Những Đứa Con Của Tự Do - Chương 35
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
81


Những Đứa Con Của Tự Do


Chương 35


Không còn một đồ đạc nào. Nền đất đã được trải rơm và một dãy thùng chứng tỏ bọn Đức đã nghĩ tới việc đại tiểu tiện của chúng tôi. Ba gian chính có thể tiếp nhận sáu trăm năm mươi tù nhân của đoàn tàu. Kỳ lạ là tất cả những ai đến từ nhà ngục Saint-Michel đều tụm lại với nhau, gần ban thờ. Những phụ nữ mà từ toa tàu của mình chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bị nhốt ở một gian bên cạnh, bên kia một hàng chấn song.

Một vài đôi tìm lại được nhau dọc những chấn song ngăn cách họ. Một số người đã không gặp nhau từ rất lâu rồi. Rất nhiều người khóc, khi những bàn tay họ lại chạm vào nhau. Phần đông vẫn lặng lẽ, ánh mắt đủ nói lên tất cả khi người ta yêu nhau. Số khác chỉ hơi thì thầm, có thể kể gì về mình, về những ngày đã qua, mà không làm người kia đau?

Sáng ra, bọn cai ngục phải sử dụng toàn bộ sự tàn bạo của chúng mới chia cắt được những đôi ấy, đôi khi bằng cách nện báng súng. Vì, lúc bình minh, chúng đưa những người phụ nữ đến một trại lính trong thành phố.

Các ngày trôi qua và mỗi ngày lại giống như hôm trước. Tối đến, họ phát cho chúng tôi một bát nước nóng trong đó lều bều một lá bắp cải, đôi khi vài sợi mì. Chúng tôi đón suất ăn này như một bữa tiệc. Thỉnh thoảng, binh lính đến tìm một số người trong chúng tôi, không bao giờ thấy họ trở l đồn cho chúng tôi biết họ bị sử dụng làm con tin; hễ một hoạt động nào của lực lượng Kháng chiến được thực hiện trong thành phố, là họ bị giết.

Một số người nghĩ đến chuyện vượt ngục. Ở đây, các tù nhân của trại Vernet có cảm tình với các tù nhân Saint-Michel. Những người trại Vernet ngạc nhiên vì tuổi của chúng tôi. Những thằng bé đi chiến đấu, họ không tin vào mắt mình.

° ° °

Ngày 14 tháng Bảy

Chúng tôi quyết tổ chức ngày lễ này cho xứng đáng. Ai nấy đều tìm kiếm những mẩu giấy để làm phù hiệu. Chúng tôi đeo phù hiệu trên ngực. Chúng tôi hát bài Marseillaise. Bọn canh ngục nhắm mắt làm ngơ. Nếu đàn áp sẽ quá bạo l.

° ° °

Ngày 20 tháng Bảy

Hôm nay, ba người kháng chiến, mà chúng tôi gặp gỡ tại đây, định vượt ngục. Họ bị một tên lính gác bắt gặp, trong lúc đang bới đống rơm đằng sau cây đại phong cầm, nơi có một lớp chấn song. Quesnel và Damien, hôm nay vừa tròn hai mươi tuổi, đã kịp chuồn đi.

Roquemaurel bị một trận đá bằng giày ống, nhưng lúc thẩm vấn, anh nhanh trí bảo là mình tìm một đầu mẩu thuốc lá vừa nhìn thấy. Bọn Đức tin lòi anh và không bắn anh. Roquemaurel là một trong những người sáng lập chiến khu Bir-Cévennes. Damien là bạn thân nhất của anh. Cả hai đều lĩnh án tử hình sau khi

Vừa mới lành các vết thương là Roquemaurel và các đồng chí của anh xây dựng ngay một kế hoạch mới, để chờ một ngày khác chắc chắn sẽ đến.

Vệ sinh ở đây không hơn gì trên tàu, và bệnh ghẻ hoành hành dữ. Các đàn ký sinh trùng lúc nhúc. Chúng tôi đã cùng nhau bày một trò chơi. Từ sáng, mỗi người thu nhặt bọ chét và rận nơi mình. Lũ bọ được dồn vào những chiếc hộp nhỏ tự chế. Khi bọn quân cảnh Đức đi qua để đếm chúng tôi, thì chúng tôi mở hộp và rắc lên chúng cái thứ đựng trong hộp.

Ngay ở đây, chúng tôi cũng không bỏ cuộc, và cái trò chơi có thể mang vẻ thô tục này, với chúng tôi lại là một cách kháng cự, bằng thứ vũ khí duy nhất còn lại với mình và giày vò mình hàng ngày.

Từng nghĩ rằng mình đơn độc hoạt động, chúng tôi lại gặp gỡ tại đây những người, giống như chúng tôi, chưa bao giờ thừa nhận thân phận mà người ta muốn áp đặt cho mình, chưa bao giờ chấp nhận cho người ta xâm phạm đến phẩm giá con người. Có biết bao nhiêu can đả trong tòa giáo đường Do Thái này. Một sự dũng cảm đôi khi bị chìm ngợp bởi nỗi cô đơn, nhưng lại mạnh mẽ đến mức, một số buổi tối, niềm hy vọng xua đi những ý nghĩ u ám nhất đang làm bận lòng chúng tôi.

° ° °

Ban đầu, không thể có bất kỳ sự tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, nhưng từ hai tuần lễ chúng tôi bị giam hãm ở đây, mọi việc được sắp xếp đôi chút. Mỗi lần các “tù cấp dưỡng” ra sân để lấy thức ăn, một cặp vợ chồng nhiều tuổi sống trong ngôi nhà gần đó ráng sức hát vang các tin tức mặt trận. Một bà già ở căn hộ trông sang giáo đường tối nào cũng viết về bước tiến của quân đội Đồng minh, bằng chữ to, trên một tấm bảng đá mà bà giơ ra trước cửa sổ.

Vậy là Roquemaurel tự hứa mưu toan một cuộc vượt ngục mới. Vào giờ bọn Đức cho phép vài tù nhân trèo lên gác để lấy vài cái quần áo (chúng đã chất lên nhà cầu số hành lý ít ỏi của những người đi đày), anh lao lên cùng ba người bạn. Cơ hội quá tốt đẹp. Ở đầu lối đi hẹp nằm cao bên trên phòng lớn của giáo đường có một buồng kho nhỏ. Kế hoạch của anh mạo hiểm nhưng khả thi. Cái kho nhỏ liền kề một trong các ô cửa ghép kính trang hoàng mặt tiền nhà thờ. Roquemaurel và các bạn trốn ở đó đợi trời tối. Hai giờ đồng hồ trôi qua và niềm hy vọng lớn dần. Nhưng đột nhiên, anh nghe tiếng giày ống. Bọn Đức đã đếm người và thấy không đủ. Chúng tìm họ, các bước chân lại gần, và ánh sáng rọi vào nơi họ ẩn nấp. Nhìn vẻ mặt hân hoan của tên lính đến xua họ ra người ta có thể đoán được điều gì đang chờ đợi họ. Những miếng đòn quá dữ dội đến nỗi Roquemaurel ngất đi, nằm sóng sượt, người đầm đìa máu. Sáng hôm sau khi tỉnh lại, anh bị lôi đến trước mặt tên trung úy trực ban. Christian, đó là tên của Roquemaurel, không mấy ảo tưởng về hậu quả của các biến c

Tuy nhiên, cuộc đời không dành cho anh số phận mà anh đoán định.

Tên sĩ quan hỏi cung anh chắc khoảng ba mươi tuổi. Y ngồi cưỡi lên một chiếc ghế dài trong sân và im lặng nhìn Roquemaurel. Y hít vào thật sâu, ung dung xem xét ước lượng người mình thẩm vấn. Y nói bằng một thứ tiếng Pháp gần như hoàn hảo:

– Bản thân tôi đã từng bị bắt làm tù binh. Đó là trong chiến dịch bên Nga. Tôi cũng đã vượt ngục, và đã đi hàng chục hàng chục cây số trong những điều kiện còn hơn cả cực nhọc vất vả. Những khổ sở tôi từng phải chịu, tôi cũng chẳng mong ai phải chịu hết, và tôi không phải là người khoái tra tấn.

Christian im lặng nghe gã trung úy trẻ đang nói với mình. Và đột nhiên, anh hy vọng được toàn mạng. Tên sĩ quan nói tiếp:

– Ta hãy hiểu nhau, và tôi tin chắc rằng các người sẽ không có cơ hội để lộ điều bí mật mà tôi sắp giãi bày với các người. Tôi thấy việc một người lính tìm cách vượt ngục là bình thường, hầu như chính đáng. Nhưng các người cũng sẽ thấy như tôi là bình thường việc kẻ bị bắt phải chịu hình phạt nó chứng thực lỗi của kẻ ấy trước địch thủ của y. Và địch thủ của các người, đó là tôi

Christian nghe phán quyết. Suốt ngày, anh phải đứng nghiêm, bất động, đối mặt với một bức tường, không bao giờ được dựa lưng vào đó hay tìm ở đó một điểm tựa nhỏ nhoi nào. Anh sẽ cứ đứng như vậy, hai cánh tay buông dọc thân hình, dưới vầng mặt trời nặng như chì sắp rọi xuống lớp nhựa rải đường phủ mặt sân.

Mỗi cử động sẽ bị phạt đòn, mỗi khi bất ỉtnh sẽ kéo theo hình phạt tối cao.

Người ta bảo rằng lòng nhân đạo của một số người nảy sinh do nhớ lại những đau khổ từng phải chịu, do sự tương đồng bỗng nhiên gắn bó họ với kẻ địch của mình. Đó là hai lý do khiến Christian thoát được án xử bắn. Nhưng phải tin rằng loại tình nhân đạo này có những giới hạn của nó.

Bốn tù nhân mưu toan vượt ngục đứng như vậy, đối mặt với bức tường, cách xa vài mét. Suốt buổi sáng, mặt trời lên cao dần cho đến đỉnh điểm. Cái nóng không sao chịu nổi, các khớp chân họ co cứng, cánh tay trở thành nặng nề như thể làm bằng chì, gáy đờ ra.

Tên lính canh đang bước đi sau lưng họ nghĩ gì?

Đầu buổi chiều, Christian lảo đảo, lập tức anh nhận một cái đấm vào gáy khiến anh ngã bật vào bức tường. Hàm dập vỡ, anh ngã xuống và đứng ngay dậy, sợ phải chịu hình phạt tối hậu.

Có gì thiếu trong tâm hồn tên lính đang rình rập anh và thỏa thích với sự đau đớn mà y bắt con người kia phải chịu?

Rồi đến sự co cứng cơ, các bắp thịt co rút lại không thể nào giãn ra được. Cái đau không sao chịu nổi. Toàn thân bị chuột rút.

Chất nước đang chảy vào họng tên trung úy kia sẽ có vị gì, trong khi các nạn nhân của y hẻo ũ đi trước mắt y?

Câu hỏi giờ đây thỉnh thoảng hãy còn ám ảnh tôi ban đêm, khi ký ức làm tái hiện những gương mặt sưng phù của họ, những thân hình bị cái nắng thiêu đốt của họ.

Tối đến, những kẻ tra tấn dẫn họ trở lại giáo đường. Chúng tôi đón họ với tiếng reo hò mà người ta dành cho những ai chiến thắng trong một cuộc chạy đua, nhưng tôi không tin họ biết được điều đó trước khi ngã gục xuống nền rơm.

° ° °

Ngày 24 tháng Bảy

Các hoạt động do lực lượng Kháng chiến thực hiện trong thành phố và các vùng lân cận khiến bọn Đức ngày càng bị kích động. Từ nay cách xử sự của chúng thường xuyên gần với chưng loạn thần kinh, và chúng đánh đập chúng tôi vô cơ, chỉ do vi phạm trong nói năng hoặc sai lầm vì có mặt không đúng chỗ, không đúng lúc. Giữa trưa, chúng tập hợp chúng tôi dưới giảng đàn. Một tên lính gác đứng canh ngoài phố bảo là nghe thấy tiếng giũa ở bên trong giáo đường. Nếu kẻ nào có một dụng cụ nhằm vượt ngục không nộp ra trong mười phút, mư̖ tù nhân sẽ bị bắn. Bên cạnh tên sĩ quan, một khẩu liên thanh nhắm vào chúng tôi. Và trong khi các giây đồng hồ trôi qua, gã đứng đằng sau cái miệng súng đang sẵn sàng phả ra hơi thở ăn thịt sống của nó, thích thú ngắm bắn chúng tôi. Y chơi trò lên đạn rồi tháo đạn khẩu súng. Thời gian trôi đi, không ai nói cả. Bọn lính đấm đá, gào thét, khủng bố, mười phút đã hết. Gã chỉ huy tóm lấy một tù nhân, kề khẩu súng tay vào thái dương anh, chuẩn bị bóp cò và hét lên lệnh cuối cùng.

Lúc đó, một người tù tiến lên một bước, tay run run. Lòng bàn tay anh ta mở ra cho thấy một chiếc giũa, loại dùng để giũa móng tay. Dụng cụ này thậm chí chẳng vạch xước nổi những bức tường dày của giáo đường. Với chiếc giũa ấy, anh chỉ hơi mài sắc được chiếc thìa gỗ của mình, để cắt bánh mì khi nào có bánh. Đó là một mẹo học được trong các nhà tù, một trò xưa như thế gian, kể từ khi người ta giam cầm những con người.

Các tù nhân thấy sợ. Chắc tên chỉ huy sẽ nghĩ rằng mọi người chế nhạo hăn. Nhưng “tội phạm” bị dẫn đến bức tường và một phát súng bứng đi nửa vầng sọ của anh.

Suốt đêm chúng tôi đứng, trong luồng ánh sáng của một ngọn đèn chiếu, dưới sự đe dọa của khẩu liên thanh nhằm vào chúng tôi và của cái kẻ rác rưởi, để giữ cho mình tỉnh ngủ, đang tiếp tục chơi đùa với ổ đạn.

° ° °

Ngày 7 tháng Tám

Hai mươi tám ngày đã trôi qua kể từ khi chúng tôi bị giam giữ trong giáo đường. Claude, Charles, Jacques, François, Marc và tôi tụ tập gần ban thờ.

Jacques đã trở lại thói quen kể cho chúng tôi các câu chuyện, để giết thời gian và những nỗi lo âu của chúng tôi. Marc hỏi:

– Có thật là anh em cậu chưa bao giờ vào một giáo đường Do Thái trước khi đếy?

Claude cúi đầu, như thể nó cảm thấy có lỗi. Tôi trả lời thay nó:

– Phải, đúng thế, đây là lần đầu tiên.

– Với một cái họ đặc Do Thái như họ của các cậu, cũng lạ đấy. Cậu đừng cho tớ bảo thế là có ý chê trách nhé, Marc nói lại ngay. Chỉ vì tớ nghĩ…

– Vậy thì cậu nhầm rồi, gia đình tớ không theo các nghi thức giáo luật. Tất cả những người mang họ Dupont và Durand không nhất thiết đến nhà thờ vào Chủ nhật.

– Nhà cậu không làm gì hết, ngay cả vào những dịp lễ trọng hay sao? Charles hỏi.

– Nếu anh muốn biết mọi điều thì, ngày thứ Sáu, cha em làm lễ sabbat 1.

– À ế, vậy ông làm gì? François tò mò hỏi.

– Không có gì hơn các buổi tối hkác, trừ việc ông đọc một bài kinh bằng tiếng hébreu 2 và tất cả chúng tôi cùng uống một cốc rượu vang.

– Một cốc duy nhất ư? François hỏi.

– Ừ, một cốc duy nhất.

Claude mỉm cười, tôi thấy nó thú vị vì câu chuyện của tôi. Nó lấy khuỷu tay hích tôi.

– Nào, anh kể chuyện cho các anh ấy nghe đi, rốt cuộc có quy định mà.

– Chuyện gì cơ? Jacques hỏi.

– Có gì đâu!

Các bạn, thèm khát những câu chuyện do nỗi buồn chán không rời họ từ gần một tháng nay, đồng thanh nài nỉ.

– Thế thì, mỗi ngày thứ Sáu lúc ngồi vào bàn ăn, cha đọc cho chúng tôi một bài kinh bằng tiếng hébreu. Ông là người duy nhất hiểu được ngôn ngữ đó, trong gia đình, không một ai nói hay hiểu tiếng hébreau. Chúng tôi đã làm lễ sabbat như thế hàng nhiều năm nhiều năm. Một hôm, chị chúng tôi thông báo là chị ấy đã gặp một người và muốn kết hôn với anh ấy. Cha mẹ chúng tôi vui vẻ đón nhận tin này và bảo chị mời anh ấy đến ăn tối, để làm quen. Chị Alice đề nghị ngay là thứ Sáu tuần sau anh ấy sẽ tới cùng mừng lễ sabbat với cả nhà.

Trước sự ngạc nhiên chung, cha có vẻ không vui mừng gì về ý tưởng này. Ông bảo rằng tóố đó là dành cho gia đình và bất kỳ buổi tối nào khác trong tuần đều thích hợp hơn.

Mẹ hoài công lưu ý cha rằng, do đã chinh phục được trái tim con gái ông, nên chàng khách mời có thể coi như người trong nhà rồi, song không gì khiến được cha tôi đổi ý. Ông cho là để giới thiệu lần dầu tiên, ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm thích hợp hơn. Tất cả chúng tôi đều đồng tình với mẹ và nài nỉ để cuộc gặp gỡ diễn ra vào tối sabbat, hôm ấy bữa ăn thịnh soạn hơn và khăn trải bàn đẹp hơn. Cha tôi giơ hai tay lên trời mà rền rĩ và hỏi rằng tại sao gia đình bao giờ cũng cứ liên kết chống lại ông thế. Ông rất thích tự coi mình là nạn nhân.

Ông nói thêm là ông lấy làm lạ, rằng trong khi ông đề xuất không cằn nhằn nhăn nhó, không đặt một câu hỏi cỏn con nào (điều này chứng tỏ tinh thần cởi mở bao la của ông), mở cửa nhà mình tất cả các ngày trong tuần trừ một ngày, thì gia đình lại thích đón tiếp anh chàng không quen biết ấy (dù sao anh ta cũng sắp mang con gái ông đi) vào buổi tối duy nhất không hợp với ông.

Mẹ, bản tính bướng bỉnh, muốn biết tại sao việc chọn tối thứ Sáu lại có vẻ đặt ra cho chồng mình một vấn đề lớn đến thế.

– Chẳng tại sao cả! ông kết luận, thừa nhận mình thất bại.

Cha tôi chưa bao giờ biết nói “không” với vợ mình. Bởi vì ông yêu bà hơn mọi thứ trên đời, hơn các con của chính ông, tôi cho là thế, và tôi không nhớ có một ước nguyện nào của mẹ tôi mà ông không cố sức thực hiện. Tóm lại, tuần lễ qua đi mà cha tôi chẳng hề hé răng. Và các ngày càng trôi, chúng tôi càng cảm thấy ông căng thẳng.

Hôm trước của bữa ăn tối mà tất cả chúng tôi đều hết sức chờ đợi, cha gọi riêng con gái ra và thì thào hỏi rằng vị hôn phu của con có phải người Do Thái hay không. Và khi Alice trả lời “Có ạ, dĩ nhiên rồi”, thì cha tôi lại giơ hai tay lên trời mà rền rĩ “Cha biết chắc như vậy mà!”.

Các bạn có nghĩ rằng phản ứng của ông chẳng khỏi khiến chị tôi sững sờ kinh ngạc, chị hỏi tại sao tin này rõ ràng là trái ý ông.

– Nhưng có sao đâu, con yêu, ông trả lời chị, và nói thêm với tà ý rành rành: Con định tìm cái gì ở đó nào?

Chị Alice chúng tôi, thừa hưởng tính cách của mẹ, giữ lấy cánh tay cha khi ông định lỉnh vào phòng ăn, chị ngạo nghễ đứng đối diện với ông.

– Con xin lỗi cha, nhưng dù sao con cũng hết sức ngạc nhiên vì phản ứng của cha! Con cứ sợ cha có kiểu thái độ ấy nếu con thông báo rằng vị hôn phu của con không phải người Do Thái, nhưng lại ra thế này!!!

Cha bảo Alice là chị thật kỳ quái khi tưởng tượng ra những điều như vậy, và thề rằng ông hoàn toàn mốc cần gốc gác, tôn giáo hay màu da của người mà con gái ông đã chọn, trong trường hợp người ấy là một trang hào hoa phong nhã và khiến con gái ông hạnh phúc như ông từng biết yêu mẹ của cô. Alice không thật tin, nhưng cha tìm cách thoát khỏi chị và lập tức đổi đề tài trò

Cuối cùng tối thứ Sáu cũng đến, chưa bao giờ chúng tôi thấy cha chúng tôi căng thẳng như vậy. Mẹ cứ trêu cha suốt, nhắc lại với cha tất cả những lần hơi bị đau một tí, hơi bị phong thấp một tí là ông rền rĩ rằng mình sẽ chết trước khi gả chồng được cho con gái… ông đang hoàn toàn khỏe mạnh và Alice từ nay đã có người yêu, vậy là gộp đủ mọi lý do để vui mừng, chẳng có gì mà lo âu. Cha thề rằng thậm chí ông chẳng biết vợ mình đang nói gì nữa.

Alice và Georges, đấy là tên vị hôn phu của chị chúng tôi, bấm chuông và đúng bảy giờ và cha tôi giật nẩy mình, trong lúc mẹ ngước mắt lên trời và ra đón anh chị.

Georges đẹp trai, vẻ thanh lịch ở anh hoàn toàn tự nhiên, có thể tưởng anh là người Anh. Alice và anh rất đẹp đôi thành thử việc họ lấy nhau dường như là một điều dĩ nhiên. Vừa mới tới, Georges đã được gia đình chấp nhận rồi. Ngay cả cha tôi cũng khiến mọi người có cảm giác ông bắt đầu thư giãn trong lúc dùng đồ khai vị.

Mẹ thông báo rằng bữa ăn đã sẵn sàng. Tất cả mọi người yên vị quanh bàn, kính cẩn đợi cha tôi đọc bài cầu nguyện lễ sabbat. Lúc ấy chúng tôi thấy ông hít vào thật sâu, nửa thân trên của ông phồng ra và… xẹp xuống tức khắc. Thử lần nữa, kìa ông lấy lại hơi và…. lại ỉu xìu. Một ý đồ thứ ba và đột nhiên, ông nhìn Georges và thông báo:

– Tại sao chúng ta không để cậu khách mời đọc thay tôi nhỉ? Rốt cuộc, tôi thấy rõ là cả nhà đã tán thành cậu ấy rồi và một người cha phải biết né mình đi trước hạnh phúc của con cái khi thời điểm đến.

– Mình nói gì vậy? mẹ hỏi. Thời điểm nào chứ? Và ai yêu cầu mình né đi nào? Đã hai mươi năm nay mình tự đặt bổn phận thứ Sáu nào cũng đọc bài cầu nguyện ấy, mà chỉ có mình hiểu được ý nghĩa, vì ở đây không ai nói tiếng hébreau hết. Mình sẽ không bảo em rằng bỗng nhiên mình thấy hoảng trước mặt bạn của con gái mình đấy chứ?

– Tôi có hoảng gì đâu, cha tôi vừa quả quyết, vừa xát xát ve áo vét.

Georges chẳng nói gì, nhưng tất cả chúng tôi đều thấy anh biến sắc đôi chút, khi cha đề nghị anh làm lễ thay ông. Từ lúc được mẹ cứu viện, vẻ mặt anh đã tươi hơn rồi. Cha tôi lại nói:

– Được, được. Thế thì có lẽ ít ra Georges cũng nhận lời cùng làm lễ với tôi chứ?

Cha bắt đầu đọc, Georges đứng lên và nhắc lại sau cha từng từ một

Cầu nguyên xong, cả hai lại ngồi xuống, và bữa tối là cơ hội cho một khoảnh khắc thân tình mà ai nấy đều cười vui hết lòng.

Cuối bữa, mẹ bảo Georges cùng bà xuống bếp, một dịp để hai người làm quen với nhau đôi chút.

Bằng một nụ cười a tòng, Alice trấn an anh, mọi sự đều tốt đẹp. Georges thu nhặt các đĩa ăn trên bàn rồi đi theo mẹ chúng tôi. Vào đến bếp, mẹ bỏ bát đĩa xuống cho anh và mời anh ngồi xuống một chiếc ghế dựa.

– Hãy nói với tôi đi, Georges, cậu không hề là người Do Thái!

Georges đỏ mặt và húng hắng ho.

– Cháu cho là có, một ít về đằng cha cháu… hay một trong những ông anh của cha cháu; mẹ cháu từng theo đạo Tin Lành.

– Cháu nói về mẹ ở thì quá khứ ư?

– Mẹ cháu mất năm ngo

– Bác rất tiếc, mẹ khẽ nói, chân thành.

– Có vấn đề nếu…?

– Nếu cháu không phải là người Do Thái? Không có vấn đề gì hết, mẹ cười mà nói. Cả bác trai và bác đều không coi sự dị biệt của người khác là quan trọng. Ngược lại, bao giờ hai bác cũng nghĩ rằng sự dị biệt ấy rất thú vị và là nguồn gốc của vô số hạnh phúc. Điều quan trọng nhất, khi ta muốn sống thành đôi suốt đời, là biết chắc rằng ở cùng nhau ta sẽ không buồn chán. Sự buồn chán trong một đôi lứa, đó là điều tệ hại nhất, chính nó giết chết tình yêu. Chừng nào cháu còn làm Alice cười vui, chừng nào cháu còn khiến nó mong muốn gặp lại cháu, khi cháu vừa mới rời nó để đi làm, chừng nào cháu còn là người chia sẻ tâm sự cùng nó và nó cũng thích thổ lộ tâm tình với cháu, chừng nào cháu còn sống những ước mơ của cháu cùng với nó, ngay cả những ước mơ mà cháu không thể thực hiện, thì bác chắc chắn rằng dù gốc gác của cháu ra sao, điều duy nhất xa lạ với hai đứa sẽ là thế gian và những kẻ ganh ghét.

Mẹ ôm lấy Georges và đón nhận anh vào gia đình. Bà nói, gần như rớm nước mắt.

– Nào, vào nhanh với Alice đi. Nó sắp ghét việc mẹ nó giữ vị hôn phu của nó làm con tin. Và nếu nó biết là bác đã thốt ra cái từ vị hôn phu, thì nó giết bác đấ

Trong lúc đi về phía phòng ăn, Georges ngoảnh lại và đứng ở ngưỡng cửa nhà bếp hỏi mẹ làm thế nào bà đoán được anh không phải người Do Thái. Mẹ mỉm cười thốt lên:

– A! Đã hai mươi năm nay tối thứ Sáu nào chồng bác cũng đọc một bài kinh bằng một ngôn ngữ do ông sáng tác ra. Ông chưa từng biết một từ hébreu nào! Nhưng ông rất tha thiết với khoảnh khắc mà, mỗi tuần, ông phát ngôn trước gia đình. Đó như là một truyền thống mà ông lưu truyền bất kể sự dốt nát của mình. Và ngay cả khi các từ ngữ của ông chẳng có nghĩa gì, bác biết dù sao đó cũng là những lời cầu nguyện yêu thương mà ông phát biểu và sáng tạo cho vợ con. Cho nên, cháu thấy là ban nãy khi bác nghe cháu lặp lại gần như y hệt thứ tiếng líu lo trọ trẹ của bác trai, thì bác chẳng khó khăn gì cũng hiểu… Chuyện này chỉ giữa bác và cháu thôi nhé. Chồng bác tin chắc là không ai nghi ngờ gì việc thu xếp nho nhỏ của ông với Chúa, nhưng bác yêu ông từ bao nhiêu năm nay rồi thành thử Chúa của ông và bác chẳng còn điều gì bí mật nữa.

Vừa trở lại phòng ăn, Georges thấy mình bị cha chúng tôi kéo riêng ra một chỗ. Cha lầm bầm:

– Cảm ơn vì lúc nãy nhé.

– Vì cái gì ạ? Georges hỏi.

– Vì không cáo giác bí mật chứ gì nữa. Về phía cháu thế là rất hào hiệp. Bác cho rằng cháu ắt đánh giá bác không hay. Không phải bác thích thú gì việc duy trì điều nói dối ấy; nhưng từ hai mươi năm nay… bây giờ nói với cả nhà thế nào đây? Phải, bác không nói tiếng hébreau, đúng vậy. Nhưng đối với bác làm lễ sabbat là gìn giữ truyền thống và truyền thống là quan trọng cháu hiểu chứ?

– Thưa bác, cháu không phải là người Do Thái, Georges đáp. Ban nãy, cháu chỉ lặp lại những từ ngữ của bác mà chẳng có một khái niệm gì về nghĩa của những từ ngữ ấy, và chính cháu muốn cảm ơn bác đã không cáo giác điều bí mật.

– A! cha thốt ra và buông xuôi hai cánh tay.

Hai người đàn ông nhìn nhau một lát, rồi cha đặt tay lên vai Georges và bảo anh:

– Được, cháu nghe đây, bác đề nghị với cháu rằng câu chuyện nhỏ này của chúng ta chỉ đúng có hai ta biết. Bác thì bác đọc kinh sabbat còn cháu, thì cháu là người Do Thái!

– Đồng ý hoàn toàn ạ, Georges trả lời.

– Được, được, được, cha vừa nói vừa trở lại phòng khách. Thế thì, tối thứ Năm tuần sau cháu tạt qua xưởng của bác, chả là để ta cùng nhau lặp lại kỹ những từ ngữ mà ta sẽ đọc vào hôm sau, vì giờ đây, hai chúng ta sẽ cầu kinh.

Bữa tối kết thúc, Alice tiễn Georges ra tận ngoài phố, chờ cho cả hai đứng khuất dưới cổng lớn và ôm lấy vị hôn phu.

– Chuyện quả thật rất ổn, với lại xin bái phục, anh xoay xở cừ lắm. Em chẳng biết anh đã làm thế nào, nhưng cha không thấy gì hết, còn lâu cha mới ngờ được rằng anh không phải là người Do Thái.

– Ừ, anh cho là ta đã giải quyết được rất tốt, Georges vừa ra đi vừa mỉm cười.

Vậy đó, đúng như thế, Claude và tôi chưa từng có dịp bước vào một giáo đường Do Thái, trước khi bị giam ở đây.

° ° °

Tối hôm ấy, bọn lính gào thét ra lệnh gói ghém cặp lồng và hòm xiểng với những ai có hòm xiểng, và tập hợp mọi thứ tại hành lang chính của giáo đường. Người nào lề mề liền bị đấm bị đá để nhắc nhở trật tự. Chúng tôi không có một khái niệm gì về nơi mình tới, nhưng một điều khiến chúng tôi an lòng: khi bọn chúng đến tìm tù nhân để mang đi bắn, những người ra đi không bao giờ trở về phải bỏ lại đồ đạc.

Chập tối, những người phụ nữ đã bị chuyển đến đồn Hâ được đưa trở lại và nhốt ở một gian bên cạnh. Vào hai giờ sáng các cánh cửa giáo đường mở ra, chúng tôi lại đi thành hàng và băng qua thành phố vắng vẻ lặng lẽ, bước ngược lại con đường đã dẫn mình đến đây.

Chúng tôi lại lên tàu. Các tù nhân ở đồn Hâ và tất cả những người kháng chiến bị bắt trong mấy tuần vừa rồi đi cùng chúng tôi.

Từ nay, có hai toa phụ nữ ở đầu đoàn tàu. Chúng tôi lại khởi theo hướng Toulouse, và một số người cho rằng chúng tôi trở về nhà. Nhưng Schuster có những dự định khác trong đầu. Y đã thề rằng đích đến cuối cùng sẽ là Dachau và không gì ngăn cặn được y, quân đội Đồng minh đang tiến lên cũng không, những trận bom san phẳng các thành phố chúng tôi đi qua cũng không, những nỗ lực của lực lượng kháng chiến để trì hoãn bước tiến của chúng tôi cũng không.

Gần Montauban, cuối cùng Walter cũng trốn thoát được. Anh phát hiện ra rằng một trong bốn đai xoắn vít chặt các chấn song vào ô cửa sổ đã bị thay bằng một đinh ốc. Với chút nước bọt còn sót lại và toàn bộ sức lực của các ngón tay, anh cố xoay chiếc đinh, và khi miệng quá khô, thì chính máu từ vết thương ở các ngón tay có lẽ sẽ khiến chúng đủ ẩm ướt để làm lung lay chiếc đinh ốc. Sau hàng giờ rồi lại hàng giờ đau đớn, cái vật kim loại bắt đầu trượt đi, Walter muốn tin ở cơ may của mình, anh muốn tin ở hy vọng.

Những ngón tay anh sưng tấy đến nỗi, khi đạt được mục đích, anh không xòe được chúng ra nữa. Bây giờ chỉ phải đẩy thanh chấn song là khoảng trống ở cửa sổ sẽ đủ để lách người qua. Nép mình trong bóng tối toa tàu, ba chiến hữu nhìn anh, Lino, Pipo và Jean, tất cả đều là những người trẻ tuổi mới gia nhập đội 35. Một cậu khóc, cậu không chịu được nữa, cậu sắp hóa điên. Phải nói rằng chưa bao giờ cái nóng lại dữ dội đến thế. Mọi người ngột ngạt và toàn bộ toa tàu dường như thở hắt ra theo nhịp khò khè của những tù nhân đang tắc nghẹn. Jean van nài Walter giúp họ trốn, Walter ngần ngại, thế rồi làm sao lại không nói gì, làm sao lại không giúp những người như thể anh em với mình. Thế là anh ôm lấy họ bằng những bàn tay bầm dập của anh và tiết lộ với họ điều anh đã thực hiện. Họ sẽ đợi đêm đến để nhảy,7;u tiên là anh, sau đó là những người khác. Họ khe khẽ nhắc lại cách làm. Bám vào trụ cửa, thời gian để chui toàn thân ra ngoài, rồi nhảy xuống và chạy ra xa. Nếu bọn Đức bắn, thì ai lo phận nấy; nếu thành công, khi ngọn đèn đỏ khuất dạng, họ sẽ đi ngược dọc con đường sắt để tập hợp lại.

Ánh ngày bắt đầu tắt, thời điểm xiết bao chờ đợi sắp đến, nhưng số phận dường như đã định đoạt theo cách khác. Đoàn tàu giảm tốc độ ở ga Montauban. Qua tiếng bánh xe, thấy tàu đi vào một chỗ đường đỗ tránh. Và khi bọn Đức với các khẩu liên thanh được bố trí trên sân ga, thì Walter tự nhủ thế là hỏng rồi. Lòng đau đớn, bốn anh em ngồi xổm xuống và mỗi người trở về với nỗi cô đơn của mình.

Walter muốn ngủ, lấy lại đôi chút sức lực, nhưng máu đập dồn ở các ngón tay anh và cái đau quá mãnh liệt. Trong toa, nghe thấy vài tiếng than vãn.

Hai giờ sáng, đoàn tàu chuyển mình. Tim Walter không còn đập dồn ở những bàn tay nữa mà là trong ngực. Anh lay các chiến hữu và họ cùng nhau chờ thời điểm thuận lợi. Đêm quá sáng, mặt trăng gần như tròn đang chiếu rạng trên bầu trời sẽ làm lộ họ quá dễ dàng. Walter rình bên cửa sổ, tàu lăn nhanh, xa xa, một khu rừng thấp in hình.

° ° °

Walter và hai chiến hữu trốn khỏi con tàu. Sau khi rơi xuống đường hào, anh ngồi xổm ở đó rất lâu. Và khi ngọn đèn đỏ của đoàn tàu mờ xóa trong bóng đêm, anh giơ hai tay lên trời mà kêu “Mẹ ơi”. Anh đi bộ nhiều cây số, Walter. Đến ven một cánh đồng, anh gặp phải một gã lính Đức đang đại tiện, khẩu súng có cắm lưỡi lê đặt bên cạnh. Nằm giữa đám ngô, Walter chờ đợi khoảnh khắc thuận lợi và lao mình vào tên lính. Anh tìm đâu ra chút sức lực còn lại này để thắng tên lính trong lúc vật lộn? Lưỡi lê cắm vào thân thể tên lính; trong khi đi nhiều cây số nữa, Walter có cảm giác mình đang bay, như một cánh bướm.

Tàu không dừng lại ở Toulouse, chúng tôi không trở về nhà. Chúng tôi đã vượt qua Carcassonne, Béziers, Montpellier.

— —— —— —— ——-

1 Ngày nghỉ cuối tuần của đạo Do Thái.

2 Hébreau: tên gốc của dân Do Thái (dân tộc này chỉ mang tên Do Thái từ cuộc Lưu đầy, vào thế kỷ IV trước CN). Tiếng hébreau là ngôn ngữ của người Do Thái cổ xưa.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN