Song Nữ Hiệp Hồng Y - Chương 31: Khu rừng bí mật
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
128


Song Nữ Hiệp Hồng Y


Chương 31: Khu rừng bí mật


Sĩ Long nghe nói liền gượng cười đáp:

– Sư đệ muốn tôi nhận ba điều ước hẹn như thế nào?

Âu Dương Siêu rất khiêm tốn, nghiêm nghị đáp:

– Xin sư huynh hãy lượng thứ cho, vì tiểu đệ đã trót hứa với sư môn, và
cũng để cho thiên hạ võ lâm biết là đã làm tròn nhiệm vụ đối với sư phụ
về việc đó rồi.

– Sư đệ cứ nói ra đi. Nếu ba việc đó không liên quan đến đại cuộc ngu huynh thể nào cũng nhận lời ngay!

– Điều thứ nhất, xin sư huynh trao lại đôi thư hùng kiếm cho tiểu đệ.

– Khỏi cần nói, ngu huynh cũng phải trao trả.

Thấy Sĩ Long khẳng khái như vậy, Âu Dương Siêu có vẻ ngượng, khẽ đáp:

– Tiểu đệ xin cám ơn sư huynh trước! Còn điều thứ hai:

Từ nay trở đi, sư huynh không được nhận mình là môn hạ của Võ Lâm Tam Tuyệt với giang hồ nữa.

– Tại sao hiền đệ lại bắt ngu huynh như thế?

– Nếu sư huynh không tự nhận là môn hạ của Võ Lâm Tam Tuyệt nữa thì tiểu đệ không bị mang tiếng làm trái lời hứa với sư môn. Qúy hồ chúng ta
không nhắc nhở đến chuyện đó nữa, và những người có mặt ở đây cũng vậy,
không nói ra thì không ai biết rõ chuyện này hết.

– Vấn đề này…

– Sư huynh đã lập riêng một môn phái rồi, tiếng tăm của Nhất Thống giáo
lừng lẫy như thế, có kém gì Võ Lâm Tam Tuyệt đâu? Nên đệ chắc vấn đề này sư huynh không cảm thấy khó xử gì hết!

– Được, xin nghe theo lời của hiền đệ.

– Cảm ơn sư huynh! Nhưng từ giờ trở đi, xin thứ lỗi, đệ không gọi sư huynh là sư huynh nữa đấy nhé!

Tống Sĩ Long thở dài một tiếng, rầu rĩ đáp:

– Cũng được! Thế còn việc thứ ba thì sao?

– Việc thứ ba là…

– Là cái gì?

– Câu chuyện Tống đại ca nói về việc chỉ phúc vi hôn đó, bất cứ hư
thực ra sao, nhưng từ nay trở đi cũng coi như là xí xóa, không ai nhắc
nhở đến nữa!

Sĩ Long nghe thấy Âu Dương Siêu nói như vậy ngạc nhiên hết sức, ngẩn người ra hồi lâu, rồi hỏi lại rằng:

– Tại sao?

– Tại hạ có nỗi khổ tâm riêng, khó nói ra lắm!

– Việc này khiến mỗ biết nói năng làm sao với tiểu muội được.

Vì khi gia mẫu bịnh nặng, ở trên Giao Sơn có trối trăn với tiểu muội như
thế, chẳng nhẽ mỗ là một người anh mà lại thối hôn cho em gái hay sao,
không được, việc này không thể làm được.

Không phải là Âu Dương
Siêu không biết rõ sự thật đâu nhưng vì tâm sự trùng trùng nên chàng mới đặt điều kiện ấy, bây giờ thấy Sĩ Long phản đối như vậy chàng nhận thấy việc này không phải là việc thường không thể coi như trò chơi được nên
chàng nghĩ ngợi giây lát rồi nói tiếp:

– Tại hạ biết việc này
với Tống đại ca thì khó nói lắm nhưng giữa đàn bà với đàn bà thì dễ nói
hơn cho nên đệ muốn Đoàn đại tỷ vào nói với lệnh muội, hỏi chẳng hay đại ca nghĩ sao?

Băng Dung cũng biết Âu Dương Siêu nói như thế là
muốn cho mình kể rõ cuộc nhân duyên của chàng với Giang Mẫn cho Lệ Châu
nghe. Ngờ đâu Sĩ Long xua tay lia lịa nói:

– Khó, khó nói lắm.

Âu Dương Siêu thấy y có vẻ lo âu như vậy thắc mắc hết sức liền đỡ lời:

– Lệnh muội Lệ Châu không những quốc sắc thiên hương, mà lại còn là
người đạt tình thông lý nên đệ chắc lệnh muội thế nào cũng tán thành.

Nhất Thống giáo chủ lại đáp:

– Phải, Lệ Châu là người rất thông minh và dễ tính lắm đúng như lời của các hạ vừa nói nhưng còn tiểu muội Minh Châu thì…

Âu Dương Siêu nghe thấy Sĩ Long nói như vậy mới biết Nhất Thống giáo chủ
còn có một người em gái nữa nên chàng ngượng và cũng vội nói tiếp:

– Tại hạ lỗ mãng thật, thế ra người đồng túc với tại hạ lại không phải là Lệ Châu cô nương.

– Ai bảo không phải là nàng?

– Nếu vậy quả hồ Lệ Châu cô nương nhận lời thì huynh đài còn cảm thấy khó xử nữa.

– Lão đệ chỉ biết một chớ không biết hai. Lệ Châu là người dễ nói chuyện thật nhưng Minh Châu thì khó nói lắm.

– Việc đó liên quan gì đến cô ta đâu mà cô ta phải bận tâm.

– Việc này có liên quan cả đến hai tiểu muội vì không những là chung
thân đại sự của chúng mà đây lại là di mệnh của gia mẫu chúng, không
quan tâm sao đặng.

– Không, gia phụ chỉ phúc vi hôn đó là vị tiểu thư nào thế?

– Khó là khó ở chỗ hai người cùng là…

– Xin Tống huynh chớ có nói bông.

– Sĩ Long tôi từ nhỏ tới giờ chưa hề nói bông nói đùa ai bao giờ, vả lại việc này là việc chung thân đại sự, như vậy nói đùa sao được.

– Tống huynh nói như vậy khiến tiểu đệ càng thắc mắc khó hiểu, chả lẽ…

– Lão đệ, xá muội hai người là chị em sinh đôi đấy.

Âu Dương Siêu nghe tới đó ngẩn người ra không biết nói năng làm sao liền đưa mắt nhìn Băng Dung để cầu cứu.

Băng Dung tuy rất thông minh nhưng đối với vấn đề nan giải này nàng cũng
không biết phải xử ra sao, nàng chỉ mỉm cười lắc đầu tỏ vẻ không sao
giúp được chàng thôi, Âu Dương Siêu giơ tay phải buông ngón tay ra và
đáp:

– Muốn kết liễu việc này đệ có ba yêu cầu hơi quá đáng một
chút, mong sư huynh nhận lời cho. Như vậy, việc của sư môn từ nay sẽ
không nhắc nhở tới nữa!

oOo Thanh Lam vội xen lời nói:

– Xin phu nhân cứ tự tiện!

Băng Phách phu nhân quay đầu lại, vừa cười vừa đáp:

– Nếu khi nào các người nhàn rỗi, nhớ lên Tuyết Sơn chơi, đến Thiên Tinh Cốc thăm tôi nhé.

Nói xong, nàng cùng Châu Nhi thủng thẳng đi luôn.

Chờ Băng Phách phu nhân đi mất dạng rồi, Thanh Lam liền quay lại nói với Liễu Kỳ rằng:

– Kỳ muội, để ngu huynh đưa hiền muội đi núi Chung Nam nhé!

Liễu Kỳ chỉ mong Lam đại ca đi với mình, nhưng nàng vẫn làm ra vẻ suy nghĩ, rồi u oán hỏi:

– Lam đại ca, có việc gì quan trọng không?

– Dù có, nhưng vẫn còn đủ thì giờ làm kịp. Bây giờ cần nhất là phải đưa
hiền muội đi chữa vết thương đó. Chờ tới tết Đoan Ngọ thì chúng ta cùng
lên Ngao Sơn một thể.

Liễu Kỳ tỏ vẻ lo âu, nói tiếp:


Lam đại ca cũng đi Ngao Sơn đấy à? Nghe nói Công Tôn sư thúc có mời sư
phụ em đến dự đại hội ấy và cả sư bá cũng thân chinh đến dự đại hội nữa. Hà! Người nào cũng bảo là trả thù cho mẹ em, nhưng đại ca nói đúng, kẻ
thù chính của mẹ em không phải là sư phụ của đại ca. Việc này nếu giải
quyết không khéo sẽ gây nên mối thù lớn của hai môn phái. Đại ca này,
sau khi em lành mạnh rồi, chúng ta cùng đi nói đại sư bá cùng sư phụ các người biết rõ nguyên nhân nhé!

– Kỳ muội là người thâm nhân đại nghĩa, sau khi hiền muội lành mạnh rồi tôi còn phải về kiếm ân sư
trước, rồi sẽ lên Ngao Sơn sau. Còn hiền muội cũng về thưa cùng tôn sư
hay. Như vậy, đôi bên sẽ hòa giải với nhau liền.

Nói tới đó, chàng đưa mắt lên nhìn sắc trời và nói tiếp:

– Kỳ muội, muộn lắm rồi, chúng ta cũng nên xuống núi trước đi!

Chàng thấy Liễu Kỳ hãy còn mặc áo dạ hành, trông rất chướng mắt, nên chàng
vội cởi áo vải ra khoác qua người nàng, rồi cùng nhau xuống núi.

Đi tới Sâm Thủy đã là tới giờ thân, hai người vào nghỉ chân trong nhà trọ. Thanh Lam vội ra ngoài đường mua hai bộ quần áo cho Liễu Kỳ thay đổi.

Sáng hôm sau, hai người thuê một chiếc xe rồi đi núi Chung Nam ngay.

Trong khi đi đường không có chuyện gì xảy ra cả. Không bao lâu đã tới chân
núi Chung Nam, hai người liền vào trong khách sạn nghỉ ngơi một đêm.

Sáng hôm sau, Thanh Lam ẵm Liễu Kỳ ra cửa để lên núi, bỗng thấy hai thanh
niên tuổi trạc hai mươi bốn, hai mươi lăm đi tới rồi ai nấy đều đưa mắt
nhìn, nhưng chàng nọ đã lướt qua cạnh rồi.

Thanh Lam cảm thấy mặt mũi hai người này rất anh tuấn, nhưng phải nỗi hơi có vẻ kiêu ngạo một chút.

Mới được bảy tám bước, chàng đã thấy phía sau có người khẽ kêu ủa một tiếng và nói:

– Tam sư ca trông thấy rõ không? Con nhỏ nằm ở trong tay tiểu tử hình như là Liễu sư muội ấy.

Tên thứ hai đáp:

– Để ngu huynh lên hỏi thử xem sao.

Lúc này nội công của Thanh Lam đã luyện tới mức hỏa hầu, nên lời nói của hai người tuy rất khẽ nhưng chàng đều nghe thấy hết.

Sự thật Liễu cô nương đã trông thấy rõ nhưng cố ý cúi thấp đầu xuống, chờ
hai người đi đã khá xa rồi, phải đi mau về cửa phía Nam.

Thanh Lam liền nghe lời, rảo cẳng đi luôn. Quả nhiên phía sau đã có tiếng quát của hai người vọng tới:

– Này, các ngươi đi đâu thế?

– Này, có đứng lại không?

– Tiểu tử này không thể chạy thoát được đâu, chúng ta mau đuổi theo đi!

Thanh Lam không thèm trả lời, cứ tiếp tục đi về phía trước. Vì trong thành
người đi lại đông đúc, không tiện giở khinh công ra, nên hai người theo
sau vẫn có thể theo dõi chàng được.

Một lát sau, chàng đã đi ra ngoài cửa Nam, thấy đằng xa có một dãy núi.

Liễu Kỳ sinh trưởng ở Tần Lãnh từ hồi còn nhỏ, tất nhiên nàng rất quen thuộc với địa thế ở nơi đây, nên nàng chỉ điểm đường đi tắt cho Thanh Lam
tiến thẳng về phía núi Chung Nam.

Thanh Lam đã giở khinh công ra, tốc độ của chàng nhanh như một luồng điện, chỉ trong nháy mắt đã bỏ xa
hai người kia rồi, và tiếng quát tháo của chúng ngày càng nhỏ dần.

Tuy vậy, chúng là đồ đệ của Mẫn Trường Cương, leo núi vượt non từ hồi còn
nhỏ, tất nhiên khinh công của chúng phải khá cao siêu, huống hồ chúng
lại thấy đồ đệ cưng duy nhất của Thẩm sư thúc lại bị lọt vào tay người,
và người đó lại còn dám chạy vào địa phận của phái Tần Lãnh mình nữa,
khi nào chúng chịu để yên. Mặc dầu càng đuổi, kẻ địch càng bỏ xa mình,
nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục.

Một lát sau đã chạy được mấy chục dậm đường, với khinh công của Thanh Lam, dù có đi hàng trăm dặm cũng không mệt mỏi gì cả.

Nhưng bây giờ chàng phải ẳm Liễu Kỳ ở trong tay, và phải vượt suối leo non
như vậy, nên chàng cũng cảm thấy mệt mỏi, mồ hôi toát ra như tắm.

– Lam đại ca mệt lắm rồi phải không? Chúng ta hãy ở đây nghỉ ngơi chốc lát nhé? Xem đại ca mồ hôi ướt đầm kìa!

Liễu Kỳ thấy chàng thở hồng hộc liền tỏ thương hại mà bảo chàng như vậy Thanh Lam vừa cười vừa đáp:

– Anh không mệt, nhưng nếu em muốn nghỉ ngơi ở đây chốc lát cũng được!

Nói xong, chàng ngừng bước, kiếm một tảng đá lớn ngồi xuống nhưng vẫn ẵm Liễu Kỳ ở trong lòng mà từ từ vận hơi điều tức.

Nghỉ ngơi một hồi lâu đã thấy hết mệt mỏi, chàng ngắm nhìn bốn chung quanh.
Lúc này chàng mới biết mình đã vào tới khu núi Chung Nam rồi, nhưng còn
Tam Mùi cốc là cái tên do Ly Hoa? Chân Nhân đặt ra thì làm sao mà hỏi
thăm tìm kiếm tới được. Chàng vừa nghĩ vừa lên tiếng hỏiL – Kỳ muội,
phía Nam núi Chung Nam này đi tới đâu thế?

Liễu Kỳ cười khì, đáp:

– Nơi đây tức là phía Nam của khu núi rồi, nhưng từ xưa tới nay tiểu
muội chưa thấy ai nói đến tên Tam Mùi cốc cả. À! Lam đại ca, tiểu muội
đã nghe ra rồi. Khi còn nhỏ, tiểu muội vẫn theo đại sư bá với mấy vị sư
huynh đến đây chơi. Sau được sư phụ có căn dặn, bảo không được đến đây
nữa. Sư phụ bảo, sư tổ có cắm một cái bia đá ở đây, cấm môn hạ phái Tần
Lãnh không được tới chốn này. Cho nên từ đó trở đi, tiểu muội không dám
tới đây nữa.

Thanh Lam ngạc nhiên vô cùng, vội hỏi tiếp:

– Thế đây chả là phía Nam của núi Chung Nam là gì?

– Tất nhiên rồi, nhưng phía Nam của núi Chung Nam lớn rộng lắm.

– Đi, chúng ta thử tiến về phía trước xem sao?

Liễu Kỳ cả kinh, đáp:

– Không nên vượt qua tấm bia đá cấm chỉ ấy.

– Tại sao?

– Nơi đó là đất cấm của sư môn, đại ca hãy nghe em, đừng đi tới nơi ấy.

– Sư tổ của hiền muội cấm các môn hạ tới đó, nhưng tôi có phải là môn hạ của ông ta đâu?

Liễu Kỳ không sao khuyên răn nổi chàng, đành để mặc cho chàng ẵm mình đi về phía đó.

Hai người vừa vượt qua được một ngọn núi, bỗng phía đằng trước có ba người ở lưng núi quay ra và tiến tới. Người đi đầu mặc áo dài, tuổi trạc tam
tuần, mày kiếm, mắt hổ, trông rất nghiêm nghị.

Hai người sau tuổi chừng hai mươi đến hăm ba. Cả ba đều đeo trường kiếm ở trên lưng.

Liễu Kỳ trông thấy ba người đó liền biến sắc mặt, vội rúc đầu vào lòng Thanh Lam không dám nhìn tiếp nữa, và cũng không dám để ba người đó trông
thấy rõ mặt của mình.

Đôi bên càng gần, đại hán trung niên đi đầu trố mắt lên nhìn Thanh Lam, có vẻ chú ý lắm. Nhất là y thấy chàng ẵm
một cô nương ở trong tay nên y càng để ý thêm, rồi đột nhiên lên tiếng
hỏi:

– Ngài đeo trường kiếm ở trên chắc là người trong võ lâm, chẳng hay tới núi Chung Nam này có việc gì thế?

Giọng nói của người đó rất lạnh lùng và kiêu ngạo, Thanh Lam đoán chắc những
người này thể nào cũng là môn hạ của phái Tần Lãnh, mình không nên gây
hấn với họ làm chi. Vì vậy chàng mỉm cười, đáp:

– Vì tiểu sinh mới phải tới đây yêu cầu một vị cao nhân ẩn dật trong khu núi này cứu chữa hộ.

Đại hán nọ cười nhạt một tiếng và nói tiếp:

– Nơi đây không có cao nhân nào ẩn cư hết. Các hạ nên rời ngay khỏi khu núi này thì hơn.

Y đứng dậy cản lối đi và cất tiếng nói như vậy, trong lòng đã bực tức rồi, nhưng chàng vẫn cố nén lửa giận, gượng cười đáp:

– Cảm ơn ngài đã chỉ điểm cho, tiểu sinh rất lấy làm cảm kích, nhưng…

Đại hán nọ sầm nét mặt lại ngắt lời chàng mà quát hỏi tiếp:

– Nhưng cái gì?

Thanh Lam thấy đối phương ăn nói vô lễ như thế càng tức giận thêm, liền lớn tiếng đáp:

– Tiểu sinh đi xa hàng nghìn dặm tới đây, khi nào lại nghe lời nói của các hạ mà xuống núi tức thì?

Đại hán trung niên nọ vẻ mặt tức giận, lạnh lùng hỏi tiếp:

– Các hạ không hỏi thăm người ta trước. Núi Chung Nam này có khi nào để
cho người ngoài lên xuống một cách tự do như thế này không? Tên họ của
các hạ là gì? Người ở trong tay các hạ là ai thế?

Thanh Lam càng nghe càng bực mình, liền cười nhạt đáp:

– Tiểu sinh họ Giang, còn nàng là…

Chàng chưa kịp nói dứt thì đằng sau có tiếng người lớn tiếng nói luôn:

– Đại sư huynh chớ có buông tha tiểu tử này. Liễu sư muội đã bị y bắt cóc đấy.

Đại hán trung niên kia lên tiếng nói tiếp:

– Tiểu tử táo gan thực, lại còn dám lên Tần Lãnh này quấy nhiễu nữa.

Y chưa nói dứt đã nhanh tay tấn công luôn vào mặt Thanh Lam.

Thấy đối phương ra tay nhanh như thế, Thanh Lam biết địch thủ không phải là
tay tầm thường. Đồng thời, bên địch có tất cả năm người, một địch với
năm thì không sợ gì hết, nhưng trong lòng còn Liễu Kỳ thì biết làm sao
đây? Chàng đang lo âu thì tay của đối phương đã chộp tới, nhưng chàng
không sợ hãi chút nào, vội lép ngực lại, hai chân khẽ nhún một cái,
người đã nhảy sang bên hơn thước.

Đại hán trung niên nọ thấy thế chộp đó của mình bị hụt, cũng phải giật mình kinh hãi thầm. Y lại cười nhạt, nói tiếp:

– Không ngờ tiểu tử này lại là một võ gia cao thủ.

Vừa nói xong, y lại hóa chưởng thành chỉ, nhằm yết hầu của chàng tấn công
tiếp. Đồng thời, hai thanh niên đứng ở phía sau y đều rút trường kiếm ra khỏi bao, một tả một hữu xông lại tấn công chàng cùng một lúc.

Đường núi đã chật hẹp mà bây giờ ba người ở ba mặt xông lại tấn công như vậy, huống hồ phía sau chàng lại có hai người vừa phi thân tới, như vậy có
khác gì là “tiền vô khứ lộ, hậu hữu truy binh”.

không? Nhưng
Thanh Lam bây giờ có phải là Thanh Lam trước kia đâu, trung niên nọ tuy
ra tay rất nhanh, nhưng động tác của chàng lại còn nhanh hơn. Chàng vừa
ngửa người về phía sau tránh thế chộp của y, tiếp theo đó, chàng còn
quát lớn:

– Tránh ra!

Chàng khẽ nhún chân một cái, người
nhanh như điện chớp đã phi lên cao hai trượng, vượt qua đầu ba người và
nhảy ra ngoài xa hơn trượng. Chàng không đổi hơi nữa, tiếp tục nhảy nhót mấy cái như thế, nhanh không thể tưởng tượng được đã đi thật xa rồi.

Đại hán trung niên vừa ra tay tới lưng chừng đã thấy mắt hoa một cái, y
chưa trông thấy rõ gì hết thi kẻ địch đã mất tích rồi, và trên đầu có
tiếng gió động, y mới biết đối phương đã nhảy vượt qua đầu mình. Y là
đại đệ tử đời thứ ba của phái Tần Lãnh, cơ khí và võ công đều hơn người, và đã khét tiếng võ lâm từ lâu.

Lúc này y nghe thấy trên đầu có
tiếng gió động liền ngồi sụp xuống và quay đầu lại nhìn, mới hay địch
thủ đã ẵm sư muội của mình nhảy ra ngoài xa và chạy ở trên đường núi
cách mình hơn hai mươi trượng rồi. Y vội giở hết tốc lực khinh công ra
đuổi theo, đồng thời, bụng còn bảo dạ rằng:

“Nguy hiểm thực! Vừa rồi, lúc đối phương nhảy qua đầu, nếu y hạ sát thủ có phải là ta không chết cũng bị thương nặng rồi không”?

Tuy nghĩ như vậy nhưng là người kiêu ngạo đã quen, lúc này ở trước mặt bốn
người sư đệ, khi nào y lại chịu lép vế và mất sĩ diện ở trước sư đệ như
thế? Nên y quát lớn một tiếng, rút trường kiếm ra rảo cẳng đuổi theo
tiếp.

Bốn người sư đệ Ở phía sau y vội đuổi theo tiếp. Vì không
muốn sư môn của mình gây hấn với phái Tần Lãnh, Thanh Lam mới phải giở
hết tốc độ khinh công ra đào tẩu như thế. Chàng cũng biết năm người đuổi theo đó quyết không chịu để yên cho mình đâu, nên chàng không ngừng
bước chút nào, cứ cắm đầu ù té chạy hoài. Lúc này huyền quan của chàng
đã được đả thông, chân khí lưu chuyển, nên người chàng rất nhẹ nhàng.
Mỗi bước nhảy của chàng là đi xa mười mấy trượng. Người ngoài trông
chàng như đi lướt ở trên không vậy, chứ không phải là chạy ở trên mặt
đất nữa. Chỉ trong nháy mắt, chàng đã bỏ xa năm người nọ rồi.

Thoạt tiên, Liễu Kỳ còn lo âu sẽ bị năm người nọ đuổi theo kịp, nhưng bây giờ nàng thấy chàng bỏ xa đối phương như thế, trong lòng vừa kinh ngạc vừa
mừng rỡ.

Không bao lâu, Thanh Lam đã chạy được một quãng thật xa.

Liễu Kỳ nằm trong lòng chàng bụng bảo dạ rằng:

“Ba tháng trước đây khi mình đấu với chàng hình như võ công của chàng chẳng hơn được mình bao nhiêu, không ngờ cách biệt có ba tháng trời mà võ
công của chàng lại tiến bộ nhanh chóng đến như vậy”.

Nhưng nàng có biết đâu chính sư phụ của nàng là Thẩm sư thái còn bị chàng đánh bại.

Lúc ấy chàng đã vượt qua được bảy tám ngọn núi rồi. Tuy Thanh Lam chưa
ngừng chân, nhưng Liễu Kỳ đã cảm thấy chàng thở hồng hộc, vẻ mệt nhọc
lắm rồi, và mồ hôi của chàng cứ nhỏ giòng xuống mặt nàng. Sở dĩ chàng
mệt nhọc như thế là vì hỏa hầu hãy còn non nớt, huống hồ tay lại ẵm một
người như vậy. Liễu Kỳ cất giọng êm ru, khẽ khuyên chàng rằng:

– Lam đại ca, chúng ta hãy ngừng chân nghỉ ngơi giây lát. Đằng nào bọn họ cũng không đuổi kịp nữa rồi. Dù họ có đuổi đến nơi, lúc ấy chúng ta
tiếp tục chạy cũng không muộn cơ mà.

Thanh Lam mỉm cười, liền ngừng chân lại và dùng tay áo lau mồ hôi ở trên mặt rồi đáp:

– Lạ thực, sao lại gặp nhiều người như thế?

Liễu Kỳ vừa cười vừa nói tiếp:

– Mấy người đó đều là môn hạ của đại sư bá, người đấu với đại ca là La
Uyên đại sư huynh đấy. Y đã được giang hồ ban cho biệt hiệu là Truy Vân
Thủ và cũng là cao thủ số một của đệ tử đời thứ ba của phái Tần Lãnh
đấy.

Nàng vừa nói tới đó cười khì một tiếng và nói tiếp:

– Hôm nay Truy Vân Thủ không đuổi kịp đại ca đủ thấy khinh công của đại ca còn nhanh hơn bọn họ nhiều.

Thanh Lam nghe thấy nàng nói như thế cũng không sao nhịn được cười, Liễu Kỳ lại nói tiếp:

– À tiểu muội còn chưa nói tiếp, vừa rồi đại ca bảo sao lại may mắn gặp
nhiều người ở đây như thế có phải không? Sự thực đại sư bá ở ngay trong
Thương Ưng Cốc chỗ mà ta thế nào cũng phải đi qua, vì tiểu muội chỉ
đường tắt cho đại ca đi nên mới không đi qua mặt họ.

– Thế phái Tần Lãnh không phải là ở trên núi Tần Lãnh ư?

– Sư tổ ở Lưu Vân Lãnh trên dãy núi Tần Lãnh, còn sư phụ tiểu muội thì ở Giải Thoát Am dưới chân núi ấy. Lam đại ca không biết đấy thôi dãy núi
Tần Lãnh lớn lắm, núi Chung Nam cũng thuộc dãy núi ấy đấy…

Thanh Lam bỗng ngắt lời:

– Bọn họ đuổi theo tới đây.

Liễu Kỳ ngơ ngác nhìn chung quanh không thấy một bóng người nào cả vội hỏi:

– Họ Ở đâu?

– Họ đang đi ở lưng núi phía trái kia.

– Nếu vậy họ hãy còn cách chúng ta xa lắm, nhưng chúng ta cũng nên lên đường đi thôi.

Hai người lại tiếp tục lên đường đi qua một ngọn núi, bỗng thấy đằng trước
có một cái cốc khẩu rộng chừng hai mươi trượng, hai bên là vách núi cao
chót vót trông rất nguy hiểm. Thanh Lam liền ngừng chân ở chỗ cốc khẩu,
vì chàng thấy cạnh đó có một tấm bia đá cao bằng đầu người, trên đó có
khắc tám chữ:

“Cấm đệ tử Tần Lãnh vào trong cốc”; hạ khoản đề “Thiên Si Thượng Nhân đề”.

Thanh Lam thấy vậy bụng bảo dạ rằng:

“Quả nhiên là Thiên Si Thượng Nhân có lập một bia đá ở nơi đây cấm môn hạ
của ông ta vào trong sơn cốc thực, ta thử vào trong đó xem sao?”.

Lòng hiếu kỳ thúc đẩy chàng đang định đi vào trong đó thì bỗng nghe thấy phía sau có tiếng người nói:

– Tiểu tử dám vào cấm địa của sư tổ ngăn cấm, chúng ta phải mau đuổi theo mới kịp.

Thanh Lam không quay đầu lại nhìn, cứ tủm tỉm cười tiến thẳng vào sơn cốc,
chàng đi được một quãng đường thì năm tên nọ vừa đuổi tới miệng sơn cốc, chàng nghe thấy một tên trong bọn họ nói:

– Đại sư huynh, tiểu tử đã chạy vào trong sơn cốc rồi biết làm sao bây giờ đây?

– Y dám tự tiện vào trong cấm địa của sư tổ, chúng ta phải đuổi theo vào mới được.

Tiếng của La Uyên nói như vậy, một tên khác vội đỡ lời:

– Ồ, đại sư huynh, tấm bia đá của sư tổ chẳng cấm chúng ta vào trong sơn cốc là gì?

La Uyên đáp:

– Chúng ta vào sơn cốc bắt kẻ đột nhập, như vậy sao lại không được. Các
vị sư đệ cứ yên tâm, có việc gì đã có sư huynh chịu trách nhiệm cho.

Thế rồi Truy Vân Thủ dẫn đầu đuổi theo vào trong sơn cốc.

Thanh Lam thấy cử chỉ của chúng như vậy ngạc nhiên hết sức, vì chàng thấy
ngoài cốc khẩu có tấm bia đá của Thiên Si Thượng Nhân cấm các môn hạ vào trong sơn cốc này, nên sau khi qua khỏi tấm bia đó chàng đi ung dung
chứ không chạy như trước. Bây giờ chàng thấy đối phương không quản ngại
gì bia cấm đó mà cứ tiếp tục đuổi theo vào, chàng lo âu vô cùng vội rảo
bước đi vào bên trong, đang đi lại có một tấm bản đá xuất hiện. Tấm bản
này dựng ngay ở giữa lối đi, chàng ngạc nhiên vô cùng, bụng bảo dạ
rằng”.

“Chắc tấm bản đá này cũng là của Thiên Si Thượng Nhân lập
chứ không sai. Bộ hạ của ông không sợ bảng cấm thì ông còn lập bảng cấm
như thế này làm chi?”.

Chàng đang suy nghĩ thì chân đã đi tới
gần. Lúc ấy chàng mới thấy rõ trên tấm đá có khắc ba chữ Tam Mùi Cốc
lớn. Chàng mừng rỡ khôn tả vội la lớn:

– Tam Mùi Cốc, đã tới Tam Mùi Cốc rồi.

Liễu Kỳ đang thiêm thiếp ngủ, nghe chàng kêu là như thế vội mở mắt ra nhìn vừa cười vừa nói:

– Có đường tới Tam Mùi Cốc chưa? Lam đại ca, chúng ta đã tìm tới nơi đấy rồi đấy à?

Thanh Lam không trả lời, sự thực chàng không có thì giờ trả lời thì đúng hơn, vội tung mình nhảy qua tấm bản đá ấy, liền thấy trước mặt khác hẳn.
Phía đằng trước như có làn sương mù đỏ rộng bao la bát ngát và cũng
không khác gì một đám cháy lớn vậy.

Thì ra đó là hàng muôn vạn
cây lựu cao lớn và mọc chằng chịt, vì vậy cả sơn cốc như có một làn
sương mù đỏ bao vây. Đồng thời chàng cũng không thấy có đường lối nào để vào trong sơn cốc hết, chàng ngẩn người ra suy nghĩ thầm:

“Đã tìm tới Tam Mùi Cốc rồi, chắc Ly Hỏa Chân Nhân thể nào cũng có ở bên trong”.

Nghĩ đoạn, chàng vẫn ẵm Liễu Kỳ nhảy thẳng vào trong rừng lựu, chàng nhảy
cao ba trượng và nhảy liên tiếp mấy cái như thế rồi ngừng chân lại, kinh ngạc hết sức. Vì chỉ trong nháy mắt chàng không còn thấy những cây lựu
nữa, chàng thắc mắc vô cùng vì dù chàng mở to mắt đến đâu cũng không sao trông thấy được những cảnh vật ở chỗ cách xa mình hơn trượng, chàng
liền nghĩ tiếp:

“Rõ ràng mặt trời đang ở trên cao chiếu rọi
xuống, sao bây giờ lại…? Chẳng lẽ rừng lựu này quá mau, mà che lấp hết cả ánh mặt trời chăng? Không có lý mình đã được đả thông sinh tử huyền
quan rồi tuy trong đêm khuya cũng có thể trông thấy rõ cảnh vật ở ngoài
xa hơn trượng. Chàng kêu “ủa” một tiếng thì nghe thấy Liễu Kỳ nói:

– Lam đại ca, rừng lựu này lạ lùng lắm. Chi bằng chúng ta hãy lui ra khỏi nơi đây đã.

Thanh Lam cũng cảm thấy tình hình khác lạ liền quay trở về lối cũ. Ngờ đâu
tha hồ chàng nhảy nhót như thế nào cũng không sao ra khỏi được khu rừng
lựu ấy.

Càng nhảy nhiều bao nhiêu, chàng càng cảm thấy hai chân mỏi mệt bấy nhiêu và người lơ mơ như đang sống ở trong giấc mơ vậy.

Một lát sau chàng đã quên mất mình đang ở đâu, bốn phía đằng trước chỗ cách mình không xa có tiếng người quát tháo vọng tới.

Thanh Lam giật mình kinh hãi liền ngừng bước nghinh thần điều hơi vận tức một hồi rồi mới mở mắt ra nhìn quanh thấy mình vẫn ở trong rừng lựu. Liễu
Kỳ đã ở trong lòng mình ngủ say.

Lúc ấy bốn bề đều âm u, dù kẻ
địch có đứng ngay ở trước mặt cũng khó mà trông thấy rõ, nên chàng đoán
chắc đối phương thế nào cũng không trông thấy mình đâu, nhưng chàng cũng ngạc nhiên là tiếng quát không hiểu từ đâu vọng tới. Chàng lại tĩnh tâm nghinh thần lần nữa, đồng thời phát giác ra là bí mật là quý hồ mình
ngồi yên không cử động là không thấy cảnh ảo giác ngay, tuy không ra
khỏi được khu rừng này nhưng cũng không đến nỗi mơ hồ như trước nữa.

Chàng đã hiểu lí lẽ ấy rồi vội tung mình nhảy ngay lên cây lựu để tâm tìm
kiếm lối. Chàng bỗng nghe thấy bên phía trái cách mình chừng ba trượng
có người lớn tiếng kêu gọi:

– Đại sư huynh ở đâu thế?

– Khốn nạn thực, cái rừng ma này kỳ lạ lắm.

Thanh Lam mới biết kẻ địch đuổi theo mình vào tới trong khu rừng lựu này rồi.

– Sư đệ, chi bằng chúng ta chặt gẫy hết những cây này đi, xem nó còn giở trò ma ra như thế không?

Chàng đã nhận ra tiếng nói là của Truy Vân Thủ La Uyên, có lẽ y đang dùng nội gia chân khí kêu la nên tiếng nói lớn như thế vọng ra ngoài xa đến hai
mươi trượng như vậy.

Sau tiếng quát bảo ấy bọn người nọ mới vỡ
nhẽ, tiếp theo Thanh Lam lại nghe thấy ở bốn năm chỗ có tiếng chặt cây
kêu “lập bập” hoài.

– Tiểu bối, Tam Mùi Cốc này có phải là nơi
để cho các ngươi quấy rối đâu? Có mau ngừng tay không, chẳng lẽ các
ngươi muốn chết hay sao?

Giọng nói của một ông già ở đằng xa nói
vọng tới. Tiếng nói không lớn lắm, nhưng khi lọt vào tai lại kêu như sấm động khiến ai cũng phải vang tai nhức óc, sợ hãi khôn tả.

Thanh
Lam nghe tiếng nói ấy mừng rỡ vô cùng và chàng đoán chắc ông già ấy thế
nào cũng là Ly Hỏa Chân Nhân. Chàng vừa nghĩ tới đó lại nghe thấy một
thanh niên khác lên tiếng nói:

– Lão quỷ, ngươi là ai? Khôn hồn thì hiện thân ra để tiểu gia kiến thức.

Truy Vân Thủ cũng quát tiếp:

– Lão quỷ, với cái trò pháp thuật che mắt này của ngươi thì làm sao mà giam giữ nổi môn hạ của phái Tần Lãnh.

Ông già nọ trả lời chúng rằng:

– Tiểu bối các ngươi là cái thứ gì mà cũng đòi ra nổi nơi đây?

Hà…Hà… Tần Lãnh môn hạ? Các ngươi không trông thấy miếng đá của lão già Thiên Si ư? Biết vậy mà các ngươi còn cố ý xâm phạm.

La Uyên vừa cười vừa nói tiếp:

– Lão quỷ, thế ra ngươi là người bị tổ sư chúng ta giam giữ ở nơi đây,
Như vậy còn không biết thân mà còn dám ăn nói ngang tàng như thế.

– Câm mồm!

Giọng ông già nọ đột nhiên quát tháo:

– Tiểu bối các ngươi không biết trời cao gì hết. Lão già Thiên Si đối
với ta cũng phải nhường nhịn ba thành, huống hồ các ngươi dám vô lễ với
bề trên như thế? Chả lẽ các ngươi không nghe thấy sư trưởng của các
ngươi nói hai mươi năm trước chân nhân này vân vu tới nơi đây, thích cốc này u tĩnh, rất hợp thanh tu, liền ở đây tu hành. Lão già Thiên Si còn
phải lập bia đá để cấm các môn hạ vào trong này, nếu chân nhân này không nể mặt lão già Thiên Si thì các ngươi đã chết từ lâu rồi. Nhưng ngày
hôm nay, các ngươi dám tự tiện xông vào cấm địa, phá hủy những cây lựu
của ta. Nếu chân nhân này không cho các ngươi một bài học, người trên
giang hồ lại tưởng chân nhân này sợ lão già Thiên Si.

Mấy lời ấy
còn ở trong đáy cốc truyền ra, nhưng tiếng nói vừa dứt thì đã có tiếng
cười nổi lên ở trên không kêu như sấm sét, rồi tiếng cười chưa dứt,
ngoài hai mươi trượng đã có tiếng kêu “hự” và tiếng người nói:

– Lão tiền bối, chúng tôi là người dưới…

– Chân nhân không biết các ngươi hữu ý hay vô ý, nhưng thể nào cũng phải trừng phạt các ngươi một phen đã.

Tiếng ông già chưa nói dứt thì hình như năm người nọ đã bị Ông ta kềm
chế rồi, nên không thấy kêu la và trả lời gì nữa. Thanh Lam rùng mình
kinh hãi, bụng bảo dạ rằng:

“Ly Hỏa Chân Nhân này ra tay nhanh như điện, lợi hại thật”.

Chàng cứ nằm phục yên trên cành cây, không dám cử động.

Chàng lại nghe thấy Ly Hỏa Chân Nhân đứng ở ngoài rừng lên tiếng hỏi:

– Tiểu bối các ngươi là môn hạ của ai, trước mặt chân nhân này không được nói dóc.

Thanh Lam nghe thấy La Uyên đáp:

– Tiểu bối…gia sư họ Mẫn, tên là Trường Cương. Lần này năm anh em
chúng tôi thật là…thật là Ly Hoa? Chân Nhân không để cho y nói nốt, đã vội ngắt lời:

– Được, các ngươi dám xúc phạm đến chân nhân sẽ trói các ngươi ở đây còn tên này về gọi Mẫn Trường Cương đến đây nhận chúng về.

Tên này không dám nói nhiều, chỉ vâng vâng dạ dạ, vội vã đi luôn.

Thanh Lam không chịu bỏ lỡ dịp may này, vội nhảy xuống đất kêu gọi:

– Xin lão tiền bối hãy ngừng bước! Tiểu bối Giang…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN