Sứ Giả Của Thần Chết - Chương 9
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
134


Sứ Giả Của Thần Chết


Chương 9


Một vụ tai tiếng đã làm rung chuyển các tổ chức mật vụ quốc tế, Medhi Ben Barka, một đối thủ của vua Hassan II Marốc, đã bị bắt cóc trong khi bị lưu đày tại Paris và bị sát hại với sự trợ lực của mật vụ Pháp. Tiếp theo sự kiện ấy là việc Tổng thống Charles de Gaulle đã đưa ngành mật vụ ra khỏi sự kiểm soát của Văn phòng Thủ tướng và đặt nó dưới sự bảo trợ của Bộ quốc phòng đương nhiên chịu trách nhiệm về sự an toàn của Marin Groza, người được chính phủ Pháp cho tị nạn. Lực lượng cảnh sát đóng trước mặt biệt thự tại Neuilly gác bảo vệ 24/24, nhưng chính nguồn tin về việc Lev Pasternak phụ trách an ninh nội bộ của biệt thự đã làm cho Passy tin tưởng. Chàng đã tự để mắt đến việc thu xếp vấn đề an ninh và tin chắc rằng ngôi nhà không thể nào xâm nhập được.

Trong những tuần lễ vừa qua, tin đồn đã loan ra trong giới ngoại giao rằng một cuộc đảo chính sắp xảy ra, rằng Marin Groza dự định trở về Rumani, và riêng Alexandros Ionescu sẽ bị những sĩ quan quân đội kỳ cựu của ông lật đổ.

Lev Pasternak gõ cửa và bước vào thư viện nhét đầy sách được dùng làm văn phòng của Marin Groza. Groza đang ngồi làm việc sau bàn giấy. Ông ngước lên khi Pasternak bước vào.

– Mọi người đều muốn biết khi nào cuộc cách mạng sẽ xảy ra, – Pasternak lên tiếng. – Đây là một thế giới bí mật tệ nhất đấy.

– Bảo họ hãy kiên nhẫn. Anh sẽ đến Bucarest với tôi không, Lev?

Hơn bất kì thứ gì khác, Lev Pasternak khao khát được trở về Israel.

– Tôi sẽ chỉ tạm thời đảm nhận công việc này, – chàng đã bảo Marin Groza thế. – Cho đến khi nào ông đã sẵn sàng để tiến công.

“Tạm thời!” đã biến thành hàng tuần lễ và hàng tháng rồi cuối cùng thành ba năm. Và bây giờ đã đến lúc họ phải có một quyết định khác.

Trong một thế giới người lùn – Pasternak nghĩ thế, – Mình đã được đặc ân phục vụ một người khổng lồ. – Marin Groza là một con người vị tha và lý tưởng nhất mà Lev Pasternak đã từng biết.

Khi Pasternak đã đến làm việc cho Groza, chàng không hề biết gì về gia đình của ông. Groza không bao giờ đề cập đến họ, nhưng vị sĩ quan đã dàn xếp cho Pasternak đến gặp Groza đã kể cho chàng nghe Groza bị phản bội. Bọn bắt và hành hạ ông năm ngày. Họ hứa trả lại tự do cho ông nếu ông chịu khai tên các cộng sự viên bí mạt của ông. Ông không chịu nói. Họ bắt vợ và đứa con trai 14 tuổi của ông và đưa họ vào phòng thẩm vấn. Groza đã được phép chọn lựa khai hoặc nhìn họ chết. Đấy là quyết định khó khăn nhất của bất kỳ người đàn ông nào trong trường hợp như vậy. Đấy là sự lựa chọn giữa sinh mạng của vợ con yêu quý và sinh mạng của hàng trăm người tin tưởng ông. Tôi nghĩ rằng điều cuối cùng đã khiến cho Groza quyết định chọn cách ông ấy đã làm là ông ấy tin rằng dù sao thì ông và gia đình ông ấy cũng sẽ bị giết. Ông ấy từ chối khai tên. Các người gác cột ông vào một chiếc ghế và buộc ổng phải nhìn vợ và con gái ông bị hiếp dâm tập thể cho đến chết. Nhưng họ chưa chịu ngừng tay với Groza, khi việc ấy xong và thân xác máu me của họ nằm dưới chân ông, họ còn thiến ông nữa!

– Ồ Chúa ơi.

Viên sĩ quan nhìn vào mắt của Lev Pasternak và nói:

– Điều quan trọng cho ông hiểu là Marin Groza không muốn trở về Rumani để trả thù. Ông muốn chắc chắn rằng những sự việc tương tự sẽ không bao giờ tái diễn nữa.

Lev Pasternak đã ở với Groza từ ngày ấy và càng ở với nhà cách mạng, chàng càng yêu ông hơn. Giờ đây, chàng sẽ phải quyết định có nên bỏ chuyện trở về Israel của chàng và đi Rumani với Groza không.

***

Pasternak đang đi xuống hành lang chiều hôm ấy và trong lúc chàng đi ngang qua cửa phòng ngủ của Marin Groza, chàng nghe những tiếng Lantz kêu đau đớn quen thuộc vọng ra. “Vậy là thứ sáu rồi”- Pasternak nghĩ thế. Ngày bọn gái điếm đến. Họ được chọn từ Anh, Bắc Mỹ, Brasil, Nhật Bản, Thái Lan và nửa tá các quốc gia khác, được chọn lọc ngẫu nhiên. Họ chăng biết họ sẽ đến đâu và sẽ gặp ai. Họ được đón tại phi cảng lên chuyến bay trở về.

Mỗi đêm thứ sáu, các căn phòng vang dội những tiếng la thét của Groza. Ban tham mưu cho rằng một sự hành dục kỳ dị đang diễn ra. Người duy nhất biết được điều gì đang thực sự xảy ra sau cửa phòng ngủ lại là Lev Pasternak. Bởi vì những việc tiếp bọn gái điếm chẳng liên quan gì đến tình dục cả Đó chỉ là một cuộc hành xác. Mỗi tuần một lần.

Groza cởi trần truồng và bảo một người phụ nữ cột ông vào một chiếc ghế và quất ông tàn nhẫn cho đến khi máu ông đổ ra và mỗi lần ông bị quất như thế ông sẽ trông thấy vợ con ông bị hãm hiếp đến chết, Lantz thét kêu cứu. Và ông ta lại la lớn:

– Tôi hối hận? Tôi sẽ khai. Ồ, Chúa ơi, hãy để tôi khai!

Cú điện thoại đến mười ngày sau khi thân thể của Harry Lantz được tìm thấy. Ngài chủ sự đang ở giữa một cuộc họp tham mưu trong một phòng họp khi tín hiệu hệ thống liên lạc mắc song song vang lên.

– Tôi biết rằng ngài yêu cầu không nên quấy rầy, thưa ngài, nhưng đây là cú điện thoại gọi từ hải ngoại. Khẩn cấp đấy. Một cô Neusa Munez gọi từ Buenos Aires. Tôi đã bảo cô ta…

– Được rồi. – Ông nén thật kỹ cảm xúc của mình.

– Tôi sẽ nhận điện thoại tại văn phòng riêng của tôi – ông xin lỗi, đi vào văn phòng và khoá cửa lại.

– Ông nhấc máy lên, – Alô, đấy có phải là cô Munez không?

– Vâng ạ. – Một giọng nói có âm điệu Nam Mỹ, thô lỗ và không có học thức. – Tôi có lời của Angel cho ngài đây. Anh ấy không thích người sứ giả tọc mạch mà ngài đã gửi đến!

– Ông phải chọn từ cẩn thận. – Tôi rất tiếc. Nhưng chúng tôi vẫn muốn Angel tiến hành với việc dàn xếp của chúng tôi. Việc ấy có thể được không?

– Vâng. Anh ấy bảo anh ấy muốn làm việc ấy.

Người đàn ông cố giữ lại một tiếng thở dài nhẹ nhõm. – Tuyệt. Làm cách nào tôi có thể dàn xếp được việc ứng trước cho ông ấy!

Người phụ nữ bật cười.

– Anh Angel không cần món tiền ứng trước nào cả. Không ai lừa Angel được – Giọng nói bỗng trở nên lạnh lùng. – Khi xong việc, anh ấy bảo ngài đặt tiền tại – chờ một phút – tôi có ghi đây – đây này – Ngân hàng quốc gia tại Zurich. Đấy là một nơi ở Thuỵ Sĩ. – Giọng nàng như một đứa con nít.

– Tôi cần số tài khoản.

– Ồ, vâng. Số là – Giêsu. Tôi quên rồi. Hãy giữ máy đấy. Tôi có đâu đấy ở đây thôi. – Ông nghe tiếng giấy sột soạt và cuối cùng nàng lại cầm điện thoại lên. – Đây này. J 349077.

– Ông lặp lại con số. – Ông ấy có cách nào sớm tiến hành vấn đề này không?

– Khi nào anh ấy chuẩn bị xong, thưa ngài. Angel nói ngài sẽ biết khi nào anh ấy làm xong. Ngài sẽ đọc được trên báo.

– Rất tốt. Tôi sẽ cho cô số điện thoại riêng của tôi trong trường hợp Angel cần liên lạc với tôi.

Ông chậm rãi cho nàng số ấy.

TBILISI, LIÊN XÔ

Cuộc họp được tổ chức tại một ngôi nhà biệt lập bên bờ sông Kura.

Vị chủ toạ lên tiếng:

– Hai vấn đề khẩn cấp đã nói lên. Vấn đề thứ nhất là tin tức tốt. Ngài chủ sự đã được Angel nhắn. Hợp đồng đang tiến hành.

– Đấy là tin rất tốt! – Freyr thốt lên. – Còn tin xấu thế nào?

– Tôi e rằng nó liên quan đến ứng cử viên đại sứ tại Rumani, nhưng tình hình có thể thu xếp…

Thật là khó cho Mary Ashley chú tâm vào lớp học. Có điều gì đấy đã thay đổi. Dưới mắt của sinh viên, nàng đã trở thành một nhân vật nổi danh.

Đấy là một cảm giác nặng nề. Nàng có cảm giác rằng lớp học đang chú ý tới từng lời nói của nàng.

– Như chúng ta biết, năm 1956 là một năm đại hồng thuỷ xảy ra ở nhiều quốc gia Đông Âu. Với việc Gomulka trở lại chính quyền, cộng sản quốc gia đã nổi lên tại Ba Lan. Tại Tiệp Khắc, Antonin Malloryny lãnh đạo Đảng cộng sản. Năm ấy tại Rumani chẳng có thay đổi chính quyền nào quan trọng cả…

Rumani… Bucarest… Từ những bức ảnh mà Mary đã xem, nó phải là một trong những thành phố đẹp nhất tại châu Âu. Nàng chưa quên bất cứ câu chuyện nào mà ông nàng đã kể cho nàng về Rumani cả. Nàng nhớ lại nàng đã kinh hãi như thế nào lúc còn là một cô gái nhỏ vì những chuyện cổ tích của ông về ông Hoàng Vlad kinh khủng thuộc Transylvania.

– Lão là một con quỷ hút máu, Mary ạ, sống trong lâu đài to lớn của lão trên núi cao thuộc rừng Brasow và hút máu những nạn nhân vô tội của lão.

Mary bỗng nhận ra một sự im lặng hoàn toàn trong căn phòng. Lớp học đang nhìn chăm chú.

– Mình đã đứng đây và lo ra bao lâu rồi nhỉ? – Nàng tự hỏi và vội vã tiếp tục bài thuyết trình.

– Tại Rumani, Gheorgin-Dej đã củng cố quyền lực trong Đảng công nhân…

Giờ học hình như tiếp tục mãi mãi, nhưng may quá, nó gần xong rồi.

– Bài làm ở nhà của các anh chị sẽ là viết một bài tiểu luận về việc đặt kế hoạch và điều hành kinh tế của Liên Xô, mô tả tổ chức cơ ban của các cơ quan chính phủ và sự kiểm soát của Đảng cộng sản Xô viết. Tôi muốn các anh chị phân tích các vấn đề đối nội và đối ngoại của chính sách Xô viết với sự nhấn mạnh vào địa vị của họ tại Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani.

“Rumani… Xin mời đến Rumani, bà Đại sứ. Chiếc xe hòm của bà đây để đưa bà về Toà đại sứ của bà. Toà đại sứ của nàng. – Nàng đã được mời đến sống tại một trong những thủ đô thú vị nhất của thế giới, để báo cáo với Tổng thống và là điểm trung tâm trong quan điểm giữa các dân tộc của ngài. – Đáng lẽ mình có thể là một phần của lịch sử đấy”.

Nàng tỉnh mộng vì tiếng chuông reo. Giờ học đã xong. Đã đến giờ trở về nhà và thay áo. Edward có thể từ bệnh viện về sớm, chàng sẽ đưa nàng ra một câu lạc bộ thôn quê để ăn chiều.

Việc ấy phù hợp với một vị Đại sứ hụt.

***

– Luật xanh! Luật xanh!

Giọng nói oang oang qua chiếc loa vọng khắp hành lang của bệnh viện.

Ngay cả khi toán cấp cứu bắt đầu tụ ở cửa vào xe cứu thương, âm thanh của chiếc còi báo động vẫn còn vang dội. Bệnh viện cộng đồng, Geary là một toà nhà màu nâu ba tầng có vẻ khắc khổ nằm trên ngọn đồi trên đường St. Mary tại khu vực Tây Nam của thị trấn Junction. Bệnh viện có 92 giường với hai phòng giải phẫu hiện đại và một dãy phòng khám bệnh và văn phòng quản trị.

Đấy là một ngày thứ sáu bận rộn và khu trên tầng lầu trên cùng đã đầy nghẹt các bệnh binh đến thành phố từ pháo đài Riley kế cận, khu vực đồn trú của Sư đoàn I bộ binh còn là Sư đoàn Big Red, để nghỉ cuối tuần.

Bác sĩ Edward Ashley đang may lại da đầu cho một người lính đã thua trận tại một quầy rượu.

Edward Ashley làm bác sĩ tại bệnh viện Cộng đồng Geary được 13 năm và trước khi đi vào viện thực tập riêng, chàng là một phẫu thuật viên phi hành của không quân với cấp bậc đại uý. Nhiều bệnh viện nổi tiếng tại các thành phố lớn đã tìm cách quyến rũ chàng đi xa, nhưng chàng lại thích ở lại chỗ cũ hơn.

Chàng hoàn tất công việc với bệnh nhân và nhìn quanh. Có ít nhất một tá binh sĩ đang chờ đợi chàng may vá. Chàng nghe tiếng còi hú của một chiếc cứu thương đang đến gần. “Họ đang chơi bản nhạc của chúng ta đấy “:

Bác sĩ Douglas Schiffer, người đang chăm sóc cho một bệnh nhân bị thương vì đạn, gật đầu.

– Ở đây hỗn độn thật. Cậu nên nghĩ rằng chúng ta đang ở một loại chiến tranh nào đấy.

Edward Ashley nói:

– Đấy là cuộc chiến tranh duy nhất của họ. Đấy là lý do họ vào thành phố mỗi dịp cuối tuần với trạng thái hơi mất trí. Họ bị thương đấy. – Chàng chấm dứt mũi khâu cuối cùng. – Xong rồi đấy, anh lính ạ. Anh trông như mới!

Chàng quay sang Douglas Schiffer.

– Chúng ta nên xuống phòng cấp cứu.

Bệnh nhân mặc quân phục binh sĩ và trông chưa được 18 tuổi. Hắn đổ mồ hôi như tắm và thở nặng nhọc. Bác sĩ Asley thăm mạch. Mạch yếu ớt và nhỏ. Một vết máu vấy lên phần trước chiếc áo nhà binh của hắn. Edward Ashley quay sang một trong những người cứu thương chiến trường đã mang bệnh nhân đến.

– Việc gì thế?

– Một vết thương dao vào ngực, bác sĩ ạ.

– Chúng ta hãy xem thử phổi có bị xẹp không?

Chàng quay sang một y tá.

– Tôi muốn có ảnh X quang thẳng đứng. Cô có ba phút.

Bác sĩ Douglas Schiffer nhìn máy đo tĩnh mạch. Mạch tăng. Chàng nhìn qua Edward.

– Mạch trương lên. Màng ngoài tim có thể bị xuyên thấu. Có nghĩa rằng màng bảo vệ tim đã chứa đầy máu và đang ép vào quả tim nên nó không thể đập bình thường.

Người y tá lấy huyết áp của bệnh nhân lên tiếng:

– Huyết áp xuống nhanh.

Máy đo điện tâm đồ bắt đầu chậm lại, bệnh nhân sắp tiêu.

Một y tá khác vội chạy đến với phim X quang lồng ngực.

Edward xem qua.

Vùng ngoại tâm bị ứ. Quả tim bị thủng một lỗ. Lá phổi xẹp xuống.

– Đặt ống vào và làm giãn phổi ra! – Giọng chàng điềm tĩnh nhưng không vi phạm đến sự khẩn cấp trong đấy – Hãy tìm người gây mê. Chúng ta sẽ mở lồng ngực. Luồn ống vào khí quản cho hắn.

Một y tá trao cho bác sĩ Schiffer một ống nội khí quản, Edward Ashley gật đầu với chàng. – Ngay bây giờ đi.

Douglas Schiffer cẩn thận bắt đầu đẩy ống khí vào khí quản của người lính bất tỉnh. Ở đầu ống có một cái túi và Schiffer bắt đầu bóp theo một nhịp đều đặn để thông phổi. Máy kiểm tra bắt đầu chậm và vòng cong trên máy kiểm tra hoàn toàn bẹt. Mùi chết chóc đang ở trong phòng.

– Hắn đi rồi!

Chẳng có thì giờ để đẩy bệnh nhân vào phòng mổ. Bác sĩ Ashley phải quyết định ngay.

– Chúng ta sẽ phải giải phẫu lồng ngực của bệnh nhân.

Hầu như không có máu vì qua tim bị bó vào mô ngoại tâm.

– Cái banh miệng vết mổ!

Dụng cụ được đưa vào tay chàng và chàng đưa nó vào lồng ngực của bệnh nhân để tách xương sườn ra.

– Kéo! Đứng lui lại!

Chàng di chuyển gần hơn để xử lý túi ngoại tâm. Chàng bấm kéo vào đó và máu được giải thoát khỏi sự tù túng của bao tim bắn ra, trúng các y tá và bác sĩ Ashley cho tay vào và bắt đầu xoa bóp quả tim. Máy kiểm tra bắt đầu nhảy và mạch trở nên rõ ràng. Đỉnh tâm thất trái có một vết rách nhỏ.

– Đưa hắn lên phòng mổ.

Ba phút sau bệnh nhân nằm trên bàn mổ.

– Truyền máu – 1000 cc.

Không có thì giờ để thử loại máu, nên “O âm” – loại máu cho chung chung – được dùng đến.

– Trong một lúc cuộc truyền máu bắt đầu, bác sĩ Ashley bảo

– Một ống ngực 32.

Một y tá trao cho chàng.

Bác sĩ Schiffer lên tiếng nói:

– Tôi sẽ may lại, Ed. Tại sao cậu không đi tắm rửa đi?

Chiếc áo giải phẫu của bác sĩ Edward vấy máu.

Chàng liếc máy kiểm tra. Nhịp tim mạnh và đều:

– Cám ơn.

Edward Ashley đã tắm và thay quần áo xong và đang ở văn phòng viết báo cáo y khoa cần thiết. Đấy là một phòng trang nhã đầy những giá các sách y khoa và các thiết bị điền kinh. Phòng gồm một bàn giấy, một chiếc ghế có tay dựa và một chiếc bàn nhỏ với hai chiếc ghế thẳng. Trên tường là văn bằng của chàng được đóng khung gọn gàng.

Thân thể Edward cảm thấy cứng đờ và mệt mỏi vì trải qua cơn căng thẳng. Đồng thời, chàng cảm thấy tình dục được khơi dậy như thường sau mỗi cơn giải phẫu quan trọng. Chính việc đối diện với tử thần tăng giá trị của sức sống – một nhà phân tâm học đã có lần giải thích với Edward như thế.

Dù gì đi nữa, Edward nghĩ thế, mình cũng mong có Mary ở đây.

Chàng chọn một tẩu thuốc ở giá tẩu thuốc trên bàn giấy, đốt, rồi buông người xuống ghế và dang chân ra. Việc nghĩ đến Mary làm chàng có cảm giác tội lỗi. Chàng chịu trách nhiệm về việc nàng từ chối lời đề nghị của Tổng thống và lý lẽ của chàng có cơ sở. – Nhưng còn nhiều hơn thế nữa, – Edward thú nhận với mình, – Mình ghen. Mình phản ứng như một thằng nhóc bại hoại. Việc gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống đề nghị với mình như thế? Có lẽ mình sẽ vồ lấy nó. Chúa ơi Tất cả những gì mình có thể nghĩ đến là mình muốn Mary ở nhà và săn sóc mình và những đứa con. Hãy nói về con heo nọc thuần tuý sô-vanh của bạn đi.

Chàng ngồi đấy hút tẩu thuốc và giận mình.

– Quá trễ – chàng nghĩ thế. – Nhưng sẽ đền bù cho nàng. Mình sẽ làm nàng ngạc nhiên trong mùa hè này với một chuyến đi Paris và London. Có lẽ mình sẽ đưa nàng đi Rumani. Chúng mình sẽ có một tuần trăng mật thực sự.

***

Câu lạc bộ nông thôn của thị trấn Junction là một toà nhà đá vôi ba tầng nằm giữa những ngọn đồi sum suê. Câu lạc bộ có một sân golf 18 lỗ, hai sân tennis, một hồ bơi và một quầy rượu, có phòng ăn và một lò sưởi lớn ở một đầu, một phòng chơi bài trên lầu và một dãy phòng kho tầng dưới.

Cha của Edward là thành viên của câu lạc bộ này như cha của Mary và Edward cùng Mary đã được đưa đến đấy từ khi họ còn bé. Thành phố là một cộng đồng liên kết với nhau mật thiết và câu lạc bộ nông thôn là biểu tượng.

Khi Edward và Mary đến, trời đã khuya và chỉ còn rải rác vài người khách trong phòng ăn. Họ nhìn chăm chăm trong lúc Mary ngồi xuống và họ thì thầm với nhau. Mary đã quen với cảnh ấy.

Edward nhìn vợ:

– Tiếc không?

Dĩ nhiên là tiếc. Nhưng đấy là những sự hối tiếc mơ hồ về loại giấc mơ huy hoàng không thể thực hiện được mà mọi người đều có. “Nếu mình sinh ra là một nàng công chúa, nếu mình là một triệu phú, nếu mình nhận giải Nobel về việc điều trị bệnh ung thư, nếu… nếu… nếu…”

Mary mỉm cười.

– Không đâu, anh. Đấy là một dịp may để họ hỏi em. Dù sao, tuyệt nhiên em sẽ không bao giờ bỏ anh hoặc con đâu. – Nàng cầm lấy tay chàng. – Chẳng tiếc gì cả. Em hài lòng vì đã từ chối lời đề nghị.

Chàng chồm qua người nàng và thì thầm:

– Anh sẽ đề nghị một điều mà em không thể từ chối được.

– Mình đi thôi! – Mary mỉm cườị.

Lúc đầu, khi họ mới cưới nhau, việc làm tình của họ mãnh liệt và thôi thúc. Họ luôn luôn có nhu cầu xác thịt và không thể nào thoả mãn được cho đến khi nào cả hai đã hoàn toàn giải quyết với nhau. Sự cấp bách đã dịu lại với thời gian nhưng xúc cảm vẫn còn đấy, ray rứt, ngọt ngào và trọn vẹn.

Giờ đây khi họ trở về nhà, họ cởi quần áo không vội vã và lên giường Edward ghì chặt lấy nàng và bắt đầu vuốt ve thân thể nàng một cách nhẹ nhàng. Chàng đùa với bộ ngực của nàng, xoa xoa đôi núm vú bằng ngón tay và đưa xuống vùng tơ mềm mại.

Mary rên rỉ khoái trá.

– Thật tuyệt vời.

Nàng trèo lên người chàng… Edward ôm chặt vợ trong vòng tay.

– Mary anh yêu em thật nhiều.

– Em yêu anh gấp đôi. Chúc ngủ ngon anh yêu.

***

Lúc ba giờ sáng, điện thoại reo vang. Edward ngái ngủ vớ lấy chiếc máy và đưa vào tai.

– A-lô.

Giọng khẩn cấp của một người phụ nữ nói:

– Bác sĩ Ashley phải không?

– Vâng!

– Peter Grimes lên cơn đau tim. Ông ta đau kinh khủng. Tôi nghĩ rằng ông ta đang hấp hối. Tôi không biết phải làm thế nào?

Edward ngồi dậy trên giường. Cố gắng chớp mắt để xua đi giấc ngủ.

– Đừng làm gì cả. Hãy để ông ta nằm. Tôi sẽ đến đấy nửa giờ sau.

Chàng gác ống nghe, trườn ra khỏi giường và bắt đầu mặc quần áo.

– Edward…

Chàng nhìn qua Mary. Đôi mắt nàng hé mở.

– Có gì đấy?

– Mọi việc đều tốt đẹp. Ngủ lại đi.

– Khi nào anh về, hãy đánh thức em dậy nhé! – Mary lẩm bẩm. – Em nghĩ rằng em sẽ lại cảm thấy kích dục.

Edward bật cười.

– Anh sẽ vội về ngay.

Năm phút sau, chàng đang trên đường đến nông trại Grimes.

Càng lái xe trên đồi xuống đường Old Milford về hướng đường J. Hill. Đó là một buổi sáng tinh sương lạnh lẽo có gió tây bắc đưa nhiệt độ xuống xa dưới độ không. Edward bật máy sưởi trên xe.

Trong lúc chàng lái xe, chàng tự hỏi liệu có nên gọi một chiếc xe cứu thương trước khi chàng rời nhà không. Hai cơn đau tim vừa qua của Peter Grimes cuối cùng đã trở thành những khối u rỉ máu.

– Không. Trước tiên chàng phải kiểm tra lại đã.

Chàng rẽ xe qua đường 18, đại lộ hai chiều đi suốt thị xã Junction. Thành phố còn ngủ với những ngôi nhà Connors dưới cơn gió lạnh cắt da.

Khi Edward đến cuối đường số 6, chàng rẽ sang đường số 57 và hướng về Grandview Plaza. Bao nhiêu lần chàng đã lái xe qua những con đường này vào những ngày nắng hè với mùi hương thơm đồng bắc và cỏ khô toả trong không khí, qua những khu rừng nhỏ với những cây bông gòn, những cây tuyết tùng và những cây ôliu và những đồng cỏ tháng 8 chất dọc theo đường rồi nhỉ? Các cánh đồng đã chứa đầy mùi của những cây tuyết tùng cháy, những cây cần phải được phá huỷ đều đặn vì chúng cứ tiếp tục phủ lên mùa màng. Và bao nhiêu mùa đông chàng đã lái xe trên con đường này xuyên qua phong cảnh sương giá với những đường dây điện bọc trong lớp băng mỏng trông xinh đẹp và một đám khói cô đơn của những ống khói xa xăm. Một cảm giác cô đơn hồ hởi được đóng khung trong màn tối của buổi sáng trong lúc nhìn những cánh đồng và cây cối lặng lẽ trôi qua. Edward lái xe thật nhanh và chú tâm đến con đường trơn trượt dưới bánh xe. Chàng nghĩ đến Mary đang nằm trên chiếc giường êm ấm của họ đợi chàng.

“Hãy đánh thức em dậy lúc anh về. Em nghĩ rằng em sẽ lại cảm thấy kích dục”.

Chàng thật hạnh phúc. Mình sẽ đền bù cho nàng tất cả – Edward tự hứa với mình. Mình sẽ cho nàng tuần trăng mật ghê gớm mà chưa hề có người phụ nữ nào có được.

Phía trước, tại ngã tư các đại lộ 57 và 77 có một bảng tín hiệu dừng lại.

Edward rẽ sang đường số 77, và khi chàng bắt đầu vào ngã tư, một chiếc xe tải xuất hiện từ đâu không rõ. Chàng bỗng nghe một tiếng xe gầm và chiếc xe có hai ngọn đèn pha đang lao tới phía chàng chọc thẳng. Chàng liếc mắt thấy một chiếc quân xa năm tấn khổng lồ xông đến và âm thanh cuối cùng chàng nghe được chính là tiếng thét của chàng.

***

Tại Neuilly lúc ấy là chủ nhật và từng hồi chuông ngân vang qua bầu không khí yên tĩnh của buổi trưa. Những người cảnh binh canh gác biệt thự của Marin Groza chàng có lý do gì để chú ý vào chiếc Renault bám đầy bụi đang chạy ngang qua cả.

Để nắm được mọi việc, Angel lái xe chậm chạp nhưng không đủ chậm để gây sự nghi ngờ. Hai người gác đứng trước một bức tường cao, có lẽ có gài điện, và bên trong, dĩ nhiên, có những ngọn đèn pha, máy dò tiếng động và còi báo động điện tử thường lệ. Phải mất một đạo quân mới tràn ngập được biệt thự.

– Nhưng ta đâu cần một đạo quân, – Angel nghĩ thế. – Chỉ cẩn thiên tài của ta. Marin Groza là một người chết. Ước gì mẹ ta còn sống để nhìn thấy ta giàu như thế nào nhỉ. Mẹ sẽ hạnh phúc như thế nào nhỉ.

Tại Arhentina, các gia đình nghèo, quả thật rất nghèo. Mẹ của Angel cũng là một trong những người nghèo khổ bất hạnh. Chàng ai biết hoặc quan tâm đến chuyện ai là người cha. Theo thời gian, Angel đã nhìn bạn bè và những người thân ngã gục vì đói khát và bệnh tật. Angel nghĩ một cách triết lý “Bởi vì dù thế nào thl việc ấy cũng phải xảy ra, tại sao không lợi dụng nó nhỉ?”. Lúc đầu, có những người nghi ngờ tài giết chóc của Angel, nhưng những ai tìm cách đặt chướng ngại vật trên đường có thói quen biến mất. Danh tiếng sát nhân của Angel gia tăng. Ta chưa hề thất bại – Angel nghĩ thế – Ta là sứ giả. Sứ giả của thần chết.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN