Nguồn Gốc Của Muôn Loài
Lời Giới Thiệu
Charles Robert Darwin sinh năm 1809, con của bà Susanna (con gái của ông trùm tư bản Josiah Wedgwood), với ông Robert Darwin, một bác sỹ giàu có vùng Shroshire (con trai của nhà khoa học – nhà thơ và cũng là nhà vật lý Erasmus Darwin). Đọc tiểu sử của ông, ít người nghĩ rằng Darwin sẽ trở thành một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu quá trình tiến hóa của muôn loài. Ông hoàn toàn thuộc về tầng lớp quý tộc Anh, mặc dù là thành viên đảng Whig[1], có khả năng kinh doanh nhưng lại theo tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng thịnh hành thời bấy giờ. Và sau một thời gian theo học tại trường Shrewsbury với kết quả không có gì nổi bật, Darwin được gửi vào trường Đại học Edinburgh theo học chuyên ngành y khoa giống như bố của ông. Hai năm sau, vào năm 1827, ông bắt đầu môn thần học tại trường Đại học Cambridge sau khi cha ông quyết định không cho ông tiếp tục ngành y không có tương lai để chuyển sang một lĩnh vực chắc chắn và được ưa chuộng hơn: trở thành thành viên của Giáo hội. Nhưng vào thời gian đó, Darwin lại tỏ ra thích các hoạt động thể thao hơn là nghiên cứu, và công việc của một vị mục sư lại xem ra quá hợp với cậu thanh niên may mắn giàu có thích nay đây mai đó này. Nhưng những hạt giống đầu tiên của niềm say mê lịch sử tự nhiên trong ông đã được gieo mầm ở chính giai đoạn này; tại trường Đại học Edinburgh, khi là thành viên của Hiệp hội sinh viên Plinian; ông được tiếp xúc với thế giới của những cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa duy vật, và chịu rất nhiều ảnh hưởng của ông Robert Grant, một nhà khoa học về tiến hóa và chuyên gia về động vật không xưomg sống ở biển. Darwin luôn đi theo ông Grant trong những cuộc khảo sát thực địa và dần dần học tập phương pháp nghiên cứu và quan sát của ông khi hai người cùng nghiên cứu về con hải miên. Sự ảnh hưởng này lại ngày càng gia tăng tại trường Đại học Edinburgh, nơi mà những thí nghiệm của riêng ông Darwin về các loài cây và côn trùng được tiến hành và phát triển. Ông tham gia vào cuộc thám hiểm của Adam Sedgwick, một giáo sư địa chất nổi tiếng, tới vùng Bắc xứ Wales. Chuyến đi này đã củng cố chắc thêm kiến thức của ông về địa chất; nhưng quan trọng hơn cả chính là thời gian khi ông làm trợ lý chính cho ông Rev John Henslow, một giáo sư về thực vật học, người đã truyền tất cả những nhiệt huyết của mình về công việc sang ông. Ông Henslow cũng có thể là hình tượng của Darwin, một chuẩn mực của mục sư thời đại Victoria – một nhà tự nhiên học – của một mối quan hệ gắn bó, biểu tượng về việc có thể tồn tại giữa công việc của một mục sư tại thị trấn nhỏ và sự tiếp tục các cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng trước khi Darwin có thể chắc chắn trơ thành một nhà khoa học thực thụ, giáo sư Henslow đã khuyên ông nên là một nhà tự nhiên học và là bạn đồng hành của thuyền trưởng James Fitzroy trên con tàu thám hiểm HMSS Beagle tới cực nam trái đất. Những ảnh hưởng của chuyến viễn thám này đối với Darwin là cực kỳ hữu ích, xét trên rất nhiều mặt.
Trong giai đoạn từ năm 1831 cho tới năm 1836, với vai trò là một nhà tự nhiên học trên con tàu HMS Beagle, ông đã có dịp tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên hoàn toàn khác biệt; khoảng thời gian ngắn ngủi mà Darwin có được để khám phá những vùng đất Nam Mỹ đã trở thành kinh nghiệm quý báu cả đời, tạo ra một ảnh hưởng lớn và kéo dài tới cách suy nghĩ và trí tường tượng phong phú của ông về thiên nhiên và đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành cơ chế giải thích táo bạo mà đã đơm hoa kết trái hơn 20 năm sau đó: cuốn Nguồn gốc của muôn loài (1859). Nhà tự nhiên học trẻ tuổi này đã viết ứong cuốn nhật ký về cuộc hành trình này, mà về sau trở thành cuốn Chuyến đi của con tàu Beagle (Tủ sách văn học cổ điển thế giới – 1997): “Ôi, thật là một niềm khát khao cháy bỏng lớn lao đối với một người yêu thiên nhiên khi được nhìn thấy, nếu điều này là có thể, cảnh sác tuyệt vời của một thế giới khác! Mà đối với bất cứ ai ớ châu âu, thật sự khung cảnh này chi cách họ có vài độ, một thế giới kỳ diệu đang mờ ra trước mắt anh ta”.
Do đó, với những đọc giả lần đầu tiên biết tới cuốn Nguồn gốc của muôn loài, có lẽ là tác phẩm mang tính cách mạng nhất của trí tưởng tượng khoa học cận đại, có thể ngạc nhiên khi bất thình lình phát hiện ra mình đang ở trong thế giới giai đoạn giữa thế kỷ 19 của những người thích nghiên cứu chim bồ câu nước Anh. Ông Darwin cố gáng giải thích lý thuyết của mình cho những người đọc có kiến thức và có đầu óc phân tích bằng cách xuất phát từ những hoạt động thường ngày; chương đầu tiên của ông cho rằng những hoạt động của người nhân giống tại giã, trong quá trình lựa chọn qua một vài thế hệ những biến thể tốt nhất trong số những con giống của họ, có thể giúp chúng ta hiểu rằng tổng thể thế giới thiên nhiên đang liên tục biến đổi. Lý do cho cách giải thích bước đầu như vậy là khá rõ ràng và mang tính sư phạm: bắt đầu bằng một thứ quen thuộc. Tuy vậy trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài, chúng ta cũng sẽ bắt gặp cảnh mà không phải là Câu lạc bộ nuôi chim bồ câu London mà là cảnh cơn mưa rừng nhiệt đới từ thời nguyên thủy ở Brazil và những quần đảo núi lửa tại Galapagos Archipelago. Và sau đấy, độc giả sẽ sớm nhận thấy mình đang đi tiến đi lui dọc một đoạn giữa những cái “quen thuộc” và cái “khác”, giữa cái “nội địa” và cái “ngoại lai”, trong những dòng chữ mà dường như coi khinh ranh giới chia tách các vật thể nói trên. Với biến thể kỳ lạ và không đoán trước được, chúng ta sẽ gặp những kẻ man rợ Tierra del Fuego ăn thịt phụ nữ; những con gián nhỏ vùng Asiatic; những cây thân dày dạng củ cải Thụy Sỹ thông thường; những mấu cây của các cây tre dài thuộc quần đảo Malay; những mảng lông trên da mang trứng của con chân tơ, những khu vực trũng của vùng bắc và nam Weald; những đáy trầm tích tại cửa sông Mississippi trong suốt kỷ nguyên băng giá. Nhiệm vụ của nhà tự nhiên học Darwin, khi mà là trong tâm khoa học trong công việc của ông và chỉ có thể đạt được thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ sống động và sáng tạo, là để biến những thứ lạ lùng hay “không thể tin được” thành những điều quen thuộc gần gũi với chúng ta, và biến những khía cạnh vấn đề vô cùng khó hiểu và chưa bao giờ được biết đến trở nên dễ hiểu, kiến thức chung của mọi người. Thành công của ông, trong văn cảnh mà sự quyến rũ không hề giảm đi nếu không muốn nói là tăng thêm khi chúng ta tiến vào những góc cạnh dị thường của thiên niên kỷ, thật ra nằm trong sự phát hiện rằng những thế giới đối lập nhau trên thực tế lại là một. Vậy thì cái gì là trung tâm mà mọi nỗ lực đều dành cho nó?
Trong tiêu đề ngắn gọn như mọi tiêu đề khác, cuốn Nguồn gốc của muôn loài có thể gây ra sự hiểu nhầm cho những người đọc đương đại. Tiêu đề của cuốn sách sẽ chính xác hơn, mặc dù có thể là kém hấp dẫn hơn, nếu được đặt theo tên tác phẩm khổng lồ đang còn dang dở trên bàn giấy mà đã được tóm tắt một cách khá vội vàng: Sự lựa chọn của thiên nhiên. Bởi vì cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài là sự giả thích của Darwin về lý thuyết lựa chọn tự nhiên của ông. Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết này là không một loài nào có thể không bao giờ thay đổi; tất cả mọi thứ đều tiến hóa, và vẫn tiếp tục tiến hóa trong suốt quá trình một thời gian rất dài. Lý thuyết này thách thức quan điểm thống trị của những người theo chủ nghĩa sáng tạo luận về các loài là được tạo ra một cách đặc biệt và tách biệt bởi ý muốn của Chúa trời; Tự nhiên, đối với Darwin, là một thể liên tục, làm nền tảng cho một sự phỏng đoán rằng: “Các con vật có nguồn gốc từ nhiều nhất chỉ bốn hoặc năm đời và đối với các loài thực vật, con số này chỉ bằng hoặc kém hơn” hoặc là thậm chí – mặc dù nhà tiến hóa học đặt cược ở đây – là: “có khả năng tất cả các loài hữu cơ đã từng sống trên trái đất này là con cháu của một loài nguyên thủy mà chính nó sự sống đã được thổi vào”.
Tất nhiên Darwin không phải là người đầu tiên nhận ra rằng về cơ bản mọi thứ đều đổi thay. Một nhận định mang tính triết lý ít nhất có từ thời Hy Lạp cổ đại của nhà triết học Heraclitus về khái niệm thế giới trong một trạng thái luôn luôn thay đổi hay là trong trái thái “lửa”. Ông cũng không phải là người đầu tiên trong thế hệ của ông khởi xướng thuyết “người biến hình” hoặc là “người đột biến” trong lịch sử thế giới tự nhiên: như là cuốn “Tóm tắt lịch sử” đã thêm vào lần tái bản thứ ba của cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài (và được in lại trong quyển sách này) chỉ ra, trong nửa đầu thế kỷ 19, những ý tưởng về lý thuyết của Darwin đã từng xuất hiện, và Darwin rõ ràng tìm ra trong lý thuyết của mình có những ý tưởng đó.
Nhưng chính sự giải thích của ông về cách mà muôn loài thay đổi và phát triển đã làm cho tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài trở nêấn độc đáo, cỏ một không hai. “Sự lựa chọn của thiên nhiên” được định nghĩa là “sự duy trì những biến thể tốt và loại bỏ những biến thể xấu”, ở đây, cụm từ “sự duy trì” nói đến một quá trình trong đỏ các cơ thể khỏe hơn hoặc là “thích hợp hơn”, được trang bị với những biến thể hữu ích dù có bé hơn xét về mặt tỷ lệ, có nhiều khả năng tồn tại và tái sinh hơn hơn những cơ thế yếu. Do đó, vô số thế hệ các loài “thay đồi”, theo cách mà những thực thể phù hợp hơn, có khả năng thích nghi cao hơn đã thay thế dần dần – hoặc đang thay thế liên tục – những thực thể có ít khả năng thích nghi hơn và như vậy, theo quy luật tự nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng. Những nhà nhân giống chim bồ câu đáng kính của Darwin đi theo một phiên bản “nhân tạo”, yếu hơn của quá trình lựa chọn này; một người nhân giống tốt chỉ cho phép những con giống giỏi nhất sinh sản, và loại bỏ những con yếu kém. Nhưng “con người chỉ có thể tác động tới những vật thể bên ngoài hữu hình”, trong khi đó, thiên nhiên “có thể tác động tới mọi cơ quan bên trong, tới mọi sự vật vô hình của khác biệt về thể trạng, tới toàn bộ cơ chế đời sống”; năng lực tuyệt đối của sự lựa chọn tự nhiên là hầu như không thể đo đạc được.
Người ta thường nói rằng sự lựa chọn tự nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trên khắp thế giới, trong mọi biến thể, thậm chí là những cái nhỏ nhất; loại trừ những cơ thể xấu, duy trì và phát triển tất cả cơ thể khoẻ; hoạt động một cách thầm lặng và vô hình, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cơ hội xuất hiện, biến đối theo hướng tích cực mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó. Chúng ta không hề nhìn thấy bất cứ điều gì từ những thay đổi chậm chạp của quá trình này, cho đến khi bàn tay thời gian để lại dấu ấn của mình sau một thời kỳ dài…
Lý thuyết này dựa trên một vài nhân tố cần thiết. Thứ nhất, đó là tồn tại “một thể nguyên thủy”, nguồn gốc của bàn thân “sự sống”, mà Darwin khẳng định công việc của ông không thể “giải thích hay can thiệp” được. Sau đó, một khoảng thời gian dài chậm chạp trôi qua, không thể nhận thức được hay là cái mà bây giờ chúng ta gọi là “thời gian sâu”, thông qua đó, nguồn gốc của sự sống bắt đầu đa dạng hóa thành vô số hình thái sự sống tự nhiên và cuối cùng trở thành những cơ quan phức tạp và “hoàn thiện” như là mắt người chẳng hạn. Trong giai đoạn thế kỷ 19 mà nhà thờ có vai trò khá lớn, môn “thần học tự nhiên” truyền thống, được thiết lập trong công trình tác phẩm cùng tên của William Paley (1802) và kế đó được trân trọng nhắc đến trong rất nhiều Bridgewater Treatises quyền năng, những cấu trúc bộ phận như kiểu của mẩt người được giải thích bởi khái niệm quyền lực tuyệt đối của Chúa trời: chúng là sản phẩm của Đức Chúa. Nhưng trong tác phẩm Những nguyên lý của Địa chất gồm ba phần của Charles Lyell với lý thuyết “đồng nhất” hay tiệm tiến luận về quá trình đột biến địa chất dường như tiêu diệt sự tồn tại của trái đất trong kinh thánh 6.000 năm, thay thế nó bằng một giai đoạn “hoàn toàn không thể hiểu được” cần thiết cho sự tiến hóa của những thể vô cùng phức tạp. Tuy vậy, Darwin cho rằng sẽ là chưa đủ nếu chi đọc các tác phẩm của Lyell và các chuyên luận khác về sự hình thành của đá nhằm để nhận thực đúng đắn sự mênh mông rộng lớn của giai đoạn tiến hóa sâu thẳm: “Hằng năm, một người phải tự mình tìm hiểu nghiên cứu vô số địa tầng chồng lên nhau, và quan sát biển bào mòn những tàng đá nhiều tuổi, tạo nên những tầng trầm tích mới, trước khi anh ta có thể hi vọng hiểu được mọi thứ theo dòng thời gian, những tượng đài kỷ niệm xung quanh chúng ta”.
Quá trình lựa chọn cũng được chứng thực nhờ vào việc suy xét xem liệu thế giới tự nhiên sẽ trông như thế nào nếu không có quá trình sàng lọc này. Điều cốt yếu ở đây là số lượng loài có thể tồn tại ít hơn so với số loài sinh ra: nguyên tắc “tăng theo cấp số nhân”, nếu tất cả các cá thể và rất nhiều trứng và giống của chúng có thể tồn tại và sinh sản không được kiểm soát, trái đất này sẽ sớm bị bao phủ – “tràn ngập” bởi “dòng dõi con cháu của một đôi duy nhất”, thậm chí là loài voi cái to lớn chậm chạp, mà theo sự tính toán của Darwin đẻ 3 cặp trong vòng đời 60 năm của chúng, sẽ tạo ra số lượng 15 triệu con vào cuối thể kỷ 15 trong quá trình tồn tại của chúng. Để cho hệ thống tự nhiên có thể phát triển tồn tại được, “quá trình tranh đấu cho sự sinh tồn” là không thể thiếu. Ở đây, với những người nhân giống chim bồ câu, Darwin tỏ ra mâu thuẫn khi sử dụng một ví dụ “thiếu tính thuyết phục” trong thế giới loài người để minh họa cho một nguyên lý mạnh mẽ hơn rất nhiều của tự nhiên; trong trường hợp này, gây nhiều tranh cãi, tác phẩm của Thơnas Malthus, cuốn Bài luận về dân số (1798) cho rằng dân số loài người sẽ luôn luôn vượt quá nguồn sinh kế của mình trừ khi chịu sự can thiệp giới hạn của tự nhiên hoặc có ý thức của con người. Đấu tranh sinh tồn là “học thuyết của Malthus được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực của vương quốc động và thực vật”; với quá nhiều nơi trong tự nhiên để khám phá, sự lựa chọn tự nhiên theo nghĩa này có thể được coi là để tận dụng bất cứ sự điều chỉnh nào trong điều kiện – từ sự xuất hiện của một cây tại một khu vực, tới sự thay đổi thời tiết dài hạn hoặc là khắp nơi -nhằm để chứng thực nguyên lý của sự hủy diệt; vì “sự tuyệt chủng và sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn song hàng”.
Cuối cùng, lựa chọn tự nhiên cũng dựa vào chính sự thay đổi. Lý thuyết của Darwin hình như là đưa ra một lời giải thích về tính năng động đa dạng của thế giới sự sống, nhưng nó lại chi phản ánh những kết quả logic của sự biến đổi, và không hoặc là không thể tính đến sự biến đổi cá nhân. Nếu sử dụng một trong những minh họa giả thiết của cuốn sách: nếu một con sói, mà săn rất nhiều con vật khác nhau bằng kỹ năng săn mồi, sức mạnh và tốc độ của nó sẽ sống ở vùng mà tại đó những con mồi nhanh nhất, con hươu, vì một lý do nào đó tăng lên về mặt số lượng tại thời điểm khan hiếm, và khi những con mồi khác giảm đi về mặt số lượng, thì chúng ta có thể suy ra rằng “những con sói nhanh nhất và khéo léo nhất sẽ có nhiều cơ hội tồn tại hơn, và do đó được duy trì và được lựa chọn”; nguyên nhân nào khiến cho con sói này nhanh hơn, khéo léo hơn con sói khác, hoặc là, cụ thể hơn, là hơn cha mẹ chúng trong quá trình săn mồi? Như Darwin đã phải thừa nhận: “Sự kém hiểu biết của chúng ta về quy luật đổi thay” – và bằng sự ám chỉ, về quy luật di truyền “là rất nghiêm trọng”. Sự xuất hiện sáng ngời của Jean Baptiste Lamarck, một trong những bậc tiền bối nổi tiếng về biến dạng sống cùng thời Darwin, là đủ cho thấy những vấn đề của biến đổi và di truyền được Darwin quan tâm như thế nào, và tầm quan trọng của chúng được thể hiện ở chương năm cuốn sách này.
Trong công trình nghiên cứu Triết lý về động vật học (1809), Lamarck lần đầu tiên nêu ra lý thuyết của ông về sự kế thừa những tính cách thu được. Thông qua sử dụng và thói quen, những cá thể có thể, theo như lý thuyết này, không chỉ thay đổi thể trạng của chúng nhằm thích nghi với môi trường mới mà còn di truyền các đặc tính đó cho con cháu chúng. Những đặc điểm hình thoi dài thường là những cái được lấy làm ví dụ minh họa chủ nghĩa Lamarck; có lẽ bởi vì hiệu ứng thị giác trực tiếp của chúng: cổ của con hươu cao cổ, chân của con chim cao cẳng. Lamarck do đó tin rằng trong một cơ chế tiến hóa từ từ, giống như sự lựa chọn tự nhiên, làm giảm đi tính cố định của các loài; nhưng tác phẩm của ông cũng không loại trừ khả năng tồn tại thế hệ tự phát của những kiểu mới, và được dựa trên mô hình kỹ thuật của lòng khát vọng và sự cải thiện mà người ta cho rằng là mang tính trừu tượng như là bản thân chủ nghĩa loài, vẫn có người tin là “quan điểm của Lamarck về quá trình tiến hóa vẫn còn nổi tiếng”[2]
Những dòng hồi ký mà Darwin viết vào những năm 1840 cho thấy ông ít có thời gian để nghiên cứu các khía cạnh vấn đề trong tác phẩm của Lamarck, và trong chương “Những quy luật của sự thay đổi” của cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài, chúng ta sẽ thấy ông đưa một loạt các phương pháp thay thế lý giải cho “điều kiện nhân tạo” của các con vật mới được sinh ra: sự phụ thuộc của hệ thống sinh đẻ vào những đổi thay trong điều kiện sống; hay là nguyên tắc của sự tương quan tăng trường nhờ đó mà những biến đổi nhỏ nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi khác của cấu trúc. Mặt khác, quay trở lại với những người nuôi chim bồ câu của ông, thực tế củạ nhân giống tại gia đã khiến Darwin “hoàn toàn tin” rằng “việc một vài con vật nuôi trong nhà sử dụng các bộ phận nhất định của chủng ta làm cho những bộ phận cơ thể đó phát triển và to ra, và ngược lại việc không sử dụng sẽ làm suy yếu chúng; và những thay đổi như vậy sẽ được truyền sang đời sau”. Thật là thú vị khi chúng ta thấy Darwin, trong suốt cả chương đó, liên tục quay trở lại và “làm xiếc” với những thứ bên lề thói quen và “các nguyên lý chính” của sự kế thừa. Còn Darwin, trong một chừng mực nào đó, dựa vào công trình của Lamarck vẫn tiếp tục là chủ để gây tranh cãi giữa những nhà bình luận về ông. Song điều rõ ràng ở đây là nếu sự chọn lựa tự nhiên ở một mức độ nào đó có thể dự báo được dựa trên một mức biến đổi nhưng nhỏ giữa con cái và bố mẹ thì nó sẽ cần một cơ chế lý giải cho quá trình di truyền, và sự biến dạng của vật chất ẩn trong quả trình sinh sản. Chúng ta bây giờ gọi quá trình cơ chế này là “gen” – một thuật ngữ, một khoa học mà vào năm 1859, Darwin không hề biết đến. Tiếp tục công trình nghiên cứu của Gregor Mendel, một nhà sư người Bohemian Augustunian, người đã đặt nền móng cho ngành khoa học này vào năm 1865 (nhưng lại không được biết đến cho tới đầu thế kỹ hai mốt), và cùng với thời gian, chúng ta có thể vẽ được bản đố gen người, chính mục tiêu này đã, đang và sẽ thôi thúc chúng ta nâng cao hiểu biết của mình bằng việc đọc cuốn Nguồn gốc của muôn loài với những kiến thức của chúng ta về gen di truyền.
Trong cuốn tiểu sử sống động của mình, hai ông Adrrian Desmond và James Moore đã thu hút được sự quan tâm tới ngành nghiên cứu bệnh lý học mới lạ mà Darwin theo đuổi khi trưởng thành. Khi bắt đầu khóa học cao học tại trường Beagle về quá trình chuyển hóa, Darwin đã bị mắc chứng đau nửa đầu. Căn bệnh này đã hành hạ ông, làm ông “khô héo trên giường bệnh, cảm thấy như đang bị tra tấn tàn bạo”; cuối cùng, “một phần ba cuộc đời làm việc của ông chìm trong sự đau đớn, run rẩy, nôn tháo, và dìm ngập ông vào băng giá”[3]. Sự đau đớn về thể xác và những cuộc xung đột tư tưởng mà cùng với nhận thức ngày một rõ rệt rằng những quan điểm của ông khác xa so với học thuyết chính thống Thiên chúa giáo được thể hiện rất rõ trong quá trình phát triển ý tưởng cho cuốn sách này. Bắt đầu bằng những quyển ghi chép về sự đột biến loài vào năm 1837, Darwin đã hoàn thành hai bản tóm tắt sơ bộ trong năm 1844. Nhưng cả hai bản thảo này đều không được biết đến rộng rãi. Ông tiếp tục cố gắng và cho xuất bản những nghiên cứu gây tranh cãi hơn, chẳng hạn như nghiên cứu của ông về cấu trúc và vị trí của những rặng san hô, về con hàu, trong khi vẫn âm thầm theo đuổi những ý tường lý thuyết táo bạo. Những bài viết và lá thư của ông trong giai đoạn này bị gián đoạn bởi nỗi sợ hãi và sự cam chịu: ông cảm thấy mình đã dành trọn cuộc đời cho một “suy nghĩ kỳ quặc”, nó giống như thú nhận “tội giết người”: “Ồ, bạn là người theo chủ nghĩa Duy vật biện chứng”, ông thường tự chỉ trích mình một cách hài hước. Cho đến trước những năm 1850, các bài nghiên cứu của ông được viết thành một cuốn sách dày, không có sự kết thúc, Sự lựa chọn của tự nhiên, thu thập những dẫn chứng về quá trình này một cách cẩn thận song rất khó khăn. Khả năng để cuốn sách có thể ra mắt công chúng là xa vời. Nhưng cuối cùng, ông cũng viết ra tất cả những suy nghĩ thật của mình; sự im lặng trong ông đã bị phá vỡ bởi yếu tổ bên ngoài.
Alffred Russell Wallace, một nhà tự nhiên học cũng là một người theo chủ nghĩa xã hội trẻ tuổi nghiên cứu và tìm hiểu về quần đảo Malay, đã trao đổi ý tưởng với Darwin, và gửi cho ông một vài mẫu vật thí nghiệm. Ông Wallace cũng đưa ra các quan điểm của ông về lý thuyết của cơ chế tiến hóa. Sự kiện này mà qua đó Darwin tìm thấy những điểm tưởng đồng trong lý thuyết của mình đã làm Darwin cảm thấy hết sức sung sướng và khuyến khích Wallace tiếp tục phát triển lý thuyết đó. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1858, một bức thư dài 20 trang được Wallace gửi đến cho Darwin. Trong bức thư chứa đựng một bản đề cương sơ lược về lý thuyết của sự lựa chọn tự nhiên. Không thể cư xử như một kẻ thiếu văn hóa, Darwin đồng ý giúp công trình nghiên cứu của Wallace có được sự quan tâm rộng rãi của công luận trong khi ông phải đối mặt với sự thực phũ phàng là sự chậm chạp đo để chỉnh sửa tài liệu đã khiến ông trở thành người đến sau. Sau khi tham khảo ý kiến với Charles Lyell và nhà thực vật học Joseph Hooker, một thỏa ước đã đạt được: bức thư của Wallace và những đoạn trích có liên quan từ công trình nghiên cứu của Darwin sẽ được đọc cùng một lúc trong buổi họp tại Hiệp hội Linnean ở London vào ngày 1 tháng 7 năm 1858. Sự vắng mặt của Darwin trong buổi hôm đó là do ông được báo tin về cái chết của cậu con trai bé bỏng, Charles, do bệnh ban đỏ. Do đó, tại thòi điểm tồi tệ ấy, rõ ràng là ông cần xuất bản tác phẩm của mình một cách nhanh chóng. Trong khoảng thời gian đi nghi với gia đình tại đảo Wight, thời gian an dưỡng và trị bệnh ở Moor Park tại Surrey, và thời gian ở nhà, Darwin đã hoàn thành xong cuốn Nguồn gốc của muôn loài trong vòng 10 tháng và chủ yếu là từ trí nhớ. Cuốn sách được xuất bản bởi John Murray trong tháng 11 năm 1859, và bán chạy đến nỗi mà kế hoạch tái bản lần thứ hai được đưa ra ngay lập tức.
Sự mô tả của Darwin trong cuốn sách đó với quan niệm là “một cuộc tranh luận lâu dài” xác nhận đánh giá của chúng ta về cuốn sách là sâu sắc và phong phú về nội dung – luôn luôn tỉ mẩn, tuy có đôi chỗ chưa được như ý, nhưng thường là sinh động và đầy xúc cảm trong kỹ năng thuyết phục. Nhận thức rõ vô số “khó khăn” trong quá trình trình bày lý thuyết của mình -không có bằng chứng cụ thể trong thiên nhiên về những dạng chuyển đổi, hay sự thiếu sót của những tải liệu địa chất, đây chỉ là hai vướng mắc nhất đổi với Darwin đôi khi người ta có cảm giác như Darwin thích dựng lên những chướng ngại vật đối với mình hơn là rũ bỏ chúng. Tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài tự tranh luận với bản thân nó, hay nói chính xác hơn là với một người đối thoại tưởng tượng – “anh ta người mà tin vào vô số hành động riêng rẽ của sự sáng tạo” – người mà lúc nào cũng sẵn sàng nêu ra các ý tưởng cần thiết đối lập với người theo chủ nghĩa sáng tạo luận. Tuy thể, sự xuất hiện của sự thật không thể chối cãi tất nhiên luôn luôn có thể gây ấn tượng tốt cho người đọc. Hom nữa, khi người đối thoại theo trường phái sáng tạo luận phải đối mặt với việc giải thích sự tồn tại lâu dài của những đặc điểm tiến hóa mặc dù khó nhận biết về những nguyên lý thiết kế, chẳng hạn như chân có màng của loài vịt sống trên cạn, hay là loài chim gõ kiến sống ở những cánh đồng không có cây tại La Plata, chúng ta nhận ra rằng những bằng chứng đó đứng về phía Darwin.
Công trình nghiên cứu gần đây của Gillian Beer về điểm chính của Darwin nhấn mạnh nhà khoa học xét trên một vài khía cạnh quan trọng phụ thuộc vào ngôn ngữ giống như bất kỳ “nhà sản xuất kiến thức” nào[4]. Ngôn ngữ thể hiện kiến thức, và kiến thức là sức mạnh, nhưng ngôn ngữ cũng nổi tiếng là bất tín và khỏ lường, luôn có nguy cơ làm sai lệch hoặc nói giảm những ý mà ta thực sự muốn truyền đạt. Thậm chí là bản thân cụm từ “sự lựa chọn của tự nhiên” cũng không phải là ngoại lệ, mà đoạn trích sau đang một lần nữa minh họa:
Người ta thường nói rằng sự lựa chọn tự nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trên khắp thế giới, trong mọi biến thể, thậm chí là những cái nhỏ nhất; loại trừ những cơ thể xấu, duy trì và phát triển tất cả cơ thể khoẻ; hoạt động một cách thầm lặng và vô hình, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cơ hội xuất hiện, biến đối theo hướng tích cực mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó.
Xét về mặt ngôn ngữ học, cụm từ “sự lựa chọn” hàm ý một nhân tố của sự lựa chọn có ý thức; một ai đó hoặc cái gì đó phải tiến hành quá trình chọn lọc, nhất là khi quá trình này kết hợp một vài động từ như “xem xét kỹ lưỡng”, “loại bỏ”, “duy trì”, “thêm vào” và “làm việc”. Có phải là nó không để cho cụm từ dễ dàng quên “không nhận thức”, hoặc là một chút hạn chế “Người ta có thể nói rằng”, người đọc có thể được tha thứ khi cho rằng trong phần này, Darwin cố gắng gán Sự thiết kế sáng tạo cho quá trình đó, cho dù thậm chí là nội dung chính trong công trình nghiên cứu của ông là để phản bác sự can thiệp siêu hình như vậy. Hơn nữa, tại điểm này trong bài viết của Darwin, “sự lựa chọn của tự nhiên” liên tục xuất hiện bằng một phương pháp diễn đạt quen thuộc hơn về “tác nhân của tự nhiên; chính là, từ bài luận về giống mà trong đó tự nhiên là giống cái, người mẹ nuôi dưỡng, người mà chi “lựa chọn” những đứa con mà bà cho là tốt nhất” (sự nhấn mạnh của tôi): “Mọi người con được chọn lựa đều hoàn toàn do bà ta quyết định; và người con đó được đặt trong một môi trường sống thích hợp nhất”.
Liệu ở đây chúng ta có thể rút ra kết luận rằng Darwin không hoàn toàn kiểm soát được ngôn ngữ mà ông sử dụng? Hay là, rằng những nguyên tố của tác nhân trong “sự chọn lựa” và “tự nhiên” đã giúp ông làm hài lòng những độc giả theo trường phái chính thống trong khi lặng lẽ đưa ra lý thuyết thực của ông dưới vỏ bọc đó? Sự thực là một điều gì đó phức tạp hơn, là sự hòa trộn của hai, dựa trên một thực tế là ngôn ngữ chắc chắn thể hiện thế giới trong ngữ cảnh nhân chủng học hay là lấy con người làm trung tâm. Ông khẳng định tại một điểm “Tôi nên tuyên bố rằng việc tôi sử dụng cụm từ Đấu tranh sinh tồn trong ngữ cảnh rộng mang tính ẩn dụ, bao gồm sự phụ thuộc của một các thể vào các cá thể khác, và bao gồm (điều này quan trọng hơn) không chỉ sự sống của các thể đó mà còn cả khả năng duy trì giống nòi”. Giống như cụm từ “sự lựa chọn của thiên nhiên”, cụm từ “đấu tranh sinh tồn” là một phép ẩn dụ; nó như thể là tự nhiên lựa chọn, hay là như thể mọi sinh vật liên tục đấu tranh cho sự tồn tại của chúng. Những hình mẫu cùng phụ thuộc, và hoạt động của “sự đấu tranh” mang tính trừu tượng hơn nhiều, không chì đơn thuần là sự cạnh tranh của hai loài động vật nào đó giành nhau khu đất, và làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của phép ẩn dụ. Tuy nhiên, điều chính xác là ngữ nghĩa”rộng mang tính ẩn dụ” mà giúp cuốn Nguồn gốc của muôn loài rất dễ dẫn đến kiểu hiểu nhầm đó hoặc là sự vận dụng sáng tạo mà Darwin, trong những lần tái bản tiếp theo bản thảo đưa ra ở đây, cố tìm kiếm sự giới hạn và kiểm soát[5].
Ngày nay, “chủ nghĩa Darwin” và “người theo chủ nghĩa Darwin” là những thuật ngữ quen thuộc đối với chúng ta. Do vậy, khi đọc cuốn Nguồn gốc của muôn loài tức là chúng ta đang tận dụng cơ hội xem xét xem kiến thức chung đấy quan hệ gần gũi đến mức nào với nguồn mà được coi là kiến tạo ra chúng. Bời vì có thể người ta sẽ sử dụng nó kiến thức đó nhưng cũng có thể lạm dụng nó và có rất nhiều thứ trong “chủ nghĩa Darwin” và “người theo chủ nghĩa Darwin” mà chúng ta có lẽ sẽ không tìm thấy ở Darwin. Hãy lấy đoạn dẫn sau đây về nguyên tắc chung của “người theo chủ nghĩa Darwin” làm ví dụ:
…sự lựa chọn của tự nhiên liên tục tìm cách tối ưu hóa tất cả các phần của một tổ chức. Nếu trong điều kiện sống bị thay đổi, một cấu trúc mà trở nên kém hữu ích, thì bất kỳ sự suy giảm nào dù nhỏ trong quá trình phát triển của nó sẽ được quá trình lựa chọn của tự nhiên nắm lấy, bởi vì cấu trúc đó sẽ được hưởng lợi do không bị lãng phí dinh dưỡng để xây dựng nên những phần vô ích.
Do không nằm trong văn cảnh, chúng ta có thể dễ dàng hiểu cụm từ “tổ chức” ở đây theo nghĩa quen thuộc là một công ty thương mại, cho dù là cơ quan hợp nhất được nói đến là một “cá thể” sống. Theo nghĩa cơ bản nhất, tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài là một tác phẩm của kinh tế học, của tự nhiên – như là – nền kinh tế; và lịch sử cận đại của chúng ta chứng kiến sự lớn mạnh của chủ nghĩa tự do mới, thị trường tự do, trong những năm 1980, và sau đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết theo chủ nghĩa Cộng sản, sự chấp nhận rộng rãi mối quan hệ kinh tế của tư bản chủ nghĩa. Những biến cố đó có thể khiến chúng ta hiểu nội dung cuốn sách theo nghĩa nó là một một sự khẳng định rằng trật tự kinh tế xã hội của kiểu này là “tự nhiên” hơn các trật tự khác. Mặc dù không hề ám chỉ rằng ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách là ngôn ngữ của những nhà quản lý doanh nghiệp đương đại, nhưng một điều không thể phủ nhận là ngôn từ của nghệ thuật quản lý kiểu mới – thu gọn và hợp lý hóa, nhằm tạo ra những tổ chức thích hợp và gọn ghẽ hơn có khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt mà tại đó kẻ mạnh thì sống kẻ yếu thì bị tiêu diệt – đã được mượn từ một sự lựa trọn của thiên nhiên mà “luôn luôn thành công, xét về mặt dài hạn, trong việc tinh giản mọi phần của tổ chức ngay khi phần đó không còn có ích nữa”. Một doanh nhân có thể đổi cái gì để chạm vào một vật mà Darwin gọi là “bản năng tuyệt diệu nhất trong sổ tất cả các bản năng được biết đến”, bản năng của ông? …sự lựa chọn tự nhiên diễn ra từ từ và ngày càng hoàn chinh điều khiến loài ong bay từ nơi này sang nơi khác với một khoảng cách nhất định theo dạng lớp đôi, và xây nên và phá hủy sáp suốt dọc đường bay. Loài ong tất nhiên là không biết chủng làm tổ với những khoảng cách nhất định xa nhau nhiều hơn là chúng biết những góc của một hình lăng trụ sáu cạnh và những đĩa hình thoi cơ bàn là gì. Động lực của quá trình lựa chọn tự nhiên là sự tiết kiệm sáp ong, từng bầy cá biệt tiết kiệm được nhiều sáp ong nhất là đàn ong thành công nhất, và sẽ di truyền lọi đặc tỉnh tiết kiệm có được qua quá trình thích nghi với môi trường song cho các bầy khác, và như vậy có cơ hội tổt nhất để tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Điểm chính ở đây tất nhiên là tính đúng đắn của việc đưa ra sự so sánh dễ dàng giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Phải chăng Darwin không phải là một nhà tự nhiên học? Do dó, chúng ta không thể để khoa học của ông đứng một mình, chống lại sự quyến rũ để áp dụng lý thuyết của ông vào thế giới loài người, cho dù là cá thể hay xã hội? Cho đến trước thế kỷ 19, một điều rõ ràng là câu trả lời cho những điểm trên là một sự phủ định phức tạp. “Chủ nghĩa Darwin xã hội” thâm nhập và đưa ra bằng chứng về quá trình phát triển của những khoa học mới về con người chẳng hạn như nhân chủng học, kiến nghị một mô hình đổi lập, có trật tự và tiến hỏa của sự phát triển những “kiểu” dân tộc mà song hành cùng với sự trỗi dậy của các quốc gia nhà nước. Công trình nghiên cứu của Francis Galton về trí thông minh di truyền, dựa vào cuốn Nguồn gốc của muôn loài, là tác nhân cho sự phát triển lý thuyết mới -thuyết ưu sinh. Thuyết này dựa trên một nguyên lý của khoa học sinh học – xã hội mà phát biểu rằng kẻ yếu (tức là “người nghèo”, tầng lớp dân lao động hoặc là có nguồn gốc “thấp kém”) không được khuyến khích sinh đẻ trong khi đó kẻ mạnh (tức là những người giàu có quyền lực) lại được khuyến khích[6]. Sau khi có được ảnh hưởng nhất định trong giới chính trị nước Anh trong những năm trước chiến tranh Thế giới thứ nhất, thuyết ưu sinh dường như bị toàn giới khoa học phản bác. Nhưng lịch sử thế giới ở thế kỷ 20 để lại những dấu ấn khùng khiếp liên quan đến tính thượng đẳng dân tộc, và các định luật của thuyết ưu sinh dường như liên tục ám ảnh cuộc nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất của chúng ta. Tiến triển trong dự án Bộ gien người đang bị gián đoạn bởi những cuộc thảo luận đầy lo ngại về sự biến đổi gen, và sẽ gây nên nhiều cuộc tranh cãi kiểu này hơn trước khi dự án đó kết thúc trong một tưomg lai khá gần.
Với cách nhìn đó, người ta lập luận rằng Darwin “quá hiền lành” khi chấp nhận để cho những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội lạm dụng tên của ông trong khi đó mục đích thực sự của công việc ông làm, là tốt, nhưng lại bị đặt sang một bên[7]: Cuốn sách giàu tính hình tượng và ý tứ nhưng nó không bao giờ có thể bị trói buộc vào những mục đích nhân đạo cơ bản của tác giả. Hơn nữa, sự gán ghép của cuốn Nguồn gốc của muôn loài với chủ nghĩa tư bản ủng hộ thị trường tự do trong giai đoạn gần đây đóng vai trò như là một thứ gợi cho một vài người nhớ rằng sự lựa chọn của thiên nhiên bản thân nó là một sản phẩm của những véctơ lịch sử trong thời đại của họ và vị thế của uy quyền khởi đầu: đúng vậy, của giai đoạn giữa thời Victorian của nước Anh. Đứng ừên quan điểm này, khoa học của Darwin là một thí dụ của giai cấp tư bản đầy quyền lực, làm chủ quốc gia công nghiệp phát triển đầu tiên của thế giới, và nhìn thấy trong tự nhiên hình ảnh của sự tiết kiệm và nguồn năng lượng không bao giờ ngừng chảy của chính nó; sự lựa chọn của tự nhiên vừa là sự thể hiện của giai cấp tư bản, chủ nghĩa tự bản tự do và vừa là công cụ được sử dụng như là ý thức hệ. Chúng ta nên nhớ rằng thân thế của Darwin gắn liền với gia đình Wedgwoods, vì thế khi ai đó liên hệ Malthus tới công việc đang phát triển của Darwin có thể ít gây ra ngạc nhiên cho mọi người. Có vẻ như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi kèm theo quyển Nguồn gốc của muôn loài trên danh sách 1859 của Murray, là cột mốc của chủ nghĩa kinh doanh cá thể, tác phẩm Tự giúp mình của Samuel Smiles.
Nhưng nếu chính trị là vấn đề chủ đạo thì cuốn Nguồn gốc của muôn loài cũng có tầm quan trọng không kém gì. Ở Paraguay, số lượng “một loài ruồi nào đó” mà đẻ trứng trên rốn những con ngựa hoang vừa mới sinh, gia súc và chó, đông hơn số lượng chim sâu ăn những con ruồi này. Những con chim sâu đó đến lượt mình lại làm mồi cho loài diều hâu và các con vật ăn thịt khác; nếu loài ruồi bị giảm đi về mặt số lượng, số lượng ngựa, gia súc và chó sẽ tăng lên và như vậy làm thay đổi thảm thực vật. Sự thay đổi này tới lượt nó lại ảnh hưởng tới các loài côn trùng, và loài chim sâu… và cứ như vậy “một vòng tròn phức tạp của những thay đổi không bao giờ kết thúc”. Ở nước Anh, mèo thì săn chuột, và những con chuột đồng thì săn gà và phá tổ của loài ong duy nhất mà có thể làm tươi tốt loại cỏ ba lá; vì vậy, “chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng sự có mặt của loài mèo với số lượng lớn trong khu vực đó có thể quyết định, thông qua sự can thiệp đầu tiên vào đời sống loài chuột sau đó tới ong, sự phát triển của một số loại hoa nhất định tại khu vực đó”. Đây có thể là “cuộc chiến vĩ đại trong cuộc đời”; nhưng nó cũng là một minh chứng rằng “mạng lưới quan hệ phức tạp” mà gắn chặt các loài “động vật và thực vật, rất bé nhỏ so với thiên nhiên” với nhau – hay nói cách khác, là sự chứng minh của “mối quan hệ tương tác giữa các cơ thể sống”. Mối quan hệ này chặt chẽ đến mức mà cấu trúc của mỗi cơ thể sổng là một chức năng của “tất cả các cơ thể hữu cơ khác” có thể trở thành sự cạnh tranh giành lấy nguồn thức ăn hay lãnh thổ, hoặc là trở thành con mồi chạy trốn hoặc là con thú săn đuổi.
Cuốn sách có ý nghĩa thực tiễn lớn nhất khi xem xét mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau là đặc trưng cơ bản của những hệ sinh thái đa dạng. Chúng ta nên nhớ rằng những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái trong cuốn sách này mà Darwin đã thu thập được trong chyến đi thám hiểm trên con tàu Beagle, nằm trong phạm vi của ngành địa lý sinh vật, cuộc nghiên cứu về sự phân chia không gian sinh tồn của các hình thái sống[8]. Như Darwin giải thích trong lời mờ đầu của cuốn Nguồn gốc của muôn loài, ông cảm thấy rất khó hiểu và bị ảm ảnh bởi “một vài thực tế nhất định trong sự phân chia nơi cư ngụ ở Nam Mỹ” trong suốt cuộc hành trình. Chưomg XI và XII giải quyết chi tiết vấn đề này. Những sinh vật biển sống ở bờ biển phía đông và tây vùng Nam và Trung Mỹ hầu như hoàn toàn bị tuyệt chùng, mặc dùng chúng chỉ bị ngăn cách bởi một eo đất hẹp của kênh đào Panama; trong khi đó, những loài thực vật sổng trên các đinh núi châu Mỹ và châu âu lại có thể hoàn toàn giống nhau. Lời giải thích cho một vài hiện tượng kỳ lạ như vậy dường như không hề dễ dàng: Một mặt, có sự khác biệt rất lớn giữa các loài sổng trong những khu vực địa lý, khí hậu tương tự nhau, và mặt khác lại có sự tương đồng giữa các loài sống trên lục địa khác nhau.
Khái niệm giúp giải thích những bí ẩn trên chính là sự di cư. Cộng đồng các thực thể sống hay là các hệ sinh thái ít nhiều có thể thẩm thấu qua các đường biên giới, hoặc là cho phép hoặc là hạn chế sự nhập cư và sự di cư. Ở đây, chúng ta lại một lần nữa bắt gặp phát hiện thú vị trong sự tìm tòi của Darwin: đó là trong cách mà hạt giống được phát tán khắp đại dương. Một vài độc giả có thể quyết định bỏ qua những kết luận thống kê của Darwin (Con cháu của Joseph Hooker đã châm chọc ông về tính khó hiểu và khó đọc của những phần đó); song vẫn có một sự hòa trộn khó diễn tả của điều nhàm chán và lý thú trong bài viết của ông: “Trong một lần đi thực nghiệm tôi đã bắt gặp một miếng đất sét khô có tới hai mươi hai hạt ngũ cốc dính vào chân một con gà gô và trong miếng đất đó có một viên đá cuội to bằng hạt giống cây đậu tằm” – và trong lời gợi ý của ông dành một chút thời gian suy nghĩ hiện tượng hàng triệu con chim cút mỗi năm vượt qua Địa Trung Hải; và liệu chúng ta có thể nghi ngờ rằng miếng đất sét dính vào chân con những con chim đó có thể đôi lục chứa một vài hạt giống nhỏ bé? Sử dụng phương pháp phân tích đó, khái niệm về sự dí trú cũng đòi hỏi một “hiểu biết” về những quá trình địa lý xuất hiện trong các thay đổi khí hậu suốt quãng thời gian dài. Từ hạt giống nằm trên chân con chim, Darwin đã đưa chúng ta quay trở lại kỳ nguyên băng hà chỉ trong vòng vài trang giấy, và sự tách rời các vùng đất có khí hậu lạnh và/hoặc khí hậu ôn hòa dưới tác động của thay’ đổi khí hậu địa lý gây nên sự cô lập của một vài vùng địa lý cách xa nhau nhưng lại có nhiều điểm tương đồng.
Điểm mấu chốt của công việc đòi hỏi nhiều nghiên cứu và tìm tòi về quá trình di trú: tuy nhiên chủng ta khó có thể tường tượng được hết tính phức tạp của những tác nhân ảnh hưởng trong một hệ sinh thái, chính là cộng đồng luôn luôn là một hệ thống vật lý đóng. Mặc dù thuận tiện nhưng nó đôi khi dường như thừa nhận sự sáng tạo đặc biệt và siêu hình của những loài giống nhau tại các điểm khác nhau trên trái đất. Một sự giải thích khoa học luôn luôn có thể đưa ra nếu như chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức, giống như sự lựa chọn của tự nhiên lúc nào cũng có đưa ra lời giải đáp đầy đù cho tính phức tạp của bất kỳ cơ thể sống nào. Darwin chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chình sửa lại cách nhìn của chúng ta, giúp chúng ta có quan điểm mới đúng đắn về thế giới, về tính phụ thuộc lẫn nhau với niềm tin tưởng chắc chắn nếu có đối lập rằng lý lẽ phải chiến thắng “trí tường tượng” – một phiên bản, không thể chối cãi được, của câu châm ngôn cổ: sự thực luôn lạ lùng và bí ẩn hơn là sự viễn tường. Thông qua hàm ý, không nói thẳng ra, Darwin không tin vào sự sáng tạo của Chúa trời mà chì tin vào tính đối trọng của toàn bộ hệ thống thiên nhiên – đó là tất cả những gì chủng ta cỏ; khái niệm “Đấng sáng tạo” như xuất hiện trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài rõ ràng bị kiềm chế nhiều về mặt ngữ nghĩa do nếu giảm tầm quan trọng của “Đấng sáng tạo” sẽ làm cho tác phẩm của ông gặp khó khăn trong quá trình xuất bản. Nhưng cũng có những phiên bản hoặc là sự giải thích về hệ thống này: cuộc cạnh tranh khốc liệt; cộng đồng cùng tồn tại phụ thuộc.[9]
Cố tình tránh bất kỳ khả năng xảy ra những can thiệp về tôn giáo, nhượng bộ tình cảm hoặc làm thỏa mãn tư tưởng chính thống thời gian đó, nhưng Darwin vẫn tin rằng sự thay đổi tích cực là có thể có, và rằng nó có thể tìm thấy trong mọi bản thân lý thuyết về tiến hóa – trí thông minh của con người.
Một điều rất đáng được chú ý trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài liên quan đếấn động vật giống người. Người đọc sẽ không thể tìm thấy một suy đoán nào về loài khi là tổ tiên của chúng ta; người đầu tiên cần được nhắc tới khi nói đến sự mờ rộng cuộc tranh luận về chủ đề gây nhiều tranh cãi kiểu này chính là ông T.H. Huxley, bạn đồng nghiệp và cũng là một người hoàn toàn tin vào Chúa trời của Darwin. Darwin đã đoán trước được một “cuộc cách mạng lớn” trong lịch sử tự nhiên sau khi cuốn sách này của ông được xuất bản, với một sự chấc chắn người đọc sẽ nhận ra đâu đó trong toàn bộ tác phẩm, và việc “nguồn gốc của loài người sẽ được làm sáng tỏ” vẫn chỉ là nguồn tham khảo trực tiếp đến nhân loại. Và lại một lần nữa, điều này rất hiếm khi cần tới: sự phản đối của công luận ngay lập tức nổi lên khi cuốn Nguồn gốc của muôn loài chứng minh là cuộc tranh cãi với chủ đề tiến hóa lúc nào cũng là cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người. Công trình nghiên cứu mới đây – của nhà lịch sử Alfred w. Crosby cũng đề cập đến nhận thức sâu sắc của Darwin về thế giới tự nhiên trong suốt chuyến hành trình trên con tàu Beagle có thể không thể tách rời khỏi sự nhận thức về can thiệp con người[10]. Luận đề của ông Crosby là chủ nghĩa đế quốc châu âu ở thế kỷ 19 mang nặng khía cạnh sinh học cũng như chính trị, kinh tế và văn hóa; quá trình thực dân hóa liên quan đến, dù là ngẫu nhiên hay cố ý, sự nhập khẩu quần thể động thực vật từ Lục địa già sang Lục địa trẻ. Những dạng động thực vật loại này luôn luôn thắng thế trước những cây cỏ, con thú cạnh tranh bản địa, làm thay đổi những người bị thực dân hóa thành hình ảnh của những người thực dân hóa, và nhờ đó giúp cho sự cai quản thuộc địa dễ dàng hơn. Darwin viết trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài “Khi xem xét tốc độ khủng khiếp mà hàng hóa châu âu tràn ngập khắp Niu-di-lân và có mặt tại hầu hết các nước có người cư trú, thì chúng ta có lẽ sẽ tin rằng nếu tất cả các loại động thực vật của Đe chế Anh được mang tới Niu-di-lân, theo thời gian một số lượng khổng lồ các dạng sống của Anh có thể trở nên hoàn toàn quen thuộc với nơi này, và có thể sẽ xóa sổ rất nhiều loài bản địa”.
Darwin có lẽ không thể tỏ ra thờ ơ trước mối liên hệ sâu sắc của chủ nghĩa đế quốc xét về mặt sinh học và chính trị trong thời đại ông sống. Ông chính là sản phẩm của xã hội đó, có rất nhiều đặc trưng của nó. Tuy thế, Darwin vẫn biết rằng, bằng kinh nghiệm của chính bản thân, là tính bền vững của sự sống đa dạng phong phú trên trái đất không tương thích với một dự án mà tìm cách sử dụng kiến thức và quyền lực của nó để thống trị và đàn áp. Ý tường chính của các cuộc tranh luận trí tuệ trong nửa sau thế kỳ 19, “Vị trí của con người trong tự nhiên thực sự là vô cùng quan trọng, khả năng ngôn ngữ và trí tuệ cao của loài người, mà nhờ đó một lực lượng có dáng vẻ siêu nhiên để can thiệp và thiết kế dường như là có thể, nhưng không hề tách rời con người khỏi thế giới tự nhiên: chúng vẫn là một sự trùng hợp thú vị của quá trình tiến hóa phức tạp của tự nhiên, một phần của chuỗi liên tục trong tự nhiên. Trong thời đại của chúng ta, khi mà tầm quan trọng của quan điểm mới về tự nhiên dường như cấp bách hơn bao giờ hơn, và khi chúng ta đang cố dừng lại để suy nghĩ về sự kiện kinh tế chính trị quan trọng của thời gian qua, cuốn Nguồn gốc của muôn loài, với tình cảm và sự cảm thông sâu sắc, phương pháp tiếp cận mờ và bao quát đối với tất cả các hiện tượng, và vô số những ứng dụng và mối quan tâm dường như không bao giờ hết của quyển sách, cung cấp một mô hình kiến thức về hệ sinh thái mà chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cần đến”
JEFF WALLACE
Đại học Glamorgan
CHÚ THÍCH:
[1] Whig: Một đảng phái chính trị ở nước Anh ở thế kỷ 18 -19.
[2] Gillian Beer, Darwin”s Plots: Câu chuyện tiến hóa của Darwin, George Eliot và Thể kỷ 19 viễn tưởng, trang 25, Ark, London 1985.
[3] Adrrian Desmond và James Moore, Darwin, Michael Joseph London 1991.
[4] Xem Beer, Darwin”s Plots, và Opert Field: Science in Cultural Encounter, Clarendon Press, Oxford 1996.
[5] Xem Robert Young, Darwin”s Metaphor: Nature”s place in Victorian culture, Cambrridge University Press, 1985; đặc biệt là chương 4, “Phép ẩn dự của Darwin: có thực sự là tự nhiên lựa chọn?”
[6] Xem Francis Galton, Herediary Genius: An Inquìry into its Laws and Consequences, Julian Friedmann Publisherss, London 1979; Frank Mort, “Health and Hygiene: The Edwarrdian State and Medico – Moral Politics”, trong eds Jane Beckett và Deborah Cherry, The Edwardian Era, trang 26 -33, Phaidon Press barbican Art Gallery, Oxford London 1987
[7] Raymond Williams, “Social Darwinism”, trong cuốn Problems in Materialism and Culture: Selected Essays, trang 89, Verso, London 1980.
[8] Xem Michael Ghiselin, The Triumph of the Darwinian Method Chater 2, “Biogeography and Evolution”, University of Chicago Press, 1984.
[9] Một ví dụ về lời chỉ trích mạnh mẽ việc coi nhũng người theo tư bản chủ nghĩa hiểu sai về bản chất sự lựa chọn của tự nhiên, thay vào đó đề xuất rằng “tính xã hội mới chính là quy luật của tự nhiên cũng như giống như cuộc đấu tranh chung”, xem tác phẩm chính của nhà văn Nga Petr Kropotkin: Mutal Aid: A Factor in Evolution , 1914 (tái bản bởi công ty phát hành sách Potter Sargent, Boston, Mass).
[10] Alfred w. Crosby, Ecological Imperialism: The Biological Expansion of Europe, 900 – 1900, Cambridge University Press, 1986.
Charles Robert Darwin sinh năm 1809, con của bà Susanna (con gái của ông trùm tư bản Josiah Wedgwood), với ông Robert Darwin, một bác sỹ giàu có vùng Shroshire (con trai của nhà khoa học – nhà thơ và cũng là nhà vật lý Erasmus Darwin). Đọc tiểu sử của ông, ít người nghĩ rằng Darwin sẽ trở thành một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu quá trình tiến hóa của muôn loài. Ông hoàn toàn thuộc về tầng lớp quý tộc Anh, mặc dù là thành viên đảng Whig[1], có khả năng kinh doanh nhưng lại theo tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng thịnh hành thời bấy giờ. Và sau một thời gian theo học tại trường Shrewsbury với kết quả không có gì nổi bật, Darwin được gửi vào trường Đại học Edinburgh theo học chuyên ngành y khoa giống như bố của ông. Hai năm sau, vào năm 1827, ông bắt đầu môn thần học tại trường Đại học Cambridge sau khi cha ông quyết định không cho ông tiếp tục ngành y không có tương lai để chuyển sang một lĩnh vực chắc chắn và được ưa chuộng hơn: trở thành thành viên của Giáo hội. Nhưng vào thời gian đó, Darwin lại tỏ ra thích các hoạt động thể thao hơn là nghiên cứu, và công việc của một vị mục sư lại xem ra quá hợp với cậu thanh niên may mắn giàu có thích nay đây mai đó này. Nhưng những hạt giống đầu tiên của niềm say mê lịch sử tự nhiên trong ông đã được gieo mầm ở chính giai đoạn này; tại trường Đại học Edinburgh, khi là thành viên của Hiệp hội sinh viên Plinian; ông được tiếp xúc với thế giới của những cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa duy vật, và chịu rất nhiều ảnh hưởng của ông Robert Grant, một nhà khoa học về tiến hóa và chuyên gia về động vật không xưomg sống ở biển. Darwin luôn đi theo ông Grant trong những cuộc khảo sát thực địa và dần dần học tập phương pháp nghiên cứu và quan sát của ông khi hai người cùng nghiên cứu về con hải miên. Sự ảnh hưởng này lại ngày càng gia tăng tại trường Đại học Edinburgh, nơi mà những thí nghiệm của riêng ông Darwin về các loài cây và côn trùng được tiến hành và phát triển. Ông tham gia vào cuộc thám hiểm của Adam Sedgwick, một giáo sư địa chất nổi tiếng, tới vùng Bắc xứ Wales. Chuyến đi này đã củng cố chắc thêm kiến thức của ông về địa chất; nhưng quan trọng hơn cả chính là thời gian khi ông làm trợ lý chính cho ông Rev John Henslow, một giáo sư về thực vật học, người đã truyền tất cả những nhiệt huyết của mình về công việc sang ông. Ông Henslow cũng có thể là hình tượng của Darwin, một chuẩn mực của mục sư thời đại Victoria – một nhà tự nhiên học – của một mối quan hệ gắn bó, biểu tượng về việc có thể tồn tại giữa công việc của một mục sư tại thị trấn nhỏ và sự tiếp tục các cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng trước khi Darwin có thể chắc chắn trơ thành một nhà khoa học thực thụ, giáo sư Henslow đã khuyên ông nên là một nhà tự nhiên học và là bạn đồng hành của thuyền trưởng James Fitzroy trên con tàu thám hiểm HMSS Beagle tới cực nam trái đất. Những ảnh hưởng của chuyến viễn thám này đối với Darwin là cực kỳ hữu ích, xét trên rất nhiều mặt.
Trong giai đoạn từ năm 1831 cho tới năm 1836, với vai trò là một nhà tự nhiên học trên con tàu HMS Beagle, ông đã có dịp tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên hoàn toàn khác biệt; khoảng thời gian ngắn ngủi mà Darwin có được để khám phá những vùng đất Nam Mỹ đã trở thành kinh nghiệm quý báu cả đời, tạo ra một ảnh hưởng lớn và kéo dài tới cách suy nghĩ và trí tường tượng phong phú của ông về thiên nhiên và đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành cơ chế giải thích táo bạo mà đã đơm hoa kết trái hơn 20 năm sau đó: cuốn Nguồn gốc của muôn loài (1859). Nhà tự nhiên học trẻ tuổi này đã viết ứong cuốn nhật ký về cuộc hành trình này, mà về sau trở thành cuốn Chuyến đi của con tàu Beagle (Tủ sách văn học cổ điển thế giới – 1997): “Ôi, thật là một niềm khát khao cháy bỏng lớn lao đối với một người yêu thiên nhiên khi được nhìn thấy, nếu điều này là có thể, cảnh sác tuyệt vời của một thế giới khác! Mà đối với bất cứ ai ớ châu âu, thật sự khung cảnh này chi cách họ có vài độ, một thế giới kỳ diệu đang mờ ra trước mắt anh ta”.
Do đó, với những đọc giả lần đầu tiên biết tới cuốn Nguồn gốc của muôn loài, có lẽ là tác phẩm mang tính cách mạng nhất của trí tưởng tượng khoa học cận đại, có thể ngạc nhiên khi bất thình lình phát hiện ra mình đang ở trong thế giới giai đoạn giữa thế kỷ 19 của những người thích nghiên cứu chim bồ câu nước Anh. Ông Darwin cố gáng giải thích lý thuyết của mình cho những người đọc có kiến thức và có đầu óc phân tích bằng cách xuất phát từ những hoạt động thường ngày; chương đầu tiên của ông cho rằng những hoạt động của người nhân giống tại giã, trong quá trình lựa chọn qua một vài thế hệ những biến thể tốt nhất trong số những con giống của họ, có thể giúp chúng ta hiểu rằng tổng thể thế giới thiên nhiên đang liên tục biến đổi. Lý do cho cách giải thích bước đầu như vậy là khá rõ ràng và mang tính sư phạm: bắt đầu bằng một thứ quen thuộc. Tuy vậy trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài, chúng ta cũng sẽ bắt gặp cảnh mà không phải là Câu lạc bộ nuôi chim bồ câu London mà là cảnh cơn mưa rừng nhiệt đới từ thời nguyên thủy ở Brazil và những quần đảo núi lửa tại Galapagos Archipelago. Và sau đấy, độc giả sẽ sớm nhận thấy mình đang đi tiến đi lui dọc một đoạn giữa những cái “quen thuộc” và cái “khác”, giữa cái “nội địa” và cái “ngoại lai”, trong những dòng chữ mà dường như coi khinh ranh giới chia tách các vật thể nói trên. Với biến thể kỳ lạ và không đoán trước được, chúng ta sẽ gặp những kẻ man rợ Tierra del Fuego ăn thịt phụ nữ; những con gián nhỏ vùng Asiatic; những cây thân dày dạng củ cải Thụy Sỹ thông thường; những mấu cây của các cây tre dài thuộc quần đảo Malay; những mảng lông trên da mang trứng của con chân tơ, những khu vực trũng của vùng bắc và nam Weald; những đáy trầm tích tại cửa sông Mississippi trong suốt kỷ nguyên băng giá. Nhiệm vụ của nhà tự nhiên học Darwin, khi mà là trong tâm khoa học trong công việc của ông và chỉ có thể đạt được thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ sống động và sáng tạo, là để biến những thứ lạ lùng hay “không thể tin được” thành những điều quen thuộc gần gũi với chúng ta, và biến những khía cạnh vấn đề vô cùng khó hiểu và chưa bao giờ được biết đến trở nên dễ hiểu, kiến thức chung của mọi người. Thành công của ông, trong văn cảnh mà sự quyến rũ không hề giảm đi nếu không muốn nói là tăng thêm khi chúng ta tiến vào những góc cạnh dị thường của thiên niên kỷ, thật ra nằm trong sự phát hiện rằng những thế giới đối lập nhau trên thực tế lại là một. Vậy thì cái gì là trung tâm mà mọi nỗ lực đều dành cho nó?
Trong tiêu đề ngắn gọn như mọi tiêu đề khác, cuốn Nguồn gốc của muôn loài có thể gây ra sự hiểu nhầm cho những người đọc đương đại. Tiêu đề của cuốn sách sẽ chính xác hơn, mặc dù có thể là kém hấp dẫn hơn, nếu được đặt theo tên tác phẩm khổng lồ đang còn dang dở trên bàn giấy mà đã được tóm tắt một cách khá vội vàng: Sự lựa chọn của thiên nhiên. Bởi vì cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài là sự giả thích của Darwin về lý thuyết lựa chọn tự nhiên của ông. Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết này là không một loài nào có thể không bao giờ thay đổi; tất cả mọi thứ đều tiến hóa, và vẫn tiếp tục tiến hóa trong suốt quá trình một thời gian rất dài. Lý thuyết này thách thức quan điểm thống trị của những người theo chủ nghĩa sáng tạo luận về các loài là được tạo ra một cách đặc biệt và tách biệt bởi ý muốn của Chúa trời; Tự nhiên, đối với Darwin, là một thể liên tục, làm nền tảng cho một sự phỏng đoán rằng: “Các con vật có nguồn gốc từ nhiều nhất chỉ bốn hoặc năm đời và đối với các loài thực vật, con số này chỉ bằng hoặc kém hơn” hoặc là thậm chí – mặc dù nhà tiến hóa học đặt cược ở đây – là: “có khả năng tất cả các loài hữu cơ đã từng sống trên trái đất này là con cháu của một loài nguyên thủy mà chính nó sự sống đã được thổi vào”.
Tất nhiên Darwin không phải là người đầu tiên nhận ra rằng về cơ bản mọi thứ đều đổi thay. Một nhận định mang tính triết lý ít nhất có từ thời Hy Lạp cổ đại của nhà triết học Heraclitus về khái niệm thế giới trong một trạng thái luôn luôn thay đổi hay là trong trái thái “lửa”. Ông cũng không phải là người đầu tiên trong thế hệ của ông khởi xướng thuyết “người biến hình” hoặc là “người đột biến” trong lịch sử thế giới tự nhiên: như là cuốn “Tóm tắt lịch sử” đã thêm vào lần tái bản thứ ba của cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài (và được in lại trong quyển sách này) chỉ ra, trong nửa đầu thế kỷ 19, những ý tưởng về lý thuyết của Darwin đã từng xuất hiện, và Darwin rõ ràng tìm ra trong lý thuyết của mình có những ý tưởng đó.
Nhưng chính sự giải thích của ông về cách mà muôn loài thay đổi và phát triển đã làm cho tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài trở nêấn độc đáo, cỏ một không hai. “Sự lựa chọn của thiên nhiên” được định nghĩa là “sự duy trì những biến thể tốt và loại bỏ những biến thể xấu”, ở đây, cụm từ “sự duy trì” nói đến một quá trình trong đỏ các cơ thể khỏe hơn hoặc là “thích hợp hơn”, được trang bị với những biến thể hữu ích dù có bé hơn xét về mặt tỷ lệ, có nhiều khả năng tồn tại và tái sinh hơn hơn những cơ thế yếu. Do đó, vô số thế hệ các loài “thay đồi”, theo cách mà những thực thể phù hợp hơn, có khả năng thích nghi cao hơn đã thay thế dần dần – hoặc đang thay thế liên tục – những thực thể có ít khả năng thích nghi hơn và như vậy, theo quy luật tự nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng. Những nhà nhân giống chim bồ câu đáng kính của Darwin đi theo một phiên bản “nhân tạo”, yếu hơn của quá trình lựa chọn này; một người nhân giống tốt chỉ cho phép những con giống giỏi nhất sinh sản, và loại bỏ những con yếu kém. Nhưng “con người chỉ có thể tác động tới những vật thể bên ngoài hữu hình”, trong khi đó, thiên nhiên “có thể tác động tới mọi cơ quan bên trong, tới mọi sự vật vô hình của khác biệt về thể trạng, tới toàn bộ cơ chế đời sống”; năng lực tuyệt đối của sự lựa chọn tự nhiên là hầu như không thể đo đạc được.
Người ta thường nói rằng sự lựa chọn tự nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trên khắp thế giới, trong mọi biến thể, thậm chí là những cái nhỏ nhất; loại trừ những cơ thể xấu, duy trì và phát triển tất cả cơ thể khoẻ; hoạt động một cách thầm lặng và vô hình, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cơ hội xuất hiện, biến đối theo hướng tích cực mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó. Chúng ta không hề nhìn thấy bất cứ điều gì từ những thay đổi chậm chạp của quá trình này, cho đến khi bàn tay thời gian để lại dấu ấn của mình sau một thời kỳ dài…
Lý thuyết này dựa trên một vài nhân tố cần thiết. Thứ nhất, đó là tồn tại “một thể nguyên thủy”, nguồn gốc của bàn thân “sự sống”, mà Darwin khẳng định công việc của ông không thể “giải thích hay can thiệp” được. Sau đó, một khoảng thời gian dài chậm chạp trôi qua, không thể nhận thức được hay là cái mà bây giờ chúng ta gọi là “thời gian sâu”, thông qua đó, nguồn gốc của sự sống bắt đầu đa dạng hóa thành vô số hình thái sự sống tự nhiên và cuối cùng trở thành những cơ quan phức tạp và “hoàn thiện” như là mắt người chẳng hạn. Trong giai đoạn thế kỷ 19 mà nhà thờ có vai trò khá lớn, môn “thần học tự nhiên” truyền thống, được thiết lập trong công trình tác phẩm cùng tên của William Paley (1802) và kế đó được trân trọng nhắc đến trong rất nhiều Bridgewater Treatises quyền năng, những cấu trúc bộ phận như kiểu của mẩt người được giải thích bởi khái niệm quyền lực tuyệt đối của Chúa trời: chúng là sản phẩm của Đức Chúa. Nhưng trong tác phẩm Những nguyên lý của Địa chất gồm ba phần của Charles Lyell với lý thuyết “đồng nhất” hay tiệm tiến luận về quá trình đột biến địa chất dường như tiêu diệt sự tồn tại của trái đất trong kinh thánh 6.000 năm, thay thế nó bằng một giai đoạn “hoàn toàn không thể hiểu được” cần thiết cho sự tiến hóa của những thể vô cùng phức tạp. Tuy vậy, Darwin cho rằng sẽ là chưa đủ nếu chi đọc các tác phẩm của Lyell và các chuyên luận khác về sự hình thành của đá nhằm để nhận thực đúng đắn sự mênh mông rộng lớn của giai đoạn tiến hóa sâu thẳm: “Hằng năm, một người phải tự mình tìm hiểu nghiên cứu vô số địa tầng chồng lên nhau, và quan sát biển bào mòn những tàng đá nhiều tuổi, tạo nên những tầng trầm tích mới, trước khi anh ta có thể hi vọng hiểu được mọi thứ theo dòng thời gian, những tượng đài kỷ niệm xung quanh chúng ta”.
Quá trình lựa chọn cũng được chứng thực nhờ vào việc suy xét xem liệu thế giới tự nhiên sẽ trông như thế nào nếu không có quá trình sàng lọc này. Điều cốt yếu ở đây là số lượng loài có thể tồn tại ít hơn so với số loài sinh ra: nguyên tắc “tăng theo cấp số nhân”, nếu tất cả các cá thể và rất nhiều trứng và giống của chúng có thể tồn tại và sinh sản không được kiểm soát, trái đất này sẽ sớm bị bao phủ – “tràn ngập” bởi “dòng dõi con cháu của một đôi duy nhất”, thậm chí là loài voi cái to lớn chậm chạp, mà theo sự tính toán của Darwin đẻ 3 cặp trong vòng đời 60 năm của chúng, sẽ tạo ra số lượng 15 triệu con vào cuối thể kỷ 15 trong quá trình tồn tại của chúng. Để cho hệ thống tự nhiên có thể phát triển tồn tại được, “quá trình tranh đấu cho sự sinh tồn” là không thể thiếu. Ở đây, với những người nhân giống chim bồ câu, Darwin tỏ ra mâu thuẫn khi sử dụng một ví dụ “thiếu tính thuyết phục” trong thế giới loài người để minh họa cho một nguyên lý mạnh mẽ hơn rất nhiều của tự nhiên; trong trường hợp này, gây nhiều tranh cãi, tác phẩm của Thơnas Malthus, cuốn Bài luận về dân số (1798) cho rằng dân số loài người sẽ luôn luôn vượt quá nguồn sinh kế của mình trừ khi chịu sự can thiệp giới hạn của tự nhiên hoặc có ý thức của con người. Đấu tranh sinh tồn là “học thuyết của Malthus được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực của vương quốc động và thực vật”; với quá nhiều nơi trong tự nhiên để khám phá, sự lựa chọn tự nhiên theo nghĩa này có thể được coi là để tận dụng bất cứ sự điều chỉnh nào trong điều kiện – từ sự xuất hiện của một cây tại một khu vực, tới sự thay đổi thời tiết dài hạn hoặc là khắp nơi -nhằm để chứng thực nguyên lý của sự hủy diệt; vì “sự tuyệt chủng và sự lựa chọn tự nhiên luôn luôn song hàng”.
Cuối cùng, lựa chọn tự nhiên cũng dựa vào chính sự thay đổi. Lý thuyết của Darwin hình như là đưa ra một lời giải thích về tính năng động đa dạng của thế giới sự sống, nhưng nó lại chi phản ánh những kết quả logic của sự biến đổi, và không hoặc là không thể tính đến sự biến đổi cá nhân. Nếu sử dụng một trong những minh họa giả thiết của cuốn sách: nếu một con sói, mà săn rất nhiều con vật khác nhau bằng kỹ năng săn mồi, sức mạnh và tốc độ của nó sẽ sống ở vùng mà tại đó những con mồi nhanh nhất, con hươu, vì một lý do nào đó tăng lên về mặt số lượng tại thời điểm khan hiếm, và khi những con mồi khác giảm đi về mặt số lượng, thì chúng ta có thể suy ra rằng “những con sói nhanh nhất và khéo léo nhất sẽ có nhiều cơ hội tồn tại hơn, và do đó được duy trì và được lựa chọn”; nguyên nhân nào khiến cho con sói này nhanh hơn, khéo léo hơn con sói khác, hoặc là, cụ thể hơn, là hơn cha mẹ chúng trong quá trình săn mồi? Như Darwin đã phải thừa nhận: “Sự kém hiểu biết của chúng ta về quy luật đổi thay” – và bằng sự ám chỉ, về quy luật di truyền “là rất nghiêm trọng”. Sự xuất hiện sáng ngời của Jean Baptiste Lamarck, một trong những bậc tiền bối nổi tiếng về biến dạng sống cùng thời Darwin, là đủ cho thấy những vấn đề của biến đổi và di truyền được Darwin quan tâm như thế nào, và tầm quan trọng của chúng được thể hiện ở chương năm cuốn sách này.
Trong công trình nghiên cứu Triết lý về động vật học (1809), Lamarck lần đầu tiên nêu ra lý thuyết của ông về sự kế thừa những tính cách thu được. Thông qua sử dụng và thói quen, những cá thể có thể, theo như lý thuyết này, không chỉ thay đổi thể trạng của chúng nhằm thích nghi với môi trường mới mà còn di truyền các đặc tính đó cho con cháu chúng. Những đặc điểm hình thoi dài thường là những cái được lấy làm ví dụ minh họa chủ nghĩa Lamarck; có lẽ bởi vì hiệu ứng thị giác trực tiếp của chúng: cổ của con hươu cao cổ, chân của con chim cao cẳng. Lamarck do đó tin rằng trong một cơ chế tiến hóa từ từ, giống như sự lựa chọn tự nhiên, làm giảm đi tính cố định của các loài; nhưng tác phẩm của ông cũng không loại trừ khả năng tồn tại thế hệ tự phát của những kiểu mới, và được dựa trên mô hình kỹ thuật của lòng khát vọng và sự cải thiện mà người ta cho rằng là mang tính trừu tượng như là bản thân chủ nghĩa loài, vẫn có người tin là “quan điểm của Lamarck về quá trình tiến hóa vẫn còn nổi tiếng”[2]
Những dòng hồi ký mà Darwin viết vào những năm 1840 cho thấy ông ít có thời gian để nghiên cứu các khía cạnh vấn đề trong tác phẩm của Lamarck, và trong chương “Những quy luật của sự thay đổi” của cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài, chúng ta sẽ thấy ông đưa một loạt các phương pháp thay thế lý giải cho “điều kiện nhân tạo” của các con vật mới được sinh ra: sự phụ thuộc của hệ thống sinh đẻ vào những đổi thay trong điều kiện sống; hay là nguyên tắc của sự tương quan tăng trường nhờ đó mà những biến đổi nhỏ nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi khác của cấu trúc. Mặt khác, quay trở lại với những người nuôi chim bồ câu của ông, thực tế củạ nhân giống tại gia đã khiến Darwin “hoàn toàn tin” rằng “việc một vài con vật nuôi trong nhà sử dụng các bộ phận nhất định của chủng ta làm cho những bộ phận cơ thể đó phát triển và to ra, và ngược lại việc không sử dụng sẽ làm suy yếu chúng; và những thay đổi như vậy sẽ được truyền sang đời sau”. Thật là thú vị khi chúng ta thấy Darwin, trong suốt cả chương đó, liên tục quay trở lại và “làm xiếc” với những thứ bên lề thói quen và “các nguyên lý chính” của sự kế thừa. Còn Darwin, trong một chừng mực nào đó, dựa vào công trình của Lamarck vẫn tiếp tục là chủ để gây tranh cãi giữa những nhà bình luận về ông. Song điều rõ ràng ở đây là nếu sự chọn lựa tự nhiên ở một mức độ nào đó có thể dự báo được dựa trên một mức biến đổi nhưng nhỏ giữa con cái và bố mẹ thì nó sẽ cần một cơ chế lý giải cho quá trình di truyền, và sự biến dạng của vật chất ẩn trong quả trình sinh sản. Chúng ta bây giờ gọi quá trình cơ chế này là “gen” – một thuật ngữ, một khoa học mà vào năm 1859, Darwin không hề biết đến. Tiếp tục công trình nghiên cứu của Gregor Mendel, một nhà sư người Bohemian Augustunian, người đã đặt nền móng cho ngành khoa học này vào năm 1865 (nhưng lại không được biết đến cho tới đầu thế kỹ hai mốt), và cùng với thời gian, chúng ta có thể vẽ được bản đố gen người, chính mục tiêu này đã, đang và sẽ thôi thúc chúng ta nâng cao hiểu biết của mình bằng việc đọc cuốn Nguồn gốc của muôn loài với những kiến thức của chúng ta về gen di truyền.
Trong cuốn tiểu sử sống động của mình, hai ông Adrrian Desmond và James Moore đã thu hút được sự quan tâm tới ngành nghiên cứu bệnh lý học mới lạ mà Darwin theo đuổi khi trưởng thành. Khi bắt đầu khóa học cao học tại trường Beagle về quá trình chuyển hóa, Darwin đã bị mắc chứng đau nửa đầu. Căn bệnh này đã hành hạ ông, làm ông “khô héo trên giường bệnh, cảm thấy như đang bị tra tấn tàn bạo”; cuối cùng, “một phần ba cuộc đời làm việc của ông chìm trong sự đau đớn, run rẩy, nôn tháo, và dìm ngập ông vào băng giá”[3]. Sự đau đớn về thể xác và những cuộc xung đột tư tưởng mà cùng với nhận thức ngày một rõ rệt rằng những quan điểm của ông khác xa so với học thuyết chính thống Thiên chúa giáo được thể hiện rất rõ trong quá trình phát triển ý tưởng cho cuốn sách này. Bắt đầu bằng những quyển ghi chép về sự đột biến loài vào năm 1837, Darwin đã hoàn thành hai bản tóm tắt sơ bộ trong năm 1844. Nhưng cả hai bản thảo này đều không được biết đến rộng rãi. Ông tiếp tục cố gắng và cho xuất bản những nghiên cứu gây tranh cãi hơn, chẳng hạn như nghiên cứu của ông về cấu trúc và vị trí của những rặng san hô, về con hàu, trong khi vẫn âm thầm theo đuổi những ý tường lý thuyết táo bạo. Những bài viết và lá thư của ông trong giai đoạn này bị gián đoạn bởi nỗi sợ hãi và sự cam chịu: ông cảm thấy mình đã dành trọn cuộc đời cho một “suy nghĩ kỳ quặc”, nó giống như thú nhận “tội giết người”: “Ồ, bạn là người theo chủ nghĩa Duy vật biện chứng”, ông thường tự chỉ trích mình một cách hài hước. Cho đến trước những năm 1850, các bài nghiên cứu của ông được viết thành một cuốn sách dày, không có sự kết thúc, Sự lựa chọn của tự nhiên, thu thập những dẫn chứng về quá trình này một cách cẩn thận song rất khó khăn. Khả năng để cuốn sách có thể ra mắt công chúng là xa vời. Nhưng cuối cùng, ông cũng viết ra tất cả những suy nghĩ thật của mình; sự im lặng trong ông đã bị phá vỡ bởi yếu tổ bên ngoài.
Alffred Russell Wallace, một nhà tự nhiên học cũng là một người theo chủ nghĩa xã hội trẻ tuổi nghiên cứu và tìm hiểu về quần đảo Malay, đã trao đổi ý tưởng với Darwin, và gửi cho ông một vài mẫu vật thí nghiệm. Ông Wallace cũng đưa ra các quan điểm của ông về lý thuyết của cơ chế tiến hóa. Sự kiện này mà qua đó Darwin tìm thấy những điểm tưởng đồng trong lý thuyết của mình đã làm Darwin cảm thấy hết sức sung sướng và khuyến khích Wallace tiếp tục phát triển lý thuyết đó. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1858, một bức thư dài 20 trang được Wallace gửi đến cho Darwin. Trong bức thư chứa đựng một bản đề cương sơ lược về lý thuyết của sự lựa chọn tự nhiên. Không thể cư xử như một kẻ thiếu văn hóa, Darwin đồng ý giúp công trình nghiên cứu của Wallace có được sự quan tâm rộng rãi của công luận trong khi ông phải đối mặt với sự thực phũ phàng là sự chậm chạp đo để chỉnh sửa tài liệu đã khiến ông trở thành người đến sau. Sau khi tham khảo ý kiến với Charles Lyell và nhà thực vật học Joseph Hooker, một thỏa ước đã đạt được: bức thư của Wallace và những đoạn trích có liên quan từ công trình nghiên cứu của Darwin sẽ được đọc cùng một lúc trong buổi họp tại Hiệp hội Linnean ở London vào ngày 1 tháng 7 năm 1858. Sự vắng mặt của Darwin trong buổi hôm đó là do ông được báo tin về cái chết của cậu con trai bé bỏng, Charles, do bệnh ban đỏ. Do đó, tại thòi điểm tồi tệ ấy, rõ ràng là ông cần xuất bản tác phẩm của mình một cách nhanh chóng. Trong khoảng thời gian đi nghi với gia đình tại đảo Wight, thời gian an dưỡng và trị bệnh ở Moor Park tại Surrey, và thời gian ở nhà, Darwin đã hoàn thành xong cuốn Nguồn gốc của muôn loài trong vòng 10 tháng và chủ yếu là từ trí nhớ. Cuốn sách được xuất bản bởi John Murray trong tháng 11 năm 1859, và bán chạy đến nỗi mà kế hoạch tái bản lần thứ hai được đưa ra ngay lập tức.
Sự mô tả của Darwin trong cuốn sách đó với quan niệm là “một cuộc tranh luận lâu dài” xác nhận đánh giá của chúng ta về cuốn sách là sâu sắc và phong phú về nội dung – luôn luôn tỉ mẩn, tuy có đôi chỗ chưa được như ý, nhưng thường là sinh động và đầy xúc cảm trong kỹ năng thuyết phục. Nhận thức rõ vô số “khó khăn” trong quá trình trình bày lý thuyết của mình -không có bằng chứng cụ thể trong thiên nhiên về những dạng chuyển đổi, hay sự thiếu sót của những tải liệu địa chất, đây chỉ là hai vướng mắc nhất đổi với Darwin đôi khi người ta có cảm giác như Darwin thích dựng lên những chướng ngại vật đối với mình hơn là rũ bỏ chúng. Tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài tự tranh luận với bản thân nó, hay nói chính xác hơn là với một người đối thoại tưởng tượng – “anh ta người mà tin vào vô số hành động riêng rẽ của sự sáng tạo” – người mà lúc nào cũng sẵn sàng nêu ra các ý tưởng cần thiết đối lập với người theo chủ nghĩa sáng tạo luận. Tuy thể, sự xuất hiện của sự thật không thể chối cãi tất nhiên luôn luôn có thể gây ấn tượng tốt cho người đọc. Hom nữa, khi người đối thoại theo trường phái sáng tạo luận phải đối mặt với việc giải thích sự tồn tại lâu dài của những đặc điểm tiến hóa mặc dù khó nhận biết về những nguyên lý thiết kế, chẳng hạn như chân có màng của loài vịt sống trên cạn, hay là loài chim gõ kiến sống ở những cánh đồng không có cây tại La Plata, chúng ta nhận ra rằng những bằng chứng đó đứng về phía Darwin.
Công trình nghiên cứu gần đây của Gillian Beer về điểm chính của Darwin nhấn mạnh nhà khoa học xét trên một vài khía cạnh quan trọng phụ thuộc vào ngôn ngữ giống như bất kỳ “nhà sản xuất kiến thức” nào[4]. Ngôn ngữ thể hiện kiến thức, và kiến thức là sức mạnh, nhưng ngôn ngữ cũng nổi tiếng là bất tín và khỏ lường, luôn có nguy cơ làm sai lệch hoặc nói giảm những ý mà ta thực sự muốn truyền đạt. Thậm chí là bản thân cụm từ “sự lựa chọn của tự nhiên” cũng không phải là ngoại lệ, mà đoạn trích sau đang một lần nữa minh họa:
Người ta thường nói rằng sự lựa chọn tự nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trên khắp thế giới, trong mọi biến thể, thậm chí là những cái nhỏ nhất; loại trừ những cơ thể xấu, duy trì và phát triển tất cả cơ thể khoẻ; hoạt động một cách thầm lặng và vô hình, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cơ hội xuất hiện, biến đối theo hướng tích cực mỗi cơ thể sống trong mối quan hệ với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó.
Xét về mặt ngôn ngữ học, cụm từ “sự lựa chọn” hàm ý một nhân tố của sự lựa chọn có ý thức; một ai đó hoặc cái gì đó phải tiến hành quá trình chọn lọc, nhất là khi quá trình này kết hợp một vài động từ như “xem xét kỹ lưỡng”, “loại bỏ”, “duy trì”, “thêm vào” và “làm việc”. Có phải là nó không để cho cụm từ dễ dàng quên “không nhận thức”, hoặc là một chút hạn chế “Người ta có thể nói rằng”, người đọc có thể được tha thứ khi cho rằng trong phần này, Darwin cố gắng gán Sự thiết kế sáng tạo cho quá trình đó, cho dù thậm chí là nội dung chính trong công trình nghiên cứu của ông là để phản bác sự can thiệp siêu hình như vậy. Hơn nữa, tại điểm này trong bài viết của Darwin, “sự lựa chọn của tự nhiên” liên tục xuất hiện bằng một phương pháp diễn đạt quen thuộc hơn về “tác nhân của tự nhiên; chính là, từ bài luận về giống mà trong đó tự nhiên là giống cái, người mẹ nuôi dưỡng, người mà chi “lựa chọn” những đứa con mà bà cho là tốt nhất” (sự nhấn mạnh của tôi): “Mọi người con được chọn lựa đều hoàn toàn do bà ta quyết định; và người con đó được đặt trong một môi trường sống thích hợp nhất”.
Liệu ở đây chúng ta có thể rút ra kết luận rằng Darwin không hoàn toàn kiểm soát được ngôn ngữ mà ông sử dụng? Hay là, rằng những nguyên tố của tác nhân trong “sự chọn lựa” và “tự nhiên” đã giúp ông làm hài lòng những độc giả theo trường phái chính thống trong khi lặng lẽ đưa ra lý thuyết thực của ông dưới vỏ bọc đó? Sự thực là một điều gì đó phức tạp hơn, là sự hòa trộn của hai, dựa trên một thực tế là ngôn ngữ chắc chắn thể hiện thế giới trong ngữ cảnh nhân chủng học hay là lấy con người làm trung tâm. Ông khẳng định tại một điểm “Tôi nên tuyên bố rằng việc tôi sử dụng cụm từ Đấu tranh sinh tồn trong ngữ cảnh rộng mang tính ẩn dụ, bao gồm sự phụ thuộc của một các thể vào các cá thể khác, và bao gồm (điều này quan trọng hơn) không chỉ sự sống của các thể đó mà còn cả khả năng duy trì giống nòi”. Giống như cụm từ “sự lựa chọn của thiên nhiên”, cụm từ “đấu tranh sinh tồn” là một phép ẩn dụ; nó như thể là tự nhiên lựa chọn, hay là như thể mọi sinh vật liên tục đấu tranh cho sự tồn tại của chúng. Những hình mẫu cùng phụ thuộc, và hoạt động của “sự đấu tranh” mang tính trừu tượng hơn nhiều, không chì đơn thuần là sự cạnh tranh của hai loài động vật nào đó giành nhau khu đất, và làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của phép ẩn dụ. Tuy nhiên, điều chính xác là ngữ nghĩa”rộng mang tính ẩn dụ” mà giúp cuốn Nguồn gốc của muôn loài rất dễ dẫn đến kiểu hiểu nhầm đó hoặc là sự vận dụng sáng tạo mà Darwin, trong những lần tái bản tiếp theo bản thảo đưa ra ở đây, cố tìm kiếm sự giới hạn và kiểm soát[5].
Ngày nay, “chủ nghĩa Darwin” và “người theo chủ nghĩa Darwin” là những thuật ngữ quen thuộc đối với chúng ta. Do vậy, khi đọc cuốn Nguồn gốc của muôn loài tức là chúng ta đang tận dụng cơ hội xem xét xem kiến thức chung đấy quan hệ gần gũi đến mức nào với nguồn mà được coi là kiến tạo ra chúng. Bời vì có thể người ta sẽ sử dụng nó kiến thức đó nhưng cũng có thể lạm dụng nó và có rất nhiều thứ trong “chủ nghĩa Darwin” và “người theo chủ nghĩa Darwin” mà chúng ta có lẽ sẽ không tìm thấy ở Darwin. Hãy lấy đoạn dẫn sau đây về nguyên tắc chung của “người theo chủ nghĩa Darwin” làm ví dụ:
…sự lựa chọn của tự nhiên liên tục tìm cách tối ưu hóa tất cả các phần của một tổ chức. Nếu trong điều kiện sống bị thay đổi, một cấu trúc mà trở nên kém hữu ích, thì bất kỳ sự suy giảm nào dù nhỏ trong quá trình phát triển của nó sẽ được quá trình lựa chọn của tự nhiên nắm lấy, bởi vì cấu trúc đó sẽ được hưởng lợi do không bị lãng phí dinh dưỡng để xây dựng nên những phần vô ích.
Do không nằm trong văn cảnh, chúng ta có thể dễ dàng hiểu cụm từ “tổ chức” ở đây theo nghĩa quen thuộc là một công ty thương mại, cho dù là cơ quan hợp nhất được nói đến là một “cá thể” sống. Theo nghĩa cơ bản nhất, tác phẩm Nguồn gốc của muôn loài là một tác phẩm của kinh tế học, của tự nhiên – như là – nền kinh tế; và lịch sử cận đại của chúng ta chứng kiến sự lớn mạnh của chủ nghĩa tự do mới, thị trường tự do, trong những năm 1980, và sau đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết theo chủ nghĩa Cộng sản, sự chấp nhận rộng rãi mối quan hệ kinh tế của tư bản chủ nghĩa. Những biến cố đó có thể khiến chúng ta hiểu nội dung cuốn sách theo nghĩa nó là một một sự khẳng định rằng trật tự kinh tế xã hội của kiểu này là “tự nhiên” hơn các trật tự khác. Mặc dù không hề ám chỉ rằng ngôn ngữ được sử dụng trong cuốn sách là ngôn ngữ của những nhà quản lý doanh nghiệp đương đại, nhưng một điều không thể phủ nhận là ngôn từ của nghệ thuật quản lý kiểu mới – thu gọn và hợp lý hóa, nhằm tạo ra những tổ chức thích hợp và gọn ghẽ hơn có khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt mà tại đó kẻ mạnh thì sống kẻ yếu thì bị tiêu diệt – đã được mượn từ một sự lựa trọn của thiên nhiên mà “luôn luôn thành công, xét về mặt dài hạn, trong việc tinh giản mọi phần của tổ chức ngay khi phần đó không còn có ích nữa”. Một doanh nhân có thể đổi cái gì để chạm vào một vật mà Darwin gọi là “bản năng tuyệt diệu nhất trong sổ tất cả các bản năng được biết đến”, bản năng của ông? …sự lựa chọn tự nhiên diễn ra từ từ và ngày càng hoàn chinh điều khiến loài ong bay từ nơi này sang nơi khác với một khoảng cách nhất định theo dạng lớp đôi, và xây nên và phá hủy sáp suốt dọc đường bay. Loài ong tất nhiên là không biết chủng làm tổ với những khoảng cách nhất định xa nhau nhiều hơn là chúng biết những góc của một hình lăng trụ sáu cạnh và những đĩa hình thoi cơ bàn là gì. Động lực của quá trình lựa chọn tự nhiên là sự tiết kiệm sáp ong, từng bầy cá biệt tiết kiệm được nhiều sáp ong nhất là đàn ong thành công nhất, và sẽ di truyền lọi đặc tỉnh tiết kiệm có được qua quá trình thích nghi với môi trường song cho các bầy khác, và như vậy có cơ hội tổt nhất để tồn tại trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Điểm chính ở đây tất nhiên là tính đúng đắn của việc đưa ra sự so sánh dễ dàng giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Phải chăng Darwin không phải là một nhà tự nhiên học? Do dó, chúng ta không thể để khoa học của ông đứng một mình, chống lại sự quyến rũ để áp dụng lý thuyết của ông vào thế giới loài người, cho dù là cá thể hay xã hội? Cho đến trước thế kỷ 19, một điều rõ ràng là câu trả lời cho những điểm trên là một sự phủ định phức tạp. “Chủ nghĩa Darwin xã hội” thâm nhập và đưa ra bằng chứng về quá trình phát triển của những khoa học mới về con người chẳng hạn như nhân chủng học, kiến nghị một mô hình đổi lập, có trật tự và tiến hỏa của sự phát triển những “kiểu” dân tộc mà song hành cùng với sự trỗi dậy của các quốc gia nhà nước. Công trình nghiên cứu của Francis Galton về trí thông minh di truyền, dựa vào cuốn Nguồn gốc của muôn loài, là tác nhân cho sự phát triển lý thuyết mới -thuyết ưu sinh. Thuyết này dựa trên một nguyên lý của khoa học sinh học – xã hội mà phát biểu rằng kẻ yếu (tức là “người nghèo”, tầng lớp dân lao động hoặc là có nguồn gốc “thấp kém”) không được khuyến khích sinh đẻ trong khi đó kẻ mạnh (tức là những người giàu có quyền lực) lại được khuyến khích[6]. Sau khi có được ảnh hưởng nhất định trong giới chính trị nước Anh trong những năm trước chiến tranh Thế giới thứ nhất, thuyết ưu sinh dường như bị toàn giới khoa học phản bác. Nhưng lịch sử thế giới ở thế kỷ 20 để lại những dấu ấn khùng khiếp liên quan đến tính thượng đẳng dân tộc, và các định luật của thuyết ưu sinh dường như liên tục ám ảnh cuộc nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất của chúng ta. Tiến triển trong dự án Bộ gien người đang bị gián đoạn bởi những cuộc thảo luận đầy lo ngại về sự biến đổi gen, và sẽ gây nên nhiều cuộc tranh cãi kiểu này hơn trước khi dự án đó kết thúc trong một tưomg lai khá gần.
Với cách nhìn đó, người ta lập luận rằng Darwin “quá hiền lành” khi chấp nhận để cho những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội lạm dụng tên của ông trong khi đó mục đích thực sự của công việc ông làm, là tốt, nhưng lại bị đặt sang một bên[7]: Cuốn sách giàu tính hình tượng và ý tứ nhưng nó không bao giờ có thể bị trói buộc vào những mục đích nhân đạo cơ bản của tác giả. Hơn nữa, sự gán ghép của cuốn Nguồn gốc của muôn loài với chủ nghĩa tư bản ủng hộ thị trường tự do trong giai đoạn gần đây đóng vai trò như là một thứ gợi cho một vài người nhớ rằng sự lựa chọn của thiên nhiên bản thân nó là một sản phẩm của những véctơ lịch sử trong thời đại của họ và vị thế của uy quyền khởi đầu: đúng vậy, của giai đoạn giữa thời Victorian của nước Anh. Đứng ừên quan điểm này, khoa học của Darwin là một thí dụ của giai cấp tư bản đầy quyền lực, làm chủ quốc gia công nghiệp phát triển đầu tiên của thế giới, và nhìn thấy trong tự nhiên hình ảnh của sự tiết kiệm và nguồn năng lượng không bao giờ ngừng chảy của chính nó; sự lựa chọn của tự nhiên vừa là sự thể hiện của giai cấp tư bản, chủ nghĩa tự bản tự do và vừa là công cụ được sử dụng như là ý thức hệ. Chúng ta nên nhớ rằng thân thế của Darwin gắn liền với gia đình Wedgwoods, vì thế khi ai đó liên hệ Malthus tới công việc đang phát triển của Darwin có thể ít gây ra ngạc nhiên cho mọi người. Có vẻ như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi kèm theo quyển Nguồn gốc của muôn loài trên danh sách 1859 của Murray, là cột mốc của chủ nghĩa kinh doanh cá thể, tác phẩm Tự giúp mình của Samuel Smiles.
Nhưng nếu chính trị là vấn đề chủ đạo thì cuốn Nguồn gốc của muôn loài cũng có tầm quan trọng không kém gì. Ở Paraguay, số lượng “một loài ruồi nào đó” mà đẻ trứng trên rốn những con ngựa hoang vừa mới sinh, gia súc và chó, đông hơn số lượng chim sâu ăn những con ruồi này. Những con chim sâu đó đến lượt mình lại làm mồi cho loài diều hâu và các con vật ăn thịt khác; nếu loài ruồi bị giảm đi về mặt số lượng, số lượng ngựa, gia súc và chó sẽ tăng lên và như vậy làm thay đổi thảm thực vật. Sự thay đổi này tới lượt nó lại ảnh hưởng tới các loài côn trùng, và loài chim sâu… và cứ như vậy “một vòng tròn phức tạp của những thay đổi không bao giờ kết thúc”. Ở nước Anh, mèo thì săn chuột, và những con chuột đồng thì săn gà và phá tổ của loài ong duy nhất mà có thể làm tươi tốt loại cỏ ba lá; vì vậy, “chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng sự có mặt của loài mèo với số lượng lớn trong khu vực đó có thể quyết định, thông qua sự can thiệp đầu tiên vào đời sống loài chuột sau đó tới ong, sự phát triển của một số loại hoa nhất định tại khu vực đó”. Đây có thể là “cuộc chiến vĩ đại trong cuộc đời”; nhưng nó cũng là một minh chứng rằng “mạng lưới quan hệ phức tạp” mà gắn chặt các loài “động vật và thực vật, rất bé nhỏ so với thiên nhiên” với nhau – hay nói cách khác, là sự chứng minh của “mối quan hệ tương tác giữa các cơ thể sống”. Mối quan hệ này chặt chẽ đến mức mà cấu trúc của mỗi cơ thể sổng là một chức năng của “tất cả các cơ thể hữu cơ khác” có thể trở thành sự cạnh tranh giành lấy nguồn thức ăn hay lãnh thổ, hoặc là trở thành con mồi chạy trốn hoặc là con thú săn đuổi.
Cuốn sách có ý nghĩa thực tiễn lớn nhất khi xem xét mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau là đặc trưng cơ bản của những hệ sinh thái đa dạng. Chúng ta nên nhớ rằng những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái trong cuốn sách này mà Darwin đã thu thập được trong chyến đi thám hiểm trên con tàu Beagle, nằm trong phạm vi của ngành địa lý sinh vật, cuộc nghiên cứu về sự phân chia không gian sinh tồn của các hình thái sống[8]. Như Darwin giải thích trong lời mờ đầu của cuốn Nguồn gốc của muôn loài, ông cảm thấy rất khó hiểu và bị ảm ảnh bởi “một vài thực tế nhất định trong sự phân chia nơi cư ngụ ở Nam Mỹ” trong suốt cuộc hành trình. Chưomg XI và XII giải quyết chi tiết vấn đề này. Những sinh vật biển sống ở bờ biển phía đông và tây vùng Nam và Trung Mỹ hầu như hoàn toàn bị tuyệt chùng, mặc dùng chúng chỉ bị ngăn cách bởi một eo đất hẹp của kênh đào Panama; trong khi đó, những loài thực vật sổng trên các đinh núi châu Mỹ và châu âu lại có thể hoàn toàn giống nhau. Lời giải thích cho một vài hiện tượng kỳ lạ như vậy dường như không hề dễ dàng: Một mặt, có sự khác biệt rất lớn giữa các loài sổng trong những khu vực địa lý, khí hậu tương tự nhau, và mặt khác lại có sự tương đồng giữa các loài sống trên lục địa khác nhau.
Khái niệm giúp giải thích những bí ẩn trên chính là sự di cư. Cộng đồng các thực thể sống hay là các hệ sinh thái ít nhiều có thể thẩm thấu qua các đường biên giới, hoặc là cho phép hoặc là hạn chế sự nhập cư và sự di cư. Ở đây, chúng ta lại một lần nữa bắt gặp phát hiện thú vị trong sự tìm tòi của Darwin: đó là trong cách mà hạt giống được phát tán khắp đại dương. Một vài độc giả có thể quyết định bỏ qua những kết luận thống kê của Darwin (Con cháu của Joseph Hooker đã châm chọc ông về tính khó hiểu và khó đọc của những phần đó); song vẫn có một sự hòa trộn khó diễn tả của điều nhàm chán và lý thú trong bài viết của ông: “Trong một lần đi thực nghiệm tôi đã bắt gặp một miếng đất sét khô có tới hai mươi hai hạt ngũ cốc dính vào chân một con gà gô và trong miếng đất đó có một viên đá cuội to bằng hạt giống cây đậu tằm” – và trong lời gợi ý của ông dành một chút thời gian suy nghĩ hiện tượng hàng triệu con chim cút mỗi năm vượt qua Địa Trung Hải; và liệu chúng ta có thể nghi ngờ rằng miếng đất sét dính vào chân con những con chim đó có thể đôi lục chứa một vài hạt giống nhỏ bé? Sử dụng phương pháp phân tích đó, khái niệm về sự dí trú cũng đòi hỏi một “hiểu biết” về những quá trình địa lý xuất hiện trong các thay đổi khí hậu suốt quãng thời gian dài. Từ hạt giống nằm trên chân con chim, Darwin đã đưa chúng ta quay trở lại kỳ nguyên băng hà chỉ trong vòng vài trang giấy, và sự tách rời các vùng đất có khí hậu lạnh và/hoặc khí hậu ôn hòa dưới tác động của thay’ đổi khí hậu địa lý gây nên sự cô lập của một vài vùng địa lý cách xa nhau nhưng lại có nhiều điểm tương đồng.
Điểm mấu chốt của công việc đòi hỏi nhiều nghiên cứu và tìm tòi về quá trình di trú: tuy nhiên chủng ta khó có thể tường tượng được hết tính phức tạp của những tác nhân ảnh hưởng trong một hệ sinh thái, chính là cộng đồng luôn luôn là một hệ thống vật lý đóng. Mặc dù thuận tiện nhưng nó đôi khi dường như thừa nhận sự sáng tạo đặc biệt và siêu hình của những loài giống nhau tại các điểm khác nhau trên trái đất. Một sự giải thích khoa học luôn luôn có thể đưa ra nếu như chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức, giống như sự lựa chọn của tự nhiên lúc nào cũng có đưa ra lời giải đáp đầy đù cho tính phức tạp của bất kỳ cơ thể sống nào. Darwin chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chình sửa lại cách nhìn của chúng ta, giúp chúng ta có quan điểm mới đúng đắn về thế giới, về tính phụ thuộc lẫn nhau với niềm tin tưởng chắc chắn nếu có đối lập rằng lý lẽ phải chiến thắng “trí tường tượng” – một phiên bản, không thể chối cãi được, của câu châm ngôn cổ: sự thực luôn lạ lùng và bí ẩn hơn là sự viễn tường. Thông qua hàm ý, không nói thẳng ra, Darwin không tin vào sự sáng tạo của Chúa trời mà chì tin vào tính đối trọng của toàn bộ hệ thống thiên nhiên – đó là tất cả những gì chủng ta cỏ; khái niệm “Đấng sáng tạo” như xuất hiện trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài rõ ràng bị kiềm chế nhiều về mặt ngữ nghĩa do nếu giảm tầm quan trọng của “Đấng sáng tạo” sẽ làm cho tác phẩm của ông gặp khó khăn trong quá trình xuất bản. Nhưng cũng có những phiên bản hoặc là sự giải thích về hệ thống này: cuộc cạnh tranh khốc liệt; cộng đồng cùng tồn tại phụ thuộc.[9]
Cố tình tránh bất kỳ khả năng xảy ra những can thiệp về tôn giáo, nhượng bộ tình cảm hoặc làm thỏa mãn tư tưởng chính thống thời gian đó, nhưng Darwin vẫn tin rằng sự thay đổi tích cực là có thể có, và rằng nó có thể tìm thấy trong mọi bản thân lý thuyết về tiến hóa – trí thông minh của con người.
Một điều rất đáng được chú ý trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài liên quan đếấn động vật giống người. Người đọc sẽ không thể tìm thấy một suy đoán nào về loài khi là tổ tiên của chúng ta; người đầu tiên cần được nhắc tới khi nói đến sự mờ rộng cuộc tranh luận về chủ đề gây nhiều tranh cãi kiểu này chính là ông T.H. Huxley, bạn đồng nghiệp và cũng là một người hoàn toàn tin vào Chúa trời của Darwin. Darwin đã đoán trước được một “cuộc cách mạng lớn” trong lịch sử tự nhiên sau khi cuốn sách này của ông được xuất bản, với một sự chấc chắn người đọc sẽ nhận ra đâu đó trong toàn bộ tác phẩm, và việc “nguồn gốc của loài người sẽ được làm sáng tỏ” vẫn chỉ là nguồn tham khảo trực tiếp đến nhân loại. Và lại một lần nữa, điều này rất hiếm khi cần tới: sự phản đối của công luận ngay lập tức nổi lên khi cuốn Nguồn gốc của muôn loài chứng minh là cuộc tranh cãi với chủ đề tiến hóa lúc nào cũng là cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người. Công trình nghiên cứu mới đây – của nhà lịch sử Alfred w. Crosby cũng đề cập đến nhận thức sâu sắc của Darwin về thế giới tự nhiên trong suốt chuyến hành trình trên con tàu Beagle có thể không thể tách rời khỏi sự nhận thức về can thiệp con người[10]. Luận đề của ông Crosby là chủ nghĩa đế quốc châu âu ở thế kỷ 19 mang nặng khía cạnh sinh học cũng như chính trị, kinh tế và văn hóa; quá trình thực dân hóa liên quan đến, dù là ngẫu nhiên hay cố ý, sự nhập khẩu quần thể động thực vật từ Lục địa già sang Lục địa trẻ. Những dạng động thực vật loại này luôn luôn thắng thế trước những cây cỏ, con thú cạnh tranh bản địa, làm thay đổi những người bị thực dân hóa thành hình ảnh của những người thực dân hóa, và nhờ đó giúp cho sự cai quản thuộc địa dễ dàng hơn. Darwin viết trong cuốn Nguồn gốc của muôn loài “Khi xem xét tốc độ khủng khiếp mà hàng hóa châu âu tràn ngập khắp Niu-di-lân và có mặt tại hầu hết các nước có người cư trú, thì chúng ta có lẽ sẽ tin rằng nếu tất cả các loại động thực vật của Đe chế Anh được mang tới Niu-di-lân, theo thời gian một số lượng khổng lồ các dạng sống của Anh có thể trở nên hoàn toàn quen thuộc với nơi này, và có thể sẽ xóa sổ rất nhiều loài bản địa”.
Darwin có lẽ không thể tỏ ra thờ ơ trước mối liên hệ sâu sắc của chủ nghĩa đế quốc xét về mặt sinh học và chính trị trong thời đại ông sống. Ông chính là sản phẩm của xã hội đó, có rất nhiều đặc trưng của nó. Tuy thế, Darwin vẫn biết rằng, bằng kinh nghiệm của chính bản thân, là tính bền vững của sự sống đa dạng phong phú trên trái đất không tương thích với một dự án mà tìm cách sử dụng kiến thức và quyền lực của nó để thống trị và đàn áp. Ý tường chính của các cuộc tranh luận trí tuệ trong nửa sau thế kỳ 19, “Vị trí của con người trong tự nhiên thực sự là vô cùng quan trọng, khả năng ngôn ngữ và trí tuệ cao của loài người, mà nhờ đó một lực lượng có dáng vẻ siêu nhiên để can thiệp và thiết kế dường như là có thể, nhưng không hề tách rời con người khỏi thế giới tự nhiên: chúng vẫn là một sự trùng hợp thú vị của quá trình tiến hóa phức tạp của tự nhiên, một phần của chuỗi liên tục trong tự nhiên. Trong thời đại của chúng ta, khi mà tầm quan trọng của quan điểm mới về tự nhiên dường như cấp bách hơn bao giờ hơn, và khi chúng ta đang cố dừng lại để suy nghĩ về sự kiện kinh tế chính trị quan trọng của thời gian qua, cuốn Nguồn gốc của muôn loài, với tình cảm và sự cảm thông sâu sắc, phương pháp tiếp cận mờ và bao quát đối với tất cả các hiện tượng, và vô số những ứng dụng và mối quan tâm dường như không bao giờ hết của quyển sách, cung cấp một mô hình kiến thức về hệ sinh thái mà chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cần đến”
JEFF WALLACE
Đại học Glamorgan
CHÚ THÍCH:
[1] Whig: Một đảng phái chính trị ở nước Anh ở thế kỷ 18 -19.
[2] Gillian Beer, Darwin”s Plots: Câu chuyện tiến hóa của Darwin, George Eliot và Thể kỷ 19 viễn tưởng, trang 25, Ark, London 1985.
[3] Adrrian Desmond và James Moore, Darwin, Michael Joseph London 1991.
[4] Xem Beer, Darwin”s Plots, và Opert Field: Science in Cultural Encounter, Clarendon Press, Oxford 1996.
[5] Xem Robert Young, Darwin”s Metaphor: Nature”s place in Victorian culture, Cambrridge University Press, 1985; đặc biệt là chương 4, “Phép ẩn dự của Darwin: có thực sự là tự nhiên lựa chọn?”
[6] Xem Francis Galton, Herediary Genius: An Inquìry into its Laws and Consequences, Julian Friedmann Publisherss, London 1979; Frank Mort, “Health and Hygiene: The Edwarrdian State and Medico – Moral Politics”, trong eds Jane Beckett và Deborah Cherry, The Edwardian Era, trang 26 -33, Phaidon Press barbican Art Gallery, Oxford London 1987
[7] Raymond Williams, “Social Darwinism”, trong cuốn Problems in Materialism and Culture: Selected Essays, trang 89, Verso, London 1980.
[8] Xem Michael Ghiselin, The Triumph of the Darwinian Method Chater 2, “Biogeography and Evolution”, University of Chicago Press, 1984.
[9] Một ví dụ về lời chỉ trích mạnh mẽ việc coi nhũng người theo tư bản chủ nghĩa hiểu sai về bản chất sự lựa chọn của tự nhiên, thay vào đó đề xuất rằng “tính xã hội mới chính là quy luật của tự nhiên cũng như giống như cuộc đấu tranh chung”, xem tác phẩm chính của nhà văn Nga Petr Kropotkin: Mutal Aid: A Factor in Evolution , 1914 (tái bản bởi công ty phát hành sách Potter Sargent, Boston, Mass).
[10] Alfred w. Crosby, Ecological Imperialism: The Biological Expansion of Europe, 900 – 1900, Cambridge University Press, 1986.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!