Phong Thủy - Trộm Mộ - Chương 3 Địa Lí Tả Ao Và Lịch Sử Dòng Họ Vũ Đức:
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
222


Phong Thủy - Trộm Mộ


Chương 3 Địa Lí Tả Ao Và Lịch Sử Dòng Họ Vũ Đức:


Quyển 1 : Cổ mộ Hoành Sơn

Chương 3 : Địa lí Tả Ao và Lịch sử dòng họ Vũ Đức

Người ta thường nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, ông và cha tôi tuy tham gia kháng chiến nhưng đất nước bấy giờ còn đang phải vật lộn với khó khăn, gian khổ nên chính sách dành cho người có công vẫn chưa được đúng đắn. Gia cảnh Hải Huy không khá hơn tôi là bao, cha là bộ đội, mẹ quanh năm làm ruộng. Cuộc sống chỉ đủ ăn nếu không muốn nói là quá long đong lận đận. Cũng vì lí do này tôi cùng Trần Hải Huy quyết tâm kiếm một việc làm ăn buôn bán nhỏ, mong cuộc sống được ổn định sau khi rời xa quân ngũ. Đúng thời điểm đó, nhà nước ta có chính sách cải cách từ bao cấp, tập trung sang kinh tế thị trường. Tôi rủ Huy về quê tôi cùng buôn bán đồ cổ, ở miền Bắc, vào những thập niên 80 – 90, các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Hải Hưng… là những nơi cung cấp cổ vật quí hiếm nhất cho trung tâm Hà Nội. Nghề này hồi đó rất thịnh vì vẫn chưa bị nhà nước kiểm soát gắt gao. Chúng tôi về Hà Tĩnh thu thập bình, hũ, liễn, đĩa, bát bằng chất liệu gốm sứ, chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống, có niên đại thời Lê và thời Nguyễn rồi mang ra Hà Nội bán. Công việc này tuy có phần nguy hiểm nhưng lợi nhuận thu được khá cao. Tôi cùng Hải Huy từ nhỏ đến lớn sinh sống trong quân ngũ, không có kinh nghiệm về đồ cổ nên lãi thì không thấy mà lỗ thì ngày một cao. Đúng lúc khó khăn, nghe tin bố tôi bệnh nặng sắp qua đời, tội vội vàng mua vé từ Hà Nội về Hà Tĩnh, ngồi trên xe lòng tôi như lửa đốt mà phương tiện thời bấy giờ còn lạc hậu, từ Hà Nội về Hà Tĩnh cũng mất gần một ngày. Tôi sống cùng bố từ nhỏ trong quân đội, tình cảm cha con tuy lúc nào cũng là cấp trên cấp dưới nhưng ông luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc, dìu dắt tôi. Tôi vô cùng kính trọng ông, coi ông như hình mẫu lí tưởng để noi theo. Ngồi trên xe nghĩ về những ngày tháng ở cùng bố, nước mắt tôi rưng rưng. Một phần vì thời gian qua chỉ tôi mải kiếm tiền, đã lâu chưa về thăm cha mẹ, một phần vì đã vô tâm, bố bệnh nặng như vậy, tôi là đứa con trai duy nhất của ông mà không biết.

Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, lúc đến bến Hải Huy phải lay tôi mãi thì tôi mới dậy được. Xuống xe, tôi vội vàng bắt ngay một chiếc xe lam để về nhà. Vừa bước chân đến cổng, tôi vội vội vàng vàng vứt ngay chiếc balo đang đeo trên vai chạy xộc vào nhà. Mẹ tôi và các chú các bác ai nấy đều hoang mang, lo lắng. Bố tôi nằm trên chiếc giường cũ kĩ trong góc phòng, hơi thở yếu ớt. Nhìn thấy tôi, bố nói nhỏ với mẹ tôi câu gì đó, mẹ nhìn tôi rồi bảo các bác và chú ra ngoài gian phòng khách. Lúc này, chỉ còn bố tôi và tôi trong căn phòng đơn sơ, bố tôi vẫy tay gọi tôi lại gần. Từ lúc bước vào cổng, nước mắt tôi đã lưng tròng, chỉ chực tuôn ra, thấy bố tôi vẫy tay, tôi bật khóc lao đến cầm tay ông đưa lên má. Ông cười thật hiền hậu, gần hai chục năm sống cùng ông tôi chưa từng thấy ông nở một nụ cười nào như vậy, ông đưa cánh tay khô héo vuốt những giọt nước mắt đang lăn trên gò má tôi. Ông thò tay vào dưới gối rút ra hai cuốn sách nhìn bề ngoài đã cũ, đặt nên tay tôi, một cuốn sách có bìa ngoài là chữ nho và một cuốn có tên theo Hán ngữ. Tôi biết được điều đó vì ông nội tôi đã từng dạy cho tôi hai loại chữ này trên cuốn phả hệ của gia đình khi tôi còn bé. Bố lại xoa đầu tôi bảo: “Đây là hai cuốn sách gia truyền của dòng tộc ta, một cuốn về lịch sử gia tộc, một cuốn được truyền lại từ đời ông tổ để lại đến ngày nay, chỉ có trưởng họ mới được quyền xem nó. Con phải giữ gìn thật tốt, cuốn sách của ông tổ để lại nếu xem lần đầu không hiểu thì tuyệt đối không được mở ra lần thứ hai. Nếu làm trái lời dặn, ắt sau này gia đình ta sẽ tuyệt tử tuyệt tôn. Nếu con hiểu được thì sẽ phát dương quang đại cho gia tộc ta”. Tôi lúc đó chỉ biết khóc, mơ hồ nghe được lời căn dặn của cha, vội vàng gật đầu coi như là đã nghe rõ vì tôi biết rằng đây là lời di huấn trước lúc lâm chung. Như chỉ đợi tôi về để nói lời cuối cùng, cánh tay đang đặt trên đầu tôi buông thõng, một cảm giác hụt hẫng và đau nhói xuất hiện trong tôi, trên miệng cha tôi nở nụ cười mãn nguyện. Ngày đưa tang cha, tôi không rơi một giọt nước mắt, người ta thường nói cười chưa hẳn đã vui, khóc chưa hẳn đã buồn, ý nói là niềm vui và nỗi buồn xuất phát từ trong tâm mỗi người. Trở về nhà tôi như gục ngã, như mất đi phương hướng sống, hình tượng mẫu mực mà tôi thần tượng đã mãi mãi rời xa tôi. Những lúc như vậy, mẹ tôi và Hải Huy luôn bên cạnh an ủi tôi.

Ngày thứ 49 cha tôi qua đời, tôi đứng trước di ảnh của ông dâng nén hương lên ban thờ trên tủ. Tình cờ nhìn trên nóc tủ hai cuốn sách cha tôi để lại, tôi tự trách mình sao thật sơ ý quá, di vật của cha hay nói theo cách của ông là bảo vật gia truyền tôi lại vứt ngay nơi này. Tôi cầm hai cuốn sách, thuận tay mở cuốn sách bằng chữ Nho bên ngoài có ghi “Lịch sử dòng họ Vũ Đức” được dịch từ Hán tự vào năm 1912. Lật giở vài trang đầu, nội dung xoanh quay về ông tổ dòng họ Vũ Đức là cụ Vũ Đức Huyền, câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của cụ. Đáng chú ý nhất là lời dặn cuối cùng của cụ, giống với những lời bố tôi trước khi lâm chung: “Con cháu đời sau, khi xem cuốn “Địa lí Tả Ao”, lần thứ nhất không hiểu tuyệt đối không được xem lần thứ hai, không đời sau ắt tuyệt tử tuyệt tôn.” Đọc đến đây tôi tò mò tại sao lại có chuyện đọc một cuốn sách thôi mà lại có thể tuyệt tử tuyệt tôn được cả dòng họ. Tôi tiếp tục đọc các trang tiếp theo, đều về cuộc đời và sự nghiệp của các vị tiền bối có những đóng góp cho dòng họ. Mãi gần đến những trang cuối cùng, mới có thông tin mà tôi cần, cụ Vũ Đức Minh là người duy nhất có thể hiểu được nội dung về cuốn sách phong thủy mà cụ tổ Vũ Đức Huyền để lại. Cụ Vũ Đức Minh từ nhỏ ham mê các câu chuyện kì bí, tư chất thông minh, sáng dạ, năm hai mươi tuổi đã đọc thuộc lòng các sách thánh hiền, đam mê kinh dịch. Cụ nghiên cứu kinh dịch bởi kinh dịch gồm 64 quẻ, được chia ra làm hai phần: Thượng kinh có 30 quẻ, và Hạ kinh có 34 quẻ. Trong Thượng Kinh, có 2 quẻ đầu là Bát Thuần Kiền và Bát Thuần Khôn, thì đặc biệt khác các quẻ sau. Kinh dịch còn cho biết trước tương lai vận mệnh, thấy được cát hung, nhưng chẳng mấy người có thể đọc và hiểu được hết nội dung của nó, kể hiểu được một phần cũng đủ xưng bá một phương. Thấy Đức Minh có năng khiếu trời ban lại say mê học hỏi, cha cụ đã truyền lại bảo vật gia truyền từ rất sớm cho cụ bảo quản. Bảo vật đấy, thường chỉ được truyền lại cho con trưởng, trước khi người đời trước sắp lìa xa cõi đời như bố tôi đã làm. Vốn say mê nghiên cứu học thuật, khi vừa thấy cuốn “Địa lý Tả Ao” cụ rất vui mừng, ngay từ lần đầu tiếp xúc đã hiểu được nội dung của sách. Bởi thuật phong thủy cũng được tạo nên từ kinh dịch và nó chỉ là một nhánh nhỏ trong 64 quẻ của kinh dịch cổ. Lấy ví dụ như quẻ đoài trong kinh dịch là chỉ ao, hồ trong phong thủy. Cũng rất tò mò về lời dặn của cụ tổ Đức Huyền, Đức Minh đã ngày đêm nghiên cứu tìm lời giải cho câu đố.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN