Quẳng gánh lo đi và Vui sống - Chương 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
203


Quẳng gánh lo đi và Vui sống


Chương 2


Một cách thần hiệu để giải quyết những vấn đề rắc rối
Bạn muốn biết một phương pháp chắc chắn để giải quyết những tình thế rắc rối – một thuật mà bạn có thể dùng ngay bây giờ, trước khi đọc những chương sau.
Vậy xin bạn để tôi kể phương pháp mà ông Willis H. Carrier đã tìm được.
Ông là một kỹ sư, tiếng tăm lừng lẫy, đã sáng tạo ra kỹ nghệ điều hoà không khí và hiện nay đứng đầu nghiệp đoàn Carrier pử Syracuse. Phương pháp đó là một trong những thuật khéo nhất mà tôi được biết, để giải quyết những vấn đề rắc rối. Chính ông Carrier đã dạy tôi bữa cơm trưa dùng với ông tại câu lạc bộ kỹ sư ở Nữu Ước.
Ông nói: ”Còn trẻ, tôi giúp việc Công ty luyện kim Buffalo ở Nữu Ước. Người ta giao cho tôi sáng tạo một máy lọc hơi dùng trong một nhà máy lớn Crystal City, tại Missouri. Công việc đó tốn hàng vạn mỹ kim có mục đích lọc hơi trong lò hết chất dơ, rồi dùng hơi đó để đốt thay than mà không hại cho máy. Phương pháp lọc hơi đó còn mới mẻ, từ trước mới thí nghiệm có một lần và trong điều kiện không thuận tiện lắm. Kho toi bắt tay vào việc ở Crystal City thì nhữn trở lực bất ngờ mới hiện ra. Cái máy tôi tạo ra chạy cũng được, nhưng không hoàn mỹ đúng với lời tôi cam kết.
Khi sự thất bại ấy đã hiển nhiên, tôi choáng váng gân như có kẻ nào đạp mạnh vào đầu tôi vậy. Bao tử và ruột tôi như quặn lại. Tôi lo lắng tới nỗi mất ngủ trong một thời gian dài.
Sau cùng lương tri nhắc tôi rằng lo lắng như vậy vô ích, va tôi kiếm ra một phương pháp để giải sự ưu tư đó. Phương pháp ấy đã đem cho tôi một kết quả thần diệu và trên 30 năm nay tôi dùng để diệt lo. Nó giản dị vô cùng và ai cũng áp dụng được. Có ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất:
Tôi can đảm phân tích tình thế một cách ngay thẳng và tự hỏi nếu thất bại thì kết quả tai hại nhất sẽ ra sao? Không ai bỏ tù hoặc bắn tôi mà sợ. Điều đó thì chắc chắn. Có lẽ tôi sẽ mất việc, và cũng có lẽ hãng sẽ gỡ bỏ bộ máy của tôi đo và như vậy cái vốn hai vạng mỹ kim mà Công ty đã bỏ vào việc đó sẽ tan ra khói.
Giai đoạn thứ nhì:
Sau khi đã nghĩ tới những kết quả tai hại nhất có thể xả ra được đó, tôi nhất quyế đành lòng nhận nó, nếu cần. Tôi tự nhủ: ”Sự thất bại đó là một vố đập vào danh tiếng ta và có thể làm cho ta mất việc. Nhưng dầu việc này mất, ta vẫn có thể kiếm được việc khác thì đã lấy gì làm tai hại cho lắm? Còn về phần các ông chủ của tôi, thì họ sẽ nhận thấy rằng Công ty chỉ là đương thí nghiệm một phương pháp mới để tẩy hơi. Thí nghiệm ấy làm tốn cho họ 20.000 mỹ kim, song họ có thể chịu đựng được sự lỗ lãi đó. Họ sẽ tính vào quỹ nghiên cứu vì đã nói, đây chỉ là một cuộc thí nghiệm“.
Sau khi đã xét được những kết quả tai hại nhất có thể xảy ra, và đành lòng nhận nó, nếu cần, tôi cảm thấy một điều cực kỳ quan trọng: là tức thì tinh thần tôi lại thảnh thơi, bình tĩnh như xưa vậy.
Giai đoạn thứ ba:
Từ lúc ấy, tôi bình tĩnh dùng hết thời giờ và nghị lực để kiếm cách giảm bớt cái hại của những kết quả mà tôi đã cam lòng chịu nhận.
Tôi ráng tím chách cho bớt lỗ. Thí nghiệm nhiều lần và sau cùng thấy chắc chắn rằng nếu chịu bỏ thêm chừng 5.000 mỹ kim nữa để cải tạo một bộ phận thì máy của chúng tôi sẽ hoàn toàn. Chúng tôi làm đúng như vậy, và … hãng chúng tôi chẳng những đã khỏi lỗ hai vạn mỹ kim mà còn được vạn rưỡi mỹ kim là khác.
Tôi tin chắc rằng không bao giờ tôi nghĩ ra được cách cải tạo đó nếu tôi cứ rối rắm như trước. Vì sự lo lắng có cái kếa quả khốc hại là làm cho ta mất khả năng tập trung tư tưởng. Khi ta lo, óc ta luôn luôn chuyển từ ý này qua ý khác, và cố nhiên ta mất hẳn năng lực quyết định. Trái lại khi chúng ta can đảm nhìn thẳng vào những kết quả khốc hại và đnàh lòng chịu nhận nó, thì lập tức ta bỏ ngay được hết những nỗi lo lắng tưởng tượng để tự đặt ta vào một tình trang khách quan có thẻ giúp ta tập trung hết tư tưởng vào vấn đề mà ta đang giải quyết.
Chuyện tôi vừa kể xỷa ra từ lâu rồi. Nhưng phương pháp ấy đã có kết quả mỹ mãn tới nỗi từ đấy tới nay tôi luôn luôn dùng nó và nhờ nó mà đời tôi gần như không còn biết lo là gì nữa“.
Nay xét về tâm lý thì vì đâu mà phương pháp của ông H. Carrier lại quý báu và có kết quả thần hiệu như vậy?
Có phải chỉ vì nó kéo theo ta qua khỏi một đám sương mù mà trong đó ta đang dò dẫm? Nó đặt chân ta trên một khu đất vững chắc. Ta biết rõ ta hienẹ đứng đâu. Khi ta không có một căn bản chắc chắn, thì sao có thể hy vọng tính toán, suy nghĩ kỹ về một vấn đề được?
Giáo sư William James, người sáng lập ra hoa tâm lý thực hành, đã mất 38 năm rồi, nhưng nếu bây giờ ông ông còn sống mà được nghe nói tới phương pháp đó thì chắc ông cũng nhiệt liệt hoan nghênh. Tại sao tôi biết như vậy? Vì chính ông đã khuyên học sinh của ông: ”An tâm nhận cảnh ngộ ấy đi“ vì ”nếu ta bằng lòng chịu nhận sự đã xảy ra, ấy là bước đầu đi tới sự thắng những tai hại trong bất kỳ biến cố nào“.
Ông Lin Yutang trong một cuốn sách được rất nhiều người đọc: ”Sự quan trọng của cuộc sống“, cũng nghĩ như vậy. Triết gia Trung Quốc nói: ”Nhận chân sự chẳng may nhất đã xảy ra là tìm được sự bình tĩnh chân thiệt trong tâm hồn rồi“.
Xét về tâm lý, tôi tưởng khi nhận như vậy, nghị lực của ta không bị trói buộc nữa.
Mà chính vậy! Khi ta đã chịu nhận sự chẳng may nhất thì ta có còn để mất nữa đâu, và như vậy tức là tự đặt vào một tình thế chỉ có lợi mà vô hại. Ông H.Carrier nói: ”Khi tôi ngó thẳng vào sự chẳng may nhất, tức thì tôi tìm lại được sự bình tĩnh đã mất trong những ngày trước; từ đó tôi suy nghĩ được“.
Có lý lắm, phải không bạn? Vậy mà có cả triệu người quay cuồng lo lắng làm hại đời mình, vì họ không chịu nhận sự chẳng may nhất, không ráng chịu cải thiện tình thế, không vớt vát những vật còn chưa chìm trong khi thuyền đắm. Đáng lẽ gây dựng lại sản nghiệp của họ, họ lại đâm ra ”gây lộn một cách chua chát và kịch liệt với số phận“ khiến cho đời phải tăng thêm số người mắc bệnh chán đời.
Chắc các bạn muốn biết thêm một ngườ khác đã áp dụng định thức thần diệu của H. Carier ra sao? Xin bạn nghe câu chuyện của một người chủ hãng bán dầu xăng ở Niu Ước, trước kia có theo học lớp giảng của tôi:
”Tôi bị tống tiền! Tôi vẫn không tin có thể xảy ra như vậy được. Tôi vẫn không tin rằng xã hội này lại có thể xảy ra chuyện y như trên màn ảnh đó được. Nhưng chuyện xảy ra thiệt. Công ty dầu xăng mà tôi làm chủ có một số xe và một số tàu xế chuyên đi giao hàng. Lúc đó vì chiến tranh, dầu xăng bị hạn chế gắt và người ta chỉ giao cho chúng tôi vừa đủ số xăng để phân phát cho khách hàng thôi. Hình như có vài người tài xế của chúng ta ăn bớt- mà tôi không hay- số xăng phải giao cho các thân chủ để bán lại cho các ”khách hàng“ chợ đen của họ.
Tôi không hề để ý tới những sự gian lận đó mãi cho tới hôm có một người laị thăm tôi tự xưng là Thanh tra của chính phủ và đòi tôi một số tiền trà nước. Hắn nói hắn có đủ tài liệu, bằng cớ về hành động bất lương của bọn tài xế của tôi và nếu không chịu đút lót hắn sx tư những tài liệu đó sang Biện lý cuộc. Tôi biết chắc riêng tôi, tôi không phải lo gì hết. Nhưng tôi cũng lại biết rằng theo luật thì hãng tôi phải chiụ trách nhiệm về hành động của ngừi làm công. Hơn nữa, nếu việc đó đưa ra toà, và đăng tren mặt báo thì sẽ tai hại cho Công ty không ít. Mà tôi lấy làm vinh dự về Công ty của chúng tôi lắm; vì chính ông thân tôi đã sáng lập ra nó từ 24 năm trước.
Tôi lo lắng tới nỗi hoá đau, mất ăn, mất ngủ ba ngày ba đêm. Tôi luôn luôn quay cuồng. Nên đấm mõm nó năm ngàn mỹ kim hay là bảo thẳng nó cứ việc làm tới, muốn ra sao thì ra? Dù quyết định cách nào thì kết cục cũng là tai hại.
Rồi một đêm sau, bỗng dưng tôi mở cuốn ”Quẳng gánh lo đi và vui sống“ mà người ta đã phát cho tôi trong khi theo lớp giảng của ông Carnegie về thuật nói trước công chúng. Tôi bắt đầu đọc. Tới chuyện của ông H. Carrier, tôi gặp lời khuyên: ”Hãy nhìn thẳng vào sự tai hại nhất“ Và tôi tự hỏi: ”Nếu ta khong chịu hối lộ nó, mặc cho nó đưa tài liệu ra Biện lý cuộc thì sự tai hại nhất nếu có, sẽ đến mức nào?
Tức thì tôi tự trả lời: ”Bất quá thì bị tan tành sự nghiệp, bị phá sản vì những bài báo rêu rao chớ không phải lẽ bị ngồi tù được!“.
Nghĩ vậy tôi liện tự nhủ: ” Được lắm, phá sản thì cũng đành. Nhưng rồi sao nữa?“
Rồi thì chắc chắn là mình phải đi kiếm việc làm. Mà kiếm việc làm thì đã sao chưa? Mình thạo về nghề buôn dầu xăng và có thể gặp nhiều hãng rất vui lòng đùa mình“.
Sau khi thầm giải quyết như thế, tôi đã bắt đầu thấy dễ chịu hơn. Bức màn âm u bao phủ tôi trọn ba ngày ba đêm, nay đã vén cao lên được một chút. Những lo lắng của tôi cứ dịu lần đi và bỗng ngạc nhiên thấy bây giờ tôi dã suy nghĩ được, đã đủ sáng suốt để bước tới giai đoạn thứ ba là cải thiện sự tai hại nhất. Trong khi tôi tìm giải pháp thì vấn đề tự hiện ra dưới mắt với một quan điểm mới. Tôi nghĩ: ”Nếu mình kể rõ tình cảnh cho ông luật sư của mình, thì có lẽ ông kiếm được một lối ra mà mình không nghĩ tới chăng? Và tôi nhận rằng, thiệt tôi đã ngu, có mọt điều dễ dàng như thế mà sao trước không nghĩ tới“. Nhưng trước kia nao ftôi có suy nghĩ gì đâu, tôi chỉ lo lắng thôi. Cho nên tôi nhứt quyết sáng hôm sau, việc đầu tiên là lại kiếm ông luật sư. Quyết định vậy rồi tôi lên giường ngủ say như một khúc gỗ.
Sáng hôm sau gặp nhau, ông luật sư của tôi khuyên nên đích thân lại thăm Biện lý rồi kể tường tận câu chuyện cho ông hay. Tôi làm đúng như vậy. Vừa ấp úng kể xong, tôi ngạc nhiên hết sức nghe ông biện lý nói rằng mấy tháng nay ông đã nghe đồn nhiều về bọn tống tiền đó, và chính thằng tự xưng là nhân viên của chính phủ ấy chỉ là một tên lừa đảo mà sở Công an đương lùng bắt. Sau cơn lo lắng ba đêm ba ngày ròng rã, để đắn đo xem có nên tặng quân bất lương 5.000 mỹ kim không, mà được nghe lời nói ấy, thiệt nó nhẹ người làm sao!
Kinh nghiệm đó dạy tôi một bài học mà không bao giờ tôi quên. Từ ngày ấy, mỗi lần gặp một vấn đề tôi lo lắng thì tôi lập tức áp dụng định thức của ông già H. Carrier.
Cũng gần vào lúc ông H.Carrier lo lắng về cái máy lọc hơi của ông tại Crystal City, thì có một anh chàng Broken Bow nghĩ đến việc di chúc. Tên anh là Fail P.Haney. Anh bị ung thư trong ruột. Một bác sĩ chuyên môn đã cho rằng bệnh anh bất trị. Bác sĩ đó dặn anh ta kiếng thức này, thức khác và đừng lo lắng gì hết, phải hoàn toàn bình tĩnh. Họ cũng khuyên anh ta nên lập di chúc đi thì vừa.
Bệnh anh bắt buộc anh phải bỏ địa vị cao sang và đầy hứa hẹn cho tương lai. Anh không còn việc gì làm nữa, chỉ còn chờ cái chết nó từ từ tới. 
Bỗng anh nẩy ra một quyết định, một quyết định lạ lùng và đẹp đẽ. Anh nói: ”Chẳng còn sống bao lâu nữa thì tận hưởng thú đời đi. Từ trước tới nay ta vẫn ao ước đi du lịch thế giới trước khi chết nó từ từ tới.
Bỗng anh nẩy ra một quyết định, một quyết định lạ lùng và đẹp đẽ. Anh nói: ”Chẳng còn sống bao lâu nữa thì tận hưởng thú đời đi. Từ trước tới nay ta vẫn ao ước đi du lịch thế giới trước khi chết. Giờ là lúc nên khởi hành đây“. Rồi ta mua giấy tàu.
Các vị bác sĩ ngạc nhiên vô cùng. Họ biểu anh Haney: ”Chúng tôi phải cho ông hay, nếi ông đi du lịch như vậy người ta sẽ phải quẳng thây ông xuống biển đa!“
Anh đáp: ”Không đâu! Thân nhân tôi đã hứa chôn tôi trong một miếng đất nhà tại Broken Bow. Vậy tôi sẽ mua một quan tài và mang theo“.
Anh ta mua một quan tài, chở xuống tàu, rồi thương lượng với Công ty để khi chết xác được giữ trong phòng lạnh cho đến lúc tàu về đến bến. Rồi anh đi du lịch với tinh thần của ông già Omar trong bốn câu thơ này:
Ai ơi tận hưởng thú trần
Trước khi xuống hố trở thành đất đen
Đất đen vùi lấp đất đen,
Hết ca, hết nhậu, khỏi miền tử sanh.
Trong du lịch, anh luôn luôn ”Chén chú chén anh“. Trong một bức thư tôi còn giữ đây, anh ta nói: ”Tôi uống huýt ki lô đa, hút xì gà, ăn đủ thứ; cả những thứ đặc biệt của mỗi xứ lạ, độc có thể giết tôi được. Tôi tận hưởng những thứ ở đời bao giờ hết. Gặp gió mùa, dông tố, đáng lẽ chết vì sợ, thức tới nửa đêm. Khi tới Trung Quốc và ấn Độ, tôi mới nhận thấy những nỗi lo lắng về công việc làm ăn của tôi hồi ở nhà, so với nỗi nghèo nàn đói rét ở phương Đông còn là một cảnh Thiên đường. Nghĩ vậy tôi không lo lắng vô lý nữa và thấy khoẻ khoắn trong người. Khi về tơí Mỹ tôi cân thêm 4,5 kí lô. Tôi gần như quên rằng đã có hồi đau bao tử và đau ruột. Không bao giờ tôi mạnh hơn lúc ấy. Tôi vội vàng bán lại chiếc quan tài cho một nhà chuyên lo đám táng và tở lại làm ăn. Từ hồi đó tôi chưa hề đau thêm một ngày nào nữa“.
Luc đó anh Haney chưa biết thuật của Carrier để diệt nỗi lo. Mới rồi anh ta nói với tôi: ”Bây giờ tôi nhận thấy rằng tôi đã theo đúng phương pháp ấy mà không hay. Tôi an phận nhận lấy cái tai hại nhất có thể xảy ra, tức là sự chết. Rồi tôi ráng cải thiện nó bằng cách tận hưởng những ngày còn lại“.
Anh ta tiếp: ”Nếu sau khi xuống tàu tôi còn lo lắng thì chắc chắn là tôi đã nằm trong quan tài mà trở về nhà rồi. Nhưng tôi đã để cho tinh thần hưu dưỡng và hết lo nghĩ. Sự bình tĩnh trong tâm hồn đã phát ra môt nguồn sanh lực mới. Nhờ vậy tôi thoát chết“.
Định mức trên đã giúp ông H. Carrier bớt được số tiền 20.000 mỹ kim cho bọn nhà buôn ở Niu Ước khỏi phải nộp 5.000 mỹ kim cho bọn tống tiền và giúp anh Earl P.Haney tự cứu mạng mình thì bạn cũng có thể nhờ nó mà giải quyết được ít nhiều lo lắng của bạn, phải chăng? Cũng có thể nó giải quyết cho bạn một vài vấn đề khác mà từ trước bạn cho rằng không có cách nào giải quyết được, biết đâu chừng?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN