Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết - Chương 28
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
161


Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết


Chương 28


Trong mấy tuần lễ đầu tiên ở Hollywood, tôi bắt đầu nghĩ về nó như là Miền đất của loài bọ ngựa.

Một tỉ dụ dí dỏm, ít ra là đối với tôi, dầu là có hơi trịch thượng tí cũng chả sao.

Bọ ngựa là một loài vật mà con cái khoái xơi thịt đồng loại khác phái và động tác tính dục kích thích sự thèm ăn của nàng đến độ vào giây phút cuối khi vừa lên đến tột đỉnh khoái lạc thì chàng cũng vừa kịp thấy cái đầu mình bay vèo vào bụng nàng?

Nhưng trong quá trình tiến hoá kỳ diệu của vạn vật có chàng bọ ngựa tinh khôn đã biết quan sát và đúc kết từ những kinh nghiệm thương đau của các bậc cha chú và quý đàn anh, để nảy sinh ra sáng kiến mang một tí lương thực làm vật cống tiến, bọc trong một cái mạng tiết ra từ chính thân xác chàng ta. Trong khi nữ sát thủ bận rộn lột cái màng đó ra để thưởng thức món hấp dẫn bên trong thì chàng cưỡi lên nàng, giao hoan lia lịa theo nhịp điệu rock-rap khẩn trương, và biến đi trước khi tình huống có nguy cơ trở nên bi thảm!

Một chàng bọ ngựa khác đã hình dung rằng chàng ta chỉ cần tiết ra một cái màng khá dày bọc kín một hòn cuội nhỏ hay bất cứ cái thứ linh tinh gì cũng được. Trong một cuộc tiến hoá “đại nhảy vọt”, một chàng bọ ngựa đã thoát xác biến thành một nhà sản xuất điện ảnh của Hollywood. Khi tôi kể chuyện này cho Malomar nghe, anh chàng nhăn mặt nhíu mày nhìn tôi bằng cái liếc đểu rồi cười.

– Được rồi. – anh ta nói – Thế anh có sẵn sàng gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao, đem thân anh hào ném vào âm đạo hay không?

Phản ứng đầu tiên của tôi là dứt khoát khẳng định: “Không bao giờ!”, nhưng rồi tôi kiềm lại được và chỉ nhè nhẹ lắc đầu, xin được miễn bình luận.

Lúc đầu hầu như mọi người tôi gặp đều nghĩ tôi như một kẻ sẵn sàng ngáng chân kẻ khác để thành công. Và khi càng ở lâu tôi càng bị ấn tượng bởi nỗi đam mê của những người dính dáng đến việc làm phim. Họ thực sự mê thích công việc đó. Từ những cô gái phụ việc, các cô thư ký, kế toán, quay phim, chuyên viên kỹ thuật, nam nữ diễn viên, các giám đốc bộ phận và cả các nhà sản xuất. Họ đều nói “bộ phim tôi làm”. Họ đều tự coi mình là nghệ sĩ. Tôi để ý thấy là những kẻ duy nhất có liên hệ đến phim ảnh mà không nói theo cách đó, thường là những người viết kịch bản phim. Có lẽ là do ai cũng viết lại kịch bản của họ. Mọi người bỏ vào đấy một tí.

Ngay cả cô đánh máy cũng có thể thay đổi vài dòng hoặc là vợ của một diễn viên sẽ viết lại phần của chồng mình đóng và anh ta đem đến, ngày hôm sau, và nói rằng đó là cách anh ta nghĩ rằng nhân vật đó phải diễn như thế. Tất nhiên việc viết lại đó chỉ nhằm phô trương tài nghệ của anh ta hơn là phục vụ cho ý đồ của bộ phim. Thật là dễ giận đối với nhà văn. Ai ai cũng muốn xía vào công việc của anh ta.

Sự kiện ấy khiến tôi nghĩ rằng làm phim là một hình thức nghệ thuật có tính “tài tử” ở mức độ cao nhất bởi vì những thứ trung gian có tác động quá lớn. Bằng cách sử dụng và điều phối các hình ảnh, trang phục, âm nhạc và một tuyến truyện kể đơn giản, những con người chẳng có tí tài năng nào cũng có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng có lẽ nói thế là đi quá xa. Song ít ra là họ cũng có thể sản xuất một cái gì đó đủ tốt để họ thấy mình cũng quan trọng, cũng có một giá trị nào đó.

Phim ảnh có thể đem lại cho người ta những khoảng thời gian giải trí đầy hứng thú và khiến người ta xúc động. Nhưng phim ảnh chỉ có tác dụng giáo dục rất hạn chế. Phim ảnh đâu có thể đào sâu vào tâm trí nhân vật như tiểu thuyết. Nó không giáo dục được cho ta như sách vở có thể dạy ta. Nó chỉ có thể giúp bạn cảm nhận chứ không cho bạn hiểu được đời sống. Phim ảnh có tính ma thuật đến độ nó có khả năng đem lại một thứ giá trị nào đó cho hầu như bất cứ cái gì. Đối với nhiều người, phim ảnh gần như là một thứ ma luý, một thứ cocaine nhưng vô hại. Đối với nhiều người khác, nó có thể là một phương thức trị liệu công hiệu. Ai mà chẳng muốn ghi lại cuộc đời đã qua của mình hay những đường nét tương lai như họ muốn chúng là thế, để có thể yêu mình?

Dù sao, điều đó cũng rất gần với cái thế giới điện ảnh như tôi hình dung vào thời ấy. Về sau, chính mình cũng có phần mê thích, tôi đã nghĩ rằng có lẽ đó là một quan điểm quá khắc nghiệt và mang tính thời thượng.

Tôi ngạc nhiên về việc nỗi say mê làm phim tác động đến mọi người mạnh đến thế. Tất cả những người làm việc trong ngành điện ảnh đều dấu tranh để kiểm soát chúng. Từ những giám đốc sản xuất, các minh tinh, những nhà nhiếp ảnh đến chuyên viên studio

Tôi ý thức răng điện ảnh là nghệ thuật có sức sống mạnh nhất của thời đại chúng ta và tôi ganh tị chuyện đó. Trong mọi khuôn viên đại học, các sinh viên, thay vì viết tiểu thuyết, lại đang thực hiện những cuốn phửn của họ. Và bỗng nhiên tôi chợt nghĩ rằng có lẽ việc sủ dụng phim không phải là một nghệ thuật.

Rằng nó là một hình thức trị liệu. Ai cũng muốn kể lại câu chuyện đời mình, những cảm xúc, những ý nghĩ riêng tư của mình. Thế nhưng có bao nhiêu quyển sách đã được in ra vì lí do đó? Song tính ma thuật trong sách, trong tranh hay trong nhạc không mạnh lắm. Điện ảnh liên hợp được mọi ngành nghệ thuật, có sức lôi cuốn không thể cưững lại được. Với kho khí tài hùng hậu đó, không thể làm ra một cuốn phim dở được. Người ta có thể là một con lừa lớn nhất thế giới, tuy thế vẫn làm được một phim hấp dẫn như thường. Cho nên chẳng có gì lạ khi ta thấy ngành làm phim mang lại nhiều tính gia đình trị như vậy. Người ta có thể để một thằng cháu viết kịch bản, biến một cô gái thành ngôi sao, cho đứa con mình làm trưởng studio. Điện ảnh có khả năng nhào nặn bất cứ người nào trở thành một nghệ sĩ. Và điện ảnh còn có khả năng trị liệu, thanh lọc con người khỏi bạo lực.

Có thể một ngày nào đó, một trong những phương cách điều trị hữu hiệu nhất cho người bị rối loạn cảm xúc là đẻ cho họ làm phim kể chuyện đời mình, để ho có thể giải toả những ức chế tâm lý! Ôi trời, hãy nghĩ đến tất cả những kẻ chuyên nghiệp trong ngành phim ảnh đã từng điên hoặc gần như điên. Các nam nữ diễn viên chắc chắn là có thể kiểm tra.

Mà điên có thế là một trong những yếu tố giúp con người ta sáng tạo nghệ thuật? Bởi người điên không nhìn đời theo cách bình thường, khiến cho người ta thấy đời nhạt nhẽo vô vị, mà nhìn theo kiểu người điên – nghĩa là bất thường – và nhờ đó khám phá ra những chiều kích mới lạ, đáng cho ta say mê, thích thú? Vậy thì, có mất gì đâu, nếu ai cũng nhảy vào làm phim? Mọi người đều có thể trở thành một nghệ sĩ ngang xương! Khỏi cần đến tài năng, mà cũng khỏi cần đến quý vị y sĩ tâm thần.

Cứ để cho người ta được xả ga mọi dồn nén, mọi lệch lạc tâm sinh lý vào các cuốn phim tự sản tự tiêu và thế là sau đó người ta sẽ tìm lại được trạng thái tâm lý hài hoà, lành mạnh. Tốt quá đi chứ, đúng không nào?

Tất cả những người đó, đều khó ưa, không bao giờ hiểu rằng bạn phải làm cho mình đáng yêu mới được người ta yêu, tuy vậy mặc dù tính ái ngã, tính trẻ con, tính vị kỷ của họ, bây giờ họ có thể dự phóng hình ảnh nội tại của họ thành một ngoại hình đáng yêu trên màn ảnh. Làm cho họ thành đáng yêu như những chiếc bóng mờ, lung linh, phi thực. Và tất nhiên, bạn có thể nói rằng mọi nghệ sĩ đều làm như thế? Nhưng ít ra họ cũng phải có vài năng khiếu thiên bẩm, vài tài khéo nào đó trong nghệ thuật đem lại hứng thú hay hiểu biết sâu xa hơn.

Nhưng với phim ảnh thì mọi chuyện đều có thể mà không cần tài năng, thiên bẩm gì cả. Người ta có thể thấy một tay nhà giàu làm cuốn phim kể lại câu chuyện đời mình và không cần sự giúp đỡ của một đạo diễn tài ba, nhà văn lớn, ngôi sao tiếng tăm vân vân và vân vân; chỉ cần ma lực của phim ảnh đủ làm cho anh ta trở thành một nhân vật dáng kể. Tương lai xán lạn của phim ảnh cho tất cả những người này, đó là phim ảnh có thể được thực hiện không cần đến tài năng. Điều này không có nghĩa tài năng không giúp cho việc làm phim tốt hơn.

Bởi vì chúng tôi cùng chung vai sát cánh để chuyển thể điện ảnh cuốn tiểu thuyết của tôi, nên Malomar và tôi có rất nhiều thời gian ở bên nhau, nhiều khi đến khuya, trong căn nhà dành cho ông trùm của anh ở phim trường mà tôi thấy rất thiếu tiện nghi.

Quá thừa cho một người, tôi nghĩ. Những căn phòng mênh mông với phần nội thất nặng nề, sân quần vợt, bể bơi và ngôi nhà rời làm phòng chiếu. Một đêm nọ, anh đề nghị chiếu một phim mới và tôi nói với anh rằng tôi chẳng mê phim lắm. Sự thiếu nhiệt tình của tôi làm anh hơi cáu:

– Anh nên biết rằng chúng ta sẽ làm tốt hơn rất nhiều cho kịch bản phim của anh nếu anh không quá khinh thường việc làm phim, – anh ta nói.

Điều đó làm tôi hơi sửng sốt. Vì một là tôi vẫn tự phụ rằng phong cách của tôi rất tốt, đâu thể để lộ một điều như thế. Đàng khác là tôi có niềm tự hào nghề nghiệp trong công trình của tôi thế mà anh ấy lại bảo tôi xem thường. Thêm một điều nữa, tôi đã bắt đầu kính trọng Malomar. Anh là giám đốc sản xuất kiêm đạo diễn và anh có quyền lấn lướt tôi trong khi chúng tôi cùng làm việc với nhau, nhưng anh không hề làm như thế. Và khi anh đưa ra gợi ý để thay đổi một tình tiết hay diễn biến của kịch bản, thường là anh có lý. Còn khi anh sai và tôi có thể dùng lý luận để chứng minh và anh chịu nhường tôi ngay. Nói tóm lại là anh không hề trùng hợp với mọi ý niệm có trước của tôi về Miền đất của loài Bọ ngựa.

Vì thế thay vì xem phim hoặc làm việc về kịch bản phim, tối đó chúng tôi lại tranh luận với nhau.

Tôi nói với anh tôi cảm nhận thế rlào về công nghiệp điện ảnh và những người trong ngành. Tôi càng nói thì Malomar càng bớt giận và cuối cùng anh mỉm cười.

– Cậu nói chuyện giống như một Thị Hến không còn khả năng câu khách được nữa vậy, – Malomar nói. – Điện ảnh là một hình thức nghệ thuật mới, cậu đang lo nghề của cậu trở thành lỗi thời. Cậu ganh tị phải không?

– Điện ảnh không thể so sánh với tiểu thuyết, – tôi nói. Điện ảnh không bao giờ thể hiện được những gì mà các cuốn sách thể hiện.

– Chuyện đó không quan hệ gì, – Malomar nói. – Hiện nay và cả trong tương lai, điện ảnh là cái người ta thích. Còn những câu chuyện của cậu về các nhà làm phim và ngoa dụ con bọ ngựa đều là chuyện cứt bò. Cậu đến đây trong vài tháng và cậu phê phán vung vít mọi người với những phát biểu linh tinh vô tổ chức! Cậu hạ bệ hết, san bằng hết. Nhưng nghề nào cũng thế thôi, họ đều quơ củ cà rốt trên cây gậy. Hẳn rồi, dân làm phim đều tàng tàng, dở hơi, hẳn rồi, họ bịp, hẳn rồi họ dùng tình dục như món hàng trao đổi nhưng rồi sao nào? Điều cậu lờ đi đó là, tất cả bọn họ, nhà sản xuất cũng như người viết bch bản các giám đốc và diễn viên, đều phải trải bao nhiêu kinh nghiệm, đau đớn. Họ học nghề hàng bao năm trời và lao động nặng nhọc hơn bất kỳ người nào khác, theo như tôi biết. Họ thực sự có năng khiếu và thiên bẩm và dù cậu nói gì thì nói, vẫn cần có tài năng và ngay cả thiên tài nữa để làm một bộ phim hay. Những nam nữ diễn viên giống như những bộ binh trên chiến trường. Họ phải chứng tỏ mình là nghệ sĩ thực thụ, họ phải biết nghề của họ. Rồi còn đạo diễn và nhà sản xuất. Đối với đạo diễn, hẳn là tôi khỏi phải nói gì nhiều để bênh vực hay đề cao vai trò của họ. Đó là công việc nặng nhọc nhất trong nghề này, ai cũng thừa nhận. Nhưng nhà sản xuất cũng có chức năng không kém nhọc nhằn. Họ giống như những người thuần hoá sư tử trong sở thú hay trong gánh xiếc. Cậu có biết làm một bộ phim là thế nào không? Trước tiên cậu phải “hôn mười cái mông” của quý vị trong hội đồng quản trị hành chánh của hãng phim để thuyết phục họ chịu mở hầu bao. Rồi cậu phải vừa làm mẹ vừa làm bố cái đám “sao” ưa trở chứng trái nết, hay làm mình làm mẩy, thích giận lẫy vô lối, để lấy sự cưng chiều của cậu làm thước đo giá trị của họ. Cậu phải tạo điều kiện sinh hoạt, làm việc sao cho cả đoàn thấy thoải mái, bằng không họ sẽ cho cậu chết đứ đừ với các trò giả ốm để trốn việc, mè nheo chuyện giờ giấc lao động. Và rồi cậu còn phải ngăn ngừa họ ngáng chân nhau, chơi xỏ nhau trong diễn xuất và cả trong sinh hoạt. À này, tôi không ưa Moses Wartberg, nhưng tôi thừa nhận rằng ông ấy có năng khiếu về tài chánh giúp ích rất nhiều cho việc làm phim. Tôi tôn trọng tài năng đó của ông cũng ngang bằng với việc tôi khinh thường cái “gu” nghệ thuật của ông ấy. Và tôi luôn luôn phải tranh đấu với ông ta, trong tư cách là đạo diễn và nhà sản xuất. Và tôi nghĩ ngay cả anh cũng sẽ thừa nhận rằng có vài bộ phim của tôi xứng đáng được gọi là tác phẩm nghệ thuật.

– Ít ra thì cũng chỉ nhảm nhí có một nửa, – tôi đáp.

Malomar nói:

– Cậu vẫn tiếp tục hạ thấp phẩm giá của những nhà sản xuất. Nhưng mà này, nói cho cậu hay, họ chính là những người lắp ráp hình ảnh để tạo nên bộ phim hoàn chỉnh đấy. Và họ làm điều đó bằng cách tốn cả hai năm trời đi hôn đít hàng trăm em bé khác nhau, các em bé tài chánh, các em bé diễn viên, các em bé giám đốc, các em bé nhà văn. Và các nhà sản xuất còn phải chịu bao điều khổ nhục khác nữa. Có lẽ đó là lý do họ thường có cái “gu” nghệ thuật rất tệ. Tuy vậy phần lớn họ tin vào nghệ thuật hơn là tài năng. Hoặc là trong sự phóng túng của nó. Bạn không bao giờ thấy một nhà sản xuất không xuất hiện ở các lần phát giải của Hàn lâm viện để lãnh Oscar.

– Đó chỉ là tính tự tôn chứ đâu phải niềm tin vào nghệ thuật, – tôi nói.

– Ôi dào, bố sư khỉ cái nghệ thuật [bad word] bậy của cậu, – Malomar nói. – Hẳn rồi, trong hàng trăm phim mới có một phim đáng giá. Thế còn sách thì sao?

– Sách có một chức năng khác, – tôi nói kiểu phòng thủ. – Phim ảnh chỉ có thể phô bày mặt ngoài mà thôi.

Malomar nhún vai:

– Cậu đúng là một cái gai nhọn đâm vào mông thiên hạ.

– Phim ảnh không phải là nghệ thuật. – Tôi nói. – Đó là những trò ma thuật để mê hoặc đám con nít. – Tôi nói mà chỉ tin vào điều mình nói một cách nửa vời thôi.

Malomar thở ra:

– Không chừng cậu nói đúng đấy. Mọi hình thức chẳng qua đều là ma thuật cả, đếch có cái gì là nghệ thuật đâu. Chỉ là một trò bịa đặt giúp người ta quên đi ám ảnh của nỗi chết không rời đấy thôi.

Điều đó không đúng nhưng tôi chẳng buồn phản bác. Tôi biết Malomar gặp rắc rối từ khi anh bị suy tim và tôi không muốn nói rằng đây là cái đã tác động lên anh. Tôi vẫn tin rằng nghệ thuật giúp người ta hiểu nên sống như thế nào.

Vâng, đúng là anh chưa thuyết phục được tôi, nhưng sau đó tôi đã nhìn quanh mình với con mắt ít thành kiến hơn. Nhưng có điều anh đã nói đúng. Tôi ganh tị với điện ảnh. Công việc quá dễ dàng, mà sự đãi ngộ lại quá hậu hĩnh, danh tiếng nhanh chóng lan truyền đến chóng mặt. Tôi ghét ý tưởng quay về ngồi đơn độc trong phòng để viết tiểu thuyết. Bên dưới tất cả sự khinh mạn ngạo nghễ kia là lòng ganh tị trẻ thơ.

Nó là một cái gì mà tôi sẽ không bao giờ có thể thực sự tham dự vào; tôi không có tài năng và tính khí thích hợp. Tôi sẽ vẫn luôn khinh thường nó, trong một cách nào đó, nhưng vì những lý do mang tính thời thượng hơn là vì đạo lý.

Tôi đã đọc tất cả về Hollywood và với Hollywood thật sự tôi muốn chỉ công nghiệp điện ảnh. Tôi đã từng nghe nhiều nhà văn, tiêu biểu là Osano, quay về với Bờ Đông và chửi rủa các phim trường, gọi các nhà sản xuất điện ảnh là những tên bắng nhắng tồi tệ nhất thế giới, những tay trưởng studio là những kẽ thô lỗ, hạ cấp, nói chung giới làm điện ảnh là những người đổi trắng, thay đen, nguỵ tạo ra một thế giới nháo nhào, chẳng còn biết đâu là thực giả. Vâng, họ trở về từ Hollywood như thế nào thì bây giờ tôi lại đi vào chốn đó như thế ấy.

Tôi vẫn tự tin một cách quả quyết là mình đủ khả năng chế ngự nó. Khi Doran đưa tôi đến gặp Malomar lần dầu, tôi điểm huyệt họ trúng phóc.

Houlinan dễ tính. Nhưng Malomar “đa phức” hơn tôi tưởng. Còn Doran là một bức biếm hoạ. Nhưng nói thực là tôi thích Doran và Malomar. Còn Houlinan với tôi thì “nhất kiến khả dội”. Cái bản mặt của lão ta đối với tôi sao mà khó ưa. Nên khi lão bảo tôi chờ chụp hình chung với Kellino, hầu như tôi đã sừng sộ bảo lão hãy cút xéo. Tôi ghét phải chờ đợi ai và cũng không hề muốn bắt ai phải chờ đợi mình.

Điều khiến cho Hollywood trở nên mê hoặc đó là tất cả những chủng loại khác nhau của đám bọ ngựa.

Những chàng trai với thẻ phẫu thuật cắt ống dẫn tinh với những thùng đựng phim dưới tay, với các kịch bản và cocaine trong các căn hộ studio của họ, hy vọng làm ra những bộ phim, săn tìm những cô gái trẻ tài năng và những chàng trai để diễn thử vai và làm tình để giải khuây trong khi chờ đợi. Rồi có những nhà sản xuất trung thực với văn phòng trong phim trường và một cô thư ký, thêm một trăm ngàn đô-la trong quỹ phát triển.

Những nhà sản xuất này qua một ngày để phỏng vấn các cô nàng muốn tranh nhau làm diễn viên. Họ nghĩ về công việc này rất nghiêm túc và không hề có ý tưởng rằng đối với nhà sản xuất, việc này chỉ là một cách để giết bớt buổi chiều và nếu gặp may, có em chịu vi vu một phát để giúp họ ngon miệng hơn trong buổi tối. Nếu họ thực sự thấy em nào có triển vọng, họ sẽ đưa em đi ăn trưa nơi nhà hàng ăn của phim trường và giới thiệu em với những nhân vật nặng kí đi ngang qua. Quí vị này thường rất bận rộn, trừ phi cô gái có vẻ thật đặc biệt. Và rồi nàng có thể được đóng thử.

Các cô gái hay các chàng trai hiểu trò chơi, biết rằng nó là một phần của vòng quay cố định, nhưng họ cũng biết rằng người ta có thể gặp may. Thế là họ săn tìm cơ hội với nhà sản xuất, với đạo diễn, với minh tinh, song nếu như họ thực sự biết nghề và có chút đầu óc, họ sẽ không bao giờ đặt hi vọng vào một nhà văn. Giờ đây tôi mới nhận ra Osano đã phải cảm thấy cay đắng như thế nào.

Nhưng một lần nữa, tôi vẫn luôn hiểu rằng đây là một phần của cạm bẫy. Cùng với tiền bạc, những dãy phòng sang trọng, sự phỉnh nịnh tâng bốc, không khí trí tuệ của các cuộc hội thảo phim trường và cảm thức quan trọng khi làm một bộ phim lớn.

Vì thế tôi thực sự chưa bao giờ bị mắc câu. Nếu tôi hơi nổi máu, tôi bay đến Vegas và vui đùa cho “hạ hoả”. Cully luôn luôn gửi đến một nàng “câu móc” loại ngon lành đến phòng tôi. Nhưng luôn luôn tôi từ chối. Không phải vì tôi hợm mình, cao đạo gì và dĩ nhiên là tôi cũng bị cám dỗ. Nhưng tôi thích chơi cờ bạc hơn và có mặc cảm tội lỗi với bu nó và mấy đứa nhỏ nếu mình quan hệ linh tinh.

Qua hai tuần lễ ở Hollywood chơi tennis, tôi đi ăn tối ở nhà hàng với Doran và Malomar, đi dự các party. Các buổi party ấy rất hào hứng. Tại một buối, tôi gặp một ngôi sao đã mờ mà xưa kia đó là một ảo tượng để thủ dâm của tôi thuở thiếu niên. Nàng ta giờ đây có lẽ đã vào tuổi năm mươi nhưng trông còn ngon mắt nhờ những cú giải phẫu thẩm mỹ tài ba và những trợ cụ hữu hiệu cho nhan sắc. Nhưng nàng ta hơi đẫy đà với khuôn mặt phì phị vì rượu. Nàng ta đã ngà ngà say và đang gạ gẫm để “phất cờ” với bất kỳ anh chàng hay cô nàng nào tại buổi party nhưng chẳng ai thèm.

Và đây là cô gái mà lúc trước hàng triệu thanh thiếu niên Mỹ si mê thèm muốn (trong đó có cả tác giả, vào những lúc cô đơn tìm vui một mình) Tôi thấy điều này cũng ngồ ngộ, hay hay. Ôi thời gian quả là tên bạo chúa Attila man rợ. Nơi nào vó ngựa nó đi qua, tình yêu (và cả sự thèm muốn) không bao giờ mọc lại.

Các cuộc party đó nói chung là khá vui vẻ và thân mật. Với những khuôn mặt quen biết của các nam nữ diễn viên. Những tay đại lý đầy ắp ve tự tin. Những nhà sản xuất duyên dáng, những đạo diễn quyền uy. Tôi phải nói rằng họ duyên dáng và khả ái hơn tôi nhiều trong các party đó. Và rồi tôi yêu cái khí hậu êm dịu, ấm áp một cách dễ chịu và thoang thoảng hương thơm nơi đây.

Tôi yêu những đường phố và cây cọ toả bóng của Beverly Hills và tôi thích lang thang quanh Westwood với các rạp chiếu phim và những nam nữ sinh viên là những kẻ hâm mộ điện ảnh với những cô gái thực sự là rất xinh. Tôi hiểu ra tại sao hầu hết các tiểu thuyết gia những năm 1930 đều bán tống sách vở đi. Tội gì mà phải mất năm năm cặm cụi miệt mài viết ra cuốn tiểu thuyết chỉ đem lại có hai ngàn đô-la nhuận bút trong khi người ta có thể sống đời thoải mái ở nơi đây và làm ra số tiền đó chỉ trong một tuần?

Ban ngày tôi sẽ làm việc trong văn phòng riêng của tôi, có những cuộc hội ý về kịch bản với Malomar, ăn trưa ở nhà ăn tập thể, tản bộ một lúc và xem chiếu một phim tư liệu.

Bữa ăn trưa ở nhà ăn tập thể thật vui. Bạn gặp được tất cả những người trong phim và dưởng như mọi người đều đã đọc quyển sách của tôi, ít ra là họ nói như vậy. Tôi ngạc nhiên là đám diễn viên, nam cũng như nữ, thực sự là rất ít nói. Họ chịu lắng nghe.

Các nhà sản xuất nói nhiều nhất. Các đạo diễn luôn bận rộn, thường có ba hoặc bốn phụ tá đi kèm. Chỉ có đám chạy hiệu là có vẻ thư thả. Cuộc sống ở đây không tệ nhưng tôi vẫn nhớ New York. Tôi nhớ Vallie và lũ nhóc và tôi nhớ những bữa ăn với Osano. Có nhiều đêm tôi đáp máy bay đi Vegas giải trí đôi chút, ngủ nghỉ rồi sáng sớm hôm sau lại quay về.

Rồi một ngày nọ ở phim trường sau khi tôi đã đi lại giữa New York và Los Angeles mấy lần. Doran mời tôi đến dự party tại căn nhà thuê của anh ở Malibu.

Một party thiện chí nơi đó các nhà phê bình điện ảnh, các nhà văn viết kịch bản phim và những người sản xuất hoà mình với đám nam nữ diễn viên và các đạo diễn. Tôi chẳng có việc gì hay hơn để làm và cũng không thấy thích đi Vegas, thế là tôi đến dự party của Doran và tại đó lần đầu tiên tôi được dịp hạnh ngộ Janelle.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN