Những người thích đùa - Hội Nghị Phụ Huynh
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
159


Những người thích đùa


Hội Nghị Phụ Huynh


Tôi cứ đắn đo mãi không biết có nên đi họp phụ huynh hay không. Đi thì chẳng biết nói gì. Mà giả dụ có gì muốn nói, thì chưa chắc tôi dám mở miệng. Vì tính tôi không quen nói trước chỗ đông người.

Tuy vậy, cuối cùng tôi cũng dẹp được những nỗi băn khoăn và quyết định đi. Đến nơi, cuộc họp đang vào lúc sôi nổi nhất.

Tôi khẽ mở cửa, rón rén ưbớc vào phòng.

Thấy tôi vào, 1 bà tỏ vẻ khó chịu, đứng dậy bảo:

-Quí ông đến muộn rồi đấy, thưa quí ông!

Tôi ngượng đến chín cả mặt, ấp úng đáp:

-Thưa vì nhà tôi đến đây không tiện đường. Tắc xi chuyến không chạy, mà ô tô buýt cũng không có.

-Đó không phải là việc mà ban giám đốc cần biết!

Tôi không hiểu bà ta định nói ban giám đốc nào? Ban giám đốc công ty xe điện hay ban giám đốc công ty xe khách?

-Cái mà ban giám đốc mong các vị phụ huynh lưu ý cho nhất là việc con em họ thường xuyên đi học muộn. Giờ học bắt đầu từ 9h, nhưng…

-Tôi đề nghị phải cấm các nữ sinh đi bít tất ni lông! – 1 bà trong số phụ huynh bỗng đâm ngang 1 câu – Và không phải chỉ các nữ sinh, mà cả các bà có tuổi nữa!

-Tôi tán thành ý kiến của bà vừa phát biểu đấy! – tôi cũng đế theo 1 câu mà chính mình cũng không ngờ.

Thú thực trong đời tôi chưa từng thấy cặp chân nào xấu như cặp chân của bà phụ huynh này. Nó vừa cong như cái đòn gánh, mà phần cổ chân lại to hơn phần bắp. Đi tất dày mà vẫn trông rõ cả những đường gân to tướng.

-Tất cả nữ sinh phải bắt mang tất dày màu đen hết! – Tôi tiếp thêm, mắt vẫn không rời khỏi đôi chân bà phụ huynh.

Không hiểu tại sao bỗng dưng tôi lại dính vào chuyện tất tai này thế không biết? Lúc ở nhà đi tôi đã định không nói gì cả.

1 ông ăn vận sang trọng bỗng đứng phét dậy, nói như hét:

-Chúng ta còn có nhiều vấn đề quan trọng khác cần phải bàn, chứ cái chuyện tất tiếc đấy chỉ là chuyện vặt thôi! Trước hết chúng ta phải bàn đến chuyện dạy sinh ngữ. Theo tôi, tất cả các môn phải dạy bằng tiếng Đức hết! Tôi đã từng ở bên Đức nên tôi biết. Bên ấy người ta dạy trẻ con môn gì cũng bằng tiếng Đức cả!

Vẫn mặc cảm mình là người có lỗi, nên để chuộc lỗi, tôi hăng hái hùa theo:

-Tuy chưa sang Đức nhưng tôi cũng tán thành ý kiến của ông vừa phát biểu là chúng ta phải dạy học bằng tiếng Đức. Chắc các vị muốn hỏi tại sao? Xin thưa rằng vì chính người Đức là người đã đem lại triết học và khoa học, văn minh cho toàn thế giới. Chúng ta phải biết ơn người Đức. Nếu như trẻ em Đức không học tất cả các môn bằng tiếng Đức…

-Thưa ông – 1 ông đeo kính ngắt lời tôi – ý kiến của ông đã ra ngoài cuộc họp rồi! Dạy học bằng tiếng gì là việc của Bộ chứ! Còn ở trường chúng tôi, như ông biết đấy, cũng có dạy tiếng Đức. Nhưng hôm nay chúng ta họp ở đây là để thảo luận về vấn đề liên lạc giữa ban giám đốc và phụ huynh.

-Thế 1 tuần có mấy giờ tiếng Đức? – ông ăn mặc sang trọng hỏi.

-Cái đó tuỳ theo mỗi lớp – ông đeo kính đáp – lớp 1 là 6h, còn lớp 7 là 8h…

-Thế thì ít quá!

-ít quá! – tôi chêm vào.

-Cái chính là phải cấm đá bóng trong trường – 1 ông có tuổi ngồi dưới phòng bỗng kêu lên – Nếu không tháng nào cũng mua giầy mới thì đào đâu ra tiền!

-Ơ hay! Nhưng con gái chúng nó có đá bóng đâu! – 1 bà tóc hoa râm phản đối ngay lập tức.

-Nhưng tụi con trai nó đá! – ông có tuổi vẫn bướng.

-Tại sao lại dính đến chuyện con trai ở đây? Trường này là trường nữ sinh cơ mà!

-Trường nữ sinh à? Thế ra đứa cháu gái tôi học ở đây ư? Thế mà tôi cứ ngỡ là… Muốn trường gì thì trường, cứ là phải cấm đá bóng! Trẻ con bây giờ quên hết cả truyền thống của cha ông…

-Cái đáng lo nhất là con em chúng ta hay bỏ học – 1 bà giáo lên tiếng – Các vị phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến chuyện này mới được!

Ông ngồi cạnh tôi hỏi:

-Không biết bao giờ mới bắt đầu dạ hội nhỉ?

-Không biết – tôi đáp – ông hỏi ông hiệu trưởng xem!

-Hiệu trưởng là ông nào?

-Tôi cũng không rõ… Nhưng trông 3 ông kia ông nào cũng giống hiệu trưởng cả…

Ông ngồi cạnh tôi bèn quay sang 1 ông có dáng điệu rất bệ vệ ngồi sau dãy bàn của ông giám đốc:

-Thưa ông hiệu trưởng, bao giờ thì bắt đầu dạ hội ạ?

-Ông hiệu trưởng đâu nhỉ? – ông này đưa mắt nhìn quanh hỏi:

-Ông hiệu trưởng ốm, không có ở đây – bà đeo kính trả lời.

-Thế bao giờ mới bắt đầu dạ hội ạ? – ông ngồi cạnh tôi lại hỏi.

-Làm gì có dạ hội nào mà dạ hội? – bà đeo kính ngạc nhiên.

Ông bên cạnh tôi ngượng quá ngồi xuống, đoạn quay sang bảo tôi:

-Hừm!… Về nhà tôi cho con ranh con 1 trận mới được! Nó láo quá đi mất!

-Tôi không hiểu ông định nói gì? – tôi đáp.

-Cái con mất dạy nó bảo hôm nay ở trường nó có dạ hội và cứ nằng nặc đòi tôi đi dự. Nó còn bảo là chúng nó sẽ múa điệu Khácmanđalư nữa! Vợ tôi đang có mang không đi được, nên tôi phải đi thay.

Trong khi đó, cái bà đòi các nữ sinh phải mang bít tất dày màu đen cứ ra sức tuyên truyền để lôi kéo thêm đồgn minh cho mình. Cái ông đòi phải dạy các môn bằng tiếng Đức thì cứ bô bô kể chuyện đời sống bên Đức.

1 ông còn trẻ ngồi bên trái tôi quay sang hỏi:

-Xin lỗi, ông có biết người ta nói gì không ạ? Tôi chả hiểu gì hết!

Tôi nói vắn tắt lại cho ông ta biết những ý kiến trái ngược nhau trong cuộc họp.

-Ông cụ này thì đề nghị cám trẻ con chơi đá bóng và phải giáo dục chúng theo truyền thống cũ. Bà giáo kia thì than phiền về việc học sinh trốn học đi chơi. Còn bà này thì…

-Làm thế nào ra khỏi đây bây giờ nhỉ? Tôi bị nhầm mất rồi! Mấy ông bạn chơi sỏ tôi. Họ không nói rõ cho tôi biết gì cả. Hôm nay là tôi phải đi họp công đoàn… Suýt nữa tôi đứng lên phát biểu về quyền tự do bãi công thì có thật là đơ không?

Bà tóc hoa râm đứng lên yêu cầu trật tự:

-Thưa các vị! Các trò học ở trường ta đây đều là con em các gia đình nghèo. Gần 1 nửa trong số 670 nữ sinh của chúng ta không có đủ tiền để sắm cả sách giáo khoa. Trách nhiệm của chúng tôi là phải trợ cấp bữa ăn trưa cho ít nhất là 100 học sinh. Và chuyện này, chúng tôi xin nói thẳng là trông mong vào sự trợ giúp của các vị.

-Trợ giúp! – 1 bà phụ huynh kêu lên – Lúc nào cũng trợ giúp! Suốt đời chỉ thấy con gái đòi hết tiền này đến tiền khác không biết để làm gì? Không cho thì nó nói: “Mẹ không cho thì con không đi học đâu! Con xấu hổ với tụi bạn lắm!” Vậy tôi xin hỏi, những tiền ấy nó đi đâu? Không thể ngày nào cũng cho tiền mãi được! Phải qui định dứt khoát mỗi tháng là bao nhiêu tiền chứ! Và phải làm sao để chúng tôi ai cũng có thể kiểm tra xem tiền ấy chi dùng vào việc gì chứ!

-Đúng đấy – tôi gào lên.

Bị đỏ mặt, bà tóc hoa râm bèn hỏi cái bà vừa yêu cầu phải cho biết tiền trợ giúp các học sinh nghèo được chi dùng vào việc gì xem con gái bà ta tên là gì.

-Guynten Iasôba ạ!

Bà tóc hoa râm “hừm” 1 tiếng.

-Lớp 3B, số 141. Guynten Iasôba phải không? Đúng rồi… Từ sau hè, con gái bà chỉ đi học có 1 tuần thôi, rồi không thấy đến trường nữa. Chúng tôi đã biên thư báo cho bà biết chuyện này…

-Thế chả hoá tôi nói điêu hay sao? – bà phụ huynh nọ tức lắm – Ngày nào con gái tôi cũng xin tiền, bảo để giúp ai không biết – đoạn bà quay sang bà bên cạnh phân trần.

-Mà tối cũng không thấy nó về nhà. Thế thì chả hiểu nó lang thang ở đâu? Tôi và bố nó thì đã ly dị nhau. Nó sống với ông ấy…

Cứ thế, phòng họp có khoảng 30 người, nhưng người nào cũng ra sức nói to để át người khác và để bảo vệ ý kiến của mình, nên khắp phòng cứ ào ào như chợ vỡ.

Cuối cùng bà tóc hoa râm phải kêu lên:

-Đề nghị trật tự! ồn quá, không còn nghe thấy gì hết! Ai muốn phát biểu đề nghị nỗi lần lượt, chứ không nói cùng 1 lúc như vậy.

1 rừng tay giơ lên. Ông có tuổi được phát biểu đầu tiên.

Sau khi mở đầu bằng câu “Kính thưa các thầy cô giáo” ông bắt đầu trình bày về cái tác hại của bóng đá, về ảnh hưởng xấu của nó đến tư cách, đạo đức và tư tưởng của học sinh. Ông kể rằng những người đầu tiên chơi bóng đá là những người Iadit. Bấy giờ chưa có bóng, nên họ phải đá bằng cái sọ của 1 người tử vì đạo tên là Huyxên. Vì thế chơi bóng đá là 1 tội rất lớn.

Nghe ông kể lể con cà con kê mãi, mọi người sốt ruột không chịu được nữa, phải đồng thanh kêu lên:

-Thôi đi! Cho chúng tôi còn nói với chứ!

Ông phát biểu thứ 2 đề nghị mọi người hãy xới thêm 1 xuất cơm vào cặp lồng của con em mình để tương trợ các em khác “Chúng ta làm như thế để ủng hộ các em con nhà nghèo” – ông ta nói, đoạn quay sang than phiền về chuyện giá sinh hoạt đắt đỏ, chuyện không có bơ tốt để bán, chuyện than củi khan hiếm…

Bài diễn văn của ông tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Bị kéo ngồi xuống ghế rồi mà ông còn tiếp tục lẩm bẩm 1 mình.

Biết rằng có theo thứ tự thì chẳng đời nào đến lượt, nên bất chấp cả trật tự, tôi đứng phắt dậy nói luôn:

-Thưa các ông các bà!

Tôi bắt đầu. Nhưng thực ra vẫn chưa biết nói gì. Tôi bèn kể luôn 1 câu chuyện tiếu lâm về Khốtgia Naxrêđin để lôi kéo sự chú ý của mọi người đã. Nhưng không may, đến đúng đoạn hay nhất, thì tôi quên béng đi mất. Thế là tôi đành phải nói chữa thẹn: “Câu chuyện kết thúc thế nào thì chắc các vị đã biết cả rồi”.

Lúc này mà ngừng nói, dù chỉ 1 tích tắc thôi, là người khác sẽ cướp lời ngay. Vì thế, chả cần logic quái gì cả, tôi nói luôn sang chuyện khác.

-Nếu con cái chúng ta bị đúp, thì lỗi hoàn toàn là ở các bậc cha mẹ hết!

Tôi nói thế cốt để lấy lòng ban giám hiệu, vì tôi cũng sợ con gái tôi bị đúp.

-Các bậc phụ huynh bây giờ không chịu quan tâm gì đến con cái của mình cả – tôi tiếp tục ba hoa – Có những ông bố thậm chí không biết con mình học trường nào lớp nào nữa.

Tôi bắt đầu hăng máu, không còn ai ngăn được nữa.

Các giáo viên vỗ tay hoan hô tôi nhiệt liệt.

Cuối cùng, bà tóc hoa râm phải bảo:

-Bây giờ khí đã muộn, nên ý kiến của ông xin để đến cuộc họp sau vậy!

-Nhưng tôi đã nói được gì đâu!

Lúc ra về, tôi được các giáo viên tiễn ra tận cổng và cảm ơn rối rít. Nhưng vừa về đến nhà, thì lại bị vợ độp ngay cho 1 câu:

-Anh đi đâu suốt từ tối đến giờ?

Tôi nhìn đồng hồ: kim đã chỉ 10h.

-Đi họp phụ huynh chứ đi đâu! – tôi đáp – Anh đã phát biểu rất hăng và ý kiến của anh được các giáo viên rất thích. Anh nói là các phụ huynh không chịu quan tâm gì đến con cái cả, cứ mặc cho chúng chơi bời lêu lổng, đến lúc bị đúp thì bao nhiêu tội lại đổ cả lên đầu giáo viên.

Bỗng con gái tôi chạy như bay vào phòng:

-Bố ạ! Các thầy giáo con lại hỏi tại sao bố không đi họp đấy?

Vợ tôi lập tức tra khảo ngay:

-A, thế ra những điều anh vừa nói là dối trá hết! Anh chui rúc ở đâu đến tận nửa đêm mới về mà bảo là đi họp hở?

-Bố vừa họp ở chỗ con về mà…

-Nhưng con cũng vừa ở đấy…

-Thì bố cũng vừa họp ở trường nữ sinh của con mà…

-Sao bố lại đến trường nữ sinh? Con có học ở trường nữ sinh đâu! Con học ở lớp cuối trường Baiadít cơ mà!

-Thế nào? – vợ tôi sửng sốt – Tao gởi mày đến học ở trường nữ sinh Khôkhora kia mà!

-Nhưng con bị đuổi khỏi đấy từ lâu rồi mẹ ạ!

-Trời ơi, con mất dạy – tôi điên tiết sấn vào đứa con gái – Tại sao mày không nói cho bố mẹ biết mày học ở đâu, học hành ra sao hở? Con cái nhà mất dạy đến thế là cùng!…

Tôi cứ đắn đo mãi không biết có nên đi họp phụ huynh hay không. Đi thì chẳng biết nói gì. Mà giả dụ có gì muốn nói, thì chưa chắc tôi dám mở miệng. Vì tính tôi không quen nói trước chỗ đông người.

Tuy vậy, cuối cùng tôi cũng dẹp được những nỗi băn khoăn và quyết định đi. Đến nơi, cuộc họp đang vào lúc sôi nổi nhất.

Tôi khẽ mở cửa, rón rén ưbớc vào phòng.

Thấy tôi vào, 1 bà tỏ vẻ khó chịu, đứng dậy bảo:

-Quí ông đến muộn rồi đấy, thưa quí ông!

Tôi ngượng đến chín cả mặt, ấp úng đáp:

-Thưa vì nhà tôi đến đây không tiện đường. Tắc xi chuyến không chạy, mà ô tô buýt cũng không có.

-Đó không phải là việc mà ban giám đốc cần biết!

Tôi không hiểu bà ta định nói ban giám đốc nào? Ban giám đốc công ty xe điện hay ban giám đốc công ty xe khách?

-Cái mà ban giám đốc mong các vị phụ huynh lưu ý cho nhất là việc con em họ thường xuyên đi học muộn. Giờ học bắt đầu từ 9h, nhưng…

-Tôi đề nghị phải cấm các nữ sinh đi bít tất ni lông! – 1 bà trong số phụ huynh bỗng đâm ngang 1 câu – Và không phải chỉ các nữ sinh, mà cả các bà có tuổi nữa!

-Tôi tán thành ý kiến của bà vừa phát biểu đấy! – tôi cũng đế theo 1 câu mà chính mình cũng không ngờ.

Thú thực trong đời tôi chưa từng thấy cặp chân nào xấu như cặp chân của bà phụ huynh này. Nó vừa cong như cái đòn gánh, mà phần cổ chân lại to hơn phần bắp. Đi tất dày mà vẫn trông rõ cả những đường gân to tướng.

-Tất cả nữ sinh phải bắt mang tất dày màu đen hết! – Tôi tiếp thêm, mắt vẫn không rời khỏi đôi chân bà phụ huynh.

Không hiểu tại sao bỗng dưng tôi lại dính vào chuyện tất tai này thế không biết? Lúc ở nhà đi tôi đã định không nói gì cả.

1 ông ăn vận sang trọng bỗng đứng phét dậy, nói như hét:

-Chúng ta còn có nhiều vấn đề quan trọng khác cần phải bàn, chứ cái chuyện tất tiếc đấy chỉ là chuyện vặt thôi! Trước hết chúng ta phải bàn đến chuyện dạy sinh ngữ. Theo tôi, tất cả các môn phải dạy bằng tiếng Đức hết! Tôi đã từng ở bên Đức nên tôi biết. Bên ấy người ta dạy trẻ con môn gì cũng bằng tiếng Đức cả!

Vẫn mặc cảm mình là người có lỗi, nên để chuộc lỗi, tôi hăng hái hùa theo:

-Tuy chưa sang Đức nhưng tôi cũng tán thành ý kiến của ông vừa phát biểu là chúng ta phải dạy học bằng tiếng Đức. Chắc các vị muốn hỏi tại sao? Xin thưa rằng vì chính người Đức là người đã đem lại triết học và khoa học, văn minh cho toàn thế giới. Chúng ta phải biết ơn người Đức. Nếu như trẻ em Đức không học tất cả các môn bằng tiếng Đức…

-Thưa ông – 1 ông đeo kính ngắt lời tôi – ý kiến của ông đã ra ngoài cuộc họp rồi! Dạy học bằng tiếng gì là việc của Bộ chứ! Còn ở trường chúng tôi, như ông biết đấy, cũng có dạy tiếng Đức. Nhưng hôm nay chúng ta họp ở đây là để thảo luận về vấn đề liên lạc giữa ban giám đốc và phụ huynh.

-Thế 1 tuần có mấy giờ tiếng Đức? – ông ăn mặc sang trọng hỏi.

-Cái đó tuỳ theo mỗi lớp – ông đeo kính đáp – lớp 1 là 6h, còn lớp 7 là 8h…

-Thế thì ít quá!

-ít quá! – tôi chêm vào.

-Cái chính là phải cấm đá bóng trong trường – 1 ông có tuổi ngồi dưới phòng bỗng kêu lên – Nếu không tháng nào cũng mua giầy mới thì đào đâu ra tiền!

-Ơ hay! Nhưng con gái chúng nó có đá bóng đâu! – 1 bà tóc hoa râm phản đối ngay lập tức.

-Nhưng tụi con trai nó đá! – ông có tuổi vẫn bướng.

-Tại sao lại dính đến chuyện con trai ở đây? Trường này là trường nữ sinh cơ mà!

-Trường nữ sinh à? Thế ra đứa cháu gái tôi học ở đây ư? Thế mà tôi cứ ngỡ là… Muốn trường gì thì trường, cứ là phải cấm đá bóng! Trẻ con bây giờ quên hết cả truyền thống của cha ông…

-Cái đáng lo nhất là con em chúng ta hay bỏ học – 1 bà giáo lên tiếng – Các vị phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến chuyện này mới được!

Ông ngồi cạnh tôi hỏi:

-Không biết bao giờ mới bắt đầu dạ hội nhỉ?

-Không biết – tôi đáp – ông hỏi ông hiệu trưởng xem!

-Hiệu trưởng là ông nào?

-Tôi cũng không rõ… Nhưng trông 3 ông kia ông nào cũng giống hiệu trưởng cả…

Ông ngồi cạnh tôi bèn quay sang 1 ông có dáng điệu rất bệ vệ ngồi sau dãy bàn của ông giám đốc:

-Thưa ông hiệu trưởng, bao giờ thì bắt đầu dạ hội ạ?

-Ông hiệu trưởng đâu nhỉ? – ông này đưa mắt nhìn quanh hỏi:

-Ông hiệu trưởng ốm, không có ở đây – bà đeo kính trả lời.

-Thế bao giờ mới bắt đầu dạ hội ạ? – ông ngồi cạnh tôi lại hỏi.

-Làm gì có dạ hội nào mà dạ hội? – bà đeo kính ngạc nhiên.

Ông bên cạnh tôi ngượng quá ngồi xuống, đoạn quay sang bảo tôi:

-Hừm!… Về nhà tôi cho con ranh con 1 trận mới được! Nó láo quá đi mất!

-Tôi không hiểu ông định nói gì? – tôi đáp.

-Cái con mất dạy nó bảo hôm nay ở trường nó có dạ hội và cứ nằng nặc đòi tôi đi dự. Nó còn bảo là chúng nó sẽ múa điệu Khácmanđalư nữa! Vợ tôi đang có mang không đi được, nên tôi phải đi thay.

Trong khi đó, cái bà đòi các nữ sinh phải mang bít tất dày màu đen cứ ra sức tuyên truyền để lôi kéo thêm đồgn minh cho mình. Cái ông đòi phải dạy các môn bằng tiếng Đức thì cứ bô bô kể chuyện đời sống bên Đức.

1 ông còn trẻ ngồi bên trái tôi quay sang hỏi:

-Xin lỗi, ông có biết người ta nói gì không ạ? Tôi chả hiểu gì hết!

Tôi nói vắn tắt lại cho ông ta biết những ý kiến trái ngược nhau trong cuộc họp.

-Ông cụ này thì đề nghị cám trẻ con chơi đá bóng và phải giáo dục chúng theo truyền thống cũ. Bà giáo kia thì than phiền về việc học sinh trốn học đi chơi. Còn bà này thì…

-Làm thế nào ra khỏi đây bây giờ nhỉ? Tôi bị nhầm mất rồi! Mấy ông bạn chơi sỏ tôi. Họ không nói rõ cho tôi biết gì cả. Hôm nay là tôi phải đi họp công đoàn… Suýt nữa tôi đứng lên phát biểu về quyền tự do bãi công thì có thật là đơ không?

Bà tóc hoa râm đứng lên yêu cầu trật tự:

-Thưa các vị! Các trò học ở trường ta đây đều là con em các gia đình nghèo. Gần 1 nửa trong số 670 nữ sinh của chúng ta không có đủ tiền để sắm cả sách giáo khoa. Trách nhiệm của chúng tôi là phải trợ cấp bữa ăn trưa cho ít nhất là 100 học sinh. Và chuyện này, chúng tôi xin nói thẳng là trông mong vào sự trợ giúp của các vị.

-Trợ giúp! – 1 bà phụ huynh kêu lên – Lúc nào cũng trợ giúp! Suốt đời chỉ thấy con gái đòi hết tiền này đến tiền khác không biết để làm gì? Không cho thì nó nói: “Mẹ không cho thì con không đi học đâu! Con xấu hổ với tụi bạn lắm!” Vậy tôi xin hỏi, những tiền ấy nó đi đâu? Không thể ngày nào cũng cho tiền mãi được! Phải qui định dứt khoát mỗi tháng là bao nhiêu tiền chứ! Và phải làm sao để chúng tôi ai cũng có thể kiểm tra xem tiền ấy chi dùng vào việc gì chứ!

-Đúng đấy – tôi gào lên.

Bị đỏ mặt, bà tóc hoa râm bèn hỏi cái bà vừa yêu cầu phải cho biết tiền trợ giúp các học sinh nghèo được chi dùng vào việc gì xem con gái bà ta tên là gì.

-Guynten Iasôba ạ!

Bà tóc hoa râm “hừm” 1 tiếng.

-Lớp 3B, số 141. Guynten Iasôba phải không? Đúng rồi… Từ sau hè, con gái bà chỉ đi học có 1 tuần thôi, rồi không thấy đến trường nữa. Chúng tôi đã biên thư báo cho bà biết chuyện này…

-Thế chả hoá tôi nói điêu hay sao? – bà phụ huynh nọ tức lắm – Ngày nào con gái tôi cũng xin tiền, bảo để giúp ai không biết – đoạn bà quay sang bà bên cạnh phân trần.

-Mà tối cũng không thấy nó về nhà. Thế thì chả hiểu nó lang thang ở đâu? Tôi và bố nó thì đã ly dị nhau. Nó sống với ông ấy…

Cứ thế, phòng họp có khoảng 30 người, nhưng người nào cũng ra sức nói to để át người khác và để bảo vệ ý kiến của mình, nên khắp phòng cứ ào ào như chợ vỡ.

Cuối cùng bà tóc hoa râm phải kêu lên:

-Đề nghị trật tự! ồn quá, không còn nghe thấy gì hết! Ai muốn phát biểu đề nghị nỗi lần lượt, chứ không nói cùng 1 lúc như vậy.

1 rừng tay giơ lên. Ông có tuổi được phát biểu đầu tiên.

Sau khi mở đầu bằng câu “Kính thưa các thầy cô giáo” ông bắt đầu trình bày về cái tác hại của bóng đá, về ảnh hưởng xấu của nó đến tư cách, đạo đức và tư tưởng của học sinh. Ông kể rằng những người đầu tiên chơi bóng đá là những người Iadit. Bấy giờ chưa có bóng, nên họ phải đá bằng cái sọ của 1 người tử vì đạo tên là Huyxên. Vì thế chơi bóng đá là 1 tội rất lớn.

Nghe ông kể lể con cà con kê mãi, mọi người sốt ruột không chịu được nữa, phải đồng thanh kêu lên:

-Thôi đi! Cho chúng tôi còn nói với chứ!

Ông phát biểu thứ 2 đề nghị mọi người hãy xới thêm 1 xuất cơm vào cặp lồng của con em mình để tương trợ các em khác “Chúng ta làm như thế để ủng hộ các em con nhà nghèo” – ông ta nói, đoạn quay sang than phiền về chuyện giá sinh hoạt đắt đỏ, chuyện không có bơ tốt để bán, chuyện than củi khan hiếm…

Bài diễn văn của ông tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Bị kéo ngồi xuống ghế rồi mà ông còn tiếp tục lẩm bẩm 1 mình.

Biết rằng có theo thứ tự thì chẳng đời nào đến lượt, nên bất chấp cả trật tự, tôi đứng phắt dậy nói luôn:

-Thưa các ông các bà!

Tôi bắt đầu. Nhưng thực ra vẫn chưa biết nói gì. Tôi bèn kể luôn 1 câu chuyện tiếu lâm về Khốtgia Naxrêđin để lôi kéo sự chú ý của mọi người đã. Nhưng không may, đến đúng đoạn hay nhất, thì tôi quên béng đi mất. Thế là tôi đành phải nói chữa thẹn: “Câu chuyện kết thúc thế nào thì chắc các vị đã biết cả rồi”.

Lúc này mà ngừng nói, dù chỉ 1 tích tắc thôi, là người khác sẽ cướp lời ngay. Vì thế, chả cần logic quái gì cả, tôi nói luôn sang chuyện khác.

-Nếu con cái chúng ta bị đúp, thì lỗi hoàn toàn là ở các bậc cha mẹ hết!

Tôi nói thế cốt để lấy lòng ban giám hiệu, vì tôi cũng sợ con gái tôi bị đúp.

-Các bậc phụ huynh bây giờ không chịu quan tâm gì đến con cái của mình cả – tôi tiếp tục ba hoa – Có những ông bố thậm chí không biết con mình học trường nào lớp nào nữa.

Tôi bắt đầu hăng máu, không còn ai ngăn được nữa.

Các giáo viên vỗ tay hoan hô tôi nhiệt liệt.

Cuối cùng, bà tóc hoa râm phải bảo:

-Bây giờ khí đã muộn, nên ý kiến của ông xin để đến cuộc họp sau vậy!

-Nhưng tôi đã nói được gì đâu!

Lúc ra về, tôi được các giáo viên tiễn ra tận cổng và cảm ơn rối rít. Nhưng vừa về đến nhà, thì lại bị vợ độp ngay cho 1 câu:

-Anh đi đâu suốt từ tối đến giờ?

Tôi nhìn đồng hồ: kim đã chỉ 10h.

-Đi họp phụ huynh chứ đi đâu! – tôi đáp – Anh đã phát biểu rất hăng và ý kiến của anh được các giáo viên rất thích. Anh nói là các phụ huynh không chịu quan tâm gì đến con cái cả, cứ mặc cho chúng chơi bời lêu lổng, đến lúc bị đúp thì bao nhiêu tội lại đổ cả lên đầu giáo viên.

Bỗng con gái tôi chạy như bay vào phòng:

-Bố ạ! Các thầy giáo con lại hỏi tại sao bố không đi họp đấy?

Vợ tôi lập tức tra khảo ngay:

-A, thế ra những điều anh vừa nói là dối trá hết! Anh chui rúc ở đâu đến tận nửa đêm mới về mà bảo là đi họp hở?

-Bố vừa họp ở chỗ con về mà…

-Nhưng con cũng vừa ở đấy…

-Thì bố cũng vừa họp ở trường nữ sinh của con mà…

-Sao bố lại đến trường nữ sinh? Con có học ở trường nữ sinh đâu! Con học ở lớp cuối trường Baiadít cơ mà!

-Thế nào? – vợ tôi sửng sốt – Tao gởi mày đến học ở trường nữ sinh Khôkhora kia mà!

-Nhưng con bị đuổi khỏi đấy từ lâu rồi mẹ ạ!

-Trời ơi, con mất dạy – tôi điên tiết sấn vào đứa con gái – Tại sao mày không nói cho bố mẹ biết mày học ở đâu, học hành ra sao hở? Con cái nhà mất dạy đến thế là cùng!…

-Thưa vì nhà tôi đến đây không tiện đường. Tắc xi chuyến không chạy, mà ô tô buýt cũng không có.

Tôi cứ đắn đo mãi không biết có nên đi họp phụ huynh hay không. Đi thì chẳng biết nói gì. Mà giả dụ có gì muốn nói, thì chưa chắc tôi dám mở miệng. Vì tính tôi không quen nói trước chỗ đông người.

Tuy vậy, cuối cùng tôi cũng dẹp được những nỗi băn khoăn và quyết định đi. Đến nơi, cuộc họp đang vào lúc sôi nổi nhất.

Tôi khẽ mở cửa, rón rén ưbớc vào phòng.

Thấy tôi vào, 1 bà tỏ vẻ khó chịu, đứng dậy bảo:

-Quí ông đến muộn rồi đấy, thưa quí ông!

Tôi ngượng đến chín cả mặt, ấp úng đáp:

-Thưa vì nhà tôi đến đây không tiện đường. Tắc xi chuyến không chạy, mà ô tô buýt cũng không có.

-Đó không phải là việc mà ban giám đốc cần biết!

Tôi không hiểu bà ta định nói ban giám đốc nào? Ban giám đốc công ty xe điện hay ban giám đốc công ty xe khách?

-Cái mà ban giám đốc mong các vị phụ huynh lưu ý cho nhất là việc con em họ thường xuyên đi học muộn. Giờ học bắt đầu từ 9h, nhưng…

-Tôi đề nghị phải cấm các nữ sinh đi bít tất ni lông! – 1 bà trong số phụ huynh bỗng đâm ngang 1 câu – Và không phải chỉ các nữ sinh, mà cả các bà có tuổi nữa!

-Tôi tán thành ý kiến của bà vừa phát biểu đấy! – tôi cũng đế theo 1 câu mà chính mình cũng không ngờ.

Thú thực trong đời tôi chưa từng thấy cặp chân nào xấu như cặp chân của bà phụ huynh này. Nó vừa cong như cái đòn gánh, mà phần cổ chân lại to hơn phần bắp. Đi tất dày mà vẫn trông rõ cả những đường gân to tướng.

-Tất cả nữ sinh phải bắt mang tất dày màu đen hết! – Tôi tiếp thêm, mắt vẫn không rời khỏi đôi chân bà phụ huynh.

Không hiểu tại sao bỗng dưng tôi lại dính vào chuyện tất tai này thế không biết? Lúc ở nhà đi tôi đã định không nói gì cả.

1 ông ăn vận sang trọng bỗng đứng phét dậy, nói như hét:

-Chúng ta còn có nhiều vấn đề quan trọng khác cần phải bàn, chứ cái chuyện tất tiếc đấy chỉ là chuyện vặt thôi! Trước hết chúng ta phải bàn đến chuyện dạy sinh ngữ. Theo tôi, tất cả các môn phải dạy bằng tiếng Đức hết! Tôi đã từng ở bên Đức nên tôi biết. Bên ấy người ta dạy trẻ con môn gì cũng bằng tiếng Đức cả!

Vẫn mặc cảm mình là người có lỗi, nên để chuộc lỗi, tôi hăng hái hùa theo:

-Tuy chưa sang Đức nhưng tôi cũng tán thành ý kiến của ông vừa phát biểu là chúng ta phải dạy học bằng tiếng Đức. Chắc các vị muốn hỏi tại sao? Xin thưa rằng vì chính người Đức là người đã đem lại triết học và khoa học, văn minh cho toàn thế giới. Chúng ta phải biết ơn người Đức. Nếu như trẻ em Đức không học tất cả các môn bằng tiếng Đức…

-Thưa ông – 1 ông đeo kính ngắt lời tôi – ý kiến của ông đã ra ngoài cuộc họp rồi! Dạy học bằng tiếng gì là việc của Bộ chứ! Còn ở trường chúng tôi, như ông biết đấy, cũng có dạy tiếng Đức. Nhưng hôm nay chúng ta họp ở đây là để thảo luận về vấn đề liên lạc giữa ban giám đốc và phụ huynh.

-Thế 1 tuần có mấy giờ tiếng Đức? – ông ăn mặc sang trọng hỏi.

-Cái đó tuỳ theo mỗi lớp – ông đeo kính đáp – lớp 1 là 6h, còn lớp 7 là 8h…

-Thế thì ít quá!

-ít quá! – tôi chêm vào.

-Cái chính là phải cấm đá bóng trong trường – 1 ông có tuổi ngồi dưới phòng bỗng kêu lên – Nếu không tháng nào cũng mua giầy mới thì đào đâu ra tiền!

-Ơ hay! Nhưng con gái chúng nó có đá bóng đâu! – 1 bà tóc hoa râm phản đối ngay lập tức.

-Nhưng tụi con trai nó đá! – ông có tuổi vẫn bướng.

-Tại sao lại dính đến chuyện con trai ở đây? Trường này là trường nữ sinh cơ mà!

-Trường nữ sinh à? Thế ra đứa cháu gái tôi học ở đây ư? Thế mà tôi cứ ngỡ là… Muốn trường gì thì trường, cứ là phải cấm đá bóng! Trẻ con bây giờ quên hết cả truyền thống của cha ông…

-Cái đáng lo nhất là con em chúng ta hay bỏ học – 1 bà giáo lên tiếng – Các vị phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến chuyện này mới được!

Ông ngồi cạnh tôi hỏi:

-Không biết bao giờ mới bắt đầu dạ hội nhỉ?

-Không biết – tôi đáp – ông hỏi ông hiệu trưởng xem!

-Hiệu trưởng là ông nào?

-Tôi cũng không rõ… Nhưng trông 3 ông kia ông nào cũng giống hiệu trưởng cả…

Ông ngồi cạnh tôi bèn quay sang 1 ông có dáng điệu rất bệ vệ ngồi sau dãy bàn của ông giám đốc:

-Thưa ông hiệu trưởng, bao giờ thì bắt đầu dạ hội ạ?

-Ông hiệu trưởng đâu nhỉ? – ông này đưa mắt nhìn quanh hỏi:

-Ông hiệu trưởng ốm, không có ở đây – bà đeo kính trả lời.

-Thế bao giờ mới bắt đầu dạ hội ạ? – ông ngồi cạnh tôi lại hỏi.

-Làm gì có dạ hội nào mà dạ hội? – bà đeo kính ngạc nhiên.

Ông bên cạnh tôi ngượng quá ngồi xuống, đoạn quay sang bảo tôi:

-Hừm!… Về nhà tôi cho con ranh con 1 trận mới được! Nó láo quá đi mất!

-Tôi không hiểu ông định nói gì? – tôi đáp.

-Cái con mất dạy nó bảo hôm nay ở trường nó có dạ hội và cứ nằng nặc đòi tôi đi dự. Nó còn bảo là chúng nó sẽ múa điệu Khácmanđalư nữa! Vợ tôi đang có mang không đi được, nên tôi phải đi thay.

Trong khi đó, cái bà đòi các nữ sinh phải mang bít tất dày màu đen cứ ra sức tuyên truyền để lôi kéo thêm đồgn minh cho mình. Cái ông đòi phải dạy các môn bằng tiếng Đức thì cứ bô bô kể chuyện đời sống bên Đức.

1 ông còn trẻ ngồi bên trái tôi quay sang hỏi:

-Xin lỗi, ông có biết người ta nói gì không ạ? Tôi chả hiểu gì hết!

Tôi nói vắn tắt lại cho ông ta biết những ý kiến trái ngược nhau trong cuộc họp.

-Ông cụ này thì đề nghị cám trẻ con chơi đá bóng và phải giáo dục chúng theo truyền thống cũ. Bà giáo kia thì than phiền về việc học sinh trốn học đi chơi. Còn bà này thì…

-Làm thế nào ra khỏi đây bây giờ nhỉ? Tôi bị nhầm mất rồi! Mấy ông bạn chơi sỏ tôi. Họ không nói rõ cho tôi biết gì cả. Hôm nay là tôi phải đi họp công đoàn… Suýt nữa tôi đứng lên phát biểu về quyền tự do bãi công thì có thật là đơ không?

Bà tóc hoa râm đứng lên yêu cầu trật tự:

-Thưa các vị! Các trò học ở trường ta đây đều là con em các gia đình nghèo. Gần 1 nửa trong số 670 nữ sinh của chúng ta không có đủ tiền để sắm cả sách giáo khoa. Trách nhiệm của chúng tôi là phải trợ cấp bữa ăn trưa cho ít nhất là 100 học sinh. Và chuyện này, chúng tôi xin nói thẳng là trông mong vào sự trợ giúp của các vị.

-Trợ giúp! – 1 bà phụ huynh kêu lên – Lúc nào cũng trợ giúp! Suốt đời chỉ thấy con gái đòi hết tiền này đến tiền khác không biết để làm gì? Không cho thì nó nói: “Mẹ không cho thì con không đi học đâu! Con xấu hổ với tụi bạn lắm!” Vậy tôi xin hỏi, những tiền ấy nó đi đâu? Không thể ngày nào cũng cho tiền mãi được! Phải qui định dứt khoát mỗi tháng là bao nhiêu tiền chứ! Và phải làm sao để chúng tôi ai cũng có thể kiểm tra xem tiền ấy chi dùng vào việc gì chứ!

-Đúng đấy – tôi gào lên.

Bị đỏ mặt, bà tóc hoa râm bèn hỏi cái bà vừa yêu cầu phải cho biết tiền trợ giúp các học sinh nghèo được chi dùng vào việc gì xem con gái bà ta tên là gì.

-Guynten Iasôba ạ!

Bà tóc hoa râm “hừm” 1 tiếng.

-Lớp 3B, số 141. Guynten Iasôba phải không? Đúng rồi… Từ sau hè, con gái bà chỉ đi học có 1 tuần thôi, rồi không thấy đến trường nữa. Chúng tôi đã biên thư báo cho bà biết chuyện này…

-Thế chả hoá tôi nói điêu hay sao? – bà phụ huynh nọ tức lắm – Ngày nào con gái tôi cũng xin tiền, bảo để giúp ai không biết – đoạn bà quay sang bà bên cạnh phân trần.

-Mà tối cũng không thấy nó về nhà. Thế thì chả hiểu nó lang thang ở đâu? Tôi và bố nó thì đã ly dị nhau. Nó sống với ông ấy…

Cứ thế, phòng họp có khoảng 30 người, nhưng người nào cũng ra sức nói to để át người khác và để bảo vệ ý kiến của mình, nên khắp phòng cứ ào ào như chợ vỡ.

Cuối cùng bà tóc hoa râm phải kêu lên:

-Đề nghị trật tự! ồn quá, không còn nghe thấy gì hết! Ai muốn phát biểu đề nghị nỗi lần lượt, chứ không nói cùng 1 lúc như vậy.

1 rừng tay giơ lên. Ông có tuổi được phát biểu đầu tiên.

Sau khi mở đầu bằng câu “Kính thưa các thầy cô giáo” ông bắt đầu trình bày về cái tác hại của bóng đá, về ảnh hưởng xấu của nó đến tư cách, đạo đức và tư tưởng của học sinh. Ông kể rằng những người đầu tiên chơi bóng đá là những người Iadit. Bấy giờ chưa có bóng, nên họ phải đá bằng cái sọ của 1 người tử vì đạo tên là Huyxên. Vì thế chơi bóng đá là 1 tội rất lớn.

Nghe ông kể lể con cà con kê mãi, mọi người sốt ruột không chịu được nữa, phải đồng thanh kêu lên:

-Thôi đi! Cho chúng tôi còn nói với chứ!

Ông phát biểu thứ 2 đề nghị mọi người hãy xới thêm 1 xuất cơm vào cặp lồng của con em mình để tương trợ các em khác “Chúng ta làm như thế để ủng hộ các em con nhà nghèo” – ông ta nói, đoạn quay sang than phiền về chuyện giá sinh hoạt đắt đỏ, chuyện không có bơ tốt để bán, chuyện than củi khan hiếm…

Bài diễn văn của ông tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Bị kéo ngồi xuống ghế rồi mà ông còn tiếp tục lẩm bẩm 1 mình.

Biết rằng có theo thứ tự thì chẳng đời nào đến lượt, nên bất chấp cả trật tự, tôi đứng phắt dậy nói luôn:

-Thưa các ông các bà!

Tôi bắt đầu. Nhưng thực ra vẫn chưa biết nói gì. Tôi bèn kể luôn 1 câu chuyện tiếu lâm về Khốtgia Naxrêđin để lôi kéo sự chú ý của mọi người đã. Nhưng không may, đến đúng đoạn hay nhất, thì tôi quên béng đi mất. Thế là tôi đành phải nói chữa thẹn: “Câu chuyện kết thúc thế nào thì chắc các vị đã biết cả rồi”.

Lúc này mà ngừng nói, dù chỉ 1 tích tắc thôi, là người khác sẽ cướp lời ngay. Vì thế, chả cần logic quái gì cả, tôi nói luôn sang chuyện khác.

-Nếu con cái chúng ta bị đúp, thì lỗi hoàn toàn là ở các bậc cha mẹ hết!

Tôi nói thế cốt để lấy lòng ban giám hiệu, vì tôi cũng sợ con gái tôi bị đúp.

-Các bậc phụ huynh bây giờ không chịu quan tâm gì đến con cái của mình cả – tôi tiếp tục ba hoa – Có những ông bố thậm chí không biết con mình học trường nào lớp nào nữa.

Tôi bắt đầu hăng máu, không còn ai ngăn được nữa.

Các giáo viên vỗ tay hoan hô tôi nhiệt liệt.

Cuối cùng, bà tóc hoa râm phải bảo:

-Bây giờ khí đã muộn, nên ý kiến của ông xin để đến cuộc họp sau vậy!

-Nhưng tôi đã nói được gì đâu!

Lúc ra về, tôi được các giáo viên tiễn ra tận cổng và cảm ơn rối rít. Nhưng vừa về đến nhà, thì lại bị vợ độp ngay cho 1 câu:

-Anh đi đâu suốt từ tối đến giờ?

Tôi nhìn đồng hồ: kim đã chỉ 10h.

-Đi họp phụ huynh chứ đi đâu! – tôi đáp – Anh đã phát biểu rất hăng và ý kiến của anh được các giáo viên rất thích. Anh nói là các phụ huynh không chịu quan tâm gì đến con cái cả, cứ mặc cho chúng chơi bời lêu lổng, đến lúc bị đúp thì bao nhiêu tội lại đổ cả lên đầu giáo viên.

Bỗng con gái tôi chạy như bay vào phòng:

-Bố ạ! Các thầy giáo con lại hỏi tại sao bố không đi họp đấy?

Vợ tôi lập tức tra khảo ngay:

-A, thế ra những điều anh vừa nói là dối trá hết! Anh chui rúc ở đâu đến tận nửa đêm mới về mà bảo là đi họp hở?

-Bố vừa họp ở chỗ con về mà…

-Nhưng con cũng vừa ở đấy…

-Thì bố cũng vừa họp ở trường nữ sinh của con mà…

-Sao bố lại đến trường nữ sinh? Con có học ở trường nữ sinh đâu! Con học ở lớp cuối trường Baiadít cơ mà!

-Thế nào? – vợ tôi sửng sốt – Tao gởi mày đến học ở trường nữ sinh Khôkhora kia mà!

-Nhưng con bị đuổi khỏi đấy từ lâu rồi mẹ ạ!

-Trời ơi, con mất dạy – tôi điên tiết sấn vào đứa con gái – Tại sao mày không nói cho bố mẹ biết mày học ở đâu, học hành ra sao hở? Con cái nhà mất dạy đến thế là cùng!…

Tôi cứ đắn đo mãi không biết có nên đi họp phụ huynh hay không. Đi thì chẳng biết nói gì. Mà giả dụ có gì muốn nói, thì chưa chắc tôi dám mở miệng. Vì tính tôi không quen nói trước chỗ đông người.

Tuy vậy, cuối cùng tôi cũng dẹp được những nỗi băn khoăn và quyết định đi. Đến nơi, cuộc họp đang vào lúc sôi nổi nhất.

Tôi khẽ mở cửa, rón rén ưbớc vào phòng.

Thấy tôi vào, 1 bà tỏ vẻ khó chịu, đứng dậy bảo:

-Quí ông đến muộn rồi đấy, thưa quí ông!

Tôi ngượng đến chín cả mặt, ấp úng đáp:

-Thưa vì nhà tôi đến đây không tiện đường. Tắc xi chuyến không chạy, mà ô tô buýt cũng không có.

-Đó không phải là việc mà ban giám đốc cần biết!

Tôi không hiểu bà ta định nói ban giám đốc nào? Ban giám đốc công ty xe điện hay ban giám đốc công ty xe khách?

-Cái mà ban giám đốc mong các vị phụ huynh lưu ý cho nhất là việc con em họ thường xuyên đi học muộn. Giờ học bắt đầu từ 9h, nhưng…

-Tôi đề nghị phải cấm các nữ sinh đi bít tất ni lông! – 1 bà trong số phụ huynh bỗng đâm ngang 1 câu – Và không phải chỉ các nữ sinh, mà cả các bà có tuổi nữa!

-Tôi tán thành ý kiến của bà vừa phát biểu đấy! – tôi cũng đế theo 1 câu mà chính mình cũng không ngờ.

Thú thực trong đời tôi chưa từng thấy cặp chân nào xấu như cặp chân của bà phụ huynh này. Nó vừa cong như cái đòn gánh, mà phần cổ chân lại to hơn phần bắp. Đi tất dày mà vẫn trông rõ cả những đường gân to tướng.

-Tất cả nữ sinh phải bắt mang tất dày màu đen hết! – Tôi tiếp thêm, mắt vẫn không rời khỏi đôi chân bà phụ huynh.

Không hiểu tại sao bỗng dưng tôi lại dính vào chuyện tất tai này thế không biết? Lúc ở nhà đi tôi đã định không nói gì cả.

1 ông ăn vận sang trọng bỗng đứng phét dậy, nói như hét:

-Chúng ta còn có nhiều vấn đề quan trọng khác cần phải bàn, chứ cái chuyện tất tiếc đấy chỉ là chuyện vặt thôi! Trước hết chúng ta phải bàn đến chuyện dạy sinh ngữ. Theo tôi, tất cả các môn phải dạy bằng tiếng Đức hết! Tôi đã từng ở bên Đức nên tôi biết. Bên ấy người ta dạy trẻ con môn gì cũng bằng tiếng Đức cả!

Vẫn mặc cảm mình là người có lỗi, nên để chuộc lỗi, tôi hăng hái hùa theo:

-Tuy chưa sang Đức nhưng tôi cũng tán thành ý kiến của ông vừa phát biểu là chúng ta phải dạy học bằng tiếng Đức. Chắc các vị muốn hỏi tại sao? Xin thưa rằng vì chính người Đức là người đã đem lại triết học và khoa học, văn minh cho toàn thế giới. Chúng ta phải biết ơn người Đức. Nếu như trẻ em Đức không học tất cả các môn bằng tiếng Đức…

-Thưa ông – 1 ông đeo kính ngắt lời tôi – ý kiến của ông đã ra ngoài cuộc họp rồi! Dạy học bằng tiếng gì là việc của Bộ chứ! Còn ở trường chúng tôi, như ông biết đấy, cũng có dạy tiếng Đức. Nhưng hôm nay chúng ta họp ở đây là để thảo luận về vấn đề liên lạc giữa ban giám đốc và phụ huynh.

-Thế 1 tuần có mấy giờ tiếng Đức? – ông ăn mặc sang trọng hỏi.

-Cái đó tuỳ theo mỗi lớp – ông đeo kính đáp – lớp 1 là 6h, còn lớp 7 là 8h…

-Thế thì ít quá!

-ít quá! – tôi chêm vào.

-Cái chính là phải cấm đá bóng trong trường – 1 ông có tuổi ngồi dưới phòng bỗng kêu lên – Nếu không tháng nào cũng mua giầy mới thì đào đâu ra tiền!

-Ơ hay! Nhưng con gái chúng nó có đá bóng đâu! – 1 bà tóc hoa râm phản đối ngay lập tức.

-Nhưng tụi con trai nó đá! – ông có tuổi vẫn bướng.

-Tại sao lại dính đến chuyện con trai ở đây? Trường này là trường nữ sinh cơ mà!

-Trường nữ sinh à? Thế ra đứa cháu gái tôi học ở đây ư? Thế mà tôi cứ ngỡ là… Muốn trường gì thì trường, cứ là phải cấm đá bóng! Trẻ con bây giờ quên hết cả truyền thống của cha ông…

-Cái đáng lo nhất là con em chúng ta hay bỏ học – 1 bà giáo lên tiếng – Các vị phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến chuyện này mới được!

Ông ngồi cạnh tôi hỏi:

-Không biết bao giờ mới bắt đầu dạ hội nhỉ?

-Không biết – tôi đáp – ông hỏi ông hiệu trưởng xem!

-Hiệu trưởng là ông nào?

-Tôi cũng không rõ… Nhưng trông 3 ông kia ông nào cũng giống hiệu trưởng cả…

Ông ngồi cạnh tôi bèn quay sang 1 ông có dáng điệu rất bệ vệ ngồi sau dãy bàn của ông giám đốc:

-Thưa ông hiệu trưởng, bao giờ thì bắt đầu dạ hội ạ?

-Ông hiệu trưởng đâu nhỉ? – ông này đưa mắt nhìn quanh hỏi:

-Ông hiệu trưởng ốm, không có ở đây – bà đeo kính trả lời.

-Thế bao giờ mới bắt đầu dạ hội ạ? – ông ngồi cạnh tôi lại hỏi.

-Làm gì có dạ hội nào mà dạ hội? – bà đeo kính ngạc nhiên.

Ông bên cạnh tôi ngượng quá ngồi xuống, đoạn quay sang bảo tôi:

-Hừm!… Về nhà tôi cho con ranh con 1 trận mới được! Nó láo quá đi mất!

-Tôi không hiểu ông định nói gì? – tôi đáp.

-Cái con mất dạy nó bảo hôm nay ở trường nó có dạ hội và cứ nằng nặc đòi tôi đi dự. Nó còn bảo là chúng nó sẽ múa điệu Khácmanđalư nữa! Vợ tôi đang có mang không đi được, nên tôi phải đi thay.

Trong khi đó, cái bà đòi các nữ sinh phải mang bít tất dày màu đen cứ ra sức tuyên truyền để lôi kéo thêm đồgn minh cho mình. Cái ông đòi phải dạy các môn bằng tiếng Đức thì cứ bô bô kể chuyện đời sống bên Đức.

1 ông còn trẻ ngồi bên trái tôi quay sang hỏi:

-Xin lỗi, ông có biết người ta nói gì không ạ? Tôi chả hiểu gì hết!

Tôi nói vắn tắt lại cho ông ta biết những ý kiến trái ngược nhau trong cuộc họp.

-Ông cụ này thì đề nghị cám trẻ con chơi đá bóng và phải giáo dục chúng theo truyền thống cũ. Bà giáo kia thì than phiền về việc học sinh trốn học đi chơi. Còn bà này thì…

-Làm thế nào ra khỏi đây bây giờ nhỉ? Tôi bị nhầm mất rồi! Mấy ông bạn chơi sỏ tôi. Họ không nói rõ cho tôi biết gì cả. Hôm nay là tôi phải đi họp công đoàn… Suýt nữa tôi đứng lên phát biểu về quyền tự do bãi công thì có thật là đơ không?

Bà tóc hoa râm đứng lên yêu cầu trật tự:

-Thưa các vị! Các trò học ở trường ta đây đều là con em các gia đình nghèo. Gần 1 nửa trong số 670 nữ sinh của chúng ta không có đủ tiền để sắm cả sách giáo khoa. Trách nhiệm của chúng tôi là phải trợ cấp bữa ăn trưa cho ít nhất là 100 học sinh. Và chuyện này, chúng tôi xin nói thẳng là trông mong vào sự trợ giúp của các vị.

-Trợ giúp! – 1 bà phụ huynh kêu lên – Lúc nào cũng trợ giúp! Suốt đời chỉ thấy con gái đòi hết tiền này đến tiền khác không biết để làm gì? Không cho thì nó nói: “Mẹ không cho thì con không đi học đâu! Con xấu hổ với tụi bạn lắm!” Vậy tôi xin hỏi, những tiền ấy nó đi đâu? Không thể ngày nào cũng cho tiền mãi được! Phải qui định dứt khoát mỗi tháng là bao nhiêu tiền chứ! Và phải làm sao để chúng tôi ai cũng có thể kiểm tra xem tiền ấy chi dùng vào việc gì chứ!

-Đúng đấy – tôi gào lên.

Bị đỏ mặt, bà tóc hoa râm bèn hỏi cái bà vừa yêu cầu phải cho biết tiền trợ giúp các học sinh nghèo được chi dùng vào việc gì xem con gái bà ta tên là gì.

-Guynten Iasôba ạ!

Bà tóc hoa râm “hừm” 1 tiếng.

-Lớp 3B, số 141. Guynten Iasôba phải không? Đúng rồi… Từ sau hè, con gái bà chỉ đi học có 1 tuần thôi, rồi không thấy đến trường nữa. Chúng tôi đã biên thư báo cho bà biết chuyện này…

-Thế chả hoá tôi nói điêu hay sao? – bà phụ huynh nọ tức lắm – Ngày nào con gái tôi cũng xin tiền, bảo để giúp ai không biết – đoạn bà quay sang bà bên cạnh phân trần.

-Mà tối cũng không thấy nó về nhà. Thế thì chả hiểu nó lang thang ở đâu? Tôi và bố nó thì đã ly dị nhau. Nó sống với ông ấy…

Cứ thế, phòng họp có khoảng 30 người, nhưng người nào cũng ra sức nói to để át người khác và để bảo vệ ý kiến của mình, nên khắp phòng cứ ào ào như chợ vỡ.

Cuối cùng bà tóc hoa râm phải kêu lên:

-Đề nghị trật tự! ồn quá, không còn nghe thấy gì hết! Ai muốn phát biểu đề nghị nỗi lần lượt, chứ không nói cùng 1 lúc như vậy.

1 rừng tay giơ lên. Ông có tuổi được phát biểu đầu tiên.

Sau khi mở đầu bằng câu “Kính thưa các thầy cô giáo” ông bắt đầu trình bày về cái tác hại của bóng đá, về ảnh hưởng xấu của nó đến tư cách, đạo đức và tư tưởng của học sinh. Ông kể rằng những người đầu tiên chơi bóng đá là những người Iadit. Bấy giờ chưa có bóng, nên họ phải đá bằng cái sọ của 1 người tử vì đạo tên là Huyxên. Vì thế chơi bóng đá là 1 tội rất lớn.

Nghe ông kể lể con cà con kê mãi, mọi người sốt ruột không chịu được nữa, phải đồng thanh kêu lên:

-Thôi đi! Cho chúng tôi còn nói với chứ!

Ông phát biểu thứ 2 đề nghị mọi người hãy xới thêm 1 xuất cơm vào cặp lồng của con em mình để tương trợ các em khác “Chúng ta làm như thế để ủng hộ các em con nhà nghèo” – ông ta nói, đoạn quay sang than phiền về chuyện giá sinh hoạt đắt đỏ, chuyện không có bơ tốt để bán, chuyện than củi khan hiếm…

Bài diễn văn của ông tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Bị kéo ngồi xuống ghế rồi mà ông còn tiếp tục lẩm bẩm 1 mình.

Biết rằng có theo thứ tự thì chẳng đời nào đến lượt, nên bất chấp cả trật tự, tôi đứng phắt dậy nói luôn:

-Thưa các ông các bà!

Tôi bắt đầu. Nhưng thực ra vẫn chưa biết nói gì. Tôi bèn kể luôn 1 câu chuyện tiếu lâm về Khốtgia Naxrêđin để lôi kéo sự chú ý của mọi người đã. Nhưng không may, đến đúng đoạn hay nhất, thì tôi quên béng đi mất. Thế là tôi đành phải nói chữa thẹn: “Câu chuyện kết thúc thế nào thì chắc các vị đã biết cả rồi”.

Lúc này mà ngừng nói, dù chỉ 1 tích tắc thôi, là người khác sẽ cướp lời ngay. Vì thế, chả cần logic quái gì cả, tôi nói luôn sang chuyện khác.

-Nếu con cái chúng ta bị đúp, thì lỗi hoàn toàn là ở các bậc cha mẹ hết!

Tôi nói thế cốt để lấy lòng ban giám hiệu, vì tôi cũng sợ con gái tôi bị đúp.

-Các bậc phụ huynh bây giờ không chịu quan tâm gì đến con cái của mình cả – tôi tiếp tục ba hoa – Có những ông bố thậm chí không biết con mình học trường nào lớp nào nữa.

Tôi bắt đầu hăng máu, không còn ai ngăn được nữa.

Các giáo viên vỗ tay hoan hô tôi nhiệt liệt.

Cuối cùng, bà tóc hoa râm phải bảo:

-Bây giờ khí đã muộn, nên ý kiến của ông xin để đến cuộc họp sau vậy!

-Nhưng tôi đã nói được gì đâu!

Lúc ra về, tôi được các giáo viên tiễn ra tận cổng và cảm ơn rối rít. Nhưng vừa về đến nhà, thì lại bị vợ độp ngay cho 1 câu:

-Anh đi đâu suốt từ tối đến giờ?

Tôi nhìn đồng hồ: kim đã chỉ 10h.

-Đi họp phụ huynh chứ đi đâu! – tôi đáp – Anh đã phát biểu rất hăng và ý kiến của anh được các giáo viên rất thích. Anh nói là các phụ huynh không chịu quan tâm gì đến con cái cả, cứ mặc cho chúng chơi bời lêu lổng, đến lúc bị đúp thì bao nhiêu tội lại đổ cả lên đầu giáo viên.

Bỗng con gái tôi chạy như bay vào phòng:

-Bố ạ! Các thầy giáo con lại hỏi tại sao bố không đi họp đấy?

Vợ tôi lập tức tra khảo ngay:

-A, thế ra những điều anh vừa nói là dối trá hết! Anh chui rúc ở đâu đến tận nửa đêm mới về mà bảo là đi họp hở?

-Bố vừa họp ở chỗ con về mà…

-Nhưng con cũng vừa ở đấy…

-Thì bố cũng vừa họp ở trường nữ sinh của con mà…

-Sao bố lại đến trường nữ sinh? Con có học ở trường nữ sinh đâu! Con học ở lớp cuối trường Baiadít cơ mà!

-Thế nào? – vợ tôi sửng sốt – Tao gởi mày đến học ở trường nữ sinh Khôkhora kia mà!

-Nhưng con bị đuổi khỏi đấy từ lâu rồi mẹ ạ!

-Trời ơi, con mất dạy – tôi điên tiết sấn vào đứa con gái – Tại sao mày không nói cho bố mẹ biết mày học ở đâu, học hành ra sao hở? Con cái nhà mất dạy đến thế là cùng!…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN