Những người thích đùa - Nhỏ Và Đẹp
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
179


Những người thích đùa


Nhỏ Và Đẹp


Tôi bắt được 1 cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà thì không ai nhận. Ai cũng bảo: “Không phải của tôi!” Cuốn sổ xinh xắn, bọc bìa xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Tôi mở ra xem là của ai. Vừa đọc trang đầu tôi đã thấy kinh ngạc. ở đó có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của 1 ông to, ông rất to. Lật trang sau cũng lại thấy ghi lần lượt tên, địa chỉ, số điện thoại của 3 nhân vật khác cũng rất có danh tiếng. Cứ thế tôi giở hết trang này đến trang khác và nỗi kinh ngạc của tôi mỗi lúc 1 tăng.

Các bạn cứ nghĩ xem: trong nước có bao nhiêu nhà hoạt động chính trị tai to mặt lớn, bao nhiêu quan chức có thế lực, thì địa chỉ của tất cả các vị này đều được ghi vào sổ. Người kém vế nhất trong số đó cũng là 1 tổng giám đốc. Tôi lại còn để ý thấy thêm 1 điều này nữa: các nhà hoạt động chính trị có tên trong sổ đều là những người hiện đang cầm quyền. Ai ở vào địa vị tôi mà chẳng phải ngạc nhiên? Ðối với tôi, cuốn sổ ghi địa chỉ những người có thế lực thật chẳng khác gì 1 trái bom nổ chậm. Ðúng là có kẻ nào thù hằn đã ném nó vào nhà tôi. Tôi chưa hình dung được cuốn sổ ghi địa chỉ những nhân vật tiếng tăm này có thể gây cho tôi điều gì rủi ro. Nhưng có điều không nghi ngờ gì nữa là nó được ném vào gầm bàn tôi với 1 ý đồ xấu xa. Tôi hoảng sợ vô cùng. Rất có thể, sắp có người bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: “Ðưa quyển sổ đây!” Còn tôi thì sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: “Quyển sổ nào ạ?” Họ sẽ lục soát căn phòng tôi và tìm thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, như thể chính tay họ đã đặt vào đấy vậy.

Tôi biết chắc mọi việc sẽ xảy ra đúng như thế. Ðứa khốn kiếp nào ném quyển sổ vào nhà tôi, hắn đã đi báo cảnh sát! Rõ ràng la tôi đã sa vào cái bẫy hết sức nham hiểm rồi!

Bọn cảnh sát vớ được cuốn sổ sẽ hỏi ngay: “Nào, nói đi! Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm gì? Anh muốn lập hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân của họ à? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?”

Lạy chúa! Lúc ấy tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thế nào chăng nữa, chắc đâu họ đã tin tôi?

Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ rồi tung đám tan ra cho gió cuốn đi thôi!

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, còn người nữa là giáo viên văn học…

Tôi đang đút cuốn sổ vào lò sưởi nhà tắm để chuẩn bị đốt thì có chuông gọi cửa. Anh bạn Halit của tôi đến.

Tôi quen anh đã 20 năm nay, anh làm việc ở thư viện trường đại học tổng hợp, và là một trong 3 người đã ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Halit cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:

-Sao trông anh tái nhợt đi thế?

Tôi cũng hỏi lại anh:

-Này, nhưng cậu cũng làm sao vậy?

-Lạy chúa, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?

Tôi đưa cho anh quyển sổ:

-Quyển này phải không?

Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:

-Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!

Tôi dẫn anh vào phòng làm việc.

-Còn tôi thì cũng được 1 mẻ hết hồn – tôi thú nhận – Cậu hãy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm gì vậy?

Ðến lượt anh ngạc nhiên:

-Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?

-Chưa!

-Lạy Chúa, thế thì anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm gì phải không? Ðây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. 1 số bút thì tôi mua, còn 1 số thì người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. 1 hôm, tôi đến khách sạn thăm 1 nhà thơ Ðức mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi 1 chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào 1 góc phố và không nhịn được “Ta phải xem cái bút thế nào đã!” – tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ngòi và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ tình cờ hiện trong óc: “Nhỏ và đẹp”. Thường tôi vẫn mang theo 1 tờ giấy ráp mịn hạt để mài ngòi bút. Cái ngòi này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa thì nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ngòi 1 lần nữa, thì bỗng có ai nắm lấy 2 vai:

-Anh đang làm gì vậy?

-Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm gì đâu!

-Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng gì?

-Tôi ở trường đại học… – tôi không kịp nói hết câu.

-ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!… Chà!…

1 ngươi trong bọn họ thụi cho tôi 1 quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.

-Thôi, alê, đi!

-Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm gì đây!

-Ði!

Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!

Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào 1 căn phòng. Nhưng chờ mãi mà không thấy ai đến. Lát sau có 1 tay bước vào:

-Ngồi xuống đất ấy! – lão ta nói.

-Tôi không ngồi thế được! – tôi đáp.

-Cái gì? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có gì trong túi bỏ hết ra đây!

Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, 2 tờ giấy ráp mịn hạt. Lão ta chỉ vào những chiếc bút:

-Ðây là cái gì?

-Bút máy.

-Ra thế!… nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ?

Tôi không sao nói xen được 1 câu để giải thích cho lão ta hiểu rằng tôi không phải là giáo sư, mà chỉ là 1 nhân viên trông thư viện ở trường đại học thôi! Lão ta cầm lấy chiếc kính lúp:

-Còn đây là cái gì?

-Kính lúp!

-Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!…

Thêm 3 người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. 1 người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:

-Cái gì thế này?

-Giấy ráp.

-Giấy ráp gì mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?

-Ðây là loại giấy ráp mịn hạt!

-Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!

Vừa nói, lão ta vừa nện vào vai tôi 1 cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.

-Thưa các ông – tôi nói – chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rõ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi thì cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm gì đáng để các ông đối xử như vậy.

1 tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:

-Im ngay!

Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:

-Thế còn cái này là cái gì?

Hắn chỉ vào mấy chữ “Nhỏ và đẹp” tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.

-“Nhỏ và đẹp” – tôi nói.

-“Nhỏ và đẹp”? Hay nhỉ!

-Vâng, “nhỏ và đẹp”!

-Thế là cái gì?

-Chẳng là cái gì cả!

-Chẳng là cái gì thì anh viết vào đây làm gì?

-Ðể tôi thử ngòi bút…

-Thế đấy! Ðược, nhưng sao anh không viết chữ gì khác mà lại chọn đúng chữ “nhỏ và đẹp”?

Quả tình nào tôi có nghĩ gì đến chuyện ấy.

-Tôi không biết – tôi nói – tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào…

-Thế đấy! “Nhỏ và đẹp”! Chà, giáo sư đấy! Chà… Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là “nhỏ và đẹp”! Các ông nghe thấy hắn bảo gì chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?

1 người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư ký đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vã mồ hôi. Biết đâu những chữ “nhỏ và đẹp” tôi tình cờ viết ra lại là mật mã của 1 tổ chức gián điệp thì nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, “nhỏ và đẹp”! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không còn biết làm gì nữa. Trong lúc đang lập biên bản, 1 tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở 1 trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ thì thầm gì với nhau 1 lúc, rồi tình thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đã chỉ cho cả bọn xem 1 chỗ ghi trong sổ.

-Xin lỗi ngài – lão ta quay lại hỏi tôi – người này đối với ngài là thế nào ạ?

-Ðấy là bạn học cũ của tôi – tôi đáp – Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.

Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả tình tôi có gặp 1 người bạn xa nhau đã lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là 1 tổng giám đốc.

Gã cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở 1 nụ cười, xun xoe bảo:

-Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?

-Ðúng thế… Hồi còn đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.

-Thật hân hạnh quá! ấy kìa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!

Sau đó, gã quay lại bọn kia:

-Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?

Rồi quay lại phía tôi:

-Xin mời ngài!

Chúng tôi bước vào 1 căn phòng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. 1 tay nói:

-Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng 1 chút nước giải khát nhé?

-ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm gì!

Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ còn lại 2 người trong phòng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.

Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:

-Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc gì không? Ngài có cần gì không ạ?

Thánh Ala ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần gì không à? Chả nhẽ không phải chính họ đã vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?

Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với mình như thế, mà lại đi bảo rằng mình bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thì xem ra không tiện.

Vì thế nên tôi đáp:

-Tôi đến… chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!

-Ôi, thật quý hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi. Lạy Chúa! Ðược ngài đến thăm!

Tình thế không ngờ lại xoay chuyển 1 cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.

-Các ông cho phép tôi về! – tôi nói.

Lão ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đòi lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, vì sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!

-Thưa ngài!… thưa giáo sư! Ngài còn quên đồ đạc!

1 tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.

-Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? – hắn hỏi.

-Ðúng thế – tôi đáp – Nhưng sao ông lại hỏi vậy?

-à, chả là dạo này đang có “mốt” như thế.

Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Ðể lúc nào có việc cần thì bảo: “Ðây là bạn tôi!” và thế là thoát. Mà chúng tôi thì làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài thì đúng là bạn thật chứ ạ?

-Ðúng, tôi là bạn thật.

Hắn chìa cho tôi mâu giấy.

-Thưa ngài, tôi đã viết lai lịch của tôi ra đây. Là để phòng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc thì… e hèm…

Kể đến đây, Halit bảo tôi:

-Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Ðến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác gì được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có 1 quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ 1 điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức thì phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không thì có khi mang vạ vào thân đấy!… Thế thật anh không biết gì về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cõi đời này à?

-Không!

-Vậy thì hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để phòng khi bất trắc thì giở ra. Vì có ai biết được điều gì sẽ xảy ra với mình lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa thì có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ thì có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!…

Tôi bắt được 1 cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà thì không ai nhận. Ai cũng bảo: “Không phải của tôi!” Cuốn sổ xinh xắn, bọc bìa xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Tôi mở ra xem là của ai. Vừa đọc trang đầu tôi đã thấy kinh ngạc. ở đó có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của 1 ông to, ông rất to. Lật trang sau cũng lại thấy ghi lần lượt tên, địa chỉ, số điện thoại của 3 nhân vật khác cũng rất có danh tiếng. Cứ thế tôi giở hết trang này đến trang khác và nỗi kinh ngạc của tôi mỗi lúc 1 tăng.

Các bạn cứ nghĩ xem: trong nước có bao nhiêu nhà hoạt động chính trị tai to mặt lớn, bao nhiêu quan chức có thế lực, thì địa chỉ của tất cả các vị này đều được ghi vào sổ. Người kém vế nhất trong số đó cũng là 1 tổng giám đốc. Tôi lại còn để ý thấy thêm 1 điều này nữa: các nhà hoạt động chính trị có tên trong sổ đều là những người hiện đang cầm quyền. Ai ở vào địa vị tôi mà chẳng phải ngạc nhiên? Ðối với tôi, cuốn sổ ghi địa chỉ những người có thế lực thật chẳng khác gì 1 trái bom nổ chậm. Ðúng là có kẻ nào thù hằn đã ném nó vào nhà tôi. Tôi chưa hình dung được cuốn sổ ghi địa chỉ những nhân vật tiếng tăm này có thể gây cho tôi điều gì rủi ro. Nhưng có điều không nghi ngờ gì nữa là nó được ném vào gầm bàn tôi với 1 ý đồ xấu xa. Tôi hoảng sợ vô cùng. Rất có thể, sắp có người bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: “Ðưa quyển sổ đây!” Còn tôi thì sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: “Quyển sổ nào ạ?” Họ sẽ lục soát căn phòng tôi và tìm thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, như thể chính tay họ đã đặt vào đấy vậy.

Tôi biết chắc mọi việc sẽ xảy ra đúng như thế. Ðứa khốn kiếp nào ném quyển sổ vào nhà tôi, hắn đã đi báo cảnh sát! Rõ ràng la tôi đã sa vào cái bẫy hết sức nham hiểm rồi!

Bọn cảnh sát vớ được cuốn sổ sẽ hỏi ngay: “Nào, nói đi! Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm gì? Anh muốn lập hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân của họ à? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?”

Lạy chúa! Lúc ấy tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thế nào chăng nữa, chắc đâu họ đã tin tôi?

Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ rồi tung đám tan ra cho gió cuốn đi thôi!

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, còn người nữa là giáo viên văn học…

Tôi đang đút cuốn sổ vào lò sưởi nhà tắm để chuẩn bị đốt thì có chuông gọi cửa. Anh bạn Halit của tôi đến.

Tôi quen anh đã 20 năm nay, anh làm việc ở thư viện trường đại học tổng hợp, và là một trong 3 người đã ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Halit cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:

-Sao trông anh tái nhợt đi thế?

Tôi cũng hỏi lại anh:

-Này, nhưng cậu cũng làm sao vậy?

-Lạy chúa, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?

Tôi đưa cho anh quyển sổ:

-Quyển này phải không?

Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:

-Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!

Tôi dẫn anh vào phòng làm việc.

-Còn tôi thì cũng được 1 mẻ hết hồn – tôi thú nhận – Cậu hãy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm gì vậy?

Ðến lượt anh ngạc nhiên:

-Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?

-Chưa!

-Lạy Chúa, thế thì anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm gì phải không? Ðây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. 1 số bút thì tôi mua, còn 1 số thì người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. 1 hôm, tôi đến khách sạn thăm 1 nhà thơ Ðức mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi 1 chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào 1 góc phố và không nhịn được “Ta phải xem cái bút thế nào đã!” – tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ngòi và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ tình cờ hiện trong óc: “Nhỏ và đẹp”. Thường tôi vẫn mang theo 1 tờ giấy ráp mịn hạt để mài ngòi bút. Cái ngòi này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa thì nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ngòi 1 lần nữa, thì bỗng có ai nắm lấy 2 vai:

-Anh đang làm gì vậy?

-Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm gì đâu!

-Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng gì?

-Tôi ở trường đại học… – tôi không kịp nói hết câu.

-ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!… Chà!…

1 ngươi trong bọn họ thụi cho tôi 1 quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.

-Thôi, alê, đi!

-Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm gì đây!

-Ði!

Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!

Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào 1 căn phòng. Nhưng chờ mãi mà không thấy ai đến. Lát sau có 1 tay bước vào:

-Ngồi xuống đất ấy! – lão ta nói.

-Tôi không ngồi thế được! – tôi đáp.

-Cái gì? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có gì trong túi bỏ hết ra đây!

Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, 2 tờ giấy ráp mịn hạt. Lão ta chỉ vào những chiếc bút:

-Ðây là cái gì?

-Bút máy.

-Ra thế!… nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ?

Tôi không sao nói xen được 1 câu để giải thích cho lão ta hiểu rằng tôi không phải là giáo sư, mà chỉ là 1 nhân viên trông thư viện ở trường đại học thôi! Lão ta cầm lấy chiếc kính lúp:

-Còn đây là cái gì?

-Kính lúp!

-Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!…

Thêm 3 người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. 1 người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:

-Cái gì thế này?

-Giấy ráp.

-Giấy ráp gì mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?

-Ðây là loại giấy ráp mịn hạt!

-Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!

Vừa nói, lão ta vừa nện vào vai tôi 1 cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.

-Thưa các ông – tôi nói – chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rõ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi thì cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm gì đáng để các ông đối xử như vậy.

1 tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:

-Im ngay!

Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:

-Thế còn cái này là cái gì?

Hắn chỉ vào mấy chữ “Nhỏ và đẹp” tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.

-“Nhỏ và đẹp” – tôi nói.

-“Nhỏ và đẹp”? Hay nhỉ!

-Vâng, “nhỏ và đẹp”!

-Thế là cái gì?

-Chẳng là cái gì cả!

-Chẳng là cái gì thì anh viết vào đây làm gì?

-Ðể tôi thử ngòi bút…

-Thế đấy! Ðược, nhưng sao anh không viết chữ gì khác mà lại chọn đúng chữ “nhỏ và đẹp”?

Quả tình nào tôi có nghĩ gì đến chuyện ấy.

-Tôi không biết – tôi nói – tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào…

-Thế đấy! “Nhỏ và đẹp”! Chà, giáo sư đấy! Chà… Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là “nhỏ và đẹp”! Các ông nghe thấy hắn bảo gì chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?

1 người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư ký đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vã mồ hôi. Biết đâu những chữ “nhỏ và đẹp” tôi tình cờ viết ra lại là mật mã của 1 tổ chức gián điệp thì nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, “nhỏ và đẹp”! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không còn biết làm gì nữa. Trong lúc đang lập biên bản, 1 tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở 1 trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ thì thầm gì với nhau 1 lúc, rồi tình thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đã chỉ cho cả bọn xem 1 chỗ ghi trong sổ.

-Xin lỗi ngài – lão ta quay lại hỏi tôi – người này đối với ngài là thế nào ạ?

-Ðấy là bạn học cũ của tôi – tôi đáp – Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.

Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả tình tôi có gặp 1 người bạn xa nhau đã lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là 1 tổng giám đốc.

Gã cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở 1 nụ cười, xun xoe bảo:

-Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?

-Ðúng thế… Hồi còn đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.

-Thật hân hạnh quá! ấy kìa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!

Sau đó, gã quay lại bọn kia:

-Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?

Rồi quay lại phía tôi:

-Xin mời ngài!

Chúng tôi bước vào 1 căn phòng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. 1 tay nói:

-Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng 1 chút nước giải khát nhé?

-ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm gì!

Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ còn lại 2 người trong phòng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.

Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:

-Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc gì không? Ngài có cần gì không ạ?

Thánh Ala ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần gì không à? Chả nhẽ không phải chính họ đã vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?

Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với mình như thế, mà lại đi bảo rằng mình bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thì xem ra không tiện.

Vì thế nên tôi đáp:

-Tôi đến… chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!

-Ôi, thật quý hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi. Lạy Chúa! Ðược ngài đến thăm!

Tình thế không ngờ lại xoay chuyển 1 cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.

-Các ông cho phép tôi về! – tôi nói.

Lão ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đòi lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, vì sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!

-Thưa ngài!… thưa giáo sư! Ngài còn quên đồ đạc!

1 tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.

-Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? – hắn hỏi.

-Ðúng thế – tôi đáp – Nhưng sao ông lại hỏi vậy?

-à, chả là dạo này đang có “mốt” như thế.

Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Ðể lúc nào có việc cần thì bảo: “Ðây là bạn tôi!” và thế là thoát. Mà chúng tôi thì làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài thì đúng là bạn thật chứ ạ?

-Ðúng, tôi là bạn thật.

Hắn chìa cho tôi mâu giấy.

-Thưa ngài, tôi đã viết lai lịch của tôi ra đây. Là để phòng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc thì… e hèm…

Kể đến đây, Halit bảo tôi:

-Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Ðến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác gì được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có 1 quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ 1 điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức thì phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không thì có khi mang vạ vào thân đấy!… Thế thật anh không biết gì về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cõi đời này à?

-Không!

-Vậy thì hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để phòng khi bất trắc thì giở ra. Vì có ai biết được điều gì sẽ xảy ra với mình lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa thì có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ thì có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!…

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, còn người nữa là giáo viên văn học…

Tôi bắt được 1 cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà thì không ai nhận. Ai cũng bảo: “Không phải của tôi!” Cuốn sổ xinh xắn, bọc bìa xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Tôi mở ra xem là của ai. Vừa đọc trang đầu tôi đã thấy kinh ngạc. ở đó có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của 1 ông to, ông rất to. Lật trang sau cũng lại thấy ghi lần lượt tên, địa chỉ, số điện thoại của 3 nhân vật khác cũng rất có danh tiếng. Cứ thế tôi giở hết trang này đến trang khác và nỗi kinh ngạc của tôi mỗi lúc 1 tăng.

Các bạn cứ nghĩ xem: trong nước có bao nhiêu nhà hoạt động chính trị tai to mặt lớn, bao nhiêu quan chức có thế lực, thì địa chỉ của tất cả các vị này đều được ghi vào sổ. Người kém vế nhất trong số đó cũng là 1 tổng giám đốc. Tôi lại còn để ý thấy thêm 1 điều này nữa: các nhà hoạt động chính trị có tên trong sổ đều là những người hiện đang cầm quyền. Ai ở vào địa vị tôi mà chẳng phải ngạc nhiên? Ðối với tôi, cuốn sổ ghi địa chỉ những người có thế lực thật chẳng khác gì 1 trái bom nổ chậm. Ðúng là có kẻ nào thù hằn đã ném nó vào nhà tôi. Tôi chưa hình dung được cuốn sổ ghi địa chỉ những nhân vật tiếng tăm này có thể gây cho tôi điều gì rủi ro. Nhưng có điều không nghi ngờ gì nữa là nó được ném vào gầm bàn tôi với 1 ý đồ xấu xa. Tôi hoảng sợ vô cùng. Rất có thể, sắp có người bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: “Ðưa quyển sổ đây!” Còn tôi thì sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: “Quyển sổ nào ạ?” Họ sẽ lục soát căn phòng tôi và tìm thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, như thể chính tay họ đã đặt vào đấy vậy.

Tôi biết chắc mọi việc sẽ xảy ra đúng như thế. Ðứa khốn kiếp nào ném quyển sổ vào nhà tôi, hắn đã đi báo cảnh sát! Rõ ràng la tôi đã sa vào cái bẫy hết sức nham hiểm rồi!

Bọn cảnh sát vớ được cuốn sổ sẽ hỏi ngay: “Nào, nói đi! Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm gì? Anh muốn lập hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân của họ à? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?”

Lạy chúa! Lúc ấy tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thế nào chăng nữa, chắc đâu họ đã tin tôi?

Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ rồi tung đám tan ra cho gió cuốn đi thôi!

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, còn người nữa là giáo viên văn học…

Tôi đang đút cuốn sổ vào lò sưởi nhà tắm để chuẩn bị đốt thì có chuông gọi cửa. Anh bạn Halit của tôi đến.

Tôi quen anh đã 20 năm nay, anh làm việc ở thư viện trường đại học tổng hợp, và là một trong 3 người đã ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Halit cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:

-Sao trông anh tái nhợt đi thế?

Tôi cũng hỏi lại anh:

-Này, nhưng cậu cũng làm sao vậy?

-Lạy chúa, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?

Tôi đưa cho anh quyển sổ:

-Quyển này phải không?

Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:

-Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!

Tôi dẫn anh vào phòng làm việc.

-Còn tôi thì cũng được 1 mẻ hết hồn – tôi thú nhận – Cậu hãy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm gì vậy?

Ðến lượt anh ngạc nhiên:

-Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?

-Chưa!

-Lạy Chúa, thế thì anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm gì phải không? Ðây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. 1 số bút thì tôi mua, còn 1 số thì người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. 1 hôm, tôi đến khách sạn thăm 1 nhà thơ Ðức mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi 1 chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào 1 góc phố và không nhịn được “Ta phải xem cái bút thế nào đã!” – tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ngòi và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ tình cờ hiện trong óc: “Nhỏ và đẹp”. Thường tôi vẫn mang theo 1 tờ giấy ráp mịn hạt để mài ngòi bút. Cái ngòi này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa thì nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ngòi 1 lần nữa, thì bỗng có ai nắm lấy 2 vai:

-Anh đang làm gì vậy?

-Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm gì đâu!

-Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng gì?

-Tôi ở trường đại học… – tôi không kịp nói hết câu.

-ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!… Chà!…

1 ngươi trong bọn họ thụi cho tôi 1 quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.

-Thôi, alê, đi!

-Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm gì đây!

-Ði!

Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!

Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào 1 căn phòng. Nhưng chờ mãi mà không thấy ai đến. Lát sau có 1 tay bước vào:

-Ngồi xuống đất ấy! – lão ta nói.

-Tôi không ngồi thế được! – tôi đáp.

-Cái gì? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có gì trong túi bỏ hết ra đây!

Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, 2 tờ giấy ráp mịn hạt. Lão ta chỉ vào những chiếc bút:

-Ðây là cái gì?

-Bút máy.

-Ra thế!… nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ?

Tôi không sao nói xen được 1 câu để giải thích cho lão ta hiểu rằng tôi không phải là giáo sư, mà chỉ là 1 nhân viên trông thư viện ở trường đại học thôi! Lão ta cầm lấy chiếc kính lúp:

-Còn đây là cái gì?

-Kính lúp!

-Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!…

Thêm 3 người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. 1 người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:

-Cái gì thế này?

-Giấy ráp.

-Giấy ráp gì mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?

-Ðây là loại giấy ráp mịn hạt!

-Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!

Vừa nói, lão ta vừa nện vào vai tôi 1 cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.

-Thưa các ông – tôi nói – chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rõ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi thì cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm gì đáng để các ông đối xử như vậy.

1 tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:

-Im ngay!

Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:

-Thế còn cái này là cái gì?

Hắn chỉ vào mấy chữ “Nhỏ và đẹp” tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.

-“Nhỏ và đẹp” – tôi nói.

-“Nhỏ và đẹp”? Hay nhỉ!

-Vâng, “nhỏ và đẹp”!

-Thế là cái gì?

-Chẳng là cái gì cả!

-Chẳng là cái gì thì anh viết vào đây làm gì?

-Ðể tôi thử ngòi bút…

-Thế đấy! Ðược, nhưng sao anh không viết chữ gì khác mà lại chọn đúng chữ “nhỏ và đẹp”?

Quả tình nào tôi có nghĩ gì đến chuyện ấy.

-Tôi không biết – tôi nói – tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào…

-Thế đấy! “Nhỏ và đẹp”! Chà, giáo sư đấy! Chà… Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là “nhỏ và đẹp”! Các ông nghe thấy hắn bảo gì chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?

1 người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư ký đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vã mồ hôi. Biết đâu những chữ “nhỏ và đẹp” tôi tình cờ viết ra lại là mật mã của 1 tổ chức gián điệp thì nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, “nhỏ và đẹp”! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không còn biết làm gì nữa. Trong lúc đang lập biên bản, 1 tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở 1 trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ thì thầm gì với nhau 1 lúc, rồi tình thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đã chỉ cho cả bọn xem 1 chỗ ghi trong sổ.

-Xin lỗi ngài – lão ta quay lại hỏi tôi – người này đối với ngài là thế nào ạ?

-Ðấy là bạn học cũ của tôi – tôi đáp – Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.

Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả tình tôi có gặp 1 người bạn xa nhau đã lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là 1 tổng giám đốc.

Gã cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở 1 nụ cười, xun xoe bảo:

-Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?

-Ðúng thế… Hồi còn đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.

-Thật hân hạnh quá! ấy kìa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!

Sau đó, gã quay lại bọn kia:

-Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?

Rồi quay lại phía tôi:

-Xin mời ngài!

Chúng tôi bước vào 1 căn phòng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. 1 tay nói:

-Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng 1 chút nước giải khát nhé?

-ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm gì!

Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ còn lại 2 người trong phòng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.

Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:

-Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc gì không? Ngài có cần gì không ạ?

Thánh Ala ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần gì không à? Chả nhẽ không phải chính họ đã vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?

Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với mình như thế, mà lại đi bảo rằng mình bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thì xem ra không tiện.

Vì thế nên tôi đáp:

-Tôi đến… chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!

-Ôi, thật quý hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi. Lạy Chúa! Ðược ngài đến thăm!

Tình thế không ngờ lại xoay chuyển 1 cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.

-Các ông cho phép tôi về! – tôi nói.

Lão ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đòi lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, vì sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!

-Thưa ngài!… thưa giáo sư! Ngài còn quên đồ đạc!

1 tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.

-Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? – hắn hỏi.

-Ðúng thế – tôi đáp – Nhưng sao ông lại hỏi vậy?

-à, chả là dạo này đang có “mốt” như thế.

Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Ðể lúc nào có việc cần thì bảo: “Ðây là bạn tôi!” và thế là thoát. Mà chúng tôi thì làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài thì đúng là bạn thật chứ ạ?

-Ðúng, tôi là bạn thật.

Hắn chìa cho tôi mâu giấy.

-Thưa ngài, tôi đã viết lai lịch của tôi ra đây. Là để phòng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc thì… e hèm…

Kể đến đây, Halit bảo tôi:

-Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Ðến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác gì được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có 1 quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ 1 điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức thì phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không thì có khi mang vạ vào thân đấy!… Thế thật anh không biết gì về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cõi đời này à?

-Không!

-Vậy thì hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để phòng khi bất trắc thì giở ra. Vì có ai biết được điều gì sẽ xảy ra với mình lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa thì có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ thì có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!…

Tôi bắt được 1 cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà thì không ai nhận. Ai cũng bảo: “Không phải của tôi!” Cuốn sổ xinh xắn, bọc bìa xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Tôi mở ra xem là của ai. Vừa đọc trang đầu tôi đã thấy kinh ngạc. ở đó có ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của 1 ông to, ông rất to. Lật trang sau cũng lại thấy ghi lần lượt tên, địa chỉ, số điện thoại của 3 nhân vật khác cũng rất có danh tiếng. Cứ thế tôi giở hết trang này đến trang khác và nỗi kinh ngạc của tôi mỗi lúc 1 tăng.

Các bạn cứ nghĩ xem: trong nước có bao nhiêu nhà hoạt động chính trị tai to mặt lớn, bao nhiêu quan chức có thế lực, thì địa chỉ của tất cả các vị này đều được ghi vào sổ. Người kém vế nhất trong số đó cũng là 1 tổng giám đốc. Tôi lại còn để ý thấy thêm 1 điều này nữa: các nhà hoạt động chính trị có tên trong sổ đều là những người hiện đang cầm quyền. Ai ở vào địa vị tôi mà chẳng phải ngạc nhiên? Ðối với tôi, cuốn sổ ghi địa chỉ những người có thế lực thật chẳng khác gì 1 trái bom nổ chậm. Ðúng là có kẻ nào thù hằn đã ném nó vào nhà tôi. Tôi chưa hình dung được cuốn sổ ghi địa chỉ những nhân vật tiếng tăm này có thể gây cho tôi điều gì rủi ro. Nhưng có điều không nghi ngờ gì nữa là nó được ném vào gầm bàn tôi với 1 ý đồ xấu xa. Tôi hoảng sợ vô cùng. Rất có thể, sắp có người bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: “Ðưa quyển sổ đây!” Còn tôi thì sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: “Quyển sổ nào ạ?” Họ sẽ lục soát căn phòng tôi và tìm thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, như thể chính tay họ đã đặt vào đấy vậy.

Tôi biết chắc mọi việc sẽ xảy ra đúng như thế. Ðứa khốn kiếp nào ném quyển sổ vào nhà tôi, hắn đã đi báo cảnh sát! Rõ ràng la tôi đã sa vào cái bẫy hết sức nham hiểm rồi!

Bọn cảnh sát vớ được cuốn sổ sẽ hỏi ngay: “Nào, nói đi! Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm gì? Anh muốn lập hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân của họ à? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?”

Lạy chúa! Lúc ấy tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thế nào chăng nữa, chắc đâu họ đã tin tôi?

Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ rồi tung đám tan ra cho gió cuốn đi thôi!

Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có 3 người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì 1 người là giảng viên trường đại học, 1 người làm việc ở thư viện trường tổng hợp, còn người nữa là giáo viên văn học…

Tôi đang đút cuốn sổ vào lò sưởi nhà tắm để chuẩn bị đốt thì có chuông gọi cửa. Anh bạn Halit của tôi đến.

Tôi quen anh đã 20 năm nay, anh làm việc ở thư viện trường đại học tổng hợp, và là một trong 3 người đã ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Halit cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:

-Sao trông anh tái nhợt đi thế?

Tôi cũng hỏi lại anh:

-Này, nhưng cậu cũng làm sao vậy?

-Lạy chúa, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?

Tôi đưa cho anh quyển sổ:

-Quyển này phải không?

Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:

-Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!

Tôi dẫn anh vào phòng làm việc.

-Còn tôi thì cũng được 1 mẻ hết hồn – tôi thú nhận – Cậu hãy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm gì vậy?

Ðến lượt anh ngạc nhiên:

-Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?

-Chưa!

-Lạy Chúa, thế thì anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm gì phải không? Ðây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. 1 số bút thì tôi mua, còn 1 số thì người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. 1 hôm, tôi đến khách sạn thăm 1 nhà thơ Ðức mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi 1 chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào 1 góc phố và không nhịn được “Ta phải xem cái bút thế nào đã!” – tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ngòi và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ tình cờ hiện trong óc: “Nhỏ và đẹp”. Thường tôi vẫn mang theo 1 tờ giấy ráp mịn hạt để mài ngòi bút. Cái ngòi này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa thì nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ngòi 1 lần nữa, thì bỗng có ai nắm lấy 2 vai:

-Anh đang làm gì vậy?

-Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm gì đâu!

-Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng gì?

-Tôi ở trường đại học… – tôi không kịp nói hết câu.

-ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!… Chà!…

1 ngươi trong bọn họ thụi cho tôi 1 quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.

-Thôi, alê, đi!

-Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm gì đây!

-Ði!

Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!

Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào 1 căn phòng. Nhưng chờ mãi mà không thấy ai đến. Lát sau có 1 tay bước vào:

-Ngồi xuống đất ấy! – lão ta nói.

-Tôi không ngồi thế được! – tôi đáp.

-Cái gì? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có gì trong túi bỏ hết ra đây!

Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, 2 tờ giấy ráp mịn hạt. Lão ta chỉ vào những chiếc bút:

-Ðây là cái gì?

-Bút máy.

-Ra thế!… nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ?

Tôi không sao nói xen được 1 câu để giải thích cho lão ta hiểu rằng tôi không phải là giáo sư, mà chỉ là 1 nhân viên trông thư viện ở trường đại học thôi! Lão ta cầm lấy chiếc kính lúp:

-Còn đây là cái gì?

-Kính lúp!

-Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!…

Thêm 3 người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. 1 người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:

-Cái gì thế này?

-Giấy ráp.

-Giấy ráp gì mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?

-Ðây là loại giấy ráp mịn hạt!

-Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!

Vừa nói, lão ta vừa nện vào vai tôi 1 cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.

-Thưa các ông – tôi nói – chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rõ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi thì cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm gì đáng để các ông đối xử như vậy.

1 tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:

-Im ngay!

Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:

-Thế còn cái này là cái gì?

Hắn chỉ vào mấy chữ “Nhỏ và đẹp” tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.

-“Nhỏ và đẹp” – tôi nói.

-“Nhỏ và đẹp”? Hay nhỉ!

-Vâng, “nhỏ và đẹp”!

-Thế là cái gì?

-Chẳng là cái gì cả!

-Chẳng là cái gì thì anh viết vào đây làm gì?

-Ðể tôi thử ngòi bút…

-Thế đấy! Ðược, nhưng sao anh không viết chữ gì khác mà lại chọn đúng chữ “nhỏ và đẹp”?

Quả tình nào tôi có nghĩ gì đến chuyện ấy.

-Tôi không biết – tôi nói – tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào…

-Thế đấy! “Nhỏ và đẹp”! Chà, giáo sư đấy! Chà… Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là “nhỏ và đẹp”! Các ông nghe thấy hắn bảo gì chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?

1 người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư ký đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vã mồ hôi. Biết đâu những chữ “nhỏ và đẹp” tôi tình cờ viết ra lại là mật mã của 1 tổ chức gián điệp thì nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, “nhỏ và đẹp”! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không còn biết làm gì nữa. Trong lúc đang lập biên bản, 1 tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở 1 trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ thì thầm gì với nhau 1 lúc, rồi tình thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đã chỉ cho cả bọn xem 1 chỗ ghi trong sổ.

-Xin lỗi ngài – lão ta quay lại hỏi tôi – người này đối với ngài là thế nào ạ?

-Ðấy là bạn học cũ của tôi – tôi đáp – Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.

Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả tình tôi có gặp 1 người bạn xa nhau đã lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là 1 tổng giám đốc.

Gã cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở 1 nụ cười, xun xoe bảo:

-Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?

-Ðúng thế… Hồi còn đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.

-Thật hân hạnh quá! ấy kìa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!

Sau đó, gã quay lại bọn kia:

-Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?

Rồi quay lại phía tôi:

-Xin mời ngài!

Chúng tôi bước vào 1 căn phòng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. 1 tay nói:

-Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng 1 chút nước giải khát nhé?

-ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm gì!

Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ còn lại 2 người trong phòng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.

Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:

-Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc gì không? Ngài có cần gì không ạ?

Thánh Ala ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần gì không à? Chả nhẽ không phải chính họ đã vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?

Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với mình như thế, mà lại đi bảo rằng mình bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thì xem ra không tiện.

Vì thế nên tôi đáp:

-Tôi đến… chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!

-Ôi, thật quý hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi. Lạy Chúa! Ðược ngài đến thăm!

Tình thế không ngờ lại xoay chuyển 1 cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.

-Các ông cho phép tôi về! – tôi nói.

Lão ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đòi lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, vì sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!

-Thưa ngài!… thưa giáo sư! Ngài còn quên đồ đạc!

1 tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.

-Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? – hắn hỏi.

-Ðúng thế – tôi đáp – Nhưng sao ông lại hỏi vậy?

-à, chả là dạo này đang có “mốt” như thế.

Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Ðể lúc nào có việc cần thì bảo: “Ðây là bạn tôi!” và thế là thoát. Mà chúng tôi thì làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài thì đúng là bạn thật chứ ạ?

-Ðúng, tôi là bạn thật.

Hắn chìa cho tôi mâu giấy.

-Thưa ngài, tôi đã viết lai lịch của tôi ra đây. Là để phòng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc thì… e hèm…

Kể đến đây, Halit bảo tôi:

-Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Ðến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác gì được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có 1 quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ 1 điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức thì phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không thì có khi mang vạ vào thân đấy!… Thế thật anh không biết gì về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cõi đời này à?

-Không!

-Vậy thì hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để phòng khi bất trắc thì giở ra. Vì có ai biết được điều gì sẽ xảy ra với mình lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa thì có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ thì có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN