Song Nữ Hiệp Hồng Y - Chương 20: Mắt chó giấy
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
181


Song Nữ Hiệp Hồng Y


Chương 20: Mắt chó giấy


Thiên Lang giơ tay lên định chộp Thanh Lam nhưng thấy chàng không có vẻ gì là sợ hãi hết lại từ từ giơ tay xuống và nói:

– Được, ngươi xuống núi đi!

Nói xong, y đột nhiên ra hiệu cho Thiên Hồ một cái, rồi hai vợ chồng giắt Lan nhi tiến thẳng vào trong thạch ốc.

– Lam đại ca …

Thanh Lam vừa đi vừa nghe thấy tiếng kêu la gào khóc của Lan nhi, chừng nhận
thấy Thiên Lang giở mặt vô tình như vậy, trong lòng tức giận khôn tả,
nhưng nghĩ lại “Hắc Y Côn Luân” đã lấy trộm linh dược quí hơn tính mạng
của vợ chồng y, nhất là người ta còn có hai viên mà Hắc Y đại hiệp lấy
hết, như vậy làm sao mà vợ chồng y không tức giận lây đến mình? Huống hồ vợ chồng y có tiếng là Lang với Hồ chỉ có một mình Lan nhi là một thiếu nữ lương thiện và ngây thơ thôi. Bây giờ nàng bị cha mẹ lôi kéo như
vậy, cũng thật may, vì tình yêu của mình đã trao phó hết cả cho Hồng
Tuyến cô nương rồi, ta chỉ coi Lan nhi như người em gái thôi, đã mấy lần định nói cho Lan nhi biết rõ, nhưng lại sợ nàng ta đau lòng nên lại
thôi. Bây giờ bỏ đi như vậy càng hay.

Nghĩ tới đó, chàng liền
bước đi xuống dưới núi, không còn vẻ gì trù trừ nữa. Chàng mới đi được
mấy bước, bỗng nghe thấy phía bên trái khu rừng có tiếng kêu “soẹt” rất
khẽ lúc này tai mắt của chàng rất thính, chàng vội ngửng đầu lên nhìn,
thấy trên ngọn cây đang rung động, rõ ràng trên đó có người giở khinh
công tuyệt mức ra phi hành, nhưng người ta đã đi xa rồi, mình làm sao mà đuổi theo kịp.

Nên chàng chỉ đưa mắt nhìn một cái rồi chạy xuống núi tức thì.

Một lát sau, chàng đã đi tới chân núi, đang định đi tiếp thì bỗng nghe thấy có người ở phía sau gọi mình.

Chàng giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:

“Sao lại có người biết rõ tên họ của ta như thế?”.

Chàng vội ngừng bước, quay mình lại nhìn, thì thấy một bóng người ở bên rừng
đi ra. Thì ra người đó là Thạch Mộ. Mụ ta thấy Thanh Lam ngừng bước, vội chạy tới gần, tủm tỉm cười và nói:

– Giang tướng công, vừa rồi
những lời của tướng công nói chuyện với lão gia như thế nào, lão thân
đều nghe thấy hết. Cha của Lan nhi rất nóng nảy nhưng người rất tốt bụng mong tướng công đừng có trách cứ!

Thanh Lam vội đáp:

– Cám ơn Ma Ma, Phù lão bá vì mất linh dược tất nhiên ông ta phải tức giận, như vậy tiểu sinh đâu dám giận ông ta.

Thạch Mộ mừng rỡ nói tiếp:

– Thế mới phải chứ! Giang tướng công quả thực là một trang thiếu niên lão thành, anh tuấn và có tương lai.

Mụ ta khen ngợi Thanh Lam và trong lòng cũng mừng rỡ hết sức. Mụ cười tít mắt lại giây lát rồi nói tiếp:

– Giang tướng công, lão thân trông nom Lan nhi từ hồi nhỏ tới giờ, chỉ
có một mình lão thân mới biết rõ được lòng của cô ta. Cô ta yêu tướng
công lắm, tướng công chớ có quên cô ta nhé!

Thanh Lam nghe nói mặt đỏ bừng, rồi đáp:

– Ma Ma đừng có hiểu lầm! Xưa nay tiểu sinh vẫn coi cô ta như một người em gái vậy.

Thạch Mộ gật đầu lia lịa và nói tiếp:

– Giang tướng công quả thật là một quân tử thành thực, lão thân rất tin cậy, quí hồ tướng công không quên cô ta là được rồi!

Thanh Lam ngượng vô cùng, không biết trả lời như thế nào cho phải? Giây lát sau, chàng mới nói:

– Nếu Ma Ma không có việc gì dặn bảo, tiểu sinh xin cáo từ đây.

Thạch Mộ kêu “ồ” một tiếng, nói tiếp:

– Suýt tí nữa thì lão thân quên bẵng đi một việc này!

Nói xong, bà ta móc túi lấy một cái vòng đen nhánh đưa cho Thanh Lam và nói tiếp:

– Giang tướng công đi lại giang hồ luôn luôn, nếu có tới Giang Nam may
ra vật này sẽ hữu dụng cho tướng công đấy! Tướng công nên đem theo ở
trong người thì hơn!

Thanh Lam còn định từ chối thì Thạch Mộ lại nói tiếp:

– Lan nhi đều nói cho lão thân biết hết rồi, công tử là con nhà quí phái trân châu ngọc thạch có nhiều lắm, vật này là vật tầm thường nhưng công tử cứ đeo vào, rồi sau này sẽ biết và đừng có chê lão thân nghèo nhé?

Thanh Lam thấy vật đó cũng khá nặng, đoán chắc là sắt nhưng thấy bà ta nói
như thế không tiện từ chối chê bai, nên chàng đành phải nhận lấy.

Thạch Mộ thấy chàng đã nhận lấy càng mừng rỡ thêm, lại thao thao bất tuyệt
dặn chàng vài câu phải nên cẩn thận, vì trên giang hồ hiểm ác lắm,
v.v…

Tất nhiên Thanh Lam cũng phải vâng vâng dạ dạ, rồi từ biệt Thạch Mộ đi luôn.

Hình như Thạch Mộ vẫn còn chưa nỡ chia tay cứ đứng ở đó nhìn theo hoài, cho tới khi chàng hút bóng mới thôi.

Lúc ấy trời đã sắp tối, Thanh Lam đã đi đến tửu quán Hội Tân Lầu ở thành phố Tầm Dương.

Tửu lâu này khá lớn rộng, chia làm hai tầng, trên lầu là để những người khách lịch sự, còn dưới nhà là để cho khách bình dân.

Chàng liền lên ngay trên lầu, ngồi ở cái bàn cạnh cửa sổ gọi thức ăn và rượu ra nhấm nháp.

Chàng vừa ăn nhậu vừa chú ý tới ba đại hán ngồi ở cái bàn cạnh đó, vì thấy
chúng đang rỉ tai thì thầm với nhau. Tuy chúng nói rất khẽ, nhưng chàng
nghe thấy rõ lắm, và tuy chàng nghe thấy lời lẽ của bọn người ấy nói,
nhưng chàng cũng không hiểu gì hết, có lẽ ba người ấy nói tiếng lóng
giang hồ với nhau, vì vậy khiến cho chàng càng chú ý thêm.

Thì ra trong khi đi đường, chàng đã nghe người ta đồn đại công tử con trai của Lộ Châu Tiết độ sứ sắp lấy con gái của Hoạt Đài Tiết độ sứ. Vì Tam trấn liên hôn với nhau là do ý định của triều đình, cho nên Hoàng Thượng đặc biệt tặng cho rất nhiều châu báu, tặng cho Lộ Châu Tiết độ sứ một vòng
ngọc có trạm rồng và phượng, gọi là Long Phụng ngọc trúc. Lần này Tiết
đại công tử đi Hoạt Đài đón dâu, trong sính lễ quí giá nhất là đôi vòng
ngọc vua tặng cho, ngờ đâu vừa ra khỏi núi Thái Hành, cái vòng ngọc rồng phượng ấy bỗng bị mất trộm, Tiết đại công tử lo âu khôn tả, liền phái
quân lính đi tìm kiếm, nhưng làm sao tìm ra được vật của nhà vua đã ban
cho, nếu để mất thì nguy hiểm lắm.

Thanh Lam hay tin ấy, liền
đoán chắc điểm này cũng do Điền Thừa Tự sai người đi lấy trộm chứ không
sai. Tuy chàng vẫn biết Điền Thừa Tự đã giải tán đội quân Ngoại trạch
nam rồi, nhưng vẫn còn một bọn tâm phúc của y chưa rút lui, chị họ của
mình đã sang bên đó làm dâu, hai bên đã thành sui gia với nhau, nhưng về mặt chính trị vẫn còn cầm cự với nhau, nên chàng đoán chắc là người của Tiết độ sứ họ Điền đã lấy trộm đôi vòng ngọc ấy để làm mất sĩ diện của
dượng mình và chưa biết chừng lại là người của phái Tần Lãnh để trả thù
thầy đồ Thư cũng nên. Bất cứ là người của Điền Thừa Tự hay là người của
phái Tần Lãnh đều chống đối với anh mình hết, mình không thể nào khoanh
tay đứng yên được, nên suốt dọc đường chàng cứ ngấm ngầm để ý, nhất là
các trà lâu tửu quán. Hôm đó vừa lên tới Hội Tân Lầu, thì thấy ba hảo
hán này mặt hung hăng và dùng tiếng lóng nói với nhau nên khi nào chàng
chịu để lỡ dịp may này.

Đang lúc chàng để ý nghe, thì bỗng dưới
lầu có tiếng ồn to hình như xảy ra chuyện gì. Những người hiếu sự liền
chạy xuống lầu, ba đại hán nọ cũng vội trả tiền rồi chạy xuống lầu luôn.

Thanh Lam thấy vậy vội đặt chén rượu xuống đứng lên chạy xuống dưới lầu.
Nhưng từ đầu cầu thang cho đến cửa đều có người đứng chật không sao
xuống được và chàng tìm kiếm mãi không sao thấy ba đại hán ấy đâu cả.
Nhưng chàng thấy ở chỗ quầy trả tiền có một người tuổi trạc năm mươi
đang chỉ trỏ và cãi vã với người trưởng quầy đến độ mặt đỏ tai tía.
Chàng nhĩn kỹ người ấy đầu tóc rối bù hình như lâu năm không chải vậy,
mình mặc áo bào màu lam rộng lớn thùng thình và hình như không phải là
áo của y vậy.

Lúc ấy người nọ lớn tiếng:

– Các vị bà con
làng nước làm ơn lại đây chứng minh hộ cho, tửu điếm lớn như thế này
không ngờ lại là một hắc điếm! Nhưng không dám làm gì những người giàu
có, trái lại chỉ hà hiếp những người già nua như thế này thôi!

Người trưởng quầy tức đến mặt đỏ bừng, giơ tay chỉ vào mặt ông già mà quát mắng rằng:

– Ngươi đừng có nói láo!

– Ai nói láo nào? Chả lẽ ngươi không bắt nạt già này hay sao?

Có phải ngươi sợ ta không tiền trả cho ngươi, ngươi lại hà hiếp ta như
thế? Già này người nghèo nhưng trí không nghèo, không có tiền là không
bao giờ dám đến tửu điếm như thế này! Nhưng già này đã mù quáng, thành
Tầm Dương lớn như thế này có bao nhiều tửu điếm không vào lại vào nhầm
cái hắc điếm này!

Bọn phổ cây thấy người đó bảo tửu quán này hắc
điếm, tên nào tên ấy tức giận khôn tả đã vén tay áo, sắn quần lên chuẩn
bị định đánh ông già đó.

Ông già vừa nói vừa ho, lại nói tiếp:

– Già vừa vào tới cửa, ngươi đã trợn mắt lên nhìn, và khẽ dặn phổ cây,
nếu lão ăn một bát mì hay mấy cái bánh bao thì thôi, đừng tính tiền già
này nữa, tưởng già này không nghe thấy những lời nói của ngươi hay sao?
Ngươi tưởng già này không có tiền vào ăn. Thôi ngươi lầm rồi! Nếu ta cần ăn cho no miệng thì ta không biết đi đến tiệm mì hay tiệm bánh bao hay
sao? Già nghe nói thức ăn của tiệm ngươi cũng khá ngon, cho nên già mới
vào thử, bộ ngươi sợ già này ăn xong không trả tiền? Được muốn thế cũng
không khó gì, để già trả tiền trước, rồi ăn uống sau cũng được! Lão định đưa tiền cho người phổ cây của ngươi, nhưng người phổ cây của ngươi lại nổi giận, bảo ông trưởng quầy không muốn như thế nếu khách nhận thấy
tiền bạc giữ trong người không tiện thì cứ gửi cho trưởng quầy, ăn xong
ra lấy lại cũng được, nên lão móc túi cười khì, vì chỉ còn có mười lăm
lượng bạc đưa cho phổ cây, lúc ấy chính ngươi đã cân qua rồi không sai
chút nào, phải không?

Người trưởng quầy đỡ lời:

– Phải
lúc ấy ta đã cân qua rồi, đã gặp không biết bao nhiêu người ăn quịt, tôi thấy hình dáng của y là biết ngay thế nào y cũng định đến đây để ăn
quịt, tôi liền dặn bảo phổ cây một gói bạc, tôi để lên trên cân cân đúng mười chín lạng năm chữ như vậy, thì tha hồ y ăn thế nào cũng không thể
ăn hết cho được. Ngờ đâu y lại gọi một mâm tiệc thượng đẳng, trong đó có yến và vây, và gọi một hũ rượu lớn, rồi y ăn từ trưa cho đến chiều, một mình y ăn hết một mâm tiệc kia. Đến khi tính tiền, thì tất cả hết sáu
lạng sáu chỉ, đáng lẽ tôi trả lại cho y mười hai lạng chín chỉ, không
ngờ khi tôi trả lại cho y, thì y lại bảo đó là bạc giả, vu cho tôi đã
đánh tráo của y. Y nói y gởi có mười lăm lạng bạc thôi, làm gì tới mười
chín lạng này lận, cho nên y bảo đó không phải là bạc của y! Thưa quí vị bà con làng nước, tôi có nhìn nhận lúc phổ cây đưa gói bạc đến là đã
không nhìn kỹ, bây giờ nghe nói như vậy tôi mới nhận thấy đúng là bạc
giả. Chúng tôi đi làm ăn đã được hàng hai mươi năm trời rồi, mà chưa hề
đổi tiền bạc của ai hết, rõ ràng là y đem bạc giả đến đây để lừa tôi!

Tất cả mọi người có mặt tại đó thấy mỗi người có một lý lẽ riêng, lý lẽ của ai cũng đều vững hết, nhưng mọi người thấy ông già nầy ăn mặc rách
rưới, cho nên tin người trưởng quầy đã quá sơ suất, nên mới bị mắc hỡm
như thế. Vả lại số bạc của hai người nói lại không giống nhau, nên các
người lại đoán chắc người trưởng quầy thấy gói bạc nặng hơn bốn lạng
tưởng là được món lời, nên mới không xem kỹ.

Lúc bấy giờ ông già đã tức giận đến lồi cả gân xanh trên đầu và trán lên, hai tay vái chào mọi người lia lịa và nói tiếp:

– Các bà con làng nước, chính y nói y chỉ thấy tôi giao có mười lăm lạng bạc thôi, nếu y không đổi thì làm sao dư ra bốn lạng như thế? Y bảo y
làm chưởng quầy ngót hai mươi năm đã có không biết bao nhiêu người đến
ăn quịt, nếu y làm thế chắc là nhiều kinh nghiệm, thế sao không chịu coi cho kỹ. Già vừa vào đến cửa, y không sợ già không có tiền vào ăn quịt,
thì đừng bảo già gửi tiền trước, nhưng quí vị thử xem, khắp thiên hạ có
tiệm ăn nào bắt người trả tiền trước như thế này không? Nhưng điều này
già cũng không trách làm chi, nếu người khác đưa tiền y giữ, thì bảo là
bận quá cho nên không coi kỹ thì được, nhưng y đã bảo là sợ già ăn quịt
thì tất nhiên y phải chú ý đến tiền bạc của già chứ, vả lại bạc nén chỉ
qua mắt một cái là biết liền, làm sao mà qua mặt y được. Qúi vị có thấy y dán tờ giấy của y ở cạnh y không “tiền bạc qua mắt phải điểm lại, nếu
sai lầm bổn hiệu không chịu trách nhiệm” đấy chữ đã viết rành ranh như
thế, y còn đổ lỗi làm sao được nữa. Bây giờ lại bảo tiền bạc của già là
giả xin quí vị làm ơn chứng minh có phải là y định hà hiếp già này vừa
nghèo vừa già mà định lường gạt đấy không?

Mọi người thấy ông già nói rất có lý, nên ai nấy đều bênh ông và xen lời nói:

– Phải người chưởng quầy này vô lý thật, đã bắt người ta trả tiền trước
lại bảo là người ta ăn quịt, y có mù quáng đâu mà bảo người ta đưa bạc
giả cũng không hay, đúng số tiền này là do y đánh tráo rồi.

Ông già thấy mọi người bênh mình đắc chí, liền nói tiếp:

– Các vị bà con, vừa rồi tôi bảo đây là hắc điếm không sai chút nào,
không những định nuốt chửng số tiền bạc của tôi, mà tôi mới uống có hũ
rượu và bốn đĩa thức ăn mà y lại nói ngoa bảo là tôi ăn cả một mâm cỗ có cả yến và vây, với một người già yếu thế này mà ăn nổi một mâm cỗ với
uống hết một hũ rượu nhiều như thế, có lẽ y bắt nạt lão là người phương
xa với thấy lão nghèo, tiền bạc của lão vừa vào tay, là y đã nuốt chửng
sáu lạng sáu chỉ rồi, cái khác còn có thể giả được, ăn vào bụng thì làm
sao giả được, chứ một mâm cỗ với hũ rượu nhiều như thế, dù có nhồi vào
bụng lão, lão cũng chứa không nổi chứ đừng nói là lão ăn nhậu cho được.. Đâu các vị thử đến đây xoa thử bụng lão xem bụng lão có chứa nhiều thức ăn như thế không?

Ông ta vừa nói vừa vén áo lên cho mọi người
xem bụng, quả nhiên thấy bụng y lép vào và hai bên sườn lồi ra, quả thật ba bát cơm không chứa nổi chứ đừng nói là một mâm cỗ với một hũ rượu.

Người chưởng quầy thấy ông già đã ăn hết mâm cỗ mà còn chối bai bải như vậy y tức giận vô cùng, mồ hôi toát ra như tắm, ấp úng mãi mới nói được:

– Oan uổng thật, tôi có mồm mà cũng không sao cãi được y … y …

Y tức giận quá không sao nói được nữa, vì quả thật với một ông già gầy
như thế làm sao ăn hết một mâm cỗ với uống hết một hũ rượu lớn như vậy,
nếu có lên tiếng thì mình cũng bị thua thôi, thể nào mình cũng bị Oan là tham tiền mà đổ oan cho người khác.

Thanh Lam đứng ở chỗ đầu cầu thang càng nghe càng quái lạ, và chàng thấy người chưởng quầy là một
người làm ăn hẳn hoi, chứ không có vẻ gì là xảo trá cả, nên chàng lại để ý đến ông già, nhưng chàng nghĩ lại, nếu ông già đến ăn quịt sao lại có mười mấy lạng bạc gửi ở đây như thế và ông ta gầy gò như thế thì làm
sao mà ăn nổi một mâm cỗ đến hai mươi món ăn và uống hết một hũ rượu như vậy.

Chàng càng nghĩ càng không ra nguyên do, nên chàng rẽ mọi người tiến lên hỏi chưởng quầy rằng:

– Bây giờ hai người mỗi người nói một lần thì khó mà phân giải được,
nhưng cũng nên trách bạn, ông cụ mới vào cửa, ai bảo thất lễ với ông ta
như thế, với số tiền như vậy, chắc là bạn không trả nổi cho ông ta đâu,
thôi để tiểu sinh trả hộ cho.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN