Hắn ta còn trẻ nên nông nổi, còn Nam Cửu Dương lại có bụng dạ cáo già, nói gần nói xa châm ngòi thổi gió, thúc đẩy công tử Giang tạm thời buông bỏ tiền đồ gấm vóc mà cố chấp đi trên con đường cướp cô dâu.
Truy tìm nguồn cơn thì ý nghĩ muốn lấy Hoa Đào Nhỏ của Giang Lam Sinh đã manh nha trong tiềm thức từ bảy năm trước.
Nhưng một năm nay, sau khi ông Giang thấy Hoa Đào Nước Nam xuất giá rầm rộ, về nhà bèn than một câu với con trai mình là Giang Lam Sinh: “Năm đó cha đến phái Thiên Thủy làm khách, nhìn thấy con gái của lão già háo sắc Nam Cửu Dương có đôi mắt ngọa tằm trong veo như nước, cả đời đã định trước là mệnh đào hoa, còn nói để hai đứa các con định thân, ai ngờ lão háo sắc ấy sống chết không tỏ thái độ”.
Mấy câu nói ấy như nắng ấm như nước chảy, khiến ý nghĩ lấy Hoa Đào Nhỏ đâm chồi nảy lộc, trưởng thành mập mạp trong đầu Giang Lam Sinh. Vì vậy, sau một đêm nói chuyện với cha, công tử Giang đã chạy tới phái Thiên Thủy cướp hôn.
Khi đó đang đầu thu, Nam Sương mới xuất giá mấy ngày, dành dành đã đến cuối mùa hoa, cả vườn thơm ngào ngạt. Dường như mùi hương nồng nặc cô đọng trên xà nhà bằng gỗ lim của phái Thiên Thủy cũng hòa hoãn hơn.
Giang Lam Sinh căm phẫn trào dâng nói, từ lúc vào học đường đã sinh thiện cảm với Nam Sương nữ cải nam trang, lời phản bác tuyệt diệu của nàng đối với “chuyện phòng the” càng ám ảnh v tột cùng trong lòng mình.
Ám ảnh chiếm cứ tuổi thơ và thời niên thiếu của hắn ta, làm hắn ta quả thực không vui vẻ. Tục ngữ nói muốn cởi chuông cần người buộc chuông, thế nên hắn ta cho rằng cách giải quyết chuyện này chính là lấy Hoa Đào Nước Nam mà trêu ghẹo suốt ngày đêm.
Hắn ta cho là sự phát hiện muộn màng của mình sẽ khiến Nam Cửu Dương chán ghét, nên đã dự định dù thấy quan tài cũng không rơi lệ. Không ngờ Nam Cửu Dương nghe xong lời của hắn ta thì vỗ bàn bôm bốp, đứng phắt dậy nói: “Được! Chỉ vì một câu trêu ghẹo suốt ngày đêm của cậu, cậu đi cướp Hoa Đào Nhỏ nhà tôi về đi! Chỉ cần nó tự nguyện trở về với cậu thì nó sẽ là của cậu!”.
Giang Lam Sinh nói: “Hả?”.
Nam Cửu Dương nâng chén trà lên, cười hì hì: “Thế nào là vợ chồng ân ái, thế nào là chim liền cánh? Đó chính là trêu đùa nhau, trêu đùa mỗi ngày, không ngại trăm trò, không lười không biếng, năm tháng vô cùng”. Ông đưa tay vỗ vai Giang Lam Sinh một cách bùi ngùi, hòa ái dễ gần nói: “Cậu có thể ngộ ra chân lí trong này thì cha vợ như tôi thực vui mừng”.
Hai chữ “cha vợ” cực kỳ lôi cuốn, Giang Lam Sinh được cổ vũ thì thế như hổ, chắp tay tạm biệt xuất phát đi cướp cô dâu, còn thề không sợ trắc trở không sợ kẻ địch, dũng cảm tiến lên vì lí tưởng, nhất định phải lấy được Hoa Đào Nhỏ.
Phàm là hí khúc đều có hai vở, một vở trên sân khấu, một vở phía sau màn. Giang Lam Sinh hát vai nhân vật chính ở trước sân khấu rồi nên vở phía sau màn không có phần của hắn ta nữa.
Chỉ thấy một người chậm ra đi ra từ sau tấm bình phong làm bằng gỗ lim được sơn vẽ, bưng chén trà, từ từ hớp một ngụm nhỉ rồi hỏi: “Trước kia ông hứa gả con gái cho con trai nhà tôi, gọi tôi là thông gia, sao hôm nay lại thành cha vợ của tay công tử quần là áo lượt này?”.
Nam Cửu Dương cười nói: “Giang Lam Sinh này có ngoại hình đẹp, sống lưng thẳng tắp”.
Người uống trà đó mặc áo vải màu xanh nước biển, mặt mày hiện vẻ phong lưu phóng khoáng, lại nói: “Tháng trước nhị công tử của các Vạn Hồng cầu hôn, ông cũng nói sống lưng cậu ta thẳng tắp”.
Nam Cửu Dương thở dài một tiếng, nhấc tay áo nghiêng người mời ông ngồi xuống mà rằng: “Tiếng tăm của Hoa Đào nhà tôi phòng túng, thật là làm người ta sầu muộn. Tôi tính có thêm vài công tử thích nó, nước lên thì thuyền lên, nổi tiếng một thời, nó cũng dễ chọn lựa, có một chốn tốt để về”.
Thấy người áo vải trầm mặc, Nam Cửu Dương lại bảo: “Ông làm thầy nó mấy năm, cũng không phải không biết tính tình của nó. Hơn nữa, đến các Vạn Hồng chỉ là ngụy trang, ai mà không biết lão tặc Âu Dương Nhạc này chỉ hòng được gương Thiên Thủy trên người cái Sương”.
Người áo vải này chính là thầy dạy võ của Nam Sương, nghiện trà, nhàn tản, lúc dạy võ công không bao giờ làm mẫu, tên là Đào Thiển.
Đào Thiển cười, thản nhiên nói: “Cũng phải. Trên đời này vật hiếm thì quý, chữ hiếm này trọng ở chỗ khó lấy được. Có thêm vài cái công tử yêu thích mới có nhiều người đổ xô vào nó, có điều…”. Ông buông chén trà, liếc Nam Cửu Dương rồi nói: “Ông đừng có giả bộ ngớ ngẩn để bịp bợm, tôi không quản được việc ông có suy tính gì với triều đình, với võ lâm giang hồ. Tôi nhìn trúng con gái nhà ông là thật, muốn nhận làm con dâu, giờ sẽ đưa tin đến trang Lưu Vân để cướp người về, việc hôn nhân đã được định rồi đấy”.
Nam Cửu Dương cười mỉa mai: “Đúng là bất chấp mọi thủ đoạn, vênh váo quá thể”.
Lúc này, một người hầu cuống quýt chạy vào, nói với Nam Cửu Dương: “Chưởng môn, vị tiên sinh ở phố đông nghe nói ngài đã gả con gái đi nên tìm tới tận cửa rồi”.
Đào Thiển đặt chén trà xuống bàn đánh “cạch” một tiếng, khoan thai nói: “Vừa khéo, con gái ông mới lấy chồng mà ba gia đình đã tranh nhau, đúng là nổi tiếng”.
Nam Cửu Dương đỡ trán cảm thán: “Mọi người quả là đã chai lì nên cần phải k1ch thích”.
Tạm không nhắc đến ở kinh thành, ba gia đình bị Nam Cửu Dương k1ch thích tạo ra quang cảnh hỗn loạn xôi hỏng bỏng không thế nào nữa. Dù sao thì trong cái thế gian nhiễu nhương này, đâu đâu cũng có việc náo loạn.
Hai tháng sau, một trò cười động trời đã diễn ra ở nhà trọ Hỉ Xuân của thành Phượng Dương.
Truyền rằng một cặp anh em sống nương tựa vào nhau từ nhỏ, ngầm nảy sinh tình cảm cấm kỵ, bị kẻ thù hãm hại, trói chung hai người lại rồi treo trên lầu ba nhà trọ Hỉ Xuân suốt hai canh giờ, mãi đến lúc hai người xin tha: “Từ nay về sau, đời đời kiếp kiếp không chia lìa”.
Lúc bấy, nhà trọ Hỉ Xuân đông nghịt, đám người vây xem trong ngoài lầu ba chật như nêm cối. Còn có công tử nhà giàu mời họa sư đến, cùng nhau sáng tác một bức tranh thủy mặc hàm súc sâu xa vì mình và kỳ quan trăm năm khó gặp này. Nói một cách mĩ miều thì là “Chân ái mãi lưu truyền, tôi được tận mắt trông”.
Giang Lam Sinh tỉnh dậy vào đúng bầu không khí sục sôi ngút trời này.
Mấy ngày nay thần kinh hắn ta đã hơi suy nhược. Vốn tưởng tới Phượng Dương cướp cô dâu, chỉ phải đối phó với các Vạn Hồng nhu nhược. Nào ngờ tình thế thay đổi, hai đối thủ hiện giờ, một người là thiếu chủ Mục có hôn ước với Hoa Đào Nhỏ, một kẻ là ma đầu Vu có “leo xà nhà” cùng Hoa Đào Nhỏ.
Công tử Giang ấn mí mắt phải đang máy, gấp rút sửa sang quần áo rồi thần tốc chui vào phòng chữ thiên của Mục Diễn Phong.
Phòng chữ thiên có một cánh cửa khép hờ, một cây gậy trúc dài thò ra từ bên trong. Giang Lam Sinh lách mình vào nhà đã thấy Hoa đào Nam đang ngồi chống cằm trước bàn.
Hoa Đào Nhỏ ngó Mục Diễn Phong, lại nhìn Tiêu Mãn Y, bình chân như vại xem trò hay.
Vu Hoàn Chi ngồi bên Nam Sương, thi thoảng ánh mắt lại liếc ngang qua má nàng. Giang Lam Sinh giật mình, cất bước vào nhà nói “Chào buổi sáng”. Bốn người trong phòng mà chỉ có mình Hoa đào Nam đáp lại “Chào buổi sáng” với hắn ta.
Tiêu Mãn Y siết tấm lụa, tỏ vẻ ấm ức. Mục Diễn Phong thì hai tay đỡ trán, thở gấp.
Giang Lam Sinh lắc tay mở quạt lông trắng, sáp vào Nam Sương hỏi: “Sao thế?”.
Hoa đào Nam tốt bụng lật chén, đang định rót trà và kể cho hắn ta nghe. Không ngờ Vu Hoàn Chi lại xách ấm trà, rót nước vào chén rồi đẩy tới trước mặt Giang Lam Sinh, lạnh nhạt nói: “Tự xem đi”.
Tiêu Mãn Y được gọi là “Y Nhân Hai Mặt” vì tính tình nàng ấy khó lường, biến ảo đa đoan.
Nói ngắn gọn thì y nhân Tiêu sáng nắng chiều mưa. Người thường từng thấy nàng múa “điệu Kinh Loan” chỉ biết mặt xinh đẹp, dịu dàng của nàng. Chỉ có người từng tiếp xúc với nàng, mới biết nàng dễ vui dễ buồn dễ cáu.
Nhưng người thật sự hiểu nàng ấy lại nói bản tính nàng rất đơn thuần, chẳng qua là vui giận đều hiện cả lên sắc mặt chứ không giấu trong lòng mà thôi.
Tiêu Mãn Y đã bi tình xong, lại chuyển bi phẫn thành sức mạnh, bình tĩnh hỏi Mục Diễn Phong: “Chàng định làm gì tôi?”.
Thiếu chủ Mục đau khổ nhắm hai mắt lại: “Cô cảm thấy thế nào mới tốt?”.
Tiêu Mãn Y nói: “Trước kia, chàng làm việc tốt không gọi tôi nhưng làm chuyện xấu còn biết thông báo cho tôi một tiếng”. Nàng ấy dừng lại rồi bi thiết nói: “Tôi nghĩ không thể chia bùi sẻ ngọt với chàng thì ít nhất cũng có thể thông đồng làm bậy với chàng, thế là tôi đã thỏa mãn lắm rồi. Sau này… từ khi chàng có tên ma đầu này…”.
Vu Hoàn Chi ho một tiếng.
“Lại gặp kẻ hoạ thủy đó”.
Hoa đào Nam sặc một phát.
“Trong mắt chàng đã hoàn toàn không còn sự tồn tại của tôi nữa rồi”.
Mục Diễn Phong kêu một tiếng “Trời ơi” rồi dựa bàn thở d ốc nói: “Tôi chỉ treo hai người ra ngoài thôi. Cô muốn trút giận thì treo cả tôi ra ngoài đi…”.
Tiêu Mãn Y cụp mắt, nhẹ giọng nói: “Chàng biết rõ tôi không đành lòng”.
Mục Diễn Phong sắp sụp đổ: “Cầu xin cô hãy nhẫn tâm lên”.
Tiêu Mãn Y kích động nói: “Chàng biết rõ ràng tôi thích chàng mà”.
Mục Diễn Phong suýt sụp đổ: “Cầu xin cô đừng thích tôi nữa”.
Tiêu Mãn Y tận tình khuyên bảo: “Thật ra chàng cũng thích tôi, chỉ là chàng chưa phát hiện ra thôi”.
Cuối cùng Mục Diễn Phong cũng sụp đổ, bất lực nói: “Oan quá…”.
Cuối cùng thiện ác cũng có quả báo. Mục Diễn Phong là “quả báo” điển hình, vừa làm chuyện ác xong mà báo ứng đã đánh tới không gì cản nổi. Cho nên, khi Vương Thất, Vương Cửu khóc nức nở kêu: “Đại hiệp, chúng tôi sai rồi, chúng tôi sẽ luôn quý trọng nhau, từ nay về sau chúng tôi đời đời kiếp kiếp không chia lìa” ở ngoài phòng thì thiếu chủ Mục đã sải bước xông ra ngoài phòng, xách Vương Thất, Vương Cửu vừa nói ám hiệu xuống khỏi đầu cây gậy trúc.
Nhà trọ Hỉ Xuân xôn xao, Vương Thất, Vương Cửu mất hết mặt mũi.
Đương nhiên, ám hiệu thất đức đời đời kiếp kiếp không chia lìa là ý của ma đầu họ Vu.
Vương Thất, Vương Cửu vừa vào nhà đã run rẩy gào khóc trên mặt đất, nói mình thực sự không biết thân phận của bát đương gia, chỉ biết là võ nghệ của các Vạn Hồng cực kỳ giỏi. Còn nói họ vốn là người được giáo chủ giáo Hoa Ma phái đến Đầu Hổ giúp một tay, lần này xuống núi theo đám người Nam Sương, Mục Diễn Phong là theo mệnh lệnh của bát đương gia núi Đầu Hổ và giáo chủ giáo Hoa Ma.
Còn về việc xuất hiện ở lầu Túy Phượng đêm hôm trước là vì bát đương gia bảo họ vào trong lầu trộm một thứ tên là “gương thủy” gì đó.
Nam Sương nghe thấy từ gương thủy thì cụp mắt lặng lẽ uống một hớp. Mục Diễn Phong thấy mặt nàng tái nhợt, hai mắt phiếm hồng thì ân cần nói: “Em cả đêm không ngủ, mệt rồi à?”.
Nam Sương gật đầu, lúc đứng dậy thì loạng choạng, hai cánh tay đều được đỡ.
Ánh mắt Vu Hoàn Chi thấp thoáng rơi trên tay Giang Lam Sinh, nhíu mày lại rồi kéo Hoa đào Nam về phía mình, thản nhiên nói: “Tôi đưa cô về phòng”.
Tiếng y mát lạnh như suối, Hoa Đào Nhỏ nghe thấy thì vui vẻ thoải mái, gật đầu như bị ma nhập, đoạn theo y ra ngoài.
Mới vừa đi mấy bước, Nam Sương nhớ ra gì đó, lại gắng lấy lại tinh thần, rút đôi vòng cổ ra từ bên hông, chỉ vào màu xanh lam trên vòng, nói: “Lúc đầu chúng ta ở trong phòng tối, chỉ có ba người có thể chạm vào cái vòng này là anh, và người giáo Hoa Ma. Trước kia tôi nghe cha từng nhắc tới bột Hoa Ma, hễ rắc trên không trung thì có thể ngưng nước thành sương mù, hình thành khí độc che chắn. Nói vậy hôm ấy lúc hai người này ra chiêu đã bất cẩn làm rơi một chút bột Hoa Ma lên trên chiếc vòng này, gặp sương đêm nên biến thành màu xanh lam. Bởi thế sáng nay tôi vừa nhìn vòng cổ đã đoán được lúc hai người này gặp nguy thì chắc chắn sẽ dùng sương mù, bèn đợi họ ở cửa nhà trọ”.
Nam Sương nói xong lại cất vòng cổ về bên hông, đoạn nâng tay trái lên đỡ đầu. Song chẳng biết tại sao, trong chốc lát, cả người lại mất hết sức lực như bị bóc kén kéo tơ.
Vu Hoàn Chi ngẩn ra, vội vàng vươn tay nắm lấy cổ tay trái của nàng, tay còn lại thì ôm Hoa đào Nam vào lòng trước khi nàng ngã xuống, dở khóc dở cười nói: “Cô đúng là ngốc thật”.