Sao Đen - CHƯƠNG TRÌNH T20-20
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
84


Sao Đen


CHƯƠNG TRÌNH T20-20



Đại tá Nguyễn Hữu Đức đã chọn từ Ikébana là nghệ thuật cắm hoa – tượng trưng cho cuộc sống tốt đẹp, cho sự thanh khiết của môi trường sống, cho mối hên hệ giữa con người và thiên nhiên đầy hương sắc – để đặt tên cho chiến dịch ngan chặn cuộc thử nghiệm chất độc T20-20 của C.C.C. do tên tội phạm Nghiêm Bửu Châu tiến hành.

Do tính chất nguy hiểm dã man của cuộc thí nghiệm nên cơ quan Tình báo Quân sự đã báo cáo với cấp trên đề nghị sử dụng Hải quân của vùng, lực lượng công an nội địa căng ra ba tầng lưới ngăn chặn.

Tầng xa nhất là mạng lưới tình báo hải ngoại. Phải bám chắc con mồi từ xa, đánh dấu quỹ đạo của chúng từng thời điểm báo cáo về Trung tâm. Dsẵn sàng xét quy mô và phương thức hoạt động cụ thể của chúng.

Tầng lưới thứ hai do Hải quân và lực lượng ven biển dăng ra ngoài khơi, không để lọt mục tiêu, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, mọi thời tiết.

Tầng thứ ba nằm trong nội địa bắt gọn bọn mật nhập, đập tan âm mưu phối hợp của bọn phản động bên trong.

Một kế hoạch to lớn như thế triển khai trên toàn lãnh thổ là rất khó khăn tốn kém nhưng vẫn có nhiều kẽ hở, chưa thể yên tâm. Do đó cấp trên quyết định tôi phải ở lại Voca City ngay cả trong dịp Noel. Tôi không thể về bán đảo Nelson để đón chào thập kỷ 80.

Trung tâm không cho phép được bắt liên lạc trực tiếp với Trương Tấn Hào. Tám được chỉ định là nhân vật đệm. Anh đã đến gặp Hào và nhận được chiếc máy phát tín định vị và cuốn phim Hào chụp trên mặt biển. Theo chỉ thị của Trung tâm, Tám chuyển những thứ này cho tôi.

Trung tuần tháng giêng năm 1980 tôi nhận được thư của Bạch Kim. Tôi vội mở ra đọc.

Anh thương yêu

Cả nhà đón lễ Noel thiếu anh nên chẳng thể vui được. Hai mẹ con đều buồn, nhưng biết làm sao? Em muốn gửi đến cho anh mấy bông tuyết vì nghĩ là dưới ánh mặt trời gay gắt ở Westland anh cần đón một cái gì dịu mát… Con trai chúng ta vẫn mạnh khỏe. Sau những ngày lễ cuối năm con lại xa em đến ở trường nội trú. Em xin báo cho anh một tin vui: Chúng ta ta sắp có con! Ôi em mong đợi điều này và nó đã đến! Có con trai rồi nên em mong có đứa con gái, anh có thích không? Ngoài bốn mươi rồi mới sinh nở nên em cũng hơi lo. Anh có lo cho em không? Mấy bữa nay em thấy đói, nhưng ngửi thấy mùi thức ăn lại không sao ăn được. Ôi sao mà em nhớ anh quá! Nếu lúc này có anh ở bên em sẽ bắt đền anh đấy. Em mong đợt viết bài này của anh chóng kết thúc và mọi dự tính của chúng ta đều thành đạt tốt đẹp. Còn chuyện tổ chức đám cưới thì có lẽ đã lỗi lỗi thời. Chúng ta ta sẽ lựa một hoàn cảnh thuận lọi để công bố với bạn bè còn hơn là bày trò cưới xin gây cười cho thiên hạ!

Châu đến thăm anh Ân và cho biết cuối tháng này sẽ sang Đông Nam Á. Nếu Châu đi, em sẽ gửi quà cho anh, chắc anh cũng mong điều đó. Em đã cho Châu đia chỉ anh. Nếu hai người gặp nhau thì vui biết mấy. Lâu lắm em không gặp Thạch, ông già nói Thạch đang đi Châu Âu.

Chuyện nhà chỉ có vậy. Tết ta chắc anh cũng chưa về được. Em chúc anh một năm tốt lành, mọi sự như.

Yêu thương anh,

Bạch Kim

Tôi áp lá thư vào ngực xúc động vì những tin quan trọng. Niềm vui, nỗi nhớ, sự lo lắng như cùng ập đến một lúc. Tâm tư tôi ngổn ngang bề bộn bao nhiêu bài toán.

Tất cả buộc tôi phải chiến thắng, thắng thật hoàn hảo từng trận và toàn chiến dịch để trở về với Bạch Kim, với nỗi lo âu và niềm mong đợi của cô.

Một buổi tối tôi đang ngồi viết bài thì John Antonio đến thăm. Chúng tôi bắt chặt tay nhau.

– Anh mới sang?

– Sáng nay.

– Anh ở buồng nào?

– Buồng mười sáu khách sạn Hilton. Ở đây có cả vợ chồng Ramiro và một đoàn các nhà khoa học của ba hội từ thiện tư nhân Mỹ. Họ định xin vào Việt Nam để điều tra tội ác hủy hoại môi trường sống ở các vùng Mỹ sử dụng chất độc màu da cam.

– Có thể gọi đây là chuyến đi của cả gia đình!

– Đúng thế. Mời anh đến chỗ chúng tôi. Theresa rất vui nếu được gặp anh.

– Rất hân hạnh! – Tôi vội vàng theo John Antonio đến khách sạn Hilton. Theresa giới thiệu tôi với cả phái đoàn Mỹ.

– Các bạn hãy làm quen nhau. Đây là nhà báo Hoài Việt người bạn Việt Nam thân thiết của gia đình tôi từ nhiều năm nay. Ramiro Alonzo nhà nghiên cứu văn hóa cổ, chồng tôi, Mục sư Tin lành Willieam Dowson. Còn đây là tiến sĩ George Mirault chủ tịch hội từ thiện Saint-Louis. Ông Tom Miller trợ lý trung tâm hóa dược Los Angeles. Ông Michael Douglas cựu quân nhân không lực. Tất cả chúng tôi muốn đến Việt Nam để nghiên cứu những vùng bị chất độc da cam tàn phá. Sự thật này sẽ giúp cho chiến dịch quyên góp của chúng tôi giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh được đẩy mạnh hơn.

– Bao giờ thì các bạn bay đi Việt Nam ?

– Điều đó tùy thuộc vào sự cho phép của Hà Nội. Chúng tôi rất lo lắng vì giấy phép của Bộ Ngoại giao Mỹ cấp cho chúng tôi chỉ có giá trị một tháng.

– Tôi tin là Hà Nội không dám từ chối một công việc từ thiện.

– Biết thế nào được anh. Chính trị luôn luôn can thiệp vào mọi chuyện. Chúng tôi xin phép sang Việt Nam từ mùa thu năm 1979. Bộ Ngoại giao Mỹ luôn luôn khước từ vì lý do hai quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao. Mãi sau lễ Noel, vụ Á Châu mới gợi ý là nên sang Westland gặp Đại sứ Việt Nam mà xin nhập cảnh. Bộ Ngoại giao chỉ có thể giúp chúng tôi đến Voca City được thôi.

– Đến đấy các bạn sẽ thấy đất nước tôi là đáng yêu lắm. Tiếc là hậu quả của chiến tranh vẫn còn chưa buông tha những người dân vô tội. Sự giúp đỡ của những người Mỹ có thiện chí lúc này càng cần thiết. Mối ác cảm và thù địch cũng cần phải loại trừ khỏi môi trường sống tinh thần.

Sau cuộc gặp mặt thân mật chừng một giờ, tôi tạm biệt anh em Antonio trở về khách sạn Norodom. Bộ mặt lạnh lùng của Tom Miller và cặp kính đen u tối của Michael Douglas đặt cho tôi nhiều dấu hỏi. Hai người này mang theo những va-li dụng cụ, có thể coi như những phòng thí nghiệm di động, liệu có liên quan gì đến chất T20-20 không?

Tôi điện tin này về nước và yêu cầu cho phép phái đoàn này vào Việt Nam. Quy trình và thời điểm hoạt động của họ đáng cho ta lưu ý nghiên cứu. Điểm chú mục là Miller và Douglas. Tôi cảm thấy giờ khởi sự sắp điểm. Bức điện của tôi cũng là tín hiệu báo động đầu tiên cho những lực lượng tham gia chiến dịch Ikébana.

Ba hôm sau tôi đến Pandon gọi điện cho Tùng Lâm. Tôi định mời anh ra khách sạn Long Yan nhưng anh từ chối. Anh nói đang bận tiếp một nhóm kiểm tra kỹ thuật chứ không nói gì hơn. Anh xin lỗi và hẹn khi khác sẽ đến thăm tôi. Tôi đến Hải cứ Gamma thì người gác trả lời ông Hào bận công chuyện không tiếp khách. Tôi quay lại Pandon tìm một vị trí thuận lợi để quan sát con đường ôtô đi Voca City. Tôi hy vọng sẽ nhận ra một bộ mặt nào đó trong phái đoàn kiểm tra ở mật cứ Béta. Nhưng tôi đã thất bại. Ánh đèn pha chói mắt, tôi không thể nhìn thấy những người trong xe. Hôm sau tôi về Voca City. Tôi chờ đợi chỉ thị của ông chủ bút.

Đầu tháng 2, tôi nhận được bức điện ngắn từ Cali của luật sư Hạnh. Ông bảo tôi phải thường trực ở Voca City chờ người đến đón. Tôi báo tin cho Tám hàng ngày phải đến ba hòm thư mật đề phòng bất chợt tôi phải đi xa. Tôi hồi hộp chờ đón những diễn biến quyết liệt sắp xảy ra. Nó kết thúc một giai đoạn công tác bốn năm sôi động của chúng tôi.

Một buổi sáng tôi bừng tỉnh khi có tiếng chuông gọi cửa.

Người đến với tôi là Mlle Eugénie Mộng Vân. Chị vui vẻ bắt tay tôi.

– Tôi rất vui mừng được là người bạn cùng hội cùng thuyền với cậu. Khuôn mặt đáng yêu của cậu làm tôi nhớ lại thời học sinh thơ mộng của tôi. Lẽ ra tôi phải là chị dâu cậu mới đúng. Nhưng tiếc là hồi đó cả tôi và Phan Quang Ân đều nghèo. Chúng tôi đã chia tay nhau trong khung cảnh bi thảm đó.

– Thưa chị, đôi lần tôi cũng được nghe chị Ngọc tôi kể lại thiên diễm tình trên, nhưng có thêm một chi tiết nữa. Chính chị đã quên anh Ân tôi vì lúc đó Paul Thái Văn vừa giàu lại vừa có thế lực?

Chị Mộng Vân nhún vai mỉm cười.đại đội

– Thái Văn giàu nhưng không thể so với cái móng tay cha con ông Cự Phách! Khi đã phản bội nhau thì bao giờ người ta cũng tìm được lý do để đổ lỗi cho nhau! Nhưng thôi, nói cho vui chứ làm sao chống nổi được định mệnh. Mỗi người chỉ có một cuộc đời do Thượng đế an bài. Không thể tham lam được, phải không cậu. Sáng mai chúng ta sẽ bắt đầu lao vào cuộc chiến đấu mới. Nhìn nét mặt cậu không vẩn một chút lo âu mà tôi thấy phát ghen lên được!

– Camus đã nói “Kẻ nào biết phớt đời, chấp nhận phi lý, kẻ đó hoàn toàn tự do!”. Đời là một canh bạc chị ạ. Nó hấp dẫn người ta ở sự thua được. Nếu không có thua có được có lẽ chẳng ai thiết đánh bạc, thậm chí thiết sống nữa.

– Cái triết lý đó có lẽ cũng chỉ thích hợp với một tuổi tác nào đó thôi. Thuở trẻ tôi thích phiêu lưu, liều lĩnh. Nhưng gần đây thôi, tôi hay hồi hộp, dễ hoảng hốt và đôi lúc thấy sợ. Bản năng lấn át lý trí. Có lẽ đó là sự báo hiệu của tuổi già, của cái quá thời. Nhưng tình thế lại thúc đẩy tôi phải lao vào canh bạc cuối cùng này. Tôi sẽ cố bình thản dấn thân đến cái kết thúc. Được làm vua, thua làm giặc.

– Tôi thì chẳng thích làm vua, cũng không bao giờ muốn làm giặc. Tôi thèm khát trở thành một nhân chứng của lịch sử. Đó là cái giá cho mọi sự liều lĩnh của tôi.

– Còn tiền thì sao? – Mlle Mộng Vân mỉm cười nhìn tôi vẻ chế giễu.

– Không. Cái đó chẳng có gì đáng hấp dẫn. Cùng lắm chuyến đi này họ trả cho tôi ba, bốn ngàn đô-la. Một tháng nằm chờ ở đây tôi đã tiêu hết số tiền tương tự.

– Cậu yên tâm. Nếu sau này cậu em chịu cộng tác với tôi, Bộ trưởng thông tin văn hóa, cậu sẽ chẳng phải cầm bút ký những hợp đồng rẻ mạt như thế đâu.

Chuyện trò hồi lâu chị Mộng Vân cáo từ ra về. Chị còn dặn tôi đừng đi đâu xa kẻo khi có lệnh xuất quân lại không tìm thấy nhau. Tôi vội đến thăm John Antonio. Anh cho biết đoàn của Theresa đã bay đi Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay. Tôi đưa cho anh cuốn phim về chuyến trao hàng trên biển và câu chuyện về một đường dây ma túy mới do Warrens cầm đầu. Tôi yêu cầu chưa công bố tin này vội. Muốn chống Warrens phải chuẩn bị đầy đủ hơn nữa. Chờ khi nào tôi cung cấp thêm bằng chứng đủ mạnh anh hãy công bố. Antonio ôm lấy tôi vui sướng và hứa sẽ làm đúng những điều hai chúng tôi thỏa thuận.

Chuyến bay đặc biệt chở Trung tướng Công An, Cục trưởng An ninh nội địa cùng các chuyên viên kỹ thuật hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc mười tám giờ. Hai chiếc xe Yaz đã chờ sẵn để đưa đoàn cán bộ về Sở chỉ huy của phân cục miền Nam. Một cuộc họp được tiến hành lúc mười chín giờ. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức báo cáo tình hình:

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Hải quân vùng 3 vùng 4, các phân đội ra đa trinh sát hàng hải mở máy thường trực hai mươi tư trên hai mươi tư giờ để quản lý lãnh hải chặt chẽ. Các đơn vị Công an, lực lượng An ninh vũ trang tự vệ miền ven biển, cửa sông tăng cường tuần hành để theo dõi mỏi tàu thuyền lạ. Có gì khả nghi phải báo cáo ngay lên trên, đồng thời quản lý chặt mục tiêu, nhưng không được phép xử lý trừ khi chúng có hành động phá hoại hoặc định rút chạy ra vùng biển quốc tế.

Tình hình địch nội địa.

Cha Vũ Xuân Trinh không thấy xuất hiện từ chủ nhật trước. Ông Đỗ Thúc Vượng báo tin qua cụ Trương Công Nghị là ông được mời đi dự một séminaire politìque nhưng chưa rõ địa điểm. Ta đã cho bám sát ông Vượng thấy ông đi xe ca về hướng Tây Ninh. Đến Gò Dầu Hạ xuống xe. Một chiếc Honđa đưa ông về vùng Trảng Sanh. Đó là tin cuối cùng về cuộc hành trình này.

Phái đoàn những nhà từ thiện Mỹ hiện đang ở khách sạn Thống Nhất. Bên Công an và Ngoại vụ đã bố trí một phiên dịch và một bác sĩ đi theo, theo yêu cầu của họ. Ngoài xe phục vụ của khách sạn, họ xin thuê riêng một xe dự trữ để đi lại, ngoài những hành trình đã định. Kế hoạch của họ là khảo sát ba địa điểm. Một khu vực ở rừng Miền Đông thuộc Sông Bé. Một khu vực thuộc chiến khu Dương Minh Châu Tây Ninh. Địa điểm thứ ba ở biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia thuộc vùng Mỏ Vẹt. Thời gian từng khu vực họ xin được tự do lựa chọn vì hiện nay nội bộ vẫn chưa thống nhất được chương trình. Nếu họ phải chia để đi hai nơi một ngày thì họ mong ta thông cảm cho. Ta đã chấp nhận yêu cầu này. Hôm qua vợ chồng Alonzo và mục sư Willieam Dowson đi Sông Bé còn Tom Miller – Douglas và tiến sĩ Mirault đi vùng Mỏ Vẹt. Ngày mai tất cả sẽ đi Tây Ninh. Chưa có chương trình ngày kia.

Cuộc họp đang tiếp diễn thì đồng chí cơ yếu xin phép chuyển đến bức điện khẩn. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức đọc chung trước hội nghị.

“Cô Châu sẽ đi Hương Cảng trong vòng tuần lễ này. Tôi chưa mua được vé nên ngày đi chưa định. Nhưng chị Vân đã hẹn chờ”.

N5

Sau khi nghe kỹ bức điện Trung tướng nhận định:

– Địch sẽ bắt đầu hai sự kiện cùng một lúc. Ta loại bỏ giả thiết một hướng thực, một hướng hư. Chúng muốn gây ra một tai họa khủng khiếp mở màn cho sự ra đời của cái gọi là chính phủ lâm thời. Nếu ta tin là có sự phối hợp giữa Hoàng Bửu Châu với Douglas và Miller thì ta dễ dàng tìm ra hướng chủ yếu của chương trình T20-20. Ta cần chú ý vào những điểm Douglas và Miller đã đến hoặc xung quanh những điểm đó. Có thể y phải khảo sát nghiệm trường cả trước lẫn sau khi thử để có đầy đủ những luận chứng khoa học. Căn cứ vào tình hình cụ thể hiện nay, tôi phân công trung tá Nguyễn Văn Bền đặc trách chiến dịch Ikébana. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch An-pha, đón bằng được toán chính khách lưu vong đổ bộ vào đất liền, từ đó tìm ra hang ổ của Hoàng Quý Nhân. Nếu đúng như dự báo thì mọi chuyện sẽ xảy ra trong vòng bốn mươi tám giờ tới.

Hai mươi giờ ngày 18 tháng 2 năm 1980 tổ trinh sát cửa sông Sài Gòn nhận được tín hiệu vô tuyến đặc biệt. Điều do báo hiệu tàu NT.4206 đang tiến vào đất liền. Nửa giờ sau họ đã quan sát được con tàu biệt kích đơn độc này qua ống kính hồng ngoại. Các đài quan sát bàn giao mục tiêu cho nhau bằng điện thoại. Lực lượng xung kích cơ động được lệnh sẵn sàng chiến đấu.

Cách thị xã Bà Rịa chừng mười lăm kilômét tàu NT.4206 nhận được mật hiệu quy ước đã cập bờ bên một vườn cây um tùm. Chờ cho bảy hành khách mang theo hết hàng lên bờ, tàu 4206 lại tiếp tục đi về hướng Thành phố Hồ Chí Minh.

Những người đổ bộ đã gặp được liên lạc viên và được thông báo là phải di chuyển nhanh ra đường lớn để lên ô-tô đi tiếp. Họ đang chuẩn bị hành trang thì ánh đèn pin lóe lên từ bốn phía. Có tiếng hỏi lớn:

– Đoàn ông Châu hay đoàn ông Thạch đấy?

Nghiêm Bửu Châu giật mình vì câu hỏi sai mật khẩu.

– Trưởng đoàn đâu?

– Mật khẩu?

– Mật khẩu mẹ gì? Xưng tên nhanh lên kẻo lại đi lầm xe!

Bỗng bốn chiếc đèn pha sáng bừng chiếu về phía những tên biệt kích.

– Đứng im, không được nhúch nhích.

Nghiêm Bửu Châu mất hồn. Thế là hết: Y từ từ giơ tay lên khỏi đầu. Những tên khác cũng đứng như cột chôn. Chúng lần lượt đưa tay vào khóa số tám.

– Những trái bom chứa chất T20-20 đâu?

– Dạ thưa… trong hai chiếc va-li đen.

Tất cả bọn biệt kích và tang vật được đưa lên xe ô-tô hòm kín đưa về nhà lao Biên Hòa. Hai trái bom được chuyển đến một nơi đặc biệt để đảm bảo an toàn.

Bọn Nghiêm Bửu Châu sa lưới quá nhanh và gọn làm cho Hai Bền rất phấn khởi. Đây là chiến công lớn sau nhiều năm săn đuổi. Nhưng nghĩ đến Hoàng Quý Nhân là tim anh lại sôi máu. Anh phóng xe về sở chỉ huy báo cáo toàn bộ tình hình lên Cục trưởng. Sau khi được đồng chí Cục trưởng bắt tay chúc mừng chiến công to lớn đầu tiên, Hai Bền liền đề nghị xin cho chuyển sang chiến dịch An-pha.

Cục trưởng nhìn anh mỉm cười:

– Ikébana đã kết thúc đâu?

– Thưa trung tướng, âm mưu gây tội ác của địch bị chặn đứng, tội phạm bị bắt gọn với đầy đủ tang chứng. Như vậy coi như vụ án đã bị phá.

– Đồng chí nên nhớ nhiệm vụ của ta là tình báo chứ không phải là điều tra hình sự! Đồng chí đã gặp lại Trương Tấn Hào chưa? Nguyện vọng của anh ta ra sao? Vai trò tiến công của anh ta đã kết thúc hay còn phải giao nhiệm vụ tiếp? Chúng ta sẽ hướng anh ta về phương nào? Chắc là chưa! Đồng chí đã tháo gỡ ngòi nổ hai trái bom chưa? Bí mật của chất T20-20 như thế nào? Đã bắt tên Nghiêm Bửu Châu viết lại công trình nghiên cứu của nó chưa? Nếu chẳng may nó tự sát mất thì Chúng ta tự mò ra cấu trúc của chất độc này à? Liệu có nên tổ chức một cuộc họp báo ở ngay chợ Bầu Trang thị trấn Vĩnh Cát vào sáng ngày kia để tố cáo tội ác này trước dư luận báo chí, trước cả những nhà từ thiện chân chính của nước Mỹ và vạch mặt cả những tên CIA đội lốt nhà từ thiện đến đây định biến mảnh đất thanh bình của chúng ta thành nghiện trường chết chóc? Chắc là nên làm! Vậy thì đồng chí hãy lo tiếp những việc đó đi. Tám giờ ngày mai báo cáo cho tôi những ý định cụ thể. Việc lùng bắt Hoàng Quý Nhân là rất quan trọng, nhưng không nóng vội được. Đây là những cố gắng chung của tất cả chúng ta chứ chuyện vồ hụt tên tội phạm này mấy năm nay không phải là trách nhiệm của riêng đồng chí. Nếu đồng chí hoàn thành thắng lợi chiến dịch Ikébana thì cũng là một kỳ tích!

Trung tá Nguyễn Văn Bền cảm thấy lúng túng. Mặt anh nóng bừng vì nhận ra cái tính nông nổi của mình. Anh đã quá say sưa với thắng lợi bước đầu mà quên suy nghĩ sâu hơn để đề xuất sự phát triển đúng hướng. Anh chân thành nói với đồng chí Trung tướng Tư lệnh chiến dịch:

– Tôi đã ý thức được vấn đề, tôi sẽ chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Trung tướng.

Thế là anh quyết định không đi ngủ. Anh suy nghĩ biện pháp, bố trí lực lượng ngay trong đêm để guồng máy trong tay anh tiếp tục hoạt động theo hướng gợi ý của cấp trên trước lúc trời sáng.

Ở trại giam người ta đã biệt lập bảy tên tội phạm và hai tên dẫn đường nội địa để hỏi cung sơ bộ.

Biên bản cung khai của Nghiêm Bửu Châu như sau:

– Tên anh là gì?

– Tôi là Vũ Văn Hơn.

– Nghề nghiệp?

– Lính đánh thuê cấp trung úy.

– Đơn vị nào?

– Biệt cứ Béta.

– Anh đổ bộ vào Việt Nam với mục đích gì?

– Tôi chuyển cho những người chống đối trong nội địa hai trái bom.

– Chuyển tới ai? Ở đâu?

– Một người có mật danh X5. Người đó đón chúng tôi ở cây số 42, đường Sài Gòn – Vũng Tàu.

– Loại bom gì?

– Dạ (Lúng túng) tôi không biết.

– Chuyển xong anh làm gì tiếp?

– Dạ làm theo chỉ thị của X5, nhưng tôi bị bắt trước khi đến địa điểm hẹn gặp.

– Những lời khai trên của anh là bịa đặt, sai sự thật với ý định trốn tránh trách nhiệm. Tên anh là Nghiêm Bửu Châu, kỹ sư hóa học, làm việc tại phòng thí nghiệm của Công ty hóa chất C.C.C. Anh là tác giả của phát minh chất độc chiến tranh cực mạnh T20-20. Anh đã chọn Việt Nam , đất nước sinh ra anh làm nghiệm trường cho vụ nổ trái bom hóa học đầu tiên chứa chất độc T20-20. Đúng không?

(Mặt Nghiêm Bửu Châu tái mét như một xác chết).

Đây là một tội ác vô cùng tàn bạo. Nhưng nó đã bị chặn đứng. Khi hành vi của tội nhân chưa được bộc lộ hoàn toàn, chưa gây ra thảm họa thì họ vẫn hy vọng thoát khỏi hình phạt cao nhất: Tội tử hình. Tôi nhắc lại điều này để mở cho anh một lối thoát. Anh hãy thành thực hơn để tự cứu mình. Nếu anh ngoan cố hòng che mắt nhà chức trách thì tôi báo trước: sự dối trá sẽ bất lợi cho anh rất nhiều.

– Thưa quý ông, tôi xin khai lại.

– Phần trên đã kết thúc. Tôi hỏi tiếp. Cấu trúc và tác hại của chất độc T20-20 với con người và môi trường sống?

– Dạ thưa câu hỏi này rộng lớn quá. Xin cho tôi thời gian để tôi viết lại từ đầu, vì nó là cả một luận văn khoa học.

– Phương thức và thuốc men cấp cứu nạn nhân nhiễm độc T20-20?

– Dạ… đây không phải là lĩnh vực nghiên cứu của tôi! (Người thẩm vấn bật cười).

– Kẻ chế ra cái “mâu”, không mong muốn ai có cái “thuẫn” đủ sức đỡ nổi?

(Nghiêm Bửu Châu cúi xuống không nói gì)

– Cách tháo gỡ những trái bom này?

– Thưa Quý ông đầu tiên là tháo bộ phận đầu nổ. Ở trái bom thí nghiệm, đầu nổ còn gắn với máy đo tốc độ gió, bộ phận hẹn giờ, bộ phân phát tín đếm lùi báo nguy cho người thí nghiệm. Tách được cụm này ra là trái bom không còn nguy hiểm nữa. Muốn tháo các ngăn hóa chất C1 và C2 ra cũng rất dễ dàng. Bom thí nghiệm nên không có bẫy chống tháo gỡ. Xin quý ông cho phép tôi làm việc này để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

– Thôi được, chuyện đó tính sau. Anh định thử trái bom ở đâu?

– Dạ… (Châu ngần ngừ vài phút)

– Dạ ở thị trấn Vĩnh Cát ạ.

– Tại sao các anh lại chọn nơi này?

– Vì nó nằm trên con lộ chạy sang Cam-pu-chia. Nơi đây có một nhà kho quân sự lại gần chợ Bàu Trang. Đúng ngày phiên chợ mật độ dân đông. Sau khi thảm họa xảy ra chúng tôi có thể tung tin vũ khí hoá học Liên Xô dùng cho chiến tranh Cam-pu-chia bị thất thoát ra ngoài ngoài gây nhiễm độc cho dân chúng.

– Ngày mai sẽ có cuộc họp báo ở Vĩnh Cát. Anh sẽ trả lời các ký giả đúng như những điều anh đã cung khai với tôi hôm nay. Được chứ?

– Dạ được.

Đúng tám giờ sáng ngày thứ năm, khi tất cả phái đoàn nghiên cứu của những Hội từ thiện Mỹ đến thăm vùng Mỏ Vẹt cách biên giới ba kilômét thì có hai người trong bọn họ tách ra. Họ tự lái ô-tô phóng về phía thị trấn Vĩnh Cát. Đến cách thị trấn một kilômét họ dừng xe lại, mở khí tài chuyên dụng ra quan sát, nghe ngóng.

Một chiến sĩ công an đến chào họ và yêu cầu họ xuất trình giấy tờ. Anh công an ngạc nhiên vì người Mỹ này nói tiếng Việt rất tốt. Họ nói trong thời chiến tranh họ cũng đã đến đây và có nhiều ky niệm đối với cái thị trấn biên giới nhỏ bé và xinh đẹp này. Anh công an vui vẻ chỉ đường cho nọ.

Họ lái xe về hướng thị trấn. Một buổi sáng đẹp trời, gió nhẹ. Mùi hoa cỏ từ cánh đồng hòa vào trong không khí dịu dịu. Người đi lại tấp nập. Đàn có tráng đậu kín những thửa rllộng đang cày bừa. Càng gần thị trấn ngttời đi lại càng đông vui. Những chú lợn nằm thở hổn hển trong rọ. Những lồng gà vịt ngan ngỗng, những gánh cá tươi rói, những rổ trái cây chín mọng, tất cả đều tràn đầy sức sống lành mạnh trong thanh bình.

Trước một ngôi nhà đúc hai tầng giữa thị trấn họ nhận thấy hàng chục xe ô-tô đỗ chật cả sân. Họ dừng xe bên đường để quan sát. Hết nghe trong máy lại liếc đồng hồ. Họ thất vọng vì đã quá giờ hành sự từ lâu mà không nhận ra tín hiệu nguy hiểm đếm lùi báo nổ. Một người Việt ăn mặc chải chuốt từ trong ngôi nhà đi ra hỏi họ:

– Thưa hai ông, các ông đến tham dự cuộc họp báo ạ? À thế thì mời hai ông vào tham dự luôn cuộc họp báo đặc biệt này. Các ông sẽ tìm được nhiều tư liệu cho công cuộc nghiên cứu của mình.

Miller và Douglas đưa xe vào sân, rồi theo sự chỉ dẫn vào hội trường. Ở đây đã đông đủ các nhà báo và đại diện nhiều cơ quan thông tấn trong và ngoài nước.

Sau lời giới thiệu mục đích cuộc họp báo của ví đại diện Vụ báo chí Bộ Ngoại giao, Miiller và Douglas hiểu rằng kế hoạch của họ đã phá sản. Đến khi vị đại diện của Bộ Nội vụ cho dẫn Nghiêm Bửu Chân và đồng bọn ra trước phòng thì mặt Miller và Douglas tái nhợt. Cặp mắt họ đã nhận ra nhau, kẻ thí nghiệm và quan sát viên của hội đồng khoa lọc Ngũ Giác Đài đã đến điểm hẹn đúng giờ, nhưng họ không thể nói được gì với nhau. Cuộc thí nghiệm bất thành. Trò vu cáo cũng phá sản. Miller và Douglas phải ngồi liền gần hai tiếng đồng hồ nghe bọn Nghiêm Bửu Châu thú nhận tội ác. Thật chẳng có gì thú vị! Các nhà từ thiện chân chính của nước Mỹ thì tỏ ra bất bình. Họ đặt nhiều câu hỏi với tội nhân, họ ghi chép tỉ mỉ bản cáo trạng. Đây chưa phải là phiên tòa tuyên xử các phạm nhân, nhưng nó buộc tội chủ nghĩa đế quốc Mỹ, các tổ hợp công nghiệp chiến tranh đã bất chấp đạo lý, mang sinh mệnh các dân tộc khác và môi sinh của họ làm vật thí nghiệm để làm giàu trong cuộc chạy đua vũ trang.

Trái bom mẫu T20-20 được đem ra làm tang vật. Nó làm bằng thứ kim loại sáng bóng với những chi tiết kỹ thuật tinh vi, làm cho người xem cảm thấy nó giống như những máy móc dân dụng, giúp ích cho đời sống của con người. Nhưng khi các nhân viên kỹ thuật giới thiệu vệ tính năng lý thuyết của thứ vũ khí khủng khiếp này thì mọi người đều xúc động. Kỹ thuật viên giới thiệu chi tiết cuối cùng.

– Là trái bom thí nghiệm cho nên nó kèm theo một số phụ kiện khác. Đây là bộ phận tự động điều khiển nổ. Khi đưa về tư thế hẹn nổ bom phát ra một tín hiện ở tần số 102 mégaHzt. Những người thí nghiệm có thể nhận được từ xa tín hiệu này. Máy đếm lùi cho họ biết còn bao lâu bom sẽ nổ. Người thí nghiệm có thể phát tín ngừng hoặc kéo dài thời gian khi thấy cần thay đổi giờ nổ. Chỉ có những chiếc máy chuyên dụng đặc biệt của hai ông Miller và Douglas hiện để ngoài xe mới nghe và điền khiển nổi những tín hiệu này.

Tất cả cử tọa ngạc nhiên dồn mắt về phía hai chuyên gia Mỹ. Vị chủ tọa cuộc họp báo không đả động gì thêm vì thiếu chứng cớ để buộc họ vào mối liên hệ này. Nhưng ai cũng hiểu rằng sự thực là những người Mỹ này có dính líu vào cuộc thí nghiệm. Miller và Douglas vờ như không biết tiếng Việt. Họ không thanh minh. Họ cố tạo ra bộ mặt “phớt ăng-lê”, nhưng cũng không che nổi vẻ lúng túng thực sự.

Mười một giờ, cuộc họp báo kết thúc.

Cách Banville ba dặm về phía Bắc có một hồ mrớc tuyệt đẹp. Từ trên máy bay nhìn xuống mặt hồ như một cái khuyên bạc lấp lánh ôm lấy nhưng vách đá dựng đứng. Đôi chỗ xuất hiện một đường viền cát vàng lượn theo bờ nước. Tiếp đó là những cánh rừng nhiệt đới xanh rờn. Giữa vùng bán đảo mọc lên mộc lâu đài bằng đá trắng.

Người ta nói lâu đài này được Thân vương Bouthavi xây dựng từ đầu thế kỷ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thân vương qua đời, lâu đài trở thành hoang vắng, cỏ mọc ngút thềm, chim chóc kéo đến làm tổ dày đặc dưới vòm mái. Mãi đến những năm sáu mươi, người con trưởng của Bouthavi mới bảo trì, xây dựng thêm một số công trình phụ nhưng vẫn cố giữ vẻ cổ kính để biến nơi đây thành một khách sạn du lịch.

Năm 1965 công ty South-East Asia thuê toàn bộ lâu đài trong năm mươi năm. Theo khế ước họ được phép hiện đại hóa bên trong, xây dựng lại bức tường đá bên ngoài, làm đường xe hơi bao quanh lâu đài chạy xuống bãi tắm và nâng cấp con đường dẫn tới Banville. Từ đó toàn bán đảo được công bố là vùng cấm địa. Lối vào duy nhất được đặt một đồn cảnh sát. Bất cứ sự thâm nhập nào qua hàng rào kẽm gai đều bị coi là bất hợp pháp.

Không ai biết South-East Company sử dụng vùng bất này vào công việc gì. Banville không phải là một trung tâm thương mại. Đó là một thành phố nhỏ, yên tĩnh. Gần đây các dịch vụ du lịch có phát triến nhưng rõ ràng công ty không nhằm vào việc đó. Hàng ngày cũng chỉ có năm ba chiếc xe con chạy ra vùng bán đảo. Thỉnh thoảng có chiếc trực thăng không mang cờ hiệu hạ cánh xuống đây.

Vào bên trong bức tường này, người ta sẽ nhận ra những đường nét hiện đại đã lấn át toàn bộ vẻ cổ kính mà tòa lâu đài còn giữ được. Hai ngôi nhà ba tầng mới xây cất trong khuôn viên. Những hệ thống ăng-ten lấp lánh ánh kim hướng lên bầu trời. Sân quần vợt ga ra để xe, bãi hạ cánh cho máy bay lên thẳng, một vài ụ súng phòng thủ mặc dù được bố trí khéo léo, lâu đài vẫn mang dáng dấp của một trại lính đặc biệt.

Warrens có mặt ở đây liền ba ngày rồi. Căn phòng làm việc của ông ta rộng đến gần trăm mét vuông. Những cột ốp đá hoa cương mài nhẵn bóng. Những chùm đèn thầu sang trọng gắn trên tường, trên trần nhà tỏa sáng rực rỡ. Sau bàn giấy của Warrens có treo một lá cờ Mỹ lớn rủ bóng xuống pho tượng bán thân Roger Hilsman bằng đồng đen. Bên phải là chiếc phù hiệu “Con ó ôm chiếc mộc” có in hình kim la bàn, biểu trưng của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ.

Trong căn phòng rộng lớn im phăng phắc đó chỉ có mình Warrens đi lại chậm rãi, đầu hơi cúi xuống vẻ mặt trầm tư. Đã hai ngày nay chưa có báo cáo gì của Nghiêm Bửu Châu lẫn Hoàng Quý Nhân, mặc dù theo quy ước ít ra cũng đã có hai phiên phát tin. Tất cả các ăng-ten của hệ ra-đa viễn thông đều hướng lên vệ tinh địa tĩnh ngoài vũ trụ để sẵn sàng truyền đi những tin tức của cuộc hành quân X1, nhưng cho đến phút này vẫn tuyệt vô âm tín.

Warrens nhìn đồng hồ: tám giờ mười lăm.

Có chuông điện thoại. Ông ta vội cầm lấy ống nghe.

– Hello! Ai đó?

– Thưa ông Warrens , tôi Smith đây.

– Có tin gì mới chưa?

– X3 chỉ phát đi một tín hiệu duy nhất: “im lặng”. Chưa nhận được tín hiện gì của X1. Nhưng Đài phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh thông báo: chín giờ sáng nay sẽ có buổi phát thanh đặc biệt tường thuật tại chỗ cuộc họp báo ở Vĩnh Cát.

Warrens giật mình. Thế là có biến rồi.

– Smith, ông có nghe họ công bố nội dung cuộc họp báo không?

– Dạ, chưa công bố nhưng có thể là để tố cáo một thảm họa. Tôi nghĩ là vụ nổ thử nghiệm đã xảy ra.

– Lạy chúa, tôi hy vọng là như vậy. Nhưng tại sao đến bây giờ vẫn chưa có báo cáo của X1, còn X3 lại chỉ có một tín hiệu “im lặng”?

– Tôi cũng không thể giải thích nổi điều này. Có thể họ phải di chuyển để tránh đòn phản ứng của đối phương.

– OK! Chín giờ mời các ông tới chỗ tôi để nghe tường thuật cuộc họp báo.

Đặt máy xuống, tâm trạng Warrens vẫn bồn chồn không yên. Chắc chắn đã có một cái gì đó xảy ra. Nhưng tốt hay xấu, may hay rủi? Cuộc hành quân này gắn với uy tín của ông ta. Số tiền đặt cọc cho ván bài quá lớn nên con bạc hồi hộp, căng thẳng. Lo lắng và hy vọng, được và mất, thắng và thua… cuộn lên trong ý nghĩ của Warrens làm cho ông ta mất đi khả năng suy đoán. Ông ta chỉ còn biết chờ đợi. Cái gì xảy ra sẽ xảy ra!

Chín giờ kém năm nhóm quan chức chóp bu của Đông Nam Á vụ CIA đã quây tròn trong phòng họp. Warrens , Smith cao gầy mặt mày nhẵn nhụi. Edmon Boss, râu quai nón, kính đen, cánh tay trần đầy lông lá với những ngón to như quả chuối đeo đầy nhẫn mặt ngọc. Bên trái là Dickson tóc màu bạch kim để dài, râu con kiến, dáng người thanh mảnh tao nhã. Tiếp đến Tom Hardy đầu hói, mặt nhẵn bóng, đỏ như gà chọi, dáng hơi gù, người thấp đậm. Bảy Dĩ cũng được mới dự với tư cách phụ tá cho Warrens về những vấn đề Đông Dương.

Đúng chín giờ ra-đi-o phát ra nhạc hiệu của Đài Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc họp báo bắt đầu và được phóng viên quốc tế của đài tường thuật bằng tiếng Anh. Bộ Tham mưu của Warrens dỏng tai nghe.

– Thưa quý vị thính giả. Đài chúng tôi xin tường thuật tại chỗ cuộc họp báo của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, của vị đại diện Bộ Nội vụ, và vị uỷ Viên ủy ban điều tra về việc sử dụng hóa chất độc của Mỹ ở Việt Nam nhân một hành động tội ác mới của toán gián điệp biệt kích do Nghiêm Bửu Châu cần đầu dưới sự điều khiển của CIA đã bị phát giác và chặn đứng…

Mặt Warrens từ từ chuyển màu, mồ hôi toát ra. Smith ngơ ngác. Boss rung rung hàm râu, tháo kính ra lau. Khuôn mặt điển trai của Dickson ỉu xìu. Tom Hardy xoa xoa chiếc sọ nhẵn bóng, còn Bảy Dĩ thì bẹp gí xuống đệm ghế như quả bóng xì hơi…

Lời khai của Nghiêm Bửn Châu được người phóng viên dịch lại đầy đủ. Khi tên của Miller và Douglas được nêu lên thì cả Bộ Tham mưu của Warrens nhổm cả dậy như ngồi phải gai.

Một giờ đồng hồ nặng nề căng thẳng trôi qua. Không người nào trong bọn họ thốt lên một lời bình luận.

Warrens chống nắm tay xuống mặt bàn từ từ đứng dậy.

– Đúng là một thảm họa!

Bao nhiêu dấu hỏi hiện lên trong óc ông ta. Warrens chậm chạp đi trong phòng như không chú ý gì đến những phụ tá của mình. Tại sao Nghiêm Bửu Châu vẫn tồn tại để ra họp báo? Cộng sản đã không giao cho ông ta tháo gỡ trái bom. Làm sao họ có thể tìm ra mã số an toàn? Đến phút cuối cùng của chuyến đi, các chuyên gia vũ khí đã để lệch mã an toàn đi ba đơn vị. Chẳng lẽ chỉ sau vài chục giờ mà Cộng sản có đủ sức tìm ra mọi điều bí mật trên? Phải chăng trái bom đem ra họp báo chỉ là một mô hình phục chế. Nếu bom chưa tháo thì nó vẫn còn chứa đựng một nguy cơ, một cái bẫy, một sự chết chóc tiềm ẩn. Còn nếu Nghiêm Bửu Châu vẫn sống mà bom được tháo gỡ an toàn thì thất bại của Mỹ sẽ là rất lớn. Cộng sản sẽ nắm được toàn bộ bí mật của chất T20-20. Nó sẽ trở thành vũ khí đánh lại hoặc ít ra họ cũng tìm ra biện pháp phòng tránh hữu hiệu trong cuộc chiến tương lai.

Warrens quay lại nói với những người dưới quyền.

– Bây giờ đến lượt chúng ta phải thu hẹp hậu quả. Thật đáng buồn! Ông Smith phải theo dõi đối sách của Hà Nội đối với Miller và Douglas. Nếu họ bắt giữ để truy tố hai người này thì ta phải thở một cuộc vận động ngoại giao lớn từ diễn đàn Liên Hợp Quốc đến thủ đô các nước bè bạn và thù địch. Từ phái đoàn thường trực của Hà Nội ở New York đến các tổ chức từ thiện quốc tế để bảo vệ và giải thoát cho họ.

– Xin tuân lệnh! – Smith đứng thẳng như kiểu nhà binh trước mặt “Sếp” làm cho nét mặt Warrens hơi dịu đi.

– Ông Boss, ông chuyển cuốn băng ghi âm buổi họp báo về Washington kèm theo lời bình luận của tôi. Chúng ta đề nghị mở một đợt phản công trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Quan điểm của chúng ta là Hà Nội đã tổ chức một chiến dịch khiêu khích và vu cáo Hoa Kỳ nhằm đánh lạc hướng dư luận đang lên án họ sử dụng chất độc màu da cam do Liên Xô chế tạo ở biên giới Cam-pu-chia – Thái Lan. Đó là một mánh khóe tuyên truyền không hơn không kém.

– Thưa ông Warrens , xin ông chỉ rõ cho mức độ đáp lại của chúng ta ở cấp bậc nào?

– Người phát ngôn của đại diện chúng ta tại Liên Hợp Quốc là đủ. Chỉ trả lời ngắn gọn như trên, không bình luận nhiều. Phần còn lại do báo chí họ làm.

– Tôi hiểu.

– Ông Dickson. Ông cho mở đài theo thường trực hai mươi tư giờ trên hai mươi tư để đón nhận tín hiệu của X1. Sự im lặng tạm thời của họ báo hiệu những hiểm nguy đang đe dọa họ. Có thể X1 phải di chuyển để đảm bảo an toàn. Có thể họ sẽ nối lại liên lạc với chúng ta bằng cách phát chệch giờ quy định để lừa đối phương.

– Xin tuân lệnh.

– Tuy toán đặc nhiệm của ông Châu bị bắt nhưng ta đã biết chuyện đó xảy ra trên mặt đất. Vì vậy cho đến phút này tôi vẫn hy vọng con thuyền NT.4206 thoát nạn. Vì vậy ta vẫn nhắc lại kế hoạch hiệp đồng với Hải đội 15 cho khinh hạm Polard tuần thám trên các tọa độ 4265-7932 HN-6453-P20. Cho máy bay P205 rà soát vùng biển quốc tế tìm vết tích của con thuyền NT4206. Nếu thấy thì phải báo ngay cho chúng ta để cho trực thăng đón.

– Dạ.

– Các vị có thể về được. Riêng ông Dĩ xin mời ngồi lại tôi bàn thêm ít việc.

Khi bốn quan chức mật vụ đi ra. Bảy Dĩ đứng thẳng người chờ lệnh một cách lo lắng. Anh ta chuẩn bị đón nhận cơn thịnh nộ của Warrens như đã được chứng kiến vài lần trước đây. Nhưng lần này với Dĩ thì ông ta lại giữ một vẻ mặt điềm tĩnh kỳ lạ. Warrens đi lại bên Dĩ, chỉ tay xuống ghế.

– Xin mời.

Dĩ rụt rè ngồi xuống.

– Chẳng cần đánh giá đầy đủ thì chúng ta cũng ý thức được tầm mức thiệt hại của cuộc hành quân X1. Tôi cần tìm ra nguyên nhân của thảm bại. Muốn vậy ta buộc phải chờ đợi để có thêm những dữ kiện mới nữa. Nhưng ngay bây giờ ông có thể phán đoán được một vài nguyên nhân nào dẫn đến tai họa đó không?

Sau một phút suy nghĩ, Bảy Dĩ nói:

– Kế hoạch X1 là tuyệt mật. Từ bên kia đại dương tổ hợp hóa chất C.C.C. Ngũ Giác Đài và cơ quan tình báo Trung ương đã bàn bạc với hai ông Hoàng Quý Nhân và Nghiêm Bửu Châu. Khi thực thi chương trình, đến như tôi cũng không được biết nội dung cụ thể. Tôi chỉ được lệnh thông báo cho tướng Tùng Lâm chọn lấy bốn chiến binh huấn luyện thêm một vài tuần rồi trao cho đại úy Hào. Hải cứ Gamma cũng chỉ biết chuẩn bị thuyền máy bình thường như các vụ thâm nhập khác. Cuộc đổ bộ đã được thực hiện đúng như dự định. Theo điện báo cuối cùng của X1 gửi cho Hộ tống hạm Polard thì toán đạc nhiệm đã tách khỏi thuyền NT.4206. Vì vậy sự sơ xuất đã diễn ra trên đất liền…

– Ta không bàn đến những sai sót nằm ngoài tầm tay kiểm soát của ta. Tôi muốn nói liệu có nội phản nằm trong đội ngũ của chúng ta không?

Ngần ngừ giây lát, Bảy Dĩ nói:

– Chỉ có ba người Việt Nam ở đây biết được chút ít công chuyện này. Tôi còn biết là toán thâm nhập đến tăng cường lực lượng cho nghĩa quân chứ chưa biết ông Châu, lẫn kế hoạch T20-20. Khi tàu xuất phát rồi ngài mới tiết lộ cho tôi chương trình thực nghiệm to lớn này…

– Khi bàn chuyện này với ông có nghĩa là tôi đã loại trừ nghi vấn với riêng ông. Tôi luôn luôn tin tưởng vào lòng trung thành và tận tụy của ông Warrens thân mật vỗ vai Bảy Dĩ – Hãy nói về hai con người còn lại.

– Tùng Lâm là một chiến sĩ chống Cộng trưởng thành từ người lính. Ông ta phục vụ trong đội Ngự lâm quân của Cựu Hoàng, sau đó là vệ sĩ của tướng Vĩ và sĩ quan tuỳ tùng của Thống tướng Tỵ. Người ta có thể trách cứ ông về phần đạo đức tư cách vì ông hay uống rượu hay trong mối quan hệ giới tính bừa bãi chứ không thể nghi ngờ tinh thần chống Cộng của ông. Tất cả các tướng lĩnh trong Bộ Tổng tham mưu đều coi ông là người trung thành và dũng cảm.

– Còn ông Hào?

– Hào là bạn tôi từ thời học sinh. Anh ta có ông già là cộng sản đi tập kết, đã chết và một người anh là thiếu tá hải quân Bắc Việt. Nhưng lại Có ngườỉ anh lớn là phó đô đốc hải quân Việt Nam Cộng hòa. Anh ta sống với người anh lớn và tòng sự ở Hải đoàn 12. Trong chiến tranh là một sĩ quan trung thành và quả cảm, hai lần được gắn bội tinh. Anh đã giúp tôi, nói đúng hơn là giúp chúng ta chuyên chở bạch phiến từ giữa thập kỷ sáu mươi. Chuyến hàng vừa rồi biểu lộ tinh thần trách nhiệm cao cả của anh đối với ngài. Nếu Hào có ý định phản bội thì anh ta đã ở lại với vợ con cùng tám triệu đô-la bạch phiến. Có gì ngăn cản được anh ta?

– Nếu anh ta là cộng sản thì tám triện đô-la có thể mua được anh ta không? Có thể anh ta không phải là cộng sản nhưng tám triệu đô-la cũng không mua nổi. Con người vẫn còn là một điều bí mật đối với khoa học. Ta không nên tuyệt đối hóa quyền lực của đồng tiền. Điều quan trọng là phải đọc được ý nghĩ của anh ta. Bố là cộng sản, anh là cộng sản thì ta phải đặt dấu hỏi vào người em. Đó là cách suy luận rất Việt Nam đấy ông Dĩ ạ!

Dĩ không nói gì thêm. Anh ta chờ quyết định của Warrens.

– Nếu anh ta không bao giờ trở về sau chuyến đi này thì chính sự kiện đó đã chứng minh cho giả thuyết của tôi. Nếu Hào đưa được con thuyền trở lại, dù anh ta có thực thi được nhiệm vụ chuyên chở kiện hàng bí mật của chúng ta thì vấn đề theo dõi cũng vẫn phải đặt ra. Chính ông phải chọn lấy một người gài vào Hải cứ Gamma. Nếu Hào là người trung thành thì điều đó chẳng có hại gì cho anh ta.

– Xin tuân lệnh.

Tôi nóng lòng chờ đợi kế hoạch đổ bộ của Warrens khởi sự. Nhưng suốt hai tuần liền không thấy chuyện gì xảy ra. Chị Mộng Vân cũng không quay lại như đã hẹn. Trung tâm cứ điện hỏi tôi hoài. Có lẽ Trung tâm cũng quá căng thẳng vì thời gian báo động cấp một lâu quá.

Tôi bỗng nhận được điện của ông chủ bút báo Chim Việt kêu tôi trở về Cali. Ông không nói lý do nhưng tôi đoán là cuộc thí nghiệm T20-20 thất bại làm cho Hoàng Quý Nhân và Warrens phải hoãn lễ thành lập “chính phủ lâm thời” lại. Chúng phải kiểm tra kỹ lưỡng bộ máy bên trong cũng như bên ngoài để tìm ra khe hở nào đã dẫn tới thảm bại.

Tôi báo cáo lại nhận định trên với Trung tâm.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức đã chỉ thị cho tôi quay về bán đảo Nelson ngay. Có thể địch sẽ phản ứng gay gắt vì vậy hơn lúc nào hết phải cảnh giác để tìm ra những bước đi tiếp theo của chúng.

Dù sao thì sau một đợt công tác dài, bận rộn và căng thẳng, tôi cũng muốn được xả hơi. Tôi nhắm mắt lim lim, cho thần kinh chùng lại. Tôi muốn thư giãn tâm hồn đôi chút. Trong óc tôi không còn mang một chương trình kế hoạch nào, ít ra là trong suốt chuyến bay.

Đối với cả hai bên trận chiến đấu lớn nhất chưa xảy ra. Số phận của nhiều nhân vật trong chuyện này còn chưa được định đoạt rõ ràng, Nhưng biết làm sao? Chỉ có tương lai mới đủ sức trả lời. Tôi chỉ có thể nói về một điều chắc chắn: Tháng 5 này tôi và Bạch Kim sẽ làm lễ cưới (Xin các bạn đừng cười) đám cưới của người đàn ông tục huyền với người đàn bà tái giá. Một đám cưới tiền hôn hậu thú, cô dâu đã mang bầu! Thật chẳng có gì đáng mô tả tỉ mỉ thêm mất thì giờ của bạn đọc.

Tháng 9 năm 1986

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN