Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 11: Không Duyên Nợ Không Thành Cha Con
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
121


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 11: Không Duyên Nợ Không Thành Cha Con


Trước kia, còn nhớ khi nghe vở Kinh kịch Bạch mao nữ của Lý Thiếu Xuân và Đỗ Cận Phương, đoạnDương Bạch Lao và Hỷ Nhi dẫn Môn thần (thần canh cửa), nói rằng một khiMôn thần đã được dán lên thì “ma lớn ma bé đều không vào được”, mà trong đám ma này có cả “ma đòi nợ”. Hiện nay, ma đòi nợ được liệt vào loạinhư Hoàng Thế Nhân, Mục Nhân Trí xem ra không còn quá chuẩn xác nữa. Thứ nhất, tội ác của Hoàng Thế Nhân không phải ở việc đòi nợ, mà là ở việccho vay nặng lãi và bức nợ. Thứ hai, trong dân gian, “ma đòi nợ” cònmang một nghĩa khác.

Những ai còn sống đi lừa gạt hoặc bị mất hết tài sản, sau khi chết họ sẽ trở thành những oan hồn tác oai tác quái,hoặc hiện hình, hoặc nhập xác để tìm đến những oan gia của mình đòi nợcũ. Đây đương nhiên là ma đòi nợ rồi, nhưng chúng lại không phải “ma đòi nợ” mà dân gian vẫn thường gọi. Những người lớn tuổi một chút chắc vẫncòn nhớ, ngày xưa khi đi qua các con ngõ thường nghe thấy các bà các mẹmắng đứa con nghịch ngợm không nghe lời rằng: “Chắc kiếp trước tao nợnần gì mày đây!” Ý là kiếp trước bà mẹ đã mắc nợ đứa con đó, để đến kiếp này nó đến đòi nợ bà, vì thế trong những từ ngữ dùng để mắng trẻ conluôn có “ma đòi nợ:”.

Hình thức đòi nợ của “ma đòi nợ” có chútđặc biệt, nó không chỉ đầu thai thành con của người chịu nợ, mà cònkhiến đứa trẻ phát triển theo chiều hướng tiêu cực, đến một mức độ nàođó đứa trẻ đó sẽ biến thành kẻ lưu manh hoặc thường xuyên ốm đau bệnhtật, mục đích là làm tan hoang tiền tài, của cải của bố mẹ chúng, chođến khi tổng số thiệt hại ngang với khoản nợ trước đó, hoặc để dư lạichút tiền đủ mua quan tài rồi chết.

Như vậy có thể thấy, một câuchửi khác cũng thường xuyên được nghe thấy tại các con ngõ đó là “ma xui xẻo”, từ này rất có thể chỉ cùng một thứ giống như “ma đòi nợ”. Đầutiên nó phải trở thành con của người mắc nợ, gọi họ biết bao nhiêu tiếng “cha, mẹ”, sau đó mới có thể đòi lại được chút nợ. Chúng cần mất vàinăm, thậm chí là mấy chục năm mới có thể thu hồi hết số nợ, hơn nữa phải vừa đòi vừa phá, cho đến khi người ta đã trả hết nợ, chỉ còn hai bàntay trắng, chúng sẽ vác lên mình cái tiếng bất hiếu hư hỏng đi sang thếgiới âm phủ làm ma đói nghèo. Điều này thực sự khiến người ta không thểhiểu nổi, chúng đến nhân gian rốt cuộc là với mục đích gì?

Đươngnhiên sự thực không hoàn toàn như vậy, ví dụ có những con ma đòi nợ khisinh ra là một cậu bé xinh xắn, thông minh, nhanh nhẹn, ai gặp cũng yêu, nhưng đến một lúc nào đó, cũng lại ngừng thở, vậy hậu quả đã nằm ngoàiso với khoản nợ cần đòi, lại khiến bậc làm cha làm mẹ đau thương bộiphần. Thế là Lương Cung Thìn, người đời Thanh đã dứt khoát rằng: “Tất cả những người con trai chết yểu đều là do những khoản nợ gây ra!” (Mục Ma đòi nợ, quyển năm, Ghi chép về Bắc Đông Viên – phần bốn.)

Nhưngma đòi nợ chưa hẳn đều sẽ chết yểu. Sứ mệnh mà ma đòi nợ mang theo đếnnhân gian chính là đòi nợ. Tuổi thọ của chúng sẽ căn cứ vào việc đòixong nợ hoặc gia đình của người mắc nợ đã đi đến bước khuynh gia bạisản. Nếu như gặp phải cặp cha mẹ không biết điều, nhất quyết không chịuđể gia cảnh suy sụp theo ý muốn của ma đòi nợ, việc đòi nợ sẽ có đôichút phức tạp, hoặc phải nói khô cả họng, cầu xin mới đòi được vài đồngbạc lẻ, hoặc phải ăn trộm đồ trong nhà từng chút, từng chút một đem đibán. Nói chung là rất vất vả, muốn lấy cái chết yểu để nhanh chóng hátkhúc khải hoàn mà không được. Còn có một loại cha mẹ quỵt nợ giỏi hơn,một khi phát hiện đứa con trai của mình có thói quen ăn vụng, ăn trộm,họ liền thẳng tay đánh đập, giả sử đứa con ốm đau, họ không những khôngmời thầy thuốc, thậm chí còn cho con mình ăn những đồ ăn mà người mắcbệnh không nên ăn. Nếu vậy, hậu quả còn nghiêm trọng hơn, ma đòi nợ cólẽ cũng sẽ chết yểu, nhưng khoản nợ thì vẫn chưa đòi được, làm sao chúng có thể chấp nhận như vậy được. Hơn nữa, món nợ này thực ra không thể bị ăn quỵt, những người con trai chết yểu sẽ nhanh chóng đầu thai trở lại, hoặc tiếp tục làm con trai của họ, hoặc không nhất thiết phải đầu thaitới một nơi cụ thể nào, chỉ cần chờ cơ duyên thích hợp ắt sẽ thu hồi lại được món nợ đó. (Tham khảo phần Món nợ của con trai Trần Tiểu Bát,quyển mười cuốn, Di kiên tan chí tân tập của Hồng Mại thời Nam Tống.)

Có điều nghĩ kỹ lại, ở đây có chút gì đó không đúng cho lắm, khiến chúngta không thể không nghĩ tới những vụ kiện cáo đòi nợ, hao công tốn sức,lạy lục van xin. Vụ kiện cáo nếu như may mắn giành phần thắng thì sốtiền thu lại được có khi chỉ đủ thanh toán phí luật sư và phí khai tòa,như vậy há chẳng phải khiến người ta chán nản hay sao? Nhưng đám ma đòinợ lại không sử dụng hình thức ra tòa kiện cáo như vậy.

Tuynhiên, những câu chuyện thối nát không rõ ràng này vẫn được con ngườihứng thú biên soạn và tạo dựng từ hàng nghìn năm nay, có thể coi như một loại hình lớn trong các câu chuyện về ma quỷ, được gọi với cái tên“những kẻ đòi nợ chết yểu”, hoặc “những kẻ đòi nợ ăn hại”. Nhưng khôngnên cho rằng “nợ” ở đây chỉ là món tiền cho mượn mà không trả, giống như những thứ bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, bị bóc lột, bị cướp giật cho đếnnhững tổn hại về cơ thể, tất cả đều là những khoản đã nợ người khác.Trong cuốn Ghi chép tiếp về những điều ma quái của tác giả Lý Phúc Ngônđời Đường có phần Con gái nhà họ Đảng được coi là một trong những ghichép sớm nhất về loại hình này.

Giữa năm Nguyên Hòa, Vương Lan -một thương nhân buôn trà đến Hàn Thành làm ăn. Tại đây Vương Lan đã thuê phòng của Lâm Như Tân trong một thời gian khá dài, công việc làm ăn của Vương Lan khá thuận lợi nên cũng kiếm được một chút tiền. Đúng năm đóVương Lan lâm bệnh, Lâm Như Tân thấy ông ta ở Hàn Thành không có bà conthân thích, liền ra tay giết hại, cướp lấy toàn bộ khoản gia tài lên đến hàng vạn quan tiền. Cũng trong năm đó, gia đình Lâm Như Tân sinh đượcmột đứa con trai, trông rất thông minh, kháu khỉnh, đặt tên là NgọcĐồng. Nhưng mỗi ngày, “tiền ăn tiền mặc” dành con đứa con lên đến cả nén vàng. Lớn hơn một chút, đứa con ăn chơi phung phí, đam mê ca lầu tửuquán. Mãi đến khi gia sản, vốn liếng của bố mẹ tiêu tan, cả gia đìnhphải sống cùng với những khoản nợ chồng chất, lúc này Ngọc Đồng mới lănra chết một cách đột ngột. Đương nhiên, tiền kiếp của Ngọc Đồng chính là Vương Lan. Hóa ra sau khi chết, Vương Lan đã tố cáo hành vi của Lâm Như Tân lên Thượng Đế, Thượng Đế phê chuẩn cáo trạng, hỏi Vương Lan địnhbáo thù thế nào, Vương Lan đáp: “Con muốn đầu thai thành con của hắn đểphá hắn.” Đến khi gia cảnh nhà Lâm Như Tân suy kiệt gần như trắng taythì Ngọc Đồng liền rời bỏ trần gian. Nhưng sau này tính toán lại, khoảnnợ đó vẫn còn một phần lẻ chưa đòi hết, chủ nợ muốn rộng lượng không đòi nữa cũng không được. Thế là, Ngọc Đồng lại chuyển thế thành con gái của gia đình họ Đảng, được gả về làm con dâu nhà họ Lâm. Chi phí cho lễ ănhỏi vừa đủ trả hết số nợ còn lại. Khoản nợ đã được trả xong (nhưng sốtiền vừa đã dùng để nuôi dưỡng đứa con gái của nhà họ Đảng không biếtphải tính như thế nào), cô con gái nhà họ Đảng liền “bay hơi” một cáchkhó hiểu. Bỏ ra khoảng thời gian hơn hai mươi năm, cuối cùng Vương Lancũng đã đòi được khoản nợ của mình. Ở đây, Vương Lan thực sự chỉ đòitiền chứ không đòi mạng, một khi đã đòi nợ thì một đồng cũng không bỏsót. Còn việc trả mạng, trong nội dung không những không nhắc tới màngược lại, còn bổ sung thêm cho nhà họ Lâm hai mạng sống. Dẫu rằng tấtcả đều là sự sắp đặt của Thiên đế, mà đương nhiên Thiên đế luôn luônđúng, nhưng nếu nhìn nhận theo cách nhìn của người trần mắt thịt khônghiểu đại nghĩa như chúng ta, thì Vương Lan quả là một con ma ngốcnghếch.

Thế là những câu chuyện sau đó đã sửa đổi lại điểm này,nợ mạng và nợ tiền đều phải được vạch định rõ ràng như nhau, thậm chí có lúc, tuy chỉ nợ tiền nhưng khi đòi nợ lại đòi cả phần tiền tổn thất lẫn những bù đắp về tinh thần, và đã có không ít những vụ đòi nợ xảy ra kèm theo những thiệt hại về tính mạng. Đoạn Con trai nhà họ Liễu trong Liêu trai chí dị có ghi, con trai nhà họ Liễu làm tan hoang toàn bộ tài sảncủa cha, sau đó lăn ra ốm rồi qua đời. Không cần nói cũng biết người cha đau đớn tột cùng trước sự ra đi của đứa con. Sau này, một người hàngxóm của ông lên núi Thái Sơn thắp nhang, ở đó người này đã gặp con trainhà họ Liễu. Mặc dù biết đó là hồn ma, nhưng người hàng xóm vẫn nhắc tới việc người cha đang vô cùng thương nhớ con trai. Người con trai nghevậy bèn đáp: “Cha tôi còn thương nhớ đến tôi, vậy phiền ông nhắn với cha tôi rằng, ngày mùng Bảy tháng Tư, hãy lên đây đợi tôi.” Ông Liễu lênnúi Thái Sơn như đã hẹn, nhưng khi đến nơi, người bạn cùng đi với ôngcảm thấy xung quanh như có gì đó không bình thường, bèn bảo ông Liễugiấu mình trong chiếc hòm xem tình hình thế nào rồi hãy xuất hiện. Vàrồi xuất hiện cảnh tượng sau:

Người con trai xuất hiện, hỏi: “Ông Liễu có đến không?” Người hàng xóm đáp: “Không.” Người con trai tỏ vẻvô cùng tức giận, mắng: “Quả nhiên lão súc sinh đó đã không đến!” Ngườihàng xóm ngạc nhiên nói: “Sao cậu lại mắng cha mình như vậy?” Người contrai trả lời: “Hắn chẳng phải cha của ta gì hết! Trước kia hắn là bạn ởcùng quán trọ với ta, nhưng không ngờ hắn âm mưu xảo quyệt, giết ta rồicướp hết tài sản, không chịu trả lại. Hôm nay ra đã thực hiện được tâmnguyện, đã được hả lòng, ta làm gì có người cha như vậy!” Nói xong,người con trai tiếp: “Như vậy là quá dễ dàng cho hắn!”

2

“Tất cả những người con trai chết yểu đều là do những khoản nợ gây ra!” Lờinhận định này của Lương Cung Thìn có vẻ quá chắc chắn, bởi nếu chiếutheo quy luật đó, những người cha mất con đều là những kẻ tội đồ đi hãmhại người khác sao? Hiển nhiên ở đây có sự khác biệt rất lớn so với thực tế, hơn nữa nhận định đó cực kỳ không đúng đắn. Tất nhiên, Lương CungThìn không phải người lỗ mãng như vậy, nhận định của ông xuất phát từmột tiền đề lớn, nếu không phải nợ ở kiếp này, chắc chắn là do nợ từkiếp trước. Độ lớn của tiền đề này vượt ra khỏi cả lòng bàn tay của Phật Như Lai, như vậy dù anh có chối trăm lần, cũng chẳng thể thoát khoảicái vòng luẩn quẩn đó.

Trước khi đưa ra lời nhận định đó, LươngCung Thìn có kể một câu chuyện về “ma đòi nợ”. Câu chuyện đó được tríchmượn từ Lý viên tùng thoại của Tiền Vịnh, nội dung câu chuyện tựa nhưmột lời dự báo. Con trai một thầy giáo dạy trường tư ở Thường Châu,chừng mười lăm, mười sáu tuổi, bỗng nhiên lâm bệnh nặng, lúc sắp chết,nó một mực kêu tên người cha, nói rằng: “Kiếp trước ngươi hợp sức làm ăn cùng ta, có nợ của ta hơn hai trăm quan tiền. Tính đến nay ngươi phảitrả cho ta năm nghìn ba trăm quan, mau trả lại cho ra, trả hết ngay lậptức.” Nói xong, đứa con trai trút hơi thở cuối cùng. Người cha lập tứcdùng năm nghìn ba trăm quan tiền làm ma cho đứa con trai. Nhưng ngườithầy dạy trường tư này từ trước đến nay ăn ở rất tử tế, chưa bao giờ làm chuyện lừa gạt người khác mà lại sinh ra đứa con trai đến đòi nợ chếtyểu, có ai không thấy kinh hãi trước sự thật này? Hơn nữa, người chếtyểu của kiếp trước cũng đâu phải tất cả đều là những cậu thiếu gia chếttrên giường bệnh, trong đó hoặc có những cậu bé không cẩn thận chui vàogầm của những chiếc xe bốn bánh sang trọng, hoặc có những thanh niên lỗmãng nên phải chịu phát súng, nhát dao của quân thổ phỉ. Những người vôtình chết yểu này không giống hành động đi đòi nợ cho lắm. Nhưng một khi khoản nợ cũ mà bậc ông cha đi trước để lại được lôi vào, thì dù lànhững khoản nợ ba hào, năm hào hay tám hào cũng đều được hồn ma củangười đoản mệnh kia tìm đòi cho bằng được.

Vì thế trong những câu chuyện về ma đòi nợ, đa phần đều là những khoản nợ báo thù xuyên thế kỷ.

Từ thời nhà Đường đến nay, hàng loạt những câu chuyện về ma đòi nợ đượcngười đời biên soạn với số lượng không thể thống kê hết. Tuy ở mỗi câuchuyện người ta đều cố sáng tạo ra những hình thức kể chuyện khác biệt,nhưng tình tiết luôn từa tựa như nhau, nếu muốn tìm được một đại diệnđiển hình của ma đòi nợ sẽ khó tránh khỏi tình trạng được cái này, mấtcái kia, thôi thì Vương Nhị hay kẻ bán dưa cũng được lựa chọn làm nhânvật chính.

Giết người cướp của chính là kẻ ác độc nhất trong “các món nợ”. Còn những quốc gia đi xâm lược, những vị vua tôi hoặc thần dân giết người lại chính là những vụ giết người cướp của lớn nhất. Và đương nhiên, tất cả những hành vi đó đều lấy danh nghĩa “trừng phạt kẻ cótội”, “thuận theo ý trời”, nhưng đâu đâu cũng thấy giết người, bắt concái nhà giàu tống tiền, phá hoại các di tích văn vật, những trường hợpnày sao có thể dễ dàng cho qua? Dựa theo thuyết quả báo có vay có trả,thì tất cả những người dân thường bị hại đều là những chủ nợ, nhưng hàng ngàn, hàng vạn chủ nợ này sẽ được đầu thai chuyển thế thành những bậcđế vương, vậy thì Đường Thái Tông và Tống Thái Tổ muốn cưới một bà vợxem chừng cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Thế nên một biện pháp khác được nghĩ ra, thứ nhất, oan có đầu nợ có chủ, ai giết anh thì anh tìm đếnngười đó, như vậy món nợ máu của các bậc anh vương khai quốc sẽ được các binh sĩ san sẻ. Một cách khác – do tôi tự suy đoán thôi, đó là do mộttrùm chủ nợ sẽ làm người đại diện đi đòi nợ. Trùm chủ nợ này chính là vị hoàng đế bị cướp bị giết của vương triều trước. Bởi ông ta đại diện cho cả một đất nước đi đòi nợ, vì thế cũng không có gì quá đáng khi gọi ông ta là tên ma đòi nợ vĩ đại nhất. Còn thủ đoạn đòi nợ mà tên ma đòi nợnày áp dụng chính là đầu thai làm con trai của đương kim hoàng thượng,sau đó sẽ khiến cho vương tộc dần suy tàn. Hãy cùng theo dõi ví dụ điểnhình nhất dưới đây.

Đại binh Đại Tống hành quân xuống Giang Nam,Tào Bân “bất vọng sát bất nhân”, ý của câu này hiểu thành “Tào Bân ngông cuồng sát hại không chỉ một người”, Kim Lăng có núi Nhạc Quan, chính do xác của những nghệ sĩ thời Nam Đường chồng chất lên nhau mà thành. TàoHán đánh phá Giang Châu, người dân trong thành bị hắn giết sạch khôngcòn một ai. Rốt cuộc nước Nam Đường đã chết bao nhiêu người? Tổng số cólẽ cũng phải trên một trăm nghìn người. Sau đó, con sông Đại Vận tựa như một chiếc băng chuyền, không ngừng đem tất cả của cải, tài nguyên củaGiang Nam chuyển về Biện Lương. Số của cải, gấm vóc chỉ riêng một mìnhTào Hán cướp bóc đủ để chứa đầy cả một con thuyền lớn, vậy thì khỏi cầnphải nói khoản thu hoạch mà triều đình có được nhiều đến mức nào. Lúcnày, vị tiểu hoàng đế của Nam Đường là Lý Dục được đưa về Biện Nam nhưmột chiến lợi phẩm, được phong làm “Vi mệnh hầu” và bị giam lỏng ở đó.Đến triều đại vua Thái Tông, người phụ nữ thân cận cuối cùng của Lý Dụclà Tiểu Chu Hậu cũng thường xuyên bị triệu vào cung, nói theo cách củaLưu Sa Hà, Tiểu Chu Hậu được đưa vào cung cho hoàng đế Thái Tông cưỡngdâm. Người đẹp không thuận theo, bèn bị các cung nữ trong cung giữ chặtđể tên hoàng đế thực hiện hành vi đồi bại, nhưng ai ngờ, những cung nữnày rất có thể chính là đám người trước đây Lý Dục đã từng gạt nước mắtkhi phải chia ly. Dù tính tình có dễ dãi đến mức nào đi chăng nữa, nhưng khi nhìn thấy lũ bất nhân làm những điều như vậy, Lý Dục cũng cảm thấykhông cam lòng. Nhưng ông không biết làm gì hơn, chỉ biết than thầm “Tarất tiếc!”, rồi uống thuốc độc tự vẫn. Lý Dục chết trong tư thế vô cùngthảm thương, nghe nói sau khi uống thuốc độc, toàn thân ông co rút, cuối cùng chết trong tư thế co quắp giống hệt một con vịt quay Đức Châu (HồBắc). Món nợ thù nước hận nhà này đương nhiên phải đòi lại. Thế là LýDục đầu thai làm cháu đích tôn mấy đời của Tống Thái Tông, ban đầu đượcphong làm Đoan Vương, sau này trở thành hoàng đế Đạo Quân. Tên thật củahoàng đế Đạo Quân là Triệu Cát, lịch sử biết đến với cái tên Tống HuyTông (tìm đọc Dưỡng kha mạn bút – Tản bút dưỡng bệnh của Triệu Tấn thờiNam Tống).

Lý Hậu Chúa đã chuyển thế thành hoàng đế của triềuTống, gia nghiệp kếch xù đã nằm trong tay mình, chẳng phải khoản nợ nàyđã đòi lại được rồi hay sao? Nhưng Lý Hậu Chúa lại không đòi nợ bằngcách đó.

Vị trùm chủ nợ này sử dụng phương thức “phá hoại giađình”. Dưới sự hỗ trợ của sáu kẻ gian thần, rất vất vả mới khiến vươngtriều nhà Tống suy vong. Vẫn chưa hết, Tống Huy Tông còn để mình trởthành tù binh của tộc người Mãn. Tất cả các vương phi cho đến tam cunglục viện của ông đều trở thành kỹ nữ cho tộc người Tác-ta (một tộc người Mông Cổ), khoảng gần hai mươi người con gái ruột của ông cũng nằm trong số đó, hơn nữa, đa số đều bị giẫm đạp cho đến chết, lúc này ông mớitrút hơi thở cuối cùng, món nợ coi như đã được trả xong. Có người chếnhạo rằng, một ông già nọ nổi cơn giận dữ đánh đập cháu đích tôn củamình, người con trai của ông thấy vậy liền ra sức tự vả vào miệng mình.Ông già thấy thế thì sợ hãi hỏi nguyên do, anh con trai đáp: “Thầy đãđánh con trai của con, thì con cũng đánh con trai của thầy.” Người đờisau có nhiều quan điểm khác nhau về anh con trai, đa phần đều cho rằnganh ta ngốc nghếch, nhưng cũng có người có cách lý giải mới hơn, chorằng anh con trai là người sáng suốt, rồi viết tiếp vào câu chuyện đóđoạn kết tốt đẹp là, ông già nghe con mình nói vậy, cảm thấy mình vôcùng có lỗi. Vậy cách đòi nợ khác biệt của Triệu Cát chính là lấy mìnhlàm gương, mục đích nhằm răn dạy người đời.

Nói một cách nghiêmtúc, việc Lý Hậu Chúa chuyển thế đến đòi nợ là nhằm mục đích phục thù.Trong lịch sử đã xuất hiện không ít những bậc quân vương chuyển thế báothù, bắt đầu từ thời Nam Triều, Tề Đông Hôn Hầu chuyển thế thành HầuCảnh đến tìm Lương Vũ Đế phục thù, cho đến Diệp Héc La Na Thị đến gieohọa hủy diệt nhà Thanh. Chỉ lấy thời nhà Tống làm ví dụ, đã có TriệuĐình Mỹ (em trai của Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông, bị Triệu Quang Nghĩagiết hại) chuyển thế thành Vương An Thạch, tiến hành sửa đổi pháp chếkhiến giang sơn triều Tống trở nên bại hoại. Tống Thái Tổ chuyển thếthành Hán Li Bất – Nguyên soái nước Kim (tức nhị thái tử Tông Vọng),Tịnh Khang Gián đánh phá Biện Kinh, giết gần như toàn bộ con cháu củaTống Thái Tông. Lại có Ngô Việt Vương Tiền Lưu chuyển thế thành KhangVương Triệu Cấu, đòi lại căn nhà cũ góc đông nam, sau đó lên làm tiểuhoàng đế của Phiến An. Còn có Chu Thế Tông chuyển thế thành Bá Nhan -nguyên soái Mông Cổ, nuốt trọn toàn bộ nửa giang sơn còn lại của nhàTống, đồng thời ra tay giết hết con cháu của Tống Thái Tông (tìm đọcTống bề loại sao, Hồ hải tân văn di kiên tục chí, Tiền đường di sự).Nhưng nếu dùng phương thức “chịu hai lần khổ, gánh hai lần tội” giốngnhư của Lý Hậu Chúa để thực hiện đại nghiệp phục thù thì quả là hiếmgặp. Nếu như thường dân trăm họ thời Nam Đường cùng theo Lão Đông Dachuyển thế về đòi nợ thì tình hình lúc đó sẽ đáng thương đến nhường nào. Khi bậc quân vương gây nên oan nghiệp khiến người dân phải chịu khổ,khi nhị đế “cầm quân về hướng bắc” thì nỗi thống khổ của người dân lạităng lên bội phần.

Nhưng dù sao tất cả những điều này đều chưagiúp con người chúng ta hiểu ra được bản chất của vấn đề. Lý Hậu Chúavốn muốn báo thù Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông nên mới chuyển thế thànhTống Huy Tông, nhưng kết quả lại để cho hậu thân của Tống Thái Tông làNiêm Hiếm bỡn cợt một lần, điểm này là ai báo thù ai dây? Nếu nói cái mà Lý Hậu Chúa muốn báo thù là vương triều nhà Tống, nhưng bản thân contrai của ông là Triệu Cấu lại chính là Ngô Việt Vương chuyển thế, vậythì ai biết được những đời vua tiếp sau Tống Thái Tông của vương triềuTống do ai chuyển thế? Tư tưởng báo ứng của người Trung Quốc và thuyếtluân hồi của phương Tây có chút khác biệt. Thuyết luân hồi là các linhhồn tự mình chuyển thế, tạo phúc hay gây họa là việc của bản thân mỗingười, tư tưởng báo ứng của Trung Quốc lại đem ân oán trút lên con cháu, con cái phải trả món nợ của cha, việc tích đức tích thiện lại để dànhcho thế hệ sau thế hệ con cái. Ta sử dụng một cách ví von đơn giản rằng, quyển sổ tiết kiệm của Trung Quốc là dành cho con cháu đang sống ở hiện tại hưởng thụ, còn quyển sổ tiết kiệm của nhà Phật dùng để chuẩn bị cho thế hệ sau của chính mình. Tội ác do Thái Tổ, Thái Tông gây ra, nên đểcho con cháu của ông ta bồi hoàn, đó chính là phép báo ứng kiểu TrungQuốc, còn Lý Hậu Chúa chuyển thế đòi nợ phục thù lại là phép báo ứngkiểu Tây phương. Nếu cả hai cứ làm theo điều mình cho là đúng, thì cũngchẳng có gì phải bàn cãi, nhưng một khi cả hai hỗn trộn với nhau thì kết quả sẽ là một mô thức hỗn độn mà không ai có thể hiểu được. Vì thựchiện mục đích khiến con cháu nhà họ Triệu làm nô lệ mất nước, từ đó mấthết thanh danh nhà họ Triệu, Lý Hậu Chúa sẵn sàng làm Tống Huy Tông.Nhưng Tống Huy Tông có biết sứ mệnh nặng nề đó của mình không? Khi ôngkhoác lên lớp da cừu sống ngồi xe trượt tuyết (giả định như vậy), khởihành về phía thành Ngũ Quốc lạnh giá trong băng tuyết, dù ông không nghĩ đến thiên hạ bách tính, nhưng có lẽ ông cũng sẽ nghĩ tới bao nhiêuvương phi, cung nữ và cả những cô con gái của mình, từng người, từngngười bị hãm hiếp đến chết, liệu cái khoái cảm thành công của ông có còn hay không? Tôi nghĩ nếu khi đó thần kinh Tống Huy Tông vẫn bình thường, có lẽ cái mà ông ta nghĩ tới là: “Kiếp trước mình đã tạo ra nghiệp gì.Đã nợ nần ai đây?” Cũng với lý lẽ đó, Triệu Quang Nghĩa ngay cả đứa contrai của mình (đương nhiên cũng bao gồm cả cha ruột của ông) là do loàidã chủng nào chuyển thế thành cũng không biết, thì còn nói gì đến concháu tám đời, mười đời sau, còn nói gì đến bộ mặt của triều Tống, đến sự thịnh suy của giang sơn?

Đừng cho rằng những câu chuyện không rõ ràng này chỉ là do ngu dân chúng ta bịa đặt ra, mà ngay cả những ngườithuộc bậc tiên sinh đọc đầy bụng sách cũng chỉ có thể đạt đến trình độđó mà thôi. Trong tác phẩm Duyệt vi thảo đường bút ký – Loan Dương tiêuhạ lục, quyển một, Kỷ Hiểu Lam đã viết về một con ma đòi nợ cao tay hơncả Tống Huy Tông.

Đây là câu chuyện xảy ra ở huyện Hiến tỉnh HàBắc – quê của Kỷ học sĩ. Một tên thiếu gia họ Hồ thích cô con gái củaTrương Nguyệt Bình – một nhà nho có tuổi, đòi cưới về làm thiếp. TrươngNguyệt Bình không đồng ý. Nhân lúc hai mẹ con nhà họ Trương về quê mẹ,tên họ Hồ liền sai người châm lửa thiêu chết Trương Nguyệt Bình và bangười con trai của ông. Sau đó tên họ Hồ lại giả làm người tốt lo việctang lễ, cưu mang hai mẹ con nhà họ Trương. Vài hôm sau, hắn tìm gặp bàTrương, tiết lộ ý định muốn cưới con bà làm thiếp. Cảm kích trước ân huệ của hắn đối với gia đình mình, bà Trương bèn đồng ý gả con gái cho hắn, nhưng cô con gái nhất quyết không nghe. Và rồi đêm hôm đó, cô con gáinằm mơ gặp cha mình: “Nếu con không gả cho hắn thì cha làm sao thực hiện được tâm nguyện của mình? Làm sao cha có thể nhắm mắt xuôi tay nơi chín suối?” Thế là cô con gái họ Trương trở thành thiếp của nhà họ Hồ. Mộtnăm sau, cô sinh hạ một bé trai tên Hồ Duy Hoa. Hồ Duy Hoa chính làTrương Nguyệt Bình đầu thai. Khi lớn lên, Hồ Duy Hoa theo tà giáo, chuẩn bị tạo phản, kết quả bị quan phủ phát hiện, dẫn một đội quan quân đếnbao vây nhà họ Hồ, quan quân phóng hỏa tấn công, toàn bộ già, trẻ, gái,trai trong nhà đều bị thiêu chết. Hồ Duy Hoa đương nhiên cũng nằm trongsố đó. Như vậy, Trương Nguyệt bình đã hoàn thành được tâm nguyện báo thù của mình, tiêu diệt toàn bộ nhà họ Hồ.

Những câu chuyện hư cấunày nếu truyền ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, có lẽ sẽ khiến đám ngườingoại quốc cười sằng sặc, nào là “nỗi nhục Tịnh Khang”, “mối hận dântộc”… chẳng qua là bọn họ tự đòi nợ chính mình mà thôi. Tất cả đều làđịnh mệnh. Hận quốc thù nhà cứ như vậy được giải quyết một cách nhẹnhàng!

3

Nếu như mỗi câu chuyện chỉ là sự hư cấu ly kỳ,hoang đường, thì dù tốt xấu thế nào cũng có thể lừa gạt được một sốngười. Nhưng nếu làm cho nó trở nên “không rõ ràng”, e rằng đến ngay cảthằng ngốc cũng chẳng thể lừa nổi. Thử nghĩ, giả sử bạn muốn mượn bạnmình một trăm nghìn tệ, bạn nói, kiếp này tôi không trả anh thì kiếp sau tôi xin làm con trai anh, khi sinh ra đã mắc bệnh tim bẩm sinh kèm theo chứng bại liệt trẻ em, nếu cảm thấy chưa đủ, vậy thì lớn lên nó sẽ trởthành một tên lưu manh. Cho dù người bạn đó đã từng “tình cảm vào sinhra tử” với bạn, thậm chí tính tình còn rất thoải mái xuề xòa, nhưng erằng khi nghe bạn nói như vậy anh ta sẽ không bao giờ đem tiền cho bạnvay. Vì thế, nếu cho rằng người ta bịa đặt những câu chuyện như vậy chỉđể trừng phạt cảnh cáo những tên quỵt nợ, vậy chẳng phải đã đánh giá quá thấp trí tuệ của người xưa hay sao? Chúng ta hãy nhìn nhận những câuchuyện về ma đòi nợ theo góc độ khác.

Trong quyển sáu cuốn Dikiên chi chí quý tập của Hồng Mại thời Nam Tống có câu chuyện như sau, Y Đại Lang ở vùng Tú Châu sinh hạ được một cậu con trai. Khi lớn lên trởthành đứa con bất hiếu, ăn chơi trác táng, phung phí tiền của, cuối cùng lăn ra chết. Y Đại Lang vô cùng đau đớn, người ta khuyên ông lên đềnPhúc Sơn Nhạc Thần tế lễ, nói rằng lên đó tế lễ có thể nhìn thấy vonghồn của con trai. Ai ngờ, sau khi đến đó, vong hồn của đứa con trai quảnhiên xuất hiện, nhất nhất túm lấy Y Đại Lang, không chịu buông tay,vong hồn đứa con trai quay lại nói với mẹ nó rằng: “Việc này không liênquan đến mẹ. Kiếp trước ta là huyện ủy của một vùng, một lần có thuêthuyền qua sông, Đại Y là người lái thuyền, thuyền bơi đến giữa dòng hắn đẩy ta xuống, cướp số tiền mà ta mang theo. Nay ta quay lại đòi mạng!”Người mẹ khóc lóc nói rằng: “Cha mẹ nuôi con hai mươi năm, dồn tất cảmọi tâm sức để nuôi con nên người. Tiền của trong nhà đều bị con phungphí hết, chẳng lẽ như vậy còn chưa đủ hay sao?” Vong hồn kia đáp: “Tiềnđã trả hết, nhưng hắn vẫn nợ ta một mạng người.” Kết cục Y Đại Lang bịvong hồn bắt đi, sự việc được giải quyết.

Nhưng ở đây, ngoài bịđòi nợ ra, câu chuyện còn liên quan đến vấn đề tình thân thời bấy giờ. Y Đại Lang có tội phải chịu tội, nhưng người mẹ không nợ đứa con điều gì, vậy công ơn nuôi dưỡng vất vả của bà dành cho đứa con thì sao? Khi đòinợ kì kèo từng đồng, nhưng cũng không thể bỏ qua tình cảm và những gì“người khác” (bây giờ không gọi là mẹ nữa, mà gọi là vợ của người mangnợ) đã hy sinh cho mình. Chỉ một câu “việc này không liên quan đến mẹ!”cũng đủ để xóa bỏ tất cả những tình cảm đó chăng? Vậy thì có phải việcđòi nợ này lại biến thành một món nợ khác? Chi tiết này rất ít khi đượcnhững người theo chủ nghĩa nhân quả lưu tâm, và trên thực tế chính họ đã cố tình né tránh nó, thậm chí có kẻ còn quy cả bà mẹ vào danh sách kẻthù. (Câu chuyện Bà Đới thấy con chết trong quyển bốn tác phẩm Canh kýbiên của Lục Xán sống vào đời nhà Thanh, thực chất là bản gốc của câuchuyện Con trai nhà họ Liễu trong Liêu trai, chỉ có điều trong câuchuyện trước, khi đi gặp hồn ma của người con trai đã chết, người mẹsuýt nữa mất đi mạng sống của mình, là người mẹ đi gặp chứ không phảingười cha.) Đọc nhiều câu chuyện như vậy nhưng tôi chỉ nhớ câu chuyện về “ma đòi nợ được Thanh Dụng, đời Thanh kể trong quyển một, tác phẩm DựcQuynh Bại biên, sau khi việc đòi nợ đã hoàn tất, con ma đòi nợ mới nóimột câu: “Công ơn của mẹ kiếp này con chưa trả được, xin hẹn đến kiếpsau đền đáp.” Tuy cái “kiếp sau” ở đây rất mong manh, nhưng đọc đến câunày, ai cũng thấu được chút tình thương ấm áp vốn có trong xã hội loàingười.

Những câu chuyện này luôn né tránh nhắc tới công ơn dưỡngdục của người mẹ là có căn nguyên của nó. Bởi chúng vẫn ẩn giấu một “chủ đề thứ hai”, tức dùng thuyết quả báo để chữa lành nỗi đau mất con. Đứacon trai đã trở thành chủ nợ, vậy thì nó chết thì cứ chết, chẳng can hệgì tới tôi. Khá điển hình là câu chuyện Tứ thập thiên trong Liêu traichí dị. Nội dung câu chuyện như thế nào, chúng ta đều đã biết quã rõ:“Một người giàu có bỗng nằm mơ thấy có người xông vào nhà, quát: “Ngườinợ ta bốn mươi quan tiền, nay đến lúc phải trả rồi.” Nói xong người đóđi thẳng vào phòng ngủ. Ông ta sợ hãi bừng tỉnh, đúng lúc này, vợ ôngsinh được một cậu con trai. Người này lập tức đoán ra đứa con trai là“nghiệt truyền kiếp”, gã bèn đem bốn mươi quan tiền cất vào trong mộtcăn phòng riêng, tất cả mọi chi tiêu ăn mặc, thuốc thang của đứa bé đềuđược lấy từ khoản tiền đó. Năm đứa bé ba, bốn tuổi, thấy số tiền đó chỉcòn bảy trăm đồng, gã bèn nói với đứa con: “Bốn mươi quan tiền đã gầnhết rồi, ngươi cũng nên đi rồi chứ!” Vừa nói xong, khuôn mặt đứa conliền biến sắc, mắt trợn ngược, cổ gãy gập, rồi tắt thở trong nháy mắt.Số tiền bảy trăm đồng còn lại được dùng lo chi phí mai táng, khoản nợthực sự đã được trả hết!

Cái gọi là “nghiệt truyền kiếp” khôngphải là món nợ người đó nợ ở kiếp này, mà là món nợ nghiệp chướng từkiếp trước để lại. Người giàu có nọ thật sáng suốt, ông biết bản thânmình ở kiếp trước đây đã quỵt nợ người ta, nên ông không hề tranh luậngì, đứa con do vợ ông sinh ra là chủ nợ, vì thế ông càng không cần thiết phải tự dày vò mình có nên nhận cha con hay không. Sáng suốt thì sángsuốt, nhưng xem chừng ông ta cũng quá lạnh nhạt chăng? Nhưng những câuchuyện thuộc thể loại này lại cần cái lạnh nhạt như vậy, lạnh nhạt đếnmức khiến những người làm cha mẹ khi mất con mà như trút được một gánhnặng, như gọt đi được một cái nhọt, như tiễn được một chủ nợ bấy lâu cứ ở nhà mình không đi!

Nói một cách công bằng, trên thế gian, chẳngcó bậc cha mẹ nào lại coi đứa con mình dứt ruột snh ra rồi nuôi khôn lớn là món nợ kiếp trước của mình, dù miệng có mắng chúng là “ma đòi nợ”thì trong lòng bố mẹ vẫn chỉ có tình yêu thương dành cho con. Nhưng nếutrong nhà có đứa con mang căn bệnh suốt đời không chữa khỏi, luôn bịbệnh tật dày vò, đau đớn, gia cảnh vì thế mà lâm vào tình cảnh khốncùng, hoặc trong nhà có tên nghiệt tử, không chỉ bất hiếu với bố mẹ, mànó còn là một mối đe dọa xã hội, thì sự ra đi của nó chưa chắc đã khôngkhiến bậc làm cha làm mẹ cảm thấy mình như được giải thoát. Những namgiới chết yểu chưa chắc đều là những người bệnh tật hoặc phá gia chi tử, nỗi đau mất con của bậc làm cha làm mẹ vốn rất khó nguôi ngoai, nỗi đau đó cứ dày vò tâm can, miệng than kêu khóc, và rất có thể khiến sức khỏe suy kiệt tới mức đe dọa đến tính mạng. Nhưng đây hoàn toàn là nhữngđiều vô bổ, vì thế, những câu chuyện “ma đòi nợ” cứ xuất hiện với sốlượng lớn, sử dụng quan hệ nợ nần hư cấu để “vô tình hóa” quan hệ chacon, cái “vô tình” ở đây chính là từ có tình biến thành “vô tình”, dựatheo ý đồ đó, tác giả của những câu chuyện muốn an ủi, giải tỏa nỗi đaubuồn của cha mẹ. Nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy, đằng sau nhữngcái vô tình đó vẫn là những cái hữu tình sâu sắc khó có thể hóa giải.

“Y Viên đàm dị – Nói về những chuyện ma quái ở Y Viên” xây dựng câu chuyện “Tứ thập thiên” còn tàn nhẫn hơn rất nhiều. Nhà họ Trần sinh hạ đượcmột cậu con trai, ông biết đứa con trai là do chủ nợ đầu thai tới đòinợ, bèn ôm lấy đứa bé, nói:“Hỡi tên họ Triệu, nếu ngươi đã đến đòi nợ,thì từ nay một xu, một hào chi tiêu cho ngươi ta đều ghi vào sổ, đến khi đủ hai trăm lượng thì thôi. Ngươi thấy thế nào?” Quả nhiên đứa bé sơsinh nghe vậy liền gật đầu hiểu ý. Ông Trần làm đúng như vậy, từng đồng, từng hào chi tiêu cho đứa con trai ông đều ghi chép lại cẩn thận. Nhiều năm sau, đứa con trai đã lên bảy, đang chơi đùa ngoài sân, lúc này ôngTrần bước tới trước mặt nó, nói: “Ngươi đừng chơi nữa. Vừa rồi ta đãtính toán sổ sách cho ngươi, số tiền hai trăm lượng đã được dùng hết,còn dư một nghìn đồng, đủ để lo liệu nốt cho ngươi, ngươi có thể đi được rồi.” Đứa bé nghe vậy không nói lời nào, nó trừng mắt nhìn ông Trần, và một lúc sau, nó thét lớn một tiếng rồi chết. Những câu chuyện thuộcloại này không ngừng được lặp lại, nhưng chúng lại không muốn sử dụngmột tình tiết đơn giản nhất là đã biết đứa con là chủ nợ đến đòi khoảntiền hai trăm lượng, vậy sao không bóp cổ cho nó chết đi, rồi dùng haitrăm lượng đó mua một chiếc quan tài cao cấp, vậy có phải giảm được baonhiêu việc không?

Tuy nhiên, sự giằng xéo trong mối quan hệ cha con không chỉ dừng lại ở đó.

4

Sau khi viết xong Tứ thập thiên, tác giả Liễu Tuyền đặc biệt viết thêm một đoạn như sau:

Xưa kia có người đến tuổi gần đất xa trời mà vẫn không sinh được một mốngcon trai, họ đi hỏi tất cả các bậc cao tăng, cao tăng nói rằng: “Ngươikhông nợ ai điều gì, và người khác cũng không nợ ngươi, vậy ngươi làmsao mà có con trai được?” Sinh được con ngoan, ấy là do cái số được báođáp, sinh ra con hư ấy là do khoản nợ ta phải trả. Vì thế, kẻ sống đừngcó vội vui, người chết cũng không nhất thiết phải buồn.

Cao tăngVân Vân đã trích dẫn chương Vấn đề không có con trai – vô tứ thuyếttrong quyển một cuốn Thức tiểu lục của Từ Thụ Phôi, nguyên văn như sau:

Một người rất giàu có, nhưng khổ nỗi không có con trai, ông bèn tìm đến một vị Thiền sư hỏi nguyên do vì sao. Vị Thiền sư nói: “Ngươi không thiếucủa nó (ý chỉ đứa con trai) thứ gì, nó cũng chẳng thiếu của ngươi cáigì, vậy thì làm sao nó tìm đến ngươi được?”

Danh hiệu của vịThiền sư này tuy không được lưu lại, nhưng rõ ràng ông là một cao nhângiỏi tính toán sổ sách. Người kiếp trước không nợ gì của ta, và người ta cũng không nợ gì của anh, vì thế, kiếp này sẽ không có người đến đòi nợ hay trả nợ anh. Hàm ý ở đây rất rõ ràng, nó đã cung cấp cho những người không có con trai một lý do xác đáng để giải tỏa sự cười nhạo của người đời, những người này phải biết sống lạc quan, chấp nhận nỗi cô quạnhkhi về già. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn luôn coi việc “không có con trai” là quả báo của những kẻ thất đức, nhưng khi bắt gặp lập luận caosiêu của vị Thiền sư kia, tất cả đều cần thận trọng trước những phátngôn của mình.

“Bất hiếu có ba loại, trong đó không có người nốidõi tông đường là tội lớn nhất.” Ban đầu khi nói câu này, Mạnh Phu Tửkhông hề có ác ý nào cả, mà nó chỉ muốn làm người ta đừng quên đi cáibản năng sinh vật của mình, là phải làm sao khiến dòng tộc của mình phát triển về sau, có điều, một khi đã nâng lên đến bậc cao của chữ “hiếu”,câu nói đó lại khiến các nhà đạo đức học tìm ra không ít cơ hội thể hiện tài biện luận của mình. Không sinh được con trai đã đủ khiến người talo lắng, các nhà đạo đức học lại nói, anh chắc chắn đã làm chuyện gì đóthất đức, để rồi sau đó một loạt các cuộc điều tra nghĩa vụ được thựchiện, nhưng cũng chẳng đưa ra được kết quả nào, thế là họ bèn nhận địnhrằng do tổ tiên của anh có vấn đề, chí ít cũng cần phải điều tra họ tộcba đời về trước, cho đến cửu tộc hiện thời, vụ án sẽ không kết thúc nếuchưa phát hiện được một vài “ẩn ác”. Vụ án kết thúc rồi cũng chẳng giúpđược gì cho án chủ, mà chỉ khiến anh ta thêm nhiều tai tiếng, để từ đótên tuổi của các nhà đạo đức học được đánh bóng hơn, được nhiều ngườibiết hơn.

Cứ như vậy, những khổ chủ không sinh được quý tử khôngthể không tìm cho mình một căn cứ để biện bạch. Đương nhiên anh ta sẽkhông điều tra tám đời tổ tiên của mình, mà “lần hỏi nguyên do”, ngaytức khắc câu hỏi được đưa đến môn hạ của Phật Như Lai. Hóa ra việc không sinh được quý tử chẳng liên quan gì tới lịch sử gia tộc của mình, mà là do kiếp trước mình sống quá ngay thẳng, không nợ nần ai, cũng không ainợ nần mình. Như vậy có nghĩa là, những người sinh được quý tử cũnggiống như những kẻ không thể dựa vào sự giàu nghèo để kiêu ngạo với đời, bản thân họ đã đánh mất tư cách tự hào của mình.

Sự thực khôngthể né tránh, vấn đề của kiếp trước ngay cả đội điều tra của hoàngthượng cũng chẳng thể làm sáng tỏ được, mà dẫu có làm rõ rồi cũng đànhbó tay mà thôi. Các chính khách cũng để tâm đến việc thanh toán nợ cũhệt như “sư tử Hà Đông”, nào là khi tôi làm nhóm trưởng, ngày nào thángnào anh đã cãi lại tôi, khi đã trở thành một nhân vật có tên tuổi, những việc trong quá khứ đương nhiên phải trở thành đường lối để thanh toánnợ nần, thậm chí ngay cả những việc tệ hại xảy ra từ thời mặc quần đểchẽn cũng được đưa vào án trạng, để rồi lưu lại trong trang sử đấu tranh cá nhân của mình. Nhưng dù họ có đưa ra những điều luật khắc nghiệt đểép tội người nào đi chăng nữa, thì việc điều tra cũng chỉ dừng lại ởkiếp này mà thôi, chứ không thể truy cứu trở về kiếp trước – cho dù kiếp trước có là Tần Hội[1] cũng vậy mà thôi! Tập hai quyển Sơn trai kháchđàm, Cảnh Tính Tiêu đã viết, Thiên Tào phán quyết xử Tần Hội chịu ánhình phanh thây ba mươi sáu lần, xử trảm ba mươi hai lần, đến lần thứ n, khi đã sang thời Đại Thanh, Thiên Tào đã thành công trong việc khiếnTần Hội đầu thai thành con gái một gia đình Kim Hoa. Về sau, người đànbà này phải chịu án tùng xẻo, nguyên nhân bởi ả đã mưu hại chính chồngmình, nếu nghĩ rằng, chỉ vì tiền kiếp của người đàn bà đó là Tần chândài (biệt danh của Tần Hội), chắc chắn chẳng thể kết án được ả.

[1] Một trong mười đại gian thần của Trung Quốc.

Vì thế, dựa theo quan điểm của nhà Phật, những gia đình tuyệt tự không cóngười nối dõi tông đường, hay sinh được những kẻ “phá gia chi tử” làthoát được những dây dưa về đạo đức, cắt đứt mọi can hệ giữa mình là tổtiên. Sự thanh thản đó tựa như việc trải qua bao cấp thẩm tra, cuối cùng đã làm sáng tỏ tiền sử cá nhân cũng như xuất thân gia đình đều trongsạch, giống như vừa được uống liều thuốc nhuận tràng, giúp rửa trôi tấtcả những thứ tích tụ lâu ngày trong ruột, như vậy há chẳng thể liệt vàođiều ba mươi tư “không có con cũng là một điều vui” sao? Thế là, cái lýluận cao siêu của vị Thiền sư kia được “chính sách hóa” thành “không nợkhông thành cha con”, trở thành một điều kinh luật kinh điển muôn đờikhông thay đổi hệt như việc “không mắc oán thì không thành vợ chồng”vậy. Câu nói nổi tiếng “không nợ không thành cha con” đã tiết lộ lờibình của phần Vị khách Phần Châu tập năm tác phẩm Dạ hàng thuyền – Conthuyền đêm – ai có hứng thú có thể tìm hiểu xuất xứ sớm hơn nữa của nó.Nhân tiện cũng nói thêm rằng, quyển Con thuyền đêm hay hơn, thú vị hơnrất nhiều so với một tác phẩm khác cùng tên, tuy danh tiếng của tác giảkhông thể nào so sánh được với Trương Tông Tử, chỉ có điều, không hiểutại sao cho đến nay vẫn chưa có ai dịch quyển sách này, khiến cho câuchuyện đặc sắc như vậy gần như bị nhấn chìm.

Tuy nhiên, đằng sausự hưng phấn đó vẫn còn tồn tại một vài vấn đề. Những gì được quan tâmphía trên chỉ là của kiếp này và kiếp trước, nếu chúng ta suy xét kỹ một chút, nghĩ đến kiếp sau của chúng ta, con cháu của chúng ta sẽ ra sao?Kiếp này người ta nợ ta, kiếp sau chắc chắn ta sẽ làm một con ma đòi nợ, nếu kiếp này ta nợ người khác, thì kiếp sau ta ắt sinh được một tên“phá gia chi tử”. Dù ta nợ hay bị nợ đều trở thành một vấn đề nan giải,vậy thì ta không vay mượn đi, nhưng hậu quả của việc không vay mượn cònđáng sợ hơn, anh muốn làm con trai nhà người ta, người ta nói: “Cậukhông nợ tôi, tôi không nợ cậu, vậy cậu đến đây làm gì?” Cứ suy luận như vậy thì con người sẽ mắc kẹt tại đó, muôn đời cũng không thoát ra được.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN