Nghịch Thủy Hàn - Chương 100: Phúc như Đông hải, thọ bỉ Nam sơn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
38


Nghịch Thủy Hàn


Chương 100: Phúc như Đông hải, thọ bỉ Nam sơn


Lưu Đan Vân cố rặn cười: “Lão nhị, ta đang định tìm đệ thương nghị, đệ đưa đám người đó đến đâu?”. Nguyên lai Lưu Đan Vân biết Ngô lão nhị xưa nay thẳng thắn, một khi phát tác còn nóng tính hơn mình nên tránh xung đột.

Ngô Song Chúc lạnh lùng: “Đệ đưa lương thực cho Thiết nhị gia chuyển về”.

Lưu Đan Vân biến sắc: “Các gì? Chúng ta còn nuôi chúng?”. Lão cố nén giọng hỏi: “Chúng có bao nhiêu người?”.

Ngô Song Chúc đáp: “Trước sau gần ba trăm người kéo tới, huynh định thế nào?”.

Lưu Đan Vân suýt nhảy dựng lên, gầm vang: “Ba trăm người? Hừ, các ngươi đúng là muốn tạo phản?”.

Ngô Song Chúc đáp: “Huynh muốn lập công với triều đình nhưng đệ thì không”.

Hải Thác Sơn che miệng ho khẽ: “Nhị ca, đệ thấy chuyện này nên bàn kỹ, chi bằng…”.

Ngô Song Chúc quát: “Bàn cái gì? Không phải quyết định rồi sao? Giúp thì giúp cho trót, giờ mà rũ tay, quan binh có mặt khắp nơi, họ phải đi đâu đào mệnh? Việc này không thể thay đổi, nếu chúng ta nuốt lời, trên giang hồ còn chỗ cho chúng ta đứng chân nữa chăng”.

Hải Thác Sơn bị mắng, lập tức không thốt lên lời.

Ba Tam Kỳ vội cười vuốt: “Theo đệ, nhị ca à, chúng ta cứ đem việc này trình báo thật với quan phủ, mặc họ tự hành xử”.

Ngô Song Chúc lạnh giọng: “Tùy đệ”.

Ba Tam Kỳ không ngờ Ngô Song Chúc mát tính như vậy, mừng ra mặt: “Hay lắm, quan phủ xử lý thế nào không phải việc của chúng ta”. Lão không cầu thăng quan phát tài, chỉ muốn hưởng phúc, có ba người vợ cùng bảy tiệp thiếp, ba con gái, đầy đàn con cháu, đương nhiên lão không muốn sống những năm tháng đầu rơi máu chảy, chân trời góc bể nữa, lúc bọn Hách Liên Xuân Thủy đến nhờ, lão không vui hơn hết.

Ngô Song Chúc nói: “Lão tam”.

Ba Tam Kỳ ngẩn người: “Nhị ca gọi đệ?”.

Ngô Song Chúc đứng sừng sững, thần tình lạnh nhạt: “Động thủ đi”.

Ba Tam Kỳ cả kinh: “Huynh sao vậy?”. Trong Thiên Khí Tứ Tẩu, võ công Ngô Song Chúc cao nhất, chỉ Hải Thác Sơn miễn cưỡng ngang tay.

Ngô Song Chúc nói: “Đệ nhát gan định bán bạn cầu vinh, gây ra việc vô sỉ như thế thì giết ta trước đã”.

Ba Tam Kỳ biến sắc, ấp úng: “Nhị ca, chuyện, chuyện này. Huynh lại bênh bọn chúng”.

Hải Thác Sơn thấy tình hình căng thẳng, vội can: “Đều là huynh đệ, không nên động thủ vì chút chuyện vặt này”.

Lưu Đan Vân chợt trách: “Lão tam, chuyện này đệ sai rồi”.

Ba Tam Kỳ nghe Lưu Đan Vân lên tiếng, vốn nghĩ sẽ được ủng hộ, có lão đại liên thủ, sợ gì không chế trụ được lão nhị? Không ngờ lão đại lại cho rằng mình sai, tức thì nghẹn họng, không thốt thành lời.

Lưu Đan Vân nói: “Chúng ta là người hiệp nghĩa, không thể làm những chuyện vô sỉ đó để giang hồ hảo hán cười chê”.

Vẻ mặt Ngô Song Chúc lúc đó mới giãn ra: “Lão đại, lâu lắm huynh không nói đến hiệp nghĩa, đệ còn tưởng hào khí năm xưa của huynh đã tiêu ma rồi”.

Lưu Đan Vân cười: “Ta là loại người tráng chí tiêu tan sao?”.

Vẻ mặt Ngô Song Chúc thoáng hiện nụ cười: “Nói thật lòng, Cố Tích Triều phản Liên Vân Trại trở thành việc võ lâm đồng đạo đều thóa mạ, sau đó quan phủ bức hại giang hồ, diệt mấy lục lâm trọng trấn Liên Vân Trại, Hủy Nặc Thành, Thanh Thiên Trại. Bây giờ chúng ta cũng trợ Trụ vi ngược tất hậu quả tai hại vô cùng”.

Lưu Đan Vân thở dài: “Lão nhị nói rất có lý, thật ra ta thấy mình không xứng làm lão đại, nên do đệ làm mới đúng”.

Ngô Song Chúc cả kinh, vội lên tiếng: “Đại ca sao lại nghĩ vậy?”.

Lưu Đan Vân ủ rũ cúi đầu: “Xưa nay đệ không nghe lời ta, ý kiến lại cao minh hơn ta, lão đại này ta sao xứng?”.

Ngô Song Chúc giật mình: “Đại ca vạn lần không nên nói vậy khiến tiểu đệ hổ thẹn chết mất! Xưa nay đệ hay nói thẳng, không biết cách giữ gìn…”.

Lưu Đan Vân cười nhạt: “Đệ nặng lời rồi, đệ giao tình thân thiết với bằng hữu trong hiệp đạo sao lại bảo không biết cân nhắc, tiến thoái. Hơn nữa võ công của ta cũng không bằng đệ”.

Ngô Song Chúc rùng mình, vội giật tay Lưu Đan Vân, nóng nảy hỏi: “Nói vậy, lão đại không coi lão nhị là huynh đệ?”.

Lưu Đan Vân chợt ngẩng đầu: “Có chứ”.

Lập tức xuất thủ, điểm vào bảy yếu huyệt trên mình Ngô Song Chúc.

Ngô Song Chúc ngẩn người, mắt hiện lên vẻ phẫn hận rồi mới chầm chậm ngã xuống.

Hải Thác Sơn cả kinh, vội tiến lên: “Không được, huynh đệ với nhau, làm sao…”. xem tại TruyenFull.vn

Lưu Đan Vân đỡ Ngô Song Chúc mềm nhũn ngã xuống: “Vì là huynh đệ ta mới điểm ngã đệ, không để đệ chuốc lấy họa sát thân. Khi sự tình xử lý thỏa đáng, ta sẽ thả đệ ra, chưa biết chừng sẽ cảm kích lão đại này cả đời”.

Hải Thác Sơn thấy Lưu Đan Vân tịnh không hạ độc thủ mới yên tâm, dừng bước đứng quan sát, chợt nghe Lưu Đan Vân nói tiếp: “Đệ nên nhớ ta làm lão đại được không phải vì ta có hiệp danh hay võ công cao cường hơn các đệ mà ta chỉ biết thời thế hơn mà thôi”.

Lúc đó Ba Tam Kỳ mới minh bạch dụng ý của Lưu Đan Vân.

Lưu Đan Vân quay sang nói với Hải Thác Sơn: “Không thể thả lão nhị được, mấy ngày này phải cho thân tín phục thị, đợi thu thập phỉ đồ xong sẽ thả ra”.

Hải Thác Sơn vẫn chần chừ.

Lưu Đan Vân bực mình: “Lão tứ, đừng dùng dằng nữa, trong lúc sinh tử quan đầu này đừng liên lụy đến lớn nhỏ cả nhà”.

Hải Thác Sơn đành hạ quyết tâm: “Chúng ta nên làm gì?”.

Lưu Đan Vân nheo cặp hổ nhãn: “Làm thì làm cho trót, lập công nhỏ chi bằng lập công lớn luôn”.

Ba Tam Kỳ hỏi: “Ý đại ca là…”.

Lưu Đan Vân chợt nói: “Chúng tín nhiệm lão nhị nhất phải không?”.

Ba Tam Kỳ đáp: “Đương nhiên, mấy hôm nay toàn do lão nhị tiếp đãi chúng”.

Lưu Đan Vân cười ha hả: “Đúng, lão nhị sắp đại thọ năm mươi nhỉ?”.

Hải Thác Sơn ngẫm nghĩ rồi nói: “Không đúng, sinh nhật nhị ca mới qua chưa đầy ba tháng…”.

Lưu Đan Vân cắt lời: “Có can hệ gì? Ta muốn lão nhị sinh nhật là sinh nhật”.

Ngô Song Chúc nằm dưới đất, giận cực độ nhưng không động đậy được, ngay cả lên tiếng cũng không thể, Lưu Đan Vân điểm cả á huyệt của lão.

Ba ngày sau, quân hiệp trong Bí Nham động nhận được thiếp.

Là thọ thiếp.

Trong đời khó tránh phải nhận thiếp, quá nửa là việc vui mừng nhưng thỉnh thoảng có ngoại lệ. Lần nhận thiếp này của Hách Liên Xuân Thủy, Thiết Thủ, Tức đại nương lại là ngoại lệ đó.

Thiếp nói ra hai ngày nữa là đại thọ năm mươi của lão nhị Ngô Song Chúc trong Thiên Khí Tứ Tẩu.

Người phát thiếp là “ân nhân” của họ, mấy hôm nay không nề hà chiếu cố cho họ, đương nhiên, Tức đại nương, Thiết Thủ, Hách Liên Xuân Thủy, Ân Thừa Phong, Dũng Thành không lý gì không đi.

Thiếp không mời tất cả cùng đi.

Nếu mời cả ba trăm “đào phạm” cùng tới chắc Hải phủ không mời thêm ai nữa.

Tức đại nương đại biểu cho “Hủy Nặc Thành”, Ân Thừa Phong đại biểu cho “Thanh Thiên Trại “, Thiết Thủ đại biểu “công môn”, Hách Liên Xuân Thủy đại biểu cho “Tướng quân phủ”, Dũng Thành đại biểu cho “Thần Uy tiêu cục”, vậy là đủ rồi…

Người đưa thiếp có nói những người không đến uống thọ tửu được sẽ có người mang đồ ăn đến để tất cả chia vui.

Ân Thừa Phong xem thiếp xong, cười bảo: “Chả trách mấy hôm nay không thấy Ngô nhị lão, hóa ra ở trong trang làm thọ tinh công”.

Hách Liên Xuân Thủy cảm ơn người đưa thiếp, đáp “sẽ đến đúng lúc”. Thiết Thủ ngồi cạnh hơi nhíu mày.

Tựa hồ hắn đang trầm tư.

Hắn đang nghĩ gì?

“Không ngờ trong lúc này còn nhận được thiếp”. Tức đại nương mỉm cười, “Thông thường những người yên ổn mới cho rằng nhận thiếp là phiền não, những kẻ lang thang lại hay hoài niệm về những năm tháng được nhận thiếp”.

Có thiếp mời tức là còn có người nhớ đến y, bất kể vì nguyên cớ gì, chỉ cần trên đời có người nhớ đến mình là được rồi.

Những kẻ lang thang mất đi an định, mất đi tin tức của thân hữu.

“Còn có một dạng người coi nhận thiếp là phiền não”. Hỷ Lai Cẩm tiếp lời: “Kẻ bần cùng hoặc cố gắng sống cầm cự”.

Y ăn cơm công môn mười lăm năm, hiểu rõ sự đời hơn ai hết.

“Nhận thiếp cũng không sao, tối đa chỉ phải thắt lưng buộc bụng”. Tâm tình Dũng Thành u ám, Cao Phong Lượng nuốt hận mà tiêu vong khiến y buồn bã mãi không thôi, “Sợ nhất là nhận phó văn, bằng hữu lần lượt ra đi, bản thân cũng sẽ liên tưởng đến ngày ra đi không xa”.

Hách Liên Xuân Thủy vội cười gạt đi: “Thôi thôi, vừa nhận thọ thiếp, đừng nói những lời xui xẻo”.

Ân Thừa Phong nói: “Chúng ta cùng đi một chuyến”.

Tức đại nương cẩn thận, phát hiện Thiết Thủ đang trầm tư bèn hỏi: “Ồ, Thiết bộ gia sao vậy?”.

Thiết Thủ cho rằng họ đang giao đàm nên không nhận ra có người gọi.

Tức đại nương vừa hỏi, tất cả đều nhìn sang hắn.

Tức đại nương mỉm cười: “Thiết nhị ca, đang nghĩ gì vậy?”.

Thiết Thủ vẫn không nhận ra Tức đại nương đang nói với mình.

Bình thường hắn vẫn cảnh giác, sao lại thất thần như vậy, tất cả đều ngừng lời, lập tức hắn phát giác.

Thấy ai nấy nhìn mình, hắn hơi sửng sốt: “Sao thế?”.

Tức đại nương đảo mắt, liếc hắn: “Nhị gia đang suy tư?”.

Thiết Thủ đưa ngón tay gõ trán, gạt đi: “Đúng, có mấy việc tại hạ không hiểu”.

Tức đại nương đề nghị: “Nhị gia cứ nói để mọi người cũng tính toán”.

Thiết Thủ cười: “Chỉ là chuyện nhỏ, nhất thời chưa có gì”.

Tức đại nương bĩu môi: “Đương nhiên, việc mà Thiết thần bộ cũng không nghĩ ra, bọn thiếp xen vào có tác dụng gì”.

Thiết Thủ nhận ra nàng có ý trào phúng, vội ngượng ngùng đáp: “Đại nương, đừng nói vậy. Tại hạ nói ra không sao nhưng là chuyện không đầu không đuôi”.

Hắn quay sang Hách Liên Xuân Thủy: “Công tử, còn nhớ ba ngày trước lúc chúng ta rời Hải phủ có gặp một chiếc kiệu không?”.

Hách Liên Xuân Thủy hơi ngẫm nghĩ: “Đúng, người trong kiệu không xuống mà cho khiêng luôn vào”.

Thiết Thủ trầm ngâm: “Hình như đó là đại lão gia của Hải phủ, lão đại Lưu Đan Vân trong Thiên Khí Tứ Tẩu”.

Hách Liên Xuân Thủy tỏ vẻ không hiểu: “Rất có thể, quản sự cũng gọi vậy, bất qua có gì không ổn sao?”.

Thiết Thủ đáp: “Không có, tại hạ thấy…”.

Hách Liên Xuân Thủy vội hỏi: “Huynh muốn nói là Lưu Đan Vân ép Hải bá bá gây bất lợi với chúng ta?”.

Đường Khẩn đứng bên buột miệng: “Hải thần tẩu sao là loại người như vậy được”.

Ân Thừa Phong chen lời: “Ông ta là người như thế đã không để chúng ta đến hôm nay”.

Đường Khẩn đồng tình: “Đúng”.

Thiết Thủ vội nói: “Không phải, nhưng Lưu Đan Vân chỉ vén nửa rèm kiệu, tại hạ liền nhận ra…”.

Hách Liên Xuân Thủy chen ngang: “Tiểu đệ không thấy mặt lão”.

“Tại hạ cũng không”. Thiết Thủ đáp: “Nhưng nhất định lão đã gặp chúng ta”.

Hách Liên Xuân Thủy nhíu mày: “Huynh muốn nói lão ngồi trong kiệu nhận ra chúng ta nên mới hạ rèm, không bước ra?”.

Thiết Thủ hỏi ngược: “Nếu không phải, lão vì sao lại làm thế?”.

Tức đại nương lên tiếng: “Có khi lão gặp các vị trong triều nên không muốn các vị nhận ra”.

Thiết Thủ đồng ý: “Đúng thế”.

Hỷ Lai Cẩm hỏi: “Lão là ai?”.

Thiết Thủ đáp: “Tại hạ nghĩ tới việc này, lúc nhìn hạ bán thân của lão, tại hạ thấy rất quen nhưng không nhớ ra đã gặp ở đâu? Gặp lúc nào?”.

Tức đại nương thận trọng hỏi: “Ý của nhị gia là không đi phó ước lễ thọ Ngô nhị gia?”.

Ân Thừa Phong xen vào: “Chúng ta phiền nhiễu người ta mà không đi dự lễ, e rằng không hợp lẽ…”.

Hách Liên Xuân Thủy chợt nói: “Việc này nếu Lưu đại bá, Ba tam bá mời, tại hạ còn nghi ngờ, kể cả Hải bá bá cũng phải cân nhắc”. Y tỏ vẻ kích động, “Nhưng Ngô nhị bá mời, tại hạ đảm bảo không việc gì”.

Thiết Thủ nhận rõ tình huống, thầm thở dài: “Tại hạ cũng không bảo các vị không nên đi”.

Lập tức bầu không khí nhẹ nhõm hẳn.

Những người vào sinh ra tử nhiều lần, phải trốn trong một nơi tăm tối lâu ngày đều hy vọng được thấy niềm vui và những gì bắt mắt.

Tức đại nương sáng mắt lên: “Nhị gia còn chưa nói hết”.

Thiết Thủ tiếp lời: “Tại hạ chỉ hy vọng, tốt nhất nên để lại một hai người có thể chủ trì đại cục”.

Hắn ngừng lại một lát rồi nói: “Hơn nữa chúng ta nên rút lui giữa chừng buổi tiệc, tốt nhất không nên ăn uống đồ đưa tới”.

Những lời này đương nhiên không được đại chúng hoan nghênh.

Ân Thừa Phong thấy người trong “động” đa phần thuộc Nam Trại vội đứng lên chủ trì: “Chỉ cần dự một hai thời thần, không ăn thì không ăn, đề phòng một chút cũng là việc hay. Không thành vấn đề”.

Tức đại nương nói: “Thiếp không đi nữa”.

Hách Liên Xuân Thủy hơi bất ngờ: “Đại… đại nương không đi?”.

Tức đại nương đáp với vẻ đượm ý vị thê lương: “Thiếu Thương không ở đây, thiếp đi hay không có gì phân biệt đâu?”.

Vẻ mặt Hách Liên Xuân Thủy hiện rõ vẻ thất vọng pha lẫn đau lòng, gần như tuyệt vọng.

Tức đại nương u oán thở dài.

Hách Liên Xuân Thủy chợt nói đúng một câu: “Được, Đại nương không đi, vậy ta đi, tự ta đi”.

Ân Thừa Phong vội lên tiếng: “Chi bằng Thiết nhị gia ở lại chủ trì đại cục”.

Thiết Thủ đáp với vẻ chém đinh chặt sắt: “Không, tại hạ đi”. Ánh mắt hắn phảng phất nhìn ra bão bùng sắp nổi.

Ai không trải qua gió bão không thể coi là đã trải qua kiếp sống hoàn chỉnh, cũng như không có mưa gió, trời sao hửng được.

Thuyền ra biển đương nhiên phải đối đầu sóng gió, cũng là thời cơ khảo nghiệm tốt nhất.

Nhưng có những cơn bão, không phải con thuyền nào cũng chịu được.

Khác nào không phải ai cũng chịu được gian khó.

Họ sẽ đối diện với gian nguy nào?

Ngày nhận thiếp là một ngày trời nắng ráo, trời xanh ngăn ngắt, mây trắng lững lờ, dòng sông gợn sóng, gió thổi phiêu diêu nhưng trong động vẫn âm u.

Buổi sớm hai hôm sau cũng vẫn là một ngày đẹp trời.

Tựa hồ là một ngày nắng chói chang.

Từng cụm mây ngoài xa trắng xóa kéo tới.

Ánh dương quang chiếu vào người trong động cũng mang lại cảm giác bỏng rát.

Trước đó có vị võ lâm tiền bối từng nói: trời nắng là thời tiết sát nhân tốt nhất, máu sẽ khô cực nhanh.

Ân Thừa Phong không đồng ý lắm.

“Hôm nay đẹp trời”. Y lên tiếng, “Chính thị ngày tốt để mừng thọ”.

Một lão nhân trong ngày đại thọ mà thấy cảnh mưa gió não nùng, lòng khó tránh khỏi buồn bã.

Họ đều yêu mến Ngô Song Chúc, đương nhiên hy vọng ngày lão đại thọ sáng sủa.

Dũng Thành nhìn sắc trời, tỏ vẻ không thoải mái lắm: “Sẽ có mưa”. Y khẳng định: “Mưa rất to”.

Hơn hai mươi năm áp tiêu sinh nhai khiến y quan sát khí hậu chuẩn hơn cả Khâm thiên giám chuyên dự đoán khí tượng.

Hách Liên Xuân Thủy lẩm bẩm: “Hy vọng bái thọ xong mới đổ mưa”.

Thiết Thủ vẫn bình thản, những trong mắt hiện rõ vẻ lo lắng.

Hắn ngầm bảo Dũng Thành ở lại.

Tức đại nương là nữ tử, có thêm một “lão giang hồ” áp trận sẽ chu toàn hơn.

Hắn đã nghĩ ra người trong kiệu là ai.

Bất quá hắn không nói ra.

Bởi hắn chưa hoàn toàn khẳng định.

Hắn nhìn thấy trên eo người đó có một cây tỏa cốt tiên.

Ân Thừa Phong mỉm cười: “Bất kể nắng hay mưa, hôm nay thích hợp nhất với câu: Phúc như Đông hải, thọ bỉ Nam sơn”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN