Nhục Bồ Đoàn
Lão Đầu Đà Khoe Hão Cái Túi Da
Truyện xảy ra vào đời Nguyên (1280-1368), khoảng năm Chí Hòa (1328). Lúc ấy trên núi Ðiểm thương, có một vị ẩn tu, pháp danh Chính nhất, đạo hiệu Cô Phong. Ngài vốn người Châu quận, theo học Khổng thầy là một vị tú tài nổi tiếng. Nhưng do thiện căn, lúc sinh ra mới đầy tháng còn trong nôi đã ê a kỳ lạ, chẳng khác chi học trò trả bài, cha mẹ ngạc nhiên lắm. Có một nhà sư khuất thực trước cửa nhà, gặp a hoàn bồng ngài ở trên tay, mà miệng cứ ra tiếng, khóc không phải khóc, cười không phải cười. Nhà sư mới lắng tai nghe rồi nhận ra đứa bé đang tụng Lăng Nghiêm Ðại Tạng, chính là hóa kiếp của một vị cao tăng. Nhà sư xin với cha mẹ đứa bé để được thu nhận làm đệ tử.
Bậc cha mẹ cho là lời xằng bậy, không tin mà từ chối, về sau dốc lòng bắt ngài trau dồi kinh sử để theo đường công danh. Lớn lên ngài học đâu nhớ đó. Rồi vì chuyện khoa danh không phải điều ngài mơ ước, nhiều lần ngài muốn bỏ Nho để học Phật, nhưng đều bị cha mẹ roi vọt, nghiêm khắc cản trở.
Bất đắc dĩ ngài cũng đi thi cho có lệ. Sau khi cha mẹ đều qua đời, ngài chịu tang hai năm, rồi phân chia gia sản cho người trong họ. Phần mình chỉ có mộ cái túi da lớn, chất mõ và kinh kệ vào trong, xong rồi cạo đầu lên núi tu hành.
Người biết gọi ngài là Cô Phong trưởng lão, người không biết gọi ngài là Bố Ðại hòa thượng (hòa thượng xách bị). Ngài không giống các nhà sư khác, không những đối với các chuyện rượu thịt, tà dâm… thủ giới rất nghiêm, mà ngay cả với chốn tăng gia cũng giữ luôn ba giới cấm là không khất thực, không giảng kinh, không ngụ nơi danh sơn để tu hành.
Có người hỏi tại sao không khất thực, ngài dạy: “Việc học Phật, đại để bắt đầu từ những hành vi thiện. Phải cực khổ, phải vất vả, phải bị cái đói, cái rách bức bách hằng ngày thì cái ý niệm dâm ô mới không sinh ra, dâm dục không sinh thì cái ô trược bị tống khứ, mà cái thanh tĩnh sẽ mỗi ngày mỗi đến, lâu dần rồi tự nhiên thành Phật, ngay cả kinh cũng có thể không bắt buộc phải niệm, mõ cũng có thể không bắt buộc phải gõ. Nếu không khốn cùng mà vẫn có ăn, không dệt mà vẫn có áo mặc, cả ngày chỉ trông cậy vào bá gia, bá tính cúng dường như vậy rõ ràng đã không thành Phật mà thân sa vào địa ngục mấy hồi. Vì vậy, tôi làm lấy mà ăn, tự giới không khất thực.”
Có người thắc mắc tại sao không giảng kinh, ngài dạy: “Lời lẽ trong kinh tạng là từ Phật, Bồ tát nói ra. Trừ phi Phật, Bồ tát giảng thì được, chứ người khác ngày nào cũng đòi giảng thì có khác chi người điên giải mộng. Kinh kệ càng bàn, càng thành chi ly. Ðào Uyên Minh tức Ðào Tiềm đời Tấn, xưa kia chẳng nói “Ðộc thư bất cầu thậm giải” (đọc sách không cần phải giải rõ hẵn), đủ rõ ngưới Trung Quốc đọc sách Trung Quốc mà còn không dám mong giải cho rõ, huống hồ người Trung Quốc đọc sách ngoại quốc đòi bình giải, thì chỉ thêm sai mà thôi. Tôi không dám mong làm bậc công thần của Phật với Bồ tát, chỉ muốn được tránh không làm kẻ tội phạm đối với Phật thôi, thế nên tự giới không giảng kinh”.
Có người lại hỏi tại sao không tìm nơi danh sơn mà ngụ, ngài dạy: “Kẻ tu hành cấm không được ham thấy sắc. Muốn cho tâm không loạn thì phải tránh xa sắc dục, không những đó là giọng đàn tiếng quyển ngọt ngào, mà còn là ngọn gió mát lướt nhẹ trên da thịt, vầng trăng sáng làm thỏa thích tâm hồn, mà còn là tiếng chim hót líu lo vui tai, là thức ăn khoái khẩu, tất cả đều đáng yêu đáng mến. Trước cảnh sông núi linh thiên đẹp đẽ, làm sao có thể không động lòng mà chẳng chấp bút đề thi, chị trăng dì gió cũng theo người nhập định, thì đêm hôm khuya khoắt làm sao có thể ngồi yên trên bồ đoàn?
Cho nên vào danh sơn để học thì việc học khó thành, vào danh sơn để tu thì tình căn nan tịnh. Huống chi nơi danh sơn nào mà chẳng có các bà các cô đến lễ bái, rồi cùng với các cô, có các cậu sẽ giỡ trò ghẹo nguyệt trêu hoa. Vì thế tôi bỏ nơi danh sơn mà dọn đến hoang sơn dể mắt tai khỏi bị nhiễm, thế thôi.”
Người hỏi rất khâm phục khi nghe ngài đối đáp, cho rằng từ hồi nào tới giờ chưa có vị cao tạng nào được như thế. Ngài chỉ thực hiện ba điều giới cấm mà tuy không cầu danh nhưng danh càng nổi, dân chúng xa gần phát tâm chiêm bái thật đông.
Nhưng ngài không thu nhận đệ tử một cách hời hợt. Phải là kẻ có thiện căn thành tín thì mới được xuống tóc, nếu không đều tuyệt đối khước từ. Vì vậy tuy ngài xuất gia đã lâu mà đệ tử không được mấy người. Một góc núi, một túp lều tranh, cày ruộng mà ăn, múc nước suối mà uống, trên cột trước cửa nhà viết một đôi câu liễn:
Học Phật vô an lạc, thân tu hoạt du biến nhất thập bát tầng điạ ngục.
Tham thiền phi dung dị, minh vấn dĩ tọa phá kỷ thiên bách cá bồ đoàn.
Có nghĩa là:
Học Phật mà không cảm thấy an lạc, thì nên đi chơi khắp mười tám tầng địa ngục.
Tham thiền mà không thấy dễ, thì nên tự hỏi, mình đã ngồi nát bao nhiêu trăm ngàn tấm bồ đoàn rồi.
Chỉ cần gặp, là biết ngài bình sinh khổ hạnh như thế nào.
Một hôm trời thu, vào lúc sáng sớm, gió thu hiu hắt tiếng mõ vừa ngưng, côn trùng kêu, nhà sư ra sân quét lá, thay nước cúng Phật, thắp hương xong rồi vào nhà trên trải bồ đoàn ngồi thiền. Ngài ngẫu nhiên quên đóng cửa lại. Chợt có một thư sinh khôi ngô trẻ tuổi và hai tiểu đồng bước vào.
Thư sinh ấy làn da mắt thu thủy, dung mạo tựa Phan An, da mặt trắng như con gái, mày dài quá mắt, đồng tử đen trắng phân minh, long lanh bất định. Ðôi mắt ấy, người đời gọi là sắc nhản, mà đã là người có sắc nhãn thì thường không thích nhìn thẳng, chuyên nhìn nghiêng, lại không thích nhìn nơi nào bằng nhìn phụ nữ.
Người có sắc nhãn không cứ chỉ thấy rõ ở gần, mà còn có thể từ xa hằng mấy mươi trượng, chỉ cần đảo cặp mắt trong vòng hai cái là đã có thể thấy biết được phụ nữ đẹp xấu ngay. Gặp người đẹp tức khắc nhìn đắm đuối, nếu người ấy đứng đắn, sẽ phải cuối đầu mà tránh. Thấy vậy đôi mắt lại chìm đắm hướng về cõi hư vô. Nhưng nếu người phụ nữ cũng là loại có sắc nhãn, nghĩa là cùng một chứng như kẻ nam tử trên, thì bên này đắm đuối qua, bên kia đắm đuối lại, rồi thư tình một bức là xong
Cho nên dù trai hay gái, sinh ra có loại mắt này là một điềm chẳng lành, vì đó là căn do khiến danh dự sẽ tổn thương, tiết hạnh bại hoại. Quý độc giả, lỡ mà có đôi mắt ấy không thể không thận trọng vậy.
Bấy giờ chàng thư sinh bước vào, quỳ lạy bốn lạy trước tượng Phật, rồi cũng hướng về hòa thưọng mà quỳ lạy bốn lạy, lạy xong đứng yên qua một bên. Hòa thượng vì đang nhập định, nên không tiện đáp lễ, ngay khi nhập định xong, ngài rời khỏi bồ đoàn trang trọng lạy trả bốn lạy. Ngài mời khách an tọa và hỏi thăm tên họ, Thư sinh đáp: “Ðệ tử là khách phương xa, nhân đi chơi ngang vùng Giang Triết, biệt hiệu là Bán Dạ Sinh. nhân nghe danh sư phụ là bậc danh tăng ở đời này, là vị Phật sống trong thiên hạ, nên đã trai giới tắm gội, đến để xin cầu kiến.”
Tại sao hòa thượng hỏi tên, mà chàng thư sinh chỉ nói đến biệt hiệu mà thôi? Ấy chẳng qua là vì cuối đời Nguyên, sĩ phu không thích gọi nhau bằng tên họ, mà họ chỉ gọi nhau bằng biệt hiệu thôi. Vì thế có người xưng là mỗ sinh, có người xưng là mỗ tử, có người xưng đạo nhân, chữ mỗ có nghĩa “nào đó”. Ðến như chọn biệt hiệu thì lại tùy theo tính tình của mỗi ngườimà đặtcho hợp, cốt sao cho mình tự hiểu. Thư sinh, sở dĩ lấy biệt hiệu Bán Dạ Sinh, là vì thứ nhất tuổi còn trẻ, thứ hai đam mê tữu sắc, thích ban đêm mà không thích ban ngày, lại thích lúc nửa đêm mà không thích sau nửa đêm. Hơn nữa trong Kinh Thi có câu:
Hữ độ như hà
Kỳ dạ vi ương
Có nghĩa là:
Ðêm thế nào
Ðêm chưa quá nửa.
Biệt hiệu Vị Ương, hay (Tiền) Bán Dạ Sinh chính là xuất phát từ đó.
Nghe thư sinh kính ngưỡng quá lời, hòa thượng bèn đáp lại bằng một câu khiêm tốn. Thấy thầy trò họ đi bộ từ xa đến chắc đã đói bụng, sẵn cơm chín, hòa thượng giữ họ lại cùng ăn bữa cơm đạm bạc. Trong lúc thụ trai hai người đối tọa và cùng bàn luận đạo thiền rất tương đắc. Thì ra Bán Dạ Sinh vốn rất thông minh, không những học sâu học kỹ, mà còn tham bác cả tam giáo cửu lưu, không sách vở nào mà lọt khỏi mắt.
Ðạo thiền vốn tinh thâm, đối với người khác phải giảng đi giảng lại trăm ngàn lần mà còn không hiểu thay, vậy mà đối với chàng, hòa thượng chỉ cần nhắc câu đầu là chàng hiểu ngay cả đoạn.
Tuy không nói ra nhưng hòa thượng đầy thắc mắc trong lòng: “Thật là một thanh niên trí tuệ! Chỉ giận một điều là tại một người học Phật như vậy, tại sao tạo hóa lại ban cho một tướng mạo thật oan nghiệt. Trông hình dung xét cử chỉ, rõ ràng đây là con quỷ dâm dục hạng nặng. Nếu mình không thu phục nó vào trong bị được, chắc chắn sau này không biết bao nhiêu phụ nữ phải khổ vì nó.
Nếu hôm nay mình không thấy thì thôi, đã thấy một người gây loạn như thế mà mình không ra tay trừ nạn cho chúng sinh, thì đâu phải là đạo từ bi. Dẫu nghiệt căn của nó cố định, không lay chuyển được, nhưng mình củng phải vận dụng hết lòng từ bi, xem có cứu được nó chút nào không.”
Nghĩ vậy hòa thượng bèn nói với Bán Dạ Sinh: “Bần tăng từ khi lập tâm lánh đời đến nay, đôi mắt này đã nhìn thấy bao nhiêu là người. Cố nhiên là không nói đến bọn ngu phu ngu phụ rắp tâm huớng thiện, ngay cả những người có học thức, có địa vị, đã đến đây ngồi thiền nghe pháp, ai nấy đều là khách xa. Nói chung ngộ đạo và ngộ thiền là hai thứ thông minh khác nhau. Ngộ đạo dễ, ngộ thiền khó. Học nho nghe một có thể biết mười, còn học Phật may ra nghe một chỉ biết hai mà thôi. Không ngờ gặp hiền cư sĩ thông minh mẫn tiệp đến thế. Với tài năng ấy, nếu học thiền thì chỉ trong vài năm là có thể đắc tam muội. Sống ở đời, cái dễ được là cái hình thể, cái khó được là tính linh, dễ qua là thời gian, khó qua là kiếp số. Cư sĩ lại dây với cầu kiến làm Phật, thì đừng theo đường ma.Vậy thì tại sao không nhân buổi sáng hôm nay cắt bỏ ái dục, lánh hẳn vào cửa thiền. Ý tứ của bần tăng tuy vụng, nhưng chắc bổ ích phần nào. Nếu có thể phát được đại nguyện này, ra sức chứng được đại nhân quả này, thì trăm năm sau sẽ có thể, trên phối hưởng với tăng môn, dưới không theo lệnh của La sát, cư sĩ nghĩ sao?”
Bán Dạ Sinh đáp: “Từ lâu đệ tử vốn tha thiết với đạo thiền, trước sau thế nào cũng quay về với pháp môn. Có điều tam niệm của đệ tử một khi chưa thỏa, thì khó thoát ly. Hiễn đệ tử tuổi còn nhỏ, trước khi quy y phải xong hai việc, hưởng thụ xong vài năm kẻo uổng cả đời người, rồi sau đó sẽ xin xuống tóc quy y cũng không muộn”.
Hòa thuợng hỏi: “Dám hỏi cư sĩ hai điều nguyện ấy thế nào? Phải chăng đó là công danh, phú quý, trước là cho bỏ công ăn học, sau là để vẹn nghĩa vua tôi hay không”
Bán Dạ Sinh lắc lắc đầu: “Thưa không, hai chữ công danh tuy nằm trong bổn phận của người đi học, nhưng người ắt được thì ít mà kẻ không thỏa thì nhiều. Hồi trước Lưu Bị cũng chưa từng thi đậu bao giờ, trong khi Lý Bạch là người có đại đăng khoa, thế nên có tài mà cũng cần có mệnh, thì đệ tử làm sao tự làm chủ dược mệnh? Ngay trong việc lập công danh sự nghiệp, cũng còn tùy số trời. Trời không cho, người không chịu, thì cho có lòng trung như Nhạc Vũ Mục, nghĩa khí như Quan Vân Trường cũng chịu thôi. Ðành nát lòng, bỏ xác, có chắc gì giúp được cho nước nhà. Hai chữ lợi danh mà người ta coi là quan trọng, đệ tử biết không nên màng, nên nguyện ước của đệ tử không phải là ở chổ đó”.
Hòa thượng hỏi: “Rốt ráo, sở nguyện của cư sĩ là gì?”
Bán Dạ Sinh đáp: “Sở nguyện của đệ tử chính là điều mà tự sức dệ tử có thể làm, là điều mà lòng dệ tử tin, tuyệt đối không phải là vọng tưởng, không là điều gì khó nói cho lắm. Không dám nói dấu sư phụ, trí nhớ cuả dệ tử khi đọc sách, sự giác ngộ của đệ tử khi nge đạo, tài chấp bút của dệ tử khi hành văn, nhất nhất hơn người. Mấy tay danh sĩ đời nay chẳng qua chỉ chắp nối, ráp đầu này nối đầu kia thế thôi, viết được vài ba thiên sách, in được một bộ thi văn là đã lập văn đàn nọ, mở thi đàn kia,múa may quay cuồng một cõi, thật chẳng qua chỉ toàn vay mượn. Theo đệ tử, muốn làm một danh sĩ chân chánh, bắt buộc phải đọc hết các sách lạ trong thiên hạ, phải giao thiệp vvới tất cả các bậc kỳ sĩ ở đời, phải đi chơi khắp các nơi danh sơn trong bốn cõi, rồi lui về mai danh ẩn tích, trứ thư lập ngôn để truyền lại cho đời sau, nếu may mà đè tên bảng hổ thì đem tài năng ra giúp nước, giúp đời, tạo dựng sự nghiệp, nếu vạn nhất văn phúc không tròn, cho dù ở địa vị thấp kém hơn người, còn lưu tiếng thơm muôn thuở. Vì thế đệ tử nhủ thầm trong bụng câu thơ sau đây:
Yếu tố thế gian đệ nhất tài tử.
Có nghĩa:
Là trang tài tử nhất trong đời.
Hòa thượng nói: “Ðấy là câu thứ nhất, thế còn ước nguyện thứ hai?”
Bán Dạ Sinh dè dặt, như sợ bị hòa thượng cười, không dám nói ra.
Hòa thượng bảo: “Còn câu hai, nếu cư sĩ ngại không nói ra thì để bần tăng nói thay cho”
Bán Dạ Sinh nói: “Chuyện trong lòng đệ tử, làm sao sư phụ nói được?”
Hòa thượng nói: “Thì cứ để bần tăng nói đã, nếu sai thì phạt. Có điều nói ra mà đúng thì cư sĩ phải nhận là đúng,không được chối quanh”
Bán Dạ Sinh nói: “Lời sư phụ không những là của bồ tát, mà của thần thánh. Con muốn được sư phụ chỉ dẩn đâu là đường mê nẻo chánh, há dám chối từ.”
Hòa thượng thung dung chậm rãi nói:
“Yếu thú thiên hạ đệ nhất vị giai nhân”
Có nghĩa:
“Muốn lấy một giai nhân bậc nhất thiên hạ”
Bán Dạ Sinh nghe xong bất giác ngẩn ngơ miệng há mắt giương, đứng yên một lát mới cười, nói: “Sư phụ quả là một bậc thần nhân. Hai câu này suốt ngày con chỉ đọc thầm trong bụng mà thôi. Vậy sư phụ như nghe được hết, đã đoán trúng được.”
Hòa thượng nói: “Cư sĩ há không nghe câu:
Nhân gian tư ngữ
Thiên hạ nhược lôi?”
Có nghĩa:
(tiếng) Con người thì thầm với nhau
(chẳng khác ) Sấm động ở trên trời.
Bán Dạ Sinh nói: “Lẽ ra chuyện tình ái không nên đem bàn tại cửa thiền, nhưng sư phụ đã đề cập đến, đệ tử cũng xin phép đem thực tâm ra mà giãi bày. Không nói dấu gì sư phụ, đệ tử nghĩ dến đạo thì ít mà tơ tưởng đến tình dục thì nhiều. Xưa nay, bốn chữ tài tử giai nhân khắng khít với nhau, đã có tài tử thì phải có giai nhân mới xứng đôi, đã có giai nhân thì tài tử mới vừa kứa. Cho nay đệ tử chưa từng gặp tuyệt thế giai nhân, còn những phụ nữ có chút nhan sắc thì lại rơi vào tay bọn phàm phu tục tử, như vậy há không tủi phận hồng nhan lắm sao. Tài hoa của đệ tử hẳn không còn phải nói làm gì, ngay cả tướng mạo đệ tử cũng biết là không tệ, nhiều khi soi gương, cho dù Phan An, Vệ Giới ngày nay tái sinh, đệ tử quyết cũng không chịu nhường. Trời đã sinh ra một nam tử thế này, chẳng lẽ không sinh ra một gái nữ nhi thế kia cho xứng. Nay trên đời nếu không có giai nhân thì thôi, đã có thì đệ tử quyết tìm cho được. Vì vậy tuy đệ tử đã quá hai mươi tuổi mà vẫn chưa có chỗ nào, ý đệ tử không muốn phụ lòng trời đất đã ban cho cả tài lẫn mạo. Ðệ tử phải về tìm cho được giai nhân mà lấy, rồi sinh dứa con trai để nối nghiệp tông đường. Bấy giờ tâm nguyện đã thỏa, không còn ham muốn gì khác, đệ tử không những chỉ tự quay đầu trở lại, mà sẽ cảm hóa vợ con cùng sang bờ bên kia. Sư phụ nghĩ sao?”
Hòa thượng nghe xong, im lặng một lúc rồi cười lạt nói: “Nghe qua đoán biết cư sĩ có nhiều ý nghĩ đen tối. Có điều ông trời sinh ra con ngườ, tạo nên vạn vật lắm khi không đụng. Nếu ban cho cư sĩ một hình hài xấu xí, thì có phải với trí thông minh sáng suốt không điều gì mà không hiểu rõ của cư sĩ, không chừng cư sĩ có thể quay về với chánh quả. Chính vì vậy mà xưa nay những người sứt cùi gãy gọng nhận chịu hình phạt của trời, lại dễ trở thành Tiên Phật. Cư sĩ được ông trời quá nuông chiều, chẳng khác nào đứa trẻ được cha mẹ tưng tiu, lúc nhỏ không hề bị đòn, bị mắng bao giờ vì bậc cha mẹ sợ con khóc, con đau. Ðến khi lớn khôn, có làm điều sai trái mà bị quan đánh đòn, triều đình kết tội, bấy giờ lại trách cha mẹ xưa kia quá chiều chuộng. Ðẹp đẽ tài ba thật không phải là là một điềm lành vậy. Cư sĩ cậy mình có tài mạo nhất đời, cứ nằng nặc đòi tìm cho được đệ nhất giai nhân, rồi nghĩ ra trăm phương ngàn kế hầu thõa mãn điều nguyện ước, bấy giờ sẽ xảy ra mọi việc có thể khiến cư sĩ sa vào địa ngục. Cư sĩ muốn xuống địa ngục, hay muốn lên thiên đàng? Nếu cam tâm muốn xuống địa ngục, thì hãy cứ đi tìm đệ nhất giai nhân, nếu còn muốn lên thiên đàng, thì hãy dẹp bỏ những ý nghĩ xằng bậy kia đi, mà xuất gia cùng hòa thượng già này”
Bán Dạ Sinh nói: “Lời sư phụ vừa nói rất có ý vị;có điều bốn chữ thiên đường địa ngục e có phần khuôn sáo cho hạng tầm thường,không giống lời lẽ của một bậc cao tăng.”
Hòa thượng nói: “Nguyên tắc của tham thiền chẳng qua là muốn tự giác ngộ mà tu thân, tự lập ở chổ không sinh không diệt, tức là Phật. Vậy há thực sự có thiên đường để lên đó chăng? Cho dù vì thói nguyệt hoa mà phạm tội, thì cũng chẳng qua là tội làm điếm nhục đến danh giáo mà thôi. Vậy há thực sự có địa ngục mà xuống đó chăng? Người làm việc thiện thì lên thiên đường, kẻ làm điều ác thì xuống địa ngục, quả là hai câu sáo ngữ. Ðối với người học thức như chúng ta, thì việc gì cũng có thể thoát sáo được, riêng với việc tu thân thì không thể thoát được tí nào. Rõ ràng là thiên đường địa ngục đều không có thật, nhưng cho dù không có thiên đàng, cũng không thể dùng thiên đường để làm bậc tiến lên cõi thiện; cho dù không có địa ngục cũng không thể lấy địa ngục dể răn kẻ ác. Cư sĩ chán nghe những lời khuôn sáo, bần tăng sẽ gác bỏ chuyện âm báo trong tương lai mà chỉ nói dương báo trong hiện tại, có điều nói đi nói lại, e không tránh khỏi có vài câu sáo ngữ giáo đầu. Nguời xưa có câu: “Mình không dâm vợ người, thì người không dâm vợ mình”, quả là hai câu sáo ngữ hết sức cũ kỹ, hết sức thô sơ, hết sức bình thường có từ hồi nào đến giờ. Có điều, những kẻ tham hoa hiếu sắc trên đời này có mấy ai thoát được khuôn sáo này? Mình dâm vợ người ta, thì vợ mình cũng bị người ta dâm; mình làm nhục con gái người ta, thì con gái mình cũng bị người ta làm nhục. Muốn thoát được khuôn sáo thì chỉ có cách không gian, không dâm mà thôi; nếu muốn gian dâm thì khó có thể tránh được búa rìu của câu sáo ngữ. Cư sĩ muốn thoát sáo hay nhập sáo? Nếu muốn nhập sáo thì cứ việc đi tìm đệ nhất giai nhân, nếu muốn thoát sáo, thì xin dẹp bỏ những ý nghĩ xằng bậy kia, cùng xuất gia với hoà thượng già này.”
Bán Dạ Sinh nói: “Những lời củ sư phụ rất thấu đáo. Có điều khi thuyết pháp cho bọn trẻ con ngu dốt thì phải nói tận tình, thế nào cho chúng toát mồ hôi hột mà không dám làm bậy, còn như thuyết lý với bọn đệ tử chúng con, e rằng không cần phải như thế. Ông trời lập pháp tuy nghiêm, nhưng lập pháp không phải là không có sự khoan thứ; trường hợp gian dâm ắt bị quả báo tuy nhiều nhưng trường hợp gian dâm mà không bị quả báo không phải là không ít. Cứ đi kiểm tra từng nhà thì rõ ngay. Nói chung lẽ tuần hoàn quả báo thật không sai, người làm diều bất thiện không thể không biết đến.”
Hòa thượng nói: “Theo lời cư sĩ, thì những hành động gian dâm trên đời cũng có thể không bị quả báo chăng? Chỉ sợ ông trời sẽ không để sơ hở như vậy khi lập pháp, hay là vì cư sĩ mắt tai trung hậu nên hóa ra như thế. Chứ theo bần tăng thấy thì xưa nay chưa hề có sách nào ghi chép trường hợp gian dâm với vợ người ta mà không bị quả báo. Chỉ miệng đời truyền nhau thôi cũng không biết cơ man nào mà kể, riêng kẻ xuất gia thọ giới không tiện nói ra đấy thôi, cư sĩ thử nghĩ lại xem. Tuy nhiên đi gian dâm vợ con người ta còn tiện nói ra, chứ như vợ con mình bị người ta gian dâm thì không tiện nói ra, do vậy ít người biết. Chưa kể vợ giấu chồng, con gái giấu cha, ngay cả người trong nhà củng hkông biết thay, nên chuyện quả báo cứ bảo làm gì có; mãi đến khi nắp quan đậy lại thì mới biết lời xưa khong ngoa, bấy giờ đã lộ liễu rồi, nhưng lại không thể nói ra cho người khác biết. Bất luận mình gian dâm vợ con người ta hay vợ con mình bị vì lẽ quả báo bị người ta gian dâm, chỉ cần khi ý nghĩ gian dâm đã nảy ra thì bất tri bất giác trong lòng của vợ con cũng sẽ bộc phát bao nhiêu là vọng niệm. Có một chuyện mà nhà nào cũng có xảy ra, người nào cũng có lần qua như thế này; nếu có những người đàn ông trong khi ân ái với người vợ xấu xí của mình đã nghĩ đến một người đàn bà xinh đẹp nào đó đã gặp lúc ban ngày, để tăng thêm khoái cảm, thì cũng có ngững người đàn bà lúc hành lạc với chồng xấu xí đã nghĩ đến một người đàn ông đẹp trai nào đó đã gặp lúc ban ngày để được khoái cảm hơn. Ðấy cũng là một hình thức quả báo. Quả báo trong tâm tưởng còn là thế, huống hồ xâm nhập nhà người ta, gian dâm vợ con người ta, thì quỷ thần nào không thấy, trời đất nào không giận, mà hòng danh tiết vợ con mình được trọn vẹn? Bần tăng nói như thế, chắc không phải là sáo ngữ, cư sĩ nghĩ có đúng không?
Bán Dạ Sinh đáp: “Sư phụ nói rất chí lý, riêng có một điều, dám xin hỏi lại sư phụ. Kẻ có vợ mà đi gian dâm với vợ con người khác thì vợ con mình sẽ bị quả báo, điều ấy đã hẳn rồi. Nhưng dối với người không vợ, không con, nếu đi gian dâm vợ con người ta thì sao? Họ đâu có gí để chịu quả báo? Luật tròi như vậy há không phải là thiếu sót hay sao? Ấy là chưa nói trường hợp số vợ con của một người thì có hạn mà nữ sắc trong thiên hạ thì vô cùng. Thí dụ người ấy chỉ có một hai thê thiếp, một hai đứa con gái mà lại đi gian dâm vô số người khác, thì việc quả báo cho dù có chăng nữa, cũng không có gì là công bằng, như vậy có phải là vốn ít mà lời nhiều hay không, ông trời sẽ tính sao đây?”
Hòa thượng nghe Bán Dạ Sinh nói thế, thì biết đây là một tay cứng đầu không gì lay chuyển nổi, đành nử úp nửa mở nói: “Cư sĩ lý luận rất sắc bén, bần tăng thực không dám sánh lời. Có một điều, dó chỉ là lý thuyết suông, không có chi làm bằng, phải đợi khi nào sự việc xảy ra mới rõ. Cư sĩ hãy trở về tìm giai nhân mà cưới, sau đó sẽ có dịp ngồi trên nhục bồ đoàn mà tham ngộ. Từ đây về sau bần tăng sẽ không động khẩu nữ. Chỉ có một điều, đối với cư sĩ là người tài mạo siêu phàm, bần tăng thực không nỡ dứt đi cho được. Vậy thì sau này, vạn nhất cư sĩ vỡ được lẽ đạo, xin hãy về với bần tăng. Kể từ ngày mai trở đi, bần tăng sẽ ngóng cổ chờ”.
Nói xong hòa thượng lấy giấy bút ra làm một bài thơ bốn câu năm chữ:
Thỉnh phao bì bố đại
Khứ tọa nhục bồ đoàn
Tu cập sinh thời hối
Hữu sai dĩ cát quan.
Có nghĩa:
Ðã bỏ túi da mà đi
Theo đường nhục bồ đoàn
Phải kíp ngộ lúc sống
Ðừng chết mới biết sai.
Rồi xếp tờ giấy lại trao cho Bán Dạ Sinh mà nói: “Lão đầu đà thô kệch này không tự lượng nên có bài kệ thường này. Thực ra, đó chẳng qua là xuất phát từ lòng ưu ái đối với cư sĩ mà thôi. Vậy cư sĩ hãy giữ lấy, ngày sau sẽ có dịp xét nghiệm lại”.
Nói xong hào thượng đứng dậy với cử chỉ như tiển khách ra về.
Bán Dạ Sinh biết không tiện ngồi nán, tuy nhiên vì nể hòa thượng là một bậc cao tăng, nên không dám hậm hực bỏ đi, chỉ biết cúi đầu tạ lễ, nói: “Tính đệ tử ngang bướng, mong sư phụ từ bi tha thứ, ngày kia đệ tử có trở lại, kính xin sư phụ mở lòng dung nạp”.
Nói xong lạy bốn lạy như lúc mới đến, hòa thượng còn dặn dò đôi câu trước khi chia ly.
Lai lịch của hòa thượng đến đây đã trình bày xong. Từ đây về sau này, chỉ xin nói hoàn cảnh Bán Dạ Sinh đắm chìm trong sắc dục mà thôi, tác giả chỉ trở lại với hòa thượng trong hồi cuối truyện.
Truyện xảy ra vào đời Nguyên (1280-1368), khoảng năm Chí Hòa (1328). Lúc ấy trên núi Ðiểm thương, có một vị ẩn tu, pháp danh Chính nhất, đạo hiệu Cô Phong. Ngài vốn người Châu quận, theo học Khổng thầy là một vị tú tài nổi tiếng. Nhưng do thiện căn, lúc sinh ra mới đầy tháng còn trong nôi đã ê a kỳ lạ, chẳng khác chi học trò trả bài, cha mẹ ngạc nhiên lắm. Có một nhà sư khuất thực trước cửa nhà, gặp a hoàn bồng ngài ở trên tay, mà miệng cứ ra tiếng, khóc không phải khóc, cười không phải cười. Nhà sư mới lắng tai nghe rồi nhận ra đứa bé đang tụng Lăng Nghiêm Ðại Tạng, chính là hóa kiếp của một vị cao tăng. Nhà sư xin với cha mẹ đứa bé để được thu nhận làm đệ tử.
Bậc cha mẹ cho là lời xằng bậy, không tin mà từ chối, về sau dốc lòng bắt ngài trau dồi kinh sử để theo đường công danh. Lớn lên ngài học đâu nhớ đó. Rồi vì chuyện khoa danh không phải điều ngài mơ ước, nhiều lần ngài muốn bỏ Nho để học Phật, nhưng đều bị cha mẹ roi vọt, nghiêm khắc cản trở.
Bất đắc dĩ ngài cũng đi thi cho có lệ. Sau khi cha mẹ đều qua đời, ngài chịu tang hai năm, rồi phân chia gia sản cho người trong họ. Phần mình chỉ có mộ cái túi da lớn, chất mõ và kinh kệ vào trong, xong rồi cạo đầu lên núi tu hành.
Người biết gọi ngài là Cô Phong trưởng lão, người không biết gọi ngài là Bố Ðại hòa thượng (hòa thượng xách bị). Ngài không giống các nhà sư khác, không những đối với các chuyện rượu thịt, tà dâm… thủ giới rất nghiêm, mà ngay cả với chốn tăng gia cũng giữ luôn ba giới cấm là không khất thực, không giảng kinh, không ngụ nơi danh sơn để tu hành.
Có người hỏi tại sao không khất thực, ngài dạy: “Việc học Phật, đại để bắt đầu từ những hành vi thiện. Phải cực khổ, phải vất vả, phải bị cái đói, cái rách bức bách hằng ngày thì cái ý niệm dâm ô mới không sinh ra, dâm dục không sinh thì cái ô trược bị tống khứ, mà cái thanh tĩnh sẽ mỗi ngày mỗi đến, lâu dần rồi tự nhiên thành Phật, ngay cả kinh cũng có thể không bắt buộc phải niệm, mõ cũng có thể không bắt buộc phải gõ. Nếu không khốn cùng mà vẫn có ăn, không dệt mà vẫn có áo mặc, cả ngày chỉ trông cậy vào bá gia, bá tính cúng dường như vậy rõ ràng đã không thành Phật mà thân sa vào địa ngục mấy hồi. Vì vậy, tôi làm lấy mà ăn, tự giới không khất thực.”
Có người thắc mắc tại sao không giảng kinh, ngài dạy: “Lời lẽ trong kinh tạng là từ Phật, Bồ tát nói ra. Trừ phi Phật, Bồ tát giảng thì được, chứ người khác ngày nào cũng đòi giảng thì có khác chi người điên giải mộng. Kinh kệ càng bàn, càng thành chi ly. Ðào Uyên Minh tức Ðào Tiềm đời Tấn, xưa kia chẳng nói “Ðộc thư bất cầu thậm giải” (đọc sách không cần phải giải rõ hẵn), đủ rõ ngưới Trung Quốc đọc sách Trung Quốc mà còn không dám mong giải cho rõ, huống hồ người Trung Quốc đọc sách ngoại quốc đòi bình giải, thì chỉ thêm sai mà thôi. Tôi không dám mong làm bậc công thần của Phật với Bồ tát, chỉ muốn được tránh không làm kẻ tội phạm đối với Phật thôi, thế nên tự giới không giảng kinh”.
Có người lại hỏi tại sao không tìm nơi danh sơn mà ngụ, ngài dạy: “Kẻ tu hành cấm không được ham thấy sắc. Muốn cho tâm không loạn thì phải tránh xa sắc dục, không những đó là giọng đàn tiếng quyển ngọt ngào, mà còn là ngọn gió mát lướt nhẹ trên da thịt, vầng trăng sáng làm thỏa thích tâm hồn, mà còn là tiếng chim hót líu lo vui tai, là thức ăn khoái khẩu, tất cả đều đáng yêu đáng mến. Trước cảnh sông núi linh thiên đẹp đẽ, làm sao có thể không động lòng mà chẳng chấp bút đề thi, chị trăng dì gió cũng theo người nhập định, thì đêm hôm khuya khoắt làm sao có thể ngồi yên trên bồ đoàn?
Cho nên vào danh sơn để học thì việc học khó thành, vào danh sơn để tu thì tình căn nan tịnh. Huống chi nơi danh sơn nào mà chẳng có các bà các cô đến lễ bái, rồi cùng với các cô, có các cậu sẽ giỡ trò ghẹo nguyệt trêu hoa. Vì thế tôi bỏ nơi danh sơn mà dọn đến hoang sơn dể mắt tai khỏi bị nhiễm, thế thôi.”
Người hỏi rất khâm phục khi nghe ngài đối đáp, cho rằng từ hồi nào tới giờ chưa có vị cao tạng nào được như thế. Ngài chỉ thực hiện ba điều giới cấm mà tuy không cầu danh nhưng danh càng nổi, dân chúng xa gần phát tâm chiêm bái thật đông.
Nhưng ngài không thu nhận đệ tử một cách hời hợt. Phải là kẻ có thiện căn thành tín thì mới được xuống tóc, nếu không đều tuyệt đối khước từ. Vì vậy tuy ngài xuất gia đã lâu mà đệ tử không được mấy người. Một góc núi, một túp lều tranh, cày ruộng mà ăn, múc nước suối mà uống, trên cột trước cửa nhà viết một đôi câu liễn:
Học Phật vô an lạc, thân tu hoạt du biến nhất thập bát tầng điạ ngục.
Tham thiền phi dung dị, minh vấn dĩ tọa phá kỷ thiên bách cá bồ đoàn.
Có nghĩa là:
Học Phật mà không cảm thấy an lạc, thì nên đi chơi khắp mười tám tầng địa ngục.
Tham thiền mà không thấy dễ, thì nên tự hỏi, mình đã ngồi nát bao nhiêu trăm ngàn tấm bồ đoàn rồi.
Chỉ cần gặp, là biết ngài bình sinh khổ hạnh như thế nào.
Một hôm trời thu, vào lúc sáng sớm, gió thu hiu hắt tiếng mõ vừa ngưng, côn trùng kêu, nhà sư ra sân quét lá, thay nước cúng Phật, thắp hương xong rồi vào nhà trên trải bồ đoàn ngồi thiền. Ngài ngẫu nhiên quên đóng cửa lại. Chợt có một thư sinh khôi ngô trẻ tuổi và hai tiểu đồng bước vào.
Thư sinh ấy làn da mắt thu thủy, dung mạo tựa Phan An, da mặt trắng như con gái, mày dài quá mắt, đồng tử đen trắng phân minh, long lanh bất định. Ðôi mắt ấy, người đời gọi là sắc nhản, mà đã là người có sắc nhãn thì thường không thích nhìn thẳng, chuyên nhìn nghiêng, lại không thích nhìn nơi nào bằng nhìn phụ nữ.
Người có sắc nhãn không cứ chỉ thấy rõ ở gần, mà còn có thể từ xa hằng mấy mươi trượng, chỉ cần đảo cặp mắt trong vòng hai cái là đã có thể thấy biết được phụ nữ đẹp xấu ngay. Gặp người đẹp tức khắc nhìn đắm đuối, nếu người ấy đứng đắn, sẽ phải cuối đầu mà tránh. Thấy vậy đôi mắt lại chìm đắm hướng về cõi hư vô. Nhưng nếu người phụ nữ cũng là loại có sắc nhãn, nghĩa là cùng một chứng như kẻ nam tử trên, thì bên này đắm đuối qua, bên kia đắm đuối lại, rồi thư tình một bức là xong
Cho nên dù trai hay gái, sinh ra có loại mắt này là một điềm chẳng lành, vì đó là căn do khiến danh dự sẽ tổn thương, tiết hạnh bại hoại. Quý độc giả, lỡ mà có đôi mắt ấy không thể không thận trọng vậy.
Bấy giờ chàng thư sinh bước vào, quỳ lạy bốn lạy trước tượng Phật, rồi cũng hướng về hòa thưọng mà quỳ lạy bốn lạy, lạy xong đứng yên qua một bên. Hòa thượng vì đang nhập định, nên không tiện đáp lễ, ngay khi nhập định xong, ngài rời khỏi bồ đoàn trang trọng lạy trả bốn lạy. Ngài mời khách an tọa và hỏi thăm tên họ, Thư sinh đáp: “Ðệ tử là khách phương xa, nhân đi chơi ngang vùng Giang Triết, biệt hiệu là Bán Dạ Sinh. nhân nghe danh sư phụ là bậc danh tăng ở đời này, là vị Phật sống trong thiên hạ, nên đã trai giới tắm gội, đến để xin cầu kiến.”
Tại sao hòa thượng hỏi tên, mà chàng thư sinh chỉ nói đến biệt hiệu mà thôi? Ấy chẳng qua là vì cuối đời Nguyên, sĩ phu không thích gọi nhau bằng tên họ, mà họ chỉ gọi nhau bằng biệt hiệu thôi. Vì thế có người xưng là mỗ sinh, có người xưng là mỗ tử, có người xưng đạo nhân, chữ mỗ có nghĩa “nào đó”. Ðến như chọn biệt hiệu thì lại tùy theo tính tình của mỗi ngườimà đặtcho hợp, cốt sao cho mình tự hiểu. Thư sinh, sở dĩ lấy biệt hiệu Bán Dạ Sinh, là vì thứ nhất tuổi còn trẻ, thứ hai đam mê tữu sắc, thích ban đêm mà không thích ban ngày, lại thích lúc nửa đêm mà không thích sau nửa đêm. Hơn nữa trong Kinh Thi có câu:
Hữ độ như hà
Kỳ dạ vi ương
Có nghĩa là:
Ðêm thế nào
Ðêm chưa quá nửa.
Biệt hiệu Vị Ương, hay (Tiền) Bán Dạ Sinh chính là xuất phát từ đó.
Nghe thư sinh kính ngưỡng quá lời, hòa thượng bèn đáp lại bằng một câu khiêm tốn. Thấy thầy trò họ đi bộ từ xa đến chắc đã đói bụng, sẵn cơm chín, hòa thượng giữ họ lại cùng ăn bữa cơm đạm bạc. Trong lúc thụ trai hai người đối tọa và cùng bàn luận đạo thiền rất tương đắc. Thì ra Bán Dạ Sinh vốn rất thông minh, không những học sâu học kỹ, mà còn tham bác cả tam giáo cửu lưu, không sách vở nào mà lọt khỏi mắt.
Ðạo thiền vốn tinh thâm, đối với người khác phải giảng đi giảng lại trăm ngàn lần mà còn không hiểu thay, vậy mà đối với chàng, hòa thượng chỉ cần nhắc câu đầu là chàng hiểu ngay cả đoạn.
Tuy không nói ra nhưng hòa thượng đầy thắc mắc trong lòng: “Thật là một thanh niên trí tuệ! Chỉ giận một điều là tại một người học Phật như vậy, tại sao tạo hóa lại ban cho một tướng mạo thật oan nghiệt. Trông hình dung xét cử chỉ, rõ ràng đây là con quỷ dâm dục hạng nặng. Nếu mình không thu phục nó vào trong bị được, chắc chắn sau này không biết bao nhiêu phụ nữ phải khổ vì nó.
Nếu hôm nay mình không thấy thì thôi, đã thấy một người gây loạn như thế mà mình không ra tay trừ nạn cho chúng sinh, thì đâu phải là đạo từ bi. Dẫu nghiệt căn của nó cố định, không lay chuyển được, nhưng mình củng phải vận dụng hết lòng từ bi, xem có cứu được nó chút nào không.”
Nghĩ vậy hòa thượng bèn nói với Bán Dạ Sinh: “Bần tăng từ khi lập tâm lánh đời đến nay, đôi mắt này đã nhìn thấy bao nhiêu là người. Cố nhiên là không nói đến bọn ngu phu ngu phụ rắp tâm huớng thiện, ngay cả những người có học thức, có địa vị, đã đến đây ngồi thiền nghe pháp, ai nấy đều là khách xa. Nói chung ngộ đạo và ngộ thiền là hai thứ thông minh khác nhau. Ngộ đạo dễ, ngộ thiền khó. Học nho nghe một có thể biết mười, còn học Phật may ra nghe một chỉ biết hai mà thôi. Không ngờ gặp hiền cư sĩ thông minh mẫn tiệp đến thế. Với tài năng ấy, nếu học thiền thì chỉ trong vài năm là có thể đắc tam muội. Sống ở đời, cái dễ được là cái hình thể, cái khó được là tính linh, dễ qua là thời gian, khó qua là kiếp số. Cư sĩ lại dây với cầu kiến làm Phật, thì đừng theo đường ma.Vậy thì tại sao không nhân buổi sáng hôm nay cắt bỏ ái dục, lánh hẳn vào cửa thiền. Ý tứ của bần tăng tuy vụng, nhưng chắc bổ ích phần nào. Nếu có thể phát được đại nguyện này, ra sức chứng được đại nhân quả này, thì trăm năm sau sẽ có thể, trên phối hưởng với tăng môn, dưới không theo lệnh của La sát, cư sĩ nghĩ sao?”
Bán Dạ Sinh đáp: “Từ lâu đệ tử vốn tha thiết với đạo thiền, trước sau thế nào cũng quay về với pháp môn. Có điều tam niệm của đệ tử một khi chưa thỏa, thì khó thoát ly. Hiễn đệ tử tuổi còn nhỏ, trước khi quy y phải xong hai việc, hưởng thụ xong vài năm kẻo uổng cả đời người, rồi sau đó sẽ xin xuống tóc quy y cũng không muộn”.
Hòa thuợng hỏi: “Dám hỏi cư sĩ hai điều nguyện ấy thế nào? Phải chăng đó là công danh, phú quý, trước là cho bỏ công ăn học, sau là để vẹn nghĩa vua tôi hay không”
Bán Dạ Sinh lắc lắc đầu: “Thưa không, hai chữ công danh tuy nằm trong bổn phận của người đi học, nhưng người ắt được thì ít mà kẻ không thỏa thì nhiều. Hồi trước Lưu Bị cũng chưa từng thi đậu bao giờ, trong khi Lý Bạch là người có đại đăng khoa, thế nên có tài mà cũng cần có mệnh, thì đệ tử làm sao tự làm chủ dược mệnh? Ngay trong việc lập công danh sự nghiệp, cũng còn tùy số trời. Trời không cho, người không chịu, thì cho có lòng trung như Nhạc Vũ Mục, nghĩa khí như Quan Vân Trường cũng chịu thôi. Ðành nát lòng, bỏ xác, có chắc gì giúp được cho nước nhà. Hai chữ lợi danh mà người ta coi là quan trọng, đệ tử biết không nên màng, nên nguyện ước của đệ tử không phải là ở chổ đó”.
Hòa thượng hỏi: “Rốt ráo, sở nguyện của cư sĩ là gì?”
Bán Dạ Sinh đáp: “Sở nguyện của đệ tử chính là điều mà tự sức dệ tử có thể làm, là điều mà lòng dệ tử tin, tuyệt đối không phải là vọng tưởng, không là điều gì khó nói cho lắm. Không dám nói dấu sư phụ, trí nhớ cuả dệ tử khi đọc sách, sự giác ngộ của đệ tử khi nge đạo, tài chấp bút của dệ tử khi hành văn, nhất nhất hơn người. Mấy tay danh sĩ đời nay chẳng qua chỉ chắp nối, ráp đầu này nối đầu kia thế thôi, viết được vài ba thiên sách, in được một bộ thi văn là đã lập văn đàn nọ, mở thi đàn kia,múa may quay cuồng một cõi, thật chẳng qua chỉ toàn vay mượn. Theo đệ tử, muốn làm một danh sĩ chân chánh, bắt buộc phải đọc hết các sách lạ trong thiên hạ, phải giao thiệp vvới tất cả các bậc kỳ sĩ ở đời, phải đi chơi khắp các nơi danh sơn trong bốn cõi, rồi lui về mai danh ẩn tích, trứ thư lập ngôn để truyền lại cho đời sau, nếu may mà đè tên bảng hổ thì đem tài năng ra giúp nước, giúp đời, tạo dựng sự nghiệp, nếu vạn nhất văn phúc không tròn, cho dù ở địa vị thấp kém hơn người, còn lưu tiếng thơm muôn thuở. Vì thế đệ tử nhủ thầm trong bụng câu thơ sau đây:
Yếu tố thế gian đệ nhất tài tử.
Có nghĩa:
Là trang tài tử nhất trong đời.
Hòa thượng nói: “Ðấy là câu thứ nhất, thế còn ước nguyện thứ hai?”
Bán Dạ Sinh dè dặt, như sợ bị hòa thượng cười, không dám nói ra.
Hòa thượng bảo: “Còn câu hai, nếu cư sĩ ngại không nói ra thì để bần tăng nói thay cho”
Bán Dạ Sinh nói: “Chuyện trong lòng đệ tử, làm sao sư phụ nói được?”
Hòa thượng nói: “Thì cứ để bần tăng nói đã, nếu sai thì phạt. Có điều nói ra mà đúng thì cư sĩ phải nhận là đúng,không được chối quanh”
Bán Dạ Sinh nói: “Lời sư phụ không những là của bồ tát, mà của thần thánh. Con muốn được sư phụ chỉ dẩn đâu là đường mê nẻo chánh, há dám chối từ.”
Hòa thượng thung dung chậm rãi nói:
“Yếu thú thiên hạ đệ nhất vị giai nhân”
Có nghĩa:
“Muốn lấy một giai nhân bậc nhất thiên hạ”
Bán Dạ Sinh nghe xong bất giác ngẩn ngơ miệng há mắt giương, đứng yên một lát mới cười, nói: “Sư phụ quả là một bậc thần nhân. Hai câu này suốt ngày con chỉ đọc thầm trong bụng mà thôi. Vậy sư phụ như nghe được hết, đã đoán trúng được.”
Hòa thượng nói: “Cư sĩ há không nghe câu:
Nhân gian tư ngữ
Thiên hạ nhược lôi?”
Có nghĩa:
(tiếng) Con người thì thầm với nhau
(chẳng khác ) Sấm động ở trên trời.
Bán Dạ Sinh nói: “Lẽ ra chuyện tình ái không nên đem bàn tại cửa thiền, nhưng sư phụ đã đề cập đến, đệ tử cũng xin phép đem thực tâm ra mà giãi bày. Không nói dấu gì sư phụ, đệ tử nghĩ dến đạo thì ít mà tơ tưởng đến tình dục thì nhiều. Xưa nay, bốn chữ tài tử giai nhân khắng khít với nhau, đã có tài tử thì phải có giai nhân mới xứng đôi, đã có giai nhân thì tài tử mới vừa kứa. Cho nay đệ tử chưa từng gặp tuyệt thế giai nhân, còn những phụ nữ có chút nhan sắc thì lại rơi vào tay bọn phàm phu tục tử, như vậy há không tủi phận hồng nhan lắm sao. Tài hoa của đệ tử hẳn không còn phải nói làm gì, ngay cả tướng mạo đệ tử cũng biết là không tệ, nhiều khi soi gương, cho dù Phan An, Vệ Giới ngày nay tái sinh, đệ tử quyết cũng không chịu nhường. Trời đã sinh ra một nam tử thế này, chẳng lẽ không sinh ra một gái nữ nhi thế kia cho xứng. Nay trên đời nếu không có giai nhân thì thôi, đã có thì đệ tử quyết tìm cho được. Vì vậy tuy đệ tử đã quá hai mươi tuổi mà vẫn chưa có chỗ nào, ý đệ tử không muốn phụ lòng trời đất đã ban cho cả tài lẫn mạo. Ðệ tử phải về tìm cho được giai nhân mà lấy, rồi sinh dứa con trai để nối nghiệp tông đường. Bấy giờ tâm nguyện đã thỏa, không còn ham muốn gì khác, đệ tử không những chỉ tự quay đầu trở lại, mà sẽ cảm hóa vợ con cùng sang bờ bên kia. Sư phụ nghĩ sao?”
Hòa thượng nghe xong, im lặng một lúc rồi cười lạt nói: “Nghe qua đoán biết cư sĩ có nhiều ý nghĩ đen tối. Có điều ông trời sinh ra con ngườ, tạo nên vạn vật lắm khi không đụng. Nếu ban cho cư sĩ một hình hài xấu xí, thì có phải với trí thông minh sáng suốt không điều gì mà không hiểu rõ của cư sĩ, không chừng cư sĩ có thể quay về với chánh quả. Chính vì vậy mà xưa nay những người sứt cùi gãy gọng nhận chịu hình phạt của trời, lại dễ trở thành Tiên Phật. Cư sĩ được ông trời quá nuông chiều, chẳng khác nào đứa trẻ được cha mẹ tưng tiu, lúc nhỏ không hề bị đòn, bị mắng bao giờ vì bậc cha mẹ sợ con khóc, con đau. Ðến khi lớn khôn, có làm điều sai trái mà bị quan đánh đòn, triều đình kết tội, bấy giờ lại trách cha mẹ xưa kia quá chiều chuộng. Ðẹp đẽ tài ba thật không phải là là một điềm lành vậy. Cư sĩ cậy mình có tài mạo nhất đời, cứ nằng nặc đòi tìm cho được đệ nhất giai nhân, rồi nghĩ ra trăm phương ngàn kế hầu thõa mãn điều nguyện ước, bấy giờ sẽ xảy ra mọi việc có thể khiến cư sĩ sa vào địa ngục. Cư sĩ muốn xuống địa ngục, hay muốn lên thiên đàng? Nếu cam tâm muốn xuống địa ngục, thì hãy cứ đi tìm đệ nhất giai nhân, nếu còn muốn lên thiên đàng, thì hãy dẹp bỏ những ý nghĩ xằng bậy kia đi, mà xuất gia cùng hòa thượng già này”
Bán Dạ Sinh nói: “Lời sư phụ vừa nói rất có ý vị;có điều bốn chữ thiên đường địa ngục e có phần khuôn sáo cho hạng tầm thường,không giống lời lẽ của một bậc cao tăng.”
Hòa thượng nói: “Nguyên tắc của tham thiền chẳng qua là muốn tự giác ngộ mà tu thân, tự lập ở chổ không sinh không diệt, tức là Phật. Vậy há thực sự có thiên đường để lên đó chăng? Cho dù vì thói nguyệt hoa mà phạm tội, thì cũng chẳng qua là tội làm điếm nhục đến danh giáo mà thôi. Vậy há thực sự có địa ngục mà xuống đó chăng? Người làm việc thiện thì lên thiên đường, kẻ làm điều ác thì xuống địa ngục, quả là hai câu sáo ngữ. Ðối với người học thức như chúng ta, thì việc gì cũng có thể thoát sáo được, riêng với việc tu thân thì không thể thoát được tí nào. Rõ ràng là thiên đường địa ngục đều không có thật, nhưng cho dù không có thiên đàng, cũng không thể dùng thiên đường để làm bậc tiến lên cõi thiện; cho dù không có địa ngục cũng không thể lấy địa ngục dể răn kẻ ác. Cư sĩ chán nghe những lời khuôn sáo, bần tăng sẽ gác bỏ chuyện âm báo trong tương lai mà chỉ nói dương báo trong hiện tại, có điều nói đi nói lại, e không tránh khỏi có vài câu sáo ngữ giáo đầu. Nguời xưa có câu: “Mình không dâm vợ người, thì người không dâm vợ mình”, quả là hai câu sáo ngữ hết sức cũ kỹ, hết sức thô sơ, hết sức bình thường có từ hồi nào đến giờ. Có điều, những kẻ tham hoa hiếu sắc trên đời này có mấy ai thoát được khuôn sáo này? Mình dâm vợ người ta, thì vợ mình cũng bị người ta dâm; mình làm nhục con gái người ta, thì con gái mình cũng bị người ta làm nhục. Muốn thoát được khuôn sáo thì chỉ có cách không gian, không dâm mà thôi; nếu muốn gian dâm thì khó có thể tránh được búa rìu của câu sáo ngữ. Cư sĩ muốn thoát sáo hay nhập sáo? Nếu muốn nhập sáo thì cứ việc đi tìm đệ nhất giai nhân, nếu muốn thoát sáo, thì xin dẹp bỏ những ý nghĩ xằng bậy kia, cùng xuất gia với hoà thượng già này.”
Bán Dạ Sinh nói: “Những lời củ sư phụ rất thấu đáo. Có điều khi thuyết pháp cho bọn trẻ con ngu dốt thì phải nói tận tình, thế nào cho chúng toát mồ hôi hột mà không dám làm bậy, còn như thuyết lý với bọn đệ tử chúng con, e rằng không cần phải như thế. Ông trời lập pháp tuy nghiêm, nhưng lập pháp không phải là không có sự khoan thứ; trường hợp gian dâm ắt bị quả báo tuy nhiều nhưng trường hợp gian dâm mà không bị quả báo không phải là không ít. Cứ đi kiểm tra từng nhà thì rõ ngay. Nói chung lẽ tuần hoàn quả báo thật không sai, người làm diều bất thiện không thể không biết đến.”
Hòa thượng nói: “Theo lời cư sĩ, thì những hành động gian dâm trên đời cũng có thể không bị quả báo chăng? Chỉ sợ ông trời sẽ không để sơ hở như vậy khi lập pháp, hay là vì cư sĩ mắt tai trung hậu nên hóa ra như thế. Chứ theo bần tăng thấy thì xưa nay chưa hề có sách nào ghi chép trường hợp gian dâm với vợ người ta mà không bị quả báo. Chỉ miệng đời truyền nhau thôi cũng không biết cơ man nào mà kể, riêng kẻ xuất gia thọ giới không tiện nói ra đấy thôi, cư sĩ thử nghĩ lại xem. Tuy nhiên đi gian dâm vợ con người ta còn tiện nói ra, chứ như vợ con mình bị người ta gian dâm thì không tiện nói ra, do vậy ít người biết. Chưa kể vợ giấu chồng, con gái giấu cha, ngay cả người trong nhà củng hkông biết thay, nên chuyện quả báo cứ bảo làm gì có; mãi đến khi nắp quan đậy lại thì mới biết lời xưa khong ngoa, bấy giờ đã lộ liễu rồi, nhưng lại không thể nói ra cho người khác biết. Bất luận mình gian dâm vợ con người ta hay vợ con mình bị vì lẽ quả báo bị người ta gian dâm, chỉ cần khi ý nghĩ gian dâm đã nảy ra thì bất tri bất giác trong lòng của vợ con cũng sẽ bộc phát bao nhiêu là vọng niệm. Có một chuyện mà nhà nào cũng có xảy ra, người nào cũng có lần qua như thế này; nếu có những người đàn ông trong khi ân ái với người vợ xấu xí của mình đã nghĩ đến một người đàn bà xinh đẹp nào đó đã gặp lúc ban ngày, để tăng thêm khoái cảm, thì cũng có ngững người đàn bà lúc hành lạc với chồng xấu xí đã nghĩ đến một người đàn ông đẹp trai nào đó đã gặp lúc ban ngày để được khoái cảm hơn. Ðấy cũng là một hình thức quả báo. Quả báo trong tâm tưởng còn là thế, huống hồ xâm nhập nhà người ta, gian dâm vợ con người ta, thì quỷ thần nào không thấy, trời đất nào không giận, mà hòng danh tiết vợ con mình được trọn vẹn? Bần tăng nói như thế, chắc không phải là sáo ngữ, cư sĩ nghĩ có đúng không?
Bán Dạ Sinh đáp: “Sư phụ nói rất chí lý, riêng có một điều, dám xin hỏi lại sư phụ. Kẻ có vợ mà đi gian dâm với vợ con người khác thì vợ con mình sẽ bị quả báo, điều ấy đã hẳn rồi. Nhưng dối với người không vợ, không con, nếu đi gian dâm vợ con người ta thì sao? Họ đâu có gí để chịu quả báo? Luật tròi như vậy há không phải là thiếu sót hay sao? Ấy là chưa nói trường hợp số vợ con của một người thì có hạn mà nữ sắc trong thiên hạ thì vô cùng. Thí dụ người ấy chỉ có một hai thê thiếp, một hai đứa con gái mà lại đi gian dâm vô số người khác, thì việc quả báo cho dù có chăng nữa, cũng không có gì là công bằng, như vậy có phải là vốn ít mà lời nhiều hay không, ông trời sẽ tính sao đây?”
Hòa thượng nghe Bán Dạ Sinh nói thế, thì biết đây là một tay cứng đầu không gì lay chuyển nổi, đành nử úp nửa mở nói: “Cư sĩ lý luận rất sắc bén, bần tăng thực không dám sánh lời. Có một điều, dó chỉ là lý thuyết suông, không có chi làm bằng, phải đợi khi nào sự việc xảy ra mới rõ. Cư sĩ hãy trở về tìm giai nhân mà cưới, sau đó sẽ có dịp ngồi trên nhục bồ đoàn mà tham ngộ. Từ đây về sau bần tăng sẽ không động khẩu nữ. Chỉ có một điều, đối với cư sĩ là người tài mạo siêu phàm, bần tăng thực không nỡ dứt đi cho được. Vậy thì sau này, vạn nhất cư sĩ vỡ được lẽ đạo, xin hãy về với bần tăng. Kể từ ngày mai trở đi, bần tăng sẽ ngóng cổ chờ”.
Nói xong hòa thượng lấy giấy bút ra làm một bài thơ bốn câu năm chữ:
Thỉnh phao bì bố đại
Khứ tọa nhục bồ đoàn
Tu cập sinh thời hối
Hữu sai dĩ cát quan.
Có nghĩa:
Ðã bỏ túi da mà đi
Theo đường nhục bồ đoàn
Phải kíp ngộ lúc sống
Ðừng chết mới biết sai.
Rồi xếp tờ giấy lại trao cho Bán Dạ Sinh mà nói: “Lão đầu đà thô kệch này không tự lượng nên có bài kệ thường này. Thực ra, đó chẳng qua là xuất phát từ lòng ưu ái đối với cư sĩ mà thôi. Vậy cư sĩ hãy giữ lấy, ngày sau sẽ có dịp xét nghiệm lại”.
Nói xong hào thượng đứng dậy với cử chỉ như tiển khách ra về.
Bán Dạ Sinh biết không tiện ngồi nán, tuy nhiên vì nể hòa thượng là một bậc cao tăng, nên không dám hậm hực bỏ đi, chỉ biết cúi đầu tạ lễ, nói: “Tính đệ tử ngang bướng, mong sư phụ từ bi tha thứ, ngày kia đệ tử có trở lại, kính xin sư phụ mở lòng dung nạp”.
Nói xong lạy bốn lạy như lúc mới đến, hòa thượng còn dặn dò đôi câu trước khi chia ly.
Lai lịch của hòa thượng đến đây đã trình bày xong. Từ đây về sau này, chỉ xin nói hoàn cảnh Bán Dạ Sinh đắm chìm trong sắc dục mà thôi, tác giả chỉ trở lại với hòa thượng trong hồi cuối truyện.
Truyện xảy ra vào đời Nguyên (1280-1368), khoảng năm Chí Hòa (1328). Lúc ấy trên núi Ðiểm thương, có một vị ẩn tu, pháp danh Chính nhất, đạo hiệu Cô Phong. Ngài vốn người Châu quận, theo học Khổng thầy là một vị tú tài nổi tiếng. Nhưng do thiện căn, lúc sinh ra mới đầy tháng còn trong nôi đã ê a kỳ lạ, chẳng khác chi học trò trả bài, cha mẹ ngạc nhiên lắm. Có một nhà sư khuất thực trước cửa nhà, gặp a hoàn bồng ngài ở trên tay, mà miệng cứ ra tiếng, khóc không phải khóc, cười không phải cười. Nhà sư mới lắng tai nghe rồi nhận ra đứa bé đang tụng Lăng Nghiêm Ðại Tạng, chính là hóa kiếp của một vị cao tăng. Nhà sư xin với cha mẹ đứa bé để được thu nhận làm đệ tử.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!