Những câu chuyện ma có thật được kể lại - Suối Mơ đi dễ khó về
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
498


Những câu chuyện ma có thật được kể lại


Suối Mơ đi dễ khó về


Trước tiên thì phải kể sơ về suối mơ này đã. Với khách du lịch thì nó gói gọn trong 1 chữ đẹp. Nhưng với dân bản địa nơi đây khi nhắc đến nó thì chỉ hiện lên 2 chữ ” chết chóc “.
Đẹp bởi vì “Suối Mơ có lòng khe rộng với nhiều đoạn suối đẹp nằm ẩn hiện trong cánh rừng hoang vu, tịch mịch. Nhìn từ xa, con suối trong xanh như những dải lụa mềm vắt qua từng khe đá. Có đoạn, suối chảy róc rách qua những lèn đá đủ màu sắc, kích cỡ; có đoạn suối tuôn đổ, sủi bọt trắng xóa qua những ghềnh đá lớn, sản phẩm tạo hóa ngàn năm.Men theo những lối mòn bên ghềnh đá lên cao khoảng 100m, bắt gặp thác Gieo hùng vĩ sủi bọt, đổ ầm ầm xuống ao sâu với làn nước xanh ngắt. Những làn bụi nước nhỏ li ti vương vãi trên những tán cây, nhìn xa bàng bạc một màn sương trắng diễm ảo. Vẻ đẹp mê hồn, hùng vĩ của suối, thác cùng với quần thể đá ngàn năm phù hợp với những người thích khám phá, hòa điệu cùng thiên nhiên hoang sơ.” – báo nào đó quên rồi
Chết chóc bởi năm nào ở đây cũng có ít nhất một người một đi không trở lại, có năm thì chết lần 7 đứa ( theo em nhớ là vậy ).Không biết từ bao giờ , chắc cũng lâu lắm rồi, từ hồi mẹ em con nhỏ cơ, thì Suối Mơ đã được gắn cho cái mác ” Vẻ đẹp chết người ” , bác nào có dịp du lịch đến Quảng Nam nhớ ghé thăm nha. À mà em chúc trước ” thượng lộ bình an ”
Suối được chia làm 3 thác – ở chỗ em hay gọi là sân khấu, vì nó có một khoảng bằng phẳng hay đá lớn đầu ngọn thác , đứng ở đó hét thì phê vãi ạ. Em tạm gọi là thượng, trung, hạ ( nó có tên nhưng lâu rồi em ko nhớ rõ ). Thác Hạ thì nước nông, dễ tắm, nhưng không đẹp lắm. Thác Thượng thì đẹp tuyệt ạ, nhưng leo lên khó lắm, dễ bị trượt chân, mà trượt chân chỉ có đập đầu vô đá thôi =.=. Và đẹp nhất là thác Trung, nhưng nó mang vẻ đẹp của Tử thần . Thác trung có hố nước sâu, khe đá đẹp tạo thành muôn hình vạn trạng, mùa hè nước mát lạnh, cho người ta cảm giác nhìn một cái là muốn nhảy xuống trầm mình trong làn nước mát để giải tỏa cái nóng oai ả của miền Trung nắng gió.Người xưa có câu ” mật ngọt chết ruồi ” , em thấy câu này rất đúng với thác Trung ạ, chính vì vẻ đẹp có phần ma mị đó mà bao thanh niên đã vĩnh viễn ở lại nơi này ” chung vui” với cô bác
Các thím hẳn còn nhớ 2 ông anh họ em đã đề cập ở P4 chứ ạ, 2 ông là anh em song sinh, chỉ sinh cách nhau vài phút thôi, nên không ông nào chịu làm em cả, toàn xưng mày tao thôi .
Nhưng mọi người trong nhà đều gọi ông sinh trc là anh 2, ông sinh sau là anh 3
Năm đó ,2 ông tốt nghiệp cấp 2 xong thì tổ chức đi Suối Mơ chơi vs lớp. Dĩ nhiên là nói dối gia đình và hứa hẹn không đi vào Suối Mơ ạ.
Cũng từ chuyến đi đó mà 2 ông anh bị cấm bén mảng đến Suối Mơ. Lệnh cấm đó đến nay vẫn còn hiệu lực, dù cả 2 đã vợ con đuề huề. Anh 2 em hồi đó nổi tiếng là nghịch, nên thấy suối đẹp bèn xúi cả lớp leo chơi.Như em đã đề cập ở các chap trc em có ông anh vía yếu, hay bị mượn xác, người đó không ai khác là anh 2 em ạ. Và lần này cũng không ngoại lệ, cô bác ” chấm ” trúng ổng . Em chả hiểu là ổng có cái mẹ gì mà bị hoài vậy . Số là ổng đang leo qua các khe đá ở thác Trung thì bị kẹt chân, rớt chiếc giày xuống hố nước. Tiếc của, ổng bèn cúi xuống mò. Nếu lúc đó anh 2 mò trúng thì có lẽ nhà em đã thêm một cái giỗ rồi . May sao anh 3 đi sau nhìn thấy, hỏi ổng đang làm gì vậy, anh 2 đáp ” Tao rớt chiếc giày xuống dưới này rồi . Đang mò tìm ”
Anh 3 : ” Để tao coi thử ”
Anh 2 đứng lên, anh 3 thay vào vị trí đó , ổng vừa liếc mắt xuống nhìn thì liền tái mặt. Dưới làn nước trong xanh ấy là một đám người ngồi bó gối nhìn trân trân vào ổng, còn chiếc giày thì ở ngay trước mặt đám người đó luôn. Theo những gì ông anh kể lại thì đến chết ổng cũng không quên được. Một ánh mắt mong chờ cùng thách thức ổng vớt chiếc giày. Biết sự chẳng lành, ông bèn đứng dậy, mặt cắt không còn giọt máu vừa kéo tay anh 2 vừa nói ” douma, D ơi! về thôi, về lẹ lên ! ”
Anh 2 níu lại hỏi ” Chuyện gì thế ? Lượm giày lên rồi đi chơi tiếp. Đang vui mà ”
Anh 3 hối gấp : ” Ra ngoài đường tao mua cho đôi mới, ra đi rồi tao nói cho ”
Anh 2 thấy lạ, cộng thêm sắc mặt của anh 3 cũng đồng ý ra về. Bỏ lại lời xin lỗi ” Nhà có việc gấp ,phải về liền” với đám bạn rồi vọt lẹ ra ngoài đường cái. Ra đến nơi, anh 2 hỏi ” Có chuyện gì mà mặt mày xanh như tàu lá chuối vậy ? ”
Anh 3 : ” Mày biết nãy cúi xuống vớt chiếc giày, tao thấy gì không ? Định mệnh, cả lũ ngồi dưới đó nhìn tao kìa”
Anh 2 : ” Mày nói thiệt hay giỡn đó ? Nãy tao cũng nhìn xuống, có thấy gì đâu ? ”
Anh 3 : ” Nếu mày thấy thì sao tới lượt tao nhặt giúp, với lúc mày thấy thì đã nhập bọn cùng tụi nó rồi ”
Tới lúc này thì biết đã gặp gì rồi. Hai anh em đèo nhau trên chiếc xe đạp về nhà ( thực sự là phi như bay về nhà chứ không còn thong thả mà đạp tành tành như lúc đi nữa ).
Đến đây thì các bác đã thấy được vẻ đẹp chết người của Suối Mơ chưa ạ.
Chuyện về 2 anh em thì dừng lại ở đó ( em không đề cập đến việc nhà em cúng kính tạ ơn cô bác thương tình cho 2 anh của em tai qua nạn khỏi ra sao nhé ). Nhưng câu chuyện về Suôi Mơ vẫn còn tiếp diễn và dường như nó không có hồi kết .
Năm Sùng Trinh đời thứ 17, à nhầm , năm nào đó em không nhớ rõ , lại có tin dữ, một nhóm học sinh 7 đứa đi chơi tại suối, khi về còn có 6 thôi. Một đứa đó đã tham gia ” Thiên địa hội “, à không phải là “Hội những người cuồng vẻ đẹp chết người của suối mơ” ở dưới đó chứ nhỉ . Công việc vớt xác được tiến hành. 4 người nhái được huy động, mò khắp Thác Trung vẫn không tìm được vị trí xác chết. Mọi người bắt đầu nản lòng, thì ông thầy được gia đình nạn nhân ( em dùng từ nạn nhân vì không nhớ rõ giới tính đứa chết đó ạ ) cúng lễ trước khi lặn vớt xác, bảo ” Ta e là “cô bác” không cho vớt cái xác này”. Mẹ nạn nhân gào khóc thảm thiết , van xin thầy đủ kiểu, ổng mới bảo để ổng dâng hương hỏi lại thử, thương lượng đủ kiểu thì họ cũng chỉ chỗ cái xác ạ. Khi ông thầy chỉ chỗ đó , thì người nhái một mực bảo rằng ” chỗ đó con mò hết rồi mà bác.Làm gì có cái hang nào ”
Thầy : ” Chú cứ lặn xuống lần nữa đi , không có thì ta chịu trách nhiệm ”
Anh người nhái cũng ậm ừ rồi lặn xuống lại, quả nhiên thấy ngay mép ghềnh đá là một cái hang rất sâu “. Ổng bèn trồi lên báo là thấy cái hang rồi, cho dây xuống kèm người nhái nữa với ổng.
Lặn vô cái hang đó, đã thấy được cái xác ở cuối hang, nhưng mà không chỉ có mình cái xác. Trong hang còn một con cá trê trắng to bự kích cỡ ngang ngửa với với người trưởng thành nằm chễnh chệ ở cuối hang bên cạnh cái xác, đầu hướng ra ngoài. Lại gần thì con cá giương vây lên, kiểu muốn tấn công. Không có cách tiếp cận, anh nhái phải trồi lên xin ý kiến chỉ đạo.
Một chú mạnh dạn đưa ý kiến, chích điện con cá trê ấy cho chết rồi lôi ra. Nhưng ý kiến vừa thốt lên thì mọi ánh nhìn đều tập trung vào người chú đó. Không phải ánh nhìn tán thưởng đâu ạ, mà là ánh nhìn ái ngại, vừa thương hại chú đó.
Chỉ có mình thầy cúng là đăm chiêu suy nghĩ, vì đã nhận ủy thác của gia chủ, lại xót thương cho người mẹ vì thương con mà ngất lên ngất xuống nãy giờ. Ông bèn nói ” Thôi, ta bèn gắng lần nữa, lập cái đàn, hỏi nguyên cớ sao ” cô bác” đã chỉ điểm rồi lại không cho vớt ”
Đàn được lập… và nguyên nhân cũng được tìm ra, người chấm thằng này ( gọi nạn nhân mệt quá gọi thằng cho tiện ) muốn lên bờ sớm, ổng đã gần đủ 36 mạng rồi , nói là sống dưới đó buồn lắm, kiếm người bầu bạn , nên nhất quyết giữ nạn nhân vì khó lắm mới gặp được người hợp vía ” . Thầy phải hứa dâng đủ số hình nhân thế mạng và số lễ cần thiết thì người đó mới chấp nhận cho vớt cái xác.
Người nhái lặn xuống hang trở lại. Lần này thì vớt được cái xác lên. Như em đã đề cập ở chap P3 , xác này cũng bị bùn trùm kín tóc, dĩ nhiên là tóc vẫn khô ráo nhá
Tuy nhiên, người nhái lại cảm thấy quái lạ là , con cá trê to như vậy đã đi đâu ? Trong khi đó là điểm cuối của cái hang. Câu hỏi đó đến nay vẫn chưa có đáp án chính xác nhưng có một điều chắc chắn mà ông người nhái kể lại là ” Khi con cá đó nhìn tao, tao tưởng như có ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình bằng ánh mắt giận dữ vậy. ”

Tản mạn tiếp , hè năm vừa rồi, sau kì thi đại học xong, có thằng nhỏ kia quê ở Nam Giang ( chỗ em hay gọi là Thành Mỹ – vì khi trước quân Mỹ đồn trú trên cứ điểm này đông lắm ), nhận tin báo đậu Y Huế hay Y Sài gòn gì đó, bèn dặn mẹ nó chuẩn bị cỗ lớn đãi bạn. Nghe đâu cả lũ dự định đi suối Mơ rồi mới chạy về nhà. Định mệnh oan nghiệt là đây. Tụi bạn thì ở thành phố Hội An, nên không biết suối Mơ là vẹo gì cả. Ở cái tuổi thích chạy nhảy, khám phá thì nghe kể Suối Mơ đẹp lắm, tắm phê lắm nên năn nỉ thằng nhỏ này dẫn đi cho bằng được. Kết quả nụ cười thay bằng giọt nước mắt khi thằng nhỏ đó đã nằm lại dưới cái hang sâu một lần nữa. Vì sao ? Tất cả chỉ vì nó không nghe lời bố mẹ, hoặc là không biết gì về cái vẻ đẹp chết người của thác Trung . Cũng có thể, thằng nhỏ được người nào đó ” để ý “.
Vụ 7 người chết cùng lần đó, em chỉ nghe vậy thôi. Dụ thằng bạn bằng một chầu cf mà nó vẫn không cung cấp thông tin. Có lẽ nó không muốn nhắc đến chuyện này, vì em cảm thấy trong nó có một nỗi sợ vô hình nào đó…
Dường như một chu kì oan nghiệt đã phủ lên con suối này, không biết bắt đầu từ khi nào, cũng không biết đến bao giờ nó sẽ kết thúc. Nhưng chắc chắn một điều cái chu kì ấy vẫn tiếp diễn một cách đều đặn từ năm này qua năm khác.Hiện giờ vẫn vậy…
Lan man một tí : À, thằng bạn em nhà nó chốt đầu suối làm dịch vụ, giờ qui hoạch lại làm khu du lịch không biết nhà nó còn trong đó không. Bố thằng này là cựu chiến binh thì phải , chú ấy bảo năm xưa bộ đội chết trên này nhiều lắm, tối tối lại nghe những tiếng động lạ, tiếng rầm rì xen lẫn tiếng lá cây rừng xào xạc như thở than tâm sự . Cả tiếng bước chân hành quân nữa. Lâu lâu lại nghe tiếng ” bõm ,bõm ” vang lên từ khe suối, có thể là một viên đá cuội rơi xuống hoặc cũng có thể là…
Chú còn chăm và hương khói cho cái miếu thờ gần đó , thờ bà gì thì em không nhớ rõ. Chỉ nhớ bà ấy đền đáp công hương khói của chú bằng 6 tờ độc đắc . Tuy có nhiều tiền nhưng chú vẫn không bỏ nơi đây, mà vẫn tiếp tục lo hương khói cho đền, cũng như nhắc nhở khách du lịch không được tắm thác Trung. Những người vì mê mẩn vẻ đẹp tử thần của Thác Trung mà bỏ ngoài tai lời chú đều đã…
Thôi dừng lại tai đây là được rồi . Các bác nếu muốn đi suối Mơ thì đi, nhưng tuyệt đối đừng bao giờ tắm ở Thác Trung. Em nói là tuyệt đối nhá, khuyên chân thành

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN