếc hộp. Công tước Durham ngã vật ra đất nhưng việc này cũng không thu hút sự chú ý của mọi người. Cái mặt của con vật trông giống như những cái đầu thú mà các họa sĩ thời trung cổ đã sáng tác trong các tác phẩm kiến trúc. Hai mắt nó như hai hòn than đỏ rực. Hàm răng dài và sắc như răng cá mập. Trên vai nó có cái bướu. Quanh cái bứu là một miếng da giống cái khăn màu nâu. Đây chính là con quái vật trong trí tưởng tượng của chúng ta thời thơ ấu. Hội trường náo loạn. Hai quý bà nằm bất tỉnh nhân sự ngay trên ghế ngồi. Tình hình trở nên gay go vì rất có thể xảy ra một vụ hoảng loạn tập thể. Cái khăn kỳ lạ trên vai con vật bỗng duỗi ra thành một đôi cánh bọc lông vũ. Giáo sư Challenger chộp lấy chân con vật nhưng đã quá muộn. Nó bay vút lên nóc hội trường và dang đôi cánh dài hơn mười feet lượn một vòng. Khắp hội trường tỏa ra một mùi thối nồng nặc. Mọi người kêu toáng lên khi thấy con vật lao về phía mình với đôi mắt đỏ rực và cái mỏ dữ tợn. Con vật mỗi lúc càng bay nhanh hơn cho đến khi nó đâm sầm vào tường và những chum đèn treo trên trần nhà. “Hãy đóng các cửa sổ lại!” Giáo sư Challenger kêu lên. Lạy Chúa! Mệnh lệnh của Giáo sư đưa ra quá muộn. Con vật đâm sầm vào tường một cái nữa và sau đó thân hình gân guốc của nó biến mất sau cửa sổ. Giáo sư Challenger ngồi phịch xuống ghế hai tay ôm mặt. Khán giả thở dài tiếc nuối khi mọi việc đã kết thúc. 

Khỏi phải nói những người ủng hộ đoàn thám hiểm đã hồ hởi như thế nào. Cả hội trường tràn về phía sân khấu. Người ta bế bổng bốn vị anh hùng của chúng ta lên trên đầu. Cả hội trường đều đứng lên, hò hét, vung tay vung chân. Hàng trăm cái miệng cùng kêu lên Tung họ lên! Tung họ lên! Loáng một cái bốn người hùng bị đám đông tung lên như những cái gối bông. Còn bốn người hùng thì cố vùng vẫy để thoát ra nhưng không thể thoát ra nổi. Người ta hô to Phố Regent! Ra phố Regent! Thế là đoàn người chuyển động như một làn sóng đi ra khỏi hội trường, bốn nhà thám hiểm được người ta kiệu lên vai. Ngoài phố cảnh tượng còn náo nhiệt hơn. Hàng trăm ngàn người đang tập trung bên ngoài hội trường. Suốt từ khách sạn Langham đến rạp xiếc Oxford chật kín những người. Tiếng reo hò như sấm nổi lên khi họ nhìn thấy bốn nhà thám hiểm hiện ra dưới ánh đèn điện. Có tiếng kêu to Hãy diễu hành đi! Thế là đoàn người đi xuyên qua các phố Regent, Pall Mall, phố St James và Picadilly. Toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố Luân Đôn bị ách lại. Đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa đoàn diễu hành và cảnh sát. Đến tận nửa đêm đoàn thám hiểm của chúng ta mới được mọi người giải thoát ngay tại cổng nhà Huân tước Roxton phố Albany. Trước khi ra về đám đông còn đồng thanh kêu to Những con người tuyệt vời! Những con người tuyệt vời. Sau đó họ hát vang bài hát Chúa cứu giúp nhà vua. Thế là một trong những sự kiện trọng đại nhất của thành Luân Đôn đã kết thúc”. 

Đấy, anh bạn McDonald của tôi đã tường thuật lại diễn biến của buổi họp hoàn toàn chính xác, chỉ có văn chương đôi chút hoa mỹ thôi. 

Về sự bất ngờ cốt yếu đã làm cho khán giả sửng sốt thì tôi phải nói ngay, chúng tôi đều đã biết trước. Bạn đóc chắc còn nhớ cái lấn tôi tình cờ gặp huân tước John Roxton trong cái khung bảo vệ và ông đã nói với tôi là ông đi bắt “một chú gà con quỷ quái” cho giáo sư Cahllenger. Tôi cũng đã nói lấp lửng về nỗi khó khăn của chúng tôi do hòm hành lý của giáo sư Challenger gây ra khi chúng tôi rời cao nguyên đó. Nếu tường thuật lại cuộc hành trình lúc về thì tôi phải nói nhiều đến nỗi lo lắng của chúng tôi về việc nuôi anh bạn bẩn thỉu này bằng những con cá ươn thối. 

Vài lời nói thêm về số phận còn thằng lằn ngón cánh đã tới London. Người ta không thể nói một điều gì chắc chắn về nó. Chỉ có hai người đàn bà đã hoảng sợ khi nhìn thấy nó đậu trên nóc hội trường Nữ Hoàng như một bức tượng ma quái trong vài giờ. Hôm sau, một tờ bào buổi chiều đăng tin, ông Privet Miles ở trung đội vệ binh Goldstream, ktrong khi đang trong phiên trực ở tòa nhà Malborough đã tự tiện bỏ vị trí và bị đưa ra xử ở tòa án quân sự. Ông Miles khai là, ông hoảng hốt quăng súng, vắt chân lên cổ chạy xuống công viên Manlo, vì khi ngẩng lên ông bất chợt nhìn thấy dưới ánh trăng một con qu3y đứng ngay gần ông, nhưng toàn án đã không thừa nhận lời khai đó. Tuy nhiên lời khai có thể là bằng chứng rõ ràng về sự có mặt của con thằn lằn ngón cánh. Một bằng chứng khác tôi có thể dẫn ra, trích từ nhật ký hàng hải của con tàu Hà Lan – Mỹ S.S. Friesland: “Hồi chín giờ sáng chúng tôi thấy một vật gì bay ngang qua tàu trông nửa như con dên, nửa như con dơi khổng lồ, quái dị, nó bay nhanh không tưởng được về phía tây nam”. Nếau ản năng tìm về quê hương của nó dẫn nó đi đúng đường thì chắc chắn là ở một nơi nào dó trong những miền đất hoang vu của vùng Đại tây Dương con thằn lằn ngón cánh duy nhất này của châu Âu sẽ tìm thấy nơi yên nghỉ cuối cùng của nó. 

Còn Gladys! Ôi, em Gladys của tôi! Gladys – tên của cái hồ bí ẩn nọ mà nay đã được đặt là hồ Trung Tâm, vì nàng không còn sống mãi trong tôi nữa. Đã có lần tôi nói với độc giả rằng Gladys có tính cách rất cứng rắn. Cũng có lần tôi đã nói đến nỗi bất hạnh nếu như cuộc đời lại gắn với một người đàn bà có tính cách như thế. Khi tôi nhìn ngắm một người đàn bà đẹp thì tôi luôn ý thức vẻ đẹp nội tâm ẩn sau khuôn mặt đó. Đằng sau khuôn mặt đẹp có thể là một con người ích kỷ, hay thay đổi. Rất có thể những ý nghĩ của tôi vừa rồi xuất hiện sau chuyến đi sang Nam Mỹ vừa rồi. Đó là một cú sốc của đời tôi. Sau cú sốc đó tôi trở thành một người khác. 

Hãy cho phép tôi nói vài lời về việc này. Không có một lá thơ, một bức điện nào từ South Hampton gửi cho tôi. Tôi đến cái biệt thự nhỏ ở Streatham vào quãng 10 giờ đêm trong nỗi lo lắng bồn chồn. Nàng còn sống hay đã chết? Đâu là những giấc mơ đêm đêm của tôi về đôi cánh tay mở roe65ng đón chờ tôi, về khuôn mặt tươi như hoa, về những lời khen ngợi người đàn ông đã liều mạng ra đi, chiều theo ý nghĩ mới nảy ra của nàng? Tôi chạy băng qua con đường nhỏ trong vườn, gõ mạnh cửa và nghe thấy tiếng nói của Gladys be6nt rong. Tôi đẩy người đầy tớ đang ngạc nhiên nhìn tôi sang một bên, đi thẳng vào phòng khách. Nàng đang ngồi trên chiếc ghế tràng kỷ thấp dưới ngọn đèn có chao, bên chiếc đàn dương cầm. Tôi nhảy ba bước vào gian phòng đến cầm lấy bàn tay nàng, giữ trong tay tôi. 

Tôi kêu lên: 

– Gladys! Gladys! 

Nàng ngẩng lên, nét mặt lộ vẻ nét ngạc nhiên. Nàng có thay đổi đôi chút. Sự biểu lộ tình cảm trong đôi mắt, cái nhìn hơi nghiêm nghị, cặp môi, đều mới lạ đối với tôi. Nàng rụt tay ra, nói: 

– Anh làm gì thế? 

Tôi kêu lên: 

– Gladys! Thế là thế nào? Em có phải là Gladys của anh hay không? Gladys Hungerton. 

Nàng nói: 

– Không! Tôi là Gladys Potts. Xin cho phép tôi giới thiệu chồng tôi với anh. 

Cuộc đời mới vô lý làm sao! Tôi như một cái máy cúi xuống bắt tay người đàn ông nhỏ bé, tóc hoa râm. Chúng tôi cùng cười như nhạo nhau. 

Gladys nói: 

– Cha tôi cho chúng tôi ở tạm đây. Nay mai chúng tôi sẽ có nhà mới. 

Tôi nói: 

– Ồ, thế à! 

– Anh không nhận được thư của tôi viết ở Para sao? 

– Không, tôi không nhận được lá thư nào cà. 

– Ôi, thật đáng tiếc! Đáng lẽ nó đã làm rõ ràng mọi chuyện. 

Tôi nói: 

– Bây giờ thì mọi việc đã rõ ràng rồi. 

Nàng nói: 

– Tôi đã kể cho William nghe tất cả mọi điều về anh. Chúng tôi không có điều gì phải giấu nhau cả. Tôi rất lấy làm tiếc về chuyện đó. Nhưng không nên đi sâu quá phải không. Giá mà anh không đi đến tận đầu kia của thế giớ và để tôi lai môt mình cô đơn… Anh không giận chứ? 

– Không, không, hoàn toàn không. Tôi nghĩ là tôi phải đi đây. 

– Tôi đi ra cửa. 

Tôi đã bước qua cửa thì một sự thôi thúc kỳ lạ đến với tôi. Tôi quay lại đến trước kẻ tình địch đã thắng tôi, y đang nhìn một cách bực dọc vào cái bật điện. 

Tôi hỏi y: 

– Xin ông cho tôi hỏi một câu được không? 

Ông ta đáp: 

– Được, nếu hợp lý. 

– Ông đã làm thế nào để lấy được nàng? Ông đã tìm ra được một kho tàng chôn dấu hay đã phát hiện ra địa cựa, hay đã đi trên những con tàu hải tặc, hay đã bơi qua biển Manche hoặc làm được những gì? Đâu là sức quyến rũ huyền bí của mối tình thơ mộng? ông đã làm thế nào mà dành được nàng? 

Ông ta nhìn chăm chăm vào tôi với vẻ thẫn thờ, lộ rõ trên khuôn mặt nhỏ bé tầm thường, ngơ ngác và hiền lành. 

Ông nói: 

– Ông không nghĩ rằng như thế là đi quá sâu vào đời tư ư? 

Tôi kêu lên: 

– Vâng, chỉ một câu hỏi đó thôi. Ông là ai? Ông làm nghề gì? 

Ông ta đáp: 

– Tôi là thư ký của một vị cố vấn pháp luật, phụ tá thứ hai tại văn phòng cố vấn Johnson và Merival ở số 41 đường Chancery Leno. 

Nghe xong tôi nói: 

– Xin chào ông! 

Rồi tôi biến vào trong bóng tối. Như tất cả những người anh hùng thất vọng vì tình, tôi buồn phiền, giận dự, cười vang lên vào mũi những điều đang sôi sục trong lòng tôi như nồi nước đang sôi. 

Còn một việc nhỏ nữa tôi xin kể nốt. 

Đêm qua, tất cả chúng tôi đã ăn tối ở nhà huân tước John Roxton, rồi cùng ngồi với nhau hút thuốc trong tình bạn bè thân ái, ôn lại những cuộc phiêu lưu chúng tôi đã trả qua. Thật là kỳ lạ khi môi trường chung quanh đã thay đổi, lại được nhìn thấy những hình dáng, vẻ mặt quen thuộc, già dặn. Đó là Challeneger với nụ cười nhã nhặn, cặp lo6g mày dài rũ xuống, đôi mắt cố chấp, bộ râu hung tợn, cái ngực đồ sộ phập phồng khi ông át giọng Summerlee. Summerlee cũng đang ngồi đó, cái tẩu thuốc ngắn bằng gỗ thạch nam đang ngậm ở miệng giữa bộ ria mép lưa thưa và chòm râu dê màu xám của ông, bộ mặt dày dặn nhô ra như sẵn sáng tranh luận về những vấn đề Challenger nêu ra. Cuối cùng Huân tước Roxton với khuôn mặt đại bàng khắc khổ, đôi mắt xanh lạnh như băng lấp lánh sự hài hước cố hữu. Sau bữa tối chúng tôi tụ tập trong phòng riêng của Huân tước nơi có nhiều vật biểu tượng cho chiến thắng của chủ nhân. Huân tước Roxton mang một hộp xì gà đặt lên bàn trước mặt. 

Ông nói: 

– Có một điều đáng lẽ tôi có thể nói ra trước đây, nhưng tôi muốn iết rõ hơn một chút nữa. Không nên nuôi những hy vọng quá cao rồi lại bị thất vọng ê chề. Nhưng bây giờ thì đúng thật rồi, không phải là hy vọng nữa. 

“Các ông có nhớ cái hôm tôi nhìn thấy bầy thằn lằn ngón cánh trong đầm lầy ấy không?” Đấy, ở đó có một cái đã làm cho tôi chú ý. Có lẽ các ông đã không để ý đến, vậy thì tôi sẽ nói cho các ông biết. Đó là một khe nứt của núi lửa đầy đất sét xanh. 

Các vị giáo sư gật gù. Ông lại nói tiếp: 

– Này, hiện thời trên cả thế giới tôi chỉ thấy có một nơi có khe nứt của núi lửa chứa đất sét xanh. Đó là mỏ kim cương De Beers của Kimberley. Vậy thì sao? Tôi đã nghĩ đến việc tìm ra kim cương ở đây. Tôi đã chế ra một dụng cụ trông kỳ cục để giữ cho các con thú ghê tởm không hại được tôi và tôi sung sướng làm việc một ngày với cái thuổng đào đất. Đây là những cái tôi lấy được. 

Ông mở hộp xì gà của ông ra nghiêng hộp đổ ra bàn khoảng hai ba chục viên đá thô, to cỡ bằng hạt đậu đến hạt dẻ. Ông nói: 

– Có lẽ các ông nghĩ, đúng ra tôi phải nói với các ông ngay lúc đó. Đúng, tôi đã định nói, nhưng tôi biết là có nhiều cạm bẫy đối với những kẻ không thận trọng. Hơn nữa, những viên đá này với một kích thước nào đó có thể là ít giá trị khi xem đến màu sắc và độ cừng của chúng. Vì vậy, khi mang chúng về, ngày đầu tiên ở nhà, tôi đã đem một viên đến hiệu Spink, đề nghị ông ta tách thô ra và đánh giá. 

Huận tước John Rocton móc túi lấy ra một hộp dẹt nhỏ rồi lấy từ trong hộp ra một viên kim cương lấp lánh đẹp tuyệt, một trong những viên ngọc đẹp nhất mà tôi từng nhìn thấy. 

Ông nói: 

– Đây là kết quả phân tích. Ông chủ hiệu kim cương đánh giá toàn bộ chỗ này ít nhất là hai trăm nghìn bảng Anh. Tất nhiên là chúng ta sẽ chia nhau. Tôi không muốn nghe một ý kiến nào khác. Này, Challenger, ông sẽ làm gì với số tiền năm chục ngàn bảng của ông? 

Giáo sư nói: 

– Nếu ông thật sự hào phóng như vậy thì tôi sẽ xây một viện bảo tàng tư, đó là một trong những mơ ước của tôi từ lâu nay.

– Còn ông, Summerlee? 

– Tôi sẽ thôi dạy học, dành thời gian để làm nốt việc phân loại các hóa thạch đá phấn. 

Huân tước John Roxton nói: 

– Tôi sẽ dành phần tiền của tôi để tổ chức một cuộc thám hiểm quy mô, khảo sát lại một lần nữa cao nguyên thân yêu này. Còn anh bạn trẻ ơi, theo tôi nghĩ tất nhiên anh sẽ dùng số tiền này để cưới vợ. 

Tôi mỉm cười buồn bã nói: 

– Chưa đâu. Tôi nghĩ rằng nếu ông cần đến tôi thì tôi sẽ rất thích được đi với ông. 

Huân tước Roxton không nói gì, nhưng một bàn tay rám nắng chìa ra cho tôi qua mặt bàn.

HẾT

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN