Sao Đen - Chương 13: CUỘC HÀNH QUÂN KHỔNG LONG
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
127


Sao Đen


Chương 13: CUỘC HÀNH QUÂN KHỔNG LONG



Năm 1961 tôi tốt Nghiệp quân trường Thủ Đức với điển ưu. Thành tích đó giúp tôi được đặc cách phong trung úy. Anh chị tôi rất hài lòng về sự cần mẫn và kỷ luật của tôi. Chị tôi muốn tôi được ra thẳng đơn vị chiến đấu để có nhiều cơ hội lập công tạo điều kiện thăng tiến mau lẹ, còn anh tôi lại muốn em mình được chuyển về Bộ Tổng tham mưu. Là một sĩ quan ở Sở chỉ huy đầu não, với đặc tính kiên trì điềm đạm, tôi rất dễ tìm được những người đỡ đầu thuận lợi. Sự có mặt thường xuyên của tôi ở nhà cũng là một thứ trang trí cho công việc kinh doanh thương mại và chính trị của gia đình. Nhưng đại tá Lê Thiết Vũ lại khuyên tôi về tập sự sĩ quan tham mưu ở một sư đoàn nào đó. Công việc đó thích hợp với tôi hơn là néml vào làm tên “loong-toong” ở cơ quan chỉ huy chiến lược. Cả nhà đền tôn trọng ý kiến của viên võ quan nhiều kinh nghiệm này. Có một sự thu xếp nên tôi được điều về làm trợ lý cho trưởng ban hành quân tác chiến sư đoàn 97, thiếu tá Võ Tùng Lâm.

Tôi phải lập tức tìm hiểu người sĩ quan chỉ huy trực tiếp của mình. Tùng Lâm xuất thân từ hạ sĩ quan trong đại đội Ngự lâm quân của Bảo Đại. Anh ta có một thân hình cao to, khuôn mặt tròn bự, râu quai nón và cái mũi Ẳ-rập. Tính tình viên thiếu tá thất thường. Đôi lúc anh ta nóng nảy gầm thét như hổ báo. Nhưng bình thường thì lại rất vui vẻ: cười nói bô bô, kể chuyện tiếu lâm, ca cải lương, và cả những bài lính tẩy rất thoai mái. Anh ta tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt, đã từng chỉ huy đại đội, tiểu đoàn nhưng thường là nhưng đơn vị xây dựng thời bình chưa kinh qua chiến trận. Trong công tác tham mưu, viên thiếu tá cũng không có gì xuất sắc. Tác phong vội vàng và sơ lược nhưng lại chủ quan, tự kiêu và ưa nghe những lời tâng bốc. Anh ta thường gọi tôi là hiền đệ, là chú em, là công tử, là thằng nhỏ… Và anh ưng kêu theo thứ bậc: Anh Tư.

– Là thiến tá nhưng tao làm việc của đại tá, của chuẩn tướng! Tham mưu trưởng thì cứ nằm Sài Gòn suốt, hết chữa bịnh lại nhảy đầm, hết chọi gà lại đánh bạc. Chuẩn tướng thì chỉ có ra lịnh. Chung cục là tao làm ráo trọi! Đ. mẹ, thế mà mãi chưa được vinh thăng!

Bộ chỉ huy sư đoàn đóng ở căng Bảo Khánh. Đó là một căn cứ lớn được xây lắp bằng khung sắt lợp tôn, rất thấp. Những nhà vòm của Phòng tham mưu được điện khí hóa nhưng mùa khô nóng như rang rất khó chịu. Các sĩ quan đều mong mỏi có ngày xuất trại, sống tự do ở Biên Hòa hay Sài Gòn cho đã. Đó là những “ngày lên bờ của lính thủy”.

Viên thiếu tá không cần đi xa. Gần ngay doanh trại anh ta cững đã có quá nhiều bồ bịch. Có những dư luận bê bối về anh ta, nhưng anh ta vẫn vui vẻ, nửa đùa bỡn, nửa thú nhận. Đôi lần chị vợ từ Sài gòn lên làm dữ nhưng khi chị về là mọi chuyện đâu lại vào đấy. Anh ta nhún vai, cười hô hố: “C’est la vie?”, thế mới là cuộc sống chớ, bay!

Lớp sĩ quan trẻ coi thường Tùng Lâm, cho anh là loại vô học. Tuy vậy họ chỉ thì thầm sau lưng thôi. Ngay một số thiếu tá, trung tá tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng cùng phải vì nể.

Đã có lần anh ta nổi nóng đánh lộn với đồng cấp, bạt tai cấp dưới suýt dẫn đến những vụ đọ súng. Anh ta thườug áp đảo đối phương vì thân hình hộ pháp và những đường quyền thuật anh ta học được từ hồi còn làm vệ sĩ cho tướng Hình.

“- Canh gác cẩn thận nghe bay! Để Việt cộng nhào vô là không còn cái đội nón đó. Tua hai đâu có nhỏ thế mà chỉ một đêm là sạch trọi. Cảnh giác nghen!”.

Với tư cách là trưởng ban 1, anh ta nhắc đại vậy thôi chứ thực sự không kiểm tra tỉ mỉ theo các phương án phòng thủ được vạch sẵn. Cấp dưới có làm khác đi anh cũng không biết vì những văn bản ký xong là hết, anh ta ít nhớ.

Một nhân vật nữa thu hút sự chú ý của tôi là viên chuẩn tướng sư đoàn trưởng Lâm Quang Thới. Ông này thuộc lớp kỳ cựu, công tác lâu năm vời Pháp, một trong số người hiếm hoi vẫn được Diệm tin dùng. Trong đại chiến thế giới thứ 2, Lâm Quang Thới là thiếu úy của Lữ đoàn thuộc địa thứ 5. Ông ta chiến đấu trên tuyến phòng ngự Maginot. Đức chiếm nước Pháp, đơn vị ông ta tan tác, một bộ phận lưu vong sang Bắc Phi tiếp tục chiến đấu dưới quyền tướng Leclerc. Chiến tranh kết thúc, Thới được tu nghiệp tại trường kỵ binh cơ giới Saumur, và sau đó là khoa tham mưu trường Võ bị Saint Cyr. Là một sĩ quan chuyên nghiệp, ông ta không tham gia đảng phái và luôn luôn tự hào về quan điểm phi chính trị của mình. Diệm còn dùng ông ta cũng vì tư tưởng bảo thủ này. Thứ nhất, ông ta là người có uy tín trong giới sĩ quan được Pháp đào tạo những sĩ quan cao cấp mà không một lúc Diện có thể thay thế đồng loạt được. Thứ hai, khó có kẻ nào lôi kéo được ông vào những mưu đồ đảo chính. Ông ta lại cũng là bầy tôi của Chúa nên Diệm còn tin tưởng ở sự trung thành tôn giáo của ông ta.

Lâm Quang Thới là một người tầm vóc trung bình, trắng trẻo, ăn mặc chải chuốt, trong tay vung vẩy cây gậy chỉ huy nạm bạc xinh xinh. Ở tuổi bốn nhăm, tóc đã điểm bạc, thêm vào một phong thái bệ vệ, đĩnh đạc, ông ta có vẻ già trước tuổi. Viên chuẩn tướng thích gọi binh lính là các con (mes enfants) và ưng được cấp dưới gọi ông là “pa pa”. Ông khuyên các sĩ quan phải biết thương lính (binh tướng chí tình). Binh kỷ phải nghiêm minh nhưng cư xử phải nhơn nghĩa. Có như vậy khi lâm trận mới trăm người như một để chiến thắng quân thù được. Lớp sĩ quan cấp dưới có vài huyền thoại về ông ta. Đại loại như ông ta đã tham gia cuộc đổ bộ lớn nhất của thế kỷ (?) ở Normandie, đánh chiếm Strasbourg trên vùng Alsace để tiến vào nước Đức. Ông đã được tướng De Gaulle gắn huy chương ! Ông thuộc “trường phái Saumure”, trường phái của mũi nhọn và tốc độ. Tướng Lâm Quang Thới muốn thử sức mình bằng một cuộc chiến tranh quy ước nhưng đáng tiếc là không có nơi thi thố. Việt cộng không phải là đối thủ của ông ta. Ông ta đang mơ ước có một Waterloo, một Lư cầu kiều…

Tôi được đại tá Thiết Vũ viết thư giới thiệu, được anh tôi đích thân đến thăm ông tại tư thất để gửi gắm nên ông Thới cũng có cảm tình riêng với tôi. Nhìn cốt cách của ông, tôi thấy ít điều gắn với nhưng huyền thoại mà họ kể, mặc dù bề ngoài viên chuẩn tướng có vẻ như một Carpentier, một Tassigny, một Navarre phương Đông.

Để xây dựng một mối quan hệ thuận lợi với ông chuẩn tướng, tôi đề ra cho mình một phương châm: Phải độc lập suy nghĩ, tránh lập lại một cách tẻ nhạt những ý kiến của những phụ tá khác. Thà im lặng còn hơn lấy cảm tình bằng những lời tâng bốc rẻ tiền.

Sư đoàn 97 được trang bị nhưng xe bọc thép M113 đầu tiên. Tính năng của nó vượt xa những loại thiết giáp hạng nhẹ từ trước đến nay. Máy khỏe, độ leo dốc cao, khả năng vượt đồng lầy lý tương, vỏ hợp kim nhẹ, hỏa lực mạnh dễ điều khiển là những ưu điểm nổi bật. Báo chí Sài Gòn đã được một phen bình luận tán tụng khả năng hữu hiệu của thứ phương tiện siêu đẳng này. Họ tin là nó sẽ đẩy Việt cộng vào chân tường? Đó là những “con quái vật” được thuần hóa, là mơ tước của những nhà quân sự… Tướng Lâm Quang Thới cũng muốn thể nghiệm loại xe này và ông ta chờ đợi một cơ hội.

Tháng 4 năm 1961 có một sự kiện nghiêm trọng xảy ra. Dung bị mất liên lạc với A.59. Điện đài của Ngân phải di chuyển vì đồng chí Hai Bền, tổ trưởng bị bắt. Ở hòm thư mật để lại cho Dung một tín hiệu: Im lặng! Ít bữa sau đồng chí mang bí số N.12 thay mặt A.59 báo sẽ có mật hiệu và quy định liên lạc mới. Chị Dung rất lo lắng vì đây là con đường thông tin duy nhất của chúng tôi với Trung tâm. Đồng chí tổ trưởng sơ xuất hay có nội phản?

Một tuần sau Dung gặp lại được Ngân. Ngân thông báo: Ngôi nhà cô ở cũ vẫn chưa bị khám chứng tỏ Hai Bền không khai.

– Kẻ nào đã báo địch bắt Hai Bền?

– Đến lúc này thì chưa có lời giải đáp. Trước khi bị bắt anh Hai có giao nhiệm vụ cho Đoàn Bá Mạo đến bắt liên lạc trực tiếp với tỉnh ủy Phước Nghĩa theo chí thị của Trung tâm. Chúng ta đang cố tạo ra một mối liên hệ chiến thuật trực tiếp để có thể nhanh chóng xử lý những tin tức trong phạm vi địa phương. Đến nay vẫn chưa thấy Mạo về.

– Thế thì chị phải điện hỏi Trung tâm ngay và xin liên hệ vô tuyến trực tiếp với tỉnh ủy Phước Nghĩa theo mật mã 15s.

Cùng lúc ấy sư đoàn 97 nhận được một tin quan trọng. Một điệp viên Việt cộng đầu hàng đã cung cấp cho bọn Ban 2 một tấm sơ đồ mật cứ T.13 của tỉnh ủy Phước Nghĩa, nằm trong một vùng trên lưu vực Sông Mang. Bộ chỉ huy coi đây là một dịp hiếm có để sư đoàn 97 giành một chiến tích vang dội.

– Xin phép cho tôi giấu tên người đầu thú này để đảm bảo an ninh cho anh ta – Viên đại úy trưởng ban thám báo vui vẻ nói với hội nghị tham mưu – Anh ta lấy sinh mệnh ra đảm bảo cho sự trung thực của tin tức này. Để chứng minh cho sự thành khẩn, anh ta đã khai địa chỉ người chỉ huy trực tiếp và cơ quan an ninh đã nhanh chóng bắt được tên Việt cộng cỡ bự này. Muốn tận dụng được nguồn tin tình báo quan trọng của anh ta cung cấp, ta phải xin phép hành động ngay kẹo Việt cộng thấy động sẽ chuồn mất.

– Một tấm sơ đồ đơn giản như thế này chưa đủ cho ta vạch ra một kế hoạch hành quân để đệ trình lên trên – Tướng Thới hơi do dự.

– Thưa tướng quân, tôi đã vẽ lại những chi tiết này lên bản đồ quân sự để chính xác hóa những chỉ dẫn của anh ta. Xin quý vị phân tích theo tư liệu nghiên cứu của Ban 2 – Viên đại úy chỉ lên tấm bản đồ một phần hai trăm năm mươi nghìn đã tác nghiệp. Mọi chi tiết được tô màu nổi bật trước những cặp mắt của các sĩ quan tham mưu.

– Cũng đã rõ hơn, nhưng tôi muốn nhìn tận mắt tên chỉ điểm. Nếu chỉ căn cứ vào một mảnh giấy lộn mà cứ ôm đầu nhào vô thì dễ mất mạng lắm đó! – Thiếu tá Tùng Lâm nói vui vẻ.

– Nếu chuẩn tướng cho phép mười lăm phút nữa y sẽ có mặt tại đây. Sinh mạng y là con tin của chúng ta – Viên đại úy quả quyết.

– Sau cú điện thoại không lâu một chiếc xe hòm đã đưa tên chỉ điểm lại. Hắn khúm núm bước vào tác chiến thất, gật đầu chào khắp lượt.

– Xin giới thiệu cùng quý vị, anh bạn Việt cộng vừa quy thuận chánh nghĩa quốc gia sẽ trình lên chuẩn tướng tư lệnh và quý anh em những tin tức quan trọng nhứt mà chúng ta đang cần.

– Anh có thể ngồi – Viên tướng chỉ cho tên đầu thú một chiếc ghế ở góc phòng – Anh ta sẽ trả lời những câu lỏi của quý vị.

Bây giờ tôi có thể nhìn kỹ bộ mặt y. Một người cao to, hơi thập, nước da trắng, lông mày thưa, không râu, con mắt lá dăm và cái nhìn hơi ngơ ngác. Một vết sẹo nhỏ dưới cằm trái, mũi gãy, dáng hơi gù. Y lần lượt kể lại toàn bộ hành trình đến mật cứ T.13.

Đến lượt các sĩ quan tham mưu hỏi lại những điều chưa thỏa mãn. Tôi là người thứ ba giơ tay xin hỏi:

– Cương vị anh là gì mà người ta cho phép tiếp anh ở mật cư?

– Tôi là điệp viên của A.59 thuộc tổ chức tình báo Sài gòn Gia Định được lịnh chuyên đến tỉnh ủy Phước Nghĩa một tài liệu.

– Anh có biết nội dung tài liệu đó không?

– Dạ thưa trung úy, tài liệu được niêm phong và mã hóa nên tôi không mở ra. Nhưng chắc là tài liệu quan trọng!

– Anh trao tài liệu đó cho ai?

– Dạ, cho phó bí thơ tỉnh ủy tên là Tư Cao Su.

– Sao anh biết người đó là phó bí thơ?

– Khi đến trạm tiếp đón, người giao liên biểu tôi chờ gặp đồng chí phó bí thơ ạ.

– Như vậy là anh mới tới trạm thường trực chứ chưa phải vào mật cứ? – Dạ.

– Làm sao anh có thể vẽ được tấm sơ đồ khi anh chưa đến đó.

– Dạ tôi ở trạm trực ba ngày trò chuyện với giao liên và vài người khác họ đã nói ra điều đó. Tôi cũng có đi loanh quanh và gặp nhiều bộ đội Việt cộng của tiểu đoàn 195.

– Bằng cách nào anh vẽ được vị trí đóng quân của ba đại đội trên sơ đồ?

– Dạ khi đi tắm với lính trên sông Mang, thấy tôi là người trong thành vừa ra, mấy đứa dân thành phố kéo đến thăm tôi chuyện trò cho đã nhớ. Từ trong câu chuyện, tôi lần ra chỗ chúng ở.

– Anh đã tin là mình vẽ chính xác?

– Dạ, chính xác ở một mức độ cao. Tôi đã được học cách vẽ sơ đồ từ hồi còn ngoài Bắc Việt. Các yếu tố để hình thành sơ đồ là: Nhìn để ghi những cái bên ngoài, nghe để ghi những cái bên trong.

– Giỏi đa! – Viên đại úy thám báo khen làm cho cả phòng họp bật cười.

– Người chỉ huy giao tài liệu cho anh có biết mật cứ T.13 không?

– Dạ không chắc Va đã biết. Va cho tôi biết vị trí chờ người dẫn đường và mật khẩu bắt liên lạc.

Cuộc thẩm vấn kết thúc. Tên chỉ điểm được dẫn đi. Hội nghị tham mưu giải tán. Viên chuẩn tướng chỉ giữ Tùng Lâm và viên đại úy thám báo ở lại.

Trở về nhà, lòng tôi như lửa đốt. Làm sao tin được cho tỉnh uỷ Phước Nghĩa biết mật cứ T.13 đang bị đe dọa để anh em di chuyển? Nếu bên mình nắm được kế hoạch hành quân của địch mà bố trí quật lại thì tuyệt vời biết bao. Tuy vậy tôi cũng chưa vội vàng. Theo thông lệ, tổ chức một cuộc hành quân cỡ trung đoàn trở lên, dù khẩn cấp họ cũng phải có thời gian chuẩn bị. Phải hình thành quyết tâm, lập kế hoạch tác chiến, báo cáo lên thượng cấp, phổ biến nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng binh, quân chủng, trinh sát lại, lúc đó mới khởi sự. Muốn kéo địch vào bẫy, ta cũng không nên động binh quá sớm, quân ngụy sẽ thay đổi ý định.

Một giờ sau tôi được viên thiếu tá giao cho tác nghiệp các văn kiện theo ý định của chỉ huy. Tôi thường được giao việc này vì tôi có thể đồng thời làm một bản tiếng Anh để trình lên cố vấn: Trung tá Risner.

Sư đoàn 97 sẽ dùng hai trung đoàn mở cuộc hành quân theo hai hướng dọc lưu vực sông Mang. Tiểu đoàn 1 thiết kỵ mở mũi nhọn quyết định từ hướng Tây Nam đánh thẳng vào trung tâm mật cứ Tiểu đoàn 3 bộ binh được trực thăng không vận đổ xuống xóm Bàng đánh vào làng tiểu đoàn 195 Việt cộng. Hướng trung đoàn 2 đảm nhiệm sẽ bịt kín đường rút của đối phương vào rừng cao su phía Đông Bắc. Pháo binh và không quân sẽ oanh kích dữ dội vào các vị trí Cộng quân yểm trợ cho bộ binh.

Với nhưng tin tình báo thu được, kế hoạch tiến công này theo tôi là tối ưu. Khi thể hiện nó trên bản đồ tôi cũng phác thảo một kế hoạch đối lập với kế hoạch trên.

Toàn bộ văn kiện được tướng Thới xem lại, ký và đóng dấu để chíều nay ông đem về Sài Gòn trình lên Bộ Tổng tham mưu. Thời đó Diệm, Nhu kiểm soát tất cả các cuộc hành binh cỡ trung đoàn trở lên để đề phòng đảo chính. Thủ tục này gây phiền hà và rất mất thời gian. Mỹ đã gây sức ép để Diệm nới rộng quyền cho cấp dưới nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Do đó tôi dự tính kế hoạch này muốn thực thi phải mất ba ngày nữa. Chiều nay thứ bảy. Ít ra sáng thứ hai Bộ Tổng tham mưu mới ngó tới. Tôi hy vọng là vẫn đủ thời gian đối phó.

Mười ba giờ Tư lệnh triệu tập các trung đoàn trưởng, chỉ huy pháo binh, thiết kthực hiện, thông tin… tới để trình bày ý đồ tổng quát. Trung tá cố vấn Risner cũng có mặt, tôi ngồi ở vị trí thông dịch. Tướng Lâm Quang Thới mô tả ý định dụng binh của mình trên bàn cát. Tất cả địa danh vẫn được giữ kín. Ông nói tỉ mỉ từng mũi từng hướng, diễn trình của cuộc hành quân với một niềm tin vừng chắc vào thắng lợi. Hầu như không có ý kiến nào trái với ông ta. Thiếu tá Tùng lâm tỏ ra rất tự hào vì anh đâu có những đóng góp sáng tạo. Tôi là người duy nhất đưa ra một ý kiến gần như lật ngược. Tôi muốn khiêu khích Tùng Lâm để anh ta bảo vệ kiên quyết thực thi kế hoạch này.

– Thưa chuẩn tướng tư lệnh, thưa trung tá cố vấn, thưa quý vị. Theo thiển ý của tôi, lầu đầu tiên ta tung một chi đoàn thiết kỵ tối tân vào một trận đánh lại giao cho nó nhiệm vụ chọc thẳng vào trung tâm mật cứ, nơi chỉ có mộc số cán bộ chính trị của Việt cộng. Chúng chỉ có tìm đường lẩn xuống địa đạo bí thật trên địa hình mà thiết xa không phát huy được hỏa lực và sức cơ động. Trong khi đó lại đưa tiểu đoàn trực thăng không vận, không có vỏ thép ra đối đầu với tiểu đoàn 195 thiện chiến của họ, mà thực chất ta chưa nắm vững vị trí phòng thủ của chúng. Như thế là ta đã đen cái yếu ra thi thố với cái mạnh.

Tôi liếc nhìn Tùng Lâm thấy anh ta nhấp nhổm, mặt đỏ bừng, hàng ria mép rung rung một cách bực tức.

– Còn việc đưa trung đoàn 2 vào việc cắt đường rút của Việt cộng thì thật vô hiệu. Một trung đoàn trải dài trên một tuyến bốn ki-lô-mét trong rừng cao su thì không bao vây được bất cứ cái gì. Ở địa hình đó Việt cộng nhanh hơn ta nhiều. Theo tôi trung đoàn 2 cần tận dụng con đường X chạy dọc tả ngạn sông M tạo một vòng hẹp ôm lấy mật cứ T ở phía Đông Nam. Ta bỏ ngỏ hướng bắc bằng phẳng trống trải cho họ chạy. Khi phát hiện ra đường rút của chúng, ta mới cho pháo binh và không quân phong tỏa, sau đó cho trực tháng đổ quân xuống đầu chúng mà bắt gọn.

Ý kiến của tôi thu hút sự chú ý của viên chuẩn tướng, nhưng Tùng Lâm phản đối ngay:

– Thứ nhất anh bạn trẻ coi thường những cán bộ chánh trị Việt cộng. Nên nhớ những tên tỉnh ủy của chúng có sức mạnh như những trung đoàn. Tiêu diệt cả một cơ quan đầu não một tỉnh là một chiến tích lừng lẫy nhất của Quân lực Việt Nam cộng hòa từ trước đến nay. Thứ hai, trước khi tiểu đoàn 3 được không vận đến, chúng ta đã oanh kích nát nhừ ba cụm điểm tựa của địch ở khu vực 42, 56 và 74. Tiểu đoàn 3 chỉ có việc bắt tù binh. Đếm xác và thâu vũ khí. Thứ ba, ta không thể mạo hiểm đưa trung đoàn 2 tiến trên con đường X. Chỉ riêng việc khắc phục mìn trên đoạn tráng K cũng đủ thời gian cho cả ngàn Việt cộng biến vào rừng cao su rồi!

Tướng Lâm Quang Thới kết luận hội nghị trong đó có một nhận xét:

– Phát kiến của trung úy Phan Quang Nghĩa cũng cần được lưu ý. Tôi coi đây là đề án dự bị. Thứ hai chúng ta sẽ bay thám sát thực địa kỹ lưỡng để đi đến quyết định cuối cùng. Các vị phải giữ kín ý định này. Tối nay thứ bảy phải canh gác nghiêm mật, nhưng mọi hoạt động vẫn bình thường, không để !ộ ra dấu hiệu gì đặc biệt.

– Xin tuân lịnh.

Tất cả ra về. Tôi đến trước mặt viên thiếu tá tỏ thái độ cầu hòa. Thế là anh lại vui vẻ vỗ vai tôi hẹn tối nay đi Biên Hòa nhậu. Tôi cảm ơn và kiếu lỗi vì tối nay có vợ lên thăm, viên thiếu tá nháy mắt cười và chào luôn:

– Bonne soirée!

Mười bảy giờ ba mươi tôi đã có mặt trong căn buồng thuê sẵn ở Khách sạn Donai. Mười phút sau Dung đã tới. Chúng tôi mừng rỡ đóng trái cửa lại và ngồi sát vào nhau để… bàn công tác.

– Kẻ phản bội ở A.59 là Đoàn Bá Mạo. Y đã khai báo về mật cứ T.13 của tỉnh ủy Phước Nghĩa và chỉ điểm bắt Hai Bền.

– Anh có đủ bằng chứng chưa?

– Mình đã gặp hắn – Tôi mô ta lại đặc điểm nhận dạng để Dung báo cho Ngân kiểm tra và cảnh giác với tên này, một mặt tôi cũng sẽ tìm cách thanh toán với hắn. Tôi báo cho Dung mừng là Hai Bền rất anh dũng và địch chưa moi được anh tí gì. Nhưng dù sao tổ chức vẫn phải cảnh giác đề phòng. Có người tốt nhưng bị hành hạ đau đớn lâu ngày nên đã không bảo toàn được khí tiết.

Tôi tóm tắt lại hai kế hoạch bủa lưới chụp T.33. Tôi gọi kế hoạch của Tùng Lâm là A của tôi là B. Dung sẽ cố tìm cách báo cho T.13 để kịp đối phó. Tốt nhất là bố trí lại lực lượng quật lại đập tan cuộc hành quân. Nết không đủ sức thì cũng gài mìn, bẫy rồi mới rút. Cứ chuẩn bị đối phó cả hai kế hoạch. Chủ yếu là A, dự bị là B. Khi nào tôi nắm chắc được chúng thực thi kế hoạch nào tôi sẽ báo tiếp. Tôi quy ước với Dung tôi sẽ chỉ đề chừ A hay chữ B ở hòm thư mật. Khi gọi được điện thoại thì tín hiệu A là “Anh hôn em”. Tín hiệu B là “Hôn anh đi Dung!”.

Dung bấm vào vai tôi rồi mỉm cười:

– Tín hiệu gì mà hay thế?

– Hay lắm hả Dung?

Tôi vòng cánh tay lên vai chị.

– Anh nhớ Dung quá, em có nhớ anh không? – Tôi xưng anh em rất ngọt, rất bạo dạn.

– Em cũng nhớ anh lắm. Không nhớ anh em lên đây làm gì?

– Có thể chỉ vì công việc.

– Không phải. Công việc là một chuyện. Em nhớ anh dù có công việc hay khi không có công việc. Lúc nào anh cũng ở trong tim em.

Ôi những lời nói của Dung làm tôi xúc động biết bao! Tôi bỗng nhận ra rằng khi sống bên nhau chúng tôi dễ dàng đè nén những cảm xúc hơn vì nó được thử sức hàng ngày. Một mối căng thẳng thường xuyên sẽ trở thành bão hòa. Bẵng đi một thời gian khá dài không gặp nhau, nay phải lập lại cái thế thăng bằng ban đầu thật là khó khăn… Tôi xoay vai Dung lại, nhìn thẳng vào cặp mắt thăm thẳm của người bạn gấi. Tôi cảm thấy cặp mắt xinh đẹp sẽ tha thứ cho tôi tất cả nếu như tôi cứ liều lĩnh phá bỏ cái khoảng cách mong manh ngăn trở khát vọng của tôi suốt sáu bảy năm trời. Tôi ôm lấy Dung và cái cơ thể đầy sức sống đó gắn chặt vào người tôi, tôi nhận ra sự hưởng ứng, hai cặp môi đã tìm đến nhau…

Nhưng Dung cũng không buông thả hoàn toàn. Dung vẫn giữ lại cái giới hạn cuối cùng mà tôi khát khao muốn tới.

– Hôm nay anh “hư” quá. Mấy năm qua anh rất ngoan kia mà!

– Bao giờ anh cũng ngoan vì anh yêu Dung, anh yêu Dung vô cùng.

– Nhưng em có chồng, có con rồi.

– Anh vẫn yêu em. Bây giờ và mãi mãi yêu Dung, hãy tha thứ cho anh…

– Anh không sợ à?

– Sợ gì?

– Sợ kỷ luật.

– Em định kỷ lật anh à?

– Em “đồng lõa” với anh thì có, em kỷ lật gì được anh. Anh không nhận ra điều đó sao?

– Có anh cảm thấy từ lâu, và hôm nay thì anh vô cùng sung sướng vì nó là sự thực.

– Anh có sợ cậu Đức không?

– Sợ nhưng.

– Nhưng vẫn làm liều – Dung giụi đầu vào cổ tôi cười khúc khích – Nếu sợ thì từ nay chúng mình không được vi phạm nữa nhé.

– Nói cho cùng thì anh sợ cậu Đức một phần thôi. Cái chính là anh sợ Dung. Thật đây, nếu em cho phép thì…

– Thì sao? – Dung ngửa đầu nhìn tôi cười tinh nghịch.

– Thì chúng ta sẽ sống như vợ chồng thật.

– Thế lúc này chẳng như vợ chồng thật à?

– Chưa! Hoàn toàn chưa. Chúng ta vẫn cô đơn, cả linh hồn lẫn thể xác.

Cặp mắt Dung bỗng trở nên tư lự, xa xăm. Ít phút sau cô mới hỏi tôi.

– Anh yêu em thật hay đó chỉ là những xúc cảm nhất thời lấn át lý trí do hoàn cảnh khắc nghiệt của chúng ta đưa lại.

– Ôi, anh yêu em thật sự. Hoàn cảnh chỉ làm sáng ngời cái quý giá vô cùng mà em có, chứ tuyệt nhiên không làm sai lạc cái nhìn duy lý của anh.

– Anh có dám lấy một người đã có chồng, có con không?

– Ôi em cứ đặt cho anh những câu hỏi mà anh không sao trả lời được. Anh chỉ biết là anh yêu em tha thiết, tình yêu đó gắn vào lẽ sống của anh. Cái mâu thuẫn em nêu ra làm anh đau khổ. Chẳng lẽ anh cứ phải sống như “hồn bướm mơ tiên” đến trọn đòi chăng.

– Có gì buộc anh phải sống cô đơn như thế. Anh sẽ có vợ, anh sẽ hạnh phúc.

– Yêu anh Dung nhé, chúng ta sẽ lấy nhau chính thức.

– Anh thấy Kim thế nào? Cô bé xinh và ngoan đấy chứ.

– Em hỏi thế để làm gì? Lúc này nghe chuyện đó thật lạc lõng.

– Kim rất cảm tình với anh. Anh lấy cô ấy đẹp đôi lắm!

– Đừng làm khổ anh nữa. Tình yêu đâu phải chỉ là ngoan, là xinh đẹp, là tình cảnh mà còn là những cái gì thiêng liêng không thể mô tả được. Bạch Kim đã thuộc về Vĩnh Quốc. Đấy là chưa kể đến nhiệm vụ của chúng ta, lý tưởng của chúng ta đâu có phù hợp với Bạch Kim.

– Chúng ta sẽ cảm hóa để Kim có cùng lý tưởng với chúng ta.

– Thế Dung không yêu anh tí nào hay sao mà lại khuyên anh như vậy?

Dung ôm cổ tôi thì thầm:

– Em yêu anh, yêu anh lắm anh Nghĩa ạ. Em hoàn toàn thấy hạnh phúc khi có anh ở bên. Em lo sợ khi nghĩ đến, vì một hoàn cảnh nào đó chúng ta phải xa nhau – Những giọt nước mắt nóng hổi của Dung ướt đẫm má tôi – Những ngày sống bên anh em càng hiểu anh, tin yêu, mến phục anh. Điều lo buồn duy nhất của em là số phận đã không cho em được trao cho anh mối tình đầu trọn vẹn. Hãy coi em như người tình bất hạnh trong đường đời của anh. Tôi thấy thương Dung vô cùng, thương cho số phận éo le của hai đứa.

– Không, Dung phải là vợ của anh.

– Nhưng chưa phải là lúc này. Khi em muốn chúng mình là một cặp tình nhân thì có nghĩa là em chỉ muốn anh giữ lại cho em một… chút xíu cuối cùng… Em không tiếc gì anh đâu, ngay cả cuộc sống nữa. Nếu anh chấp nhận những gì còn lại của đời em thì sẽ có lúc em trao hoàn toàn lại cho anh. Anh hiểu em chưa? Ngay lúc này thì em chưa thể nói hết với anh được!

Tôi đã ý thức được trong tâm hồn sâu kín của Dung còn có những gì tôi chưa hiểu, chưa được phép biết. Sự vội vàng chỉ làm cho Dung thêm đau khổ. Tôi nói cho Dung yên tâm:

– Anh sẽ làm đúng những điều em muốn. Anh sẽ chờ đợi và anh hoàn toàn cảm thấy hạnh phúc trong niềm hy vọng đó.

Đêm hôm ấy, cả hai đứa chúng tôi đều không nghỉ. Trái tim tôi chìm đắm trong niềm hạnh phúc được yêu lần đầu. Ôi cái đêm Biên Hòa đầy sao và những làn gió biển tràn vào vùng châu thổ ngọt ngào hương cây cỏ. Chúng tôi thức và cảm thấy cả nhân loại đang chìm trong giấc ngủ. Chiến tranh cũng ngủ say vì lời ru êm dịu của thanh bình. Bây giờ, bao năm tháng đã qua đi, ngồi nghĩ và viết lại những dòng này tôi vẫn thấy trái tim mình rạo rực yêu thương… Có lẽ cuộc đời của mỗi con người chỉ được tạo hóa ban cho một vài đêm như thế!

Chín giờ sáng, hai chiếc xe Jeep đưa viên tư lệnh và đoàn cán bộ tham mưu sang sân bay Biên Hòa. Tên chỉ điểm cũng được kéo theo.

Chiếc OV.10A và một tốp lái người Mỹ chờ sẵn Tướng Thới thông báo nhiệm vụ thám sát cho viên phi công trên bản đồ bay.

– Chúng ta sẽ vòng đi vòng lại nhiều lần đoạn sông Mang từ Trảng Xanh đến Bến Đá. Điểm quan sát là tọa độ 7654. Nhưng khi bay các ông đừng để mặt đất nghi ngờ gì ý định của chúng ta.

Viên phi công hiểu được ý định.

Máy bay lướt nhẹ trên đường băng rồi vút lên không trung. Thời tiết đẹp. Cảnh vật dưới đất lưới chậm dần lại. Ở độ cao một ngàn mét nhìn xuống thành phố, làng mạc mờ đi trong một biển sương lạnh nhạt. Máy bay định hướng và kẻ một đường thẳng tắp tới lưu vực sông Mang.

– Anh nhận xem mật cứ T.13 nằm ở đâu?

Viên đại úy thám báo ghé sát vào tai tên chỉ điểm nhắc hắn. Viên phi công thông báo cho mọi người biết máy bay vòng trên khu vực Trảng Xanh, vùng đất được đánh dấu bằng đường chì đỏ trên bản đồ tham mưu. Tên chỉ điểm dán quát vào cửa kính.

Tôi thấy một dòng sông nhỏ màu bạc lượn men theo một vùng đồng cỏ xen lẫn với nhữrng ruộng lúa. Xóm làng xơ xác vì bom đạn. Nấp dưới những lùm cây xanh còn loáng thoáng những ngôi nhà lá nhỏ bé. Ghe thuyền trên sông thưa thớt. Dọc theo bờ nước, cây xanh tốt hơn. Phía Đông Bắc sông địa hình không đều. Nhưng dải đồi làn làn liên tiếp đến những cánh rừng cao su xanh biếc. Con đường 18 như sợi chỉ trắng đứt đoạn qua nhưng lùm cây chạy dọc theo lưu vực.

Máy bay vòng lại.

– Mật cứ T.13 nằm chỗ kia, cái xóm nằm sát bờ sông là trạm khách. Tên Mạo chỉ và những cặp mắt dồn về phía đó. Máy bay thu hẹp vòng lượn, hạ bớt độ cao và người ta dễ dàng nhận ra địa hình phức tạp của vùng này. Đồng ruộng xen lẫn với đồi cây và khe lạch. Tuy nhiên ở hướng Nam xe M.113 vẫn có thể triển khai được trên một chính diện đến ba bốn trăm mét. Nếu không có một cản trở nhân tạo nào thì mũi thọc sâu cơ giới có thể gây bất ngờ lúc nó đạt được tốc độ hành quân hai mươi ki-lô-nlét một giờ khi tách khỏi đường 18 ở ngã ba Phước Trạch. Triền đồi phía Đông Bắc nhìn từ trên cao xuống là những vị trí đổ bộ trực thăng tốt. Nhưng chiếc OV 10 sà xuống thấp, tôi nhận ra là khó có một mặt bằng đồng thời hạ nổi sáu trực thăng, một yêu cần tối thiểu trong giáo lệnh. Nơi đánh dấu khu trú quân của tiểu đoàn 195 rất khó nhận ra. Những lùm cây thưa thớt không có dấu vết gì của nơi có thể tập trung nổi một đại đội. Tiếng động cơ không cho phép tiến hành cuộc đàm thoại trên không. Nhưng tất cả đều có thiể ý niệm được địa hình dưới đất so với bản đồ tác chiến. Máy bay vòng về phía Bến Đá và ngã ba Phước Trạch lượn nhiều lượt để Tùng Lâm đánh dấu lại những trận địa pháo binh đủ khả năng tác xạ hiệu quả yểm trợ cho lực lượng tiến công.

Mười một giờ chúng tôi về đến căn cứ.

Mười hai giờ nhận được lệnh phê chuẩn kế hoạch tác chiến của cuộc hành quân với mật danh “Khổng Long”.

Mười ba giờ, tướng Lâm Quang Thới hạ đạt mệnh lệnh và kế hoạch hiệp đồng cho các đơn vị. Bốn sĩ quan của Bộ Tư lệnh hành quân tác chiến Bộ Tổng tham mưu và ba sĩ quan không trợ cũng có mặt. Kế hoạch A chính thức thực thi và tôi đã phát bản đồ quyết tâm của sư trưởng cho các đơn vị. Công việc chuẩn bị khởi diễn từ tám giờ sáng mai. Tôi vui mừng tối nay vẫn chưa có lệnh cấu trại.

Tối hôm đó tôi gạ thiếu tá Tùng Lâm:

– Tôi muốn mời anh Tư một chầu nhậu xả láng lấy lại sức sau mấy ngày bù đầu, không biết anh Tư có ưng không?

– D’accord, je suis libre ce soir1 (Ưng chứ, chiều nay mình rỗi mà).

Tôi lái xe đưa anh lướt qua thấy tiệm quen thuộc. Vài cô chiêu đãi thấy mặt Tùng Lâm đã vẫy rối rít và gửi theo anh những cái luôn gió. Tôi đã đưa anh tới một tiệm sang hơn vì tôi biết chắc chắn ở đó có máy điện thoại.

Khi người hầu bàn đưa tập mơ-nuy ra tôi nói với Tùng Lâm:

– Hôm nay thằng em vinh dự được chiêu đãi anh Tư. Thích món gì xin anh cứ gọi.

– Công tử đã có lòng, qua đâu có chối từ. Thực ra anh chỉ uống nhiều, ăn qua loa thôi.

Hơi men vào là anh nhấp nhổm muốn đi thăm bồ. Thanh toán xong. tôi ra cạnh cô bán rượu nhờ điện thoại. Đầu dây bên kia không phải là Dung mà là Kim.

– Alô, anh Nghĩa đấy a, chào anh. Chị Dung vừa đi. Tiếc quá. Anh gọi sang khách sạn xem… Hay anh có nhắn gì để em nói lại cho.

– À (tôi cười) Mình gửi cho Dung cái hôn thôi!

– Chỉ một cái thôi à? Ít thế?

– Một cái thôi! Còn em không có gì à?

Có viên thiếu tá ở đấy nên tôi cũng tếu kiểu: nhà binh:

– Có một cái thôi hai em chung vậy! Nhớ chuyển hộ nhé! Ghi vào kẻo quên!

– Không quên được đâu (tiếng Kim cười giòn tan) – Tạm biệt nhé.

Tôi bỏ máy xuống. Tùng Lâm vỗ vai tôi:

– Chuyện vui quá ta! – Anh nháy mắt chỉ cho tôi thấy cô gái bên phòng nhảy – Hiền đệ ở đây nhé. Chà mấy con nhỏ ngon quá ta ! Moa đi thăm người bà con chút xíu. Chín giờ moa quay lại đón toa về căng nghe!

– Anh Tư cứ đi. Đệ cũng muốn xả láng đôi chút.

Đúng chín giờ. Tôi sang phòng nhảy, đi một bài tăng gô… đến vũ điệu rốc-en-rôn ồn ào tôi chuồn ngay ra công viên nơi quy định đặt tín hiện. Tuy đã gọi điện cho Dung qua Kim, nhưng sợ Kim vô tâm quên đi, tôi vẫn lấy dao con khắc một chữ A lên thân cây phượng.

Sau bốn giờ triển khai cuộc hành quân “Khổng Long”, các đơn vị thiết kỵ, không vận cùng trung đoàn 2 bộ binh đã ở vị trí xuất phát tiến công một cách trật tự và đúng kế hoạch. Những tin tức đầu tiên điện về Sở chỉ huy là tốt đẹp. Chưa có thương vong. Một vài trục trặc kỹ thuật được khắc phục. Pháo binh hiện chỉnh điểm chạm. Không lực sẵn sàng cất cánh. Mật cứ T.13 giống như một đĩa bíp-tếch đặt trên bàn ăn. Giai đoạn bủa lưới đã kết thúc. Chỉ còn chờ lệnh công kích là giai đoạn phóng lao bắt đầu.

Nét mặt từ chuẩn tướng Lâm Quang Thới đến các sĩ quan tham mưu đều tỏ ra rất hài lòng. Ít có cuộc cuộc hành quân được điều khiển ăn khớp giữa bài bản lý thuyết và hoạt động thực binh nghệ thuật như vậy. Sau khi hất bàn tay ra lệnh tiến công, tướng Lâm Quang Thới quyết định đưa sở chỉ huy ra phía trước để trực tiếp đốc chiến. Hai máy bay HU.1 trực sẵn ở sân khởi động gió bụi mịt mù. Lên máy bay!

Trung tá Risner và tướng Thới ngồi hàng đầu rồi đến thiếu tá Tùng Lâm và một sĩ quan truyền tin. Máy bay thứ hai chở trung tá pháo binh, đại úy thám báo, hai sĩ quan không trợ, tên Báo Mạo cũng đi theo để chỉ điểm và nhận diện tù binh quan trọng.

Trên không chúng tôi gặp những đội hình AD6 bốn chiếc một hai cánh mang đầy bom bay vào khu vực oanh kích. Những chiếc CH.54 do phi công Mỹ lái nặng nề tha những khẩu 105 dưới bụng đưa pháo đội dự bị vào chiếm lĩnh.

Cách mục tiêu vài cây số đã nhìn thấy những cột khói đen sì lan kín mặt sông, những ngọn lửa na-pan cháy rực lan rộng trên đồng cỏ. Máy bay hạ độ cao và tôi nhìn rõ những chiếc thiết xa màu xám bò lổm ngổm, tạo thành một mũi dùi tiến vào trung tâm mật cứ. Những cột khói vàng đánh dấu vị trí đổ quân của tiểu đoàn 3. Những điểm được lựa chọn pháo kích đang trở thành những vườn nấm xám đày đặc. Hai mươi bốn nòng pháo từ Bến Đá bắn cấp tập đã tạo thành một cái lưới chết chụp xuống tưởng như không sinh vật nào sống sót. Tim tôi hồi hộp, không hiểu anh em mình dưới đó đã nhận được tin mật báo của chúng tôi chưa?

Risner và Lâm Quang Thới ghé sát vào nhau trao đổi có vẻ hài lòng về bức tranh lửa vẽ trên mặt đất. Tiếng vô tuyến điện thanh léo nhéo phát ra qua các tổ hợp máy đưa tin tức từ dưới đất lên: Tiểu đoàn 3 bắt đần tiến công. Viên chuẩn tướng cho lệnh láy bay hạ xuống nam tọa độ 6415. Chúng tôi tiếp đất nhanh chóng.

Tất cả vừa nhảy ra khỏi máy bay thì một loạt đạn cối từ đâu rót tới. Tiếng xé gió của cánh đạn rú lên rợn tóc gáy, những tiếng nổ chát chúa đập mạnh vào mang tai. Chúng tôi vừa kịp nằm xuống thì một chiếc HU.1 bốc cháy. Chiếc kia bốc vội để thoát vòng nguy hiểm. Viên sĩ quan pháo binh to bụng chậm chạp lại gặp may! Y chuồn thẳng theo chiếc máy bay.

– Tạt xuống ven hồ theo tôi !

Viên tướng hét lên và lôi theo đám tùy tùng. Nhưng có hai người không hết đi được, họ phải nằm lại vĩnh viễn dưới chân chiếc máy bay bị cháy: Trung tá Risner và viên sĩ quan không trợ.

Nhưng thảm họa không phải chỉ có thế. Đạn cối cứ rượt theo chúng tôi mà nổ. Không thấy bóng dáng đại đội tổng hành dinh đâu! Tướng Lâm Quang Thới bị thương vào ngực và chân trái. Tôi quay lại xé băng quấn vết thương cho ông ta rồi dìu ông ta xuống một cái khe. Ông mất sức khá nhanh nên sức nặng đè lên vai tôi ngày càng tăng. Phải ra được đường lớn thì mới hy vọng thoát chết. Tôi không thể để bị bắt làm “tù binh” vì nhiệm vụ của tôi mới chỉ là bước đầu. Cứu viên trang bị tướng này là một chiến tích rất quan trọng, do đó tôi gượng nhẹ để ông đỡ choáng vì quá đau. Chín mươi phút sau tôi mới tha nổi cái “của nợ” này ra đến đường 18 và gặp được một toán lính của trung đoàn 2. Chiếc xe cứu thương đã đón chúng tôi về sở chỉ huy trung đoàn. Viên sư trưởng rất yếu. Ông giao quyền chỉ huy cho trung tá Lê Văn Báu rồi lên máy bay tải thương về Sài Gòn.

Thiếu tá Tùng Lâm còn khốn nạn hơn bọn tôi. Anh ta quá tin vào khả năng thông thạo địa hình của tên Mạo nên đã cùng với viên đại úy thám báo bắt Mạo dẫn đường. Sang đến ven rừng cao su họ gặp ngay cây trung liên cản đường, Mạo vội dẫn hai người tạt sang trái men theo những thửa ruộng cày mà toài. Mười phút san họ nhận ra phía trước mặt vài trăm mét là một trận địa súng cối của Quân Giải phóng. Tùng Lâm nổi nóng. Anh ta thộp ngực tên Mạo, nghiến răng gằn từng tiếng:

– Tên A-giăng đúp1 (Gián điệp hai mang) khốn kiếp. Mày đã giương bẫy để lừa chúng tao!

Tên Mạo quỳ xuống vừa thanh minh vừa xin tha chết, nhưng y cũng không thoát khỏi viên đạn của Tùng Lâm. Cuộc đời phản bội của nó đã kết thúc.

Khi chúng tôi gặp nhau thì hầu như trận đánh đã tàn. Tùng Lâm đau khổ kể lại:

– Việt cộng đã nằm im cho phi cơ và trọng pháo oanh kích vào chỗ không người. Khi tiểu đoàn 3 tràn vào các điểm được gọi là vị trí trú quân của tiểu đoàn 195 thì không thấy một bóng ma vào. Họ chưa hình thành được thế đứng thì Việt cộng đã từ đâu nã cối tới tấp rồi ào lên đánh giáp lá cà? Đội hình tiểu đoàn 3 tan vỡ. Từ trên cao đại liên cứ nã vào đầu họ. Một số quay trở lại, rối loạn bỏ vũ khí lội qua sông Mao.

Tiểu đoàn thiết kỵ lao vào mật cứ chỉ thấy hầm hố bỏ không. Ba xe vấp mìn. Nhưng chiếc đi sau dồn lại, tắc ùn đội hình. Lúc đó Việt cộng mới dùng ĐKZ.75 bắn vào sườn họ như bắn vịt. Vừa sửa chửa, vừa chống trả, cuối cùng cũng chiếm được mật cứ nhưng phải kéo về bốn chiếc M.113 hỏng nặng.

Sau khi khi quân kiểm tra lại lực lượng thì kết quả là: tử trận bốn mươi ba, mất tích mười sáu, bị thương hai trăm hai mươi bảy, hỏng bốn M.113, hai trực thăng. Trong số đó có bảy sĩ quan ngụy, hai sĩ quan Mỹ.

Tuy vậv, hôm sau tại trụ sở Nha Chiến tranh tâm lý ở Sài Gòn vẫn công bố tin chiến thắng Sông Mang. Trung tá Tùng Lâm (vừa được vinh thăng Tham mưu trưởng sư đoàn 97) thay mặt những người chỉ huy cuộc hành quân “Khổng Long” trả lời các nhà báo.

– Sư đoàn 97 Quân lực Việt Nam cộng hòa được yểm trợ của không quân và pháo binh đã bất ngờ bao vây mật cứ T.13, nơi ẩn náu của cơ quan tỉnh ủy Phước Nghĩa cùng tiểu đoàn chủ lực 195 Việt cộng chiếm giữ. Do có mật báo của một cán bộ Cộng sản quy thuận chính nghĩa quốc gia nên trận đánh đã diễn ra nhanh chóng và ngoạn mục. Sư đoàn 97 đã tận diệt mật cứ quan trọng này. Hơn năm mươi cán bộ đầu não của tỉnh uỷ Phước Nghĩa đã bị chôn vùi ngay trong những tầng địa đạo của chúng. Khi đếm xác người ta nhận ra viên phó bí thơ tên là Trần Văn Cao tức Tư Cao Su còn tiểu đoàn chủ lực 195 thì bị loại khỏi vòng chiến. Chín mươi phần trăm quân số của nó đã bị tử trận. Đây là một thất bại lớn nhất của Việt cộng kể từ hai năm nay!

Sau khi ổn định lại tổ chức tôi được “vinh thăng” đại uý. Tôi xin phép về thăm tướng Lâm Quang Thới nằm ở bệnh viện Cộng Hòa. Ông đã tỉnh táo nhưng không nói được nhiều vì vết thương ở phổi ông cảm động bắt chặt tay tôi, người đã đưa ông từ cõi chết trở về.

– Nếu tôi nghe anh thì mọi sự không đến nỗi đổ bể. Đúng là tên đầu thú đã lừa ta.

– Thưa tướng quân, tôi tin là nó đã khai báo thành thực. Chỉ có là tình hình sau đó đã thay đổi. Việt cộng lập lại thế đứng của họ. Nếu đề án B của tôi được chấp thuận thì tình thế có thể lật ngược.

– Tôi có lỗi trong việc này. Đây là trận đánh cuối cùng của đời tôi. Sau đây tôi sẽ về hưu để nhường bước cho các bạn trẻ.

– Thưa tướng quân, các sĩ quan trẻ vẫn kính trọng và tin tưởng ở tài năng của tướng quân? – Tôi kể lại những giai thoại về ông.

Tướng Lâm Quang Thới gạt đi.

– Niềm tự hào duy nhất của tôi là được thâm gia cuộc chiến tranh chống phát xít Đức. Dân thuộc địa dù có tốt nghiệp Saumur hay Saint Cyr thì cũng chỉ là trường phái “groupe mercenaire”1 (Lính đánh thuê) thôi. Nói Việt cộng không phải là đối trọng của ta là láo toét. Phải nói ngược lại, ta chưa xứng là đối thủ của họ. Cách đây bảy năm, tướng giáp đã thắng cả các trường phái Sanmur và Saint Cyr, lẫn võ bị Đà Lạt. Lúc đó ông mới chỉ là nhà sử học. Nay thì ông có cả Phơ-run-de và Vô-rô-si-lốp. Còn ta thì vẫn chỉ quay lại cái đia hát cũ. Tôi sẽ không đáng đau khổ vì trước ta Tassigny, Salan, Navarre đã bị đo ván rồi. Bây giờ đến lượt các bạn trẻ. Tôi kỳ vọng ở những trường phái quân sự mới. Liệu West Point hay Fort Leavenworth có giúp gì cho các bạn lá bùa chiến thắng không? Còn Thompson và Vanuxem1 (Thompson tướng Anh, Vanuxem đại tá Pháp đều là cố vấn cho Tổng thống ngụy) thì chỉ là những tên lang vườn, đừng bao giờ nghe bọn họ xui dại.

Khi tạm biệt ông, ông tướng già còn nắm mãi tay tôi. Bại trận đã làm cho cái nhìn của ông sáng sủa hơn.

Tất nhiên tôi trở về thăm nhà và dưới con mắt mọi người tôi đã là kẻ chiến thắng. Ông Cự Phách rồi anh chị tôi đều nâng cốc chúc tụng chiến tích của tôi và mừng tôi được vinh thăng!

Dung cũng vui mừng khôn xiết trước thành công của tôi, đó là một chiến thắng thực sự.

– Anh gửi cho em “một cái hôn” quan trọng và đúng lúc biết bao!

– Đâu mà được cả cái. Chỉ có nửa thôi! – Dung cười – Hôm ấy em vừa ở khách sạn về thì Kim chạy lại ôm chầm lấy em, hôn em một cái thật kêu vào bên má và nói anh gửi cho em một cái hôn nhưng lại bảo Kim cũng có phần trong đó. Thế là em hôn trả lại cho Kim nhột cái nhẹ hơn. Chúng em chia nhau kiểu đó chẳng biết có công bằng không mà chẳng đứa nào tị đứa nào!

– Em có ghen không?

– Không. Bây giờ tất cả là của em!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN