Những Đứa Con Của Tự Do - Chương 31
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
107


Những Đứa Con Của Tự Do


Chương 31


Ngày 4 tháng Bảy

Các cánh cửa lại đóng và cái nóng tăng lên tức khắc. Đoàn tàu khởi hành. Trong toa, mọi người nằm xuống sàn. Chúng tôi, các chiến hữu trong đội, ngồi dựa lưng vào thành toa trong cùng. Nhìn chúng tôi như vậy, có thể ngỡ chúng tôi là con cái những người ka, ấy thế mà, thế mà…

Chúng tôi bàn về hành trình. Jacques đánh cuộc là Angoulême, Claude mơ Paris, Marc tin chắc chúng tôi đang đi về Poitiers, số đông đồng ý là Compiègne. Ở đó, có một trại chuyển tiếp dùng làm ga thông tàu. Tất cả chúng tôi đều biết là cuộc chiến đang tiếp diễn ở Normandie, hình như có đánh nhau ở miền Tours. Các đạo quân Đồng minh đang tiến về phía chúng tôi, còn chúng tôi đang tiến về phía cái chết. Thằng em tôi nói:

– Anh biết đấy, em cho rằng chúng mình là con tin nhiều hơn là tù nhân. Có thể chúng sẽ thả chúng mình ở biên giới. Tất cả lũ Đức kia đều muốn về nhà chúng, và nếu tàu không đi được đến Đức, thì Schuster và quân của hắn sẽ bị bắt. Thực ra, chúng sợ lực lượng Kháng chiến gây cho chúng quá nhiều chậm trễ bằng cách làm nổ đường sắt. Chính vì thế mà tàu không tiến lên. Schuster cố lách giữa các mắt lưới. Một mặt, hắn bị kẹp bởi gọng kìm của bạn bè chúng ta ở các chiến khu, còn mặt khác, hắn sợ chết khiếp một trận ném bom của không quân Anh.

– Em lấy ở đâu ra ý tưởng ấy? Em tự nghĩ một mình ư?

– Không, nó thú nhận. Trong khi ta đi tiểu trên đường tàu. Meyer đã nghe thấy hai thằng lính nói với nhau.

– Thế Meyer hiểu tiếng Đức sao? Jacques chất vấn.

– Cậu ấy nói tiếng yiddish…

– Thế bây giờ Meyer ở đâu?

– Ở toa bên cạnh, Claude trả lời.

Và nó vừa nói hết câu là tàu lại dừng. Claude trườn lên cửa sổ. Xa xa, nhìn thấy một nhà ga nhỏ, đó là Parcoul-Médillac.

Lúc ấy là mười giờ sáng, không bóng dáng một hành khách, cũng chẳng thấy một nhân viên hỏa xa. Thinh lặng bao trùm vùng quê lân cận. Ngày kéo dài trong cái nóng không kham nổi. Chúng tôi ngạt thở. Để giúp chúng tôi trụ được, Jacques kể một câu chuyện, François Francois ngồi bên nghe anh, chìm trong suy nghĩ. Một người rên rỉ ở cuối toa, anh ngất đi. Ba chúng tôi khiêng anh về phía cửa sổ. Ở đấy có một chút gió. Một người khác xoay tròn, hình như anh chớm phát điên, anh bắt đầu hét lên, tiếng anh than nhức nhối và đến lượt anh gục xuống. Ngày trôi qua như thế, cách nhà ga nhỏ vài mét, một ngày mồng 4 tháng Bảy, ở Parcoul-Médiallic.

32

Lúc ấy là bốn giờ chiều. Jacques không còn nước bọt nữa, anh ngừng lời. Vài tiếng rì rầm khuấy động sự đợi chờ không sao chịu nổi. Tôi ngồi xuống cạnh Claude và nói:

– Em có lý, phải nghĩ đến chuyện tẩu thoát.

– Chúng ta chỉ mưu sự khi nào chắc chắn tất cả có thể cùng thoát, Jacques ra lệnh.

– Suỵt! thằng em tôi nói khẽ.

– Gì thế?

– Anh im đi mà nghe!

Claude đứng dậy, tôi làm theo. Nó tiến về phía cửa sổ và nhìn ra đằng trước. Lại là tiếng của cơn giông mà em tôi nghe thấy trước những người khác hay sao?

Bọn Đức rời tàu và chạy về phía các cánh đồng, Schuster dẫn đầu. Các nhân viên Gestapo và gia đình chúng lao đến nấp sau các bờ dốc. Binh lính đặt trên đó những khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi, như để đó những khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi, như để phòng trước mọi cuộc bỏ trốn. Giờ đây Claude đang nhìn lên trời, căng tai nghe ngóng. Nó hét:

– Máy bay! Anh lùi lại đi! Tất cả mọi người lùi lại và nằm xuống!

Nghe tiếng ù ù của những máy bay đang đến gần.

Chàng thanh niên đội trưởng đội phi c khu trục vừa tổ chức mừng sinh nhật hai mươi ba tuổi, ngày hôm qua, ở nhà ăn sĩ quan tại một phi trường phía Nam nước Anh. Hôm nay, anh lướt trên không trung. Tay anh giữ cần lái, ngón cái đặt trên nút bấm điều khiển các khẩu liên thanh bên cánh. Trước mặt anh, một đoàn tàu đứng im trên đường sắt, việc tấn công sẽ dễ dàng. Anh ra lệnh cho các đội viên vào đội hình, chuẩn bị oanh kích, và máy bay của anh lao xuống mặt đất. Các toa tàu in hình trong kính ngắm, chắc chắn đây là một chuyến hàng của bọn Đức nhằm tiếp tế cho mặt trận. Lệnh ban ra là phá hủy hết. Phía sau anh, các phi cơ biên xếp thành hàng trên nền trời xanh, họ đã sẵn sàng. Đoàn tàu ở trong tầm bắn. Ngón cái của phi công chạm nhẹ vào cò súng. Trong buồng lái, cũng cảm thấy cái nóng.

Bây giờ đây! Tiếng nổ giòn từ các cánh phi cơ và những vạch đạn dài như những lưỡi dao xuyên về phía con tàu mà đội bay đang lượn bên trên, trước sự đáp trả của bọn lính Đức.

Trong toa chúng tôi, những vách gỗ vỡ ra dưới làn xạ kích. Đạn rít khắp nơi; một người rú lên và lăn xuống, một người khác ôm lấy ruột gan đang bung ra từ vùng bụng bị xé rách, người thứ ba bị tiện đứt chân, đúng là một cuộc tàn sát. Các tù nhân cố ẩn nấp sau những hành lý còm của mình; mối hy vọng nực cười được sống sót sau cuộc không kích. Jacques lao mình đè lên François Francois, lấy thân mình che chắn cho cậu. Bốn phi cơ Anh nối tiếp nhau, tiếng động cơ gầm gào đập thình thịch tận thái dương chúng tôi, nhưng kìa chúng đã bay ra xa và lên cao trên bầu trời. Qua ô cửa sổ, bọn tôi thấy chúng lượn ở phía xa và bay ngược dọc đoàn tàu, lần này ở tầm

– Tôi lo lắng cho Claude và ôm chặt nó vào lòng. Mặt nó tái xanh tái nhợt.

– Em không sao chứ?

– Không, nhưng anh, thì anh đang chảy máu ở cổ, em tôi vừa nói vừa vuốt lên vết thương của tôi.

Chỉ là một mảnh đạn làm xước da. Xung quanh chúng tôi nỗi ảo não ngự trị. Trong toa có sáu người chết và chừng ấy người bị thương. Jacques, Charles và François Francois an toàn. Chúng tôi không biết gì về tổn thất ở các toa khác. Trên bờ dốc, một tên lính Đức dằm mình trong máu.

Xa xa, chúng tôi rình nghe tiếng máy bay đang đến gần. Claude thông báo:

– Họ trở lại.

Tôi nhìn nụ cười buồn bã phác trên môi nó, như thể nó muốn nói với tôi lời vĩnh biệt mà không dám bất tuân mệnh lệnh tôi đã ra cho nó là phải sống. Tôi chẳng biết điều gì xảy ra với tôi. Các động tác của tôi chỉ nối tiếp nhau, vận hành do cái mệnh lệnh khác mà mẹ đã ban cho tôi trong một cơn ác mộng gần đây. “Hãy cứu lấy mạng sống của em con.” Tôi hét bảo Claude

– Đưa áo sơ mi cho anh!

– Gì cơ?

– Cởi ngay áo và quẳng cho anh.

Tôi cũng làm như vậy với sơ mi của mình, nó màu lam, áo em tôi trăng trắng và trên thân mình một người nằm sóng sượt trước mặt, tôi giằng ra một mảnh vải nhuốm máu đỏ.

Tay cầm ba mảnh vải, tôi lao ra cửa sổ, Claude đứng làm thang cho tôi. Tôi thò cánh tay ra ngoài, và vừa nhìn những chiếc máy bay đang lao xuống chúng tôi, vừa vẫy tay cùng với lá cờ ứng tác của mình.

Trong buồng lái, chàng đội trưởng trẻ tuổi chói mắt vì ánh nắng. Anh hơi nghiêng đầu sang một bên, để khỏi bị lóa. Ngón cái của anh vuốt ve cò súng. Con tàu còn ở ngoài tầm ngắm, nhưng vài giây nữa, anh có thể hạ lệnh bắn loạt thứ hai. Xa xa, đầu máy tỏa khói ở chỗ xiên ngang. Bằng chứng cho thấy đạn đã xuyên thủng nồi hơi.

Một chuyến tạt qua nữa có lẽ, và đoàn tàu này sẽ không bao giờ lại ra đi được nữa.

Ở đầu cánh trái của anh, cánh của phi công biên gần như hòa nhập. Anh ra hiệu cho anh ta, sắp tấn công đến nơi. Anh nhìn vào kính ngắm và ngạc nhiên vì một đốm màu ra hiệu bên sườn một toa tàu. Như thể nó lay động. Ánh lấp lánh của một nòngăng? Chàng phi công trẻ biết rõ các nhiễu xạ lạ thường của ánh sáng. Đã bao lần, trên không trung kia, anh từng xuyên qua những chiếc cầu vồng mà người ta không nhìn thấy từ mặt đất, như những vạch muôn màu nối liền các áng mây.

Máy bay chớm nhào xuống, và trên cần lái bàn tay người phi công đang chuẩn bị. Phía trước anh, cái vệt đỏ và lam tiếp tục vẫy. Làm gì ra những khẩu súng có màu, thế rồi có miếng vải trắng ở giữa, chẳng phải tạo nên một lá cờ Pháp đó sao? Ánh mắt anh chằm chằm vào những mảnh vải mà người ta đang vẫy vẫy từ bên trong một toa tàu. Chàng đội trưởng người Anh bàng hoàng, ngón tay cái của anh im sững lại.

– Break, break, break! 1 anh hét vào máy vô tuyến, và để biết chắc các phi công biên đã nghe được lệnh mình, anh nhấn lại ga, đập mạnh cánh và lấy lại độ cao.

Phía sau anh, các phi cơ phá đội hình và cố theo anh; cứ như thể một bầy ong hoảng hốt đang bay lên trời.

Từ cửa sổ, tôi nhìn thấy các phi cơ xa dần. Tôi cảm thấy rõ những cánh tay của thằng em trĩu xuống dưới bàn chân mình, nhưng tôi víu lấy thành toa, để nhìn các phi công tiếp tục bay.

Tôi những muốn được là một người trong số họ; tối nay, họ sẽ trở về nước

– Thế nào? Claude cầu khẩn.

– Thế thì, anh cho là họ đã hiểu. Cái đập cánh của họ là một lời chào.

Trên cao, các máy bay lại tập hợp. Người đội trưởng trẻ thông báo tin tức cho những phi công khác. Đoàn tàu mà họ đã nã liên thanh, không phải một chuyến tàu chở hàng. Trên toa là các tù binh. Anh đã nhìn thấy một người trong các tù binh ấy vẫy cờ để báo cho họ biết.

Viên phi công ngả cần lái, máy bay nghiêng mình và lướt cánh. Bên dưới, Jeannot nhìn thấy nó vòng lại và bay ngược đường để ở vào vị trí phía sau đoàn tàu. Thế rồi, kìa nó lại chúc xuống đất; lần này, với tốc độ chầm chậm. Máy bay ngược lên theo chiều ngang con tàu. Có thể nói nó gần như là là, chỉ cách mặt đất vài mét.

Dọc các bờ dốc, binh lính Đức kinh ngạc, không một tên nào dám cựa quậy. Còn người phi công không rời mắt khỏi lá cờ ứng tác mà một tù binh tiếp tục vẫy vẫy bên cửa sổ một toa tàu. Khi đến ngang tầm lá cờ, anh giảm tốc độ hơn nữa, ở giới hạn của sự ngừng hoạt động. Anh quay mặt lại. Khoảnh khắc vài giây, hai cặp mắt xanh nhìn nhau đăm đắm. Mắt một trung úy trẻ tuổi người Anh trên chiếc máy bay khu trực thuộc Không lực Hoàng gia và mắt một tù nhân trẻ tuổi người Do Thái đang bị đày sang Đức. Bàn tay người phi công đưa lên vành mũ và bàn tay ấy tôn vinh người tù đang chào lại anh.

Rồi máy bay cất mình lên cao, kèm theo một cái nghiêng cánh chào lần cuối.

– Họ đi rồi ư? Claude hỏi.

– Ừ. Tối nay, họ sẽ ở bên Anh.

– Một ngày kia anh sẽ lái máy bay, Raymond, em thề với anh đấy!

– Anh tưởng em muốn gọi anh là Jeannot cho đến…

– Ta gần như thắng cuộc chiến rồi, anh ơi, hãy nhìn những vệt khói trên trời đi. Mùa xuân đã trở lại. Jacques nói đúng.

Ngày 4 tháng Bảy năm 1944, vào bốn giờ mười phút chiều, hai ánh mắt giao nhau giữa cuộc chiến tranh; chưa đầy vài giây, nhưng với hai chàng trai trẻ, đó là thời gian của một sự vĩnh cửu.

° ° °

Bọn Đức đứng dậy và lại xuất hiện giữa những đám cỏ dại. Chúng trở về con tàu. Schuster lao đến đầu máy để đánh giá thiệt hại. Trong lúc ấy bốn người bị dẫn tới bức tường của một nhà kho dựng gần ga. Bốn tù nhân định chạy trốn, lợi dụng cuộc không kích. Chúng để họ xếp hàng và lập tức hạ sát họ bằng súng liên thanh. Nằm dài trên sân ga, những thân hình bất động của họ đẫm máu, những con mắt lờ đờ như quan sát chúng tôi và bảo chúng tôi rằng với họ, địa ngục đã kết thúc hôm nay, dọc con đường sắt này.

Cửa toa chúng tôi mở ra, tên quân cảnh Đức ọc một cái. Y lùi lại một bước và nôn mửa. Hai tên lính khác vào tiếp, một tay che miệng để khỏi ngửi thấy không khí hôi thối ngự trị nơi này. Mùi khai của nước tiểu hòa lẫn với mùi phân, với xú uế của phủ tạng Bastien, người bị thủng bụng.

Một gã phiên dịch thông báo rằng vài giờ nữa những người chết sẽ được đưa ra khỏi toa, và chúng tôi biết rằng với cái nóng đang ngự trị, mỗi phút sắp tới sẽ khó mà sống nổi.

Tôi tự hỏi liệu chúng có bỏ công chôn cất hay không bốn người bị giết hãy còn nằm sóng sượt, cách đó vài mét.

Ở các toa bên cạnh mọi người cầu cứu. Trên con tàu này có đủ mọi loại nghề nghiệp. Những bóng ma trên tàu là công nhân, công chứng viên, thợ mộc, kỹ sư, giáo viên. Một thầy thuốc, cũng là tù nhân, được phép cứu chữa số người bị thươngng đảo. Ông tên là Van Dick, một bác sĩ ngoại khoa người Tây Ban Nha từng làm thầy thuốc ba năm ở trại Vernet trợ lực cho ông. Trong những giờ tiếp theo họ đã cố hết sức để cứu lấy vài mạng sống, song vô hiệu; họ chẳng có một phương tiện nào và cái nóng nặng nề gay gắt sẽ sớm kết liễu những người còn đang rên rỉ. Một số cầu khẩn hãy báo cho gia đình mình, số khác dường như mỉm cười khi tắt thở, như được giải thoát khỏi các đau khổ. Ở chỗ này tại Parcoul-Médillac, vào lúc chập tối, hàng mấy chục người chết đi.

Đầu máy kod ùng được nữa. Tối nay tàu sẽ không lên đường. Schuster gọi một đầu máy khác, sẽ tới trong đêm.

Từ nay đến lúc ấy các nhân viên hỏa xa sẽ có thì giờ phá hoại đầu máy đó đôi chút, bầu chứa nước của nó sẽ bị rò rỉ, và đoàn tàu sẽ phải dừng lại nhiều hơn để lấy nước.

Đêm tĩnh lặng. Lẽ ra chúng tôi phải phản kháng nhưng chúng tôi không còn sức nữa. Cái nóng giữa hè đè nặng lên chúng tôi như một lớp chì úp xuống và dìm tất cả chúng tôi vào một trạng thái nửa vô ý thức. Lưỡi chúng tôi bắt đầu sưng phồng lên, khiến việc thở hít trở thành khó khăn. Álvarez đã không nhầm.

— —— —— —— ——-

1 Dừng lại, dừng lại, dừng lại (tiếng Anh).

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN