Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật - Chương 1: Tại Sao Tôi Không Thể Giữ Nhà Cửa Gọn Gàng, Ngăn Nắp?
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
197


Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật


Chương 1: Tại Sao Tôi Không Thể Giữ Nhà Cửa Gọn Gàng, Ngăn Nắp?


Nếu không có phương pháp, bạn không thể dọn dẹp gọn gàng

Khi tôi nói với mọi người rằng công việc của tôi là dạy người khác cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngăn nắp, tôi thường bắt gặp những cái nhìn ngạc nhiên. “Chị có thể thật sự kiếm tiền bằng việc đó sao?” là câu hỏi đầu tiên của họ. Và câu hỏi tiếp theo là “Liệu mọi người có cần học cách dọn dẹp không?”.

Quả thật là trong khi các trường học và các huấn luyện viên cung cấp rất nhiều khóa học về mọi thứ, từ nấu ăn, làm vườn cho tới thiền và yoga, nhưng bạn sẽ rất khó tìm thấy các lớp học cách sắp xếp và dọn dẹp. Có một quan niệm phổ biến là không cần phải dạy dọn dẹp vì người ta có được kỹ năng này một cách tự nhiên. Các kỹ năng nấu nướng và công thức nấu ăn được lưu truyền trong gia đình từ bà đến mẹ cho tới con gái nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy có ai đó truyền lại bí quyết dọn dẹp cho nhau.

Hãy nhớ lại thời thơ ấu của chính bạn. Tôi dám chắc rằng phần lớn chúng ta đều từng bị người lớn trách mắng vì không dọn phòng, nhưng liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ có ý thức hướng dẫn chúng ta dọn dẹp như một phần trong quá trình nuôi dạy? Trong một nghiên cứu về chủ đề này, chưa đến 0,5% người tham gia có câu trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn đã bao giờ được học cách sắp xếp dọn dẹp chính thức chưa?”. Bố mẹ yêu cầu chúng ta phải dọn sạch phòng mình, nhưng chính họ cũng chưa bao giờ được dạy cách làm điều đó. Tất cả chúng ta phải đều tự học cách dọn.

Những chỉ dẫn về việc dọn dẹp không chỉ bị bỏ bê trong các gia đình mà ở trường học cũng vậy. Các lớp học ở Nhật Bản và trên khắp thế giới có thể dạy bọn trẻ biết cách làm bánh hamburger hoặc cách dùng máy khâu để may một chiếc tạp dề, nhưng không hề có thời gian dành cho chủ đề dọn dẹp.

Đồ ăn, quần áo và chỗ ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, vậy bạn có nghĩ rằng hẳn nhiên nơi chúng ta ở nên được coi trọng như những thứ chúng ta ăn và những gì chúng ta mặc. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, việc dọn dẹp nhà cửa lại hoàn toàn bị xem nhẹ vì quan niệm sai lầm rằng con người sẽ biết các kỹ năng dọn dẹp cơ bản qua việc tự rèn luyện và do đó không cần phải học.

Liệu những người có kinh nghiệm dọn dẹp nhiều năm hơn người khác sẽ dọn dẹp tốt hơn không? Câu trả lời là “Không”. 25% học viên của tôi là những người phụ nữ ở độ tuổi 50 và phần lớn trong số họ đã dọn dẹp nhà cửa đến gần 30 năm – điều khiến họ trở nên kỳ cựu trong công việc này. Nhưng liệu họ có dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hơn so với những cô gái ở độ tuổi đôi mươi không? Không. Rất nhiều người trong số họ đã dành nhiều năm để áp dụng những phương pháp truyền thống, chúng không hề có tác dụng và nhà của họ luôn ngập tràn những thứ không cần thiết và họ phải vật lộn để kiểm soát được mớ lộn xộn đó với những biện pháp cất giữ không hiệu quả. Làm sao chúng ta có thể trông mong rằng họ biết cách dọn dẹp trong khi bản thân chưa từng được học cách dọn dẹp đúng cách?

Nếu bạn cũng chưa biết cách dọn dẹp hiệu quả thì cũng đừng vội nản chí. Giờ là lúc bạn có thể học. Bằng cách học và áp dụng Phương pháp KonMari được giới thiệu trong cuốn sách này, bạn có thể thoát khỏi vòng dọn dẹp luẩn quẩn.

“Mỗi khi thấy chỗ mình bừa bãi là tôi lại dọn dẹp, nhưng cứ dọn xong, chẳng bao lâu sau nó lại bừa bộn như cũ.” Đây là lời phàn nàn phổ biến và các tạp chí hay đưa ra lời tư vấn là: “Đừng cố dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà của bạn một lúc. Bạn sẽ gặp tình trạng trở lại trạng thái cũ mà thôi. Hãy tập thói quen mỗi lần dọn một chút.” Lần đầu tiên tôi vấp phải điệp khúc này là khi tôi năm tuổi. Là con giữa trong số anh chị em, tôi lớn lên với rất nhiều tự do. Mẹ tôi bận bịu với việc chăm sóc em gái mới sinh, còn anh trai lớn hơn tôi hai tuổi thì luôn dính chặt lấy tivi để chơi điện tử. Kết quả là hầu hết thời gian ở nhà tôi đều ở một mình.

Khi lớn lên, cách giết thời gian yêu thích của tôi là đọc các tạp chí về phong cách sống dành cho các bà nội trợ. Mẹ tôi theo dõi tờ ESSE – một tạp chí phong cách sống với đầy những bài báo về trang trí nội thất, bí quyết nội trợ và các bài viết đánh giá sản phẩm. Ngay khi người ta giao tạp chí đến nhà, tôi sẽ vồ lấy nó từ hòm thư, thậm chí trước cả khi mẹ tôi biết rằng nó đã đến, rồi xé toạc bì thư ra và chìm đắm vào nội dung bên trong. Trên đường từ trường về nhà, tôi thích dừng chân ở hiệu sách và xem qua Orange Page – một tạp chí nấu ăn rất nổi tiếng của Nhật. Tôi chưa biết đọc tất cả các chữ, nhưng những tờ tạp chí đó, với những bức ảnh chụp đồ ăn ngon lành, với những mẹo tuyệt hay để lau rửa vết bẩn và dầu mỡ, và các ý tưởng tiết kiệm từng đồng xu một, cũng lôi cuốn tôi như thể những tờ hướng dẫn chơi trò chơi đối với anh trai tôi vậy. Tôi sẽ gập một góc của trang có thông tin khiến tôi hứng thú và mơ tưởng về chuyện thử một vài lời khuyên trong đó.

Tôi cũng sáng tạo ra rất nhiều những “trò chơi” một mình. Chẳng hạn, có một hôm sau khi đọc bài báo về việc tiết kiệm tiền bạc, ngay lập tức tôi thực hiện “trò chơi tiết kiệm năng lượng” bằng cách đi một vòng quanh nhà và rút các thiết bị không sử dụng đến, cho dù tôi chẳng biết gì về các đồng hồ đo điện cả. Sau khi đọc một bài báo khác, tôi đổ đầy nước vào các bình nhựa và đặt chúng vào trong bình chứa nước xối bồn cầu để làm “một phép thử về việc tiết kiệm nước”. Những bài báo về việc cất giữ đồ đạc cũng truyền cảm hứng cho tôi trong việc biến các hộp sữa thành ngăn đựng đồ trong ngăn kéo bàn học và làm giá đựng thư từ bằng cách xếp chồng các vỏ hộp đựng băng video vào giữa hai thứ đồ đạc. Ở trường, trong khi những bạn khác chơi trò đuổi bắt hoặc nhảy dây, tôi lẩn đi để sắp xếp lại giá sách trong lớp hoặc kiểm tra tủ đựng đồ dọn dẹp vệ sinh, và nhận thấy những cách thức cất giữ đều không ổn. “Giá như có một chiếc móc chữ S thì sẽ dễ sử dụng hơn biết mấy” tôi nghĩ như thế.

Thế nhưng có một vấn đề dường như không thể giải quyết được: cho dù tôi đã dọn dẹp gọn ghẽ đến thế nào thì chẳng bao lâu sau, mọi thứ lại bừa bộn như cũ. Những ngăn đựng làm bằng vỏ hộp sữa trong ngăn kéo bàn học của tôi chẳng mấy chốc lại đầy bút mực. Giá đựng thư từ làm bằng vỏ đựng băng video bị nhồi đầy thư và báo đến mức đổ ụp xuống sàn. Với nấu nướng và may vá, mọi thứ đều hoàn hảo, tuy nhiên dù cho cũng dọn dẹp thường xuyên khi về nhà, nhưng dường như tôi chưa bao giờ cải thiện được tình hình – không chỗ nào giữ được gọn ghẽ trong một thời gian dài.

Tôi tự an ủi mình: “Chắc là không thể hơn được nữa. Vốn dĩ mọi thứ sẽ trở lại trạng thái cũ. Nếu cố gắng xử lý tình trạng này, rồi mình sẽ nản chí thôi.” Tôi đã đọc nhiều bài báo nói về tình trạng này và cho rằng đó là sự thật. Nếu bây giờ có một cỗ máy thời gian, tôi sẽ trở lại thời điểm đó và nói với chính mình: “Sai rồi. Nếu áp dụng phương pháp đúng, việc trở lại trạng thái cũ sẽ không bao giờ diễn ra nữa.”

Đa phần mọi người gắn cụm từ “trở lại trạng thái cũ” với việc ăn kiêng, nhưng khi sử dụng trong bối cảnh của việc dọn dẹp, nó vẫn có ý nghĩa. Về lô gic, dường như việc sự bừa bộn đột nhiên giảm mạnh cũng có tác dụng tương tự như khi cắt giảm mạnh lượng calori tiêu thụ – việc này mang lại sự cải thiện trong thời gian ngắn nhưng không duy trì được lâu dài. Nhưng bạn đừng thất vọng. Thời điểm bạn bắt đầu di chuyển đồ đạc và bỏ đi những vật dụng không cần thiết, thì khi đó căn phòng của bạn sẽ thay đổi. Đơn giản thôi. Nếu muốn cố gắng hết sức để khiến cho nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, bạn sẽ cần phải dọn dẹp lại mọi thứ. Tình trạng trở lại trạng thái cũ chỉ diễn ra khi người ta tưởng nhầm là mình đã dọn dẹp hết mọi thứ trong khi trên thực tế, họ mới chỉ sắp xếp và cất giữ một phần đồ dùng trong nhà. Nếu đã dọn dẹp nhà cửa đúng cách, bạn sẽ giữ được phòng ốc luôn ngăn nắp gọn gàng, cho dù bạn có là người lười nhác hoặc bừa bộn bẩm sinh.

Còn về gợi ý cho rằng chúng ta nên dọn dẹp một chút mỗi ngày thì sao? Mặc dù nghe có vẻ thuyết phục nhưng bạn đừng ngốc ngếch làm theo. Lý do khiến bạn dường như không bao giờ có thể kết thúc được việc dọn dẹp chính là vì bạn chỉ dọn dẹp từng chút một.

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống đã hình thành qua nhiều năm thường là việc cực kỳ khó khăn. Nếu cho đến giờ bạn vẫn chưa từng thành công trong việc duy trì dọn dẹp thường xuyên, vậy thì bạn sẽ không thể tạo dựng được thói quen dọn dẹp mỗi lần một chút được. Người ta phải thay đổi cách nghĩ trước khi có thể thay đổi thói quen. Và điều đó không hề dễ dàng! Rốt cuộc, thật sự khó có thể kiểm soát những suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, có một cách để nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc dọn dẹp.

Hồi học trung học, tôi tình cờ đọc một cuốn sách có tên là Nghệ thuật từ bỏ của Nagisa Tatsumi (Takarajimasha, Inc.) lý giải về tầm quan trọng của việc vứt bỏ những thứ không cần thiết. Tôi mua được cuốn sách này trên đường từ trường về nhà, cảm thấy tò mò với một chủ đề mà tôi chưa từng gặp trước đó, và tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của mình khi đọc nó trên tàu điện ngầm. Tôi chăm chú tới mức suýt không kịp xuống tàu ở điểm dừng để về nhà. Ngay khi về đến nhà, tôi cầm một nắm túi đựng rác đi thẳng vào phòng và ở trong đó suốt mấy giờ liền. Mặc dù phòng tôi nhỏ thôi nhưng đến khi dọn xong, tôi đã có 8 cái túi đầy – quần áo chưa từng mặc, những cuốn sách giáo khoa từ hồi tiểu học, những món đồ chơi nhiều năm qua không còn chơi nữa, và cả những bộ sưu tập tẩy và con dấu. Tới lúc đó tôi đã quên phần lớn những thứ này cho dù chúng vẫn đang tồn tại. Tôi ngồi yên trên sàn khoảng một tiếng, nhìn đống túi đó và tự hỏi: “Thế quái nào mà mình lại giữ lại tất cả những thứ này?”

Tuy nhiên, điều khiến tôi thấy choáng váng nhất chính là sự thay đổi trong phòng của mình. Chỉ sau vài giờ, tôi đã có thể nhìn thấy được nhiều không gian trống trên sàn như thể chúng chưa bao giờ được thông thoáng như thế. Phòng của tôi dường như đã có biến chuyển lớn và có cảm giác không khí trong phòng sạch sẽ và tươi sáng đến mức khiến tâm trí tôi cũng cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Tôi nhận ra việc dọn dẹp có tác động lớn hơn cả những gì tôi từng hình dung. Kinh ngạc vì mức độ thay đổi này, kể từ ngày đó, tôi chuyển mối quan tâm từ việc nấu nướng và may vá mà tôi từng nghĩ là những việc nhà cơ bản, sang nghệ thuật dọn dẹp.

Bí quyết tối thượng để thành công trong dọn dẹp là: Nếu bạn dọn dẹp triệt để trong một lần, thay vì từng chút một, bạn có thể khiến não trạng của mình thay đổi mạnh mẽ. Điều này mang lại sự thay đổi sâu sắc đến mức nó động chạm tới những cảm xúc trong bạn và có những tác động không thể cưỡng lại được tới cách suy nghĩ cũng như những thói quen của bạn. Tất cả các khách hàng của tôi không tạo dựng thói quen dọn dẹp một cách từ từ. Họ chỉ thoát khỏi sự bừa bộn kể từ khi họ bắt đầu cuộc chạy marathon dọn dẹp của chính mình. Phương pháp này chính là chìa khóa để ngăn tình trạng trở lại trạng thái cũ.

Khi người ta trở lại với tình trạng bừa bộn cho dù trước đó họ đã cố gắng dọn dẹp, thì đó không phải lỗi của căn phòng hay những vật sở hữu của họ mà là do cách nghĩ của họ. Thậm chí nếu như ban đầu họ hứng khởi thì sau đó họ vẫn phải đấu tranh để duy trì động lực và những nỗ lực của họ cứ đuối dần. Nguyên nhân chính nằm ở thực tế là họ không thể trông thấy các kết quả hoặc cảm thấy những tác động của việc dọn dẹp. Chính vì vậy mà thành công phụ thuộc vào những kết quả có thể thấy được ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng phương pháp đúng và tập trung nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bừa bộn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy được những kết quả tức thời và chúng sẽ truyền cho bạn sức mạnh để tiếp tục giữ cho không gian quanh mình được ngăn nắp gọn gàng. Bất kì ai trải qua quá trình này, cho dù họ là ai, cũng nguyện không bao giờ quay lại tình trạng bừa bộn như trước nữa.

“Đừng hướng tới sự hoàn hảo. Hãy bắt đầu chậm rãi và chỉ bỏ đi một thứ mỗi ngày.” Những lời lẽ đáng yêu như thế sẽ xoa dịu trái tim của những người thiếu tự tin vào khả năng dọn dẹp của mình hoặc tin rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi tình cờ bắt gặp lời khuyên này khi ngấu nghiến mọi cuốn sách bàn về việc dọn dẹp được xuất bản ở Nhật, và tôi thích mê chúng. Cái đà có được nhờ sự bừng khởi trong tôi về sức mạnh của việc dọn dẹp bắt đầu yếu dần, và tôi bắt đầu cảm thấy chán vì không thấy được những kết quả rõ rệt. Do đó những lời lẽ trên dường như trở nên có ý nghĩa. Nó khiến mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo trở nên xa vời ngay từ khi mới bắt đầu. Ngoài ra, sự hoàn hảo có thể bị cho là không thể đạt được. Bằng cách vứt đi mỗi ngày một thứ, đến hết năm là tôi có thể bỏ đi được 365 thứ rồi.

Tin rằng mình đã phát hiện ra một phương pháp rất thiết thực, ngay lập tức tôi làm theo những hướng dẫn của cuốn sách đó. Tôi mở tủ quần áo ra vào buổi sáng và băn khoăn là hôm đó sẽ vứt đi thứ gì. Nhìn chiếc áo phông không mặc đến lâu nay, tôi bỏ nó vào túi rác. Trước khi đi ngủ vào tối hôm sau, tôi mở ngăn kéo bàn và phát hiện ra cuốn sổ tay dường như quá trẻ con so với tuổi của tôi. Tôi liền cho nó vào túi rác. Thấy một cuốn sổ ghi nhớ cũng nằm trong ngăn kéo đó, tôi nghĩ thầm: “Ồ, mình không cần đến nó nữa”, nhưng khi vươn tay để lấy nó ra và vứt đi, tôi dừng lại vì trong đầu xuất hiện một ý nghĩ mới. “Mình cứ để đó đến sáng mai vứt đi cũng được”. Và tôi đợi đến sáng hôm sau để vứt nó đi. Ngày tiếp theo, tôi quên khuấy việc này, nên để bù lại tôi đã vứt đi hai thứ vào ngày kế tiếp…

Thành thực mà nói, tôi không duy trì được việc này quá hai tuần. Tôi không phải là người có thể miệt mài làm một việc gì đó từng bước từng bước một. Đối với những người giống như tôi, chỉ nước đến chân mới nhẩy, phương pháp này không hiệu quả. Ngoài ra, việc bỏ đi một thứ mỗi ngày không bù đắp được cho thực tế là mỗi khi đi mua sắm, tôi thường mua nhiều thứ một lúc. Cuối cùng, tiến độ giảm bớt vật dụng không theo kịp với tiến độ có thêm đồ mới và tôi đối mặt với thực trạng nản lòng là không gian của tôi vẫn bừa bộn như thường. Không bao lâu sau tôi hoàn toàn quên mất việc phải tuân theo nguyên tắc vứt đi một thứ mỗi ngày.

Vì vậy, từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói với bạn rằng bạn sẽ không bao giờ khiến nhà cửa trở nên gọn gàng ngăn nắp nếu chỉ dọn dẹp một cách nửa vời. Nếu giống như tôi, bạn không phải tuýp người kiên nhẫn, siêng năng, vậy thì tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo chỉ trong một lần dụng công mà thôi. Nhiều người có thể phản đối khi tôi sử dụng từ “hoàn hảo”, khăng khăng rằng đó là một mục tiêu bất khả thi. Nhưng đừng lo lắng. Nói cho cùng, việc dọn dẹp chỉ là một hành động vật lí. Nói rộng ra, công việc liên quan có thể chia thành hai loại: quyết định giữ lại hay vứt đi thứ gì và quyết định nên cất giữ ở đâu. Nếu bạn có thể làm được hai việc này, bạn có thể thực sự đạt được sự hoàn hảo. Tất cả những gì bạn cần làm là xem xét từng thứ một và quyết định xem nên giữ lại hay vứt đi thứ gì và để nó ở đâu. Đó là tất cả những gì bạn cần để hoàn thành công việc này. Không khó để có thể dọn dẹp một cách hoàn hảo và toàn bộ chỉ trong một lần duy nhất. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Và nếu bạn muốn tránh tình trạng trở lại trạng thái cũ, thì đây chính là cách duy nhất.

Bạn đã bao giờ thấy mình không thể học vào buổi tối trước kì thi và bắt đầu dọn dẹp điên cuồng hay không? Tôi thú nhận, tôi chính là người như thế. Thực ra, đây là điều diễn ra thường xuyên với tôi. Tôi sẽ lôi hàng chồng tài liệu để đầy trên bàn học và quẳng chúng vào sọt rác. Sau đó, không thể dừng lại, tôi xử lí tiếp số sách giáo khoa và giấy tờ rải đầy trên sàn và bắt đầu xếp chúng vào giá sách. Cuối cùng, tôi sẽ mở ngăn kéo bàn và bắt đầu thu dọn bút mực và bút chì. Trước khi tôi nhận ra thì đã 2 rưỡi sáng rồi. Bị cơn buồn ngủ đánh gục, tôi chỉ bừng dậy lúc 5 giờ sáng và khi đó, vô cùng hoảng sợ, tôi mới mở sách vở và bắt đầu học bài.

Tôi nghĩ điều đã thúc đẩy mình dọn dẹp trước kì thi là một thói kì quặc của cá nhân tôi, nhưng sau khi gặp nhiều người cũng làm điều tương tự, tôi nhận ra đây là một hiện tượng phổ biến. Nhiều người lao vào dọn dẹp khi phải chịu đựng áp lực nào đó, chẳng hạn trước một kì thi. Nhưng động lực thúc đẩy không phải vì họ muốn dọn dẹp phòng của họ. Nó nảy sinh vì họ cần khiến cho “một thứ gì đó” vào khuôn khổ. Bộ não của họ kêu gào phải học ngay đi, nhưng khi nó chú ý tới không gian bừa bãi xung quanh, tâm điểm chú ý chuyển sang “tôi cần dọn dẹp lại phòng của mình”. Thực tế là sự hối thúc phải dọn dẹp hiếm khi tiếp tục nếu như cơn khủng hoảng này đã đi qua, chứng minh cho giả thuyết này là đúng. Ngay khi kì thi kết thúc, niềm đam mê dọn dẹp vào tối hôm trước sẽ tiêu tan và cuộc sống trở lại bình thường. Tất cả những suy nghĩ về việc dọn dẹp bị quét ra khỏi tâm trí của họ. Tại sao vậy? Bởi vì vấn đề mà họ phải đối mặt, tức là cần phải học để làm bài thi, giờ đây đã được “thu dọn”.

Điều này không có nghĩa là việc dọn dẹp phòng ốc thực sự có thể làm dịu tâm trí rối bời của bạn. Tuy có thể giúp cho bạn cảm thấy thư thái tạm thời nhưng sự khuây khỏa sẽ không kéo dài bởi vì bạn vẫn chưa giải quyết được nguyên nhân thực sự làm bạn lo lắng. Nếu bạn để cho sự khuây khỏa tạm thời có được nhờ việc dọn dẹp không gian vật chất quanh mình đánh lừa bản thân, bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhu cầu cần phải dọn dẹp không gian tâm lí của mình. Điều này đúng với bản thân tôi. Lơ đễnh vì “nhu cầu” dọn dẹp phòng ốc, tôi đã chểnh mảng học hành tới mức điểm số của tôi luôn luôn tồi tệ.

Hãy hình dung đến một căn phòng bừa bộn. Không phải tự nhiên mà nó trở nên bừa bãi như thế. Chính bạn, người sống trong nó, đã gây ra sự bừa bãi này. Có một câu ngạn ngữ rằng “Một căn phòng bừa bộn cũng như thể một tâm trí bừa bộn”. Tôi cũng nhìn sự việc theo cách này. Khi một căn phòng trở nên bừa bộn, nguyên nhân không chỉ đơn thuần về mặt vật lí. Sự bừa bãi hiển hiện trước mắt có thể khiến chúng ta sao lãng nguồn gốc thật sự của tình trạng mất trật tự này. Hành động dọn dẹp thực sự là sự phản ánh của bản năng lôi kéo sự chú ý của chúng ta chệch khỏi tâm điểm của vấn đề chính là sự bừa bộn của chúng ta.

Nếu bạn không thể cảm thấy thoải mái trong một căn phòng sạch sẽ và gọn gàng thì hãy thử đối mặt với cảm xúc lo lắng của chính mình. Nó có thể soi sáng xem điều gì thực sự làm phiền bạn. Khi căn phòng sạch sẽ và không còn bừa bộn nữa, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét tình trạng bên trong của mình. Bạn có thể nhận ra bất kì vấn đề nào mà bạn đang cố tình tránh né và buộc phải xử lí chúng. Từ giây phút bắt đầu dọn dẹp, bạn sẽ buộc phải tái tạo cuộc sống của mình. Kết quả là cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Do đó nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng cần được thực hiện nhanh chóng. Nó cho phép bạn đối diện với những vấn đề thực sự quan trọng. Việc dọn dẹp chỉ là một công cụ, chứ không phải là đích đến. Mục tiêu đích thực sẽ là tạo lập lối sống mà bạn mong muốn nhất ngay khi ngôi nhà của bạn đã trở nên gọn gàng, ngăn nắp.

Vấn đề đầu tiên nảy sinh trong tâm trí khi bạn nghĩ về việc dọn dẹp là gì? Đối với nhiều người, câu trả lời là cất giữ đồ dùng. Khách hàng thường muốn tôi dạy họ cách cất giữ mọi thứ ở đâu cho hợp lí. Tôi có thể hiểu được mong muốn đó, nhưng đáng tiếc, đây không phải là vấn đề thực sự. Một cái bẫy vụng về nằm ngay trong thuật ngữ “cất giữ”. Những bài báo về việc sắp xếp, cất giữ những vật sở hữu và những dụng cụ cất giữ tiện lợi nhan nhản với những cụm từ nhàm chán nghe qua thì thật đơn giản, chẳng hạn “sắp xếp không gian không tốn thời gian” hoặc “khiến việc dọn dẹp trở nên nhanh chóng và dễ dàng”. Bản chất của con người là chọn lấy một lộ trình dễ dàng, và phần lớn mọi người lập tức áp dụng những phương pháp cất giữ hứa hẹn diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Tôi thừa nhận là có lúc tôi cũng từng mê mẩn với “huyền thoại về việc cất giữ” đó.

Là fan cuồng của các tạp chí nội trợ từ thời còn học mẫu giáo, mỗi khi đọc một bài báo về việc cất dọn đồ đạc, tôi lại áp dụng mọi gợi ý ngay lập tức. Tôi làm những ngăn kéo bằng hộp đựng giấy lụa và đập lợn đất để mua những dụng cụ cất giữ xinh xắn và hợp mốt. Khi học trung học cơ sở, trên đường từ trường về nhà, tôi sẽ ghé vào một cửa hàng DIY hoặc lướt qua quầy báo tạp chí để xem những sản phẩm mới nhất. Khi học trung học, thậm chí tôi còn gọi điện thoại cho nhà sản xuất của những mặt hàng hấp dẫn nào đó và quấy rầy người lễ tân về chuyện những sản phẩm này được phát minh như thế nào. Tôi sử dụng nghiêm túc những dụng cụ cất giữ này để sắp xếp vật dụng của mình. Và sau đó tôi đứng chiêm ngưỡng công trình của mình, hài lòng với thế giới riêng đã trở nên tiện lợi thế nào. Từ trải nghiệm này, tôi có thể tuyên bố chân thành rằng các phương pháp cất giữ không xử lí được tình trạng bừa bộn. Rốt cuộc, chúng chỉ là câu trả lời hời hợt mà thôi.

Cuối cùng, điều mà tôi thấy là căn phòng của mình vẫn không gọn gàng cho dù nó chứa đầy những giá đựng tạp chí, giá sách, các ô chia cách trong ngăn kéo và những dụng cụ cất giữ đủ chủng loại khác nhau. Tôi băn khoăn: “Tại sao mình vẫn cảm thấy căn phòng bừa bộn cho dù mình đã cật lực sắp xếp và thu dọn?” Đầy thất vọng, tôi nhìn những thứ đựng trong mỗi dụng cụ cất giữ và chợt phát giác ra một điều. Tôi không cần phần lớn những thứ đó. Mặc dù tôi nghĩ mình đang dọn dẹp, nhưng trên thực tế tôi chỉ lãng phí thời gian cho việc thu dọn mọi thứ ra khỏi tầm mắt, che giấu những thứ mà tôi không cần dưới một cái nắp đậy mà thôi. Việc cất dọn tạo ra sự ảo tưởng rằng tình trạng bừa bộn đã được giải quyết. Nhưng không sớm thì muộn, tất cả những dụng cụ cất giữ sẽ đầy chặt, căn phòng sẽ lại tràn ngập các đồ vật, và một phương pháp cất giữ “dễ dàng” mới mẻ nào đó sẽ trở nên cần thiết, tạo ra một chu kì xoắn ốc tiêu cực. Do đó việc dọn dẹp phải được bắt đầu bằng cách từ bỏ vật dụng. Chúng ta cần tự kiểm soát và cưỡng lại việc cất giữ đồ dùng cá nhân cho đến khi chúng ta thành thục kĩ năng xác định những gì mà chúng ta thực sự muốn và cần giữ lại.

Khi học trung học cơ sở, tôi bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về việc dọn dẹp và cơ bản thì tôi thực hành thường xuyên. Hàng ngày tôi chọn một nơi để dọn dẹp – phòng riêng, phòng của anh trai, phòng của em gái, phòng tắm. Mỗi ngày tôi đều lập kế hoạch dọn dẹp ở đâu và đơn độc triển khai những chiến dịch tương tự chiến dịch bán hàng vậy. “Ngày mùng 5 hàng tháng là ngày phòng khách!”, “Hôm nay là ngày dọn dẹp bát đĩa”, “Ngày mai, mình sẽ chinh phục các tủ đồ trong phòng tắm!”

Tôi vẫn giữ thói quen này thậm chí tới khi lên trung học phổ thông. Khi trở về nhà, thậm chí không buồn cởi đồng phục học sinh, tôi đi thẳng đến nơi mà tôi quyết định dọn dẹp vào ngày hôm đó. Nếu mục tiêu là bộ ngăn kéo bằng nhựa trong tủ đồ nhà tắm, tôi sẽ mở cửa tủ đồ và đổ mọi thứ trong từng ngăn kéo ra, bao gồm mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Sau đó tôi sẽ phân loại chúng thành từng nhóm, sắp xếp chúng vào những hộp chứa và cất lại chúng vào ngăn kéo. Cuối cùng, tôi sẽ lặng yên chiêm ngưỡng những thứ vừa được sắp xếp gọn ghẽ trước khi tiếp tục xử lí chiếc ngăn kéo tiếp theo. Tôi sẽ ngồi trên sàn hàng giờ để phân loại đồ trong tủ đồ cho đến khi mẹ gọi vào ăn tối.

Rồi tới một ngày, khi đang phân loại những thứ trong một chiếc ngăn kéo ở tủ đồ hành lang, tôi dừng lại vì ngạc nhiên. Tôi nghĩ: “Đây chắc chắn là cái ngăn kéo mà mình đã dọn hôm qua.” Thực ra không phải vậy nhưng những thứ trong ngăn kéo thì giống hệt – mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Tôi đang phân loại chúng theo từng nhóm, để chúng vào hộp và cất vào ngăn kéo y như ngày hôm qua. Đó là khoảnh khắc khiến tôi nhận ra: Dọn dẹp theo vị trí là một sai lầm tai hại. Thật buồn khi phải thừa nhận rằng phải mất đến ba năm tôi mới phát hiện ra điều này.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe chuyện một phương pháp có vẻ khả thi như thế lại là một cạm bẫy phổ biến. Gốc rễ của vấn đề nằm ở thực tế là người ta thường cất giữ cùng một loại vật dụng ở những chỗ khác nhau. Khi dọn dẹp riêng rẽ từng chỗ một, chúng ta sẽ không thể nhận ra mình đang làm cùng một công việc ở nhiều vị trí khác nhau và mắc kẹt trong cái vòng dọn dẹp luẩn quẩn. Để tránh tình trạng này, tôi khuyên bạn hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm. Ví dụ, thay vì quyết định hôm nay bạn sẽ dọn dẹp một phòng nào đó, hãy đặt các mục tiêu như “hôm nay quần áo, ngày mai sách vở”. Lí do chính khiến nhiều người trong chúng ta không bao giờ thành công trong việc dọn dẹp là vì chúng ta bối rối trước quá nhiều thứ. Sự thừa thãi này là do chúng ta phớt lờ trước việc có quá nhiều thứ mà chúng ta đang sở hữu. Khi cất giữ cùng một loại đồ vật ở khắp nơi trong nhà và chỉ dọn dẹp mỗi lúc một chỗ, thì chúng ta không bao giờ có thể nắm được tổng số lượng của đồ vật đó và vì vậy không bao giờ kết thúc được việc dọn dẹp. Để thoát khỏi vòng xoáy tiêu cực này, hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm, chứ không phải dọn dẹp theo vị trí.

Đừng thay đổi phương pháp để phù hợp với tính cách của bạn.

Những cuốn sách về dọn dẹp và giải quyết tình trạng bừa bộn thường khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến sự bừa bộn sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, do đó chúng ta nên tìm một phương pháp phù hợp nhất với tính cách của mình. Nhìn thoáng qua, lập luận này dường như thuyết phục. Chúng ta có thể nghĩ: “Thảo nào tôi lại không thể giữ cho không gian của mình được gọn gàng. Phương pháp mà tôi đang áp dụng không hợp với tính cách của tôi.” Chúng ta có thể kiểm tra biểu đồ trên đó liệt kê những phương pháp hiệu quả với người lười, người bận rộn, người kiểu cách hoặc người không kiểu cách, và chọn lấy một phương pháp phù hợp cho mình.

Lúc đó, tôi nghĩ mình đã khám phá ra ý tưởng phân loại các phương pháp dọn dẹp dựa trên đặc điểm tính cách. Tôi đọc những cuốn sách tâm lí học, phỏng vấn các khách hàng về nhóm máu của họ, tính cách của cha mẹ họ,… và thậm chí xem cả ngày sinh của họ. Tôi dành hơn năm năm để phân tích những phát hiện trong quá trình nghiên cứu của mình nhằm tìm ra một nguyên tắc chung bao trùm lên các phương pháp riêng lẻ thích hợp nhất với từng loại tính cách. Thế nhưng, tôi lại phát hiện ra rằng chẳng có bất cứ điều gì thay đổi cho dù bạn áp dụng phương pháp phù hợp với tính cách của mình. Khi đến lúc phải dọn dẹp, đa phần mọi người đều lười nhác. Họ cũng bận rộn nữa. Đối với những người kiểu cách, họ chỉ kĩ lưỡng đối với một số đồ vật cụ thể. Khi tôi kiểm tra những loại tính cách được gợi ý, tôi nhận ra rằng mình có những đặc điểm của tất cả các loại tính cách này. Vậy có tiêu chuẩn nào để tôi có thể phân loại những nguyên nhân khiến người ta không dọn dẹp?

Tôi có thói quen cố gắng phân loại mọi thứ, có lẽ vì tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách thức phân loại. Khi mới bắt đầu công việc của một nhà tư vấn, tôi đã cần mẫn phân loại các khách hàng của mình và thiết kế nội dung dịch vụ sao cho phù hợp với tính cách của họ. Tuy nhiên, khi ngẫm lại, tôi nhận thấy mình có một động cơ ngầm. Dù thế nào thì khi đó tôi đã tưởng rằng một cách tiếp cận phức tạp bao gồm những phương pháp khác nhau áp dụng cho những loại tính cách khác nhau sẽ khiến tôi có vẻ chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi đi đến kết luận là sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu phân loại khách hàng dựa trên hành động thay vì dựa trên đặc điểm tính cách đã được khái quát.

Khi sử dụng cách tiếp cận này, những người không chịu dọn dẹp có thể được chia thành ba: kiểu “không thể vứt đi”, kiểu “không thể thu dọn” và kiểu “kết hợp hai kiểu trên”. Khi xem xét các khách hàng của mình, tôi nhận ra một điều nữa là 90% trong số họ rơi vào loại thứ ba – kiểu “không thể vứt đi, không thể thu dọn” – trong khi 10% còn lại rơi vào kiểu “không thể thu dọn”. Tôi vẫn chưa tìm ra người nào chỉ thuộc kiểu “không thể vứt đi”, chắc chắn là vì bất kì ai không thể vứt đi thì sớm hay muộn sẽ rơi vào tình trạng không gian cất giữ bị quá tải. Đối với 10% những người có thể vứt đi nhưng không thể thu dọn, khi chúng tôi cùng nhau bắt đầu dọn dẹp một cách nghiêm túc, thì rõ ràng chẳng bao lâu họ đã có thể bỏ đi nhiều hơn trước: giờ đây họ có thể bỏ đi ít nhất 30 túi rác.

Quan điểm của tôi là việc dọn dẹp phải bắt đầu bằng cách bỏ bớt đồ dùng cho dù bạn có thuộc bất kì loại tính cách nào. Miễn là các khách hàng của tôi nắm được nguyên tắc này thì tôi không cần phải thay đổi nội dung giảng dạy để phù hợp với mỗi người. Tôi dạy cho mọi người cùng một phương pháp như nhau. Cách tôi truyền đạt và cách mà mỗi khách hàng áp dụng vào thực tế về bản chất là khác nhau vì mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất giống như cách mà họ trang bị đồ đạc cho ngôi nhà của mình. Việc dọn dẹp hiệu quả chỉ gắn với hai hành động cơ bản: từ bỏ vật dụng và quyết định nên cất giữ vật dụng ở đâu. Trong số đó, từ bỏ là hành động phải thực hiện trước tiên. Nguyên tắc này không bao giờ thay đổi. Phần còn lại tùy thuộc vào mức độ dọn dẹp mà cá nhân mỗi người muốn đạt được.

Tôi bắt đầu khóa học của mình với những lời sau: Dọn dẹp là một sự kiện đặc biệt. Đừng làm nó hàng ngày. Tuyên bố này luôn gây ra giây phút im lặng sững sờ. Tuy nhiên, tôi nhắc lại: việc dọn dẹp chỉ nên làm một lần. Hoặc, nói chính xác hơn, công việc dọn dẹp nên được hoàn thành toàn bộ chỉ trong một lần, trong một khoảng thời gian cụ thể.

Nếu bạn nghĩ dọn dẹp là thứ việc vặt không hồi kết và phải làm hàng ngày thì bạn đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Có hai loại dọn dẹp – “dọn dẹp hàng ngày” và “sự kiện dọn dẹp đặc biệt”. Dọn dẹp hàng ngày, bao gồm việc dùng thứ gì đó và thu dọn nó về đúng vị trí, sẽ luôn là một phần trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta cần dùng đến quần áo, sách vở, tài liệu giấy tờ, v.v.. Nhưng mục đích của cuốn sách này là để truyền cảm hứng cho bạn trong việc tiến hành “sự kiện đặc biệt” để khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp ngay khi có thể.

Bằng cách hoàn thành thành công nhiệm vụ một lần duy nhất trong đời này, bạn sẽ có được lối sống hằng khao khát và có thể hưởng thụ không gian gọn gàng và sạch sẽ như mong muốn. Liệu bạn có thể đặt tay lên tim mình và thề rằng bạn cảm thấy hạnh phúc khi vây xung quanh là những thứ mà bạn thậm chí còn không nhớ rằng chúng có mặt ở đó? Hầu hết mọi người đều tha thiết mong muốn ngôi nhà của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp. Không may là, phần lớn trong số họ thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ này như là một “sự kiện đặc biệt” và thay vào đó khiến cho các căn phòng càng trở nên giống những kho chứa đồ hơn. Họ sẽ chậm chạp hàng thập kỉ khi cố duy trì trật tự trong nhà bằng cách dọn dẹp hàng ngày.

Hãy tin tôi. Cho đến khi bạn hoàn thành sự kiện dọn dẹp nhà cửa một lần duy nhất trong đời, thì bất kể nỗ lực dọn dẹp hàng ngày nào cũng đều có chung kết cục thất bại. Ngược lại, ngay khi bạn khiến ngôi nhà của mình trở nên trật tự, việc dọn dẹp sẽ chỉ còn là một nhiệm vụ rất giản đơn, đó là đưa đồ vật trở lại đúng vị trí của chúng. Trên thực tế, việc làm này sẽ trở thành thói quen vô thức. Tôi sử dụng thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” bởi nó diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và trong khoảng thời gian này bạn tràn đầy sinh lực và hứng khởi về những gì mình đang làm.

Bạn có thể lo lắng rằng khi sự kiện này kết thúc, không gian của bạn sẽ lại lộn xộn như cũ. Có lẽ bạn mua sắm quá nhiều và hình dung đến cảnh những vật sở hữu của bạn sẽ lại chất chồng như trước. Tôi thừa nhận là sẽ rất khó tin nếu như bạn không bao giờ thử dọn dẹp, nhưng ngay khi bạn hoàn tất công việc dọn dẹp triệt để, bạn sẽ không gặp bất kì khó khăn nào trong việc cất vật dụng về đúng vị trí của chúng hoặc quyết định xem nên cất những đồ vật mới ở đâu. Nghe qua có vẻ không đáng tin, nhưng chỉ bằng cách trải nghiệm trạng thái trật tự hoàn hảo thì bạn mới có thể duy trì nó. Tất cả những gì bạn cần làm là dành thời gian ngồi xuống và kiểm tra từng vật mà bạn sở hữu, quyết định xem bạn muốn giữ hoặc từ bỏ cái gì, rồi sau đó lựa chọn nơi để cất những thứ mà bạn giữ lại.

Bạn có bao giờ tự nhủ: “Mình không giỏi việc dọn dẹp”, hoặc “Không cần phải thử; mình sinh ra đã bừa bộn rồi” hay chưa? Nhiều người có suy nghĩ tiêu cực đó về bản thân suốt nhiều năm, nhưng nó bị xua tan nhanh chóng khi họ trải nghiệm không gian gọn gàng, sạch sẽ hoàn hảo của riêng mình. Thay đổi lớn này trong nhận thức về bản thân, niềm tin rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn dồn tâm trí cho nó, sẽ làm biến chuyển thái độ và lối sống. Chính vì vậy các học viên của tôi không bao giờ trở lại tình trạng trước đây. Ngay khi bạn trải nghiệm tác động mạnh mẽ của một không gian ngăn nắp hoàn hảo, bạn cũng sẽ không bao giờ trở về với sự bừa bộn nữa. Vâng, ý tôi là chính bạn đó!

Nghe có vẻ rất khó khăn, nhưng tôi có thể thành thực nói rằng việc này khá đơn giản. Khi dọn dẹp, bạn đang xử lí những đối tượng. Những đối tượng này dễ dàng để từ bỏ và xê dịch. Bất kì ai cũng làm được. Mục tiêu của bạn là có được tầm mắt thông thoáng. Vào thời điểm mà bạn đã xếp đặt mọi thứ về vị trí của chúng, bạn đã cán vạch đích. Không giống như công việc, học tập hoặc thể thao, bạn không cần so sánh thành tích của mình với bất kì ai khác. Bạn đã là chuẩn mực rồi. Ngoài ra, có một điều mà mọi người đều thấy khó thực hiện được – đó là tiếp tục việc đã làm – nhưng điều này hoàn toàn không cần thiết. Bạn chỉ phải quyết định nên cất đồ vật ở đâu một lần mà thôi.

Tôi không bao giờ dọn dẹp phòng mình. Tại sao ư? Bởi nó đã gọn gàng rồi. Tôi chỉ dọn dẹp một lần, hoặc thỉnh thoảng hai lần một năm, và mỗi lần chỉ mất khoảng một giờ. Trước kia tôi đã dành nhiều ngày dọn dẹp mà chẳng thấy kết quả rõ rệt nào. Còn bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tôi có thời gian để tận hưởng niềm vui sướng trong không gian yên bình của mình, ở đó thậm chí không khí cũng có cảm giác trong lành và sạch sẽ; có thời gian để ngồi xuống nhấp từng ngụm trà thảo mộc và ngẫm nghĩ về cuộc đời. Khi nhìn xung quanh, tôi dừng lại ở bức tranh mua ở nước ngoài mà tôi đặc biệt yêu thích và chiếc bình cắm hoa tươi đặt ở một góc phòng. Mặc dù không lớn nhưng không gian sống của tôi thực sự tao nhã với chỉ những thứ như thể đang trò chuyện với tâm hồn tôi. Lối sống của tôi mang lại niềm vui cho tôi như thế đó.

Bạn cũng thích sống như thế phải không?

Điều này dễ thôi, ngay khi bạn biết cách xếp đặt ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp.

Nếu không có phương pháp, bạn không thể dọn dẹp gọn gàng

Khi tôi nói với mọi người rằng công việc của tôi là dạy người khác cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngăn nắp, tôi thường bắt gặp những cái nhìn ngạc nhiên. “Chị có thể thật sự kiếm tiền bằng việc đó sao?” là câu hỏi đầu tiên của họ. Và câu hỏi tiếp theo là “Liệu mọi người có cần học cách dọn dẹp không?”.

Quả thật là trong khi các trường học và các huấn luyện viên cung cấp rất nhiều khóa học về mọi thứ, từ nấu ăn, làm vườn cho tới thiền và yoga, nhưng bạn sẽ rất khó tìm thấy các lớp học cách sắp xếp và dọn dẹp. Có một quan niệm phổ biến là không cần phải dạy dọn dẹp vì người ta có được kỹ năng này một cách tự nhiên. Các kỹ năng nấu nướng và công thức nấu ăn được lưu truyền trong gia đình từ bà đến mẹ cho tới con gái nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy có ai đó truyền lại bí quyết dọn dẹp cho nhau.

Hãy nhớ lại thời thơ ấu của chính bạn. Tôi dám chắc rằng phần lớn chúng ta đều từng bị người lớn trách mắng vì không dọn phòng, nhưng liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ có ý thức hướng dẫn chúng ta dọn dẹp như một phần trong quá trình nuôi dạy? Trong một nghiên cứu về chủ đề này, chưa đến 0,5% người tham gia có câu trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn đã bao giờ được học cách sắp xếp dọn dẹp chính thức chưa?”. Bố mẹ yêu cầu chúng ta phải dọn sạch phòng mình, nhưng chính họ cũng chưa bao giờ được dạy cách làm điều đó. Tất cả chúng ta phải đều tự học cách dọn.

Những chỉ dẫn về việc dọn dẹp không chỉ bị bỏ bê trong các gia đình mà ở trường học cũng vậy. Các lớp học ở Nhật Bản và trên khắp thế giới có thể dạy bọn trẻ biết cách làm bánh hamburger hoặc cách dùng máy khâu để may một chiếc tạp dề, nhưng không hề có thời gian dành cho chủ đề dọn dẹp.

Đồ ăn, quần áo và chỗ ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, vậy bạn có nghĩ rằng hẳn nhiên nơi chúng ta ở nên được coi trọng như những thứ chúng ta ăn và những gì chúng ta mặc. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, việc dọn dẹp nhà cửa lại hoàn toàn bị xem nhẹ vì quan niệm sai lầm rằng con người sẽ biết các kỹ năng dọn dẹp cơ bản qua việc tự rèn luyện và do đó không cần phải học.

Liệu những người có kinh nghiệm dọn dẹp nhiều năm hơn người khác sẽ dọn dẹp tốt hơn không? Câu trả lời là “Không”. 25% học viên của tôi là những người phụ nữ ở độ tuổi 50 và phần lớn trong số họ đã dọn dẹp nhà cửa đến gần 30 năm – điều khiến họ trở nên kỳ cựu trong công việc này. Nhưng liệu họ có dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hơn so với những cô gái ở độ tuổi đôi mươi không? Không. Rất nhiều người trong số họ đã dành nhiều năm để áp dụng những phương pháp truyền thống, chúng không hề có tác dụng và nhà của họ luôn ngập tràn những thứ không cần thiết và họ phải vật lộn để kiểm soát được mớ lộn xộn đó với những biện pháp cất giữ không hiệu quả. Làm sao chúng ta có thể trông mong rằng họ biết cách dọn dẹp trong khi bản thân chưa từng được học cách dọn dẹp đúng cách?

Nếu bạn cũng chưa biết cách dọn dẹp hiệu quả thì cũng đừng vội nản chí. Giờ là lúc bạn có thể học. Bằng cách học và áp dụng Phương pháp KonMari được giới thiệu trong cuốn sách này, bạn có thể thoát khỏi vòng dọn dẹp luẩn quẩn.

“Mỗi khi thấy chỗ mình bừa bãi là tôi lại dọn dẹp, nhưng cứ dọn xong, chẳng bao lâu sau nó lại bừa bộn như cũ.” Đây là lời phàn nàn phổ biến và các tạp chí hay đưa ra lời tư vấn là: “Đừng cố dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà của bạn một lúc. Bạn sẽ gặp tình trạng trở lại trạng thái cũ mà thôi. Hãy tập thói quen mỗi lần dọn một chút.” Lần đầu tiên tôi vấp phải điệp khúc này là khi tôi năm tuổi. Là con giữa trong số anh chị em, tôi lớn lên với rất nhiều tự do. Mẹ tôi bận bịu với việc chăm sóc em gái mới sinh, còn anh trai lớn hơn tôi hai tuổi thì luôn dính chặt lấy tivi để chơi điện tử. Kết quả là hầu hết thời gian ở nhà tôi đều ở một mình.

Khi lớn lên, cách giết thời gian yêu thích của tôi là đọc các tạp chí về phong cách sống dành cho các bà nội trợ. Mẹ tôi theo dõi tờ ESSE – một tạp chí phong cách sống với đầy những bài báo về trang trí nội thất, bí quyết nội trợ và các bài viết đánh giá sản phẩm. Ngay khi người ta giao tạp chí đến nhà, tôi sẽ vồ lấy nó từ hòm thư, thậm chí trước cả khi mẹ tôi biết rằng nó đã đến, rồi xé toạc bì thư ra và chìm đắm vào nội dung bên trong. Trên đường từ trường về nhà, tôi thích dừng chân ở hiệu sách và xem qua Orange Page – một tạp chí nấu ăn rất nổi tiếng của Nhật. Tôi chưa biết đọc tất cả các chữ, nhưng những tờ tạp chí đó, với những bức ảnh chụp đồ ăn ngon lành, với những mẹo tuyệt hay để lau rửa vết bẩn và dầu mỡ, và các ý tưởng tiết kiệm từng đồng xu một, cũng lôi cuốn tôi như thể những tờ hướng dẫn chơi trò chơi đối với anh trai tôi vậy. Tôi sẽ gập một góc của trang có thông tin khiến tôi hứng thú và mơ tưởng về chuyện thử một vài lời khuyên trong đó.

Tôi cũng sáng tạo ra rất nhiều những “trò chơi” một mình. Chẳng hạn, có một hôm sau khi đọc bài báo về việc tiết kiệm tiền bạc, ngay lập tức tôi thực hiện “trò chơi tiết kiệm năng lượng” bằng cách đi một vòng quanh nhà và rút các thiết bị không sử dụng đến, cho dù tôi chẳng biết gì về các đồng hồ đo điện cả. Sau khi đọc một bài báo khác, tôi đổ đầy nước vào các bình nhựa và đặt chúng vào trong bình chứa nước xối bồn cầu để làm “một phép thử về việc tiết kiệm nước”. Những bài báo về việc cất giữ đồ đạc cũng truyền cảm hứng cho tôi trong việc biến các hộp sữa thành ngăn đựng đồ trong ngăn kéo bàn học và làm giá đựng thư từ bằng cách xếp chồng các vỏ hộp đựng băng video vào giữa hai thứ đồ đạc. Ở trường, trong khi những bạn khác chơi trò đuổi bắt hoặc nhảy dây, tôi lẩn đi để sắp xếp lại giá sách trong lớp hoặc kiểm tra tủ đựng đồ dọn dẹp vệ sinh, và nhận thấy những cách thức cất giữ đều không ổn. “Giá như có một chiếc móc chữ S thì sẽ dễ sử dụng hơn biết mấy” tôi nghĩ như thế.

Thế nhưng có một vấn đề dường như không thể giải quyết được: cho dù tôi đã dọn dẹp gọn ghẽ đến thế nào thì chẳng bao lâu sau, mọi thứ lại bừa bộn như cũ. Những ngăn đựng làm bằng vỏ hộp sữa trong ngăn kéo bàn học của tôi chẳng mấy chốc lại đầy bút mực. Giá đựng thư từ làm bằng vỏ đựng băng video bị nhồi đầy thư và báo đến mức đổ ụp xuống sàn. Với nấu nướng và may vá, mọi thứ đều hoàn hảo, tuy nhiên dù cho cũng dọn dẹp thường xuyên khi về nhà, nhưng dường như tôi chưa bao giờ cải thiện được tình hình – không chỗ nào giữ được gọn ghẽ trong một thời gian dài.

Tôi tự an ủi mình: “Chắc là không thể hơn được nữa. Vốn dĩ mọi thứ sẽ trở lại trạng thái cũ. Nếu cố gắng xử lý tình trạng này, rồi mình sẽ nản chí thôi.” Tôi đã đọc nhiều bài báo nói về tình trạng này và cho rằng đó là sự thật. Nếu bây giờ có một cỗ máy thời gian, tôi sẽ trở lại thời điểm đó và nói với chính mình: “Sai rồi. Nếu áp dụng phương pháp đúng, việc trở lại trạng thái cũ sẽ không bao giờ diễn ra nữa.”

Đa phần mọi người gắn cụm từ “trở lại trạng thái cũ” với việc ăn kiêng, nhưng khi sử dụng trong bối cảnh của việc dọn dẹp, nó vẫn có ý nghĩa. Về lô gic, dường như việc sự bừa bộn đột nhiên giảm mạnh cũng có tác dụng tương tự như khi cắt giảm mạnh lượng calori tiêu thụ – việc này mang lại sự cải thiện trong thời gian ngắn nhưng không duy trì được lâu dài. Nhưng bạn đừng thất vọng. Thời điểm bạn bắt đầu di chuyển đồ đạc và bỏ đi những vật dụng không cần thiết, thì khi đó căn phòng của bạn sẽ thay đổi. Đơn giản thôi. Nếu muốn cố gắng hết sức để khiến cho nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, bạn sẽ cần phải dọn dẹp lại mọi thứ. Tình trạng trở lại trạng thái cũ chỉ diễn ra khi người ta tưởng nhầm là mình đã dọn dẹp hết mọi thứ trong khi trên thực tế, họ mới chỉ sắp xếp và cất giữ một phần đồ dùng trong nhà. Nếu đã dọn dẹp nhà cửa đúng cách, bạn sẽ giữ được phòng ốc luôn ngăn nắp gọn gàng, cho dù bạn có là người lười nhác hoặc bừa bộn bẩm sinh.

Còn về gợi ý cho rằng chúng ta nên dọn dẹp một chút mỗi ngày thì sao? Mặc dù nghe có vẻ thuyết phục nhưng bạn đừng ngốc ngếch làm theo. Lý do khiến bạn dường như không bao giờ có thể kết thúc được việc dọn dẹp chính là vì bạn chỉ dọn dẹp từng chút một.

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống đã hình thành qua nhiều năm thường là việc cực kỳ khó khăn. Nếu cho đến giờ bạn vẫn chưa từng thành công trong việc duy trì dọn dẹp thường xuyên, vậy thì bạn sẽ không thể tạo dựng được thói quen dọn dẹp mỗi lần một chút được. Người ta phải thay đổi cách nghĩ trước khi có thể thay đổi thói quen. Và điều đó không hề dễ dàng! Rốt cuộc, thật sự khó có thể kiểm soát những suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, có một cách để nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc dọn dẹp.

Hồi học trung học, tôi tình cờ đọc một cuốn sách có tên là Nghệ thuật từ bỏ của Nagisa Tatsumi (Takarajimasha, Inc.) lý giải về tầm quan trọng của việc vứt bỏ những thứ không cần thiết. Tôi mua được cuốn sách này trên đường từ trường về nhà, cảm thấy tò mò với một chủ đề mà tôi chưa từng gặp trước đó, và tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của mình khi đọc nó trên tàu điện ngầm. Tôi chăm chú tới mức suýt không kịp xuống tàu ở điểm dừng để về nhà. Ngay khi về đến nhà, tôi cầm một nắm túi đựng rác đi thẳng vào phòng và ở trong đó suốt mấy giờ liền. Mặc dù phòng tôi nhỏ thôi nhưng đến khi dọn xong, tôi đã có 8 cái túi đầy – quần áo chưa từng mặc, những cuốn sách giáo khoa từ hồi tiểu học, những món đồ chơi nhiều năm qua không còn chơi nữa, và cả những bộ sưu tập tẩy và con dấu. Tới lúc đó tôi đã quên phần lớn những thứ này cho dù chúng vẫn đang tồn tại. Tôi ngồi yên trên sàn khoảng một tiếng, nhìn đống túi đó và tự hỏi: “Thế quái nào mà mình lại giữ lại tất cả những thứ này?”

Tuy nhiên, điều khiến tôi thấy choáng váng nhất chính là sự thay đổi trong phòng của mình. Chỉ sau vài giờ, tôi đã có thể nhìn thấy được nhiều không gian trống trên sàn như thể chúng chưa bao giờ được thông thoáng như thế. Phòng của tôi dường như đã có biến chuyển lớn và có cảm giác không khí trong phòng sạch sẽ và tươi sáng đến mức khiến tâm trí tôi cũng cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Tôi nhận ra việc dọn dẹp có tác động lớn hơn cả những gì tôi từng hình dung. Kinh ngạc vì mức độ thay đổi này, kể từ ngày đó, tôi chuyển mối quan tâm từ việc nấu nướng và may vá mà tôi từng nghĩ là những việc nhà cơ bản, sang nghệ thuật dọn dẹp.

Bí quyết tối thượng để thành công trong dọn dẹp là: Nếu bạn dọn dẹp triệt để trong một lần, thay vì từng chút một, bạn có thể khiến não trạng của mình thay đổi mạnh mẽ. Điều này mang lại sự thay đổi sâu sắc đến mức nó động chạm tới những cảm xúc trong bạn và có những tác động không thể cưỡng lại được tới cách suy nghĩ cũng như những thói quen của bạn. Tất cả các khách hàng của tôi không tạo dựng thói quen dọn dẹp một cách từ từ. Họ chỉ thoát khỏi sự bừa bộn kể từ khi họ bắt đầu cuộc chạy marathon dọn dẹp của chính mình. Phương pháp này chính là chìa khóa để ngăn tình trạng trở lại trạng thái cũ.

Khi người ta trở lại với tình trạng bừa bộn cho dù trước đó họ đã cố gắng dọn dẹp, thì đó không phải lỗi của căn phòng hay những vật sở hữu của họ mà là do cách nghĩ của họ. Thậm chí nếu như ban đầu họ hứng khởi thì sau đó họ vẫn phải đấu tranh để duy trì động lực và những nỗ lực của họ cứ đuối dần. Nguyên nhân chính nằm ở thực tế là họ không thể trông thấy các kết quả hoặc cảm thấy những tác động của việc dọn dẹp. Chính vì vậy mà thành công phụ thuộc vào những kết quả có thể thấy được ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng phương pháp đúng và tập trung nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bừa bộn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy được những kết quả tức thời và chúng sẽ truyền cho bạn sức mạnh để tiếp tục giữ cho không gian quanh mình được ngăn nắp gọn gàng. Bất kì ai trải qua quá trình này, cho dù họ là ai, cũng nguyện không bao giờ quay lại tình trạng bừa bộn như trước nữa.

“Đừng hướng tới sự hoàn hảo. Hãy bắt đầu chậm rãi và chỉ bỏ đi một thứ mỗi ngày.” Những lời lẽ đáng yêu như thế sẽ xoa dịu trái tim của những người thiếu tự tin vào khả năng dọn dẹp của mình hoặc tin rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi tình cờ bắt gặp lời khuyên này khi ngấu nghiến mọi cuốn sách bàn về việc dọn dẹp được xuất bản ở Nhật, và tôi thích mê chúng. Cái đà có được nhờ sự bừng khởi trong tôi về sức mạnh của việc dọn dẹp bắt đầu yếu dần, và tôi bắt đầu cảm thấy chán vì không thấy được những kết quả rõ rệt. Do đó những lời lẽ trên dường như trở nên có ý nghĩa. Nó khiến mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo trở nên xa vời ngay từ khi mới bắt đầu. Ngoài ra, sự hoàn hảo có thể bị cho là không thể đạt được. Bằng cách vứt đi mỗi ngày một thứ, đến hết năm là tôi có thể bỏ đi được 365 thứ rồi.

Tin rằng mình đã phát hiện ra một phương pháp rất thiết thực, ngay lập tức tôi làm theo những hướng dẫn của cuốn sách đó. Tôi mở tủ quần áo ra vào buổi sáng và băn khoăn là hôm đó sẽ vứt đi thứ gì. Nhìn chiếc áo phông không mặc đến lâu nay, tôi bỏ nó vào túi rác. Trước khi đi ngủ vào tối hôm sau, tôi mở ngăn kéo bàn và phát hiện ra cuốn sổ tay dường như quá trẻ con so với tuổi của tôi. Tôi liền cho nó vào túi rác. Thấy một cuốn sổ ghi nhớ cũng nằm trong ngăn kéo đó, tôi nghĩ thầm: “Ồ, mình không cần đến nó nữa”, nhưng khi vươn tay để lấy nó ra và vứt đi, tôi dừng lại vì trong đầu xuất hiện một ý nghĩ mới. “Mình cứ để đó đến sáng mai vứt đi cũng được”. Và tôi đợi đến sáng hôm sau để vứt nó đi. Ngày tiếp theo, tôi quên khuấy việc này, nên để bù lại tôi đã vứt đi hai thứ vào ngày kế tiếp…

Thành thực mà nói, tôi không duy trì được việc này quá hai tuần. Tôi không phải là người có thể miệt mài làm một việc gì đó từng bước từng bước một. Đối với những người giống như tôi, chỉ nước đến chân mới nhẩy, phương pháp này không hiệu quả. Ngoài ra, việc bỏ đi một thứ mỗi ngày không bù đắp được cho thực tế là mỗi khi đi mua sắm, tôi thường mua nhiều thứ một lúc. Cuối cùng, tiến độ giảm bớt vật dụng không theo kịp với tiến độ có thêm đồ mới và tôi đối mặt với thực trạng nản lòng là không gian của tôi vẫn bừa bộn như thường. Không bao lâu sau tôi hoàn toàn quên mất việc phải tuân theo nguyên tắc vứt đi một thứ mỗi ngày.

Vì vậy, từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói với bạn rằng bạn sẽ không bao giờ khiến nhà cửa trở nên gọn gàng ngăn nắp nếu chỉ dọn dẹp một cách nửa vời. Nếu giống như tôi, bạn không phải tuýp người kiên nhẫn, siêng năng, vậy thì tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo chỉ trong một lần dụng công mà thôi. Nhiều người có thể phản đối khi tôi sử dụng từ “hoàn hảo”, khăng khăng rằng đó là một mục tiêu bất khả thi. Nhưng đừng lo lắng. Nói cho cùng, việc dọn dẹp chỉ là một hành động vật lí. Nói rộng ra, công việc liên quan có thể chia thành hai loại: quyết định giữ lại hay vứt đi thứ gì và quyết định nên cất giữ ở đâu. Nếu bạn có thể làm được hai việc này, bạn có thể thực sự đạt được sự hoàn hảo. Tất cả những gì bạn cần làm là xem xét từng thứ một và quyết định xem nên giữ lại hay vứt đi thứ gì và để nó ở đâu. Đó là tất cả những gì bạn cần để hoàn thành công việc này. Không khó để có thể dọn dẹp một cách hoàn hảo và toàn bộ chỉ trong một lần duy nhất. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Và nếu bạn muốn tránh tình trạng trở lại trạng thái cũ, thì đây chính là cách duy nhất.

Bạn đã bao giờ thấy mình không thể học vào buổi tối trước kì thi và bắt đầu dọn dẹp điên cuồng hay không? Tôi thú nhận, tôi chính là người như thế. Thực ra, đây là điều diễn ra thường xuyên với tôi. Tôi sẽ lôi hàng chồng tài liệu để đầy trên bàn học và quẳng chúng vào sọt rác. Sau đó, không thể dừng lại, tôi xử lí tiếp số sách giáo khoa và giấy tờ rải đầy trên sàn và bắt đầu xếp chúng vào giá sách. Cuối cùng, tôi sẽ mở ngăn kéo bàn và bắt đầu thu dọn bút mực và bút chì. Trước khi tôi nhận ra thì đã 2 rưỡi sáng rồi. Bị cơn buồn ngủ đánh gục, tôi chỉ bừng dậy lúc 5 giờ sáng và khi đó, vô cùng hoảng sợ, tôi mới mở sách vở và bắt đầu học bài.

Tôi nghĩ điều đã thúc đẩy mình dọn dẹp trước kì thi là một thói kì quặc của cá nhân tôi, nhưng sau khi gặp nhiều người cũng làm điều tương tự, tôi nhận ra đây là một hiện tượng phổ biến. Nhiều người lao vào dọn dẹp khi phải chịu đựng áp lực nào đó, chẳng hạn trước một kì thi. Nhưng động lực thúc đẩy không phải vì họ muốn dọn dẹp phòng của họ. Nó nảy sinh vì họ cần khiến cho “một thứ gì đó” vào khuôn khổ. Bộ não của họ kêu gào phải học ngay đi, nhưng khi nó chú ý tới không gian bừa bãi xung quanh, tâm điểm chú ý chuyển sang “tôi cần dọn dẹp lại phòng của mình”. Thực tế là sự hối thúc phải dọn dẹp hiếm khi tiếp tục nếu như cơn khủng hoảng này đã đi qua, chứng minh cho giả thuyết này là đúng. Ngay khi kì thi kết thúc, niềm đam mê dọn dẹp vào tối hôm trước sẽ tiêu tan và cuộc sống trở lại bình thường. Tất cả những suy nghĩ về việc dọn dẹp bị quét ra khỏi tâm trí của họ. Tại sao vậy? Bởi vì vấn đề mà họ phải đối mặt, tức là cần phải học để làm bài thi, giờ đây đã được “thu dọn”.

Điều này không có nghĩa là việc dọn dẹp phòng ốc thực sự có thể làm dịu tâm trí rối bời của bạn. Tuy có thể giúp cho bạn cảm thấy thư thái tạm thời nhưng sự khuây khỏa sẽ không kéo dài bởi vì bạn vẫn chưa giải quyết được nguyên nhân thực sự làm bạn lo lắng. Nếu bạn để cho sự khuây khỏa tạm thời có được nhờ việc dọn dẹp không gian vật chất quanh mình đánh lừa bản thân, bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhu cầu cần phải dọn dẹp không gian tâm lí của mình. Điều này đúng với bản thân tôi. Lơ đễnh vì “nhu cầu” dọn dẹp phòng ốc, tôi đã chểnh mảng học hành tới mức điểm số của tôi luôn luôn tồi tệ.

Hãy hình dung đến một căn phòng bừa bộn. Không phải tự nhiên mà nó trở nên bừa bãi như thế. Chính bạn, người sống trong nó, đã gây ra sự bừa bãi này. Có một câu ngạn ngữ rằng “Một căn phòng bừa bộn cũng như thể một tâm trí bừa bộn”. Tôi cũng nhìn sự việc theo cách này. Khi một căn phòng trở nên bừa bộn, nguyên nhân không chỉ đơn thuần về mặt vật lí. Sự bừa bãi hiển hiện trước mắt có thể khiến chúng ta sao lãng nguồn gốc thật sự của tình trạng mất trật tự này. Hành động dọn dẹp thực sự là sự phản ánh của bản năng lôi kéo sự chú ý của chúng ta chệch khỏi tâm điểm của vấn đề chính là sự bừa bộn của chúng ta.

Nếu bạn không thể cảm thấy thoải mái trong một căn phòng sạch sẽ và gọn gàng thì hãy thử đối mặt với cảm xúc lo lắng của chính mình. Nó có thể soi sáng xem điều gì thực sự làm phiền bạn. Khi căn phòng sạch sẽ và không còn bừa bộn nữa, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét tình trạng bên trong của mình. Bạn có thể nhận ra bất kì vấn đề nào mà bạn đang cố tình tránh né và buộc phải xử lí chúng. Từ giây phút bắt đầu dọn dẹp, bạn sẽ buộc phải tái tạo cuộc sống của mình. Kết quả là cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Do đó nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng cần được thực hiện nhanh chóng. Nó cho phép bạn đối diện với những vấn đề thực sự quan trọng. Việc dọn dẹp chỉ là một công cụ, chứ không phải là đích đến. Mục tiêu đích thực sẽ là tạo lập lối sống mà bạn mong muốn nhất ngay khi ngôi nhà của bạn đã trở nên gọn gàng, ngăn nắp.

Vấn đề đầu tiên nảy sinh trong tâm trí khi bạn nghĩ về việc dọn dẹp là gì? Đối với nhiều người, câu trả lời là cất giữ đồ dùng. Khách hàng thường muốn tôi dạy họ cách cất giữ mọi thứ ở đâu cho hợp lí. Tôi có thể hiểu được mong muốn đó, nhưng đáng tiếc, đây không phải là vấn đề thực sự. Một cái bẫy vụng về nằm ngay trong thuật ngữ “cất giữ”. Những bài báo về việc sắp xếp, cất giữ những vật sở hữu và những dụng cụ cất giữ tiện lợi nhan nhản với những cụm từ nhàm chán nghe qua thì thật đơn giản, chẳng hạn “sắp xếp không gian không tốn thời gian” hoặc “khiến việc dọn dẹp trở nên nhanh chóng và dễ dàng”. Bản chất của con người là chọn lấy một lộ trình dễ dàng, và phần lớn mọi người lập tức áp dụng những phương pháp cất giữ hứa hẹn diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Tôi thừa nhận là có lúc tôi cũng từng mê mẩn với “huyền thoại về việc cất giữ” đó.

Là fan cuồng của các tạp chí nội trợ từ thời còn học mẫu giáo, mỗi khi đọc một bài báo về việc cất dọn đồ đạc, tôi lại áp dụng mọi gợi ý ngay lập tức. Tôi làm những ngăn kéo bằng hộp đựng giấy lụa và đập lợn đất để mua những dụng cụ cất giữ xinh xắn và hợp mốt. Khi học trung học cơ sở, trên đường từ trường về nhà, tôi sẽ ghé vào một cửa hàng DIY hoặc lướt qua quầy báo tạp chí để xem những sản phẩm mới nhất. Khi học trung học, thậm chí tôi còn gọi điện thoại cho nhà sản xuất của những mặt hàng hấp dẫn nào đó và quấy rầy người lễ tân về chuyện những sản phẩm này được phát minh như thế nào. Tôi sử dụng nghiêm túc những dụng cụ cất giữ này để sắp xếp vật dụng của mình. Và sau đó tôi đứng chiêm ngưỡng công trình của mình, hài lòng với thế giới riêng đã trở nên tiện lợi thế nào. Từ trải nghiệm này, tôi có thể tuyên bố chân thành rằng các phương pháp cất giữ không xử lí được tình trạng bừa bộn. Rốt cuộc, chúng chỉ là câu trả lời hời hợt mà thôi.

Cuối cùng, điều mà tôi thấy là căn phòng của mình vẫn không gọn gàng cho dù nó chứa đầy những giá đựng tạp chí, giá sách, các ô chia cách trong ngăn kéo và những dụng cụ cất giữ đủ chủng loại khác nhau. Tôi băn khoăn: “Tại sao mình vẫn cảm thấy căn phòng bừa bộn cho dù mình đã cật lực sắp xếp và thu dọn?” Đầy thất vọng, tôi nhìn những thứ đựng trong mỗi dụng cụ cất giữ và chợt phát giác ra một điều. Tôi không cần phần lớn những thứ đó. Mặc dù tôi nghĩ mình đang dọn dẹp, nhưng trên thực tế tôi chỉ lãng phí thời gian cho việc thu dọn mọi thứ ra khỏi tầm mắt, che giấu những thứ mà tôi không cần dưới một cái nắp đậy mà thôi. Việc cất dọn tạo ra sự ảo tưởng rằng tình trạng bừa bộn đã được giải quyết. Nhưng không sớm thì muộn, tất cả những dụng cụ cất giữ sẽ đầy chặt, căn phòng sẽ lại tràn ngập các đồ vật, và một phương pháp cất giữ “dễ dàng” mới mẻ nào đó sẽ trở nên cần thiết, tạo ra một chu kì xoắn ốc tiêu cực. Do đó việc dọn dẹp phải được bắt đầu bằng cách từ bỏ vật dụng. Chúng ta cần tự kiểm soát và cưỡng lại việc cất giữ đồ dùng cá nhân cho đến khi chúng ta thành thục kĩ năng xác định những gì mà chúng ta thực sự muốn và cần giữ lại.

Khi học trung học cơ sở, tôi bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về việc dọn dẹp và cơ bản thì tôi thực hành thường xuyên. Hàng ngày tôi chọn một nơi để dọn dẹp – phòng riêng, phòng của anh trai, phòng của em gái, phòng tắm. Mỗi ngày tôi đều lập kế hoạch dọn dẹp ở đâu và đơn độc triển khai những chiến dịch tương tự chiến dịch bán hàng vậy. “Ngày mùng 5 hàng tháng là ngày phòng khách!”, “Hôm nay là ngày dọn dẹp bát đĩa”, “Ngày mai, mình sẽ chinh phục các tủ đồ trong phòng tắm!”

Tôi vẫn giữ thói quen này thậm chí tới khi lên trung học phổ thông. Khi trở về nhà, thậm chí không buồn cởi đồng phục học sinh, tôi đi thẳng đến nơi mà tôi quyết định dọn dẹp vào ngày hôm đó. Nếu mục tiêu là bộ ngăn kéo bằng nhựa trong tủ đồ nhà tắm, tôi sẽ mở cửa tủ đồ và đổ mọi thứ trong từng ngăn kéo ra, bao gồm mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Sau đó tôi sẽ phân loại chúng thành từng nhóm, sắp xếp chúng vào những hộp chứa và cất lại chúng vào ngăn kéo. Cuối cùng, tôi sẽ lặng yên chiêm ngưỡng những thứ vừa được sắp xếp gọn ghẽ trước khi tiếp tục xử lí chiếc ngăn kéo tiếp theo. Tôi sẽ ngồi trên sàn hàng giờ để phân loại đồ trong tủ đồ cho đến khi mẹ gọi vào ăn tối.

Rồi tới một ngày, khi đang phân loại những thứ trong một chiếc ngăn kéo ở tủ đồ hành lang, tôi dừng lại vì ngạc nhiên. Tôi nghĩ: “Đây chắc chắn là cái ngăn kéo mà mình đã dọn hôm qua.” Thực ra không phải vậy nhưng những thứ trong ngăn kéo thì giống hệt – mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Tôi đang phân loại chúng theo từng nhóm, để chúng vào hộp và cất vào ngăn kéo y như ngày hôm qua. Đó là khoảnh khắc khiến tôi nhận ra: Dọn dẹp theo vị trí là một sai lầm tai hại. Thật buồn khi phải thừa nhận rằng phải mất đến ba năm tôi mới phát hiện ra điều này.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe chuyện một phương pháp có vẻ khả thi như thế lại là một cạm bẫy phổ biến. Gốc rễ của vấn đề nằm ở thực tế là người ta thường cất giữ cùng một loại vật dụng ở những chỗ khác nhau. Khi dọn dẹp riêng rẽ từng chỗ một, chúng ta sẽ không thể nhận ra mình đang làm cùng một công việc ở nhiều vị trí khác nhau và mắc kẹt trong cái vòng dọn dẹp luẩn quẩn. Để tránh tình trạng này, tôi khuyên bạn hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm. Ví dụ, thay vì quyết định hôm nay bạn sẽ dọn dẹp một phòng nào đó, hãy đặt các mục tiêu như “hôm nay quần áo, ngày mai sách vở”. Lí do chính khiến nhiều người trong chúng ta không bao giờ thành công trong việc dọn dẹp là vì chúng ta bối rối trước quá nhiều thứ. Sự thừa thãi này là do chúng ta phớt lờ trước việc có quá nhiều thứ mà chúng ta đang sở hữu. Khi cất giữ cùng một loại đồ vật ở khắp nơi trong nhà và chỉ dọn dẹp mỗi lúc một chỗ, thì chúng ta không bao giờ có thể nắm được tổng số lượng của đồ vật đó và vì vậy không bao giờ kết thúc được việc dọn dẹp. Để thoát khỏi vòng xoáy tiêu cực này, hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm, chứ không phải dọn dẹp theo vị trí.

Đừng thay đổi phương pháp để phù hợp với tính cách của bạn.

Những cuốn sách về dọn dẹp và giải quyết tình trạng bừa bộn thường khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến sự bừa bộn sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, do đó chúng ta nên tìm một phương pháp phù hợp nhất với tính cách của mình. Nhìn thoáng qua, lập luận này dường như thuyết phục. Chúng ta có thể nghĩ: “Thảo nào tôi lại không thể giữ cho không gian của mình được gọn gàng. Phương pháp mà tôi đang áp dụng không hợp với tính cách của tôi.” Chúng ta có thể kiểm tra biểu đồ trên đó liệt kê những phương pháp hiệu quả với người lười, người bận rộn, người kiểu cách hoặc người không kiểu cách, và chọn lấy một phương pháp phù hợp cho mình.

Lúc đó, tôi nghĩ mình đã khám phá ra ý tưởng phân loại các phương pháp dọn dẹp dựa trên đặc điểm tính cách. Tôi đọc những cuốn sách tâm lí học, phỏng vấn các khách hàng về nhóm máu của họ, tính cách của cha mẹ họ,… và thậm chí xem cả ngày sinh của họ. Tôi dành hơn năm năm để phân tích những phát hiện trong quá trình nghiên cứu của mình nhằm tìm ra một nguyên tắc chung bao trùm lên các phương pháp riêng lẻ thích hợp nhất với từng loại tính cách. Thế nhưng, tôi lại phát hiện ra rằng chẳng có bất cứ điều gì thay đổi cho dù bạn áp dụng phương pháp phù hợp với tính cách của mình. Khi đến lúc phải dọn dẹp, đa phần mọi người đều lười nhác. Họ cũng bận rộn nữa. Đối với những người kiểu cách, họ chỉ kĩ lưỡng đối với một số đồ vật cụ thể. Khi tôi kiểm tra những loại tính cách được gợi ý, tôi nhận ra rằng mình có những đặc điểm của tất cả các loại tính cách này. Vậy có tiêu chuẩn nào để tôi có thể phân loại những nguyên nhân khiến người ta không dọn dẹp?

Tôi có thói quen cố gắng phân loại mọi thứ, có lẽ vì tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách thức phân loại. Khi mới bắt đầu công việc của một nhà tư vấn, tôi đã cần mẫn phân loại các khách hàng của mình và thiết kế nội dung dịch vụ sao cho phù hợp với tính cách của họ. Tuy nhiên, khi ngẫm lại, tôi nhận thấy mình có một động cơ ngầm. Dù thế nào thì khi đó tôi đã tưởng rằng một cách tiếp cận phức tạp bao gồm những phương pháp khác nhau áp dụng cho những loại tính cách khác nhau sẽ khiến tôi có vẻ chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi đi đến kết luận là sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu phân loại khách hàng dựa trên hành động thay vì dựa trên đặc điểm tính cách đã được khái quát.

Khi sử dụng cách tiếp cận này, những người không chịu dọn dẹp có thể được chia thành ba: kiểu “không thể vứt đi”, kiểu “không thể thu dọn” và kiểu “kết hợp hai kiểu trên”. Khi xem xét các khách hàng của mình, tôi nhận ra một điều nữa là 90% trong số họ rơi vào loại thứ ba – kiểu “không thể vứt đi, không thể thu dọn” – trong khi 10% còn lại rơi vào kiểu “không thể thu dọn”. Tôi vẫn chưa tìm ra người nào chỉ thuộc kiểu “không thể vứt đi”, chắc chắn là vì bất kì ai không thể vứt đi thì sớm hay muộn sẽ rơi vào tình trạng không gian cất giữ bị quá tải. Đối với 10% những người có thể vứt đi nhưng không thể thu dọn, khi chúng tôi cùng nhau bắt đầu dọn dẹp một cách nghiêm túc, thì rõ ràng chẳng bao lâu họ đã có thể bỏ đi nhiều hơn trước: giờ đây họ có thể bỏ đi ít nhất 30 túi rác.

Quan điểm của tôi là việc dọn dẹp phải bắt đầu bằng cách bỏ bớt đồ dùng cho dù bạn có thuộc bất kì loại tính cách nào. Miễn là các khách hàng của tôi nắm được nguyên tắc này thì tôi không cần phải thay đổi nội dung giảng dạy để phù hợp với mỗi người. Tôi dạy cho mọi người cùng một phương pháp như nhau. Cách tôi truyền đạt và cách mà mỗi khách hàng áp dụng vào thực tế về bản chất là khác nhau vì mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất giống như cách mà họ trang bị đồ đạc cho ngôi nhà của mình. Việc dọn dẹp hiệu quả chỉ gắn với hai hành động cơ bản: từ bỏ vật dụng và quyết định nên cất giữ vật dụng ở đâu. Trong số đó, từ bỏ là hành động phải thực hiện trước tiên. Nguyên tắc này không bao giờ thay đổi. Phần còn lại tùy thuộc vào mức độ dọn dẹp mà cá nhân mỗi người muốn đạt được.

Tôi bắt đầu khóa học của mình với những lời sau: Dọn dẹp là một sự kiện đặc biệt. Đừng làm nó hàng ngày. Tuyên bố này luôn gây ra giây phút im lặng sững sờ. Tuy nhiên, tôi nhắc lại: việc dọn dẹp chỉ nên làm một lần. Hoặc, nói chính xác hơn, công việc dọn dẹp nên được hoàn thành toàn bộ chỉ trong một lần, trong một khoảng thời gian cụ thể.

Nếu bạn nghĩ dọn dẹp là thứ việc vặt không hồi kết và phải làm hàng ngày thì bạn đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Có hai loại dọn dẹp – “dọn dẹp hàng ngày” và “sự kiện dọn dẹp đặc biệt”. Dọn dẹp hàng ngày, bao gồm việc dùng thứ gì đó và thu dọn nó về đúng vị trí, sẽ luôn là một phần trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta cần dùng đến quần áo, sách vở, tài liệu giấy tờ, v.v.. Nhưng mục đích của cuốn sách này là để truyền cảm hứng cho bạn trong việc tiến hành “sự kiện đặc biệt” để khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp ngay khi có thể.

Bằng cách hoàn thành thành công nhiệm vụ một lần duy nhất trong đời này, bạn sẽ có được lối sống hằng khao khát và có thể hưởng thụ không gian gọn gàng và sạch sẽ như mong muốn. Liệu bạn có thể đặt tay lên tim mình và thề rằng bạn cảm thấy hạnh phúc khi vây xung quanh là những thứ mà bạn thậm chí còn không nhớ rằng chúng có mặt ở đó? Hầu hết mọi người đều tha thiết mong muốn ngôi nhà của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp. Không may là, phần lớn trong số họ thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ này như là một “sự kiện đặc biệt” và thay vào đó khiến cho các căn phòng càng trở nên giống những kho chứa đồ hơn. Họ sẽ chậm chạp hàng thập kỉ khi cố duy trì trật tự trong nhà bằng cách dọn dẹp hàng ngày.

Hãy tin tôi. Cho đến khi bạn hoàn thành sự kiện dọn dẹp nhà cửa một lần duy nhất trong đời, thì bất kể nỗ lực dọn dẹp hàng ngày nào cũng đều có chung kết cục thất bại. Ngược lại, ngay khi bạn khiến ngôi nhà của mình trở nên trật tự, việc dọn dẹp sẽ chỉ còn là một nhiệm vụ rất giản đơn, đó là đưa đồ vật trở lại đúng vị trí của chúng. Trên thực tế, việc làm này sẽ trở thành thói quen vô thức. Tôi sử dụng thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” bởi nó diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và trong khoảng thời gian này bạn tràn đầy sinh lực và hứng khởi về những gì mình đang làm.

Bạn có thể lo lắng rằng khi sự kiện này kết thúc, không gian của bạn sẽ lại lộn xộn như cũ. Có lẽ bạn mua sắm quá nhiều và hình dung đến cảnh những vật sở hữu của bạn sẽ lại chất chồng như trước. Tôi thừa nhận là sẽ rất khó tin nếu như bạn không bao giờ thử dọn dẹp, nhưng ngay khi bạn hoàn tất công việc dọn dẹp triệt để, bạn sẽ không gặp bất kì khó khăn nào trong việc cất vật dụng về đúng vị trí của chúng hoặc quyết định xem nên cất những đồ vật mới ở đâu. Nghe qua có vẻ không đáng tin, nhưng chỉ bằng cách trải nghiệm trạng thái trật tự hoàn hảo thì bạn mới có thể duy trì nó. Tất cả những gì bạn cần làm là dành thời gian ngồi xuống và kiểm tra từng vật mà bạn sở hữu, quyết định xem bạn muốn giữ hoặc từ bỏ cái gì, rồi sau đó lựa chọn nơi để cất những thứ mà bạn giữ lại.

Bạn có bao giờ tự nhủ: “Mình không giỏi việc dọn dẹp”, hoặc “Không cần phải thử; mình sinh ra đã bừa bộn rồi” hay chưa? Nhiều người có suy nghĩ tiêu cực đó về bản thân suốt nhiều năm, nhưng nó bị xua tan nhanh chóng khi họ trải nghiệm không gian gọn gàng, sạch sẽ hoàn hảo của riêng mình. Thay đổi lớn này trong nhận thức về bản thân, niềm tin rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn dồn tâm trí cho nó, sẽ làm biến chuyển thái độ và lối sống. Chính vì vậy các học viên của tôi không bao giờ trở lại tình trạng trước đây. Ngay khi bạn trải nghiệm tác động mạnh mẽ của một không gian ngăn nắp hoàn hảo, bạn cũng sẽ không bao giờ trở về với sự bừa bộn nữa. Vâng, ý tôi là chính bạn đó!

Nghe có vẻ rất khó khăn, nhưng tôi có thể thành thực nói rằng việc này khá đơn giản. Khi dọn dẹp, bạn đang xử lí những đối tượng. Những đối tượng này dễ dàng để từ bỏ và xê dịch. Bất kì ai cũng làm được. Mục tiêu của bạn là có được tầm mắt thông thoáng. Vào thời điểm mà bạn đã xếp đặt mọi thứ về vị trí của chúng, bạn đã cán vạch đích. Không giống như công việc, học tập hoặc thể thao, bạn không cần so sánh thành tích của mình với bất kì ai khác. Bạn đã là chuẩn mực rồi. Ngoài ra, có một điều mà mọi người đều thấy khó thực hiện được – đó là tiếp tục việc đã làm – nhưng điều này hoàn toàn không cần thiết. Bạn chỉ phải quyết định nên cất đồ vật ở đâu một lần mà thôi.

Tôi không bao giờ dọn dẹp phòng mình. Tại sao ư? Bởi nó đã gọn gàng rồi. Tôi chỉ dọn dẹp một lần, hoặc thỉnh thoảng hai lần một năm, và mỗi lần chỉ mất khoảng một giờ. Trước kia tôi đã dành nhiều ngày dọn dẹp mà chẳng thấy kết quả rõ rệt nào. Còn bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tôi có thời gian để tận hưởng niềm vui sướng trong không gian yên bình của mình, ở đó thậm chí không khí cũng có cảm giác trong lành và sạch sẽ; có thời gian để ngồi xuống nhấp từng ngụm trà thảo mộc và ngẫm nghĩ về cuộc đời. Khi nhìn xung quanh, tôi dừng lại ở bức tranh mua ở nước ngoài mà tôi đặc biệt yêu thích và chiếc bình cắm hoa tươi đặt ở một góc phòng. Mặc dù không lớn nhưng không gian sống của tôi thực sự tao nhã với chỉ những thứ như thể đang trò chuyện với tâm hồn tôi. Lối sống của tôi mang lại niềm vui cho tôi như thế đó.

Bạn cũng thích sống như thế phải không?

Điều này dễ thôi, ngay khi bạn biết cách xếp đặt ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN